Luận văn Những giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nga Sơn

MỤC LỤC

Chương I

Hộ gia đình và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ gia đình

I- Hộ gia đình và vai trò của kinh tế hộ gia đình đối với nền kinh tế .

1 - Khái quát chung về hộ gia đình.

2 - Vai trò của kinh tế hộ gia đình đối với nền sản xuất.

3 -Nhu cầu vốn của hộ gia đình để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng các ngành nghề khác

II - Vai trò cảu tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ gia đình.

1 - Khái niệm Ngân hàng thương mại.

2 - Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ gia đình.

III - Những quy định chung về cho vay hộ gia đình.

1 - Nguyên tắc cho vay.

2 - Điều kiện vay vốn.

3 - Đối tượng vay vốn.

4 - Các biện pháp đảm bảo tiền vay.

Chương II

Thực trạng về cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn - Thanh Hoá I - Khái quát chung về tình hình kinh tế huyện Nga Sơn.

1 - Tổng diện tích tự nhiên, đặc điểm về lao động, ngành nghề sản xuất chính.

2 - Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong 3 năm 1996, 1997 và 1998.

II - Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Nga Sơn đến năm 2000.

1 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

2 - Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được.

III - Đặc điểm kinh tế hộ gia đình huyện Nga Sơn.

1 - Tổng số hộ và cơ cấu hộ gia đình theo ngành sản xuất .

2 - Đặc điểm kinh tế hộ gia đình .

IV - Thực tiễn cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn trong 3 năm 1996, 1997 và 1998.

A - Giới thiệu tổng quát về hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn.

B - Thực trạng về cho vay hộ gia đình.

1 - Phương pháp cho vay và huy động vốn.

2 - Kết quả huy động vốn.

3 - Kết quả cho vay.

3.1 - Phân theo thành phần kinh tế .

3.2 - Mức đầu tư qua các năm cho kinh tế hộ gia đình.

3.3 - Kết quả phân theo loại cho vay.

3.4 - Kết quả phân theo ngành kinh tế.

3.5 - Kết quả cho vay phân theo chất lượng tín dụng.

V - Những mặt được trong cho vay hộ gia đình ở Ngân hàng Nga Sơn trong thời gian qua .

VI - Những tồn tại trong cho vay hộ gia đình ở Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn .

1 - Những tồn tại.

2 - Nguyên nhân của những tồn tại.

Chương III

Những biện pháp nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn .

I - Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Ngân hàng cơ sở và khách hàng.

II - Những kiến nghị đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương.

III - Những kiến nghị về phía Ngân hàng nông nghiệp và PT8NT huyện Nga Sơn .

IV - Những kiến nghị , đề xuất đối với hộ gia đình.

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nga Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp Nga Sơn . 3.1- Phương pháp, kết quả huy động vốn : 3.1.1 Phương pháp huy động vốn: Xác định Ngân hàng thương mại là phải “ Đi vay để cho vay “ do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn , đảm bảo hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn, cả về hình thức lãi suất huy động. Kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn huyện với huy động ngoài địa bàn huyện. Sử dụng các hình thức huy động vốn như: Tiền gửi tiết kiệm các loại , kỳ phiếu các loại , với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động mở tài khoản tư nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. Vay các tổ chức tín dụng khác. Với phương chân tập trung khai thác nguồn vốn trên địa bàn huyện là chủ yếu. Trong khi nguồn vốn trong địa bàn chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn, thì vươn ra khai thác nguồn vốn bên ngoào địa bàn để bù đắp. Song đây chỉ là những giải pháp tình thế để giải quyết những khó khăn trước mắt . 3.1.2 - Kết quả huy động vốn Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị : 1.000.000 đồng TT Năm chỉ tiêu 1997 1998 1999 99 so với 97 99 so với 97 I Nguồn vốn nội tệ 22.118 35.197 37.205 +13.079 15.087 + Vốn trong địa bàn huyện 12.118 14.197 21.205 +2.079 +9.087 + Vốn ngoài địa bàn huyện 10.000 21.000 16.000 +11.000 +6.000 II Nguồn vốn ngoại tệ 39.788 58.488 60.528 +18.700 +20.740 + Vốn trong địa bàn huyện 39.788 58.488 60.528 +18.700 +20.740 + Vốn ngoài địa bàn huyện 0 0 0 (Số liệu báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1997,1998 và năm 1999) Mức tăng trưởng nguồn vốn trong 3 năm đạt 57,87% bình quân mỗi năm tăng 19,29 % nhưng trong đó vốn tăng trưởng trong địa bàn trong 3 năm đạt 57,5 % bình quân năm đạt 19,17 % còn lại chủ yếu là huy động nguồn vốn bên ngoài địa bàn với hình thức là bán kỳ phiếu ra thị trường vốn Hà Nội . Tính đến 31 tháng 12 năm 1999 tỷ lệ vốn huy động vốn ngoài địa bàn chiếm 43 % tổng nguồn vốn huy động nội tệ . Điều này cho thấy việc tăng trưởng nguồn vốn nội tệ trong 3 năm qua tại Ngân hàng Nga Sơn là không vững chắc . Đây là vấn đề đơn vị cần xem xét vì nếu không khai thác được nguồn vốn trong địa bàn không phát huy được nội lực sẽ không chủ động trong việc mở rông tín dụng . Nguyên nhân huy động vốn trong địa bàn còn hạn chế một mặt do thu nhập dân cư chưa cao kinh tế của các hộ gia đình còn hạn chế , tích luỹ trong dân còn thấp nên tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi còn hạn chế. Mặt khác mục đích gửi tiền của người dân là lãi suất chứ không phải là "giữ tiền" do đó nên lãi suất thấp như hiện nay thì việc huy động vốn lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó về phía Ngân hàng chưa có các biện pháp tuyên truyền, tiếp thị hợp lý do đó chưa làm cho người dân hiểu và tiếp cận, sử dụng các hình thức gửi tiền. Phong cách thái độ phục vụ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nhiều người vẫn còn mặc cảm gửi vào Ngân hàng thì dễ nhưng lấy ra rất khó do đó họ không gửi. Việc tuyên truyền, vận động mở tài khoản tiền gửi tư nhân và thanh toán không dùng tiền mặt chưa làm được nhiều do đó cũng hạn chế kết quả huy động vốn. Các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, ít hấp dẫn khách hàng 3.2 Phương pháp, kết quả đầu tư vốn: 3.2.1 Phương pháp đầu tư vốn: Ngân hàng đã kết hợp với chính quyền địa phương phân loại hộ sản xuất. Căn cứ vào kết quả phân loại này để có định hướng đầu tư đối với các hộ nghèo thiếu vốn, kết hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể xây dựng các tổ tương trợ vay vốn và đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân hàng người nghèo. Đối với những hộ có nhu cầu vốn thấp, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu,tỷ trọng SX hàng hoá thấp ngân hàng đã kết hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn các đoàn thể quần chúng xây dựng các tổ liên doanh vay vốn, trên cơ sở tự nguyện và cùng chịu trách nhiệm liên đới. Tổ trưởng là người thực hiện một số khâu trong quy trình cho vay kinh tế hộ gia đình. Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ đã ký kết giữa Ngân hàng nông nghiệp Nga Sơn và tổ trưởng. Đối với những hộ có khả năng quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh thì hướng dẫn họ xây dựng các dự án để thực hiện đầu tư theo dự án, sát với định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn . Hiện nay Ngân hàng Nga Sơn đang áp dụng hai phương pháp cho vay đó là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp thông qua các tổ nhóm liên doanh với hình thức uỷ quyền bán phần cho các tổ chức đoàn thể: a- Cho vay gián tiếp thông qua tổ nhóm liên doanh. - áp dụng đối với những hộ sản xuất nông lâm, ngư nghiệp cùng phát sinh nhu cầu vào một thời điểm để đầu tư các chi phí giống, phân bón, công lao động và các chi phí sản xuất khác. Có nhu cầu vốn thấp từ 2,5 triệu đồng trở xuống. - Hình thức cho vay: Cho vay tín chấp thông qua sự giới thiệu bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể . a.1- Những điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình cho vay: + Cho vay qua tổ nhóm liên doanh được thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể xã và các chi hội trực thuộc. Các tổ vay vốn phải được thành lập trên cơ sở tự nguyện, có sự hướng dẫn của các cấp hội. Được chính quyền địa phương công nhận và cho phép hoạt động. Được đặt quan hệ vay vốn Ngân hàng khi các thành viên có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh. + Tổ vay vốn phải có quy chế hoạt động và người đứng đầu là tổ trưởng hoặc tổ phó thay mặt khi tổ trưởng đi vắng . + Các thành viên trong tổ khi cần vay vốn phải có các điều kiện sau : Là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, tham gia sinh hoạt tại các chi hội sở tại. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Có phương án sản xuất kinh doanh thực sự được chính quyền địa phương xác nhận. Là người đã thành lập gia đình, hoạc làm chủ gia đình. Có tài sản độc lập là nhà, đất ở, có ruộng canh tác, siêng năng cần cù trong lao động sản xuất . Không mắc bệnh tâm thần, không mắc các tệ nạn xã hội . Các thành viên vay vốn phải là người không có nợ dây dưa với tập thể và nhà nước, có quan hệ vay vốn Ngân hàng sòng phẳng . Không có nợ Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác đến ngày xin vay. Có nhu cầu vay từ 2,5 triệu đồng trở xuống . + Mỗi tổ vay vốn không vượt quá 30 thành viên. + Người đứng tên nhận nơ với Ngân hàng là từng tổ viên . Tổ trưởng là người đứng tên trên hợp đồng uỷ thác chịu trách nhiệm thực hiện các công việc mà Ngân hàng uỷ quyền trong hợp đồng. Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các tổ viên, đôn đốc thu lãi hàng tháng và đôn đốc tổ viên trả nợ khi đến hạn . Cùng với Ngân hàng xử lý nợ quá hạn ( nếu có) a.2- Quy trình cho vay: - Thủ tục lập hồ sơ xin vay vốn . + Các thành viên của tổ có nhu cầy vay vốn phải viết đơn xin vay kiêm phương án sản xuất kinh doanh, nêu rõ mục đích sử dụng vốn, số tiền xin vay và thời hạn trả nợ . Liệt kê các tài sản đảm bảo nợ vay. Đơn xin vay phải có chữ ký của chủ hộ và người thừa kế. Có xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã sở tại) gửi tổ trưởng. + Tổ trưởng nhận đơn xin vay của các tổ viên, tiến hành thẩm định sau đó tổ chức họp tổ bình xét mức vốn cần vay của từng hộ cho phù hợp với khả năng và năng lực quản lý của từng hộ. Gửi biên bản họp tổ kèm theo toàn bộ đơn xin vay của từng tổ viên cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn. + Cán bộ tín dụng Ngân hàng nhận đơn xin vay và phương án vay vốn của các tổ viên tiến hành thẩm định điển hình hoặc thẩm định toàn bộ. Sau khi đã thống nhất với tổ trưởng số tiền cho vay từng tổ viên tiến hành bán hồ sơ và cùng tổ trưởng hướng dẫn cho các tổ viên lập hồ sơ vay vốn. Sau khi hồ sơ đã được lập xong có đầy đủ chữ ký của người vay , người thừa kế và xác nhận của chính quyền địa phương , cán bộ tín dụng xét duyệt và trình trưởng phòng tín dụng, giám đốc phê duyệt và hẹn ngày giải ngân. - Thủ tục Ngân hàng : + Ngân hàng trực tiếp phát tiền vay đến từng tổ viên có hai cán bộ Ngân hàng 1 cán bộ kế toán và một cán bộ tín dụng kiêm thủ quỹ . + Địa điểm phát tiền vay : Tại UBND xã. - Kiểm tra sử dụng vốn vay: Cán bộ tín dụng cùng với tổ trưởng kiểm tra việc sử dụng vốn vay ở tất cả các tổ viên. Phiếu kiểm tra dùng loại tổng hợp theo danh sách gồm các cột số thứ tự, họ và tên, số tiền thực nhận, số lượng vật tư mua sắm, nhận xét và kiến nghị của cán bộ tín dụng Ngân hàng, chữ ký của người vay . - Quy trình thu nợ, thu lãi: + Thu lãi: Thực hiện thu lãi theo tháng . Hàng tháng cán bộ tín dụng thống nhất thời gian, địa điểm thu lãi với tổ trưởng . Tổ trưởng thông báo cho các tổ viên chuẩn bị tiền lãi đến đúng thời gian, địa điểm để nộp lãi. Cán bộ Ngân hàng trực tiếp thu lãi tại tổ theo hình thức thu tay ba, gồm cán bộ Ngân hàng, tổ trưởng liên doanh và người vay vốn. + Thu nợ: Nếu tổ viên trả trước hạn thì đem trực tiếp đến trụ sở Ngân hàng để trả nợ. Nếu trả nợ đúng kỳ hạn thì Ngân hàng lập tổ thu nợ lưu động xuống trực tiếp để thu nợ cho tổ viên tại điạ điểm đã thoả thuận với tổ trưởng ( thường là UBND xã ). - Xử lý các vi phạm: Nếu đến hạn có một thành viên nào đó chưa trả được nợ thì cả tổ có trách nhiệm tương trợ để trả thay sau đó thu sau từ thành viên đó theo đúng cam kết thi thành lập tổ. a.3 - ưu điểm của cho vay tổ liên doanh. - Tạo điều kiện để Ngân hàng phục vụ kịp thời các nhu cầu vốn của khách hàng. Đáp ứng được yêu cầu vốn có tính thời vụ, thời điểm của khách hàng vì cùng một khoảng thời gian ngắn có thể phục vụ được nhiều khách hàng . - Tăng sự giám sát, quản lý vốn trong quá trình các hộ quản lý sử dụng vốn vay. Vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ trưởng vừa chịu sự kiểm tra giám sát của cán bộ Ngân hàng. Giúp Ngân hàng nắm bắt được nhiều thông tin từ khách hàng do đó quản lý vốn an toàn hơn. - Giảm bớt sự quá tải cho cán bộ tín dụng. Vì một số công việc được uỷ quyền cho tổ trưởng liên doanh làm hộ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đỡ phải mất công đi lại, chờ đợi lâu khi làm thủ tục vay vốn, trả lãi và trả nợ. - Tăng sự gắn bó và cộng đồng trách nhiệm giữa các hội viên với các tổ chức đoàn thể. a.4 - Nhược điểm của cho vay qua tổ liên doanh. - Chỉ phù hợp đối với những món vay nhỏ, các nhu cầu phát sinh cùng một lúc mang tính chất mùa vụ như vay các chi phí cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, chăn nuôi ... - Nếu quản lý không tốt dễ xảy ra tình trạng tổ trưởng thu nợ, thu lãi của các tổ viên đem sử dụng vào mục đích cá nhân mà không nộp vào Ngân hàng gây khó khăn cho Ngân hàng trong khâu thu hồi vốn. b - Cho vay trực tiếp tới hộ gia đình: - Phạm vi áp dụng : Có thể áp dụng được với tất cả các loại hộ có nhu cầu vay khác nhau. b.1 - Quy trình cho vay: + Cán bộ chuyên quản nhận hồ sơ xin vay( đơn xin vay, dự án vay vốn, tờ khai thế chấp tài sản) có nhiệm vụ thẩm định đơn xin vay, dự án xin vay nếu không đủ điều kiện cho vay thì trả lại hồ sơ cho khách hàng để khách hàng chủ động tìm nguồn vốn khác. Nếu dự án xin vay có khả năng thực thi thì viết phiếu hẹn khách hàng, chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc phải giải quyết . Cán bộ chuyên quản thống nhất mức vốn cho vay, thời hạn vay và mức lãi suất với khách hàng, bán cho khách hàng bộ hồ sơ vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn. Trường hợp phải đi tái thẩm định ( đối với những món vay lớn) trưởng phòng tín dụng tập hợp hồ sơ trong ngày, cử cán bộ đi tái thẩm định . Người được cử đi tái thẩm định cho vay phải ghi rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý) ghi rõ họ và tên, chữ ký và phải chịu trách nhiệm trước Ngân hàng cấp trên, trước pháp luật về việc làm sai trái của mình . + Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng tổng hợp hồ sơ kinh tế , kỹ thuật của dự án, đối chiếu với nguồn vốn hiện còn trình giám đốc phê duyệt ( cho vay hoặc không cho vay) và thông baó cho khách hàng biết . + Trường hợp quyết định cho vay, hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập khế ước cho vay hoặc hướng dẫn vào sổ vay vốn . Sau khi hoàn tất các khâu công việc trên đây. Bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán và tổ chức giải ngân. Bộ phận tín dụng vào sổ thống kê theo dõi cho vay . + Tổ chức giải ngân: Giải ngân tại trụ sở Ngân hàng. Khách hàng trực tiếp đến nhận tiền vay. + Kiểm tra xử dụng vốn : Chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày giải ngân lần đầu, cán bộ tín dụng chuyên quản phải tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, nhằm giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết . Các lần kiểm tra sau tuỳ thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra định kỳ. + Quy trình thu nợ, thu lãi: Trả lãi hàng tháng: Hàng tháng khách hàng trực tiếp đem tiền đến trụ sở Ngân hàng nộp lãi . Trả nợ: Thực hiện trả nợ trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng . - Xử lý kỷ luật tín dụng: Quá hạn khách hàng không trả được nợ và không được cho gia hạn nợ thì Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn, và thông báo cho hộ vay vốn, chính quyền địa phương biết để phối hợp đôn đốc khách hàng trả nợ . Nếu khách hàng có hành vi chay ì không chịu trả nợ thì Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý theo pháp luật. b.2 - Ưu điểm của phương pháp cho vay này . - Ngân hàng kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ vay vốn, nắm được thực trạng của các hộ trước khi cho vay do đó quyết định mức vốn cho vay phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính của khách hàng. - Có thể áp dụng được với tất cả các hộ vay vốn có mức vốn vay khác nhau . - Kiểm tra chặt chẽ các món cho vay lớn do đó độ an toàn vốn cao hơn . b.3 - Nhược điểm của phương án cho vay này : - Do phải kiểm tra trực tiếp đến hộ vay vốn do đó nếu đến thời vụ, số hộ đông thì cán bộ Ngân hàng không thể phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng . - Dễ dẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng do khối lượng công việc nhiều , khi đã quá tải thì chất lượng công việc không cao, dẫn đến nợ quá hạn tăng . - Không phù hợp với những món vay nhỏ, vì chi phí bỏ ra lớn . c - Thời hạn cho vay và mức cho vay: c.1 - Thời hạn cho vay: - Thời hạn cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng . Nhưng thực tế tại Ngân hàng Nga Sơn mới áp dụng cho vay 36 tháng , chưa thực hiện cho vay đến 60 tháng . Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ tín dụng sợ đầu tư thời gian dài khả năng rủi ro lớn do đó thường thoả thuận với khách hàng để áp dụng thời hạn cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 36 tháng . Phổ biến là cho vay 24 tháng dẫn đến một số hộ đến kỳ hạn nợ chưa có nguồn trả nợ buộc phải cho gia hạn nợ . Thể hiện việc định kỳ hạn nợ chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển , chu kỳ sản xuất, kinh doanh của đối tượng vay. - Thời hạn cho vay ngắn hạn: Theo quy định việc định kỳ hạn nợ phải căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vật tư, tiền vốn của đối tượng vay nhưng tối đa không quá 12 tháng . Thực tiễn tại Ngân hàng Nga Sơn kỳ hạn nợ ngắn hạn phần lớn là 12 tháng, không cần quan tâm đó là đối tượng gì , kể cả đầu tư cho các hộ làm dịch vụ, kinh doanh thương mại đều định kỳ hạn nợ là 12 tháng. Việc định kỳ hạn nợ như thế này chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển của từng đối tượng vay, mới giải quyết được khâu giảm bớt quá tải cho cán bộ tín dụng. Nhưng dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, nợ quá hạn phát sinh. Đây là vấn đề cần phải xem xét và chấn chỉnh lại trong khâu định kỳ hạn nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và thanh toán nợ. c.2 - Mức cho vay: - Mức cho vay qua tổ liên doanh thực tế mới đạt bình quân 1.600.000đ/hộ. - Mức cho vay trực tiếp tới từng hộ : Bình quân mới đạt 3.300.000đ/hộ . Với mức cho vay này thực tế còn quá thấp so với nhu cầu vốn của các hộ gia đình. Trong thời gian tới cần phải tìm biện pháp để nâng mức đầu tư bình quân trên 1 hộ gia đình và mở rộng số hộ được vay vốn. Có như vậy mới đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ gia đình thực hiện các phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Kết hợp giữa tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung , dài hạn để đầu tư đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao . Đặc biệt chú trong đầu tư chiều sâu cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề thủ công chiếu cói xuất khẩu, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện. Trong quá trình đầu tư vốn phải lấy mục tiêu an toàn vốn là mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng tín dụng nhưng phải đảm bảo an toàn vốn. Thường xuyên tìm các giải pháp để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng với phương chậm “ An toàn để phát triển “. 3.2.2 - Kết quả cho vay : a - Phân theo thành phần kinh tế Bảng 2: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị 1.000.000 đồng Năm chỉ tiêu 1997 1998 1999 98 so với 97 99 so với 97 Tổng dư nợ Trong đó: + Kinh tế quốc doanh + Kinh tế hộ gia đình . + Kinh tế tập thể 30.906 173 30.733 0 39.898 404 39.494 0 49.294 129 49.165 0 +8.992 +231 8.761 +18.386 -44 +18.432 (Số liệu ở báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1997, 1998 và 1999) Hoạt động của Ngân hàng N0& PTNT huyện Nga Sơn chủ yếu là đầu tư kinh tế hộ gia đình . Dư nợ đầu tư kinh tế quốc doanh qua các năm có tăng nhưng đến năm 1999 chỉ chiếm 0,26 % trong tổng dư nợ . Dư nợ đầu tư kinh tế hộ gia đình chiếm 99,74 % tổng dự nợ của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Nga Sơn. Thể hiện Ngân hàng nông nghiệp Nga Sơn đối tác chủ yếu trong kinh doanh là các hộ gia đình . Do đó để tồn tại và không ngừng phát triển thì Ngân hàng nông nghiệp Nga Sơn cần có các giải pháp để mở rộng đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, đây là khách hàng truyền thống của Ngân hàng nông nghiệp Nga Sơn . b - Mức đầu tư qua các năm cho kinh tế hộ gia đình : Bảng 3: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm Đơn vị 1.000.000đ TT Năm chỉ tiêu 1997 1998 1999 98 so với 97 99 so với 97 1 Dư nợ đầu năm 26.978 30.733 39.494 +3.755 +12.516 2 D.số cho vay t.năm 28.951 38.200 43.899 +9.249 +14.948 3 Doanh số thu nợ 25.196 29.439 34.099 +4.243 +8.903 4 Dư nợ cuối năm 30.733 39.494 49.294 +8.761 +18.561 5 Số hộ còn dư nợ đến 31/12 15.704h 17.923h 18.257 +2.219 +2.553 6 B. quân dư nợ 1 hộ 1,95tr/h 2,2tr/hộ 2,7tr/hộ +0,25 +0,85 Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1997, 1998 và 1999 Mức đầu tư cho kinh tế hộ gia đình hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng đáng kể . Nhưng cùng với mức độ tăng trưởng dư nợ thì số hộ được vay vốn cũng tăng lên . Xét về mặt chính sách xã hội thì đầu tư được nhiều hộ , tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình được vay vốn Ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh , phát triển kinh tế hộ gia đình . Và về góc độ Ngân hàng thực hiện được phân tán ruỉ ro , khả năng an toàn vốn cao hơn . Những về góc độ kinh doanh của Ngân hàng thì chưa có hiệu quả vì đầu tư nhiều món nhỏ chi phí cao , quá tải đối với cán bộ . Khi đã quá tải thì chất lượng công việc không cao và dẫn đến chất lượng tín dụng cũng không cao . Qua phân tích thực tế thì các món cho vay ở Ngân hàng Nga Sơn phần lớn là các món nhỏ dưới 10 triệu đồng . Đây không phải là khách hàng chỉ có nhu cầu như vậy mà do cơ chế của Ngân hàng nông nghiệp những món vay từ 5 triệu đồng trở xuống không phải thế chấp tài sản và thủ tục đơn giản gọn nhẹ hơn . Những món cho vay trên 10 triệu thì phải thế chấp tài sản thủ tục lại quá rườm rà. Hạn chế về loại tài sản thế chấp nên cán bộ Ngân hàng và khách hàng đều ngại làm, cán bộ tín dụng muốn cho vay từ 10 triệu trở xuống cho yên tâm, không phạm luật. Nhưng ngược lại nhiều hộ vay không đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ đã dẫn đến khó khăn cho họ và có thể họ phải đi vay ngoài . Nếu xét về số hộ được vay vốn đến năm 1999 mới đạt 18.257 hộ so với nhu cầu cần vay là 28.966 hộ chiếm 63%. Như vậy còn 37% số hộ chưa được vay vốn , chưa kể số hộ đã được vay vốn nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của họ . Đây là vấn đề cần phải xem xét để tìm biện pháp tháo gỡ. Nguyên nhân còn 37% số hộ chưa được vay vốn là do : - Nhu cầu vay vốn mang tính chất thời vụ, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Nên đến thời vụ gieo trồng, chăm sóc thì nhu cầu vay vốn rất lớn, quá thời vụ đó thì các hộ gia đình không có nhu cầu vay nữa. Nhưng khả năng phục vụ của cán bộ tín dụng có hạn chỉ có thể phục vụ được khi công việc( nhu cầu) rải đều trong năm, nếu tập trung vào thời vụ thì cán bộ tín dụng quá tải, không phục vụ kịp. - Mặt khác một số hộ gia đình chưa đủ điều kiện vay vốn do nhiều nguyên nhân như mắc các tệ nạn xã hội, thiếu kiến thức làm kinh tế, không có kế hoạch làm ăn, không sòng phẳng đối với tập thể và nhà nước do đó không thể cho vay được . Một số hộ đã vay vốn Ngân hàng nhưng sử dụng vốn sai mục đích, có biểu hiện chay ỳ không chịu trả nợ nên Ngân hàng không thể tiếp tục cho vay. Tuy nhiên số hộ thuộc lý do này chiếm tỷ lẹ không lớn . Còn lại phần lớn các hộ chưa được vay vốn rất cần được sự quan tâm của Ngân hàng, Ngân hàng cần phải tìm biện pháp để mở rộng đầu tư giúp họ có vốn thực thi các phương án làm ăn, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. c - Kết quả phân theo loại cho vay : Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo loại cho vay Đơn vị 1.000.000 đồng TT Năm chỉ tiêu 1997 1998 1999 98 so với 97 99 so với 97 1 Tổng dư nợ đến 31/12 trong đó 30.733 39.494 49.294 +8.761 +18.651 2 + dư nợ ngắn hạn 18.027 15.304 15.490 -2.723 -2.537 Số hộ 9.654 8.050 7.040 -1.604 -2.614 3 + Dư nợ trung hạn 12.706 24.190 33.804 +11.484 +21.098 Số hộ 6.050 9.873 11.217 +3.823 +5.167 4 Tỷ lệ nợ tr.hạn trong tổng dư nợ 41,3% 61,2% 68,6% +19,9% +27,3% ( Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1997,1998 và 1999) Qua biểu phân tích trên cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư thể hiện rõ qua các năm . Dư nợ vốn ngắn hạn giảm, dư nợ vốn trung hạn tăng lên. Từ chỗ năm 1997 dư nợ trung hạn mới chiếm 41,34% nhưng đến năm 1999 dư nợ trung hạn đã chiếm 68,6% tổng dư nợ tăng 27,26% so với năm 1997. Có được kết quả trên là do Ngân hàng Nga Sơn đã chú trọng đầu tư chiều sâu thông qua các dự án như dự án cải tạo 400 ha cói thuộc 6 xã vùng chuyên canh cói với tổng số vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng, dự án chăn nuôi bò, lợn sinh sản ở 9 xã đồng màu với tổng số vố đầu tư trên 10 tỷ đồng và dự án phát triển hành thủ công nghiệp chiếu cói ở các xã vùng đồng chiêm trũng với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng. Ngoài ra còn đầu tư các tiểu dự án chăn nuôi con đặc sản. Các dự án được Ngân hàng cho vay đang phát huy tác dụng tốt , góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện. Nhưng nếu chỉ tập trung đầu tư vốn, trung dài hạn mà không chú ý đến đầu tư vốn ngắn hạn một cách cân đối hài hoà thì sẽ hạn chế tốc độ phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Xem xét các món vay trung hạn thấy mức vốn đầu tư còn quá thấp so với nhu cầu của dự án, thời gian đầu tư chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển vật tư, hàng hoá, thường ngắn so với thực tế . Phần lớn kỳ hạn nợ trong khoảng từ 2 - 3 năm phân kỳ hạn nợ còn máy móc chưa gắn với thực tế luân chuyển vốn của dự án đầu tư do đó đến kỳ hạn nợ phân kỳ nhiều hộ chưa trả được nợ, phải gia hạn nợ đến kỳ hạn cuối cùng . d - Kết quả cho vay theo phân ngành kinh tế Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế TT Năm chỉ tiêu đơn vị tính 1997 1998 1999 98 so với 97 99 so với 97 Tổng dư nợ đến 31/12 trong đó : tr đồng 30.733 39.494 49.294 +8.761 +18.651 1 Ngành nông nghiệp tr.đồng 17.517 20.141 24.154 +2.624 +6.637 chiếm tỷ trọng: % 57 51 49 -6 -8 2 Ngành thuỷ sản tr.đồng 1.549 2.764 3.934 +1.215 2.385 chiếm tỷ trọng % 5,04 7 8 +1,96 +2,96 3 ngành tiểu thủ c.nghiệp tr.đồng 3.737 7.108 9.366 +3.371 +5.629 Chiếm tỷ trọng % 12,16 18 19 +5,84 +6,84 4 Ngành t.nghiệp dịch vụ tr.đồng 6.761 8.293 9.856 +1.532 +3.095 chiếm tỷ trọng % 22 21 20 -1 -2 5 Ngành khác tr.đồng 1.169 1.188 1.984 +19 +815 Chiếm tỷ trọng % 3,8 3 4 -0,8 +0,2 ( Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1997, 1998 và 1999) Quá trình cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Nga Sơn đã bám sát mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện phấn đấu đến năm 2000 có cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu kinh tế trong huyện là 4+3+3 (nông lâm, ngư nghiệp chiếm 40 %, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 30%, thương mại dịch vụ chiếm 30 % ) trong đó hai ngành có sự chuyển dịch lớn nhất là: Ngành nông nghiệp tỷ trọng đầu tư năm 1997 là 57 % nhưng đến năm 1999 chỉ còn 49% giảm 8% so với năm 1997. Xu hướng giảm này là hợp lý. Ngành tiểu thủ công nghiệp tăng từ 12,16% năm 1997 lên 19% năm 1999. So với mục tiêu chung là đưa lên 30%. Sự chuyển dịch này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu chung của nền kinh tế huyện. Riêng về ngành thuỷ sản với lợi thế của Nga Sơn là 1 huyện có 8 ven biển, điều kiện về nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản rất thuận lợi nhưng mức vốn của đầu tư Ngân hàng còn thấp, mới chiếm 8% tổng dự nợ trong năm 1999. Đây là vấn đề cần phải xem xét trong việc đảm bảo cân đối đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế . Nguyên nhân cơ bản tốc độ tăng trưởng dư nợ ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1655.DOC
Tài liệu liên quan