MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NSNN VÀ QUẢN LÝ CHI NSNN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN 3
1.1.1. Bản chất của NSNN 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Nội dung kinh tế của NSNN 4
1.1.2. Chức năng của NSNN 5
1.1.3. Vai trò của NSNN 6
1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NSNN VÀ PHÂN CẤP NSNN 8
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN 8
1.2.2. Hệ thống NSNN 10
1.2.3. Nguyên tắc phân cấp NSNN 11
1.2.4. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách 12
1.3. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHI NSNN 19
1.3.1. Lập dự toán chi NSNN 19
1.3.1.1. Ý nghĩa của lập dự toán chi NSNN 19
1.3.1.2. Xây dựng dự toán chi NSNN 19
1.3.2. Chấp hành dự toán chi NSNN 22
1.3.2.1. Ý nghĩa của chấp hành dự toán chi NSNN 22
1.3.2.2. Nội dung chấp hành dự toán chi NSNN 23
1.3.3. Quyết toán chi NSNN 27
1.3.3.1. Ý nghĩa của quyết toán chi NSNN 27
1.3.3.2. Nội dung quyết toán chi NSNN 28
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN CỦA TP CẦN THƠ
TRONG THỜI GIAN QUA 30
2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TP CẦN THƠ 30
2.1.1. Đặc điểm, Tình hình kinh tế xã hội 30
2.1.2. Tình hình thu chi và cân đối ngân sách 34
2.2. CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH 37
2.2.1. Cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 37
2.2.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển 38
2.2.3. Cơ cấu chi thường xuyên 39
2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LẬP DỰTOÁN CHI NGÂN SÁCH 41
2.3.1. Căn cứ để lập dự toán 41
2.3.2. Trình tự xây dựng dự toán chi ngân sách của các cấp NSĐP 41
2.3.3. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong quá trình lập dự toán NSĐP 42
2.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VIỆC CHẤP HÀNH CHI NGÂN SÁCH 43
2.4.1. Nhiệm vụ của chấp hành chi NSNN 43
2.4.1.1. Quản lý chi NSNN giữa cáccơ quan tài chính các cấp 43
2.4.1.2. Quản lý chi NSNN đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân 44
2.4.1.3. Quản lý chi NSNN đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan 46
2.4.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN 46
2.4.2.1. Tổ chức cụ thể hoá kế hoạch chi NSNN chỉ đạo quá trình thực hiện 46
2.4.2.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí của
NSNN 47
2.4.2.3. Kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước 48
2.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH 49
2.5.1. Quyết toán củatừng cấp ngân sách 49
2.5.2. Tổng hợp quyết toán chi NSĐP 50
2.5.3. Phê duyệt tổng quyết toán chi NSĐP 50
2.6. KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG QUẢN LÝ CHI NSNN 50
2.6.1. Công tác kiểmtra, thanh tra 50
2.6.2. Công tác khen thưởng và xử lý vi phạm 51
2.7. NHỮNG BẤT CẬP, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TP CẦN THƠ 52
2.7.1. Trong phân cấp quản lý chi ngân sách 52
2.7.2. Trong cơ cấu chi ngân sách 53
2.7.3. Trong lập dự toán chi ngân sách 54
2.7.4. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách 55
2.7.5. Trong quyết toán chi ngân sách 58
2.7.6. Trong công tác thanh tra, kiểm tra 58
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH TP CẦN THƠ 61
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH TP CẦN THƠ 61
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH 61
3.2.1. Chấp hành các nguyên tắc phân cấp NSNN một cách tích cực cho sự ổn
định, phát triển TP Cần Thơ 61
3.2.2. Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phải có cơ sở khoa học 62
3.3. HOÀN THIỆN CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH KHOA HỌC HỢP LÝ 63
3.3.1. Xây dựng cơ cấu hợp lý chi đầu tư phát triểnvà chi thường xuyên 63
3.3.2. Xác lập cơ cấu chi đầu tư phát triển 64
3.3.3. Hoàn thiện cơ cấu chi thường xuyên 64
3.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH
3.4.1. Hoàn chỉnh quy trình lập dự toán ngân sách 65
3.4.2. Xây dựng các chuẩn mựckhoa học làm cơ sở, căn cứ lập dự toán và xét
duyệt dự toán chi ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương 66
3.4.3. Đổi mới phê duyệt (hay quyết định) dự toán chi ngân sách hàng năm 68
3.5. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHẤP HÀNH CHI NGÂN SÁCH 68
3.5.1. Tổ chức thực thi kế hoạch chi NSNN 68
3.5.1.1. Đối với chi đầu tư phát triển 68
3.5.1.2. Đối với chi thường xuyên 69
3.5.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí của NSNN 69
3.5.2.1. Đối với chi đầu tư phát triển 70
3.5.2.2. Đối với chi thường xuyên 70
3.5.3. Kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước 71
3.5.3.1. Đối với chi đầu tư phát triển 71
3.5.3.2. Đối với chi thường xuyên 72
3.6.HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN,QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH 72
3.6.1. Hoàn thiện hạch toán kế toán ngân sách 72
3.6.2. Quyết toán ngân sách 72
3.7. ĐỔI MỚI THANH TRA, KIỂM TRA TRONG QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH 72
3.7.1. Tăng cường thanh, kiểm tra khâu lập dự toán thu, chi ngân sách 72
3.7.2. Cải tiến khâu thanh, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách 73
3.7.3. Đổi mới trong khâu thanh, kiểm tra sau khi cấp phát ngân sách 73
3.7.4. Ap dụng đa dạng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước trên thế giới.
- Các khu công nghiệp và chế xuất:
TP Cần Thơ có 2 khu công nghiệp tập trung và 2 Trung tâm công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp:
+ Khu công nghiệp Trà Nóc: Diện tích 300ha, bao gồm khu Công
nghiệp Trà Nóc I (135 ha), Trà Nóc II (165 ha), nằm cách sân bay Trà Nóc 2 km,
cách cảng Cần Thơ 3 km được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về ngân hàng, bưu
chính viễn thông và nguồn nhân lực dồi dào từ TP Cần Thơ phục vụ cho sản xuất
công nghiệp...
+ Khu công nghiệp Hưng Phú: Diện tích 975 ha, nằm bên bờ sông Hậu,
phía nam TP Cần Thơ, là khu công nghiệp tổng hợp nhiều ngành nghề như: Chế
tạo cơ khí; Lắp ráp thiết bị điện, điện tử; Chế biến nông sản, thủy sản...
+ Trung tâm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt: Có tổng diện
tích xây dựng giai đoạn I là 22,5 ha, đang tiếp tục quy hoạch giai đoạn II là 31,5
ha. Dù đang trong giai đoạn đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng đã có 25 nhà
đầu tư đăng ký thuê đất. Trong tương lai, đây sẽ là khu công nghiệp năng động
đứng thứ ba của TP. Cần Thơ, sau khu công nghiệp Trà Nóc và Hưng Phú.
+ Trung tâm Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng:
Có tổng diện tích 38,2 ha, cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, hiện đã
có trên 15/23 nhà đầu tư đang hoạt động.
39
- Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm:
Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm đang hoạt động tốt và ngày
càng mở rộng, có khả năng cung ứng đầy đủ cho sự đầu tư và hợp tác quốc tế.
- Hệ thống cơ sở hạ tấng văn hóa – giáo dục – khoa học:
TP Cần Thơ có các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
như: Đại học Cần Thơ, Đại học Tại chức, Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật, Cao đẳng
sư phạm, Cao đẳng kinh tế đối ngoại, Trung học Y tế, Viện nghiên cứu: Viện lúa
ĐBSCL. Các bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa, Viện Quân y 121, Bệnh viện Nhi
đồng, Bệnh viện 30-4, bệnh viện Da liễu, bệnh viện Y học dân tộc... Ngoài ra,
một bệnh viện đa khoa mới, có qui mô 700 giường đang được xây dựng.
- Kinh tế xã hội: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà TP Cần Thơ phấn đấu đạt
được trong năm 2004 như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 14,5 - 15%/năm;
+ Thu nhập bình quân đầu người hơn 9,3 triệu đồng/năm;
+ Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,8%;
+ Công nghiệp - xây dựng tăng 23,5%;
+ Các ngành dịch vụ tăng 15,9%;
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 271 triệu
USD, tăng 7,2%;
+ Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 3.800 tỉ đồng, tăng 31,08%, chiếm
35,88% GDP;
+ Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động: giảm tỉ lệ hộ nghèo 1% số
hộ (còn 2,59%);
+ Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội gắn với xây
dựng trật tự đô thị.
40
- Các dự án kêu gọi đầu tư:
Hiện nay, Cần Thơ có một số các dự án đầu tư, các lĩnh vực kêu gọi vốn
đầu tư, cụ thể như sau: Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú; Xây
dựng cảng Cái Cui; Xây dựng nhà máy nước Trà Nóc; Xây dựng nhà máy nước
Hưng Phú; Đường giao thông bộ Mậu Thân - sân bay Trà Nóc; Nhà máy chế
biến rau quả; Nhà máy chế biến nước quả cô đặc; Nhà máy chế biến thực phẩm
đóng hộp; Nhà máy chế biến thức ăn cho tôm, cá; Tinh luyện dầu và chưng cất
dầu thực vật; Nhà máy chế biến sữa dừa; Nhà máy sản xuất dụng cụ y tế chính
xác; Nhà máy sản xuất nhựa kỹ thuật cao; Nhà máy sản xuất dụng cụ điện và
dây cáp điện; Nhà máy sản xuất tủ-bàn-ghế bằng vật liệu mới; Nhà máy lắp ráp
điện tử và tin học; Nhà máy sản xuất nông nghiệp; Nhà máy sản xuất thuốc thú
y; Xây dựng khu đô thị mới; Phát triển nhà ở đô thị…
(Nguồn: Số liệu kinh tế xã hội TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; Địa chí Cần Thơ;
Niên giám tỉnh Cần Thơ năm 2001 - 2002; Niên giám thống kê tỉnh Cần Thơ năm
2002; UBND tỉnh Cần Thơ; Cần Thơ các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài; Địa lý
tỉnh Cần Thơ; Báo Cần Thơ 8/12/2004).
2.1.2. Tình hình thu chi và cân đối ngân sách
(Từ đây về sau tất cả các số liệu có liên quan đến ngân sách đều do sở Tài
chính vật giá TP Cần Thơ cung cấp và số liệu công khai ngân sách của Bộ Tài
chính. Tỉnh Cần Thơ được tách ra thành 2 địa phương là TP Cần Thơ và tỉnh Hậu
giang từ đầu năm 2004, nên cân đối ngân sách vẫn còn tính chung đến cuối năm
2003).
Cân đối ngân sách là một cân đối quan trọng nhất trong nền kinh tế và là
điều kiện cơ bản để ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, cân đối ngân
sách phải bảo đảm tính vững chắc, tích cực, hiện thực và trở thành điểm tựa cho
các cân đối khác trong nền kinh tế xã hội ở địa phương.
41
Tỉnh Cần Thơ nói chung, TP Cần Thơ nói riêng là địa phương có tình hình
thu, chi và cân đối ngân sách liên tục có kết dư ngân sách, là địa phương có tiềm
năng nhất trong các tỉnh thuộc ĐBSCL, nguồn thu ngân sách trên địa bàn theo
phân cấp đảm bảo đủ trang trải các nhu cầu chi tiêu của địa phương. Điều này
thể hiện qua tình hình quyết toán thu, chi và cân đối NSNN của TP Cần Thơ qua
các năm trong bảng sau:
BẢNG SỐ 1:
QUYẾT TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH TỈNH CẦN THƠ (TỪ NĂM 2000
ĐẾN NĂM 2003) VÀ TP.CẦN THƠ 2004 (TÍNH ĐẾN 31/12/2004)
(Làm tròn số theo đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 TPCT 2004
Tính đến 31/12/2004
Tổngthu NSNN trên
địa bàn
- Tổng số thu nội địa
-Thuthuế XNK,TTĐB
GTGT hàng N Khẩu
-Thu ngoài dự toán
Trung ương giao
1.765.341
753.339
143.923
868.079
2.262.116
944.726
321.652
995.738
2.658.091
1.243.080
306.782
1.108.229
2.265.468
1.377.043
321.972
466.453
Tổng chi NSĐP
- TP. Cần Thơ
- Hậu giang
1.298.423
956.330
342.093
1.385.194
1.115.812
339.382
1.879.345
1.317.916
461.329
1.268.792
1.268.792
Tình hình thu ngân sách ở địa phương qua các năm vượt dự toán khá cao,
cụ thể theo bảng sau:
42
BẢNG SỐ 2:
QUYẾT TOÁN ĐẠT SO VỚI DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH TỈNH CẦN
THƠ (TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2003) VÀ TP.CẦN THƠ (TÍNH ĐẾN
31/12/2004)
Chỉ tiêu đạt so với dự
toán
2001 2002 2003 TPCT 2004
Tính đến 31/12/2004
Tổngthu NSNN trên
địa bàn
- Tổng số thu nội địa
-Thuthuế XNK,TTĐB
GTGT hàng N Khẩu
-Thu ngoài dự toán
Trung ương giao
191,32 %
121,51 %
159,91 %
408,05 %
196,71 %
127,67 %
292,41 %
331,95 %
164,25 %
132,95 %
98, 33 %
298,45 %
156,52 %
140,38 %
94,84 %
838,22 %
Trên cơ sở kết quả thu ngân sách đạt được cân đối với chi ngân sách tại
địa phương hàng năm được phép quyết toán. Tình hình thu kết dư ngân sách và
chi bổ sung quỹ dự trử tài chính ở địa phương theo bảng sau:
BẢNG SỐ 3:
THU KẾT DƯ NGÂN SÁCH VÀ CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỬ TÀI CHÍNH
TỈNH CẦN THƠ QUA CÁC NĂM (TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2004)
(Làm tròn số theo đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tính đến 31/12/2004
-Thu kết dư NS năm
trước chuyển sang
- Chi bổ sung quỹ dự
trử tài chính
166.873
1.900
219.357
5.000
273.013
17.000
Chưa xác định
Chưa xác định
43
Qua số liệu cân đối ngân sách ở tỉnh Cần Thơ qua các năm cho thấy khả
năng và tiềm lực cân đối ngân sách ở tỉnh Cần Thơ nói chung và TP Cần Thơ nói
riêng có nhiều tiềm năng phát triển. Mặt khác lại cho thấy nguồn lực NSNN
chưa được sử dụng, phát huy triệt để cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa
phương.
2.2. CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH
2.2.1. Cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Chi ngân sách TP Cần Thơ từ năm 2000-2004 chia theo cơ cấu giữa chi
đầu tư phát triển và chi thường xuyên quyết toán qua các năm như sau:
BẢNG SỐ 4:
CƠ CẤU CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG
TỔNG CHI NSNN CỦA TP CẦN THƠ QUA CÁC NĂM
(Làm tròn số theo đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 TPCT 2004
Tính đến 31/12/2004
Tổng chi NSNN 956.330 1.115.812 1.317.916 1.268.792
Chi đầu tư phát triển 442.868 469.982 521.357 523.116
Tỷ lệ % so với tổng chi 46,3 42,1 36,8 41,2
Chi thường xuyên 511.562 565.830 641.727 737.551
Tỷ lệ % so với tổng chi 53,5 50,7 45,3 58,1
Chi Bsung quỹ DTTC 1.900 5.000 17.000 Chưa xác định
Chi trả nợ gốc TVay 75.000 180.000 8.125
Chi nộp NS cấp trên 57.732
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi
NSĐP chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi NSNN ở địa phương, chiếm khoảng
44
80% (1.957.423 / 2.456.670 triệu đồng) so với chi thường xuyên hàng năm. Điều
này chứng tỏ địa phương rất quan tâm đến đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần nên quan tâm chi đầu tư phát triển ở mức độ hợp lý, vì
trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cũng cần phát triển nguồn nhân lực và
các điều kiện tạo tiền đề phát triển song song, hài hoà với phát triển cơ sở vật
chất kỹ thuật….
2.2.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển
Cơ cấu chi đầu tư phát triển ở TP Cần Thơ quyết toán qua các năm như
sau:
BẢNG SỐ 5:
CƠ CẤU CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TP CẦN THƠ
QUA CÁC NĂM
(Làm tròn số theo đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Tính đến 31/12/2004
Chi đầu tư phát triển 442.868 469.982 521.357 523.116
Chi đầu tư XDCB 408.385 421.354 491.974 480.432
Tỷ lệ % so với chi ĐT 92,2 89,7 94,3 91,8
Chi hổ trợ các DNNN 11.048 28.615 2.000 28.549
Tỷ lệ % so với chi ĐT 2,5 6,1 0,4 5,5
Chi các Ctrình MTiêu 23.435 19.913 27.483 14.135
Tỷ lệ % so với chi ĐT 5,3 4,2 5,3 2,7
Trong cơ cấu chi đầu tư phát triển ở TP Cần Thơ từ 2001-2004 thì chi đầu
tư XDCB chiếm phần lớn 92,1% (1.802.245 / 1.957.423 triệu đồng), chi bổ sung
vốn cho các doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng là 3,6% (70.212 / 1.957.423
45
triệu đồng) và chi các chương trình mục tiêu chiếm tỷ trọng là 4,3% (84.966 /
1.957.423 triệu đồng). Trong đó, việc chi hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà
nước kém hiệu quả và không cần thiết do thị trường vốn hiện nay rất phong phú.
Riêng về cơ cấu chi đầu tư XDCB từ 2001-2004 được tổng hợp như sau:
- Chi ngành công nghiệp chiếm 5,9% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành xây dựng chiếm 2,5% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành nông nghiệp chiếm 4,3% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành giao thông chiếm 28% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành phục vụ công cộng chiếm 8,4% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành giáo dục đào tạo chiếm 6,9% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành văn hóa thể thao chiếm 4,2% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành Y tế chiếm 3,2% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành quản lý hành chính Nhà nước chiếm 22,4% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành quản lý hành chính xã hội chiếm 9,6% vốn đầu tư XDCB
- Chi ngành khác chiếm 4,6% vốn đầu tư XDCB
Qua số liệu trên cho thấy việc chi đầu tư XDCB chưa đúng trọng tâm,
trọng điểm, phần lớn chi xây dựng các cơ quan công quyền, việc quan tâm đầu
tư cho hoạt động sự nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực thấp, tuy có quan
tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhưng còn manh mún, phân tán, dàn
trải, chưa tập trung, chưa đạt hiệu quả đầu tư cao.
2.2.3. Cơ cấu chi thường xuyên
46
BẢNG SỐ 6:
CƠ CẤU CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA TP CẦN THƠ
QUA CÁC NĂM
(Làm tròn số theo đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Tính đến 31/12/2004
Chi thường xuyên 511.562 565.830 641.727 737.551
Chitrợgiá hàng CSách 2.025 1.968 3.752 3.313
Tỷ lệ % so với chi TX 0,4 0,3 0,6 0,4
Chi sự nghiệp kinh tế 49.342 58.930 64.512 59.312
Tỷ lệ % so với chi TX 9,6 10,4 10,1 8,0
Chi sự nghiệp GD-ĐT 139.779 176.109 212.428 229.252
Tỷ lệ % so với chi TX 27,3 31,1 33,1 31,1
Chi sự nghiệp Y tế 108.153 110.434 131.323 124.219
Tỷ lệ % so với chi TX 21,1 19,5 20,5 16,8
Chi SN KHCN & MT 5.490 5.877 4.761 5.724
Tỷ lệ % so với chi TX 1,1 1,0 0,7 0,8
Chi sự nghiệp VHTT 9.722 9.076 9.711 9.523
Tỷ lệ % so với chi TX 1,9 1,6 1,5 1,3
Chi sự nghiệp PTTH 6.891 9.333 7.983 9.219
Tỷ lệ % so với chi TX 1,3 1,6 1,2 1,2
Chi sự nghiệp TDTT 8.047 7.802 6.336 8.245
Tỷ lệ % so với chi TX 1,6 1,4 1,0 1,1
Chi đảm bảo xã hội 11.826 15.191 11.853 12.236
Tỷ lệ % so với chi TX 2,3 2,7 1,8 1,7
Chi QLHC,Đg,ĐThể 84.609 84.821 90.841 128.834
Tỷ lệ % so với chi TX 16,5 15,0 14,2 17,5
47
Chi An ninh,QPhòng 15.313 16.415 21.569 25.674
Tỷ lệ % so với chi TX 3,0 2,9 3,4 3,5
Chi của ngân sách xã 45.016 49.179 58.959 57.311
Tỷ lệ % so với chi TX 8,8 8,7 9,2 7,8
Chi khác ngân sách 25.349 20.695 17.699 64.680
Tỷ lệ % so với chi TX 5,0 3,7 2,8 8,8
Qua số liệu trên cho thấy việc chi thường xuyên nhìn chung về cơ cấu
không có biến động lớn qua các năm, tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp
khoa học công nghệ và môi trường, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin,
phát thanh truyền hình còn hơi thấp, chưa điều chỉnh tỷ trọng theo xu hướng phát
triển qua các năm. Việc chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an
ninh, quốc phòng còn chiếm tỷ trọng lớn và chưa phù hợp với xu hướng phát
triển. Do đó cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu chi cho hợp lý. Cần có quan
điểm chi cho hoạt động sự nghiệp là tạo ra tiền đề phát triển kinh tế xã hội, phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, thu hút và phát triển nhân tài,
việc chi thường xuyên các lĩnh vực khác mang tính chất tiêu dùng là chủ yếu và
gián tiếp phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.
2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH
2.3.1. Căn cứ để lập dự toán
Lập dự toán ngân sách những năm gần đây ở TP Cần Thơ cũng đảm bảo
đầy đủ những căn cứ theo quy định của pháp luật, nhưng còn nặng về hình thức,
có phần chủ quan theo các chỉ tiêu phân bổ dự toán từ trên xuống, còn xem nhẹ
nhu cầu chi tiêu dự toán từ dưới lên và chưa xem xét đúng mức điều kiện, đặc
điểm, tình hình cụ thể của năm kế hoạch. Điều này, dẫn đến nhiều bất cập trong
việc xét duyệt dự toán và quá trình chấp hành ngân sách trong năm kế hoạch,
48
chưa thực sự công bằng, bình đẳng cho các đơn vị, lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa
phương, chưa đạt hiệu quả quản lý NSNN như mong muốn.
2.3.2. Trình tự xây dựng dự toán chi ngân sách của các cấp NSĐP
Lập dự toán chi NSNN ở TP Cần Thơ cũng được tiến hành đầy đủ các
bước trình tự theo quy định pháp luật. Trong các bước của trình tự lập dự toán chi
NSNN, có một khâu rất quan trọng ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức
là: UBND tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho
các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc
phạm vi quản lý còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết cho từng loại hình đơn vị,
lĩnh vực kinh tế-xã hội. Điều này làm cho khâu các cơ quan, đơn vị dự toán và
các doanh nghiệp Nhà nước lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm
vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên chưa thực sự sát hợp với tình hình
thực tế chi NSNN năm kế hoạch của từng đơn vị, lĩnh vực kinh tế-xã hội.
Việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần
lớn do Sở Tài chính Vật giá kết hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư làm tham mưu,
thông qua UBND, trình HĐND quyết định dự toán và phương án phân bổ ngân
sách và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Điều này
mang tính tập trung, áp đặt và dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan tham
mưu. Nếu cơ quan tham mưu giỏi thì việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán
chi NSNN ở địa phương sẽ đạt hiệu quả tốt, ngược lại thì dự toán chi NSNN ở
địa phương sẽ có nhiều bất cập. Mặt khác, quá trình lập dự toán phụ thuộc rất
lớn vào trình độ, sự quan tâm của đại biểu HĐND địa phương, phần lớn thiếu
chuyên môn về quản lý NSNN và các quyết sách mang tầm chiến lược.
Việc cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự
toán ngân sách của HĐND cấp dưới, trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND
49
cùng cấp yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách theo trình tự,
thủ tục quy định cũng dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan chuyên môn.
Tất cả những vấn đề nêu trên, dẫn đến bất cập cho một số cơ quan, đơn
vị, lĩnh vực kinh tế-xã hội khi dự toán được duyệt chưa thực sự phù hợp.
2.3.3. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong quá trình lập dự toán
NSĐP
Lập dự toán chi NSNN các cấp ở TP Cần Thơ, cơ quan tài chính các cấp ở
TP Cần Thơ phải có trách nhiệm quan tâm đầy đủ các căn cứ lập dự toán theo
luật định và thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình, thủ tục lập, phân bổ,
quyết định, giao dự toán theo luật định.
Ngoài ra, cơ quan tài chính các cấp ở địa phương còn có trách nhiệm quan
tâm xem xét dự toán của các đơn vị cơ sở được tổng hợp từ dưới lên và quan tâm
thảo luận, lắng nghe ý kiến giải trình, bảo vệ dự toán của các đơn vị thụ hưởng
ngân sách để tham mưu cho UBND trình HĐND xét duyệt dự toán NSNN cho
phù hợp, khoa học, hạn chế tối thiểu những bất cập trong khâu lập dự toán
NSNN ở địa phương. Điều này ở TP Cần Thơ chưa được quan tâm đúng mức.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm quan tâm, sâu sát tình hình thực
tế như: Khi lập dự toán chi ngân sách cho đơn vị mình, cấp mình, một số cơ
quan, đơn vị (kể cả cơ quan Tài chính) tính toán sao cho số chi nhiều hơn, số thu
ít hơn so với khả năng của cơ quan, đơn vị. Thu ít để nếu vượt thì NSĐP sẽ được
bố trí tăng chi trên số thu vượt, chi nhiều để cơ quan cấp trên cắt bớt là vừa hoặc
một số cơ quan, đơn vị trình độ lập dự toán còn hạn chế để hướng dẫn và xét
duyệt dự toán hợp lý. Tình trạng trên ở TP Cần Thơ có diễn ra ở một số cơ quan,
đơn vị.
50
2.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VIỆC CHẤP HÀNH CHI NGÂN SÁCH
2.4.1. Nhiệm vụ của chấp hành chi NSNN
2.4.1.1. Quản lý chi NSNN giữa các cơ quan tài chính các cấp
Căn cứ vào dự toán được duyệt cho các cấp NSĐP cơ quan tài chính các
cấp phải chủ động tổ chức và điều hành việc chấp hành dự toán được duyệt của
cấp mình quản lý, thực hiện các chỉ tiêu ngân sách được duyệt theo dự toán và
nghị quyết của HĐND các cấp của các địa phương thông qua các chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp trên và địa phương quy định hiện hành.
Ngân sách cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hổ trợ,
tạo điệu kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới chấp hành tốt dự toán đươc duyệt
theo các chỉ tiêu tài chính, kinh tế-xã hội phấn đấu. Ngược lại, ngân sách cấp
dưới phải đảm bảo phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp
trên và thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận
lợi trong quá trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết.
Điều này cơ quan tài chính các cấp ngân sách ở TP Cần Thơ cũng cần quan tâm
nhiều hơn.
Trong năm ngân sách có những nhiệm vụ chi mới phát sinh do yêu cầu
của địa phương hoặc vì lý do đột xuất mất nguồn thu ngân sách các cấp thì cơ
các quan tài chính địa phương sẽ xem xét, đề nghị, Sở Tài chính Vật giá tổng
hợp trình UBND tỉnh phê duyệt chi bổ sung thêm cho ngân sách các cấp để cân
đối và điều hòa thu chi ngân sách. Khi có những biến động lớn về thu, chi ngân
sách các cấp cũng được điều chỉnh theo đúng trình tự pháp luật quy định.
Ở TP Cần Thơ, chấp hành NSNN qua các năm nổi lên một vấn đề cần
sớm giải quyết giữa cơ quan tài chính các cấp là: Một vài địa phương xảy ra hiện
tượng toạ chi tiền thu thuế chưa đăng nộp, vay mượn các tổ chức, cá nhân bên
ngoài để chi tiêu, chậm thanh toán, chi trả cho các đối tượng thụ hưởng …. và
51
chính quyền địa phương có những quy định chưa phù hợp với quy định pháp luật
như: “ Thu ngân sách đến đâu thì mới được chi ngân sách đến đó”, “ không được
quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách” …. Điều này góp phần xảy ra
các hiện tượng trên, gây khó khăn trong việc chấp hành nhiệm vụ chi NSNN ở
địa phương, vì thực tế nhiệm vụ chi quý I hàng năm rất cao mà khả năng nguồn
thu ngân sách quý I hàng năm lại thấp, vấn đề đặt ra là các cơ quan tài chính các
cấp phải xử lý thiếu hụt tạm thời theo quy định của pháp luật thì mới mang lại
hiệu quả trong quản lý NSNN ở địa phương.
2.4.1.2. Quản lý chi NSNN đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân
- Quản lý chi đầu tư phát triển
Thưc trạng quản lý chi đầu tư phát triển ở TP Cần Thơ những năm gần
đây được thực hiện khá tốt quy trình, thủ tục cấp phát đầu tư XDCB và hổ trợ
vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước từ khâu quy hoạch, lập dự toán, xét duyệt
dự toán và hồ sơ có liên quan, phân bổ hạn mức, tạm ứng vốn, nghiệm thu quyết
toán theo luật định. Song hiệu quả chi đầu tư phát triển chưa cao như mong muốn
như: Việc đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả; tiêu cực, thất thoát trong
đầu tư chưa được khắc phục tốt; chưa có mô hình quản lý tốt đầu tư XDCB; việc
xét hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước đôi khi còn bị động, nể nang, tiêu
cực chưa được khắc phục triệt để.
- Quản lý chi thường xuyên
Thực trạng quản lý chi thường xuyên ở TP Cần Thơ qua các năm đối với
các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân trong quá trình chấp hành NSNN chưa
có nhiều thay đổi về cơ chế quản lý, vẫn phổ biến cơ chế “xin cho” từ khâu lập
dự toán được duyệt đến chấp hành dự toán được duyệt, đơn vị thụ hưởng ngân
sách xây dựng dự toán chi theo quý, tháng, cơ quan tài chính xét duyệt cấp hạn
mức kinh phí cho các đơn vị, các đơn vị rút sử dụng kinh phí và quyết toán với cơ
52
quan tài chính, thông qua kiểm soát, giám sát của kho bạc Nhà nươc. Cơ chế
quản lý này còn hơi nặng “Bao cấp” đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, bất cập
như: Các đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, bị động, điều chỉnh cho phù hơp với
tình hình thực tế khó khăn, bị giám sát quá chặt chẽ không cần thiết, nặng về đối
phó hình thức, dễ phát sinh tiêu cực, nặng về chủ quan hình thức trong quản lý
và điều hành, kém hiệu quả….
Mặt khác, cơ chế quản lý nêu trên phải bám sát các chế độ, tiêu chuẩn,
định mức của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong khi các cơ quan có thẩm
quyền ban hành định chế tài chính, lại thiếu quan tâm rà soát, xem xét các chế
độ, tiêu chuẩn, định mức để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến
tình trạng rất phổ biến là hầu hết các chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá cũ kỹ,
lạc hậu không thể chấp hành được. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân thụ hưởng ngân
sách muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chi đôi khi phải linh hoạt “hợp thức hoá, hợp
pháp hoá” chứng từ thanh toán, ví dụ như: Đi công tác một lượt, đóng dấu hai
lượt để thanh toán mới đủ tiền đi công tác; hội nghị tổ chức 40 khách mời, thanh
toán theo danh sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42976.pdf