MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang
Chương 1- Lý luận chung về HQKD của dnv& n
1.1- Hiệu quả kinh doanh
1.1.1– Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
1.1.2 – Bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.1.3 – Tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.1.3.1 – Tiêu chuẩn và hiệu quả kinh doanh
1.1.3.2 – Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN
1.1.4– Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.1.5– Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN
1.1.5.1– Các nhân tố bên trong
1.1.5.2– Các nhân tố bên ngoài
1.2- Vị trí, vai trò của DNN&V
1.2.1- Tiêu chuẩn xác định DNN&V trên thế giới và Việt Nam
1.2.2- Vai trò của các DNN&V
1.2.3- Ưu thế và hạn chế của DNN&V
1.2.3.1- Ưu thế
1.2.3.2- Hạn chế
1.3- Một số đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất VLXD
1.3.1- Sản xuất công nghiệp
1.3.2- Vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất VLXD
1.3.2.1- Một số đặc điểm của công nghiệp sản xuất VLXD
1.3.2.2- Vai trò của công nghiệp sản xuất VLXD
1.4- Tóm lược
Chương 2- Phân tích HQKD của các DNN&V sản xuất LVXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .
2.1- Giới thiệu khái quát đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên
2.1.2- Tiềm năng tài nguyên gắn với phát triển sản xuất VLXD
2.1.3- Thị trường VLXD trên địa bàn Thái Nguyên
2.1.4- Vị trí, vai trò của DNN&V sản xuất VLXD ở Thái Nguyên
2.2- Tình hình hoạt động của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.1- Giới thiệu các DNN&V tỉnh Thái Nguyên
2.2.1.1- Lĩnh vực hoạt động
2.2.1.2- Địa bàn hoạt động
2.2.2- Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.3- Phân loại DNN&V ngành LVXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.3.1. Theo ngành nghề kinh doanh
2.2.3.2. Theo quy mô của doanh nghiệp
2.2.3.3. Theo hình thức sở hữu
2.3- Phân tích hiệu quả kinh doanh của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.3.1- Ngành nghề khai thác
2.3.2- Ngành sản xuất sản phẩm phi kim loại
2.3.3- Ngành chế biến gỗ
2.3.4- Ngành sản xuất kim loại
2.3.5- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn Thái Nguyên
2.4- Những thành quả, tồn tại các DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái Nguyên
2.4.1- Những thành quả và nguyên nhân
2.4.2- Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
2.5- Tóm lược
Chương 3- Các giải pháp nâng cao HQKD của các DNN&V s VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ản xuất
3.1- Lợi thế và khó khăn của DNN&V sản xuất VLXD
3.1.1- Lợi thế của DNN&V sản xuất VLXD
3.1.2- Khó khăn của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2- Phương hướng và mục tiêu phát triển các DNN&V sản xuất VLXD tỉnh Thái nguyên
3.2.1- Mục tiêu phát triển
3.2.2- Mục tiêu phát triển
3.3- Các quan điểm, yêu cầu để nâng cao HQKD các DNN&V công nghiệp
3.3.1- Về phát triển công nghiệp sản xuất VLXD
3.3.2- Về phát triển và nâng cao HQKD của DNN&V công nghiệp
3.4- Một số giải pháp để nâng cao HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.4.1- Các giải pháp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế
3.4.1.1- Các giải pháp về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp VLXD
3.4.1.2- Các giải pháp về đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất
3.4.1.3- Các giải pháp về phát huy, nâng cao hiệu lực quản lý ngành
3.4.1.4- Huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất VLXD
3.4.1.5- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chế độ chính sách hỗ trợ sản xuất, ổn định và mở rộng thị trường VLXD
3.4.1.6- Tiếp tục xúc tiến điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của ngành VLXD
3.4.2- Các giải pháp đối với DNN&V sản xuất VLXD
3.4.2.1- Giải pháp về thị trường
3.4.2.2- Giải pháp về sản phẩm
3.4.2.3- Các giải pháp về phát huy hiệu quả sử dụng vốn
3.4.2.4- Giải pháp về tăng cường hiệu lực bộ máy quản trị DN
3.4.2.5- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
3.5- Kiến nghị
3.6- Tóm lược
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
160 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số lượng không gia tăng qua các năm mà còn có xu hướng giảm đi, cụ thể năm 2002 tăng 247 Hộ cá thể so với năm 2001, sang năm 2003 giảm 73 hộ cá thể. Loại hình DNNN sản xuất VLXD có chiều hướng giảm qua các năm và sẽ còn giảm ở các năm tiếp theo, là do chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN nói chung và DNNN sản xuất VLXD nói riêng. Chính hai loại hình này đã làm cho số lượng DNN&V sản xuất VLXD giảm xuống từ năm 2003. Bên cạnh đó, khu vực DN dân doanh (DNTN, Công ty cổ phần và HTX) tăng qua các năm nhưng số lượng gia tăng không đáng kể. Nhưng nhìn chung số lượng DN sản xuất VLXD vẫn tăng đều qua các năm và theo thông báo của Sở kế hoạch và đầu tư tính đến hết ngày 31/6/2004 Sở đã cấp DKKD 147 DN và 75 Hộ cá thể sản xuất kinh doanh VLXD với tổng số vốn kinh doanh là 31.054 triệu đồng tăng 100% so với cùng kỳ năm trước.
2.3. Phân tích HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.3.1 Ngành nghề khai thác
2.3.1.1 Những đặc điểm cơ bản về vốn, lao động và sản phẩm
Sản phẩm của ngành khai thác VLXD của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là cát, sỏi, đá, sét.
- Khai thác cát, sỏi, sét, đá của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu trên 2 dòng sông. Sông Công và Sông Cầu chảy qua tỉnh Thái Nguyên. Cát, sỏi ở hai dòng sông này có cỡ hạt đồng đều, ít tạp chất, đọ sạch cao. Cát khai thác ở Sông cầu đã được chọn để xây dựng lăng Bác Hồ và tiêu thụ 1 sản lượng lớn tại Bắc Hà Nội. Ngoài ra khai thác cát, sỏi của lực lượng nông nhàn dọc theo các sông, suối dọc, ngang trong tỉnh với sản lượng ít, chủ yếu phục vụ tại chỗ. Khai thác không thể thiếu được trong vữa xây, trát và vữa bêtông, nhiều trường hợp là vật liệu đẻ xử lý nền móng công trình như cọc cát, nền móng cát, khai thác cát là ngành chính của trên 100 lao động sống dọc theo các Sông Cầu và Sông Công. Có gia đình 3 đời khai thác cát, sỏi. Hàng năm tỉnh Thái Nguyên khai thác được trên 300 ngàn m3 cát, sỏi các loại.
- Khai thác đá chủ yếu ở cá dãy núi của Huyện Võ Nhai và Huyện Định Hoá, đá ở các dãy núi này chủ yếu là đá để làm vôi, sản xuất xi măng và làm đá giải đường.
- Đất sét là nguyên liệu chính để sản xuất gạch nung thì Thái Nguyên có nhiều mở đất sét với trữ lượng hàng triệu m3. Ngoài ra dọc theo các sông, suối, rải rác trong các đồi đất ở tỉnh Thái nguyên có hàng ngàn các khu đất sét với trữ lượng khác nhau để sản xuất gạch nung.
- Than là nguồn nguyên liệu chính để nung gạch và để phục vụ cho ngành sản xuất thép thì Thái Nguyên là vùng than lớn thứ 2 ở Việt Nam (sau Quảng Ninh)
Do đó ngành khai thác cát, sỏi, sét, đá, than của tỉnh Thái nguyên đã chiếm số lượng lớn trong tổng số DNN&V sản xuất VLXD, 295 DN và hộ cá thể chiếm 21,98% tổng số các DNN&V trên địa bàn Thái Nguyên. Số lượng và quy mô DNN&V khai thác qua các năm thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.13: Quy mô của DNN&V khai thác năm 2003
Quy mô sử dụng vốn
Dưới 1 tỷ
Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
Từ1 tỷ đén 10 tỷ
Tổng cộng
DNTN
3
-
-
3
CtyTNHH
3
-
-
3
HTX
1
-
-
1
Hộ cá thể
288
-
-
288
Tổng cộng
295
-
-
295
Trong ngành khai thác, tính đến ngày 31/12/2003 có tổng số 295 DNN&V khai thác, có tới 288 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực này, tương ứng chiếm 97,62%; số lượng DNTN, Công ty TNHH và HTX là DN chiếm tỷ trọng rất nhỏ (2,38%) trong tổng số DNN&V khai thác. Bên cạnh đó, quy mô sử dụng vốn của các DN này có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng. Nhưng điều này cho thấy, các DN hoạt động ngành nghề khai thác có quy mô nhỏ.
DNN&V khai thác có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của ngành sản xuất VLXD nói riêng. Vai trò của DNN&V khai thác được thể hiện ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm như sau:
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động kinh doanh của các DN khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1
Tổng tài sản
Tỷ đồng
219,705
302,388
246,726
2
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
103,876
176.018
136,885
3
Tổng lao động
Người
1.247
1.352
1.180
4
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
446,875
598,959
476,139
5
Tổng lợi nhuận
Tỷ đồng
2,241
3,114
2,714
6
Nộp ngân sách
Triệu đồng
622,5
948,5
885
- Tình hình sử dụng vốn.
Nhìn chung các DNN&V khai thác đều có quy mô nhỏ, các DN trong ngành này đều có mức vốn kinh doanh dưới 1 tỷ. Mức vốn kinh doanh trung bình là 836,36 triệu vào năm 2003, mức vốn này thấp hơn mức vốn trung bình của các ngành sản xuất VLXD khác. Qua bảng quy mô sử dụng vốn ta thấy các DNN&V tham gia hoạt động trong ngành khai thác chủ yếu là Hộ cá thể, trong tổng số 295 DN thì có 288 Hộ cá thể chiếm 97,62%.
- Tình hình sử dụng lao động.
Số lượng lao động của ngành khai thác là 1.247 người năm 2001, con số tương ứng là 1.352 người năm 2002 và 1.180 người vào năm 2003. Qua số liệu này ta thấy rằng: Số lượng lao động trung bình của ngành khai thác giảm qua các năm là do số lượng DN giảm, cụ thể là có nhiều Hộ cá thể bỏ không kinh doanh ngành nghề này mà chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác. Bên cạnh đó, ngành khai thác cát, sỏi không cần nhiều lao động của các DN khai thác còn thấp, hầu hết các chủ sở hữu DN chưa qua các lớp đào tạo về quản lý, vì tổ chức hoạt động quản lý trong các DN này rất đơn giản, công nghệ thô sơ. Cụ thể như: các hộ khai thác thủ cộng, chủ yếu khai thác thủ công, vận chuyển cát dưới sông bằng thuyền, vận chuyển cát lên bãi thành phẩm bằng thủ công: các hộ khai thác thủ công kết hợp cơ giới, công nghệ khai thác cát bằng cơ giới, vận chuyển cát trên sông bằng thuyền, vận chuyển cát lên bãi bằng tàu.
- Tình hình đóng góp ngân sách nhà nước.
Năm 2001 các DNN&V khai thác trên địa bàn tỉnh nộp ngân sách được 622.5 triệu đồng, năm 2002 tăng lên 984,5 triệu đồng, năm 2003 giảm xuống 885 triệu đồng là do có nhiều hộ cá thể bỏ không kinh doanh. Năm 2003 trung bình một DN khai thác đóng góp vào ngân sách tỉnh là 3 triệu đồng, con số này tuy nhỏ nhưng cũng phần nào phản ánh được trách nhiệm của DN trong việc thực hiện nghĩa vụvới nhà nước.
2.3.1.2. Phân tích HQKD của các DNN&V khai thác
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNN&V khai thác được thể hiện ở bảng sau:
Từ các chỉ tiêu trong bảng 2.13 ta tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNN&V khai thác như sau"
Bảng 2.15: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành khai thác.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1
Lợi nhuận/Tài sản
%
1,02
1,03
1,1
2
Lợi nhuận/doanh thu
%
0,5
0,52
0,57
3
Lợi nhuận/vốn chủ
%
2,16
1,7
1,98
4
Doanh thu/vốn chủ
Lần
4,3
3,4
3,48
5
Doanh thu/tài sản
lần
2,03
1,98
1,93
6
Lợi nhuận/lao động
Triệu/người
1,8
2,17
2,3
Nhận xét:
Các DNN&V khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ với tổng số vốn kinh doanh là 219,705 tỷ đồng năm 2001; 302,388 tỷ đồng năm 2002 và 246,726 tỷ đồng năm 2003; Số vốn kinh doanh của các DN ngành khai thác có xu hướng gảim, nguyên nhân không phải do giảm quy mô sản xuất mà là do hộ cá thể, HTX không kinh doanh trong ngành khai thác.
- Tỷ lệ lợi nhuận/tài sản của các DN khai thác rất thấp đạt 1,1% năm 2003; hệ số vòng quay tài sản đạt 1,93 và tỷ lệ lãi trên doanh thu đạt 0,57%. Kết quả này đánh giá hoạt động của các DNN&V khai thác như sau;
+ Quá trình sinh lời của các DN này thuộc loại thấp và thấp nhất trong toàn khu vực DNN&V sản xuất VLXD, tỷ lệ nhuận/vốn kinh doanh (lợi nhuận/tài sản) chỉ đạt 1,1%. Song mức sinh lời bình quân của lao động (lợi nhuận/lao động) cao nhất trong khu vực DNN&V sản xuất VLXD, đạt 2,3 triệu đồng/người. Điều này chứng tỏ thu nhập của người lao động trong lĩnh vực này cao.
+ Quy mô hoạt động của các DN ở mức thấp: Vốn đầu tư dưới 1 tỷ nhưng doanh thu trung bình là 1,614 tỷ đồng/DN năm 2003.
+ Sức sinh lời vốn chủ sơ hữu đạt 1,98% năm 2003, bình quân hàng năm vốn chủ sở hữu quay được 3,73 vòng. Số liệu này cho thấy, DNN&V khai thác sử dụng vốn chủ hữu có hiệu quả nhất so với các ngành sản xuất VLXD khác. Tuy nhiên, hệ số vòng quay tài sản là 1,93 năm 2003, thể hiện các DN khai thác chưa năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổ chức tiếp thị còn rất đơn giản, việc tiêu thụ chủ yếu qua các phương tiện vận chuyển thô sơ (như ôtô, công nông) công nghệ khai thác cát, đá, sỏi, sét còn quá thô sơ và thủ công, vì vậy năng suất không cao, giá thành sản phẩm cao.
+ Hiệu quả kinh doanh của cacs DNN&V khai thác cũng rất thấp, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu là 0,5% năm 2001; 0,52% năm 2002 và năm 0,57% năm 2003. Với hiệu quả kinh doanh thấp như vậy các DNN&V khai thác ít có khả năng tài trợ vốn mở rộng quy mô của DN.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các DNN&V khai thác không có hiệu quả là do:
- Khai thác bừa bãi, công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ khai thác thủ công có một vài DN sử dụng công nghệ khai thác bằng thủ cộng kết hợp với cơ giới, vận chuyển thành phẩm về bãi bến bằng thuyền (chèo tay hoặc có động cơ). Với những công nghệ khai thác như thế này, chỉ khai thác được ở những khu vực hẹp, nước nông, không khai thác được khi nước lớn, nơi nước sâu, năng suất lao động thấp, sản phẩm chất lượng thấp.
- Do không có thiết bị hiện đại, công nghệ đơn giản nên khi sử dụng phải sàng, tuyển lại, bỏ khoảng 20% không sử dụng được.
- Điều kiện làm việc trong mùa đông ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động.
- Không có kế hoạch kinh doanh lâu dài, nhận thức về kinh doanh còn rất sơ khai.
- Về quản lý và tổ chức: Tổ chức khai thác và quản lý đơn giản, ít đầu mối, người khai thác cũng là người chủ và là người bán hàng, nên ít quan tâm đến việc học tập kinh nghiệm để cải tiến phương pháp và tổ chức khai thác.
- Các hộ khai thác cát, sỏi củatỉnh Thái Nguyên có đặc điểm chung là không có mặt bằng sản xuất, bãi thành phẩm trên bờ sông khai thác của những người nông dân có quyền sử dụng bãi, đường vào bãi cát chủ yếu là đường dân sinh do xóm, xã quản lý. Cũng như những địa phương tổ chức bến bãi công do xã quản lý. Người khai thác cát phải thuê bãi của xã nhưng trật tự trong bãi cát còn nhiều hạn khi không có người quản lý đây là một trở ngại cho các hộ khai thác cát hiện nay.
- Về mặt tiêu thụ: Do thiếu thông tin về thị trường, thiếu kỹ năng tiếp thị cơ bản, sản phẩm khai thác chỉ tiêu thụ trong vùng, trong khu vực, nên các hộ khai thác cát, sỏi tổ chức tiếp thị còn đơn giản, việc tiêu thụ chủ yếu thông qua các phương tiện vận chuyển (như ôtô, công nông) chủ yếu ôtô, công nông là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm. Các chủ phương tiện vận chuyển chưa quan tâm trực tiếp đến việc tạo điều kiện cho người khai thác cát, sỏi mà chủ yếu kinh doanh sinh lời, do đó có trường hợp ép giá (hạ thấp với người khai thác, nâng giá quá cao với người tiêu dùng).
- Về tình hình tài chính: Hoạt động kinh doanh trong ngành khai thác cát, sỏi, sét không cần nhiều vốn đầu tư, vì chỉ cần ít vốn mua thuyền, thuyền vừa là phương tiện để khai thác, vừa là phương tiện vận chuyển. Do đầu tư ít vốn nên thiếu vốn đầu tư để đổi mới công nghệ khai thác (như: khai thác cơ giới, bán cơ giới,) không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Đánh giá xu hướng
Qua phân tích trên ta thấy:
Nhìn chung các DNN&V khai thác hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD thấp, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao: Hiệu quả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thu được qua các năm như sau: năm 2003 thu được 476,139 tỷ đồng tăng 29,246 tỷ đồng tương ứng tăng 6,5% so với năm 2001. Lợi nhuận năm 2003 là 2,714 tỷ đồng, tăng 473 triệu đồng tương ứng tăng 21,1% so với năm 2001; nhưng giảm 400 triệu đồng, tương ứng giảm 12,4% năm 2002. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không bằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu và vốn.
- Quy mô của các DNN&V khai thác có xu hướng ngày càng giảm thể hiện qua chỉ tiêu tổng tài sản, năm 2001 tổng tài sản của các DN này là 219,705 tỷ đồng, năm 2002 là 302,388 tỷ đồng và năm 2003 là 246,726 tỷ đồng.
- Trong những năm qua sản phẩm của ngành khai thác đáp ứng nhu cầu đa dạng với chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, trong những năm tới xu hướng sức tiêu thụ cát, sỏi, sét, đá chất lượng cao sẽ tăng, sức tiêu thụ cát, sỏi, sét, đá chật lượng thấp sẽ giảm đi dù giá rẻ. Vì vậy, các DN khai thác phải mở rộng quy mô, đầu tư tiền vốn vào cải tiến công nghệ khai thác, tìm kiếm thông tin thị trường, tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tức khi mở rộng quy mô. DN cần nghiên cứu kỹ các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh.
2.3.2 Ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại
2.3.2.1 Những đặc điểm chung
Sản phẩm của ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại bao gồm:
Sản xuất xi măng, sản xuất gạch, ngói, sứ, tấm lợp các loại.
Cùng với các doanh nghiệp khai thác, các doanh nghiệp sản xuất VLXD từ khoáng phi kim loại các tỉnh Thái Nguyên đã phát triển mạnh hơn 50 năm qua. Tuy vậy, sản phẩm gạch, ngói, sứ, tấm lợp và sản xuất xi măng chưa phát huy được thế mạnh với các tỉnh lân cận. Do gạch, ngói, sứ, tấm lợp là loại sản phẩm nặng, giá trị thấp, cước phí vận chuyển đi xa rất cao (1 tấn ngạch giá bán tại Thái Nguyên là 100.000đ, nếu vận chuyển đi 100km nữa thì bán 150.000đ thì mới hoà vốn). Hiện nay, xi măng gạch, ngói, sứ, tấm lợp của Thái Nguyên chỉ tiêu thụ ở trong tỉnh và tỉnh Bắc Cạn. Với tình hình xây dựng như những năm qua sản lượng xi măng, gạch, ngói, sứ, tấm lợp, sứ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của sản xuất của xã hội, thị trường chẳng hạn như: Sản lượng gạch chỉ cần sản xuất trên dưới 100 triệu viên là đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là trở ngại và thách thức đối với sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại của tỉnh Thái Nguyên. Theo dự kiến của Sở xây dựng Thái Nguyên thì từ 2002 - 2010 sản lượng gạch của tỉnh phải tăng lên từ 150 - 160 triệu viên/năm, sản lượng xi măng sẽ tăng lên 1,9 triệu tấn/năm mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang đầu tư một nhà máy sản xuất gạch 20 triệu viên/năm tại Phổ Yên năm 2005 sẽ đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy xi măng Thái Nguyên với các công suất 1,5 triệu tấn. Như vậy, vào năm 2005 sản xuất gạch sẽ đạt 150-160 triệu viên/năm và sản xuất xi măng sẽ đạt 1,9 triệu tấn. Nhu cầu mới đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho ngành sản xuất phẩm khoáng phi kim loại.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 383 DN hoạt động ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, chiếm tỷ trọng 28,54% tổng DNN&V sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngành nghề này được tỉnh quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ phát triển.
Số lượng và quy mô của các DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2.16 Quy mô của các DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại năm 2003.
Quy mô vốn
Dưới 1 tỷ đồng
Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tổng cộng
DNNN
-
3
7
10
ĐNTN
14
13
-
27
Cty TNHH
3
2
-
5
Cty cổ phần
7
8
-
15
HTX
5
2
-
7
Hộ cá thể
317
-
-
317
Tổng cộng
346
28
7
382
Trong tổng số 382 DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại năm 2003, có 346 DN quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ đồng, tương ứng chiếm 64,39%; quy mô sử dụng vốn từ 1tỷ đồng đến 5 tỷ đồng có 28 DN chiếm 7,34%; quy mô sử dụng vốn từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng có 7 DN chiếm tỷ trọng chiếm 28,27%. Như vậy, đa số các DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng là các DN ngoài quốc doanh và DNNN, còn quy mô sử dụng vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ là DNNN. Qua những số liệu này ta thấy DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại có quy mô vốn nhỏ.
Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường trong nước, giá cả VLXD có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DNSX nói chung trong đó có DNN&V sản xất sản phẩm khoáng phi kim loại. Song, các DN hoạt động trong lĩnh vực này không ngừng phát triển, điều này được thể hiện qua kết quả mà các DN đạt được qua các năm như sau:
Bảng 2.17: Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNN&V sản xuất sản phẩm phi kim loại
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng tài sản
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
681,794
347,033
176,585
158,176
1.027,984
519,132
286,807
222,045
1.224,834
598,475
369,899
256,487
Vốn chủ sở hữu
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
144,736
52,397
44,144
48,195
186,837
73,456
49,885
63,96
250,398
88,032
69,173
93,193
Lao động
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Người
6.612
3.250
1.662
1.700
6.885
3.014
1.935
1.936
6.527
2.570
1.972
1.958
Tổng doanh thu
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
649,896
198,218
326,897
124,834
816,587
209,046
424,707
182,834
1.011,606
214,160
556,990
240,456
Tổng lợi nhuận
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
3,853
1,063
1,602
1,188
5,410
1,624
2,098
1,688
6,281
1,989
2,561
1,731
Nộp ngân sách
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Tỷ đồng
4,580
1,128
2,245
1,207
5,858
1,569
2,775
1,514
7,541
2,283
3,309
1,949
Từ số liệu bảng 2.17 ta thấy:
- Tình hình sử dụng vốn các DN sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại có quy mô lớn nhất với tổng vốn kinh doanh năm 2001 là 681,794 tỷ đồng ; trong đó DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ đồng là 347,033 tỷ đồng chiếm 50,9%; DN nghiệp có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng là 176,585 tỷ đồng. Chiếm 25,9% và DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng là 158,176 tỷ đồng. Chiếm 23,2%. Năm 2002 là 1.027,984 tỷ đồng, tăng 50,78% so với năm 2002; Trong đó DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 50,5%; DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng chiếm 27,9% và DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm 20,94%. Bên cạnh đó, vốn chủ sở lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, nhưng vốn chủ sở hữu tăng dần hàng năm, năm 2001 là 144,736 tỷ đồng; trong đó DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ chiếm 36,2%; DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ chiếm 30,5% và DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm 33,3%. Năm 2002: 186,837 tỷ đồng tăng 29,09% so với năm 2001; trong đó DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ chiếm 39,32%; DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng chiếm 26,7%; DN có quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ chiếm tỷ trọng 33,98%. Năm 2003: 250,398 tỷ đồng tăng 34,02% so với năm 2002. Vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu gia tăng qua các năm cho thấy các DN sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại đang có xu hướng mở rộng quy mô của DN mình.
Từ bảng 2.15 ta thấy, các DN sản xuất sản phẩm khoáng phi kim có quy mô nhỏ, chủ yếu là các DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ và từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng, số lượng DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ và từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng chủ yếu là hộ cá thể và DN ngoài quốc doanh (hộ cá thể chiếm tỷ trọng 82,98%), các hộ cá thể hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất gạch thủ công. Điều này cho thấy sản phẩm gạch chủ yếu của tỉnh Thái nguyên là gạch thủ công. Các DNNN hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất xi măng, tấm lợp và sản xuất gạch tuy nen, lĩnh vực này đòi hỏi số lượng vốn nhiều. Vì vậy, quy mô vốn của DNNN chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực sản xuất ngói xi măng, gạch, lượng vốn của lĩnh vực này đòi hỏi không lớn, do đó vốn của các DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần chỉ có quy mô dưới 1 tỷ và từ 1 tỷ đến 5 tỷ.
- Tình hình sử dụng lao động.
Số lượng lao động trung bình của ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại năm 2003 là 20 người, con số tương ứng là 20 người năm 2002 và 17 người năm 2003. Trong tổng số 382 DN có tới 137 DN sử dụng dưới 10 lao động; có 54 DN chiếm 14,14% sử dụng trên 10 lao động; có 10 DN chiếm 2,6% sử dụng trên 200 lao động; không có DN nào sử dụng trên 300 lao động. Các DN sử dụng nhiều lao động đều là DNNN và DN ngoài quốc doanh.
Các DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ sử dụng nhiều lao động nhất, năm 2001 trong tổng số 6.612 lao động thì có tới 3.250 lao động của DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ, chiếm tỷ trọng 49,15%; năm 2002 DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ gồm 3.014 lao động chiếm tỷ trọng 43,78% và năm 2003 là 5.570 lao động chiếm tỷ trọng 39,37%. Qua số liệu này ta thấy, số lượng lao động trong các DN có quy mô sử dụng vốn dưới tỷ có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do số lượng các hộ cá thể và một số DN ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực này ngừng hoạt động hoặc chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác và một DNNN chuyển sang công ty cổ phần có mức vốn lớn hơn.
Số lao động trong các DN có quy mô sử dụng vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ động và từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng lại gia tăng qua các năm, là do số lượng DN có quy mô sử dụng mức vốn này tăng và đang có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh. Vì vậy, đòi hỏi số lượng lao động ngày càng tăng.
- Trình độ quản lý của các DN sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại không cao, lực lượng lao động cũng không được đào tạo một cách có bài bản về nghề nghiệp chuyên môn, chẳng hạn như đối với sản xuất gạch ở các hộ cá thể thì toàn là lao động phổ thông không được học một cách có bài bản về sản xuất gạch, chính yếu tố này đã làm cho sản phẩm gạch của các hộ kinh doanh có tính cạnh tranh thấp. Vì vậy, có thể nhận định rằng chất lượng lao động của các DN này phụ thuộc loại thấp.
- Tình hình đóng góp ngân sách cho nhà nước.
Năm 2001 các DN sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại trên địa bàn tỉnh nộp ngân sách được 4.580 tỷ đồng, năm 2002 tăng lên 5.858 tỷ đồng và đạt tới 7.541 tỷ đồng năm 2003. Trong đó, DN có quy mô sử dụng vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước với con số tương ứng qua các năm như sau: năm 2001 là 2,245 tỷ đồng; năm 2002 là 2,775 tỷ đồng và năm 2003 là 3,309 tỷ đồng. Giá trị mà DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại đóng góp vào ngân sách nhà nước tuy không lớn nhưng phần nào phản ánh được trách nhiệm của DN trong việc thi hành nghĩa vụ đối với nhà nước.
Sau khi xem xét hoạt động thực tiễn của các DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại trên địa bàn tỉnh, ta nhận thấy rằng công nghiệp sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại còn yếu kém. Thiên về sử dụng nhiều lao động. Quy mô các DN sản xuất còn rất nhỏ, chủ yếu là các DN có quy mô sử dụng vốn dưới 1 tỷ và từ 1 tỷ đến 5 tỷ. Các DN có quy mô tương đối lớn hầu hết là các DNNN và DNTN. Các sản phẩm của ngành còn thô sơ, đơn giản, tỷ trọng vốn, chất xám và công nghệ trong cơ cấu sản phẩm không cao, do đó chất lượng của sản phẩm thường thấp, giá thành rẻ.
Như vậy, mặc dù có nhiều DN dân doanh và Hộ cá thể hoạt động trong ngành nghề này, nhưng thế mạnh công nghiệp sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại của tỉnh chưa được các DNN&V sử dụng đúng mức, các DN này chưa tận dụng được tiềm năng công nghiệp của tỉnh mà chỉ đơn thuần là giải quyết việc làm cũng như một số nhu cầu của nhân dân thành phố. Trong tương lai để phát triển khối DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại đòi hỏi các DN phải tự mình cố gắng tìm tòi đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các DN này.
2.3.2.2. Phân tích HQKD của các DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại.
Chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DNN&V sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại được thể hiện qua bảng 2.18
Nhận xét:
Từ số liệu bảng 2.17 ta nhận thấy:
- Các DN sản xuất gạch, ngói, sứ, tấm lợp đều có quy mô nhỏ, chỉ có một số nhà máy sản xuất xi măng có quy mô sử dụng vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ. Tổng số vốn kinh doanh là 681,794 tỷ đồng năm 2001; 1.027,984 tỷ đồng năm 2002; 1.224,834 tỷ đồng năm 2003. Trong đó:
Quy mô vốn dưới 1 tỷ: năm 2001 là 347,033 tỷ đồng; năm 2002 tăng 519,132 tỷ đồng, tương ứng tăng 49,59% so với năm 20001; lượng vốn kinh doanh ở năm 2003 tăng lên 598,475 tỷ đồng tương ứng tăng 15,28% so với năm 2002
Quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ gia tăng qua các năm: năm 2001 là 176,585 tỷ đồng; năm 2002 tăng lên 286,807 tỷ đồng tương ứng tăng 62,42% so với năm 2001; năm 2003 vốn kinh doanh tăng lên 369,899 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,97% so với năm 2002.
Quy mô vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ: Lượng vốn kinh doanh cũng gia tăng qua, tuy nhiên tỷ lệ gia tăng không bằng quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng và từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng, cụ thể: năm 2001 là 158,176 tỷ đồng; năm 2002 tăng lên222,045 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,37% so với năm 2001; năm 20003 tăng lên 256,478 tỷ đồng tương ứng tăng 15,51% so với năm 2002.
Bảng 2.18: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành sản xuất sản phẩm phi kim loại
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận/tài sản
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
%
1,7
0,31
0,91
0,75
1,9
0,31
0,38
0,76
1,95
0,33
0,69
0,67
Lợi nhuận/Vốn chủ
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
%
2,74
2,03
3,63
2,45
2,9
2,21
4,21
2,64
2,51
2,26
3,7
1,86
Lợi nhuận/doanh thu
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
%
0,61
0,54
0,49
0,95
0,66
0,78
0,49
0,92
0,62
0,93
0,46
0,72
Doanh thu/tài sản
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
Lần
0,95
0,57
1,85
0,79
0,79
0,40
1,48
0,82
0,83
0,35
1,51
0,94
Doanh thu/ vốn
- Dưới 1 tỷ
- Từ 1 tỷ đến 5 tỷ
- Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
lần
4,49
3,78
7,4
2,59
4,37
2,85
8,5
2,86
4,04
2,43
8,05
2,58
Lợi nhuận/ lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8488.doc