MỤC LỤC
Lời mở đầu 6.
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 9
I.Thực chất, vai trò và những nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 9
1.Khái niệm tiêu thụ sản phẩm.9
2.Vai trò tiêu thụ sản phẩm.10
2.1 Vai trò tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.10
2.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với xã hội.12
3.Một số yêu cầu cơ bản đối với công tác tiêu thụ sản phẩm.12
3.1 Đảm bảo tăng thị phần của doanh nghiệp.13
3.2 Đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.13
3.3 Đảm bảo tăng tài sản vô hình(uy tín) của doanh nghiệp.13
3.4 Đảm bảo phục vụ tốt khách hàng.14
3.5 Đảm bảo thúc đẩy sản xuất.14
4. Những nội dung cơ bản trong công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.14
4.1 Nghiên cứu thị trường.14
4.2Kế hoạch hoá khâu tiêu thụ.15
4.2.1 Kế hoạch hoá bán hàng.
4.2.2 Kế hoạch hóa marketing.
4.2.3 Kế hoạch hoá quảng cáo.
4.2.4 Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
4.3 Các hoạt động truyền thông.17
4.3.1 Quảng cáo.
4.3.2 Các chính sách tiêu thụ.
4.4 Tổ chức hoạt động tiêu thụ và dịch vụ sau tiêu thụ.18
4.4.1 Xác định hệ thống kênh tiêu thụ.
4.4.2 Trang thiết bị nơi bán hàng.
4.4.3 Tổ chức bán hàng.
4.4.4 Tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
4.4.5 Yểm trợ bán hàng.
4.4.6 Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng.
II. Các nhân tố môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .21
1.Môi trường bên ngoài.21
1.1Nhân tố kinh tế.21
1.2 Nhân tố chính trị và pháp luật.21
1.3 Nhân tố kỹ thuật công nghệ.21
1.4 Nhân tố văn hoá- xã hội.22
1.5 Nhân tố tự nhiên.22
1.6 Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành.23
1.6.1 Sức ép của khách hàng.
1.6.2 Sức ép của nhà cung cấp.
1.6.3 Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành.
1.6.4 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
1.6.5 Sức ép của các sản phẩm thay thế.
2.Môi trường bên trong.26
2.1 Nguồn nhân lực.27
2.1.1 Ban giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cấp doanh nghiệp.
2.1.2 Cán bộ quản lý cấp trung gian, đốc công và công nhân.
2.2 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.28
2.3 Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp.29
III.Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động tiêu thụ ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay 30
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI .33
I.Tổng quan về xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà nội 33
1.Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.33
1.1 Giai đoạn từ tháng 4/1964-1987.33
1.2 Giai đoạn từ 1988-1993.34
1.3 Giai đoạn từ 1994 đến nay.34
2.Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp.35
3.Cơ cấu tổ chức và chức bộ phận.35
3.1 Ban lãnh đạo.36
3.2 Các phòng ban.38
4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp.39
II.Phân tích các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội .40
1.Các đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm.40
1.1Sản phẩm và thị trường.40
1.1.1 Sản phẩm.
1.1.2 Thị trường.
1.2 Nguồn nhân lực.44
1.3 Năng lực về vốn.47
1.4 Năng lực về thiết bị công nghệ.48
2.Các đặc điểm về môi trường chung và môi trường ngành có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.50
2.1Môi trường chung.50
2.1.1 Môi trường kinh tế.
2.1.2 Môi trường chính trị , pháp luật.
2.1.2 Môi trường kỹ thuật công nghệ.
2.1.4 Môi trường văn hoá xã hội.
2.1.5 Môi trường tự nhiên.54
2.2 Môi trường ngành .
2.2.1Các đối thủ cạnh tranh . .
2.2.2 Khách hàng: .
2.2.3 Người cung ứng: .
2.2.4 Sản phẩm thay thế: .
III.Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội .58
1.Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.58
1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại sản phẩm.58
1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo đoạn thị trường.60
1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối: .61
2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của xí nghiệp.62
2.1Ảnh hưởng của nghiên cứu thị trường.62
2.2 Ảnh hưởng của nghiên cứu sản phẩm.63
2.3 Ảnh hưởng của chính sách giá.65
2.4 Ảnh hưởng của kênh phân phối.68
2.5 Ảnh hưởng của công tác khuyếch trương và quảng cáo sản phẩm.70
3.Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.71
3.1Những kết quả đã đạt được.71
3.2Những mặt tồn tại.71
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI .74
I.Mục tiêu phát triển của ngành bánh kẹo đến năm 2005 .74
II. Định hướng phát triển của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội .75
III. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội .76
1.Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, thực hiện phân đoạn thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu của xí nghiệp.76
2. Xây dựng chính sách sản phẩm hợp lý.80
3.Tăng ngân sách một cách hợp lý để thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động xúc tiến bán và yểm trợ bán hàng.82
4.Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng năng động và tạo nên một hình ảnh riêng về xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.84
5. Hoàn thiện chính sách giá cả.86
6. Hoàn thiện công tác đại lý.88
7.Hoàn thiện công tác tổ chức và nhân sự.89
8.Tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý.90
Kết luận 91
Tài liệu tham khảo 92
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113
1038
114,82
1160
111,75
(Nguồn: phòng kinh doanh xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội )
Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Năm 1999 doanh thu tăng 2447 triệu đồng cùng với sự tăng lên của lợi nhuận(66 triệu đồng) và thu nhập bình quân/tháng(104 nghìn đồng) chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh năm này đã có hiệu quả, việc tăng sản lượng đã đưa đến cho xí nghiệp khoản lợi nhuận khá lớn và cải thiện hơn đời sống của cán bộ công nhân viên.
Năm 2000, 2001 do đầu tư một số dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất hiện đại và liên tục nâng cao tay nghề công nhân nên chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao kéo theo sự gia tăng sản lượng tiêu thụ. Doanh thu, lợi nhuận đều tăng nên thu nhập của cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt từ 904000đ(năm1999) lên 1038000đ(2000) rồi lên 1160000đ(năm 2001)- đây chính là thành tựu to lớn của xí nghiệp trong những năm vừa qua.
II.Phân tích các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.
1.Các đặc điểm cơ bản về kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.1Sản phẩm và thị trường :
1.1.1Sản phẩm:
Xí nghiệp thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá sản phẩm cũng có những nhược điểm nhất định như thiếu sự chú ý, quan tâm đến việc đầu tư theo chiều sâu vào sản phẩm nên không đáp ứng được nhu cầu khắt khe của khách hàng. Cuộc sống ngày càng nâng cao, giờ đây người dân không chỉ đơn giản là ăn no mà còn muốn thưởng thức được vị ngon của hàng hoá. Hơn nữa, bánh kẹo không phải là hàng hoá thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người dân mà họ chỉ mua sắm trong các dịp lễ, tết, cưới, hỏi,...Vì vậy, tiêu chí chất lượng và mẫu mã sản phẩm đang trở thành tiêu chí hàng đầu trong cạnh tranh. Hiện nay, các sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu bình dân với chất lượng khá, giá rẻ, mẫu mã bao bì chưa được hấp dẫn lắm. Trong thời gian tới, việc tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp trong cơ cấu sản phẩm của xí nghiệp mang tính cấp thiết để tăng lượng tiêu thụ.
Bánh kẹo chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời gian và thời tiết. Nếu để lâu hay không có chế độ bảo quản thích hợp sản phẩm sẽ dễ bị ẩm mốc hay chảy nước. Đây cũng là một khó khăn cho công tác bảo quản nguyên vật liệu, ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định chiến lược sản phẩm của xí nghiệp. Chính vì điều này đòi hỏi xí nghiệp phải có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý, tránh tình trạng tồn hàng quá nhiều, giảm phẩm chất của hàng hoá khi tới tay người tiêu dùng. Việc lập các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong xí nghiệp được áp dụng một cách linh hoạt. Do lượng tiêu thụ bánh mứt kẹo luôn thay đổi theo thời gian nên ngoài việc xây dựng các kế hoạch tháng, xí nghiệp còn lập các kế hoạch tuần, ngày để luôn đảm bảo lượng tiêu thụ hợp lý.
Một đặc điểm lớn nữa là bánh kẹo gắn liền với yếu tố mùa vụ cho nên việc sản xuất và tiêu thụ cũng phải gắn với yếu tố này. Thời điểm lượng hàng tiêu thụ mạnh nhất là vào mùa cưới hay lễ tết. Để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu trong những dịp này đòi hỏi xí nghiệp phải dự đoán lượng hàng tồn kho, lượng hàng sản xuất cho phù hợp, bố trí lượng lao động hợp lý, có thể thuê thêm lao động thời vụ, dự trữ nguyên vật liệu, mở rộng kênh phân phối. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp ta hãy tham khảo bảng sau:
Bảng 2: Đặc điểm một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp
Sản phẩm
Chất lượng
Chủng loại
Mẫu mã kiểu dáng
Bao gói
1.Mứt tết
Khá
Nhiều nhưng không đặc trưng
Truyền thống
Hộp giấy,túi PE mỏng, đơn giản
2.Bánh trung thu
Cao
Tương đối nhiều
Hấp dẫn
Hộp giấy, hộp nhựa
3.Bánh xốp các loại
Khá
Chưa đa dạng
Chưa độcđáo ấn tượng
Hộp giấy, túi PE mỏng
(nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002).
Từ bảng trên ta thấy mặc dù đã có nhiều chủng loại hàng hoá của xí nghiệp có mặt trên thị trường nhưng số lượng chủng loại còn hạn chế và cơ cấu chủng loại không cân bằng ở các mặt kinh doanh. Xí nghiệp có ưu thế về sản phẩm mứt tết, bánh trung thu nhưng lại bị hạn chế về sản phẩm bánh xốp.
Được đánh giá có chất lượng tương đối cao nhưng sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội vẫn còn có yếu điểm. Điều mà các đại lý phản ánh nhất vẫn là độ xốp của bánh xốp. Bánh của xí nghiệp do quá xốp nên rỗng lại không có mùi vị đặc trưng nên không tạo được cảm giác ngon miệng cho người tiêu dùng.
So với các đối thủ cạnh tranh thì quy cách mẫu mã và bao gói sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội cũng có rất nhiều hạn chế, đặc biệt là sản phẩm mứt tết. Có thể nói đây là tồn tại lớn nhất mà xí nghiệp đang gặp phải trên thị trường tiêu thụ. Bao gói của các loại mứt tết là hộp giấy với hình dáng đã có từ lâu không thay đổi. Điều này sẽ tạo cho người tiêu dùng cảm giác nhàm chán, không kích thích tính tò mò tìm hiểu của họ khi quyết định mua hàng. Bao gói của sản phẩm bánh tuy có in hình màu sắc và tên sản phẩm nhưng chưa có sự hấp dẫn đối với khách mua, màu sắc và dáng vẻ không mang dáng vẻ riêng của bánh kẹo Hà Nội. Trong khi đó trên thị trường bánh kẹo có một số Công ty màu sắc marketing riêng, ví dụ bao gói màu xanh đậm là của Công ty bánh kẹo Quãng Ngãi, màu mận chín là bao gói của Công ty bánh kẹo Lam Sơn(Thanh Hoá)...Về quy cách và chất lượng bao gói thì xí nghiệp có được ưu diểm là dán kép có khay đựng bánh bằng nhựa mỏng(bánh sampa) không những làm cho gói bánh vuông cạnh, hấp dẫn mà còn bảo vệ cho bánh không bị vỡ đồng thời làm cho gói bánh trông to hơn rất thu hút khách hàng. Các múi dán túi sản phẩm được dán bằng máy nên rất chắc, khó bung và giữ cho sản phẩm không bị ẩm, giảm chất lượng. Ngoài ra bao gói sản phẩm của xí nghiệp còn có một ưu điểm nữa là có để hở một khoảng trống đằng sau túi để khách hàng có thể thấy được sản phẩm bên trong, đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Tuy nhiên sản phẩm bánh của xí nghiệp vẫn có hạn chế là ngoài yếu tố chất lương thấp thì còn có hạn chế nữa đó là hình dáng các loại bánh còn đơn giản, đã lâu chưa được nghiên cứu để thay đổi và không khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
Thị trường:
Sản phẩm của xí nghiệp được sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu và một phần để xuất khẩu.
Thị trường trong nước:
Lượng tiêu thụ sản phẩm trong nước của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội được phân bổ hầu hết các tỉnh thành trong cả nươc tuy nhiên tập trung cao nhất vẫn là thị trường Hà Nội. So với nhiều công ty khác thị phần tiêu thụ của xí nghiệp trong ngành sản xuất bánh kẹo nói chung là còn nhỏ, chỉ chiếm 2,5% mặc dù sản phẩm của xí nghiệp đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành. Với hơn 100 đại lý, hệ thống kênh phân phối của xí nghiệp được coi là một trong những kênh phân phối mạnh trong ngành. Việc các đại lý rải khắp các tỉnh thành cũng gây khó khăn cho xí nghiệp trong việc quản lý, giám sát tiêu thụ của xí nghiệp. Hiện nay, xí nghiệp thực hiện quản lý tiêu thụ thông qua các cán bộ nghiên cứu thị trường. Các cán bộ này chịu trách nhiệm một vùng thị trường cụ thể, có nghĩa vụ giám sát bán hàng, thu thập thông tin từ các đối tượng hữu quan như các đại lý, khách hàng, địa phương trong vùng mà mình quản lý. Chính nhờ việc quản lý tiêu thụ như vậy mà thông tin thu thập được không bị chồng chéo, góp phần tích cực trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Có thể nói thị trường miền Nam là thị trường tiềm năng còn bị bỏ ngỏ của xí nghiệp. Mức sống của người dân miền Nam cao nhất trong cả nước. Việc mở rộng thị trường vào khu vực này phải là các kế hoạch mang tính chiến lược mới hy vọng thu được thành công. Trong thời gian tới, xí nghiệp cần mở rộng cơ cấu sản phẩm bằng việc tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, phục vụ những đoạn thị trường có nhu cầu và khả năng thanh toán cao.
Hiện nay, các sản phẩm bình dân vẫn là nguồn thu chủ yếu của xí nghiệp. Việc tiêu thụ các sản phẩm loại này mạnh ở những nơi có thu nhập thấp như Nam Hà, Thái Bình, Hà Bắc, Yên Bái, Lai Châu,...
Trong một số năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp giảm mạnh do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty sản xuất bánh kẹo như: Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu, Biên Hoà, Quảng Ngãi, Hữu Nghị, Tràng An và một lượng không nhỏ bánh kẹo nhập ngoại từ nhiều nguồn khác nhau.
Thị trường nước ngoài:
Vài năm trở lại đây nhờ sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo cùng toàn thể lao động của xí nghiệp, chất lượng sản phẩm của xí nghiệp đã được nâng cao nên đã có khả năng xuất ra một số thị trường ngoài nước như Hàn Quốc, một số nước ASEAN và châu Âu. Tuy nhiên các thị trường này mới chỉ được thiết lập nên dễ bị mất đi trong quá trình cạnh tranh vì thế xí nghiệp phải hết sức chú ý vùng thị trường này.
1.2Nguồn nhân lực:
Trong các năm qua, số lượng lao động của xí nghiệp tăng cả về số lượng và chất lượng. Xí nghiệp đặc biệt quan tâm tới trình độ cũng như kỹ năng làm việc của cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp thường xuyên tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lại lao động một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu lao động. Xí nghiệp thường xuyên cử cán bộ đi học, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề nhằm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho công nhân. Xí nghiệp luôn quan tâm tới thực lực, khả năng của mỗi người hơn là bằng cấp để đánh giá. Vì vậy, trước khi nhận nhân viên vào làm việc họ phải trải qua một thời gian thử việc để khẳng định năng lực của mình. Qua tài liệu của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội ta có cơ cấu lao động của xí nghiệp trong những năm qua như sau:
Bảng 3: Cơ cấu lao động của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng số lao động
-Trong đó lao động nữ
245
203
83
230
195
84,8
200
176
88
180
119
66,1
-Lao động trực tiếp
-Lao động gián tiếp
223
22
92,1
8,8
213
17
92,6
7,4
180
20
90
10
159
21
88,3
11,7
-Đại học và trên đại học
-Trung cấp-Cao đẳng
-Lao động phổ thông
27
8
210
11
3,3
85,7
33
6
191
14,3
2,6
83,1
38
14
146
19
8
73
44
15
121
24,4
8,4
67,2
(Nguồn: báo cáo tình hình lao động của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội qua các năm 1999, 2000, 2001).
Do đặc điểm quy trình sản xuất của xí nghiệp nên lao động nữ chiếm tỷ lệ khá lớn trong xí nghiệp. Hiện nay số lao động nữ chiếm khoảng 70% tổng số lao động. Đây là một thuận lợi của xí nghiệp vì trong lĩnh vực này lao động nữ có tính cần cù, chịu khó, khéo léo và phù hợp với họ.
Trong những năm gần đây, số lượng lao động của xí nghiệp có xu hướng giảm do giảm lao động trực tiếp trong khi đó quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, nhiều dây chuyền công nghệ mới được đầu tư để cho ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng hơn. Điều này chứng tỏ năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Và mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa trình độ hiện đại của máy móc thiết bị với số lượng công nhân lao động trực tiếp chứng tỏ cơ cấu lao động trực tiếp của xí nghiệp là hợp lý.
Vì tính chất sản xuất của xí nghiệp mang tính thời vụ bởi lượng bánh, mứt tiêu thụ thường không đồng đều trong một năm nên số lượng lao động thường thay đổi theo mùa vụ. Đây là một khó khăn lớn đối với xí nghiệp. Việc bố trí lao động phải hợp lý, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thì mới tiết kiệm chi phí sản xuất được. Chính vì vậy, xí nghiệp đã bố trí tuyển dụng lượng lao động hợp động ngắn hạn mỗi khi có nhu cầu đó là khi vào mùa vụ. Tuy nhiên, lực lượng này có đáp ứng được về khả năng và trình độ chuyên môn hay không thì các cấp lãnh đạo không thể biết trước được.
Hiện nay xí nghiệp có khoảng 180 lao động trong đó có 44 người có trình độ đại học(có 6 người mới được tuyển vào) và 15 người đạt trình độ trung học. Tuy không thể so sánh với các công ty sản xuất bánh kẹo khác bởi quy mô của xí nghiệp nhỏ hơn rất nhiều nhưng có thể nói trình độ lao động của xí nghiệp là tương đối cao. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho xí nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Ngoài ra nếu phân nguồn nhân lực theo tiêu thức độ tuổi và chức vụ thì ta có:
Bảng4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và chức vụ
Các chỉ tiêu
Tổng
Trình độ
Tuổi
đại học
Trung cấp
Dưới 30
30-45
Trên 45
1.Cán bộ quản lý
3
3
1
2
2.Nhân viên
- Nhân viên sản xuất kinh doanh
- Nhân viên hành chính văn phòng
177
146
31
41
20
21
136
126
10
74
65
9
71
56
15
32
25
7
(Nguồn: báo cáo tình hình lao động của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội)
Như đã đề cập ở trên, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là bộ khung, là nền tảng trong quá trình hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp. Một cơ cấu quá cồng kềnh, chồng chéo dẫn đến doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, kém năng động, điều đó có nghĩa là năng lực cạnh trnah của5 doanh nghiệp bị hạn chế. Nhưng đối với xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ , nhiệm vụ chức năng được phân chia một cách rõ ràng cho các phòng ban chức năng giúp cho việc quản lý thuận tiện, đường ra mệnh lệnh ngắn, phát huy được khả năng năng động, sáng tạo chuyên môn của các phòng ban.
Các thành viên của xí nghiệp có tuổi đời còn khá trẻ(tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên là 31 tuổi). Các nhân viên quản lý đều có trình độ chuyên môn khá cao, xử lý công việc nhanh nhạy. Đây là một lợi thế khá mạnh của xí nghiệp.
1.3Năng lực về vốn:
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp trong tổng số 6000 doanh nghiệp Nhà nước thiếu vốn hoạt động phải đóng cửa. Nhưng do hoạt động kinh doanh của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội trong nhiều năm có hiệu quả và ngày càng thu được lợi nhuận nhiều hơn nên xí nghiệp có tiềm lực về vốn khá mạnh. Hiện tại, vốn kinh doanh của xí nghiệp mới chỉ có từ một nguồn duy nhất là Nhà nước cấp có xin thêm bổ sung trong trường hợp cần nên có rất nhiều hạn chế cho việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, cải tiến mẫu mã hay phát triển sản phẩm mới...Vì thế trong tương lai tốt nhất xí nghiệp nên có kế hoạch thu hút vốn từ các nguồn khác như vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng...để có điều kiện chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 5: Tình hình vốn của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Gía trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng số(vốn kinh doanh )
4894
100
5006
100
5024
100
5316
100
1.Vốn lưu động
1630
33,3
1727
34,5
1834
36,5
2015
37,9
2.Vốn cố định
3264
66,7
3279
65,5
3190
63,5
3301
62,1
(Nguồn: báo cáo tình hình vốn của xí nghiệp bánh mứt kẹo trong các năm 1998, 1999, 2000, 2001).
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 4 năm gần đây 1998, 1999, 2000, 2001 vốn kinh doanh của xí nghiệp đã tăng lên tương đối đều qua các năm, năm 2001 tăng so với 1998 là 8,6% còn cơ cấu vốn thì lại khá ổn định.
1.4 Năng lực về thiết bị công nghệ
Nhận thức được vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với phát triển sản xuất, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội đã và đang cố gắng đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm được chi phí và khấu hao máy móc. Trong năm qua, xí nghiệp đã đầu tư 846 triều đồng trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị quan trọng, thay thế cho lao động thủ công nặng nhọc như máy định hình bánh nướng, máy xào nhân đậu xanh, lò nướng bánh bằng gas, máy đánh trứng, máy trộn bột làm
bánh trứng,...Sự đầu tư đó đối với xí nghiệp là cả một sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc nhưng so với các đối thủ trong ngành thì xí nghiệp vẫn có phần kém hơn.
Bảng 6: Dây chuyền công nghệ của một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo
Công ty
Dây chuyền thiết bị
Công suất
Năm nhập
Nguyên giá (tỷ đồng)
Hải Hà
-Dây chuyền sản xuất kẹo mềm
-Dây chuyền sản xuất bánh Cookies Italia
-Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp
-Dây chuyền sản xuất kẹo mềm khác và kẹo gôm
1200tấn/năm
2300tấn/năm
150tấn/năm
6700tấn/năm
1995
1995
1996
1996
3,5
8
2,5
7
Hải Hà-kotobuki
-Dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Nhật
-Dây chuyền sản xuất bánh Snack của Nhật
-Dây chuyền kẹo cao su toàn bộ của Đức
-Dây chuyền sản xuất kẹo Sao la của Hà Lan
-Dây chuyền sản xuất kẹo que của Hà Lan
-Thiết bị bánh tươi của Đức
1200tấn/năm
12tấn/ngày
1tấn/ngày
1tấn/ngày
1tấn/ngày
1,5tấn/ngày
1994
1994
1994
1995
1996
1998
9
12,4
5
6,2
2,7
0,7
Hải Châu
-Dây chuyền sản xuất bánh kẹo kem xốp CHLB Đức
-Dây chuyền sản xuất thiết bị phủ Socola CHLB Đức
-Máy gói Hàn Quốc
-Hai dây chuyền kẹo cứng CHLB Đức
1tấn/ca
1tấn/ca
3400tấn/năm
1996
1998
1997
1998
9
3,5
0,5
20
Bánh mứt kẹo Hà Nội
-Dây chuyền sản xuất bánh trung thu Đài Loan
-Thiết bị bánh trứng
-Máy rang lạc
15tấn/ngày
0,5tấn/ca
2001
2001
2001
O,540
0,206
0,100
(Nguồn: phòng kinh doanh xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội )
Qua bảng 28 ta thấy về năng lực kỹ thuật, công nghệ của xí nghiệp là rất hạn chế. Trong khi các đối thủ cạnh tranh như Hải Hà, Hải Hà-Kotobuki, Hải Châu có nhiều công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài về với giá trị xấp xỉ 10 tỷ đồng thì xí nghiệp chỉ có duy nhất là dây chuyền sản xuất bánh trung thu nhập về từ Đài Loan với trị giá chỉ 0,54 tỷ đồng, còn lại tất cả đều là máy móc mua trong nước sản xuất. Máy móc nội địa mặc dù gía rẻ hơn nhưng lại thô sơ, lạc hậu, công suất thấp và rất hay bị trục trặc, hư hỏng. Điều này không những làm hạn chế năng suất lao động, năng lực sản xuất mà còn cho ra đời các sản phẩm có chất lượng không cao. Vì vậy, trong thời gian tới xí nghiệp cần tập trung đầu tư đổi mới, mua sắm và trang bị lại dây chuyền sản xuất-đó chính là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của xí nghiệp.
2. Các đặc điểm về môi trường chung và môi trường ngành có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội.
2.1Môi trường chung
2.1.1Môi trường kinh tế
Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế nước ta đã có chiều hướng đi lên rõ rệt, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao dẫn toí nhu cầu có khả năng thanh toán được của người dân cũng tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong đó có xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội tập trung đẩy mạnh sản xuất, nghiên cứu thị trường để tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ở trạng thái tăng trưởng khá ổn định, tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức hợp lý không làm cho nền kinh tế có những biến động mạnh, tỷ giá hối đoái được Nhà nước điều tiết cho phù hợp với tình trạng của nền kinh tế, đã làm cho các doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm và đổi mới máy móc thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất cho sản xuất kinh doanh. Cơ chế kinh tế mới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tự do trên thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết được tăng cường. Qúa trình hội nhập AFTA cũng đang mở ra cho các doanh nghiệp nướoc ta những thị trường mới-thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Đây là điều kiện thử sức cho các doanh nghiệp trong nước trên thị trường nước ngoài.
2.1.2Môi trường chính trị , pháp luật:
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã hạn chế các rủi ro tài chính, việc kiểm soát và điều tiết tỷ giá của nhà nước trong thời gian qua đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tình hình an ninh, xã hội ổn định tương đối đã giảm nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn tới tình trạng nhập lậu bánh kẹo, sản xuất hàng rởm, hàng kém chất lượng,...gây lũng đoạn cho môi trường cạnh tranh(cạnh tranh không lành mạnh). Mặc dù những chính sách về hạn chế bánh kẹo nhập khẩu nhằm khuyến khích bánh kẹo trong nước đã được ban hành và thực hiện nhưng sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại vẫn ngang nhiên được trưng bày trên các cửa hàng.
Sắp tới, Việt Nam sẽ gia nhập vào tổ chức thường mại thế giới WTO và các điều kiện trong hiệp ước AFTA có hiệu lực thì Việt Nam nhất thiết sẽ phải gỡ bỏ hàng rào thuế quan. Lúc đó hàng hoá của các nước tràn vào với lợi thế về công nghệ, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá thành, nó sẽ làm cho sản phẩm bánh kẹo của Việt Nam khó cạnh tranh nổi nếu không nhìn nhận được vấn đề một cách thấu đáo ngay từ bây giờ. Vì lúc đó bánh kẹo xuất đi các nước không còn được hưởng các chính sách ưu đãi và ngay cả thị trường trong nước cũng bị cạnh tranh khốc liệt của hàng hoá nhập ngoại.
2.1.3Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Do sự tiến bộ vượt bậc, khoa học công nghệ đã cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đầu tư máy móc trang thiết bị trên cơ sở cải tiến những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao trong khi giá thành sản phẩm lại giảm xuống.
Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội dù đã có một số dây chuyền công nghệ nhưng còn khá cũ kỹ, thô sơ và lạc hậu. Hơn nữa, Việt Nam là một nước đi sau nên việc nghiên cứu triển khai coàn gặp nhiều khó khăn do trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, trình độ tay nghề của người thợ còn chưa cao làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, không đạt định mức,...Đây là vấn đề cần được khắc phục nếu các doanh nghiệp trong ngành nói chung và xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội nói riêng muốn sản phẩm của mình đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
2.1.4Môi trường văn hoá xã hội:
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của ngưòi dân là các nhóm yếu tố về văn hóa xã hội có ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội. Thị hiếu tiêu dùng của người dân ba miền Bắc, Trung, Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng cũng khác nhau. Có đoạn thị trường xí nghiệp đáp ứng tốt nhưng có đoạn thị trường lại bị lấn át bởi đối thủ cạnh tranh nên xí nghiệp cần xem xét khả năng đáp ứng của mình để có hướng phát triển thích hợp cho từng đoạn thị trường.
Bảng 7: Tóm tắt thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo
Khu vực
Đặc điểm
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Sở thích về sản phẩm
-Ngọt vừa phải, thích vị mặn
-Mua theo gói
-Quan tâm nhiều đến hình thức, bao bì
-Thích vị cay ngọt
-Mua lẻ theo cân, chiếc hoặc gói nhỏ
-ít quan tâm bao bì, hình thức
-Độ ngọt cao, cay
-Thích hương vị trái cây
-Thích mua cân, gói
-Không quan tâm nhiều đến hình thức, bao bì
Nhãn hiệu thường dùng(theo thứ tự ưu tiên)
Hải Hà, Hải Châu, Hải Hà-Kotobuki, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội,...
Quảng Ngãi, Biên Hoà, Hải Hà, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội,...
Biên Hoà, Vinabico, hàng ngoại nhập, Hải Hà, xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội,...
(Nguồn: phòng kinh doanh xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy sản phẩm của xí nghiệp chưa chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng. Đối với người dân cả ba miền: Bắc, Trung, Nam thì xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội vẫn ít giành được sự ưu ái hơn( thường là đứng ở vị trí thứ tư sau một số công ty lớn như Hải Hà, Hải Châu, Biên Hoà, Quảng Ngãi,...) vì thế muốn đứng vững hơn trên thị trường chính là thị trường miền Bắc và xâm nhập thành công hai thị trường còn lại thì buộc xí nghiệp phải tính đến một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm là thị hiếu người tiêu dùng. Đối với người dân miền Bắc thì xí nghiệp nên tung ra thị trường những loại bánh có vị mặn và đặc biệt quan tâm đến mẫu mã, bao gói. Đối với người dân miền Trung vì đời sống còn thấp nên điều họ quan tâm nhất khi mua sản phẩm lại là số lượng. Họ thích vị cay ngọt và chỉ mua cân hoặc những gói nhỏ-điều này sẽ gây khó khăn cho xí nghiệp vì nếu bán sản phẩm theo cân, không đóng gói thì khi vận chuyển xa sản phẩm dễ bị vỡ vụn, hư hỏng và thời hạn sử dụng là bị hạn chế. Ngoài ra đối với các sản phẩm đóng gói thì xí nghiệp nên giảm nhỏ kích cỡ của sản phẩm để đánh lừa cảm giác vì như thế thì với một khối lượng như nhau nhưng nhìn thì có vẻ là nhiều hơn. Đối với người tiêu dùng miền Nam thì đặc biệt chú ý đến vị cay và có nhiều hương vị của trái cây. Người miền Nam thích mua theo cân gói nên xí nghiệp ít phải lưu tâm khi vận chuyển và trong công tác bảo quản. ở miền Bắc chủng loại hoa quả chưa đa dạng nên có rất nhiều loại phải chuyên chở trong Nam ra hoặc nhập khẩu về nên chịu chi phí cao tức là làm tăng chi phí sản xuất-đây chính là một bất lợi so với các công ty bánh kẹo miền Nam làm xí nghiệp khó xâm nhập vào thị trường này.
2.1.5Môi trườngtự nhiên:
Điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội nói riêng và ngành sản xuất bánh mứt kẹo nói chung. Vào mùa hè trời nóng bánh mứt kẹo dễ bị chảy nước ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lao động, mùa đông sẽ thuận lợi hơn.
Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội có địa điểm sản xuất thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội-khu vực kinh tế lớn của cả nước, dân cư đông đúc, thuận tiện về đường vận chuyển hàng hoá gần cũng như ở các tỉnh xa. Điều này đã giúp xí nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1749.DOC