Luận văn Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010

Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh

doanh chè thuộc tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) đến cuối thế kỷ 20 đã có

trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè

trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè, mức tiêu thụ bình quân

trên đầu người của thế giới hiện nay là 0,5 kg/người/năm. Nước có mức tiêu thụ

bình quân đầu người cao nhất là Ailen 3,09kg/người/năm. Nước có mức tiêu dùng

bình quân đầu người thấp là An Độ, Trung Quốc, Mỹ nhưng dân số rất đông nên

lại là nước có mức tiêu dùng lượng chè hàng năm rất lớn: An độ 620-650 ngàn T

chè đen/năm; Trung Quốc 430-450 ngàn T chè xanh/năm.

pdf59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,6%.) Phân bố theo khu vực địa lý : Tình hình phân bổ diện tích theo các vùng lãnh thổ cũng có sự biến chuyển theo hướng tập trung chuyên canh ngày càng sâu thể hiện ở chỗ tận dụng lợi thế so sánh của các vùng cao có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho chè có chất lượng tốt như: Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn nhất nước tốc độ phát triển thời kỳ 1995-2000 là 52%. Thái Nguyên là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 :tốc độ phát triển thời kỳ 1995-2000 là 57%, Hà giang là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 tốc độ phát triển là 74%. Bảng 9 : Tình hình sản xuất chè phân theo vùng địa lý Tỉnh 95 96 97 2.000 DT(ha) DT (ha) DT(ha) NS tạ/ha DT(ha) NS tạ/ha Các tỉnh phiá bắc 65.538 1 Hà giang 6.343 6.400 7.613 26,7 11.064 30,22 2 Tuyên quang 4.161 4.800 3.740 34,3 3.420 47,06 3 Cao Bằng 185 190 341 29,4 341 23,17 4 Lạng sơn 645 650 723 40,7 500 37,5 5 Lai Châu 950 950 1.180 35 1.124 46,69 6 Lào cai 1.635 1.700 1.235 47,6 2.500 55,56 7 Yên bái 7.009 7.500 7.534 45,8 10.400 53,33 8 Thaí nguyên 8.268 8.500 10.952 31,5 13.000 52,45 9 Bắc cạn 207 250 31,5 270 35,29 27 10 Sơn la 2.005 2.100 1.900 36,9 2.605 74,36 11 Hoà bình 2.534 2.600 2.493 20,9 2.067 25,6 12 Quảng Ninh 329 329 268 18,8 550 35,06 13 Phú thọ 7.521 7.500 7.116 35,4 7.893 43,49 14 Vĩnh Phúc 70 96 21,6 95 21,05 15 Hà Nam 98 100 87 37,8 220 30,22 16 Bắc Giang 685 700 865 26,2 865 26,28 17 Hà Nội 369 300 540 9,5 560 24 18 Hà tây 1.862 1.900 1.925 45 2.100 36,84 19 Hải Dương 120 140 107 40 110 10 20 Ninh Bình 464 500 535 29,3 500 20 21 Thanh Hoá 863 900 592 20 200 40 22 Nghệ An 2.450 2.600 3.580 45 5.000 35,09 23 Hà Tĩnh 688 700 637 40,9 545 47,47 Miền trung 24 Quảng Bình 125 400 120 35 126 27,27 25 Thừa thiên huế 175 200 160 20,5 312 9,94 26 Quảng nam 1.381 150 1.378 20,5 1.362 12,97 27 Đà nẵng 196 20 28 Quảng Ngải 61 700 63 22 88 24,59 29 Bình định 223 250 241 22,9 250 15,96 Tây nguyên 30 Gia lai 1.684 2.000 1.112 33,3 964 35,89 31 Kintum 50 80 83 10 50 10 32 Dăk Lắk 239 400 209 18,4 200 15 33 Lâm Đồng 13.533 13.500 20.499 42,8 20.518 54,98 Cả nước 66.655 69.016 78.174 36,8 89.995 46,1 Nguồn : Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn. Qua bảng số liệu trên cho thấy chè được trồng ở 33 tỉnh tập trung chủ yếu ở các vùng núi, trung du và tây nguyên, các tỉnh trồng tập trung là 14 tỉnh trung du và miền núi phiá Bắc (62.538 ha chiếm tỷ trọng 69,5%),và Lâm Đồng là vùng tập trung lớn nhất nước (20.518 ha chiếm tỷ trọng 22,8%). Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai thích hợp cho các giống chè nên cây chè cũng cho năng suất và chất lượng khác nhau. Vùng có năng suất, chất lượng cao thường là các vùng chè tập trung, có diện tích lớn và ở vùng núi cao như Lào cai, Yên Bái, Phú thọ, Thaí Nguyên, Lâm Đồng (vùng có độ cao trung bình từ trên 800mét). Hiện nay năng suất bình quân cả nước đạt 46,1 tạ chè búp tưoi/ha (gần bằng mức trung bình thế giới) tăng so với năm 1997 là 36,% + Giống : Có nhiều giống chè hiện đang trồng, nhưng chủ yếu là giống chè Trung du (chiếm 62,72% diện tích, 56.426 ha) được trồng phổ biến ở vùng núi thấp và trung du. Giống chè Shan (chiếm 31,1%), 27.979ha trồng phổ biến ở vùng núi và vùng cao (trên 500 mét so với mực nước biển), còn lại là các giống mới như chè cành, chè ghép và chè giống mới nhập của Nhật, Aán Độ Đài Loan và Trung Quốc gồm 20 loại có chất lượng cao hương thơm đặc biệt đã trồng ở Lâm Đồng và phiá Bắc. Nhưng mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi giống mới, tốc độ còn chậm, vườn chè kinh doanh chủ yếu bằng hạt nên SP không đồng nhất. 28 + Chăm sóc: Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư cho trồng và chăm sóc chè thấp chỉ đạt 80% yêu cầu, cho trồng chè đạt 40% yêu cầu) (ở những vùng nghèo tỷ lệ này còn thấp hơn). Quy trình chưa được thực hiện nghiêm túc về kỹ thuật canh tác, chưa thâm canh ngay từ đầu. Mật độ cây trồng trên 1 ha thấp do thiếu vốn trồng, tình trạng phun thuốc trừ sâu không đúng liều lượng và chủng loại rất lan tràn đã làm ảnh hưởng đến chất lượng chè và uy tín của chè VN. + Cơ sở và công nghệ chế biến. Công nghệ được xem là khâu cực kỳ quan trọng trong trong quá trình sản xuất chè, tạo ra hàng ngàn loại chè thành phẩm khác nhau thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, và cũng là khâu quan trọng tác động mạnh đến tiêu thụ. Cùng với tốc độ phát triển của diện tích và sản lượng, các cơ sở chế biến mang tính công nghiệp tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 1998-2000, số lượng tăng từ 78 cơ sở năm 1998 đến 174 cơ sở năm 2000 (tăng 226%), công suất chế biến tăng từ 172.050 T búp năm 1998 lên đến 282.400 T vào năm 2000 (tăng 164%). Có thể kết luận rằng các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn . Hầu hết các cơ sở chế biến đều tập trung tại các vùng trồng chè và gắn với vùng nguyên liệu. Phân bố các nhà máy chế biến thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng10 : Phân bổ năng lực chế biến theo điạ lý năm 2000: Khu vực Số cơ sở (nhà máy) CSBQ ( T búp/năm) Tổng CS (T búp/năm) Khả năng cung cấp NL Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu 1 2 3 4 5 6=4/5 Tỉnh yên bái 24 1.667 40.000 40.000 100% Hà giang 10 640 6.400 18.580 34% Phú thọ 18 2.556 46.000 30.000 153% Thái nguyên 15 1.667 25.000 53.500 47% Tuyên quang 11 1.636 18.000 16.000 113% Lao cai 3 1.333 4.000 10.000 40% Sơn la 10 1.800 18.000 14.500 124% Lai Châu 2 1.750 3.500 3.180 110% Hoà Bình 8 1.250 10.000 5.200 192% Hà Tây 8 1.375 11.000 7.000 157% Nghệ an 6 1.667 10.000 11.000 91% Hà Tĩnh 3 833 2.500 2.000 125% Gia lai 5 1.600 8.000 3.400 235% Lâm Đồng 35 2.286 80.000 92.500 86% các thành phố 6 1.750 10.500 11.000 95% Cộng 164 23.809 292.900 317.860 92% Nguồn: Hiệp hội chè VN 29 Qua bảng số liệu có thể đánh giá năng lực chế biến của toàn ngành còn thiếu so với khả năng cung cấp nguyên liệu, bên cạnh đó trong tình trạng phát triển nhà máy chế biến tràn lan thiếu quy hoạch, không gắn với vùng nguyên liệu dẫn đến tình trạng có nơi thiếu năng lực chế biến như Hà Giang, Thái nguyên, Lào Cai chỉ đạt dưới 50%, những nơi thừa năng lực chế biến từ 25 đến 100 % như Phú thọ, Sơn La, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai. Điều này làm giảm hiệu quả đầu tư, giảm sức cạnh tranh của các DN dẫn đến giảm sức cạnh tranh của toàn ngành. Nơi thừa công suất dẫn đến chi phí cố định/ĐVSP cao hoặc phải vận chuyển nguyên liệu nơi khác đến làm tăng chi phí biến đổi/ ĐVSP làm giảm lợi thế chi phí. Nơi thiếu công suất maý móc hoạt động trong tình trạng quá tải không đảm bảo quy trình dẫn đến chất lượng kém. Cơ cấu theo năng lực sản xuất: Theo đánh giá của Hiệp hội chè VN năm 2000, qui mô sản xuất của ngành chè gồm có 12 nhà máy quy mô lớn với công suất chế biến từ 30 T búp tưới/ngày trở lên (chiếm tỷ trọng 26% công suất chế biến), quy mô vừa và nhỏ có 46 nhà máy công suất chế biến từ 10 đến 28 T búp/ngày (chiếm tỷ trọng 39%), quy mô nhỏ có 116 cơ sở với công suất chế biến từ 0,5 đến 8 T búp/ngày (chiếm tỷ trọng 35%) Biểu đồ 3 : Năng lực sản suất theo quy mô chế biến năm 2000 26% 39% 35% Qu y m o â lơ ùn Qu y m o â vư øa Qu y m o â nho û Nguồn : Hiệp hội chè VN Như vậy các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng lẫn công suất chế biến. Ngoài những cơ sở chế biến theo báo cáo thống kê của các tỉnh còn có hàng chục ngàn xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công. Cơ cấu quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng lớn (35%) thêm vào hàng vạn các lò chế biến thủ công là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng chè VN không đồng nhất, chè khuyết tật đưa ra tiêu thụ làm giảm uy tín chè. Về trình độ công nghệ và thiết bị chế biến của ngành chè VN: Theo đánh giá của Hiệp hội chè VN, công nghệ chế biến chè của toàn ngành chỉ đạt mức trung bình yếu. Công nghệ chậm được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và phù hợp với nguyên liệu giống mới, chưa được chuẩn hoá đồng bộ trong các dây chuyền sản xuất chè XK, ngoài các đơn vị Liên doanh công nghệ tiến tiến, chưa có công nghệ mới tinh chế các chè để tạo ra SP có giá trị gia tăng cao. 30 Đánh giá chung tình hình sản xuất chè trong thời kỳ 1995-2000 + Có thể nhận định rằng ngành chè đã đạt được tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ trước đến nay về sản xuất và tiêu thụ. +Việc phát triển sản xuất chè đã gắn liền với quá trình chuyển đổi các giống mới, dần hình thành vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở gắn với lợi thế của từng vùng đối với các loại giống thích hợp. + Công nghệ chế biến tuy chậm đổi mới nhưng do sức ép của thị trường nên quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào và quy trình chế biến của từng đơn vị tốt hơn đã nâng cao tỷ trọng các mặt hàng tốt từ 30-35% trước 1995 lên đến 50-65% vào năm 2000. + Cách mạng sinh học đã ứng dụng vào sản suất nông nghiệp, tạo ra các giống chè ghép cành mới có giá trị cao phù hợp với thị hiếu thị trường Đông Nam Á. Các giống chè nhập nội của Nhật Bản Trung Quốc và Đài Loan đã trồng đại trà tại các công ty TNHH và cho thấy có khả năng tăng trưởng tốt, chè có giá trị cao. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu : + Bên cạnh các điều kiện tự nhiên (đất đai thổ nhưởng, khí hậu) thuận lợi còn có sự thay đổi hợp quy luật trong cơ chế quản lý kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, những thay đổi kịp thời chính sách của nhà nước về chính sách khoán, nhất là chính sách khoán 01 giao đất dài hạn cho người lao động tạo điều kiện cho người trồng chè đẩy mạnh đầu tư phát triển, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước cả đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đã huy động được nguồn lực vào sự nghiệp phát triển ngành chè. + Quan điểm của Đảng và nhà nước coi cây chè là một trong 10 loại nông SP XK mũi nhọn của đất nước và là cây xoá đói giảm nghèo nên được ưu tiên phát triển bằng các chương trình hỗ trợ vốn như trợ giá cây giống, khuyến khích đầu tư. + Thị trường được khai thông, ngành chè VN đã mở ra một số thị trường mới đã khôi phục lại được ngành chè, giá mua chè nguyên liệu búp bình quân 1000đ/kg năm 1995 lên đến 2150đ/kg vào năm 2000 (trên mức giá BQ quy định của thế giới) đã tạo điều kiện để người trồng chè tái đầu tư, nâng cao hiệu quả. Những mặt yếu kém hạn chế : Ngành chè chưa được tổ chức quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan của chính phủ dẫn đến hiệu quả còn kém trong các lãnh vực sau: + Nông nghiệp: Hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp kém, doanh thu trên 1 ha chỉ đạt 8-10 triệu đồng, lợi tức kinh doanh thấp dẫn đến người trồng chè trong tình trạng luẩn quẩn: thiếu vốn đầu tư, năng suất chất lượng thấp, giá thành nguyên liệu cao, hiệu quả thấp vì vậy cây chè vẫn là cây của người nghèo, trong khi các nước khác người ta làm giàu từ cây chè. + Công nghiệp chế biến: Công nghệ chế biến lạc hậu, chậm được đổi mới, cải tiến nhiều lần, chất lượng không đồng nhất, chi phí cao, giá bán thấp, lợi tức kinh doanh thấp, khó khăn trong việc tích luỹ taí đầu tư đổi mới công nghệ. 31 + Chi phí giá thành chè thành phẩm của Việt Nam vào khoảng 83 cents/kg trong khi của Srilanka, Trung Quốc, Indonesia vào khoảng 50- 60cents/kg 2.23 Thị trường tiêu thụ chè VN- những vấn đế đặt ra 2.231 Thị trường trong nước. Ở VN uống chè đã trở thành tập quán của hầu hết người dân từ người già đến người trẻ. Chè là SP hầu như thông thể thay thế hoàn toàn như các loại NGK khác. Đặc biệt nó gắn với văn hoá của dân tộc VN, là thức uống không thể thiếu được trong hầu hết các gia đìønh VN, người VN có thói quen dùng để tiếp khách, dùng sau bữa ăn, lễ tiệc, thưởng thức hương vị và để giải khát, đặc biệt vào các ngày lễ tết, cưới hỏi nhu cầu rất cao. Qui mô thị trường nội địa lớn (78 triệu dân), mức tiêu thụ hàng năm ở khoảng 17-20 ngàn T chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng SP cả nước. SP tiêu dùng nội địạ chủ yếu là chè xanh (chiếm 90% thị trường nội địa) chế biến theo công nghệ truyền thống gồm nhiều loại khác nhau như: chè xanh sao suốt, chè xanh ướp hương tự nhiên và hương hoá học gồm nhiều chủng loại khác nhau, các loại chè thảo mộc, chè dưỡng lão… Tuỳ theo mỗi vùng văn hoá, các giai tầng xã hội khác nhau có sở thích khác nhau đối với các loại chè. Qua báo cáo điều tra nhanh về cơ hội thị trường và phân phối chè xanh ở VN thực hiện năm 1998 thì thị hiếu của người tiêu dùng khác nhau tuỳ theo các nhóm đối tượng khác nhau, chia theo các khu vực địa lý và các đối tượng sử dụng như sau: Các tỉnh miền Băùc : Loại chè Thái Nguyên được ưa chuộng chiếm 66,7% thị trường Hà Nội và 100% thị trường Thái Nguyên. Các tầng lớp thượng lưu và viên chức nhà nước thích loại chè xanh diệt men bằng chảo gang sao suốt. Các loại chè đặc sản này được chế biến bằng giống chè Shan Tuyết Mộc Châu, Suối Giàng, Hà Giang loại chè này có hàm lượng vật chất tích luỹ trong lá nhiều hơn vì do trồng ở vùng núi cao hàng nghìn mét. Chiếm lĩnh thị trường Miền bắc có Công ty chè hương Kim Anh Hà Nội với nhiều chủng loại được khách hàng miền Bắc ưu thích hiện đã có khoảng 40 đại lý bán tại các tỉnh phiá bắc. Các xí nghiệp chè hương Thái Nguyên, Công ty chè Yên Bái đang triển khai thực hiện bán chè cho khu vực dân cư có thu nhập thấp và trung bình, hoặc đưa SP mới tới các vùng xa, cửa khẩu như công ty chè Cầu tre. Các tỉnh phiá Nam: từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...trở vào thì rất thích dùng chè xanh thuộc danh trà Bàu Cạn của Gia Lai, Plây Cu và loại chè ướp hương của Bảo Lộc. Tại Miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh và lục tỉnh thích loại chè Blao ướp hương nhân tạo như nhài, sen sản xuất tại hàng trăm cơ sở sản xuất trà nổi tiếng ở Bảo Lộc như Quốc Thái, Đỗ Hửu, Thiên Hương.... gần đây có chè của công ty TNHH chè Tâm Châu mới được thành lập nhưng SP của nó đã thâm nhập được vào thị trường khắp miền Nam và đã khẳng định được hiệu quả đầu tư rất lớn. Hầu hết các DN đều có các đại lý bán hàng tại các tỉnh thành, thị trấn, thị tứ. 32 Thị trường nông thôn Được chia thành các đối tượng sau: Người lớn tuổi và nam giới dùng chè để thưởng thức và xem như là một thú tao nhã nên chủ yếu dùng các loại chè có hương đặc sắc hợp với gu của từng đối tượng, nên các loại chè đặc sản truyền thống vẫn được ưa chuộng. Phụ nữ và người trẻ ít dùng chè, họ chỉ dùng chè làm nước giải khát như chè đá, họ thích các loại nước tiện sử dụng như nước NGK đóng lon các loại, NGK đã có mặt nhiều tại thị trường nông thôn nhưng giá cả còn quá cao so với thu nhập của họ nên họ vẫn dùng chủ yếu là nước phi thương mại gọi chung là nước lọc. Ngoài ra các loại SP chè thường dùng làm nước giải khát thông thường rẻ tiền ở trong nhà, bến xe, bến đò chủ yếu là các loại chè ướp hương rời có giá thấp...Vì hiện nay sức mua của nông thôn còn rất thấp trong khi còn nhiều nhu cầu thiết yếu hơn, giá chè thương phẩm chưa phù hợp, nên đại đa số gia đình nông thôn chỉ mua chè vào các dịp lễ tết vì vậy tính thời vụ rất cao, (theo thống kê của một số các DN chè hương mức tiêu thụ vào dịp tết gấp trên 10 lần các ngày thường). Điều này nói nên rằng do điều kiện kinh tế cũng như giá cả và SP chưa phù hợp nên người dân nông thôn và người có thu nhập thấp chưa dám dùng chè như một nhu cầu thường xuyên. Và đây cũng là thị trường tiềm năng lớn cho các DN khi mức sống dân cư tăng lên cũng như ý thức về việc uống chè tăng lên. Thị trường thành thị: Theo đánh giá của Hiệp hội chè VN, gần đây tại các đô thị, người có thu nhập cao đang có sự thay đổi về nhu cầu sử dụng chè, các loại chè mới như chè Oolong Đài Loan được sản xuất tại các công ty chè có vốn đầu tư nước ngoài và loại chè xanh dẹt sản xuất theo công nghệ Nhật Bản đã có mặt trên thị trường có giá trị cao hơn chè thông thường từ 5-10 lần đã được người tiêu dùng chấp nhận Các loại chè túi nhúng xanh và đen của Công ty chè Kim Anh Hà Nội đóng gói bằng thiết bị Italya được ưa dùng tại miền Bắc, vì dể bảo quản, sử dụng tiện lợi nhanh chóng và lịch sự vệ sinh phù hợp với thời đại phát triển của xã hội công nghiệp. SP chè đen uống với chanh, đá, đường đang được các giới trẻ tại các thành phố lớn ưa thích nhất là Hà Nội và trong các nhà hàng, siêu thị tại TP HCM . Loại chè này được sản xuất theo công nghệ chè mảnh CTC và đóng túi bằng máy tự động, có thể noí rằng tầng lớp thanh niên ngày càng hội nhập với thế giới về tập quán uống chè. Tại các thành phố lớn như Hà Nội đã bùng phát những loại trà nước ngoài như Lipton, Dilmah, Ceylon và những quán trà ở Hà Nội, Huế … chuyên bán các loại trà với khoảng 40-50 loại hương vị khác nhau dựa trên cơ sở gốc là chè. Những quán này tạo ra sự khác biệt so với các loại NGK khác là ở chỗ khai thác thị trường chè theo góc cạnh văn hoá chè VN ở nét thanh lịch, tinh tế, và giản dị của chè không chỉ vì giá trị vật chất của chè mà còn là giá trị tinh thần 33 của loại NGK này đã chiếm lĩnh được thị trường tại đô thị lớn. Xu hướng này sẽ càng tăng khi xã hội càng phát triển. Đối với lứa tuổi già và trung niên thường thích các loại chè truyền thống đặc sản của các vùng chè với các hương vị và màu sắc độc đáo mà đã nổi tiếng từ trước đến nay. Các tầng lớp trí thức, thường dùng chè để tu tĩnh tinh thần trong khi làm việc và là loại thức uống bảo vệ sức khoẻ.. + Cạnh tranh trên thị trường nội địa Trên thị trường đã có dấu hiệu xuất hiện các loại SP chè đen của nước ngoài tại các đô thị lớn TP HCM, Hà Nội như chè Dilmah của Aán Độ và chè Ceylon của Srilanka, các sản phẩm này đang được quảng cáo rầm rộ tại thị trường VN và có cơ hội chiếm lĩnh thị trường VN trong khi các DN chè Việt Nam bỏ ngỏ thị trường này. Cạnh tranh giữa các DN sản xuất chè nội địa mang tính tích cực nhờ có cạnh tranh SP đa dạng hơn, chất lượng được cải thiện, giá rẻ hơn và chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn. Cạnh tranh giữa SP chè và các loại NGK khác như: nước ngọt có gaz, nước khoáng, nước uống tăng lực, nước hoa quả, bia, cà phê… đây là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường NGK VN. Các công ty NGK trong nước kể cả các công ty đa quốc gia như Cococola, Pepsi đang có mặt tại các đại lý trên khắp lãnh thổ VN từ nông thôn đến thành thị và thực hiện chiến lược quảng cáo xúc tiến thương mại rất mạnh. Bảng 11 : Phân bố thị trường nước giaỉ khát theo khu vực Khu vực Dân số (1000ng) Tiêu thụ NGK BQ (l/ng/năm) Tiêu thu bia BQ (l/ng/năm Tiêu thụchè (l/ng/năm) Trung du và miền núi phiá bắc 11240,1 1,72 2,5 6,3 Đồng bằng sông Hồng 17017,7 3,77 12,67 14,7 Khu bốn cũ 10120,6 0,63 5,21 6,3 Duyên hải miền Trung 6622,5 9,96 7,48 6,3 Tây nguyên 4248 0,01 0,65 4,2 Đông Nam Bộ 12070,7 17,94 31,3 16,8 Đồng bằng sông Cửu Long 16365,9 2,06 2,62 10,5 Cả nước 77685,5 5 8,5 11 Nguồn :Các báo cáo taì liệu của Tổng công ty RBNGK VN Qua số liệu thu nhập trong các báo cáo và điều tra cho thấy rằng tại thị trường NGK nội địa tổng lượng NGK tiêu thụ BQ đầu người là 24,5 lít/người/năm, trong đó chè quy đổi 260 gr/người/năm tương tương với 11lít /người/năm chiếm 45% thị phần, bia 8,5 lít/người/năm chiếm 35% thị phần, NGK các loại 5 lít/ngươiø/năm chiếm 20% thị phần . Có thể kết luận rằng mặc dù cạnh tranh quyết liệt nhưng chè vẩn chiếm thị phần cao nhất trên thị trường NGK VN. Tuy vậy áp lực cạnh tranh rất mạnh vì NGK và bia tấn công mạnh mẽ nhất là miền Đông nam bộ, Duyên hải miền trung và khu vực Đồng bằng Sông Hồng là những nơi thị trường có sức mua lớn. các loại nước giaỉ khát khác chiếm thị 34 phần cao và đang đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị và có tốc độ tăng trưởng hàng năm lớn(2,7 lần). Đối với các vùng nông thôn miền núi là khu vực có quy mô thị trường lớn mức tiêu thụ các loại NGK còn rất thấp. Nhìn chung với mức tiêu thụ NGK BQ đầu người là 24,5 lít/người/năm so với một Trung Quốc là 67-70 lít/người/năm và so với nhu cầu thực tế thì mức tiêu thụ này còn rất thấp. Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn, nếu ngành chè VN không có chiến lược khai thác thì sẽ có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh với sản phẩm nước ngoaì ngay trên thị trường nội địa. Có thể đánh giá rằng thị trường nội địa đã có nhiều tiến triển, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bên cạnh cách uống chè truyền thống , đã hội nhập vào thế giới. Hoạt động xúc tiến thương mại bắt đầu tiến triển nhưng chưa được tổ chức chặt chẽ, còn bỏ ngỏ nhiều nhu cầu, tiêu thụ nội địa tăng chậm, với quy mô tương đối lớn mức tiêu thụ bình quân đầu người ở mức từ 250-260gr/người/năm nên sản lượng tiêu dùng nội địa còn rất thấp so với thế giới. tại các đô thị thì bị lấn áp bởi các loại NGK, tại các vùng nông thôn vùng xa nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng chưa được phục vụ tốt do giá chè thương phẩm còn quá cao trong khi sức mua của người dân còn thấp. Nguyên nhân của thực trạng này là: +Thị trường này thiếu sự quan tâm của các DN nhà nước hoặc các DN có quy mô lớn đầu tư khai thác chủ yếu phục vụ thị trường này là các DN tư nhân chi phối hoàn toàn thị trường miền Nam, vì hầu hết các DNNN đều coi XK là mục tiêu chính, các DNTN hoạt động chủ yếu hướng vào lợi nhuận của DN, định giá cả cứng nhắc nên chưa đáp ứng đủ mọi nhu cầu. Chưa xác định được một cơ cấu và tỷ trọng các các loại chè trên thị trường một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng loại khách hàng. +Tại các đô thị lớn cạnh tranh trên thị trường NGK tại thị trường nội điạ rất quyết liệt, các loại NGK tiện sử dụng, thực hiện chiến lược quảng cáo rất táo bạo và có mạng lưới phân phối rộng khắp và tiệân lợi trong khi đó thị trường chè Ngoài công ty TNHH chè Tâm Châu hầu như chưa được đầu tư vào marketing, quảng cáo. Với kinh nghiệm các nước, chi phí cho quảng cáo chiếm từ 10-15% giá thành. +So với các nước, SP chưa đa dạng về chủng loại. SP chủ yếu phải pha bằng nước sôi nên chưa đáp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf
Tài liệu liên quan