Luận văn Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN GIANG 3

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 3

2. chức năng và nhiệm vụ của Công ty 3

2.1. chức năng 3

2.2. nhiệm vụ 4

3. Cơ cấu tổ chức quản lý. 5

 3.1. Bộ máy lãnh đạo của công ty gồm có: 5

 3.2. Các phòng ban. 6

4. kết quả hoạt động kinh doanh 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN GIANG 8

I. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 8

1. Đặc điểm về sản phẩm. 8

2. thị trường tiêu thụ sản phẩm 9

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 10

1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 10

2. Hiệu quả sử dụng vốn 11

 2.1. Đặc điểm cơ cấu vốn 11

 2.2. hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 13

3. Hiệu quả sử dụng lao động 16

 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực. 16

 3.2. Hiệu quả sử dụng lao động 18

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN GIANG 19

1. Ưu điểm 19

2. Nhược điểm 19

 

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN GIANG 21

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN GIANG. 21

1. Mục tiêu 21

2. Định hướng phát triển Công ty 22

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN GIANG. 23

Biện pháp 1: Hoàn thiện tổ chức lao động: 23

Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. 26

Biện pháp 3: Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả 29

Biện pháp 4 : Quản lý và sử dụng chi phí một cách chặt chẽ và có hiệu quả 31

KẾT LUẬN 32

 

doc35 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương lai đây là thị trường mà Công ty sẽ có kế hoạch đầu tư mở rộng để phát triển và xây dựng các chi nhánh hoạt động của Công ty. II. thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Sau khi xem xét kết quả kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây, ta đi xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty. (xem bảng 4 trang bên) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2004 khá cao, nhưng đến năm 2005 lại giảm 0.75%, cũng như vậy năm 2006 giảm 0,82% so với năm 2005. Mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng không tương ứng với tổng vốn kinh doanh mà Công ty đang có. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vào kinh doanh của Công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao. - Tương tự tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng giảm dần trong mấy năm qua. Năm 2006 đã giảm 0,78% so với năm 2005. Cũng như thế tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay cũng giảm đáng kể năm 2006 giảm 0,95% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của Công ty là chưa hiệu quả. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng tăng đều trong 3 năm qua. Chứng tỏ giá bán sản phẩm đã tăng, đồng thời với điều đó là chi phí giảm dẫn tới lợi nhuận tăng. Năm 2004 là 5,40%, năm 2005 là 5,48% tức là tăng 1,01% và năm 2006 đạt 5,59% tức tăng 1,02% so với năm 2005. Qua chỉ tiêu này ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty là khá tốt. - tỷ suất doanh thu trên chi phí của một thời kỳ tương đối ổn định trong 3 năm gần đây, tuy rằng năm 2005 có giảm nhẹ, nhưng năm 2006 lại tăng lên. Nếu năm 2005 bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 103,87 đồng doanh thu thì năm 2006 lại thu được 104,11 đồng doanh thu, tăng 1,004% so với năm 2005. Có thể nói Công ty đã tận dụng tốt những chi phí cho hoạt động kinh doanh của mình. - Lợi nhuận trên chi phí của năm 2005 và 2006 đã tăng nhẹ so với năm 2004 ở năm 2004 thì cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 0,056 đồng lợi nhuận, đến năm 2005 đã thu được 0,067 đồng lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra, và năm 2006 là 0,058 đồng, tăng 1,004% so với năm 2005. Công ty đã sử dụng có hiệu quả các chi phí để tạo ra lợi nhuận. - Cũng như vậy lợi nhuận trên doanh thu đang tăng. Tại Công ty năm 2004 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0,054 đồng lợi nhuận, tương ứng 0,014% tăng thêm vào năm 2005. Năm 2005 mức lợi nhuận từ doanh thu tăng lên tới 0,056 đồng lợi nhuận, tương ứng 1,019% tăng thêm so với năm 2005. Điều này chứng tỏ mức lợi nhuận từ 1 đồng doanh thu đã tăng lên biểu hiện tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. - Mức lợi nhuận so với chi phí bỏ ra như vậy chưa phải là cao, nhưng đối với một Công ty tư nhân thì khá là ổn định, thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng về mọi mặt của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang trong cơ chế thị trưòng đầy cạnh tranh như hiện nay. 2. Hiệu quả sử dụng vốn 2.1. Đặc điểm cơ cấu vốn Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay nhu cầu về vốn kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngày càng trở nên bức thiết đòi hỏi các nhà quản lý huy động vốn tốt, sử dụng vốn một cách có hiệu quả đảm bảo nguồn vốn có khả năng sinh lời, không ngừng tích luỹ cho doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là yếu tố đầu tiên không thể thiếu được trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm luôn chuyển không ngừng của vốn, chù kỳ nối tiếp chu kỳ, nên sau mỗi chu kỳ sản suất kinh doanh nhất thiết phải có vốn để đáp ứng cho chù kỳ tiếp theo. Mặt khác doanh nghiệp luôn cần mở rộng quy mô kinh doanh nên đòi hỏi quy mô vốn ngày càng tăng lên tương ứng. Với vai trò quan trọng đó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó cũng là mục tiêu cần đạt tới của các nhà quản lý vốn trong quá trình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là bước đầu tiên trong kinh doanh. Việc phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp là rất cần thiết cho việc quản lý và sử dụng vốn. Cơ cấu vốn của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang năm 2005 - 2006 được tổng hợp qua bảng sau: bảng 5 ( trang bên) Qua bảng cơ cấu vốn của Công ty trong những năm gần đây ta nhận thấy rằng Công ty có nguồn vốn tương đối phát triển. Vốn cố định Năm 2005 Công ty có số vốn cố định là 2.924.535 nghìn đồng. Năm 2006 số vốn này tăng lên 3.056.898 nghìn đồng tương ứng tăng 4,5% cũng đã góp phần không nhỏ ổn định tình hình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng với một Công ty chỉ hoạt động thương mại mà không tham gia vào quá trình sản xuất, thì lượng vốn cố định như vậy so với vốn lưu động là khá cao. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu vốn kinh doanh của Công ty. Vốn lưu động Năm 2005 Công ty có số vốn lưu động là 2.733.771 nghìn đồng. Năm 2006 so với năm 2005 số vốn này đã tăng lên 3.999.615 nghìn đồng tương ứng với 46,3%. Đây là lượng tăng vốn lưu động rất cao so với lượng tăng vốn cố định, điều này giúp cho công ty chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Có thể nói đây là một thành công của Công ty trong việc huy động đồng vốn kinh doanh của mình. Do là một Công ty thương mại chỉ kinh doanh và không sản xuất chính vì vậy mà lượng vốn lưu động càng tăng thì Công ty càng có điều kiện cạnh tranh và năm bắt nhưng cơ hội kinh doanh mới. Qua bảng thống kê ta thấy nguồn vốn tăng trưởng rất tốt. Với tình hình kinh tế hiện nay thì sự phát triển về vốn là rất cần thiết cho việc thúc đẩy sản suất kinh doanh có hiệu quả. Với thực trạng của nền kinh tế của nước ta hiện nay, tình hình kinh doanh kém hiệu quả diễn ra phổ biến. Tư tưởng ấu trĩ lạc hậu, chậm đổi mới còn tồn tại trong một số nhà quản lý, việc thích nghi với cơ chế khắt khe của thị trường còn lúng túng trì trệ thậm trí phá sản. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh vốn không được bảo toàn dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, để nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới, nhanh chóng theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay thì cần khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn. 2.2. hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Bảng 6: chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (trang biên) a. Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh LNT Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh = VKD Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Năm 2004 hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty là 0,16. năm 2005 so với năm 2004 hệ số này giảm 0,04 tương đương với giảm 25%. Năm 2006 so với năm 2005 hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm 0,02 tương đương với giảm 17%. Ta có từ năm 2004 đến 2005 hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm từ 0,16 còn 0,1 tức giảm 0,06 (=37,5%). Hệ số này giảm vì sự tăng trưởng của lợi nhuận không tương đương với sự tăng trưởng của tổng vốn. Điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang giảm. b. Các chỉ tiêu sử dụng vốn cố định (VCĐ). Hệ số doanh thu trên vốn cố định DTT Hệ số doanh thu trên VCĐ = VCĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này tăng tức là đã sử dụng hiệu quả vốn cố định và ngược lại. Năm 2004 hệ số doanh thu trên VCĐ lầ 7,26 đồng có nghĩa là 1 đồng VCĐ bỏ ra thì thu được 7,26 đồng lợi nhuận. Năm 2005 so với năm 2004 hệ số này giảm 2,88 đồng tương đương với giảm 39,7%. Năm 2006 hệ số này chỉ giảm 0,14 đồng tương đương với giảm 3,2% so với năm 2005. Hệ số doanh thu trên VCĐ trong 3 năm qua giảm là do doanh thu thuần giảm và năm 2006 chỉ tiêu này giảm do VCĐ tăng với tỷ lệ 4,5% so với năm 2005, mà doanh thu thuần chỉ tăng 1,1%. Như vậy, Công ty sử dụng chưa tốt VCĐ. Hệ số lợi nhuận trên VCĐ LN Hệ số lợi nhuận trên VCĐ = VCĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh tình hình sử dụng VCĐ và hệ số lợi nhuận trên VCĐ cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng VCĐ. Năm 2004 hệ số lợi nhuận trên VCĐ là 0,39 đồng nghĩa là 1 đồng VCĐ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận. Năm 2005 so với năm 2004 hệ số lợi nhuận trên VCĐ giảm 0,15 đồng tương đương với giảm 38,5%. Năm 2006 so với năm 2005 chỉ tiêu này tiếp tục giảm 0,01 đồng tương đương với giảm 4,2%. Nguyên nhân dẫn đến hiện tương VCĐ tăng là do Công ty đầu tư vào xây dựng lại cơ sở vật chất để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. c. Các chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động (VLĐ) VLĐ năm 2005 so với năm 2004 tăng 285.373 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 11,7% VLĐ năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.265.884 nghìn đồng, tức là tăng 46,3% Vì Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang là Công ty thương mại hoạt động chính là thu mua hàng hoá và đem tiêu thụ mà không tham gia vào hoạt động sản xuất nên việc tăng trưởng VLĐ là cần thiết và hoàn toàn hợp lý. Hệ số doanh thu trên VLĐ DTT Mức doanh thu tính cho 1 đồng VLĐ = VLĐ chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VLĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2004 hệ số đảm nhiệm VLĐ là 5,21 có nghĩa là 1 đồng VLĐ tao ra được 5,21 đồng doanh thu. Năm 2005 so với năm 2004 chỉ tiêu này của VLĐ giảm 0,52 đồng tức giảm 10,01%. Năm 2006 chỉ tiêu này của VLĐ tiếp tục giảm 1,45 đồng tức giảm 30,92% so với năm 2005. Tuy Công ty đã chủ động tăng VLĐ nhưng doanh thu thuần lại tăng lên không đáng kể từ hoạt động kinh doanh nên hệ số đảm nhiệm của VLĐ giảm chứng tỏ Công ty sử dụng VLĐ là chưa tốt. Số vòng luân chuyển của VLĐ, thời gian để VLĐ luân chuyển 1 vòng DTT Số vòng luân chuyển của VLĐ = VLĐ Số vòng luân chuyển tăng hay giảm cũng chính là chỉ tiêu để xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ hiệu quả hay không vì quan hệ ở đây cũng tỷ lệ thuận. Năm 2004 số vòng luân chuyển của VLĐ là 5,21 lần, nhưng năm 2005 giảm xuồng còn 4,69 lần và đến năm 2006 chỉ còn 3,24 lần. Như thế từ năm 2004 - 2006 số vòng luân chuyển của VLĐ đã giảm 40,92% 360 Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ = VLĐ Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn. Năm 2004 thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ là 5,2 ngày nhưng đến năm 2005 thời gian luân chuyển này đã tăng 0,5 ngày (=9,9%), năm 2006 thời gian 1 vong luân chuyển tiếp tực giảm xuống 1,5 ngày (= 30,9%) Việc tăng trưởng vốn lưu động là hợp lý nhưng Công ty lại có mức tăng doanh thu thuần không cao từ các hoạt động kinh doanh của mình qua các năm nên qua các chỉ tiêu trên cũng chứng tỏ Công ty chưa sử dụng tốt VLĐ. * Tóm lại: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời gian qua là chưa tốt công tác quản lý vốn kinh doanh còn hạn chế. Chẳng hạn việc lượng hàng tồn kho còn nhiều làm tăng chi phí bảo quản, chi phí lưu kho lưu bãiSong ta cũng thấy rằng không chỉ do nguyên nhân chủ quan mà còn do nguyên nhân khách quan đó là sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty cùng ngành có quy mô lớn hơn về vốn luôn tìm cách mở rộng thị trường và đang thu hút một số khách hàng lớn của Công ty làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong các năm qua tăng lên không đáng kể và còn có nguy cơ giảm sút. 3. Hiệu quả sử dụng lao động. 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực. Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con nguời là yếu tố quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện bằng các thời gian lao động, tận dụng hết khả năng kỹ thuật của người lao động là một nhân tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thời gian hoạt động Công ty thường xuyên bổ sung cán bộ công nhân viên từ trình độ THPT cho đến Đại học, từ những người có kinh nghiệm, kỹ năng cho đến những người mới tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đào tạo căn bản cho đến nâng cao nghiệp vụ để phù hợp với mỗi lĩnh vực. Bảng 7: Cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm ( 2004 - 2006) Năm 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng số lao động 58 66 72 8 13,7 6 9,09 Phân theo giới tính Nam Nữ 42 16 46 20 50 22 4 4 9,52 25 4 2 8,7 10 Phân theo trình độ ĐH, trên ĐH CĐ, Trung cấp PTTH 12 28 18 15 30 21 17 33 22 3 2 3 25 7,14 16,67 2 3 1 13,3 10 4,7 Phân theo độ tuổi Trên 40 Từ 30 - 40 Dưới 30 10 17 31 12 18 36 13 21 38 2 1 5 20 5,88 16,12 1 3 2 8,3 16,67 5,56 (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính) Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động của Công ty ta thấy tổng số lao động năm 2006 tăng 6 người, trong đó lao động nam chiếm đa số. Một điều đáng mừng khi thấy trình độ lao động trong Công ty là khá cao, tỷ lệ Đại học, Cao đẳng là rất lớn trong tổng số lao động, số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học năm 2005 là : 22,73%, năm 2006 là: 23,61%, Cao đẳng và Trung cấp năm 2005 là: 45,45%, năm 2006 là: 45,83% đây là một tỷ lệ mà nhiều công ty nhà nước cũng phải mơ ước. Quan trọng hơn là Công ty có đội ngũ lao động khá trẻ và năng động, rất thuận lợi với lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang là Công ty thương mại nên hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện thông qua việc tính toán xem 1 người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và tính xem 1 người lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 3.2. Hiệu quả sử dụng lao động Con người luôn được đánh giá vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Đối với doanh nghiệp, yếu tố con người đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết, đặc biệt trong nền kinh tế mở như hiện nay và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang cũng vậy. Sự thành công hay thất bại, các quyết định hoặc phương hướng kinh doanh của Công ty đều phụ thuộc vào yếu tố con người và ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có sự đòi hỏi khác nhau vào khả năng hoặc năng lực của mỗi người. Do đó việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua bảng 8 ( xem trang bên) chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trên đây ta thấy. - Năng suất lao động bình quân toàn Công ty trong mấy năm gần đây ngày càng giảm xuống từ 202.559,6 nghìn đồng/người/năm trong năm 2004 đến năm 2005 chỉ còn 194.374,3 nghìn đồng/người/năm. Như vậy, năng suất lao động của 1 người /năm, năm 2005 so với năm 2004 giảm 8.185,3 nghìn đồng năm 2006 giảm so với năm 2005 là 14.186,6 nghìn đồng - Mức sinh lợi bình quân của lao động toàn Công ty cũng đang giảm xuống, từ 10.654,8 nghìn đồng năm 2005 xuống 10.073,8 nghìn đồng vào năm 2006. - hiệu suất của tiền lương cũng giảm theo từng năm, năm 2005 là 11,51 nghìn đồng, đến năm 2006 là 9,19 nghìn đồng. Qua các chỉ tiêu trên cho ta nhận thấy tình hình sử dụng nguồn lao động của Công ty đang giảm xuống. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận của Công ty vẫn tăng. Công ty cần khắc phục yếu tố này để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận của người lao động trong Công ty. III. đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ an giang 1. ưu điểm Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên rất đoàn kết, nhiệt tình, năng động, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt bộ máy lãnh đạo của Công ty không ngừng được nâng cao trình độ. Trụ sở chính của Công ty nằm tại thành phố Hà nội, là một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn, nơi có mức dân trí cao và mức thu nhập của người dân ở đây cũng rất cao, vì vậy mà sức tiêu thu sản phẩm ở khi vực này cũng rất lớn. Sản phẩm của Công ty đảm bảo về chất lượng nên Công ty nên cũng tạo được uy tín với khách hàng. Cũng nhờ mối quan hệ tốt và có uy tín mà Công ty được các bạn hàng cho thông qua hình thức trả chậm, tận dụng được nguồn vốn kinh doanh nhất là trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp, nhằm đáp ứng kịp yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh. Công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thông qua việc công ty đã chủ động nâng cao số vốn cố định ban đầu, năm 2004 số vốn cố định của Công ty là 1.756.794 nghìn đồng đến năm 2006 số cốn cố định này đã tăng lên 3.056.898 nghìn đồng, đây là việc đầu tư mở rộng cở sở kinh doanh của doanh nghiệp. Như những năm trước đây Công ty phải thu mua hàng qua các nhà phân phối nên phải chịu mức giá cao. Nay Công ty đã có nhưng mối hàng tận gốc mà không phải chịu mức giá như trước đây nữa. 2. Nhược điểm Đối với các doanh nghiệp nhỏ nói chung và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Ging nói riêng khi tham gia vào cơ chế kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, cạnh tranh gay gắt khốc liệt như hiện nay thì bên cạnh những cơ hội được mở ra là rất nhiều những khó khăn và thử thách. Hiện nay Công ty còn tồn tại một số nhược điểm sau: - Số vòng luôn chuyển vốn lưu động giảm nhanh, chứng tỏ việc luôn chuyển hàng hoá và công tác thu hồi nợ chưa nhanh, nên Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bán hàng, giảm lượng hàng tồn kho và tích cực thu hồi công nợ để tăng nhanh vòng quay VLĐ. - Công ty chưa quan tâm đến một số hoạt động tiêu thụ sản phẩm như điều tra nghiên cứu thị trường. - Công ty vẫn chưa thực sự đẩy mạnh việc đa dạng hoá các mặt hàng để đa dạng hàng hoá của Công ty góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận. - Công ty chưa xác định được chiến lược sản phẩm ổn định mang tính chất dài hạn. Chưa có những biện pháp nghiên cứu thị trường một cách có hệ thống. Nguyên nhân Trình độ năng lực quản lý của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý của Công ty trong cơ chế thị trường. Ban lãnh đạo chưa thực sự nắm bắt thời cơ đầu tư, chưa mạnh tay vay vốn nhà nước để mở rộng kinh doanh, gọi liên doanh với các doanh nghiệp khác. Tình trạng thiếu vốn vẫn còn diễn ra thường xuyên do Công ty không có được nguồn tài chính để mở rộng kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu, chí phí cho kế hoạch chiến lược còn hạn hẹp. Việc kiểm soát thị trường còn kém vì Công ty chưa thực sự có những nhân viên giỏi và có năng lực trong lĩnh vực này. Các công tác nghiên cưu đối thủ cạnh tranh triển khai còn chậm chạp. Tóm lại: qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang trong giai đoạn hiện nay cho thấy rõ việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Dựa vào những lợi thế của mình và qua việc khắc phục những hạn chế và khó khăn, hy vọng rằng trong tương lai Công ty sẽ phát triển mạnh mẽ và tạo được chữ tín trên thị trường. Qua đó nâng cao tầm vóc của Công ty. Chương III: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang i. mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn. Với chiến lược đúng đắn bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang là một đơn vị hoạt động kinh doanh do đó Công ty hoạt động luôn hướng tới lợi nhuận. Muốn vậy Công ty phải quan tâm đến điểm hoà vốn và thời gian hoàn vốn, từ đó xác định được doanh số bán hàng, thời gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận. Để mục tiêu của Công ty đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất và các nguồn lực của mình cần phải xác định phương hướng và biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu quả tối ưu nhất. 1. Mục tiêu Trong quá trình hoạt động Công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể: - Tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận khoảng 139,39% vào năm 2009 so với năm 2006, tăng thu cho ngân sách khoảng 23,52%, ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm. - Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động. - Cố găng nâng mức thu nhập bình quân trên 1.986.000đ/người/tháng 2. Định hướng phát triển Công ty Căn cứ vào kế hoặch phát triển của ngành trong giai đoạn tới, căn cứ vào nhiệm vụ chính của Công ty trong tình hình kinh doanh thực tế hiện nay. Công ty đã xây dựng phương hướng phát triển trong giai đoạn 2007 - 2012 như sau: Phát huy những ưu điểm, tận dụng tối đa các nguồn nhân lực phục vụ cho việc kinh doanh, cố gắng khắc phục các nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý theo hương gọn nhẹ, hiệu quả. Tổ chức đào tạo cán bộ nhân viên để nâng cao khả năng nghiệp vụ. Điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý, xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Đảm bảo cho cán bộ nhân viên trong Công ty có việc làm và thu nhập ổn định, quan tâm đến đời sống cán bộ thông qua các quỹ hộ trợ, trợ cấp, phúc lợi của Công ty. Thực hiện chế độ an toàn lao động, toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty đều đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên trong Công ty môi trường làm việc ổn định, lành mạnh, có thể phát huy hết khả năng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và phát triển doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thị trường Hà nội là khu vực có sức tiêu thụ cao và Công ty có khả năng phát triển trước mắt và lâu dài. mục tiêu những năm tới thị trường Hà nội chiếm tỷ lệ % lớn khoảng 60% tổng doanh thu của Công ty. Đầu tư mở rộng thị trường phía Bắc, công ty dự tính đến năm 2007 khu vục thị trường này sẽ chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của Công ty. Trên thị trường khác nhau, Công ty sẽ tập trung tiêu thụ các mặt hàng khác nhau, có lượng tiêu thụ ổn định. II. những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang.. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại. Từ đó có những biện pháp hạn chế những tồn tại, tháo gỡ khó khăn, khai thác triệt để những thuận lợi. Có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang. Biện pháp 1: hoàn thiện tổ chức lao động: Con người là nhân tố đầu tiên và cũng là nhân tố cuối cùng quyết định sự thành công của một tổ chức. chính vì lẽ đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, biện pháp đầu tiên cần nhắc tới là con người. 1.1. Bố trí hợp lý cán bộ lao động: Mô hình tổ chức của Công ty theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm nhân lực đòi hỏi mỗi nhân viên phải làm việc với công suất cao có chất lượng, có tinh thần trách nhiệm, tạo được hiệu quả trong công việc. Do đó, Công ty cần xây dựng bộ máy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả hơn bằng việc xem xét bố trí lại đội ngũ lao động một cách hợp lý. Bố trí lao động hợp lý giữa các phòng ban để đảm bảo không có hiện tượng người làm không hết việc người lại ngồi chơi. Trong quá trình thực tập tại Công ty, được quan sát công việc tại các phòng ban, theo em tại phòng tổ chức hành chính Công ty chỉ nên bố trí 7 người là có thể đảm bảo tôt khối lượng công việc của phòng này thay vì 9 người như hiện nay. Số lượng lao động còn lại Công ty có thể bố trí sang phòng ban khác hoặc đào tạo để họ làm công việc khác. Song song với việc bố trí hợp lý số lượng lao động Công ty cũng cần quan tâm hơn đến việc sử dụng hợp lý chất lượng đội ngũ lao động thông qua việc bố trí “ đúng người, đúng việc” để có thể tận dụng được năng lực của từng người cũng như tạo cho họ cơ hội thăng tiến phát triển mình. Thông qua đây tạo ra một đội ngũ cán bộ có hiệu quả, đảm bảo tốt quá trình làm việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. 1.2. Tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên Nâng cao chất lượng lao động của công nhân viên thông qua việc tổ chức những khoá đào tạo, bồi dưỡng cho những nhân viên mới được tuyển chọn, cho những nhân viên trong thời gian tiến hành công việc mới của mình để họ nắm được mục tiêu và phương hướng của Công ty, nắm được quy trình công việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Thực hiện chính sách đào tạo bằng cách kèm cặp trực tiếp giữa người có kinh nghiệm chuyên môn với những người mới để họ khỏi bỡ ngỡ đồng thời giảm chi phí đào tạo, đảm bảo có lớp kế cận vững vàng. Tuy nhiên, công việc đào tạo kiểu này chỉ nên áp dụng khi có sự bảo đảm về chất lượng của đội ngũ nhân viên mới học nghề vì điều này dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Việc xác định nhu cầu đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty. Căn cứ vào yêu cầu từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo. Nhu cầu đào tạo của Công ty bắt nguồn từ đòi hỏi vầ năng lực và trình độ cần đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ và tương lai. Do đó, viậc xác định nhu cầu đào tạo phải do trực tiếp các phòng ban chức năng tiến hành dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty qua khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực và khả năng đpá ứng của CBCNV dưói hình thức phỏng vấn trực tiếp và các phiếu điều tra cho phép các phòng ban chức năng xác định nhu cầu giáo dục, đào tạo. Phòng tổ chức tổng hợp các yêu cầu đó đồng thời dựa trên các yêu cầu thực thực hiện mục tiêu chiến lược để xây dựng kế hoạch đào tạo. Quá trình gáo dục đào tạo phát triển nhân viên có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Xây dựng kế hoạch đà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docbia luan van.doc
  • doccac bieu.doc
Tài liệu liên quan