MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 6
I. CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐÓI, NGHÈO. 6
II .CÁC QUAN NIỆM VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO. 9
III. TỔNG QUAN KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ BẮC GIANG NÓI RIÊNG. 21
1. Bức tranh chung về nghèo đói trên thế giới. 21
2. Một số mô hình giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo trên thế giới. 22
3. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay. 26
CHƯƠNG II 30
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ĐÓI, NGHÈO Ở BẮC GIANG. 30
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRONG TỈNH. 30
1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội của tỉnh. 30
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 31
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới đời sống người dân trong tỉnh. 35
II. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 37
1.Thời kỳ từ năm 1993 - 1996. 37
2. Thời kỳ từ 1997 - 1999. 39
3. Tình hình đói nghèo của Bắc Giang từ năm 1999 đến nay. 45
4. Các chính sách, chương trình và dự án trong và ngoài nước đã và đang thực hiện trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Bắc Giang. 49
II. NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI Ở BẮC GIANG. 53
1. Những nguyên nhân chung. 54
2. Những nguyên nhân trực tiếp. 55
CHƯƠNG III. 62
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI. 62
I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO. 62
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề xoá đói giảm nghèo đối với Việt Nam. 62
2. Quan điểm của Bắc Giang về xoá đói giảm nghèo. 64
II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA CHÍNH PHỦ CŨNG NHƯ CỦA ĐẢNG BỘ, CẤP CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC GIANG. 66
1. Phương hướng mục tiêu giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo của Chính phủ. 66
2. Phưong hướng mục tiêu giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang. 67
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI. 68
KẾT LUẬN 93
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4558 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thanh niên lập nghiệp. Đoàn đã vận động thanh niên tham gia, đóng góp đợc trên 10 vạn ngày công lao động để cải tạo kênh, mong, làm đường giao thông nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương và xoá đói giảm nghèo.
Tuy vậy quá trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong những năm qua diễn ra không đều nhau. Những huyện có tỷ lệ đói nghèo cao lại là những huyện đạt đợc tốc độ giảm đói nghèo tơng đối nhanh nh Lục Ngạn, Lục Nam. Tốc độ giảm đói nghèo ở các huyện này bình quân 1 năm đạt đợc từ 7-8% cao gấp 2 lần tốc độ giảm đói nghèo bình quân toàn tỉnh. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do các huyện này đã biết phát huy thế mạnh về đất đồi rừng để phát triển kinh tế trang trại từ đó thúc đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên đến nay tỷ lệ hộ đói nghèo ở các huyện này vẫn còn tương đối cao.
Bên cạnh những huyện đạt được tốc độ giảm tỷ lệ hộ đói nghèo nhanh như trên thì cũng có những huyện tốc độ giảm tỷ lệ hộ đói nghèo thấp nh Hiệp Hoà, Việt Yên. Đây là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo đói thấp, phần lớn các hộ đói nghèo là những hộ thuộc diện đặc biệt như già cả, cô đơn, không nơi nương tựa, những hộ có người ốm đau, bệnh tật cho nên việc xoá đói giảm nghèo rất khó khăn.
Mặc dù Bắc Giang đạt được tốc độ xoá đói giảm nghèo nhanh nhưng điều này không có tính vững trắc và còn nhiều tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để hướng đến một chiến lược xoá đói giảm nghèo toàn diện như vấn đề tái đói nghèo. Theo kết quả điều tra thống kê hộ đói nghèo hàng năm ở Bắc Giang thì ở Bắc Giang vẫn tồn tại tình trạng tái đói nghèo. Qua phân tích cho thấy tuy các hộ thoát khỏi đói nghèo nhưng ranh giới giữa trung bình và đói nghèo không lớn, cuộc sống của những hộ này rất bấp bênh, chỉ cần gặp phải một sự biến động nhỏ như gia đình có người ốm đau hay mất mùa cũng đã đẩy các hộ này trở lại trình trạng nghèo đói.
Quá trình xoá đói giảm nghèo ở Bắc Giang đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nó cũng còn tiềm ẩn một vấn đề đòi hỏi cần giải quyết để công tác xoá đói giảm nghèo ở Bắc Giang được tốt hơn trong những năm tới.
3. Tình hình đói nghèo của Bắc Giang từ năm 1999 đến nay.
Theo thống kê năm 1999, trong tổng số 332.086 hộ toàn hiện còn 45.844 hộ đói nghèo, chiếm tỷ lệ 13,81%, trong đó hộ đói nghèo là 14.401 hộ, chiếm tỷ lệ 4,34%.
So với mức trung bình cả nớc thì tỷ lệ hộ đói nghèo 1999 ở Bắc Giang 13,81% xấp xỉ với tỷ lệ đói nghèo của cả nước (tỷ lệ đói nghèo hiện nay của cả nước là 13%). Tỷ lệ đói nghèo hiện nay ở Bắc Giang thấp hơn một chút so với tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh Miền núi phía Bắc (tỷ lệ đói nghèo ở các tỉnh Miền núi phía Bắc hiện nay là 16,93%).
Để thấy rõ hơn thực trạng nghèo đói ở Bắc Giang ta có bảng sau:
Bảng 7: Tình trạng nghèo đói ở Bắc Giang năm 1999.
Tên huyện
Tổng số hộ
Số hộ đói nghèo
% số hộ đói nghèo
Số hộ đói
% hộ đói
TX.Bắc Giang
22.295
386
1,37
22
0,094
Lục Ngạn
36.919
4.991
13,52
2.795
7,57
Lục Nam
41.982
8.683
20,86
1.549
3,68
Sơn Động
12.443
4.840
38,90
3.345
26,88
Yên Thế
20.433
2.860
14,00
417
2,03
Hiệp Hoà
44.876
5.451
12,14
1.341
2,98
Lạng Giang
45.184
4.169
9,20
1.179
2,6
Tân Yên
370.168
4.720
12,69
1.533
4,12
Việt Yên
33.928
3.536
10,42
948
2,80
Yên Dũng
36.858
6.208
16,84
1.272
3,45
Toàn tỉnh
332.086
45.844
13,81
14.401
4,34
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang ).
Và tỷ lệ này tiếp tục được giảm và theo thống kê năm 2001 thì còn khoảng 9,1% so với 9,87% năm 2000. So với tỷ lệ nghèo đói của cả nước thì Bắc Giang đã có những bước “bứt phá” mạnh mẽ trong công tác xoá đói giảm nghèo cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Giang năm 2000 là 9,87% thấp hơn của cả nước năm 2001 là 11%.
Ngoài ra qua kết quả điều tra tình hình đói nghèo hiện nay ở Bắc Giang cho thấy một số huyện tỷ lệ hộ đói nghèo thấp như: thị xã Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Việt Yên. Đây là các huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốt, các huyện này đều có đường quốc lộ chạy qua, ngoài ra còn có hệ thống đường tỉnh lộ đan xen rất thuận tiện cho việc giao lưu với các vùng khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận, hơn nữa trình độ dân trí của nhân dân khá cao chính vì vậy mà các huyện này có tỷ lệ đói nghèo thấp. Đa phần các hộ nghèo đói còn lại là những hộ đặc biệt, hộ gia đình chính sách, gia đình có ngời ốm đau, bệnh tật. Để giúp các hộ này thoát cảnh nghèo cần có sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của Nhà nước và chính quyền các cấp.
Những huyện có tỷ lệ đói nghèo cao như : Huyện Sơn Động, Huyện Lục Nam. Đây là những huyện miền núi của tỉnh, cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi còn thiếu và yếu, có những xã của huyện còn chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, trình độ dân trí của ngời dân còn thấp, điều này đã khiến cho tỷ lệ đói nghèo ở các huyện này còn cao. Qua tìm hiểu thì thấy các hộ đói nghèo ở đây chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Để xoá đói giảm nghèo cho vùng này Nhà nước và tỉnh cần tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, trờng học, đồng thời giúp đỡ bà con về vốn và kinh nghiệm làm ăn.
Hàng năm tỉnh đều tổ chức điều tra nắm chắc hộ nghèo để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay tỉnh Bắc Giang tạo được hệ thống dữ liệu quản lý 204.273 ngời nghèo, đói của tỉnh bằng máy tính ở sở Lao động - Thương binh và xã hội và sổ thống kê theo dõi ở xã, phường, thị trấn để tạo cơ sở thực hiện chính sách xã hội cho từng đối tượng.
* Cơ cấu xã nghèo hiện nay của tỉnh:
Trong tổng số 227 xã, phờng thị trấn hiện nay của tỉnh còn 13 xã nghèo (tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40%) chiếm tỷ lệ 5,73% tổng số xã của toàn tỉnh, cụ thể huyện Sơn Động còn 9 xã, huyện Yên Dũng còn 3 xã, huyện Lục Ngạn còn 1 xã.
Tổng hợp cơ cấu, tỷ lệ đói nghèo của các xã trong toàn tỉnh trong những năm vừa qua như sau:
Bảng 8: Tỷ lệ đói nghèo của các xã trong huyện 1999-2000.
Đơn vị
Tổng số xã
Chia ra số xã có tỷ lệ đói nghèo
Trên 40%
30-40%
20-30%
10-20%
Dưới 10%
1.Sơn Động
22
9
1
7
5
0
2. Yên Thế
21
0
0
1
16
4
3.TX Bắc Giang
11
0
0
0
0
11
4. Lục Ngạn
30
1
4
5
11
9
5.Hiệp Hòa
26
0
0
0
19
7
6.Lạng Giang
25
0
0
0
11
14
7. Việt Yên
18
0
0
1
6
11
8. Yên Dũng
24
3
0
5
9
7
9. Tân Yên
23
0
0
0
19
4
10. Lục Nam
27
0
0
18
9
0
Toàn tỉnh
227
13
5
37
105
67
(Nguồn sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang).
Phân tích tình hình đói nghèo hiện nay của Bắc Giang cho thấy dự phân háo giàu nghèo ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa ở Bắc Giang cũng đang diễn ra khá phổ biến và có xu thế ngày càng giãn cách. Các hộ có vốn có kinh nghiệm làm ăn đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên vươn lên làm giàu với mức thu nhập vài chục triệu đồng một năm, tang khi các hộ nghèo vẫn đang nghèo đi do không có vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Theo số liệu thống kê, năm 2001 Bắc Giang có khoảng hơn 1450 hộ có mức thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm và có khoảng hơn 830 hộ có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/năm, các hộ này tập trung nhiều ở các huyện Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, là những huyện có mô hình kinh tế trang tại đang rất phát triển, trong khi đó cũng tại chính những huyện này, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao như: Lục Ngạn (13,52%), Lục Nam (20,68%). Điều này đã cho thấy sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng lớn ở khu vực nông thôn của Bắc Giang.
Mức độ đói nghèo ở Bắc Giang phân theo dân tộc cũng khác nhau, khoảng 88% dân số Bắc Giang là dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Nhóm người dông thứ hai ở Bắc Giang là dân tộc Nùng chiếm khoảng 4% dân số. Nhìn tổng thể, dân tộc Kinh có tỷ lệ đói nghèo thấp hưon một chút so với mức độ nghèo đói bình quân toàn tỉnh; trong khi hầu hết các dân tộc thiểu số đều có một ỷt lệ nghoè đói khá cao so với mức bình quân này. Theo số liệu điều tra thì tỷ lệ đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vào vào khoảng 27% so với tổng số dân của các dân tộc thiểu số. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các dân tộc thiểu số hầu hết đều sống tại các vùng cao hay nông thôn hẻo lánh, khó có điều kiện để cải thiện thu nhập. Thêm vào đó tình trạng dân trí thấp, thiếu vốn, phong tục tập quán canh tác lại lạc hậu đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số khiến cho cuộc sống của họ càng khó khăn hơn.
Xét theo nghề nghiệp thì tỷ lệ đói nghèo cao nhất thuộc về những người làm ruộng. Đây là những hộ thuần nông, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trong khi đó sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chỉ một đợt hạn hán hay mưa bão là có thể cướp đi toàn bộ thành quả lao động lao động của hộ này và sẽ đưa họ từ mức nghèo xuống đói và từ trung bình xuống nghèo. Ngược lại, những hộ gia đình do có người làm nghề gián tiếp, thương gia hoặc dịch vụ là chủ hộ thì ít có khả năng bị đói nghèo, do thu nhập của những người này mà mức nghèo khổ của của gia đình họ thường thấp hơn mức nghèo đói chung. Những người sống trong các hộ gia đình mà chủ hộ không đi làm, do đã nghỉ hưu hoặc lý do khác thì có nhiều khả năng bị đói nghèo. Những hộ ít có khả năng đói nghèo nhất là những hộ có người chủ hộ làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước, bởi vì hàng hàng tháng họ nhận được lương và các khoản thu khác theo lương gần như cố định do Nhà nước trả và khoản này gần như chắc chắn đảm bảo cho họ có cuộc sống từ mức trung bình trở lên.
Xét theo giới tính thì số người nghèo là phụ nữ cao hơn nam giới, tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các huyện thị trong tỉnh, khoảng cách lớn nhất là huyện Yên Thế với 54% số hộ nghèo là phụ nữ còn lại là 46% là nam giới. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi vì về tổng thể, người phụ nữ Việt Nam vẫn không có lợi thế về nhiều điểm. Đối với gia đình có đông phụ nữ thì nguy cơ nghèo đói là rất có thể bởi vì phụ nữ rất rễ bị tổn thương trước những biến động của xã hội. Nhưng một thực tế là các gia đình có chủ hộ là phụ nữ thì tỷ lệ đói nghèo ít hơn các gia đình có nam giới làm chủ hộ. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là có hai loại gia đình có phụ nữ làm chủ hộ: thứ nhất là gia đình có nhiều thế hệ, trong đó có người phụ nữ cao tuổi nhất được làm chủ hộ; thứ hai là gia đình chỉ gồm một người phụ nữ. Đối với loại gia đình sau rất rễ bị tổn thương vì tỷ lệ người phụ thuộc/ người lao động cao nên tỷ lệ đói nghèo đối với loại gia đình này là rất cao.
Như vậy, hiện nay tỷ lệ đói nghèo ở Bắc Giang còn khoảng 9,1%(năm 2001) trong đó những huyện có tỷ lệ đói nghèo rất thấp như TX. Bắc Giang (1,73%) và có những huyện có tỷ lệ nghèo đói còn khá cao như Sơn Động (38,9%). Toàn tỉnh còn 13 xã nghèo (có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40%). Trong tổng số 227 xã, phường, thị trấn của tỉnh có những xã không có hộ đói và tỷ lệ hộ nghèo rất thấp như Tân Quang (1,17%), Nghĩa Hồ thuộc huyện Lục Ngạn (0,81%), xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (1,04%). Trong đó có những xã tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao như xã Giáo Liêm (78,0%), xã Chiên Sơn (88,41%) thuộc huyện Sơn Động, xã Thắng Cương (74,23%) thuộc huyện Yên Dũng. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các khu vực khác nhau ngày càng tăng. Trong khi vẫn còn những hộ đói nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc cũng có những hộ óc thu nhập vài chục triệu đồng/năm, các biệt có hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm và một điều đặc biệt là các hộ này lại ở các hộ miền núi của tỉnh - nơi có tỷ lệ đói nghèo cao.
Nhìn một cách tổng thể bức tranh đói nghèo ở Bắc Giang ta thấy hiện nay tỷ lệ đói nghèo ở Bắc Giang còn cao và tiềm ẩn nhiều vấn đề mâu thuẫn bên trong cần giải quyết như phân hoá giàu nghèo, phân hoá giữa các khu vực, các huyện trong tỉnh. Muốn xây dựng được một Bắc Giang giàu mạnh, công bằng, văn minh thì trong thời gian tới chính quyền tỉnh Bắc Giang cần có chính sách hết sức cụ thể dể xoá đói giảm nghèo; đặc biệt là ưu tiên xoá đói giảm nghèo cho các khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao như các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Các chính sách, chương trình và dự án trong và ngoài nước đã và đang thực hiện trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Bắc Giang.
* Các chính sách:
- Chính sách khuyến nông: Công tác quản lý đất đai được quan tâm thực hiện, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho 87,7% số hộ sử dụng đất nông nghiệp, 70% số hộ sử dụng đất lâm nghiệp, đạt mức bình quân chung của cả nước.
- Chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác nhau:
Kinh tế Nhà nước đã được quan tâm tổ chức sắp xếp lại, gắn với đổi mới công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp nhà nước bước đầu đã thích ứng với cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đã tiến hành cổ phần hoá 2 doanh nghiệp và đang tập trung chuyển đổi hình thức sở hữu một số doanh nghiệp nhà nước khác, các doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hoá, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả khá.
Kinh tế hợp tác đã có bước chuyển biến, toàn tỉnh có 178 hợp tác xã hoạt động trên các lĩnh vực (nông nghiệp có 112 hợp tác xã, các lĩnh vực khác có 66 hợp tác xã); trong đó chuyển đổi theo Luật 143 hợp tác xã, thành lập mới 35 hợp tác xã. Các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp sau chuyển đổi và thành lập mới có cố gắng hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức được một số khâu dịch vụ giúp hộ nông dân phát triển sản xuất. Trong đó 90% số hợp tác xã tổ chức dịch vụ tưới tiêu, 77% tổ chức dịch vụ quản lý tiêu thụ, 100% tổ chức dịch vụ chuyển giao kỹ thuật tới hộ. Qua phân loại có 24% hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động khá, có tập trung giúp đỡ kinh tế hộ phát triển.
Một số hợp tác xã trong lĩmh vực công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp như: Hợp tác xã cơ khí Lạng Giang, sản xuất vật liệu xây dựng Phương Đông - Yên Thế, Mộc 19/8 thị xã Bắc Giang ... hoạt động có hiệu quả, bảo đảm đời sống xã viên và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Các hình thức hợp tác như tổ liên gia, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp ... phát triển đa dạng, phong phú ở nhiều địa phương, cơ sở.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ được tạo điều kiện phát triển. Toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp tư nhân, 50 công ty trách nhiệm hữu hạn; so với đầu năm 1997 tăng 5 doanh nghiệp tư nhân và tăng 19 công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số doanh nghiệp tư nhân chủ động, mạnh dạn vay vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, do đó sản xuất, kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả.
Mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại phát triển, góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo.
* Các chương trình và dự án:
- Các chương trình và dự án trong nước:
+ Dự án 661 (327 cũ):
Nhiệm vụ mục tiêu: Phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng (bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới)
Thời gian thực hiện: Từ 1993 đến nay
Cơ quan cấp vốn : NS Nhà nước
Cơ quan thực hiện: Các lâm, nông trường, các BQL chuyên ngành, UBND 1số huyện.
Phạm vi: Trên địa bàn 108 xã; trong đó có cả 41 xã KV III
Người dân tham gia: Trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
Tổng vốn đầu tư (1993-1999): 48.642 triệu đồng.
+ Dự án Định canh định cư:
Nhiệm vụ mục tiêu: Một phần cho phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng, còn chủ yếu hỗ trợ DX cơ sở hạ tầng.
Thời gian thực hiện hiện: Từ 1994 đến nay.
Cơ quan cấp vốn: Vốn ngân sách nhà nước: Lâm trường và BQL dự án chuyên ngành.
Phạm vi: 15 xã (KVIII).
Người dân tham gia: Khoán bảo vệ, khoanh nuoi và trồng rừng, góp 1 phần công lao dùng để xây dựng CSHC
Tổng vốn (1994-1999): 7,436 triệu đồng.
Dự án định canh định cư góp 1 phần lớn để ổn định chỗ ở đời sống chung của 1 số bà con thuộc 1 số thôn bản, góp phần giúp bà con nhận thức được “an cư mới lạc nghiệp” có ổn định cuộc sống thì mới phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu được, góp phần làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội chung của tỉnh.
+ Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Nhiệm vụ mục tiêu: Hỗ trợ sản xuất (trồng cây ăn quả).
Thời gian thực hiện: Từ 1993 đến nay.
Cơ quan cấp vốn: Ngân sách Nhà nước.
Cơ quan thực hiện: Ban DT và MN và UBND huyện.
Phạm vi: Chủ yếu cho một số bản ở các xã KVIII.
Người dân tham gia: Trồng và chăm sóc cây ăn quả.
Tổng số vốn đầu tư (1993-1999): 2.210 triệu đồng.
Dự án này đã cung cấp giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả cho bà con giúp cho 1 số đồng bào ĐBKK thiếu về vốn, kỹ thuật có thể canh tác trên mảnh đất hiện có của mình, giúp bà con tận dụng và khai thác triệt để những diện tích đất vùng đồi chưa được sử dụng và bỏ hoang- kết quả là diện tích đất bỏ hoang-đất đồi rừng bị thu hẹp từ 92,9 ngàn ha (năm 1997) xuống còn dưới 84.,216 ngàn ha (năm 2000) góp phần nâng cao và cải thiện cuộc sống cho một số đồng bào dân tộc ĐBKK góp một phần lớn vào công tác xoá đói giảm nghèo của Bắc Giang.
+ Chương trình trung tâm cụm xã:
Nhiệm vụ mục tiêu: Xây dựng CSHT.
Thời gian thực hiện: Từ năm 1997 đến nay.
Cơ quan cấp vốn: NăNG SUấT Nhà nước.
Cơ quan thực hiện: UBND các huyện.
Phạm vi: Chủ yếu thuộc 1 số trung tâm cụm xã KV III.
Người dân tham gia: Đóng góp công sức lao động.
Tổng số vốn đầu tư ( 1997-1999): 8400 triệu đồng.
+ Chương trình 135 (Xây dựng cơ sơ hạ tầng các xã ĐBKK).
Nhiệm vụ mục tiêu: hỗ trợ xây dựng CSHT.
Thời gian thực hiện: Từ 1999.
Cơ quan cấp vốn: NS nhà nước.
Cơ quan thực hiện: UBND các huyện.
Phạm vi: Các xã khu vực III
(Năm 1999: 14 xã huyện Sơn Động)
Từ 2000 thì cả 36 xã thuộc huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.
Người dân tham gia: Đóng góp công sức lao động xây dựng CSHT.
Vốn đầu tư: Năm 1999 50640 triệu đồng, năm 2000 14.000 triệu đồng.
+ Dự án phát triển nông thôn tổng hợp giảm nghèo của Bắc Giang đã và đang thực hiện tù năm 2000.
Phạm vi dự án: gồm 41 xã, 404 thôn bản thuộc 4 huyện miền núi vùng cao của tỉnh.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2000.
Cơ quan cấp vốn : Ngân hàng thế giới (WB).
Tổng số vốn của dự án: 23100 triệu đồng
Đây là một chương trình giảm nghèo đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9/1999 cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Bắc Giang. Mục tiêu của dự án: trên cơ sơ tăng cường đầu tư phát triển nông -lâm nghiệp kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cán bộ, nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường, chất lượng giáo dục y tế để giải quyết việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, góp phần hạ tỷ đói nghèo trong vùng dự án từ 32,8% hiện nay xuóng còn 10-15 % vào năm 2005.
Hiệu quả của dự án: Dự án sau khi thực hiện sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện các chính sách: Dân tộc, Định canh định cư, Bảo vệ mục tiêu, đem lại hiệu quả cao về kinh tế -xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo.
* Các dự án phát triển lâm nghiệp do nước ngoài đầu tư.
Nhiệm vụ mục tiêu: Phát triển lâm nghiệp cộng đồng, lâm nông lâm kết hợp (trồng rừng và cây ăn quả, khuyến nông, khuyến lâm góp phần xoá đói giảm nghèo.
Thời gian thực hiện:
Dự án Ke-úc: từ 1991-1997.
Dự án Đức : từ 1996 đến nay.
Dự án PAM : từ 1997-nay.
Dự án Thái : từ 1998-nay.
Cơ quan cấp vốn: Vốn tài trợ nước ngoài (Ngân sách địa phương cấp vốn đối ứng).
Cơ quan thực hiện : BQL dự án, thuộc sở nông nghiệp và PTNT.
Người dân tham gia : Trực tiếp trồng rừng và trồng cây ăn quả.
Vốn đầu tư (tính đến 1999): Tổng 4 dự án : 35,5 tỷ đồng (chưa kể vốn đối ứng)
Dự án Ke-úc: 3,5 tỷ.
Dự án Đức : 17,0 tỷ .
Dự án PAM : 11,0 tỷ.
Dự án Thái : 4,0 tỷ.
Trong vùng dự án đã được WB đầu tư xây dựng 32 trạm xá. Ngoài ra các dựu án trên còn góp phần thực hiện tốt việc giao đất giao rừng, cung cấp giống cây kỹ thuật, giúp người dân yên tâm trồng rừng trên diện tích mình được giao và đã thu được kết quả bất ngờ như sau:
Nhiều địa phương dã tập trung chỉ đạo hình thành và phát triển vùng cây ăn quả tập trung có quy có quy mô lớn, với diện 33.000 ha (tăng 16.000 ha so với năm 19997), riêng diện tích vải thiều, nhãn có 23.330 ha, tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao và vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Sản lượng vải thiều năm 2000 ước đạt 32.000 tấn, doanh thu ước đạt trên 200 tỷ đồng, góp phần đáng kể tăng thu nhập của các hộ nông dân.
Chăn nuôi phát triển, đàn lợn tăng trung bình hàng năm 7,75%, đàn bò tăng 4,85%, gia cầm tăng 5,75 %; rieng đàn trâu năm 2000 giảm 2,7% so với các giống gia súc gia cầm có năng suất cao, chất lưọng tốt sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào cải tạo ao hồ, mắt nước để nuôi thả cá được khuyến khích phát triển. Đến nay 64% diện tích mặt nước (trong đó 90,3% là ao hồ nhỏ ) có khả nuôi trồng thuỷ sản đã đựoc khai thác, sản lượng hàng năm đạt gần 1 vạn tấn.
Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện giao đất, khoán rừng đạt kết quả tích cực. Toàn tỉnh đã giao được143.449 ha đthuỷ sản lâm nghiệp (bằng 88%) cho tổ chức và cá nhân quản lý sử dụng. Trong đó giao rừng 73.784 ha rừng và đất rừng cho 43580 hộ; khoanh nuôi tái sinh 19.604 ha rừng và trồng 13 triệu cây phân tán. Do có sự tập trung chỉ đạo, đồng thời tranh thủ được nhiều nguồn vốn trong nước và ngoài nước thông qua các chương trình,dự án để dầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, nên diện tích trồng rừng của tỉnh mỗi năm một tăng; 4 năm qua đã trồng mới được 24.500 ha rừng tập trung, so với 4 năm 1993-1996, tăng 9.197 ha. Môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện, độ che phủ của rừng từ 19,5% năm 1997 lên 30% năm 2000.
II. NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI Ở BẮC GIANG.
Đói nghèo và phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, một hiện tượng kinh tế xã hội thường có trong quá trình phát triển và đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm người rong xã hội. Đối với tỉnh Bắc Giang, đói nghèo và bất bình đẳng đã hình thành và diễn biến với những nét riêng biệt, tạo bởi tổng hợp rất nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này lại có những mối quan hệ đan xen nhau. Song chúng ta có thể phân tích theo những nhóm nguyên nhân sau:
1. Những nguyên nhân chung.
Do nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế của Bắc Giang nói riêng nhìn chung vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sản xuất lạc hậu, kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiẹn đại nên còn tồn tại nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Về cơ bản Bắc Giang là tỉnh kinh tế thuần nông, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 53,7%; công nghiệp -xây dựng chiếm 13,3%; giá trị sản xuất dịch vụ chiếm 33%. Kinh tế chậm phát triển GDP bình quân 2,18 triệu đồng/ người/ năm, sản lượng lương thực bình quân 330 kg/đầu người. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là các xã miền núi, vùng cao, vùng xa. Mấy năm qua Đảng bộ và chính quyền các cấp đã cố gâứng tập trung nguồn lực, chỉ đạo thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên phạm vi tàon tỉnh, nhất là các xã thuộc vùng cao, nhưng mức độ chuyển tiến còn chậm, khó khăn lớn nhất là khả năng tài chính để xây dựng điều kiện cho xoá đói giảm nghèo.Tuy nhiên, đói nghèo còn do những nguyên nhân chung như sau:
- Trình độ sản xuất kinh tế tự nhiên, du canh, du cư của một số đồng vùng dân tộc.
- Trình độ sản xuất của những người tiểu nông, tự cung , tự cấp.
- Trình độ sản xuất của những người sản và kinh doanh nhỏ bước đầu gắn với thị trường.
- Trình độ sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các công ty, trang trại vừa và lớn.
Chính việc tồn tại số đông người ở trình độ sản xuất tiểu nông, của những người sản xuất và kinh doanh nhỏ bước đầu gắn với thị trường nhưng vẫn còn ở thế bấp bênh, mong manh nên dẫn đến tỷ lệ nghèo đói vẫn còn ở tang tình trạng rất cao. Đặc biệt việc còn tồn tại trình độ sản xuất kinh tế tự nhiên, du canh, du cư của một số đồng bào dân tộc nên tình trạng đói (đói kinh niên, đói gay gắt) về lương thực và thực phẩm tất yếu sảy ra.
Kinh tế thị trường ở nước ta mới ở giai đoạn sơ khai nên thị trường chưa hoàn thiện và phát triển đồng bộ. Một số vùng trong cả nước nhất là vùng miền núi , dân tộc ít người như Bắc Giang vẫn còn chưa thoát khỏi kinh tế sinh tồn. Do đó nghèo dai dẳng, nghèo truyền kiếp, thiếu đói, đói gay gắt vẫn còn tồn tại là điều không thể tránh khỏi.
2. Những nguyên nhân trực tiếp.
2.1 Đói nghèo do hạn ché của chính người nghèo.
a) Thiếu các điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh:
* Về vốn: Vốn là điều kiện cơ bản và hết sức cần thiết để đầu tư sản xuất kinh doanh, để phục hồi năng lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới. Qua điều tra về tình trạng đói nghèo ở Bắc Giang năm 1999 cho thấy, nguyên nhân đói nghèo vì thiếu vốn chiếm tới gần 75%. Qua điều tra, nhiều hộ trả lời là do thiếu vốn, muốn vay ngân hàng nhưng không có tài sản thế chấp, buộc người nghèo phải vay lãi qua nhân hàng nhưng không có tài sản thế chấp, buộc nguời nghèo phảiv ay lãi qua kênh tín dụng không chính thống với mức lãi xuất cao, từ 10-15% tháng, có nhiều trường hợp phải bán lúa non, đến khi thu hoạch trả nợ thì không còn bao nhiêu, dẫn đến nghèo lại hoàn nghèo. Qua phân tích cho thấy, thiếu vốn cũng như một vài nguyên nhân khác là những nguyên nhân ổn định có trọng số cao, ở huyện Lục Nam có tới 93,29 % số hộ đói nghèo do thiếu vốn sản xuất. Gần đây Nhà nước đã thành lập ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng phục vụ người ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH20 (10).doc