MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN 3
1. Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo 3
2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn. 7
3.Vài nét về kết quả và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay. 11
4. Phát triển kinh tế và vai trò phát triển kinh tế trong xoá đói giảm nghèo. 17
5. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước và một số tỉnh trong khu vực. 19
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ 23
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ TRONG NÔNG THÔN. 23
1. Điều kiện tự nhiên 23
2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. 25
3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 28
4. Phong tục tập quán 31
5. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện 32
6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kt - xh của huyện Chiêm Hoá 31
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA 33
A. Tình hình phát triển kinh tế 33
1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp 36
2. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp 52
3. Tình hình sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 56
4. Tình hình sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 57
B. Thực trạng đời sống và vấn đề đói nghèo của nhân dân 58
1. Khái quát thực trạng lao động việc làm và thu nhập mức sống dân cư trên địa bàn huyện nói chung 58
2. Đánh giá quá trình đói nghèo trong các hộ gia đình nông dân 60
3. Nguyên nhân đói nghèo. 64
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ 66
1. Những kết quả đạt được. 66
2. Những vấn đề tồn tại. 66
3. Những nguyên nhân chính của những vấn đề tồn tại. 67
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ. 68
I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ. 68
1. Phát triển sản xuất của huyện Chiêm Hoá phải bám sát theo nhu cầu thị trường. 68
2. Phát triển sản xuất ở huyện Chiêm Hoá phải khai thác các lợi thế và nguồn lực một cách hiệu quả. 69
3. Cần thường xuyên tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiều về xoá đói giảm nghèo nhằm trực tiếp đưa 69
4. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững 69
II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA 70
1.Phương hướng 70
2.Mục tiêu 70
III.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA. 71
1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. 71
2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. 74
3. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong huyện 75
4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân. 79
5.Về chính sách đối với người nghèo vay vốn. 81
6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. 83
7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 87
1. Kết luận: 87
2. Kiến nghị. 88
126 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2907 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 cơ cấu diện tích gieo trồng có bước chuyển biến tích cực hơn, nhưng chưa đồng đều thể hiện như: cây lương thực 75,73%; cây ăn quả 1,41%; cây công nghiệp 16,6%; cây khác 6,15%.
Nhìn chung diện tích cây lương thực có tốc độ tăng và chiếm tỷ trọng lớn, nhưng tốc độ gia tăng không đồng đều qua các năm. Diện tích cây ăn quả đang được bà con nông dân mở rộng và được chú trọng hơn nên tốc độ tăng cao hơn so với các loại cây trồng khác và do diện tích loại đất trồng chưa đi vào chuyên môn hoá, nên diện tích đất trồng các loại cây khác còn tăng cao qua các năm.
1.1.1. Cây lương thực
Diện tích trồng lúa có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1998 diện tích trồng lúa là 10.394 ha chiếm 81,18% diện tích trồng cây lương thực của toàn huyện, năm 2000 diện tích trồng lúa tăng lên 10.911 ha chiếm 80,82% diện tích trồng cây lương thực của toàn huyện, tính bình quân diện tích trồng lúa tăng 22,81%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do đất trồng khoai chuyển sang trồng lúa, sản lượng lúa thu hoạch được của huyện năm 2000 là 45.148 tấn, tăng 2.225 tấn so với năm 1998.
Xét về hiệu quả ta thấy năng suất lúa xuân tăng lớn nhất từ 41-48 tạ/ha và năng suất lúa mùa đạt 41- 42 tạ/ha. Khi so sánh năng suất của các loại cây trong huyện thì ta nên chú trọng hơn vào năng suất cây lúa, bởi vì toàn huyện thì cây lúa là cây chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại cây lương thực vì vâỵ nó có tính chất quyết định một phần của đời sống kinh tế của nhân dân.
Để khắc phục những khó khăn do năng suất chưa cao thì chính quyền địa phương cần phải triển khai nhanh việc áp dụng các giống lúa lai có năng suất cao như: tạp giao 1, ải 32, khang dân 18... để thay thế dần giống lúa địa phương có năng suất, hiệu quả thấp. Ngoài ra cần khẳng định vụ đông là vụ sản xuất chính của nông nghiệp từ đó khuyến khích nhân dân thâm canh tăng vụ, có thể là lúa mùa sớm (15/6-25/9). Ngô đông (30/9-30/12)... thâm canh tăng vụ cần được xét trên lợi thế của huyện để có kế hoạch gieo trồng tránh gây hiện tượng mất trắng rau thu hoạch.
Biểu 7: Hiện trạng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện Chiêm Hoá
Hạng mục
1998
1999
2000
1. Lúa xuân
- Diện tích (ha)
4.179
4.494
4.642
- Năng suất (tạ/ha)
41.71
43.05
48.74
- Sản lượng (tấn)
17.431
19.347
22.625
2. Lúa mùa
- Diện tích (ha)
6.165
6.165
6.269
- Năng suất (tạ/ha)
41.35
42.27
36,00
- Sản lượng (tấn)
25.492
26.058
22.523
3. Ngô
- Diện tích (ha)
1.586
2.121
1.912
- Năng suất (tạ/ha)
30.59
29,32
31,69
- Sản lượng (tấn)
4.854
6.219
6.059
4. Khoai
- Diện tích (ha)
148
606
160
- Năng suất (tạ/ha)
30,00
32,79
25,00
- Sản lượng (tấn)
443
1.986
400
5. Sắn
- Diện tích (ha)
663
737
516
- Năng suất (tạ/ha)
100
100
100
- Sản lượng (tấn)
6.634
7.370
5.160
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.
Qua phân tích trên ta thấy lúa là cây lương thực chính của huyện. Tuy nhiên cây lúa chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, đây là một điều đáng mừng đối với người dân và là bước đột phá của huyện trong quá trình phá thế độc canh cây lương thực, mở ra được khả năng thâm canh tăng vụ trong những năm tới.
Biểu 8: Tốc độ phát triển liên hoàn năng suất - diện tích - sản lượng cây lương thực của huyện Chiêm Hoá
Đơn vị tính: %
Hạng mục
99/98
2000/1999
BQ
1. Lúa xuân
- Diện tích (ha)
107,53
103,29
157,05
- Năng suất (tạ/ha)
103,21
113,21
108,21
- Sản lượng (tấn)
110,99
116,94
113,96
2. Lúa mùa
- Diện tích (ha)
100,00
101,68
110,84
- Năng suất (tạ/ha)
102,22
85,16
93,69
- Sản lượng (tấn)
102,22
86,43
94,325
3. Ngô
- Diện tích (ha)
133,73
90,14
111,93
- Năng suất (tạ/ha)
95,84
108,08
101,96
- Sản lượng (tấn)
128,12
97,42
112,77
4. Khoai
- Diện tích (ha)
409,45
26,40
217,92
- Năng suất (tạ/ha)
109,3
76,24
92,77
- Sản lượng (tấn)
448,30
20,14
234,22
5. Sắn
- Diện tích (ha)
111,16
70,01
90,58
- Năng suất (tạ/ha)
100,00
100,00
100,00
- Sản lượng (tấn)
111,09
70,01
90,55
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp
Diện tích trồng ngô có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đồng đều. Năm 1998 diện tích trồng ngô của huyện là 1.586 ha chiếm 12,44% diện tích trồng cây lương thực. Năm 1999, diện tích trồng cây ngô của huyện là 2.121 ha chiếm 15,01% diện tích trồng cây lương thực. Năm 2000 diện tích trồng ngô của huyệnlà 1.912 ha chiếm 14,16% diện tích trồng cây lương thực. Bình quân mỗi năm từ năm 1998-2000 diện tích trồng ngô của huyện tăng 43,00%. Năng suất ngô năm 1998 là 30,5 tạ/ha, đến năm 2000 đạt 31,69 tạ/ha. Năng suất ngô tăng là nhờ việc tiếp cận các giống ngô lai có năng suất cao như: ĐK 888, ĐK 999, LVN 5, Bioseed... việc tiếp cận các giống ngô lai đạt trên 70% diện tích trồng ngô, đặc biệt là giống ngô lai LVN5 và Bioseed đạt 63% diện trích trồng ngô. Chính vì vậy mà trong vụ mùa năm 2000, năng suất, sản lượng ngô tuy bị ảnh hưởng của đợt lũ lụt, nhưng vẫn giữ được mức độ tăng. Sản lượng ngô năm 1998 của huyện là 485,4 tấn, năm 2000 sản lượng ngô của huyện tăng lên là 62,66%. Tính trung bình mỗi hộ trong huyện là năm 1998 trồng 0,06 ha thu được 0,4 tấn ngô, năm 2000 trồng 0,22 ha thu được 1,0 tấn ngô. Trong những năm tới nông dân trong huyện nếu làm tốt công tác bón phân và nước tưới thì năng suất ngô sẽ tăng cao hơn.
Cây ngô là cây đem lại giá trị sản lượng tương đối cao, khoảng 2 - 2,9 triệu đồng trên 1 ha đất trồng trọt và khoảng 0,3 - 0,8 triệu đồng trên 1 lao động nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của nông dân, sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nếu có thì chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt. Một hạn chế của nông dân là chưa chú trọng đến khâu bảo quản ngô nên tỷ lệ hao hụt tương đối cao chủ yếu là do mối mọt gây ra.
Diện tích trồng sắn không ổn định qua các năm, năm 1998 diện tích trồng sắn của huyện là 663 ha chiếm 0,05% diện tích cây trồng lương thực. Năm 1999 trồng 737 ha chiếm 0,05 % diện tích cây trồng lương thực đến năm 2000 diện tích trồng sắn là 516 ha chiếm 0,038% diện tích cây trồng lương thực. Năng suất bình quân hàng năm ổn định là 100 ha/ tạ.
Giống sắn chủ yếu là giống của địa phương nên khả năng chịu hạn rất tốt, giá trị kinh tế của sắn từ 4,8- 5,0 triệu đồng trên một ha đất trồng và từ 0,27 - 0,29 triệu đồng trên một lao động nông nghiệp. Cây sắn là cây năng suất cao nhất so với các loại cây lương thực khác trong huyện, đây là một lợi thế của huyện để trong quá trình phá thế độc canh cây lúa. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo người nông dân cần trồng xen, gối vụ cây sắn với một số cây trồng khác như: đậu đỗ, một phần vừa để cải tạo đất, một phần vừa tận dụng công lao động, đất đai... để nâng cao hiệu quả kinh tế cao ruộng đất, lao động.
Diện tích trồng khoai không ổn định qua các năm như năm 1998 là 148 ha chiếm 0,01% và năm 1999 lại tăng lên rất nhanh là 606 ha chiếm 0,04% diện tích cây trồng lương thực và đến năm 2000 lại giảm xuống 160 ha chiếm 0,01%, năng suất bình quân năm là 29,26 tạ/ha, cao nhất là năm 1999 đạt 32,79 tạ/ha. Khoai là loại cây trồng chiếm tỷ trọng thấp nhất và có năng suất thấp nhất so với các loại cây lương thực khác là do những người dân trồng khoai là chỉ để cung cấp thêm cho gia đình, theo nhu cầu của từng người, chưa phải là cây mà người dân dùng để trao đổi, mua bán lẫn nhau, mà năng suất thấp là do loại này rất khó tiếp cận với thời tiết bất lợi. Tuy vậy trong những năm tiếp theo người nông dân cần trồng xen cây khoai lang với các loại cây khác nhau: ngô, sắn và trồng xen vào các loại cây hoa quả khác... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Để đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của người nông dân trong những năm tới cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
Xây dựng cơ cấu ruộng đất trồng cây lương thực hợp lý, xây dựng và thực hiện hệ thống luân canh cây trồng, thâm canh cây trồng hợp lý. Chỗ nào có điều kiện thì chuyển ruộng một vụ lúa thành ruộng hai vụ lúa hoặc một vụ lúa và một vụ màu. Chuyển ruộng hai vụ thành ruộng ba vụ.
Biểu 9: Một số chi tiết bình quân của cây lương thực của
huyện Chiêm Hoá. (Tính theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Hạng mục
99/98
2000/1999
BQ
1. GTSL lúa xuân
23.531.850
26.118.450
30.543.750
- Trên 1 ha đất trồng trọt
1.391,67
1.436,26
1.713,53
- Trên 1 LĐNN
397,13
427,3
480,83
- Trên 1 NKNN
220,63
233,14
225,92
2. GTSL lúa mùa
39.512.600
40.389,900
34.910.650
- Trên 1 ha đất trồng trọt
2.336,78
2.221,05
1958,58
- Trên 1 LĐNN
666,82
660,79
549,58
- Trên 1 NKNN
370,46
360,52
292,5
3. GTSL ngô
7.620.780
9.763.830
9.512.630
- Trên 1 ha đất trồng trọt
450,67
536,92
533,16
- Trên 1 LĐNN
128,6
159,74
149,75
- Trên 1 NKNN
71,45
87,15
79,70
4. GTSL khoai
221.500
993.000
2.000.000
- Trên 1 ha đất trồng trọt
13,09
54,61
11,22
- Trên 1 LĐNN
3,73
16,24
3,56
- Trên 1 NKNN
2,10
8,86
1,67
5. GTSL sắn
3.449.680
3.382.400
2.683.200
- Trên 1 ha đất trồng trọt
204,02
210,74
150,53
- Trên 1 LĐNN
58,22
62,70
42,24
- Trên 1 NKNN
32,34
34,21
22,48
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp.
Ví dụ như công thức thâm canh sau:
+ Lúa xuân (20/1 - 20/5), lúa mùa sớm (1/6 - 1/10). Ngô, lạc, đỗ vụ đông.
+ Ngô, đỗ, lạc xuân (15/1 - 20/5). Lúa mùa sớm (1/6 -1/10). Cây vụ đông (5/10-20/1), với công thức như trên cần bố trí ngắn ngày có năng suất cao như giống lúa: Tạp giao 1, Ải 32, Khang dân 18, ..., giống ngô lai Bioseed, LVNS.
- Xây dựng hệ thống công tác hợp lý dựa trên cơ sở thâm canh, luân canh cây trồng và yêu cầu kỹ thuật của từng loại giống cây trồng.
- Chính quyền cùng với nhân dân trong huyện cần sớm có kế hoạch tu sửa, làm mới hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông, và hệ thống cống rãnh thoát nước để phục vụ nhu cầu tưới, tiêu nước khi nào chính vụ, và đề phòng lũ lụt và hạn hán.
- Cán bộ khuyến nông cần hướng dẫn cho các hộ nông dân cách ủ phân xanh, phân chuồng và cách sử dụng phân bón để bón cho cây trồng một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Giải quyết vấn đề trên, người nông dân sẽ góp phần tích cực vào công việc phá thế độc canh cây lương thực, sản xuất tự cấp, tự túc và nâng cao giá trị sản phẩm đặc biệt là giá trị sản lượng hàng hoá trong huyện.
1.1.2. Cây thực phẩm
Diện tích trồng cây thực phẩm có xu hướng tăng qua các năm, nhưng còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nông dân trồng cây thực phẩm chính như rau, quả các loại, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính do vậy họ chỉ trồng xung quanh nhà với hình thức tận dụng đất và nước sinh hoạt, thường thì họ không chăm sóc mấy, chỉ làm cỏ, vun xới, tưới nước. Những gia đình gần sông suối thì quy mô trồng có lớn hơn, một ít sản phẩm đã trở thành hàng hoá tuy nhiên sản phẩm rất vụn vặt và manh mún nên không thống kê được.
Trong những năm tới cùng với việc xây dựng các cụm trung tâm xã, các khu chợ sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hơn trong đó có cây thực phẩm.
1.1.3. Cây ăn quả
Diện tích cây ăn quả của huyện chiếm tỷ trọng nhỏ bé, tuy nhiên phong trào cải tạo đất vườn tạp trồng cây ăn quả đã được nhân dân hưởng ứng thực hiện, năm 2001 có 448 ha, trong đó trồng mới 193,1 ha bao gồ m: nhãn, vải 143,43 ha; cam quýt 37,47ha; na 12,2 ha đưa tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện lên 628,6 ha trong đó cam, quýt 321 ha, nhãn, vải 183 ha... Do vậy mà nhiều hộ gia đình có mức thu nhập trên 10 triệu đồng từ cây ăn quả/năm, góp phần thu nhập cho nông dân và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên còn một số tồn tại là số cây nhãn trồng năm 2000, ở các xã chưa quan tâm đầu tư chăm sóc và bảo vệ có nơi còn để gia súc phá, cây phát triển kém. Do cây ăn quả còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé và phân tán còn manh mún nên không thống kê chi tiết được.
Trong những năm tới theo nhu cầu thị trường của cây ăn quả còn nhiều, chính quyền và nhân dân trong huyện cần sớm thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện quy hoạch các vùng trồng cây ăn quản để từ đó có vốn đầu tư, vốn, nhân lực... một cách có hiệu quả. Trong những năm gần đây cây ăn quả còn nhỏ có thể trồng xen những cây họ đậu, ngô... để tận dụng đất và công chăm sóc.
- Sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc để trồng các loại cây ăn quả hoặc thay thế dần các cây lương thực, thực phẩm kém hiệu quả bằng các cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như nhãn, vải, cam, quýt.
- Chính quyền cấp huyện, xã phối hợp với trạm khuyến nông thực hiện cung cấp giống cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và thu mua sản phẩm sau thu hoạch.
1.1.4. Cây công nghiệp
Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều có xu hướng tăng nhưng mức tăng chưa ổn định qua các năm như cây đậu tương có diện tích gieo trồng năm 1997 là 143 ha, năm 2000 giảm xuống còn 140 ha giảm 71,90% so với năm 1997, diện tích đất trồng trọt và có năng suất ngày càng tăng năm 1998 là 10 tạ/ha, năm 2000 đạt 12,71 tạ/ha, có sản lượng năm 1997 là 143 tấn, năm 2000 tăng lên 178 tấn.
Diện tích trồng lạc năm 1997 là 818 ha đến năm 2000 tăng lên đạt 1114 ha, tăng 136,81% so với năm 1997, sản lượng năm 1997 là 818 tấn, năm 2000 tăng lên đạt 1587 tấn, và năng suất cũng có xu hướng tăng từ 10 tạ/ha năm 1997 lên đến 12,71 tạ/ha.
Diện tích trồng mía năm 1997 là 1379 ha, chiếm 2000 giảm xuống còn 1202 ha giảm 87,16% so với năm 1997, năng suất năm 1997 đạt 575 tạ/ha, năm 2000 tăng lên đạt 605 tạ/ha, sản lượng năm 1997 là 62050 tấn năm 2000 giảm xuống còn 6100 tấn giảm 97,6% so với năm 1997.
Nếu xét về hiệu quả kinh tế thì các loại cây này có giá trị kinh tế cao, cao hơn cây lương thực và cây thực phẩm, trong khi yêu cầu ch ăm sóc của các loại cây này không cao như lúa xuân lúa mùa. Vì vậy trong những năm tới cần khuyến khích nông dân trồng các loại cây này để vận chuyển và tiêu thụ sang các khu vực lân cận khác để cho người nông dân không cảm thấy bấp bênh khi chuyển sang trồng các cây lương thực cây thực phẩm kém hiệu quả kinh tế.
Biểu 10: Hiện trạng diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp của huyện Chiêm Hoá như sau:
Hạng mục
1997
1998
1999
2000
1. Cây mía
- Diện tích (ha)
1379
1.695
1.380
1.202
- Năng suất (tạ/ha)
575
580
590
605
- Sản lượng (tấn)
62.050
84.736
68.331
60.100
2. Cây lạc
- Diện tích (ha)
818
974
906
1.114
- Năng suất (tạ/ha)
10,0
12,06
11,2
14,2
- Sản lượng (tấn)
818
958
1.087
1578
3. Cây đậu tương
- Diện tích (ha)
143
75
70
140
- Năng suất (tạ/ha)
10
10
12,57
12,71
- Sản lượng (tấn)
143
75
88
178
Nguồn: niên giám thống kê huyện Chiêm Hoá cung Cấp
Như vậy ngành trồng trọt trong những năm qua đã có bước phát triển khác, khơi dậy nhiều nguồn lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu đáng kể, giá trị hàng hoá ngày càng cao, nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tiếp nhận nhiều giống cây trồng mới có năng suất và sản lượng cao như lúa, sắn...
Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế còn tồn tại những hạn chế và tổ chức ngành như: Quỹ ruộng đất được sử dụng tương đối lớn nhưng chưa hợp lý và đầy đủ, diện tích đất bỏ hoang hoá còn nhiều, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, lạc hậu, hệ số sử dụng đất thấp, độ phì nhiêu của đất không những không được cải thiện mà ngày càng xấu đi. Tính thời vụ trong trồng trọt rất cao, không tận dụng được hết các nguồn lực, vốn, đất đai, lao động... chưa khai thác sử dụng hết các tài nguyên của huyện, chưa hạn chế, tránh né được những bất lợi của thiên nhiên (như năm 2000 bị ảnh hưởng rất lớn).
Trong những năm tới chính quyền và nhân dân địa phương cần phải căn cứ vào phương hướng sản xuất của toàn huyện: nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm trồng trọt, khả năng sinh lời của từng loại cây trồng, đặc điểm sinh thái, kỹ thuật cây trồng và điều kiện về ruộng đất, khí hậu thời tiết của huyện để xác định được cơ cấu diện tích trồng trọt hợp lý (tăng diện tích trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả). Xây dựng và thực hiện hệ thống luân canh, xen canh, thâm canh cây trồng hợp lý dựa trên cây trồng chủ lực; xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất trồng trọt.
Thực hiện được những nhiệm vụ trên thì các hộ gia đình, các hộ khó khăn này sẽ ngày càng được nâng cao hơn hiệu quả ngành trồng trọt, góp phần tích cực phá vỡ thế độc canh cây lương thực, xoá đói giảm nghèo.
1.2. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi phát triển khá, từng bước cải tiến tập quán từ chăn thả chuyển sang nuôi nhốt, sử dụng giống tốt chất lượng cao như lợn lai F1, bò laisind, ngan lai Pháp, gà tam hoàng... do đó đáp ứng được thịt cho tiêu dùng tại địa phương và tiêu thụ trên thị trường.
1.2.1. Nuôi gia súc
Ngành chăn nuôi khá phát triển nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là chăn thả tự do, toàn huyện có khoảng 4 vùng có diện tích đồng cỏ rộng để chăn thả gia súc thuận tiện với diện tích lớn với tốc độ chăn nuôi ở trình độ thấp, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân mỗi năm là 2,43% tốc độ tăng trưởng của đàn trâu với 2,42%/năm; đàn lợn 2,43%/năm. Tốc độ tăng trưởng đàn dê ngày càng giảm, đàn bò tăng trưởng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng của đàn trâu và đàn lợn tăng tương đối đồng đều qua các năm và có mức tăng bình quân còn nhỏ là do, đàn trâu thì đã đáp ứng được tương đối đầy đủ sức kéo của các hộ nông dân trong toàn huyện, người nông dân nuôi trâu là để dùng sức kéo làm ruộng là chính, chứ không phải để làm hàng hoá trao đổi, đàn lợn tăng trưởng chậm là do người chăn nuôi là để phục vụ nhu cầu tại hộ gia đình và địa phương có trong khi nuôi họ chưa chịu đầu tư, nên lượng thịt hơi tiêu dùng trên thị trường còn rất nhỏ. Tốc độ tăng trưởng đàn dê giảm là do có rất ít diện tích đồng cỏ chăn thả, và tại địa phương nhu cầu về thịt dê hơi thì ít, còn tốc độ tăng trưởng đàn bò không đáng kể. 1,75%/năm là vì người nông dân trong huyện làm ruộng nương (cày kéo) thì dùng bằng con trâu là chủ yếu, và nhu cầu về thịt hơi, bò hơi lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì người dân không có tiền để mua và ở một số xã vùng sâu vùng xa còn chưa có điều kiện để trao đổi hàng hoá lẫn nhau, vì vậy đàn bò có tốc độ tăng trưởng rất chậm.
Hiện nay UBND huyện kết hợp với UBND các xã đang vận dụng khuyến khích người nông dân nâng cao số lượng và chất lượng chăn nuôi thông qua các chương trình “sinh hoá” đàn bò, “nạc hoá” đàn lợn... và dê. Do phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính nên giá trị sản phẩm hàng hoá rất thấp hầu như không đáng kể, giá trị sản lượng sản phẩm lợn hơi chiếm tỷ trọng cao khoảng 27,59% giá trị sản lượng chăn nuôi, thấp nhất là giá trị sản lượng trâu hơi khoảng 14,99% giá trị sản lượng chăn nuôi.
Biểu 11: Tính hình sản xuất, tốc độ phát triển liên hoàn của ngành chăn nuôi của huyện Chiêm Hoá qua các năm
Hạng mục
ĐVT
Toàn huyện
I. Tình hình sản xuất
Con
1997
1998
1999
2000
1. Đàn trâu
Con
35.438
36.789
37.593
38.648
2. Đàn bò
Con
935
954
972
985
3. Đàn lợn
Con
44.739
46.304
47.136
48.089
4. Đàn dê
Con
4.968
4.926
4.873
4.793
5. Đàn gia cầm
Con
370.468
371.550
538.105
548.334
II. Tốc độ phát triển
%
98/97
99/98
2000/99
BQN
1. Đàn trâu
%
103,81
102,18
102,79
102,92
2. Đàn bò
%
102,03
101,88
101,33
101,74
3. Đàn lợn
%
103,49
101,79
102,02
101,10
4. Đàn dê
%
99,31
98,92
98,35
98,86
5. Đàn gia cầm
%
100,29
144,82
101,90
115,67
Nguồn: số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp
Nhìn chung chăn nuôi gia súc trong những năm qua đang chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong những năm tới để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi cần tập trung vào các điều kiện: con giống, bãi chăn thả, kĩ thuật chăn nuôi, điều kiện thức ăn để chăn nuôi bò laisind và lợn lai kinh tế.
1.2.2. Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm phát triển đồng đều qua các năm, năm 1997 số lượng đàn gia cầm của huyện là 370.468 con, đến năm 2000 tăng lên đến 548.334 con. Mức độ tăng trưởng năm 1997 so với năm 2000 là 148,01%, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 13,96%. Hiện nay chăn nuôi gà của các hộ gia đình tương đối phát triển so với chăn nuôi vịt, ngan,... Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi vẫn còn mang tính cổ truyền, truyền thống. Quy mô cổ truyền của đàn gia cầm thường 30-40 con/hộ, hàng năm cung cấp từ 70-75 ngàn quả trứng các loại, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu trứng của toàn huyện.
Trong những năm tới phát triển chăn nuôi gia cầm nhất là chăn nuôi gà ngày càng có xu hướng tăng về quy mô lẫn tốc độ phát triển. Vì vậy cần phải nhanh chóng đưa giống gà lai có năng suất chất lượng cao vào chăn nuôi gà như gà Đông Cảo, gà siêu trứng... để thay thế dần giống địa phương có năng suất, chất lượng thấp. Mặt khác chính quyền địa phương và hội nông dân cần phổ biến cho người dân cách chăn thả, chăm sóc, đề phòng bệnh tật gia cầm.
Biểu 12: GTSL ngành chăn nuôi và tốc độ phát triển liên hoàn của huyện chiêm hoá. (Giá cố định năm 1994)
Hạng mục
Giá trị sản lượng ( Tr Đ)
Tốc độ phát triển (%)
1997
1998
1999
2000
98/97
99/98
2000/99
BQN
Tổng số
2237,34
229,73
2507,51
2554,08
102,48
109,34
101,85
104,55
1. Thịt trâu hơi
320,27
354,73
372,10
390,80
110,75
104,89
105,02
106,85
2. Thịt bò hơi
130,02
131,10
136,20
139,30
100,83
103,89
102,27
102,33
3. Thịt lợn hơi
633,10
651,31
675,13
687,14
102,87
103,65
128,44
111,65
4. Sản phẩm khác
451,79
434,96
454,05
460,12
96,27
105,07
100,67
100,67
5. Thịt gia cầm hơi
702,36
721,13
867,05
867,52
102,67
120,23
101,09
107,99
Nguồn: được tính toán từ số liệu phòng thống kê huyện Chiêm Hoá
1.2.3. Thuỷ sản
Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản của huyện còn ít, trong đó chuyên nuôi cá còn đang được quy hoạch và đưa vào sử dụng trong những năm tới. Về thực chất chăn nuôi thuỷ sản của huyện rất manh mún, nhỏ bé cho nên năng suất sản lượng rất thấp, nông dân thường “thả cá, bắt cá” là chính. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 1998 là 271,70 tấn, năm 1999 là 291,00 tấn và năm 2000 là 302,60 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 5,12% giá trị sản lượng đánh bắt còn thấp năm 1998 là 22,00 tấn, năm 1999 là 21,00 tấn và năm 2000 là 21,00 tấn; tốc độ tăng trưởng giảm 2,29%.
Tuy nhiên giá trị sản xuất ngành thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng trong ngành chăn nuôi, theo giá cố định năm 1994 thì giá trị sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản đạt 2178 triệu đồng, năm 1998, năm 1999 đạt 2331 triệu đồng và đến năm 2000 tăng lên đến 2432 triệu đồng, giá trị sản xuất khai thác thuỷ sản năm 1998 đạt 179 triệu đồng, năm 1999 giảm xuống còn 171 triệu đồng và đến năm 2000 ổn định và 171 triệu đồng.
Nhìn chung sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng đều qua các năm, đây là hướng phát triển rất tốt vì vậy trong những năm tới cần phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản một cách tích cực hơn nữa vì đây là ngành mũi nhọn có giá trị kinh tế cao.
Biểu 13: Một số chỉ tiêu bình quân ngành chăn nuôi
(Tính theo giá cố định năm 1994) (Đơn vị tính: 1000 đồng)
Hạng mục
1998
1999
2000
1. GTSL thịt lợn hơi
- Trên 1 LĐNN
137,60
145,32
161,01
- Trên 1 NKNN
20,05
21,20
22,92
2. GTSL thịt trâu hơi
- Trên 1 LĐNN
27,56
28,72
29,91
- Trên 1 NKNN
10,87
11,02
12,32
3. GTSL thịt bò hơi
- Trên 1 LĐNG
22,80
23,72
25,05
- Trên 1 NKNN
10,02
10,27
10,63
4. GTSL thịt gia cầm hơi
- Trên 1 LĐNN
142,61
149,21
215,15
- Trên 1 NKNN
60,80
62,07
64,56
Nguồn: Số liệu được tính toán từ số liệu của phòng thống kê huyện Chiêm Hoá
Ngành chăn nuôi trong những năm vừa qua đã có những bước tiến đáng kể, giá trị sản lượng trên 1 LĐNN và trên 1 NKNN đã tăng dần theo các năm như ngành chăn nuôi lợn có hiệu quả thứ nhất và thứ đến là ngành chăn nuôi gia cầm. Bình quân 1 NKNN có từ 14-16 kg thịt hơi các loại trong 1 năm. Nhìn chung, ngành chăn nuôi của huyện gặp rất nhiều khó khăn và có những yếu kém nhất định như:
- Nông dân trực tiếp chăn thả vẫn chưa nắm vững các quy luật sinh học và đặc điểm phát sinh, phát triển đặc biệt là quy luật sinh sản của từng vật nuôi.
- Người nông dân không có khả năng tạo môi trường và điều kiện sống tạo môi trường và điều kiện sống cho vật nuôi đặc biệt là khâu nuôi dưỡng cho nên vật nuôi thường kém phát triển, hiệu quả thấp.
Trong những năm tới để phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với tiềm năng của huyện, UBND huyện kết hợp với UBND xã và nhân dân thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:
- Tổ chức cơ cấu đàn vật nuôi giữa các xã, bản của vùng. Trong cơ cấu vật nuôi nên phát triển chăn nuôi bò, lợn, gia cầm cho năng suất sản lượng cao như phát triển nuôi đàn bò laisind, lợn lai kinh tế, gà thịt, gà siêu trứng... từ đó nông dân có kế hoạch, xác định quy mô vật nuôi phù hợp với điều kiện của mình.
- Các hộ gia đình chăn nuôi trong vùng cần tổ chức tốt thức ăn chăn nuôi. Đây là khâu quan trọng, nó quyết định chất và sức sinh sản của vật nuôi. Do vậy, UBND các xã và các hộ gia đình cần phải cung cấp đủ số lượng, chất lượng và kịp thời thức ăn cho vật nuôi.
- UBND các xã tổ chức khâu giống vật nuôi thật tốt để nâng cao chất lượng vật nuôi, có thể nhập giống mới hoặc cho lai, lai giống địa phương với nhau hoặc lai giống ngoại nhập.
- Các hộ gia đình chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, và tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi một cách kịp thời.
2. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp
Đất đai trong vùng chủ yếu đất là lâm nghiệp chiếm 36,57% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đất lâm nghiệp của huyện có tỷ trọng cao trong tổng diện tích tự nhiên do đó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang.doc