Luận văn Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN

MỤC LỤC

Trang

Chương I: Thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập

A. Những vấn đề chung về thuế trong điều kiện hội nhập

I. Những vấn đề chung về thuế

1. Nguồn gốc và bản chất của thuế

2. Các đặc trưng của thuế

3. Phân loại thuế

II. Thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập

1. Sự hình thành và bản chất kinh tế của thuế xuất nhập khẩu

2. Vị trí, vai trò của thuế xuất nhập khẩu trong nền kinh tế

3. Chính sách thuế xuất nhập khẩu và vấn đề xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu

3.1. Khái niệm

3.2. Vấn đề xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu

B. Hợp tác kinh tế ASEAN, căn cứ lý do dẫn đến Hiệp ước AFTA

I. Bối cảnh lịch sử và sự cần thiết khách quan dẫn đến Hiệp ước AFTA

II. Mục tiêu và nội dung hoạt động của AFTA

1. Mục tiêu của AFTA

2. Nội dung và cơ chế hoạt động của AFTA

2.1. Về thuế quan

2.2. Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực Hải quan

III. Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

1. Những cam kết của Việt Nam khi tham gia AFTA

2. Tác động của AFTA và CEPT đối với nền kinh tế Việt Nam

2.1. Tác động của AFTA nhìn từ góc độ thương mại

2.2. Tác động của AFTA nhìn từ góc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3. Tác động của AFTA đối với nguồn thu Ngân sách

Chương II: Thực trạng chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam và tình hình thực hiện AFTA ở Việt Nam

A. Nội dung chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam

I. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

1. Giai đoạn trước năm 1999

1.1. Nội dung các văn bản của Luật thuế xuất nhập khẩu

1.2. Một số điểm hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất nhập khẩu trước năm 1999

2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay

II. Tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

1. Thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất nhập khẩu

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất nhập khẩu

B. Đánh giá thực trạng chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua

I. Những thành tựu

1. Huy động nguồn thu cho Ngân sách

2. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

3. Bảo hộ và hỗ trợ nền sản xuất trong nước

4. Chuẩn bị bố trí lại cơ cấu sản xuất, đầu tư vàvươn lên cạnh tranh có hiệu quả trong khu vực

II. Những hạn chế

1. Vướng mắc về giấy chững nhận xuất xứ C/O

2. Quy định các trường hợp miễn, giảm thuế chưa hợp lý

3. Về thời hạn nộp thuế.

4. Việc kiểm tra sau thông quan gặp nhiều khó khăn

5. Tồn tại của việc thu thuế bổ sung

6. Những tồn tại của Biểu thuế

7. Những tồn tại về giá tính thuế

8. Những tồn tại trong việc bảo hộ bằng chính sách thuế xuất nhập khẩu

9. Những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

C. Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam

1. Tình hình thực hiện cũng như ý thức của các doanh nghiệp ( trong và ngoài quốc doanh) đối với thời hạn Việt Nam cam kết hoàn thành AFTA

2. Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam

2.1. Thời kỳ 1995 - 2000

2.2. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001 - 2006 để thực hiện AFTA của Việt Nam

Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN

I. Định hướng về chính sách thuế xuất nhập khẩu trong thời gian tới

1. Sự cần thiết hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu để phục vụ tiến trình hội nhập

1.1. Hội nhập và sự cần thiết hoàn hiên chính sách thuế xuất nhập khẩu để phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2. Tác động của việc tham gia các hiệp định thuế quan đối với nền kinh tế Việt Nam

2. Mục tiêu của chính sách thuế xuất nhập khẩu

3. Những nguyên tắc cần quán triệt khi xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu trong thời gian tới

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN

1. Hoàn thiện các quy định về thuế xuất nhập khẩu

1.1. Về miễn và xét miễn giảm thuế

1.2. Về kiểm tra sau thông quan

1.3. Về thời hạn nộp thuế

1.4. Về việc thu thuế nhập khẩu bổ sung

2. Xây dựng Biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng bảo hị hiệu quả các ngành kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

2.1. Xây dựng mức thuế bảo hộ hiệu quả cho các ngành kinh tế theo từng cấp độ bảo hộ, kèm theo điều kiện và thời hạn bảo hộ

2.2. Chi tiết hóa Biểu thuế nhập khẩu

3. Về xây dựng trị giá tính thuế

3.1. Sử dụng Bảng giá tối thiểu theo hướng thu hẹp dần

3.2. Mở rộng tối đa diện áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng

4. Về công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

4.1. Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế xuất nhập khẩu

4.2. Sắp xếp bộ máy thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý

4.3. Tiếp tục đẩy mạnh thể chế hành chính Nhà nước về nhập khẩu và về hải quan

4.4. Đơn giản hóa thủ tục hải quan

4.5. Đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

4.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và đào tạo chính sách thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp

4.7. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

III. Giải pháp và những kiến nghị cụ thể cho việc thực hiện AFTA của Việt Nam

1. Giải pháp

2. Những kiến nghị cụ thể

2.1. Hạn ngạch xuất khẩu và những hàng rào phi thuế quan khác

2.2. Thuế nhập khẩu CEPT

2.3. Cải cách thuế chung

2.4. Những thủ tục chính sách thương mại

2.5. Giảm thuế cho các nhà xuất khẩu

2.6. Tỷ giá hối đoái

2.7. Các Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất, nhập khẩu lưu thông thông thoáng, góp phần ngăn ngừa tình trạng trốn lậu, dây dưa, gian lận thuế khi xuất nhập khẩu. Có thể nói rằng, kết quả thu thuế xuất nhập khẩu năm 2001 là phù hợp với tốc đọ tăng kim ngạch xuất khẩu (+4,5%) nhập khẩu (+2,3%) cũng như sự biến động giá cả các mặt hàng xuất nhập khẩu đã diễn ra trong năm 2001. Công cụ thuế trong năm qua đã làm tăng thu NSNN nhưng ít có hiệu quả trong việc ngăn cẳn hoạt động nhập khẩu. Thực trạng nhập siêu lớn của khu vực kinh tế trong nước ( 2,9 tỷ USD) và việc nhập khẩu linh kiện xe máy, ô tô vẫn diễn ra quá mức sôi nổi trong năm qua đã chứng minh điều này. 2. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Việc thực hiện nhiều sửa đổi, điều chỉnh quan trọng chính sách thuế xuất nhập khẩu trong thời gian qua để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu giữa nước ta với các nưóc trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước trên thế giới. Số liệu thống kê năm 2001 cho thấy, nước ta xuất khẩu hàng hóa đến 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhập khẩu hàng hóa từ 195 nước vầ các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Mặc dù tình hình trên thế giới có nhiều biến động nhưng nước ta vẫn giữ được kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trong tổng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với các nước, buôn bán giữa Việt Nam với các nước ASEAN là có nhiều thuận lợi hơn cả. Trên cơ sở Hiệp định CEPT, chúng ta có nhiều ưu thế về thương mại, do đó kim ngạch xuất nhập khẩu sau 5 năm ra nhập ASEAN và thực hiện Hiệp định CEPT tăng 1,6 lần (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Xuất khẩu Nhập khẩu Năm Tỷ USD . Số liệu về việc buôn bán giữa nước ta với các nước thành viên khác trong ASEAN được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong ASEAN Đơn vị: Tỷ USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng 1991 0.55 0.81 1.36 1992 0.57 0.95 1.52 1993 0.64 1.32 1.96 1994 0.89 1.69 2.58 1995 1.11 2.37 3.48 1996 1.78 2.99 4.77 1997 2.02 3.24 5.26 1998 2.35 3.73 6.08 1999 2.46 3.31 5.77 2000 2.75 3.62 6.37 Nguồn: Tư liệu kinh tế của các nước thành viên ASEAN Đạt được những thành tựu như trên là kết quả của nhiều yếu tố, nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, với tư cách là một công cụ quan trọng, có thể nói, chính sách thuế xuất nhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào việc đạt được những kết quả này. 3. Bảo hộ và hỗ trợ nền sản xuất trong nước. Chính sách thuế quan của Việt Nam trong hời gian qua đã hỗ trợ tối đa cho những ngành sản xuất trong nước chưa phát triển. Để thực hiện điều đó, các cơ quan chức năng đã thường xuyên điều chỉnh mức thuế theo hướng: quy định mức thuế suất nhập khẩu cao và khá cao đối với tấ cả các sản phẩm là đầu ra mà trong nước chưa sản xuất được, không đánh thuế hoặc đánh thuế thấp ( 1 - 5%) đối với những mặt hàng là nguyên vật liệu đầu vào mà các ngành sản xuất trong nước chưa sản xuất được, do đó đã góp phần hỗ trợ tích cực cho sản xuất trong thời kỳ đầu phát triển, sản lượng sản xuất của một số ngành liên tục tăng qua các năm, nhiều mặt hàng trong nước đã thay thế được hàng nhập khẩu cả về số lượng và chất lượng. Ví dụ như: ngành sản xuất dầu thực vật thuộc nhóm từ 1507 đến 1517; năm 1992 có thuế nhập khẩu 20%, năm 1994 có thuế nhập khẩu 25%, năm 1996 thuế nhập khẩu được nâng lên 30% và năm 1998 được nâng lên 40%. Nguyên liệu chính để sản xuất dầu thực vật tinh chế là dầu thô chỉ quy định thuế suất thuế nhập khẩu là 5% từ năm 1992 đến nay. Với chính sách thuế xuất nhập khẩu như trên, ngành sản xuất dầu thực vật tinh chế từ chỗ chỉ có một vài cơ sở sản xuất đến nay đã có nhiều nhà máy kể cả liên doanh đầu tư với nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Sản lượng dầu thực vật tinh chế do các nhà máy này sản xuất từ chỗ chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu nội địa thì nay đã sản xuất đủ cung ứng cho thị trường trong nước và có khả năng xuất khẩu các loại dầu lạc, vừng, đậu tương..và thu hút đáng kể lao động tham gia vào lĩnh vực này, góp phần làm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp cho đất nước. Tương tự như vậy, ngành thép cũng được Nhà nước ta bảo hộ chặt chẽ bằng công cụ thuế quan, mức thuế suất nhập khẩu thường ở 30 đến 40%. Do đó, ngành thép bây giờ không đơn thuần là một doanh nghiệp nhà nước nữa mà hiện nay đã có tới 17 liên doanh, 15 doanh nghiệp nhà nước và nhiều lò luyện thép tư nhân với tổng công suất thiết kế đạt 1,7 triệu tấn và sản lượng trung bình là 0,8 triệu tấn mỗi năm. Có thể nói, bảo hộ bằng thuế quan đã và đang tạo điều kiện cho sự ỏt của một số ngành công nghiệp của Việt Nam, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và nhà nước đã đề ra. 4. Chuẩn bị bố trí lại cơ cấu sản xuất, đầu tư và vươn lên cạnh tranh có hiệu quả trong khu vực Việc cam kết giảm thuế theo Hiệp định CEPT trong vòng 10 năm là một thách thức đáng kể đối với Việt Nam. Trước thời điểm ký kết Hiệp định này, ta chưa thực hiện giảm thuế nhập khẩu với bất kỳ một quốc gia hay khối nước nào. Hiệp định CEPT đã thể hiện chủ trương của các nước ASEAN là sử dụng một nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu vì vậy những mặt hàng có khả năng xuất khẩu sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc giảm thuế này. Do đó, để tham gia vào Hiệp định một cách có lợi nhất, Việt Nam cần phải có sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất đầu tư của các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Nếu không làm được điều này thì việc tham gia vào thị trường ASEAN sẽ là một bất lợi cho phía Việt Nam: Việt Nam sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước ASEAN, dẫn tới sự phá sản của các doanh nghiệp trong nước và những thất bại trong các chiến lược xã hội của Chính phủ. Mặc dù thời gian để thực hiện hiệp định này là có hạn nếu không muốn nói là quá ngắn so với tình hình sản xuất yếu kém của chúng ta, hơn nữa CEPT quy định khá chặt chẽ tiến trình giảm thuế mà các quốc gia phải thực hiện qua các năm, để đạt được mức thuế 0 - 5% ở các giai đoạn khác nhau trong vòng 10 năm chứ không phai là đến năm cuối cùng mới đạt mức thuế suất cam kết; nhưng có thể nói rằng cho đến thời điểm này chúng ta đã xây dựng được một lịch trình giảm thuế hết sức phù hợp dựa trên cơ sở phân loại các ngành kinh tế theo 3 nhóm dựa trên khả năng cạnh tranh của chúng: nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu thì lịch trình giảm thuế của nhóm này là sớm nhất; nhóm các ngành hàng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai thì lịch trình giảm thuế cho nhóm này là chậm hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển trước khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt; nhóm các ngành hàng có tiềm năng cạnh tranh kém thì có lịch trình giảm thuế là chậm nhất. Như vậy, lịch trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN hứa hẹn một sự đảm bảo chắc chắn, đúng tiến độ, phù hợp và có thể hỗ trợ tối đa cho các ngành sản xuất trong nước. Đây cũng là bước đi đầu tiên, đặt nền móng trong việc thiết kế chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp với các bước hội nhập ngày càng rộng và sâu sắc của Việt Nam với các tổ chức thương mại lớn hơn như APEC và WTO. II. Những hạn chế 1. Vướng mắc về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Theo quy định, TCHQ cho phép áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng tiểu ngạch mà không cần C/O nếu Hải quan có thể xác nhận được xuất xứ. Nhưng trên thực tế có nhiều lô hàng trị giá lớn vẫn nhập khẩu theo đường tiểu ngạch để sự hưởng ưu đãi nà. Nếu áp dụng thuế suất như trên có thể dẫn tới tình trạng thất thu thuế. * Có một số mặt hàng đặc biệt khi nhập khẩu không có C/O do tính chất đặc thù của loại hàng này. Vì vậy, khi nhập khẩu rất khó mà xác định được căn cứ để được hưởng ưu đãi. Ví dụ: Đối với mặt hàng nhập khẩu là phụ tùng động cơ máy bay là loại đặc thù về chứng nhận xuất xứ chỉ có chứng nhận chất lượng của Khu vực hoặc Hiệp hội Hàng không Quốc tế, mà không có C/O thông thường như quy định của Bộ thương mại. Do vậy, không có căn cứ để tính thuế suất ưu đãi. Hải quan các địa phương đang rất khó xử khi làm thủ tục cho loại hàng phi mậu dịch và tiểu ngạch niên giới trong diện được hưởng thuế suất ưu đãi. Theo qu định, hàng hóa này sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi nếu lô hàng nhập khẩu có đủ chứng từ kèm theo xác địn được xuất xứ hàng nhập khẩu từ các nước trong Danh mục được hưởng thuế suất ưu đãi. * Vấn đề nợ C/O: Theo Thông tư 280/TCHQ-GSQL ngày 29/11/1995, của Tổng cục Hải quan vầ Bộ Thương mại, quy định thẩm quyền cho nợ C/O do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Thành phố chấp thuận. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường phải trình C/O ngay tại cửa khẩu, nhưng trong nhiều trường hợp hàng hóa về trước còn C/O về sau. Do vậy, để được hưởng thuế suất ưu đãi thì doanh nghiệp phải xin nợ C/O, doanh nghiệp phải đi lại rất nhiều lần, phải qua rất nhiều cửa, gây mất thời gian và tiền của cho doanh nghiệp. Hoặc đối với hàng được ưu đãi vầ thuế suất cũng không thực hiện đồng nhất, có nơi Hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản xin phép nhưng có nơi lại không. * Nhiều trường hợp doanh nghiệp nợ C/O quá hạn không nộp mặc dù đã được hưởng thuế suất ưu đãi. Việc thực hiện cưỡng chế đối với các doanh nghiệp này là rất khó thực hiện bởi chưa có một văn bản cụ thể nào quy định cụ thể, mặc khác các doanh nghiệp giải quyết tại các đơn vị khác thì thực hiện cưỡng chế ra sao? * Việc một số doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán hàng hóa với các nước trong khu vực Đông Nam á, những mặt hàng có xuất xứ từ các nước ngoài khu vực ( có trình độ phát triển cao hơn) để tiện cho việc vận chuyyển và giá rẻ hơn ( vì các nước ở khu vực Đông Nam á thường là tổng đại lý của các hãng lớn). Nhưng doanh nghiệp lại vướng về xuất trình chứng nhận xuất xứ C/O gốc thì mới được hưởng thuế suất ưu đãi trong khu vực cấp, vì vậy doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi khi mà hàng đó xuất phát từ các nước có ưu đãi. 2. Quy định các trường hợp miễn, giảm thuế chưa hợp lý. Chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành còn quy định còn quy định các trường hợp miễn, giảm thuế còn quá rộng, quá ưu đãi với một số đối tượng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc quản lý mà còn tạo ra sự không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, đồng thời không phản ánh đúng giá trị hàng nhập khẩu khi hạch toán hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Dựa trên Biểu thuế nhập khẩu, ta thấy số thuế được miễn dựa trên một số nhóm sau: - Hàng nhập khẩu chuên phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo. - Hàng là nguyên liêu, vật tư nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết. - Thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển chuyên dùng nhập khẩu theo quy định tại Điều 47 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 25 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. - Hàng hóa theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của các khách xuất nhập cảnh. Thực tế thời gian qua cho thấy, việc xác định hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo là rất khó khăn vì trừ một số hàng đặc biệt như vũ khí, khí tài quân sự còn phần lớn các mặt hàng này đều có thể dùng cho các đối tượng khác. Do đó, việc làm thủ tục miễn thuế cho các đối tượng này là hếtt sức phức tạp vì không đảm bảo được tiêu chuẩn, không biết thế nào là chặt chẽ, chính xác nên dễ dẫn đến hành vi lợi dụng trốn thuế. Còn việc quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu để gia công cho hàng nước ngoài tuy có tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia công nhưng gây khó khăn cho việc quản lý thuế, đồng thời dẫn đến tình trạng trốn thuế qua hình thức này lớn. Theo số liệu báo cáo, hàng năm cơ quan Hải quan làm thủ tục cho hơn 3 triệu khách xuất nhập cảnh (1,5 triệu lượt nhập cảnh, hành khách xuất nhập cảnh, mỗi lần được hưởng tiêu chuẩn hàng hóa miễn thuế không quá 300 USD). Như vậy, lượng hàng hóa được miễn thuế của khách xuất nhập cảnh hàng năm ở mức khoảng 450 triệu USD. Nhưng theo thực tế thì thường khách xuất nhập cảnh thường mang hàng tiêu dùng có mức thuế xuất nhập khẩu cao, ở mức 40-50%. Có nghĩa là số thuế được miễn của khách xuất nhập cảnh ở chừng 2 đến 3 nghìn tỷ đồng Việt Nam. Những tồn tại này thể hiện một chính sách thuế thiếu tính trung lập, minh bạch mà nguyên nhân hiện nay là do chính sách thuế xuất nhập khẩu đang phải phục vụ và theo đuổi quá nhiều mục tiêu, nhất là các mục tiêu xã hội. 3. Về thời hạn nộp thuế. Việc quy định nhiều thời hạn nộp thuế như hiện nay có mặt tích cực là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng mặt khác đây cũng là kẽ hở cho việc dây dưa, nợ đọng, chiếm dụng tiền thuế xuất nhập khẩu của Nhà nước. Bảng 5: Thuế nợ đọng các năm 1996 - 2001 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Thuế nợ đọng 800 790 810 830 805 823 Nợ quá hạn phải cưỡng chế 250 300 321 330 278 292 Nợ thuế khó đòi 73 62 78 85 76 85 Nợ được giãn 191 168 193 198 190 201 Nguồn: Tổng cục Hải quan Nguyên nhân của việc quy định nhiều thời hạn nộp thuế như trên xuất phát từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Trong thời kỳ đó, do thực hiện chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương nên chỉ có một số đơn vị kinh tế quốc doanh được phép hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các đơn vị thuộc thành phần kinh tế khác muốn hoạt động xuất nhập khẩu phải uỷ thác qua các đơn vị kinh tế này. Do tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đó còn thấp, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách cho doanh nghiệp được hưởng thời gian nộp chậm thuế. Nhưng đến nay, điều kiện đã có nhiều hay đổi, mọi thành phần kinh tế đều được tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Đồng thời cùng với sự phát triển chung thì tiềm lực về tài chính của nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay là khá lớn so với trước, đủ điều kiện nộp thuế ngay khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngoài việc nợ thuế trong hạn là quyền lợi của các doanh nghiệp được Nhà nước ưu đãi, nhưng các doanh nghiệp còn có nhiều lý do: làm ăn thua lỗ, chưa bán hết hàng để trả nợ thuế, bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn của mình làm cho doanh nghiệp không có tiền nộp thuế khi đến bạn phải thanh toán với Ngân sách hoặc do chính đơn vị tự chiếm đoạt số thuế phải nộp để dùng vào việc khác của đơn vị mình như: xây dựng cơ bản, dùng tiền thuế phải nộp cho Ngân sách để quay vòng vốn..Số nợ thuế cưỡng chế, nợ thuế của các đơn vị khó đòi rất cao, khả năng thanh toán thấp.. Đã làm cho số thu vào Ngân sách giảm đi đáng kể. Cho nên cần kết hợp với Bộ tài chính lập các đoàn kiểm tra để xác định rõ tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp, từ đó trình Chính phủ để có hướng giải quyết. Hơn nữa, việc quy định nhiều thời hạn nộp thuế như Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành đã gây nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác thực hiện của cơ quan Hải quan. Thời gian ân hạn cho nợ thuế là qua dài: hang xuất: 15 ngà; hàng nhập: 30 ngày; qua hạn nộp thuế 90 ngày mới bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan. Do đó, việc doanh nghiệp bị giải thể, sát nhập, thay đổi tên hiệu, địa chỉ.. làm cho việc đòi nợ thuế của cơ quan hải quan hết sức khó khăn. Thực hiện chỉ thị 575/Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc và thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu, ngành Hải quan đã phải thành lập bộ phận từ trung ương ( cấp Tổng cục) đến địa phương (cấp Cục) chuyên theo dõi thu hồi nợ đọng. Không chỉ có vậy, ngành Hải quan hàng năm còn tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn. Thậm chí vào cuối năm tài chính, để đảm bảo cân đối Ngân sách hàng năm, Chính phủ cho pháp ngành Hải quan thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tình thế nhưng vấn đề nợ đọng thuế xuất nhập khẩu vẫn chưa khắc phục được. Nhiều trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng hệ thống theo dõi của cơ quan Hải quan vẫn chưa thông báo, khiến doanh nghiệp bị cưỡng chế, không được làm thủ tục cho lô hàng tiếp theo, gây nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật. Điều này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân, công tác kế toán, kiểm toán của ngành hải quan còn có nhiều hạn chế chưa đáp ứng được với thời đại, hệ thống máy tính nối mạng giữa cơ quan hải quan và phía ngân hàng chưa có và còn do sự phức tạp, không phù hợp với thực tế của bản thân chế định này gây ra.. 4. Việc kiểm tra sau thông quan gặp nhiều khó khăn Theo trình tự làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, việc kiểm tra của cơ quan Hải quan được phân thành: kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau thông quan. Hàng hóa và phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan. Trước năm 1999, khi chưa có chế định kiểm tra sau thông quan, mọi hàng hóa nhập khẩu đều phải được kiểm tra chi tiết tại cửa khẩu hoặc địa điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Hàng sau khi đã đi khỏi các vị trí này, cơ quan hải quan không có quyền kiểm tra. Quy định như cũ đã gây ra nhiều ách tắc đối với những cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn và không thể đảm bảo chặt chẽ vì trong một thời gian ngắn việc để xảy ra sai sót khi kiểm tra là khó tránh khỏi. Hơn nữa, để đối phó với các thủ đoạn gian lận thì việc kiểm tra ngay tại cửa khẩu là rất khó phát hiện. Để đối phó với tình trạng trên, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều sửa đổi trong Luật thuế xuất nhập khẩu để tạo sự thông thoáng và công bằng cho các doanh nghiệp chân chính, giảm bớt phiền hà. Đồng thời ngày 01/01/2002 Luật Hải quan Việt Nam đã chính thức có hiệu lực mà trong đó đã dành ưu tiên cho các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Tuy nhiên do sự thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quy định cụ thể quyền hạn, hủ tục tiến hành kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp. Và cho đến tận bây giờ các Thông tư hướng dẫn về việc thông quan chưa đầy đủ nên doanh nghiệp cũng như cán bộ thừa hành pháp luật vẫn không có nhiều căn cứ để thực hiện. Một phần khác là thuộc về các yếu tố tâm lý, tuyên truyền pháp luật do đó khi cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan, mặc dù là đúng quy định nhưng vẫn vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía doanh nghiệp vì họ thường cho rằng khi hàng hóa đã ra khỏi địa điểm làm thủ tục hải quan là hoàn thành hết mọi thủ tục. Để khắc phục yếu tố này, chúng ta cần phải có biện pháp tuyên truyền tích cực hơn nữa các chế độ luật pháp cho các đối tượng làm thủ tục hải quan. 5. Tồn tại của việc thu thuế bổ sung Theo điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất nhập khẩu thì hàng hóa nhập khẩu vào nước ta sẽ phải chịu thuế thu nhập bổ sung nếu được bán phá giá; được sự trợ cấp từ nước xuất khẩu; hoặc có xuất xứ từ nước có sự phân biệt đối xử với Việt Nam. Quy định nà là phù hợp với thông lệ, với luật pháp của nhiều nước trên thế giới nhưng cho đến nay qu định này vẫn chưa được thực hiện trên thực tế, dẫn tới tình trạng có nhiều hàng hóa của Trung Quốc xuất hiện ồ ạt trên thị trường Việt Nam với giá bán rất rẻ (ví dụ như: các mặt hàng điện tử, điện dân dụng, xe máy..) Nguyên nhân của tình trạng này là do trong Luật cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách thuế xuất nhập khẩu không có một quy định cụ thể nào về cơ quan được thực hiện việc thu thuế bổ sung. 6. Những tồn tại của Biểu thuế Thuế nhập khẩu hiện nay với chức năng bảo vệ sản xuất trong nước đã thường xuyên được điều chỉnh nâng thuế cao đối với những sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được và hạ thuế thấp đối với những sản phẩm là đầu vào của các ngành sản xuất trong nước mà ta chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ, do đó đã góp phần hỗ trợ tích cực cho sản xuất trong thời kỳ đầu phát triển. Nhưng điều này cũng đã tạo ra những lệch lạc trong định hướng đầu tư trong nước, đặc biệt là trong thu hút đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã được thu hút vào những ngành sản xuất ra các sản phẩm có mức thuế bảo hộ cao, phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước chứ không nhằm vào mục đích xuất khẩu do đó chưa thực sự góp phần làm tăng khả năng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, gây lãng phí cho việc sử dụng nguồn vốn này. Do đó, tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại chưa thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp kiểm soát gắt gao việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, và thực tế nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngach nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua, khoảng 12%. Thuế nhập khẩu hiện nay có chức năng hướng dẫn tiêu dùng trong nước nên mức thuế của những mặt hàng tiêu dùng phần lớn đã được để ở mức cao. Tuy nhiên mức thuế nhập khẩu cao là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại gây tổn thất cho Ngân sách Nhà nước. Đồng thời đây cũng là một khó khăn trong việc tính toán cho nguồn thu Ngân sách khi mà Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện khi thực hiện Hiệp định CEPT nói riêng và các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước khác. Biểu thuế nhập khẩu hiện nay được quy định theo khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, điều đó thuận tiện cho việc thay đổi mức thuế suất một cách uyển chuyển phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay có quá nhiều mức (25 mức) mặc dù có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp hoặc từng nhóm doanh nghiệp nhưng sự thiếu ổn định của nó đã làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định phương hướng và ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Sự phức tạp của nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và giá bán hàng hóa nên nếu mức thuế nguyên liệu đầu vào nói riêng hay mức thuế nhập khẩu của hàng hóa nói chung không ổn định sẽ gây tác động lớn tới giá thành sản phẩm và giá cả hàng hóa, gây tác động lớn tới chiến lược cạnh tranh, chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Việc quy định mức thuế suất khác nhau giữa cùng một loại hàng hóa nhưng có mục đích sử dụng khác nhau tạo ra khe hở lớn cho nhiều đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu lợi dụng để trốn thuế, và tạo điều kiện cho nạn tham nhũng nảy sinh. Trong thời gian qua, ngành hải quan đã phát hiện nhiều vụ vi phạm thuộc dạng này, đã kiến nghị và truy thu hàng tỷ đồng về cho Ngân sách Nhà nước và xử lý nhiều cán bộ hải quan biến chất, vi phạm. Ví dụ cụ thể là mặt hàng đầu Video, tại Biểu thuế phân ra làm hai loại: loại dùng trong chuyên dụng có thuế suất nhập khẩu là 5% còn loại dùng trong dân dụng thì có thuế suất là 50% ( chênh lêch 10 lần). Song trên thực tế, tùy theo chủ quan của người sử dụng với một chiếc đầu Video có cùng cấu tạo cùng công suất, cùng một hãng sản xuất thì có thể được sử dụng ở gia đình hay nơi công cộng và khi sử dụng ở 2 nơi khác nhau thì kéo theo việc nộp 2 mức thuế khác nhau là không có căn cứ và dễ bị lợi dụng để nhập khẩu thông qua các cơ quan quản lý chuyên ngành để hưởng mức thuế suất thấp, điều này vừa dẫn đến thất thu cho Ngân sách vừa không đáp ứng được mục tiêu mà chính sách thuế xuất nhập khẩu đề ra. Do đồng tình với doanh nghiệp cố ý lợi dụng hoặc do sự buông lỏng quản lý của một số cơ quan quản lý mà việc trốn thuế vẫn công khai diễn ra. Mặc dù đã có nhiều vụ án được khởi tố, nhiều cán bộ cả ở cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng vì lợi nhuận và nhất là do khe hở mà Biểu thuế hiện nay tạo ra mà những vụ việc tương tự vẫn xảy ra. Biểu thuế hiện nay còn thiếu rõ ràng: Mặc dù so với Biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định 110-HĐB ngày 31/03/1992, Biểu thuế ban hành theo Quyết định số 1803/QĐ-BTC ngày 11/12/1998 có số dòng thuế hơn gấp đôi nhưng trước tình hình buôn bán, trao đổi thương mại không ngừng tăng lên cộng thêm sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra nhiều loại hàng hóa mới, có nhiều công dụng và có thể được xếp vào nhiều loại mã khác nhau. Ví dụ, hiện nay các cơ quan chức năng còn gặp nhiều nhiều lúng túng khi xác định mã thuế cho mặt hàng Vải địa kỹ thuật - loại vải dùng trong xử lý kỹ thuật đê điều. Nếu xét về mục đích sử dụng trong kỹ thuật thì mặt hàng này có thể được xếp vào nhóm 5911 ( " Các sản phẩm dệt và các mặt hàng phục vụ cho mục đích kỹ thuật"), còn nếu xét về cấu tạo làm từ vải không dệt thì mặt hàng này được phân vào nhóm 5603 ( " Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp"). Cả hai quan niệm này đều được dựa trên những cơ sở riêng và khó bác bỏ. Tuy nhiên mức chênh lệch mà nó tạo ra là tương đối đáng kể: nếu phân loại vào nhóm 5911 thì thuế suất nhập khẩu của mặt hàng này là 1%, nhưng nếu xếp vào nhóm 5603 thì thuế suất nhập khẩu của mặt hàng này là 20%. Do đó có doanh nghiệp được tính thuế với thuế suất là 1% còn có doanh nghiệp được tính thuế với thuế suất là 20%, và điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau. Danh mục Biểu thuế về cơ bản dựa trên danh mục hàng hóa điều hòa của Tổ chức Hải quan thế giới. Nhưng áp dụng theo danh mục này đòi hỏi phải có tài liệu giải thích đi kèm nhưng ta chưa ban hành được tài liệu này. Thêm vào đó, như đã đề cập thì các nước ASEAN thống nhất áp dụng Biểu thuế nhập khẩu với 8 chữ số ( chi tiết hơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100241.doc
Tài liệu liên quan