MỤC LỤC
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các bảng
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Tổng quan vềngân hàng thương mại trong nền kinh tếthịtrường .9
1.1.1. Khái niệm vềngân hàng thương mại .9
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại .9
1.1.2.1. Trung gian tín dụng .9
1.1.2.2. Trung gian thanh toán 10
1.1.2.3. Cung ứng dịch vụngân hàng .11
1.1.3. Các nghiệp vụkinh doanh chủyếu của ngân hàng thương mại .11
1.1.3.1. Nghiệp vụnguồn vốn (Nghiệp vụthuộc tài sản nợ) .11
1.1.3.2. Nghiệp vụtín dụng và đầu tư(Nghiệp vụthuộc tài sản có sinh lời) .13
1.1.3.3. Nghiệp vụkinh doanh dịch vụngân hàng .15
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .16
1.2.1. Khái niệm vềrủi ro tín dụng .16
1.2.2. Các đặc điểm của rủi ro tín dụng .17
1.2.3. Các hình thức của rủi ro tín dụng .18
1.2.4. Những biểu hiện của rủi ro tín dụng .18
1.2.5. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .19
1.2.6. Hậu quảcủa rủi ro tín dụng .22
1.3. Các biện pháp hạn chếrủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM 23
1.3.1. Phân loại nợquá hạn, nợxấu tại các NHTM .23
1.3.2. Các biện pháp hạn chếrủi ro tín dụng .23
1.4. Kinh nghiệm trong việc hạn chếrủi ro tín dụng của các NHTM ởThái Lan .25
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ỞTPHCM
2.1. Khái quát tình hình kinh tế ởTp.HồChí Minh 27
2.1.1. Vịtrí địa lý thuận lợi của Tp.HCM .27
2.1.2. Tình hình kinh tếcủa Tp.HCM trong thời gian vừa qua .28
2.1.2.1. Giai đoạn từnăm 2001 đến 2005 28
2.1.2.2. Trong 06 tháng đầu năm 2006 33
2.2. Hệthống các NHTM ởThành phốHồChí Minh .36
2.2.1. Sựhình thành và phát triển của hệthống Ngân hàng Việt Nam .36
2.2.2. Hệthống các NHTM ởTp.HCM .37
2.3. Thực trạng vềhoạt động kinh doanh của các NHTM ởTp.HCM 37
2.3.1. Hoạt động huy động vốn .37
2.3.2. Hoạt động cho vay .40
2.3.3. Các hoạt động dịch vụkhác .42
2.4. Thực trạng vềrủi ro tín dụng của các NHTM ởTp.HCM trong thời gian qua 43
2.4.1. Tình hình nợtồn đọng tại các NHTM .43
2.4.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ởcác NHTM .44
2.4.2.1. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi .45
2.4.2.2. Rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định .46
2.4.2.3. Rủi ro từphía các ngân hàng .46
2.4.2.4. Rủi ro từphía khách hàng vay vốn .48
CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ỞTP.HCM
3.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng ởTp.HCM trong giai đoạn tới .51
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tếcủa Tp.HCM .51
3.1.2. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2010 .52
3.2. Những giải pháp đểhạn chếrủi ro tín dụng trong các NHTM ởTp.HCM .55
3.2.1. Những giải pháp mang tính chất vĩmô .55
3.2.1.1. Những giải pháp từphía Chính Phủ .55
3.2.1.2. Những giải pháp từphía Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam .61
3.2.1.3. Những giải pháp từphía các ban, ngành liên quan .65
3.2.2. Những giải pháp mang tính chất vi mô .65
3.2.2.1. Những giải pháp từphía các NHTM .65
3.2.2.2. Những giải pháp từphía khách hàng vay vốn 70
Kết luận
Tài liệu tham khảo
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu năm có nhiều khó khăn
về lao động, chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ. Giá cả hàng hoá, giá xăng dầu, nguyên
vật liệu đều tăng cao đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ của hầu hết tất cả các
ngành, cụ thể : giá trị công nghiệp của 06 tháng đầu năm 2006 là 132.976 tỷ VND, tăng
13% so với cùng kỳ.
9 Nông nghiệp : Nhìn chung, trong 06 tháng đầu năm 2006 thời tiết tương đối thuận
lợi cho ngành trồng trọt. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc
đã gây ảnh hưởng đến người sản xuất, cụ thể : giá trị sản xuất nông nghiệp 06 tháng đầu
năm đạt 1.169 tỷ VND (tính theo giá thực tế), tăng 12,3% so với cùng kỳ.
9 Xuất nhập khẩu : Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp ở
thành phố trong 06 tháng đầu năm đạt 6.679,7 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm
trước (lĩnh vực Kinh tế trung ương đạt 4.942,5 triệu USD, chiếm 74%, tăng 19,1% ; lĩnh
vực Kinh tế địa phương đạt 468 triệu USD, chiếm 7%, tăng 8% ; lĩnh vực Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 1.269,2 triệu USD, chiếm 19%, tăng 12,7%. Về nhập khẩu, tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 3.177,8 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm
trước (lĩnh vực Kinh tế nhà nước đạt 1.868,4 triệu USD, tăng 11,7% ; lĩnh vực Kinh tế tập
thể đạt 3,6 triệu USD, tăng 62,3% ; lĩnh vực Kinh tế tư nhân đạt 83,5 triệu USD).
9 Tài chính – Ngân hàng : Tổng thu ngân sách ở thành phố ước tính 06 tháng đầu
năm thực hiện 31.936 tỷ VND, đạt 47,5% dự toán của cả năm, tăng 16,2% so với cùng kỳ,
trong đó : thu nội địa đạt 17.008,8 tỷ VND, đạt 47,3% dự toán năm, tăng 17,1% so với
cùng kỳ, thu từ dầu thô tăng 37,1%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 11,7%. Tổng chi
ngân sách địa phương 06 tháng ước tính thực hiện 10.755 tỷ VND, đạt 72,6% dự toán cả
năm, tăng 7,5% so với cùng kỳ.
* Tín dụng ngân hàng : Vốn huy động ở thành phố đến đầu tháng 06 đạt 226.195,4 tỷ
VND, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 33,9%
trong tổng vốn huy động, tăng 42,5%, vốn huy động bằng VND tăng 33% so với cùng kỳ,
tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu tiếp tục tăng, đạt 102.257,6 tỷ VND, chiếm 45,2% trong tổng
vốn huy động, tăng 27,7%. Tổng dư nợ đến đầu tháng 06 đạt 190.882,9 tỷ VND, tăng
24,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tín dụng bằng VND tăng nhanh hơn tín dụng
bằng ngoại tệ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 65.308 tỷ VND, chiếm 34,3% tổng dư nợ
- 33 -
luận chuyển, tăng 20,5%. Dư nợ tín dụng bằng VND tăng 27,5%, trong đó : dư nợ tín dụng
trung-dài hạn chiếm tỷ trọng 40,7%, tăng 22,9% ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 26% so với
cùng kỳ. Dư nợ tín dụng của khối NHTMCP chiếm 36,2% tổng dư nợ, tăng 47,1% so với
cùng kỳ.
Tóm lại, ước tính một số chỉ tiêu kinh tế ở Tp.HCM trong 06 tháng đầu năm 2006 :
(Xem bảng 2.7)
Bảng 2.7 : Ước tính một số chỉ tiêu kinh tế ở Tp.HCM
trong 06 tháng đầu năm 2006
Năm 2006
Chỉ tiêu chủ yếu
Thực hiện
06 tháng
năm 2005
Kế hoạch
năm
Thực hiện
06 tháng
1. Tốc độ tăng trưởng ktế - GDP (%) 10,5 > 12,0 10,5
- Tốc độ tăng GTGT nông, lâm, thủy, sản 10,6 3,0 - 0,3
- Tốc độ tăng GTGT công nghiệp 11,4 12,0 11,1
- Tốc độ tăng GTGT các ngành dịch vụ 9,9 12,3 10,5
2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) 26,1 - 17,0
- Tốc độ tăng xuất khẩu trừ dầu thô 18,9 17,0 11,0
3. Tổng vốn đầu tư phát triển (tỷ VND) 19.664 62.000 23.046
- Tốc độ tăng (%) 18,1 13,7 17,2
Trong đó : Vốn đầu tư có tính chất ngân sách
địa phương (tỷ VND)
2.455 12.500 2.773
4. Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ VND) 27.483,6 67.254 31.936
- Tốc độ tăng (%) 21,2 14,3 16,2
Trong đó : + Thu nội địa (tỷ VND) 14..525 35.954 17.009
+ Tốc độ tăng (%) 15,2 11,8 17,1
- Tổng chi ngân sách địa phương (tỷ VND) 9.626 14.820 10.755
(Nguồn : Niên giám thống kê)
- 34 -
2.2. Hệ thống các NHTM ở Thành phố Hồ Chí Minh :
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam :
Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính-kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ
II (tháng 02/1951) đã đề ra, ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số
15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam – Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của nhà nước là phát hành
giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp
với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.
Hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam cho đến cuối những năm 1980 của thế
kỷ 20 theo mô hình một cấp, nghĩa là Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò của một
NHTW, vừa đóng vai trò của một NHTM. Tuy nhiên, mô hình hệ thống ngân hàng một cấp
này đã bộc lộ những khiếm khuyết & không hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Ngày 23/05/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời, đó là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, đã
chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 01 cấp sang 02
cấp, tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh, phân biệt rạch ròi đối tượng, nhiệm vụ và
mục tiêu hoạt động của mỗi cấp, cụ thể :
¾ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò của một NHTW, thực thi nhiệm vụ
quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân
hàng, là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền và là ngân hàng của các ngân hàng.
¾ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh
toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân và các Định chế tài
chính phi ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của ngày càng vượt bậc của kinh tế - xã hội, hoạt động của hệ
thống ngân hàng Việt Nam đã tõ ra lỗi thời và không theo kịp với sự phát triển đó của đất
nước, ngày 26/12/1997 Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký 02
quyết định số 01/1997/QH10 và 02/1997/QH10 về Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các
Tổ chức tín dụng nhằm tạo khung pháp lý chuẩn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ
chức tín dụng, từng bước đưa hệ thống Ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế.
- 35 -
Đến năm 2006, hệ thống các tổ chức tín dụng bao gốm :
♦ 05 Ngân hàng thương mại nhà nước
♦ 01 Ngân hàng chính sách xã hội
♦ 25 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị
♦ 12 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
♦ 04 Ngân hàng liên doanh
♦ 01 Ngân hàng phát triển
♦ 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài
♦ 06 công ty tài chính
♦ 09 công ty cho thuê tài chính
2.2.2. Hệ thống các NHTM ở Tp.HCM :
Do có vị trí là trung tâm kinh tế, tài chính của cả nước nên Tp.HCM là nơi tập trung
hầu hết các tổ chức tài chính như : NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, công ty cho thuê tài chính … Tính đến cuối tháng
12/2005, hệ thống các NHTM ở Tp.HCM bao gồm :
¾ Hội sở : Có 17 hội sở, trong đó có 01 thuộc NHTM nhà nước và 16 thuộc NHTM
cổ phần.
¾ Văn phòng đại diện, sở giao dịch : Có 10 đơn vị, trong đó có 03 Sở giao dịch của
NHTM nhà nước, 04 Sở giao dịch của NHTM cổ phần và 03 văn phòng đại diện của
NHTM nước ngoài.
¾ Chi nhánh : Có 277 đơn vị, trong đó có 109 phòng giao dịch, 56 quỹ tiết kiệm và
12 điểm giao dịch.
¾ Công ty trực thuộc : Có 06 đơm vị (Công ty cho thuê tài chính và Công ty tài
chính).
2.3. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Tp.HCM :
2.3.1. Hoạt động huy động vốn :
Có thể nói những thành tựu mà hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM đạt được
trong thời gian qua và đặc biệt là trong năm 2005 trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh
- 36 -
doanh đều gắn liền với hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng ngân hàng
trên địa bàn.
Hoạt động của các NHTM ở Tp.HCM trong năm 2005 tiếp tục tăng trưởng và phát
triển hiệu quả. Riêng đối với hoạt động huy động vốn, cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của
NHNN và sự năng động trong hoạt động kinh doanh, các NHTM đã nhiều lần thay đổi và
tăng cao lãi suất so với năm 2004 nhằm thu hút các nguồn vốn trong xã hội, cụ thể : (Xem
bảng 2.8)
Bảng 2.8 : Mức lãi suất huy động năm 2005
Mức lãi suất
VND Ngoại tệ (USD)
Loại kỳ hạn Lãi suất áp
dụng (% năm)
Tăng so với
năm 2004
(%/năm)
Lãi suất áp
dụng (%/năm)
Tăng so với
năm 2004
(%/năm)
1/ Kỳ hạn 03 tháng 8,04 0,57 3,30 1,30
2/ Kỳ hạn 06 tháng 8,40 0,69 3,65 1,35
3/ Kỳ hạn 12 tháng 8,76 0,52 4,20 1,10
4/ Kỳ hạn 24 tháng 9,24 0,57 4,35 1,23
5/ Kỳ hạn 36 tháng 9,36 0,63 4,40 1,40
6/ Kỳ hạn 60 tháng 9,60 - 4,65 -
(Nguồn : NHNNVN chi nhánh Tp.HCM)
Rõ ràng, lãi suất của tất cả các kỳ hạn tiền gởi đều tăng so với năm 2004 đã chứng
tỏ rằng việc huy động vốn tại các ngân hàng vô cùng quan trọng vì đây là kênh chủ yếu để
cấp vốn tín dụng cho xã hội, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động
đầu tư phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động trong năm 2005 để thu hút nguồn vốn trong xã
hội, nhiều dịch vụ nhằm để huy động vốn được phát triển mở rộng nhằm thu hút khách
hàng nhiều hơn : Tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tiện
ích … (Xem bảng 2.9)
- 37 -
Bảng 2.9 : Tình hình huy động vốn và thị phần của các NHTM ở Tp.HCM
Đvt : tỷ đồng
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Nội dung Số
thực
hiện
Tăng,
giảm s/v
năm
2002
Số
thực
hiện
Tăng,
giảm
s/v năm
2003
Số
thực
hiện
Tăng,
giảm
s/v năm
2004
Tổng vốn huy động 116.470 35,4% 150.337 29,0% 184.600 22,8%
1/ Theo hình thái giá trị
- VND 78.094 47,8% 101.480 30,0% 124.450 21,0%
- Ngoại tệ quy ra VND 38.376 15,7% 48.857 27,3% 60.150 20,2%
2/ Theo tính chất tiền gởi
- Tiền gởi tiết kiệm dân
cư
45.496 33,9% 54.682 20,0% 83.700 33,7%
- Tiền gởi thanh toán 65.926 40,5% 89.814 36,2% 94.560 15,6%
- Giấy tờ có giá 5.048 -0,75% 5.841 15,7% 6.340 6,2%
3/Theo thời hạn gởi
- Vốn huy động dưới 12
tháng
93.888 36,3% 118.809 26,5% 146.756 21,5%
- Vốn huy động trên 12
tháng
22.582 32,1% 31.528 39,6% 37.844 18,1%
Thị phần
1/ NHTM Nhà nước 47,4% 45,3%
2/ NHTM Cổ phần 32% 36%
3/ Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài 20,7% 18,7%
Tổng cộng 100% 100%
(Nguồn :NHNNVN Chi nhánh Tp.HCM)
- 38 -
Tình hình huy động vốn của các NHTM ở Tp.HCM trong năm 2005 tăng 22,8% so
với cuối năm 2004, tuy nhiên vẫn chưa đạt được chỉ tiêu định hướng năm 2005 là tăng từ
25% đến 27% do nguồn vốn huy động từ nền kinh tế bị hạn chế bởi lạm phát gia tăng mặc
dù lãi suất tiền gởi có tăng nhưng vẫn không kích thích nhiều dân cư gởi tiền vào ngân
hàng. Ngoài ra trong năm 2005, thị phần về hoạt động huy động vốn của các NHTM Nhà
nước và các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển theo hướng giảm thị phần và
các NHTM cổ phần dịch chuyển theo hướng tăng thị phần, diễn biến này phù hợp với xu
hướng phát triển chung của nền kinh tế, xuất phát từ năng lực quản trị điều hành, năng lực
cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng.
2.3.2. Hoạt động cho vay :
Trong năm 2005, tình hình hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM
có hiệu quả hơn so với năm 2004, mặc dù lãi suất cho vay của các ngân hàng có xu hướng
tăng cao so với các năm trước, cụ thể : (Xem bảng 2.10)
Bảng 2.10 : Mức lải suất cho vay năm 2005
Mức lãi suất
VNĐ Ngọai tệ (USD)
Tín dụng theo kỳ hạn nợ Lãi suất
áp dụng
(%/năm)
Tăng so với
năm 2004
(%/năm)
Lãi suất áp
dụng
(%/năm)
Tăng so với
năm 2004
(%/năm)
1/ Cho vay ngắn hạn 13,2 0,5 6,5 1,4
2/ Cho vay trung, dài hạn 12,5-14,0 1-1,5 5,8-7,0 1,41
(Nguồn : NHNNVN Chi nhánh Tp.HCM)
Ngòai ra, dư nợ tín dụng của các NHTM trong năm 2005 đạt 165.264 tỷ đồng, tăng
24,4% so với năm 2004, do nhiều NHTM nhất là các NHTM nhà nước đã chủ động quản
lý mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, đồng thời đảm
bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay. Nhìn chung, các NHTM ở Tp.HCM đã
nâng cao một bước chất lượng tín dụng, chọn lọc khách hàng tốt để cấp tín dụng, giảm dần
- 39 -
khách hàng yếu kém, nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với mọi doanh
nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM đều chuyển mạnh
sang cho vay tín dụng vừa và nhỏ, tăng tỷ trọng cho vay tín dụng ngoài quốc doanh, mở
rộng cho vay hộ sản xuất kinh doanh, kinh tế trang trại và đặc biệt là cho vay tiêu dùng như
cho vay để mua và sửa chửa nhà, mua xe hơi, đi xuất khẩu lao động … Danh mục đầu tư
của các NHTM cũng đa dạng hơn, không chỉ cho vay vốn trực tiếp cá doanh nghiệp, cá
nhân, hộ gia đình, hộ nông dân … mà còn đầu tư vào công trái giáo dục, trái phiếu chính
phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình và trái phiếu đô thị.
Hơn nữa, trong năm 2005 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng cao hơn cho vay bằng
VND so với năm 2004, chứng tỏ nhu cầu về ngọai tệ của các doanh nghiệp ngày càng tăng
đáp ứng ngày càng tăng của họat động xuất nhập khẩu của đất nước. Ngoài ra, dư nợ cho
vay ngắn hạn trong năm 2005 đạt 101.260 tỷ đồng, tăng 26.8% so với năm 2004 và dư nợ
cho vay trung dài hạn trong năm 2005 đạt 68.940 tỷ đồng, tăng 21,4% so với năm 2004
điều này thể hiện nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội. (Xem bảng 2.11)
Bảng 2.11 : Tình hình cho vay của các NHTM ở Tp.HCM
từ năm 2003 đến năm 2005
Đvt : tỷ đồng
Dư nợ tín dụng Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Tăng, giảm so
với năm 2004
1/ Dư nợ cho vay bằng VND 67.902 88.512 107.700 21,7%
2/ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 32.984 48.112 62.500 29,9%
Tổng cộng 100.886 136.624 170.200 24,6%
3/ Dư nợ cho vay ngắn hạn 59.865 79.838 101.260 26,8%
4/ Dư nợ cho vay trung dài hạn 41.021 56.786 68.940 21,4%
(Nguồn : NHNNVN chi nhánh Tp.HCM)
- 40 -
2.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác :
Các hoạt động dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của ngân hàng, trong đó các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển với tốc
độ nhanh như thẻ ATM, chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến, internet-banking đã có
sự phát triển mở rộng và đa dạng hơn.
9 Trong năm 2005, riêng về dịch vụ ATM và cổng POS (máy đọc thẻ) đã phát triển
thêm 149 máy ATM và 3000 máy POS, nâng tổng số máy ở thành phố lên 417 máy ATM
và 5300 máy POS. Hơn nữa, tổng số thẻ ATM đã phát hành trong năm đạt 539.028 thẻ với
tổng doanh số hoạt động là 11.444 tỷ VND (tăng gấp 02 lần so với năm 2004).
9 Dịch vụ thanh toán trên địa bàn Thành phố ngày càng phát triển, bên cạnh các
hình thức thanh toán truyền thống, hiện nay các dịch vụ thanh toán điện tử đã và đang phát
triển mạnh, trở nên phổ biến hơn với các tiện ích : nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo
mật nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán. So với năm 2004, số
đơn vị tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã tăng 02 đơn vị, nâng
tổng số TCTD tham gia lên 84 đơn vị trong năm 2005, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
khách hàng trong các quan hệ thương mại, thanh toán trong và ngoài nước, cụ thể : trong
năm 2005 khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đạt 1.953.238 tỷ
VND, tăng 11,57% so với năm 2004 và chiếm 87% trong tổng khối lượng thanh toán qua
ngân hàng.
9 Với những điều chỉnh, thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của các cơ
chế, chính sách về quản lý ngoại hối đã tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng trong
các hoạt động kinh doanh, mua bán ngoại tệ, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền cá nhân
…, cụ thể :
♦ Tổng doanh số mua ngoại tệ trong năm 2005 đạt 20.406,64 triệu USD, tăng
46,56% so với năm 2004 ; tổng doanh số bán ngoại tệ đạt 19.627,84 triệu USD, tăng
50,43% so với năm 2004.
♦ Năm 2005, lượng kiều hối chuyển về nước đạt 2.200 triệu USD, tăng
16,34% so với năm 2004.
♦ Tính đến ngày 31/12/2005, tổng số chuyển tiền cá nhân (chuyển tiền cho
nhu cầu học tập, nghiên cứu, khám chữa bệnh, du lịch …) đạt 69,35 triệu USD, tăng 3,51%
- 41 -
so với năm 2004 (trong đó chuyển tiền qua tài khoản chiếm 89%, mang ngoại tệ mặt chiếm
11%).
9 Các dịch vụ ngân hàng điện tử như internetbanking, homebanking, mobilbanking
ngày càng được đa dạng hoá nhằm cung cấp các tiện ích cho khách hàng : nắm bắt các
thông tin thị trường tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, giá vàng, thị trường chứng khoán ; thực hiện
thanh toán các phí dịch vụ (điện thoại, điện, nước, tiền hàng hoá … ).
2.4. Thực trạng về rủi ro tín dụng của các NHTM ở Tp.HCM trong thời gian qua :
2.4.1. Tình hình nợ xấu, nợ tồn đọng tại các NHTM :
Thực tế cho thấy tình hình nợ xấu (nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ khoanh) tại các
NHTM trong thời gian qua đã giảm rõ rệt, từ 9,14% trong năm 2001, đã giảm liên tục qua
các năm, cụ thể : Năm 2002 là 5,22% ; Năm 2003 là 3,59% ; Năm 2004 là 2,83% và Năm
2005 là 3,36%. Tình hình này đã cho thấy sự khả quan trong công tác tín dụng, thể hiện
năng lực, trình độ quản lý ngày càng cao của chính bản thân các NHTM, NHNN và cơ
quan chức năng.
Bên cạnh đó, tình hình nợ tồn đọng tại các NHTM ở Tp.HCM trong những năm vừa
qua còn khá cao và theo kế hoạch năm 2006 của NHNNVN chi nhánh Tp.HCM, phấn đấu
để xử lý 30%-40% nợ tồn đọng nhóm I và khoảng 30% nợ tồn đọng của nhóm II & nhóm
III. Cùng với cơ chế xử lý nợ của Chính phủ, NHNN, các NHTM ở Tp.HCM đã và đang
tích cực đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính ;
bên cạnh quá trình xử lý tài sản đảm bảo, khai thác tài sản nhận gán xiết nợ, các NHTM đã
khai thác và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý những khoản nợ này.
Tính đến 31/12/2005, tổng số nợ đã xử lý được 8.453 tỷ đồng (số lũy kế từ năm
2005), số nợ tồn đọng còn lại chưa xử lý là 1.482 tỷ đồng, số ngoại bảng theo dõi để thu
hồi nợ là 2.323 tỷ đồng, cụ thể như sau :
- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán tài sản : 1.908 tỷ đồng
- Nợ gốc giảm do khách hàng trả bằng tiền : 304 tỷ đồng
- Nợ gốc giảm do Chính Phủ xử lý (xoá nợ) : 2.371 tỷ đồng
- Nợ gốc giảm do sử dụng dự phòng rủi ro : 3.210 tỷ đồng
- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do khai thác tài sản đảm bảo : 149 tỷ đồng
- 42 -
- Nợ gốc giảm do xử lý bằng các biện pháp khác như bán nợ, giãn nợ, chuyển nợ
thành vốn góp, đánh giá loại nợ : 511 tỷ đồng.
(Nguồn : NHNNVN chi nhánh Tp.HCM)
Sở dĩ tình hình nợ tồn đọng tại các NHTM ở Tp.HCM còn khá cao do một số khó
khăn, vướng mắc :
♦ Các NHTM còn rất hạn chế về việc chủ động thực hiền quyền trong việc xử lý tài
sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ theo hướng tự xử lý, tự bán tài sản thế chấp, tài sản cầm
cố … để thu hồi nợ theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-CP, Thông tư
03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA.
♦ Có một số trường hợp do nội dung bản án tuyên không rõ ràng hoặc thiếu hợp lý
đã vô tình tạo điều kiện cho các đối tượng phải thi hành án trì hoãn, không thanh toán nợ
cho ngân hàng hoặc một số trường hợp toà án chỉ tuyên giao cho ngân hàng quyền quản lý
mà không giao quyền định đoạt tài sản …
♦ Những khó khăn từ chính tài sản đảm bảo nợ vay : hồ sơ pháp lý không hoàn
chỉnh, tài sản bị tranh chấp, tài sản được định giá quá cao so với giá trị thị trường …
2.4.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ở các NHTM :
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu.
Trong thời gian vừa qua, những vụ án lớn xảy ra trong xã hội liên quan đến lĩnh vực ngân
hàng ngày càng tăng cao với mức độ tinh vi hơn : Vụ án Minh Phụng-Epco, Vụ án Phạm
Huy Phước, Vụ án Tamexco, Vụ án Ngọc Thảo … có liên quan đến một số ngân hàng ở
Tp.HCM : Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Tp.HCM, Sở giao dịch II-Ngân
hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Ngân hàng
TMCP Nam Đô, Ngân hàng TMCP Việt Hoa, với những nguyên nhân khách quan và chủ
quan từ phía các ngân hàng và khách hàng vay vốn.
¾ Những nguyên nhân khách quan :
2.4.2.1. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi :
9 Một môi trường pháp lý thuận lợi, đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo ra môi trường kinh
doanh lành mạnh và hiệu quả. Trong những năm gần đây, mặc dù Luật Ngân hàng Nhà
nước và Luật các Tổ chức tín dụng đã có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng và là một
- 43 -
bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên các văn bản pháp quy, hành lang pháp lý về hoạt động
và phòng ngừa rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo không rõ ràng, luật về
lĩnh vực Ngân hàng thì đã có song việc triển khai và áp dụng luật vào thực tế không đồng
bộ, chậm chạp và gặp phải nhiều vướng mắc, không tạo sự thống nhất giữa các ban ngành
có liên quan, cụ thể : Việc triển khai và thực hiện những quyết định hay thông tư của Thủ
tướng, Chính phủ hoặc của Thống đốc NHNNVN … Thông tư liên tịch số 05/2005 của Bộ
tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường về việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
bằng tài sản, hoặc Quyết định 149/QĐ-TTg và các Thông tư liên tịch 02/TTLT, 03/TTLT
về việc cưỡng chế thu hồi nợ là những ví dụ điển hình. Luật thì đã có nhưng không được
triển khai và thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn Tp.HCM, gây khó khăn cho cả Ngân hàng
và khách hàng vay vốn hoặc luật thì đã có nhưng không tạo thế chủ động cho các NHTM
vì không đủ thẩm quyền để thực hiện …
9 Chuyên môn hoá trong việc cung cấp thông tin có thể giúp cho các NHTM loại
bỏ các rủi ro về thông tin bất cân xứng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc chuyên môn
hoá, thu thập và xử lý thông tin về khách hàng hiện nay vẫn chưa được các NHTM xem
trọng. Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng của NHNN
bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc cung cấp những thông tin về
khách hàng vay vốn. Mặc dù vậy Trung tâm thông tin tín dụng này vẫn chưa phát huy được
vai trò và thế mạnh của mình do thông tin cung cấp cho các NHTM thường đơn điệu, thiếu
sự cập nhật, chính xác … tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thông tin
cung cấp.
9 Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm soát của NHNN đối với các NHTM thành viên
trong hoạt động tín dụng vẫn chưa đạt hiệu quả mặc dù đã có những thay đổi tích cực. Sự
hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ thanh tra NHNN hoặc sự cố ý làm trái, phớt lờ
những sai phạm của các NHTM đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và ngày một tăng lên của rủi
ro tín dụng.
2.4.2.2. Rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định :
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đã dần
thay đổi và từng bước hòa mình vào dòng phát triển này. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam
- 44 -
vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm
…), một lĩnh vực vốn rất nhạy cảm với những rủi ro của thiên nhiên, thời tiết, khí hậu.
Ngoài ra, đây cũng là lĩnh vực rất dễ bị tổn thương nếu thị trường kinh tế thế giới gặp phải
nhiều biến động xấu, giá cả thị trường không ổn định …, cụ thể : giá cả các mặt hàng nông,
thuỷ sản liên tục giảm sút mạnh, kéo dài ngoài dự đoán như : cà phê, gạo, hạt điều, các loại
hải sản …, trong khi đó giá xăng dầu liên tục tăng nhanh …, đặc biệt trong năm 2005 sự
tăng giá mạnh của xăng dầu đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn rất lớn trong hoạt
động và sản xuất.
¾ Những nguyên nhân chủ quan :
2.4.2.3. Rủi ro từ phía các Ngân hàng :
Hiện nay, rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của các NHTM ngày càng nhiều
hơn và với mức độ tinh vi hơn, một phần là do các nguyên nhân khách quan từ phía các
ban ngành chức năng hoặc do môi trường kinh doanh chưa thuận lợi đã tạo nên những rủi
ro ngoài sự kiểm soát của các NHTM, tuy nhiên không chỉ có những nguyên nhân khách
quan mới tạo ra rủi ro cho ngân hàng mà đa số chính yếu rủi ro xảy ra là do sự điều khiển
của con người, cố ý làm sai hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém :
9 Các ngân hàng cho vay không định giá khoản vay trên cơ sở đảm bảo lãi cho vay
đủ bù đắp chi phí biên của vốn, chi phí quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp
lý cho Ngân hàng. Việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng
nhắc, dựa vào mức lãi suất thông báo chung . Hơn nữa, các thông số của thị trường dùng để
đo lường : hệ số beta, xếp hạng tín dụng … chưa có cơ quan chuyên nghiệp để xác định.
Thêm vào đó, vì sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, một số ngân hàng đã cho khách hàng
vay dưới mức giá vốn cộng chi phí và phần bù rủi ro, ngay cả khi đã tham gia vào các thoả
thuận về lãi suất.
9 Trong giai đoạn hiện nay, rủi ro tín dụng xảy ra cho các NHTM cổ phần vì chưa
xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp, không có chiến lược phát triển kinh
doanh rõ nét, quản trị danh mục cho vay chưa quan tâm nhiều vào việc đa dạng hoá. Đối
với các ngân hàng, một chính sách tín dụng tốt, phù hợp với quy luật khách quan là điều
kiện tiên quyết để quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hầu hết các NHTM hiện nay đều
chưa có chính sách tín dụng đầy đủ mà chỉ có những chỉ đạo rời rạc, không mang tính hệ
- 45 -
thống. Hoặc, ngân hàng thường không chú ý vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45577.pdf