Luận văn Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam

Tổng công ty Cà phê Việt Namlà Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính Phủ, có trụ sở tại số 5 - Ông ích Khiêm – Quận Ba Đình - TP Hà Nội. Tổng công ty cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1955. Hiện nay, Tổng công ty có 65 đơn vị thành viên, trong đó 61 đơn vị sản xuất kinh doanh và 4 đơn vị sự nghiệp đứng chân trên địa bàn 14 tỉnh, thành phố. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng vật tư, thiết bị, dịch vụ, chế biến, đào tạo, nghiên cứu. hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê và đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong 3 năm qua mức giá hạ đã kéo theo sự sụt giảm sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA) dự đoán tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2002 – 2003 sẽ chỉ còn 540.000 tấn. Trong tháng 1 năm 2003 có tới 60% lượng cà phê tồn kho của 3 tháng 10, 11, 12 năm 2002 vẫn chưa được xuất khẩu. Có khoảng 20% sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ, 60% xuất sang thị trường châu Âu. Các nước Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ và Thụy Sĩ là những quốc gia nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam. Do giá cà phê giảm thấp nên hầu hết các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều bị thua lỗ. Việc bán cà phê của công ty xuất khẩu hầu hết bán theo phương thức trừ lùi (stop loss) vì vậy gặp nhiều rủi ro. Mặt khác do chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế, không đồng đều nên giá thường thấp từ 80 – 120 USD/ tấn so với giá quốc tế, một phần cũng do lượng cung tăng nên bị ép giá. Do xuất khẩu giá thấp nên việc thu mua cà phê trong nước cũng thấp gây khó khăn cho nguồn sản xuất. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, các nông hộ trồng cà phê cũng bị thua lỗ. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ ngành cà phê nên năm 2001 đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thu mua tạm trữ 150.000 tấn trong thời gian 6 tháng (Nhà nước bù lãi xuất vay và bù 70% số lỗ) để hỗ trợ giá mua cho người sản xuất và cùng các nước sản xuất cà phê như Brazil, Indonesia… tạm trữ cà phê nhằm kích giá quốc tế tăng lên. Nhưng tình hình cũng không được khả quan vì một số nước cũng không thực hiện việc tạm trữ theo quy định của ACPC (Hiệp hội các nước sản xuất cà phê). Thực trạng hiện nay ngành cà phê Việt Nam cũng như cà phê thế giới đang tronng tình trạngkhủng hoảng khá gay gắt. 4. Những vấn đề cơ bản về tổ chức và phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam: 4.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty cà phê Việt Nam: Tổng công ty Cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Việt Nam National coffee corporation (viết tắt là VINA CAFE) được thành lập theo quyết định 251/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động trên cơ sở điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số : 44 – CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Tổng công ty là liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam thành lập ngày 13- 10 -1982 theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Tổng công ty Cà phê Việt Namlà Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính Phủ, có trụ sở tại số 5 - Ông ích Khiêm – Quận Ba Đình - TP Hà Nội. Tổng công ty cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1955. Hiện nay, Tổng công ty có 65 đơn vị thành viên, trong đó 61 đơn vị sản xuất kinh doanh và 4 đơn vị sự nghiệp đứng chân trên địa bàn 14 tỉnh, thành phố. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng vật tư, thiết bị, dịch vụ, chế biến, đào tạo, nghiên cứu.... hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Liên hiệp các xí nghiệp cà phê này là Tổng công ty cà phê Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phảt triển của ngành cà phê và nền kinh tế đất nước. Hàng chục ngàn lao động đã có công ăn việc làm, hàng vạn ha đất trồng, đồi trọc được tận dụng và khai thác có hiệu quả. Cùng với việc mở rộng diện tích cà phê, VINACAFE đã quan tâm đến việc phát triển cà phê các địa phương nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vvùng căn cứ cách mạng đã đóng góp tích cực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, đời sống và phúc lợi xã hội không ngừng được tăng cường như thủy lợi, giao thông, điện lưới, trường học, cơ sở chế biến .... đã góp nhiều vào quá trình xây dựng kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bằng Hiệp định hợp tác Quốc tế với các nước Liên xô (cũ), Cộng hòa nhân dân Bungải, Cộng hòa dân chủ Đức, Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc, Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (nay là Tổng công ty cà phê Việt Nam ) từ năm 1982 – 1988 đã phát triển nhiều vùng cà phê tập trung với diện tích 20. 000 ha trên địa bàn 2 tỉnh ĐăkLăk và GiaLai –KonTum. Với sự đầu tư thỏa đáng ngay từ trong thời kỳ xây dựng cơ bản cùng với iệc áp dụng cơ chế quản lý tiên tiến, luôn luôn đổi mới và hoàn thiẹn phương thức khoán nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không ngừng được nâng lên. Năm 1990, năng suất bình quân chỉ đạt xấp xỉ 1,0 tấn nhân/ ha, đến nay năng suất bình quân của Tổng công ty đã đạt 2,3 – 2,5 tấn /ha, có nông trường năng suất bình quân lên lên 3,0 – 3,5 tấn/ha. Việt Nam đã trở thành một trong những nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới. Ngày nay không chỉ có các nông trường mà hộ nông dân trồng cà phê đều biết ứng dụng các biện phấp kỹ thuật tiên tiến để thâm canh, tăng năng suất. Từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ sản xuất và nhập khẩu thông qua vật tư thiết bị, Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (nay là Tổng công ty Cà phê Việt Nam ) đã được Nhà nước giao thêm nhiệm vụ xuất khẩu. Năm 1990, Liên hiệp xuất được 19.558 tấn cà phê, kim ngạch gần 17 triệu USD và nhập khẩu 8,981 triệu USD, thì năm 2002 xuất khẩu 226.303 tấn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 92 triệu USD/ 2002 ( năm 200 gần120 triệu USD). VINACAFE đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều khách hàng quốc tế thuộc 40 quốc tịch khác nhau. Điều này lại thêm một lần đánh giá sự trưởng thành của Tổng công ty cà phê Việt Nam, sự lớn mạnh ấy từ khâu sản xuất làm ra sản phẩm đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, một dây chuyền khép kín trong Tổng công ty. Ngoài phát triển cà phê và xuất khẩu cà phê, Tổng công ty kết hợp kinh doanh đa dạng các ngành nghề khai thác các tiềm năng đất đai lao động. Hàng năng sản xuất ra trên 20.000 tấn lúa, 7.000 – 10.000 tấn đường, 1.100 tấn cà phê hòa tan, 55 – 66 tấn bánh sôcôla , 15 triệu viên gạch ..... đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc,gia cầm và hồ ao thả cá. Tổng công ty Cà phê Việt Nam được Nhà nước giao chủ trì việc tổ chức thực hiện phát triển 40.000 ha cà phê chè ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc bằng vốn vay AFD của Pháp. Đến nay đã có 9 tỉnh được duyệt dự án và đã triển khai thực hiện được 1/4 chương trình. Có thể nói, cùgn với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong Tổng công ty Cà phê Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong việc tạo lập, xây dựng ngành kinh tế-kỹ thuật sản xuất cà phê, trong việc hình thành các vùng kinh tế mới, do đó gián tiếp giúp đỡ, hỗ trợ tư nhân. Vai trò đó được thể hiện trong khai hoang, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất... Tuy nhiên, so với các thành phần kinh tế khác thì có những hạn chế, biểu hiện như quy hoạch trồng mới trên cả những vùng đất xấu, thiếu nguồn nước, thường bị động về vốn, vật tư kỹ thuật cho sản xuất, bảo vệ sản phẩm, nhiều chi phí quá lớn cho mục tiêu chính trị – xã hội nhưng không được cân đối bằng vốn ngân sách. 4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty: Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty hiện nay được bố trí như sau: 4.2.1. Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát: - Hội đồng quản trị: có 5 thành viên Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị một thành viên là Tổng giám đốc, một thành viên là Trưởng ban Kiểm soát, và hai thành viên kiêm nhiệm chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, pháp luật. Ban Kiểm soát: có 5 thành viên, trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban theo phân công của Hội đồng quản trị và bốn thanhkinh doanh viên khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, và chuyên viên kế toán, đại diện công nhân viên chức, đại diện Bộ quản lý và đại diện Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. 4.2.2. Ban điều hành và bộ máy giúp việc: - Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm do Hội đồng quản trị đề nghị, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành và Bộ trưởng Bộ nội vụ trình. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Chính phủ và pháp luật Nhà nước, là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ Tổng giám đốc phân công thực hiện. - Bộ máy giúp việc: gồm Văn phòng Tổng công ty các ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Hiện tại, có Văn phòng và các ban: Kế hoạch - đầu tư, Tài chính kế toán, Tổ chức cán bộ – thanh tra, Kinh doanh tổng hợp, Điều hành dự án AFD. 4.2.3. Các đơn vị thành viên: Các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, những đơn vị hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có điều lệ và tổ chức hoạt động riêng do Hội đồng quản trị phê duyệt phù hợp với Điều lệ Tổng công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Bộ máy Giúp việc Các đơn vị Thành viên Ban kiểm soát II. Thực trạng sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm cà phê : 1. Điều kiện đơn vị tự nhiên: 1.1. Đất đai địa hình: Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là lý tưởng nhất vì loại đất này có đặc điểm lý hóa tinh kết và tầng dầy.Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng dầy từ 70 cm trở lên, thoát nước tốt, không bị úng lầy. Đất trồng cà phê có thể có nguồn gốc địa chất khác nhau. Cà phê có thể phát triển trên tàn dư núi lửa mà phần lớn là tro như ở Trung Mỹ trên đất có tầng phong hóa như Brazin. ở đó người ta trồng trên đất phát triển từ đá mẹ, bazan,gina, hoặc sa thạch.ở Tây Phi, ấn Độ, chủ yếu trồng trên đất gỏinai, granit.ở Việt Nam, các loại đất như granite, sa phiến thạch, phù sa cổ, gờnai, dốc tụ đều trồng được cà phê .Phần lớn cà phê ở Việt Nam được trồng trên đất bazan như ở ĐăkLăk, GiaLai, Đồng Nai, Lâm Đồng, Phủ Quỳ (Nghệ An), miền trung và vùng núi phía Bắc. Cũng có những vùng cà phê trồng trên vùng đất granite như EaKa (ĐăkLăk), trên vùng đất xám pha granite như ĐăkUy ( KonTum). Các vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta trồng cà phê chủ yếu trên đất có nguồn gốc từ đá thạch. Địa hình để trồng cà phê thường bằng phẳng hoặc lượn sóng. Những nơi địa hình có độ dốc > 15 độ phải xử lý tốt công trình xói mòn, không được trồng cà phê vào vùng trũng không thoát nước được. Dù trồng cà phê trên loại đất nào thì vai trò của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ, nâng cao độ phì của đất. Ngay cả trên đất bazan, nếu không được chăm sóc tốt thì cà phê vẫn không phát triển được. Ngược lại, những vùng đất không phải là bazan, nếu tăng cường thâm canh vẫn có thể tạo nên khả năng vườn cây phát triển tốt, năng suất cao. 1.2. Khí hậu: Không phải vùng nào trên trái đất cũng trồng được cà phê. Cà phê chỉ trồng được ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, gió. Vì vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý đến các yếu tố quan trọng này. - Nhiệt độ: phạm vi nhiệt độ phù hợp với mỗi giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ở nơi mát và hơi lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 180 c – 250 c. Vì vậy, cà phê chè thưòng được trồng từ miền núi có độ cao 600 – 2.500m. Ngược lại, cà phê vối thích hợp ở những vùng nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp tử 220c – 260c. - Lượng mưa: lượng mưa cần thiết đối với loại cà phê chè từ 1.300mm – 1.900mm, cà phê vối 1.300mm – 2.500mm. ở nước ta, lượng mưa tập trung 70%-80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước; mùa khô kéo dài từ 3-5 tháng và lượng mưa chỉ chiếm 20% - 30% nên nhiều nơi cà phê thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. - ẩm độ: ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. - ánh sáng: cây cà phê chè là loại thích ánh sáng tán xạ, còn cây cà phê vối thích ánh sáng trực xạ yếu. - Gió: gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm cho lá bị rách, lá rụng, các lá non bị thui đen; gió nóng làm cho các là bị khô héo và tăng nhanh quá trình bốc hơi nước, đặc biệt là về mùa khô. 1.3. Phân bố địa lý các vùng sản xuất cà phê ở nước ta: Hình thể đất nước Việt Nam phần đất liền kéo dài theo phương kinh tuyến từ 23022’ đến 8030’ độ vĩ Bắc và từ 102010’ độ kinh Đông với diện tích là 331.000 km2. Như vậy, đất nước ta là một hệ thống sông suối khá dày đặc. Toàn bộ nước ta lại nằm trong vành đai nhiệt đới ở Bắc đường Xích đạo, điểm cao nhất ở phía Bắc là điểm 23032’ giáp với Bắc chí tuyến. Như thế, điều nhận xét đaqàu tiên là lãnh thổ nước ta nằm trong vùng có khí hậu và điều kiện tự nhiên (các yếu tố nhiệt độ trung bình từ 220c đến 270c; số lượng giờ nắng có tới 200h trên một tháng vào mùa hè, 70h/tháng vào mùa đông; lượng mưa phong phú, trung bình 1.600mm-2.400mm/năm; độ ẩm bình quân 75-90% vào mùa khô xuống dưới 65%) hết sức thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, trong đó có cây cà phê. Đất nước ta trải dài theo kinh phương tuyến 150 vĩ Bắc từ Bắc xuống Nam, với 3/4 là đồi núi có sự phân hóa theo không gian khá đa dạng và có sự khác biệt lớn trong sự phân hóa mùa của nhiệt độ. ở phía Nam, phân bố nhiệt tương tự vùng Xích đạo, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lên tới 100c. Ranh giới giữa hai miền là dải Hải Vân cao trên 1.000m trở thành các vách ngăn những đợt gió mùa Đông Bắc nên dẫn tới khí hậu hai miền khác nhau. Từ những điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên trên, chúng ta hoàn toàn có căn cứ để phân bố loài cà phê Arabica ở phía Bắc và loài cà phê Robusta ở phía Nam. Chúng ta có thể phân chia vùng sản xuất cà phê ở Việt Nam như sau: - Vùng cà phê Đông Bắc - Việt Bắc: bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc tập trung ở hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, và một phần tỉnh Phú Thọ. - Vùng cà phê Tây Bắc: đây là vùng cà phê khá tập trung gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình. Vùng này có thể phát triển tới 30.000 ha cà phê chè Arabica, hàng năm có thể đạt sản lượng 50.000 – 60.000 tấn cà phê xuất khẩu. - Vùng cà phê Thanh – Nghệ – Tĩnh: điều kiện đất đai, khí hậu vùng này có thể trồng 20.000 ha cà phê chủ yếu là cà phê Arabica giống Catimo. - Vùng cà phê Bình – Trị – Thiên: có 3 vùng quy hoạch trồng cà phê tập trung là Tuyên Hóa, Minh Hóa và một phần vùng Bố Trạch (Quảng Bình), vùng A Lưới (Thừa Thiên Huế) và vùng Khe Sanh – Hướng Hóa (Quảng Trị). Đây là vùng đất bazan, khí hậu tốt có thể phát triển cả ba loại cà phê vối, chè, và mít. Diện tích có thể trồng tới 20.000 ha và là một vùng cà phê của nước ta. - Vùng cà phê Đông Trường Sơn: cà phê vùng này không tập trung mà chủ yếu phân tán trên các vùng núi, cao nguyên nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn như Sơn Hòa, Ba Tơ (Quảng Ngãi), Vĩnh Thạch (Bình Định), Vân Hòa, Sông Hinh (Phú Yên), Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Nếu có đủ điều kiện để khai thác thì vùng Đông Trường Sơn có thể phát triển trên 15.000 ha. - Vùng cà phê Tây Nguyên: đây là vùng cà phê tập trung lớn nhất của nước ta ở phía Tây dãy Trường Sơn. Với 4 tỉnh ĐăkLăk, Gia Lai, KonTum và Lâm Đồng sản lượng cà phê của Tây Nguyên chiếm 85% sản lượng cà phê của nước ta, riêng tỉnh ĐăkLăk đã chiếm tới 60% Cà phê được trồng ở đây là loại Robusta, chỉ có một ít là diện tích cà phê chè Arabica (Catim) mới trồng trong ít năm gần đây với sản lượng chưa đáng kể. Đất đỏ bazan trên cao nguyên Tây nguyên rộng lớn có thể cho phép mở rộng diện tích cà phê đến 500.000 ha. Nhưng vì mối quan hệ với nhiều loại cây trồng khác hư cao su, hồ tiêu, điều…và tiết kiệm nguồn nước ngầm, nên giữ mức 300.000 – 350.000 ha cà phê. - Vùng cà phê Đông Nam Bộ: đây là vùng cà phê cực Nam của Việt Nam nằm chủ yếu trên ba tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Diện tích cà phê vùng này khoảng 50.000 ha. 2. Hoạt động sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm cà phê: 2.1. Tình hình sản xuất: Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới nên có điều kiện thích hợp để trồng cà phê và tập trung trồng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Diện tích cà phê vùng này đã chiếm khoảng 85% diện tích của cả nước. Năm 1975 tổng diện tích cà phê cả nước là 3.400 ha sản lượng 6.000 tấn. Đến 1980 đã lên tới 22.500 ha, sản lượng 8.400 tấn, tăng 60% diện tích và 40% về sản lượng so với 1975. Đến năm 2001 diện tích lên tới trên 500.000 ha, sản lượng 900.000 tấn vượt 37,3 lần về diện tích và 150 lần sản lượng so với 1975. Chúng ta có thể coi quá trình phát triển của ngành cà phê là quá trình tăng trưởng kỷ lục. Cà phê Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trên thế giới. Sự phát triển đa dạng và đan xen giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất cà phê là một đặc trưng mới, hình thành và phát triển mạnh mẽ từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và các chính sách khuyến khích phát triển cà phê trong nhân dân. Do giá cà phê trong những năm 1996 – 1999 khá cao, sản xuất cà phê thu nhiều lợi nhuận nên tác động mạnh mẽ đến nông dân phát triển cà phê. Tỷ trọng cà phê nhân dân hiện nay chiếm 85% sản lượng cả nước và có xu hướng tăng dần. Vì hiện nay chúng ta thực hiện việc giao đất, khoán vườn cây cà phê cho các công nhân, nông hộ. Nhiều nông hộ, công nhân viên nông trường đã phát triển hình thức cà phê chuyên canh theo mô hình trang trại để tăng hiệu quả sản xuất. Tính đến năm 1998 sản xuất cà phê của các nông trường chỉ khoảng 47.000 ha chiếm 15% tổng diện tích cà phê cả nước (minh họa bảng sau). Bảng 4: Cơ cấu diện tích và sản lượng cà phê Đơn vị % Chỉ tiêu thành phần 1981 1985 1990 1995 1998 1.Diện tích trồng cà phê 100 100 100 100 100 - Nông trường, công ty 65,96 49,26 28,23 21,47 18,64 - Tư nhân 30,04 50,74 72,17 78,53 81,36 2. Sản lượng 100 100 100 100 100 - Nông trường, công ty 72,12 50,53 23,90 18,79 15 - Tư nhân 27,88 49,47 76,1 81,21 85 Nguồn: Số liệu thống kê nông nghiệp (1980-1998) Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt cà phê trong các nông hộ một cách tự do tự phát trong những năm đầu của cơ chế thị trường đã phải trả giá cho sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu. Trong khi thị trường xuất khẩu chịu tác động lớn của thị trường, giá cả cà phê thế giới. Cuối năm 1999 giá cà phê giảm liên tục nên gây nhiều thua lỗ cho người sản xuất cà phê. - Một vấn đề đáng quan tâm là khâu chế biến cà phê: Người nông dân thiếu cơ sở vật chất, kỹ thuật trong chế biến (sân phơi, máy xay xát v..v…) chủ yếu chế chế biến thủ công, đơn giản nên chất chất lượng cà phê còn thấp, trong khi đó công nghiệp chế biến của Nhà nước còn hạn chế, chưa theo kịp, tương ứng với sự phát triển diện tích sản lượng cà phê trong cả nước. 2.2. Hình hình chế biến và chất lượng sản phẩm: Về chế biến cà phê nhân xuất khẩu: Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp chế biến cà phê đó là chế biến ướt (cà phê rữa, được gọi là cà phê “dịu” (milds), chủ yếu cho cà phê chè (Arabica) và một số ít cà phê vối (Robusta); và chế biến khô (cà phê không rữa “ Hard Coffee”) chủ yếu là cà phê chè của Brazil và cà phê vối. ỏ nước ta, phần lớn sản lượng cà phê được chế biến chủ yếu theo phương pháp chế biến khô. Phương pháp này đơn giản: chỉ cần phơi nguyên quả cà phê tươi cho đến khi độ ẩm trong nhân cà phê còn 12 – 13%. Đối với cà phê chè thì yêu cầu bắt buộc phải chế biến ướt và đúng quy trình thì mới bảo dảm được chất lượng. Ngoài ra trong nhân dân còn có phương pháp xay cà phê quả tươi dập ra (xay có nước hoặc không có nước) để phơi cho mau khô. Cách này không thể cho cà phê chất lượng cao được, thậm chí lúc phơi gặp mưa thì cà phê sẽ bị hỏng. - Thu hoạch cà phê và chế biến hiện nay nổi lên một số vấn đề: + Đối với các nông trường, doanh nghiệp Nhà nước: Cà phê được trồng tập trung, theo qui hoạch và dự án, do đó có các cơ sở, xưởng chế biến khá đồng bộ từ sân phơi xi măng đến các lò sấy, các xưởng chế biến khô theo quy trình và dự án trình duyệt. Sản xuất cà phê chè thì có các trạm rửa sát tươi, phơi sấy. Vì vậy nhìn chung chất lượng khá bảo đảm, ổn định. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp do thiếu vốn đầu tư hoặc xây dựng các khu chế biến không tương ứng với diện tích cà phê đã trồng nên chất lượng cà phê còn hạn chế. + Đối với các nông hộ: Diện tích cà phê nhân dân chiếm 85% và sản lượng thu hoạch cũng tương ứng. Nhưng vấn đề chế biến còn bất cập. Từ khâu thu hái đến chế biến chưa đúng quy trình kỹ thuật. Cà phê thu hoạch còn nhiều tỷ lệ xanh (về nguyên tắc chín mới được thu hoạch) cà phê chè phải sát tươi nhưng nhiều nông hộ không có máy sát tươi. Cà phê thu hoạch phải chế biến trong 24 giờ nhưng vì thiếu phương tiện, thường để ủ kéo dài nên chất lượng kém. Cần phải loại bỏ một tập quán xấu trong thu hoạch cà phê ở nước ta nhiều nơi do thời vụ, do thiếu lao động hoặc do cả phương thức thu mua nên cà phê được thu hoạch theo kiểu tuốt cành (cả quả xanh lẫn quả chín). Để cà phê có chất lượng tốt phải thu hoạch cà phê đúng độ chín. Hái chọn lựa tuy tốn công nhưng mang lại lượng quả thật sự cho cả người trồng và người chế biến nhờ nâng cao được chất lượng (mầu sắc cà phê nhân sáng, hương vị thơm ngon, giảm được tổn thất sau thu hoạch và giá thành hạ). - Để nâng cao hiệu quả chế biến cần bố trí hợp lý các quy mô, loại hình chế biến, trong đó các trung tâm chế biến giữ vai trò chủ đạo về chất lượng đầu ra của sản phẩm. Hiện nay cả nước có khoảng 70 xưởng chế biến cà phê nhân, chủ yếu là của các nông trường, công ty sản xuất kinh doanh cà phê của Nhà nước, trong đó Tổng công ty Cà phê đã chiếm gần 40 xưởng. Các xưởng sát tươi cà phê chè hiện có 25 xưởng và các nông hộ ở tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An dùng các máy sát tươi nhỏ. Hiện tại nhà xưởng, thiết bị máy móc, sân phơi phục vụ khâu chế biến cho cà phê vối và cà phê chè còn thiếu, chưa tương xứng với diện tích, sản lượng cà phê hiện có. Về chế biến cà phê thành phẩm (tinh chế): Hiện nay số lượng cà phê nhân được chế biến thành cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê sữa mỗi năm khoảng 20.000 tấn. Chủ yếu là các lò rang xay cà phê tư nhân, sản xuất phục vụ nội tiêu trong nước. Ngành cà phê Việt Nam hiện có một nhà máy cà phê Biên Hòa - Đồng Nai thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam có công suất 1.000 tấn cà phê hòa tan năm với công nghệ mới của Đan Mạch. Hiện nay, nhà máy hoạt động hết công suất, sản phẩm tiêu thụ tốt, kinh doanh có hiệu quả. Mặt hàng sản xuất chủ yếu là cà phê sữa tan thương hiệu VINACAFE. Mỗi năm sản xuất gần 3.000 tấn (chủ yếu tiêu thụ nội địa và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc) và 596.950 kg cà phê hoà tan xuất khẩu 1.651.428 USD năm 2002. Nhìn chung cà phê thành phẩm của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu thị trường Mỹ, Tây Âu, vì vậy xuất khẩu còn hạn chế. - Về mặt hiệu quả, lợi nhuận thì sản xuất cà phê thành phẩm và tiêu thụ được thì hiệu quả cao, lợi nhuận lớn. Giá bán cà phê thành phẩm thường ổn định trong khi đó nguyên liệu đầu vào (cà phê nhân sống) giá hạ, nhất là trong tình hình hiện nay. Trong nhiều năm qua, nhà máy cà phê Biên Hòa luôn luôn là đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năm sau cao hơn năm trước. Đây sẽ là hướng đi chính trong công nghiệp chế biến cà phê thành phẩm của Tổng công ty cà phê Việt Nam. - Nhìn thực trạng ngành công nghiệp chế biến cà phê Việt Nam hiện nay đang còn nhiều khó khăn: sự thiếu vốn đầu tư, thiếu thốn về trang thiết bị cũng như công nghệ chưa tương xứng với sự phát triển diện tích và sản lượng của ngành cà phê; mặc dù các cơ sở quốc doanh đã có nhiều cố gắng bỏ vốn đầu tư nâng cao năng lực chế biến, nhưng vẫn mang tính chắp vá và thiếu đồng bộ. Do thiếu vốn đầu tư, mặt khác chưa tính toán được chiến lược lâu dài trong ngành cà phê nên chất lượng cà phê xuất khẩu còn thấp. c. Về chất lượng cà phê: - Hiện nay cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân sống, năm 2001 xuất khẩu 873.943 tấn, năm 2002 xuất khẩu 713.735 tấn nhưng giá bình quân thường thấp hơn giá quốc tế từ 100-120 USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là chất lượng cà phê Việt Nam còn kém, không đồng đều mặc dù bản chất cà phê của Việt Nam có chất lượng tốt. Sở dĩ như vậy là do vấn đề thu hoạch và công nghệ chế biến cà phê của ta còn yếu kém, chưa đúng quy trình kỹ thuật. Qua phân tích chất lượng của các hàng nhập khẩu cà phê Việt Nam đều rút ra cà phê Việt Nam còn nhiều khuyết tật, nhiều lỗi, kích cỡ hạt không đều, lẫn cành cây, cục đá, vỏ cà phê, tạp chất 0,5%. Mùi vị thì có mùi hôi, bị lên men quá, mốc, có đất, mùi khói… trong khi cà phê các nước khác không có những khuyết tật đó. Ta có thể so sánh chất lượng cà phê qua bảng sau: Bảng 5: Về chất lượng cà phê vối Việt Nam (Robusta) Indonesia Brazil Africa Hình dáng (chất lượng chính) Không đều, số lượng hạt khuyết tật cao, phần lớn kích cỡ hạt nhỏ, nói chung có lẫn cành c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11603.DOC
Tài liệu liên quan