Luận văn Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại

Hiện nay hầu hết các Doanh nghiệp cổphần thương mại trên địa bàn thành phố

Đà nẵng đều tiến hành phân tích chỉtiêu này. Nội dung phân tích được trình bày ngay

trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính, tuy nhiên việc phân tích chỉmang tính đánh

giá tổng quát vềviệc bốtrí cơcấu tài sản so sánh sốliệu năm nay và năm trước, qua

đó đưa ra kết luận chung vềtình hình biến động của cơcấu tài sản của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân biến động cũng nhưchưa tiến

hành so sánh với các Doanh nghiệp cổphần thương mại có các điều kiện tương tự.

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân sâu xa của sự

biến động cơcấu tài sản, nguồn vốn, chưa xác định được sựthay đổi của của cơcấu tài

sản, cơcấu nguồn vốn có phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

với các Doanh nghiệp cổphần thương mại khác hay không, chưa dựa vào kết quảphân

tích để đưa ra giải pháp cụthể đểbốtrí lại cơcấu vốn và nguồn vốn một cách hợp lý

hơn. Đểlàm rõ hơn vấn đềnày luận văn đi vào phân tích các nội dung đó nhưsau:

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ phần trong hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. 2.1.2. Tổ chức kinh doanh, quản lý, bộ máy kế toán, công tác kế toán Các Doanh nghiệp cổ phần thương mại đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, vì vậy về cơ cấu tổ chức thường sử dụng 2 hình thức tổ chức phổ biến sau: -Hình thức tổ chức trực tuyến dựa trên nguyên tắc thống nhất chỉ huy của Henry Fayol “ một người thủ trưởng” . Hình thức tổ chức này đơn giản do có sự thống nhất chỉ huy, có khả năng tách biệt rõ ràng trách nhiệm đồng thời giải quyết các mâu thuẫn có hiệu quả; tuy nhiên nó bộc lộ một số hạn chế nhất định như tạo sự ngăn cách giữa các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp, thiếu sự phối hợp, chỉ đạo mang tính mệnh lệnh cứng nhắc và khó phát huy được tính sáng tạo của đội ngũ nhân viên, đòi 40 hỏi người giám đốc phải có năng lực khá toàn diện trong nhiều lĩnh vực dẫn đến sự độc đoán, quan liêu -Hình thức trực tuyến chức năng: bên cạnh đường trực tuyến còn có các bộ phận tham mưu gồm nhiều chuyên gia trong từng lĩnh vực giúp làm rõ các quyết định của giám đốc nhưng các bộ phận này không có quyền chỉ huy. Hình thức tổ chức này đem lại hiệu quả quản lý cao nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, giúp kết hợp được sự thống nhất chỉ huy và tính chuyên môn hóa cao, quản lý bằng các chức năng và thừa hành. Tuy nhiên hình thức này có một số hạn chế xảy ra do nguy cơ giữa việc thừa hành và chức trách của các bộ phân, phòng ban 2.1.2.2.Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán -Sơ đồ tổ chức bộ máy: Đa số các Doanh nghiệp cổ phần thương mại đều có sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán như sau: -Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong sơ đồ + Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm phụ trách, tổ chức hệ thống kế toán của Doanh nghiệp, chỉ đạo công tác kế toán toàn Doanh nghiệp. chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và các cơ quan tài chính chủ quản về toàn bộ hoạt động kế toán tại Doanh nghiệp. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo công việc xây dựng các kế hoạch tài chính và việc ra quyết định tài chính. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán, kt tổng hợp, TSCĐ, thuế Kế toán các đơn vị trực thuộc Kế toán thanh toán, chi phí, lương, BHXH Kế toán hàng hóa, công nợ 41 + Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu của các phần hành kế toán vào cuối kỳ để kiểm tra, đối chiếu, thực hiện hạch toán tổng hợp tất cả các phần hành để xác định kết quả kinh doanh và báo cáo kế toán. + Kế toán các phần hành: theo dõi các tình hình các lĩnh vực mà mình đảm nhận. + Kế toán các đơn vị trực thuộc: cuối kỳ lập báo cáo rồi chuyển lên cho kế toán văn phòng Doanh nghiệp. - Hình thức sổ kế toán mà các doanh nghiệp cổ phần thương mại sử dụng chủ yếu hiện nay là Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ và kết hợp với phần mêm kế toán trong công tác hạch toán 2.2. Thực trạng phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Doanh nghiệp cổ phần thương mại trên địa bàn Thành phố Đà nẵng Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng phân tích vốn động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các DNCPTM trên địa bàn thành phố Đà nẵng, luận văn đã tiến hành nghiên cứu thực trạng phân tích vấn đề này tại 15 DNCPTM trên địa bàn thành phố Đà nẵng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và đã sử dụng phần mềm Excel sử dụng trong phân tích. Trong số 15 doanh nghiệp được phỏng vấn thì tất cả đều chưa tham gia vào thị trường chứng khoán. Kết quả khảo sát cho thấy rằng trong các doanh nghiệp được khảo sát, việc phân tích chưa được thực hiện một cách đầy đủ mà chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá một số chỉ tiêu nhất định bằng những phương pháp phân tích đơn giản. Cụ thể, việc phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp này như sau: 2.2.1. Cơ sở dử liệu sử dụng trong phân tích Cơ sở dử liệu mà luận văn đi vào phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các DNCPTM trên địa bàn thành phố Đà nẵng là các báo cáo tài chính và sổ kế toán, trong đó chủ yếu là sử dụng thông tin trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 42 Thực tế hiện nay các doanh nghiệp này chưa có sự kết hợp giữa số liệu tổng hợp với số liệu từ sổ chi tiết do vậy một vài số liệu sử dụng trong phân tích chưa phù hợp với nội dung của một số chỉ tiêu tài chính. Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng các CTCPTM chưa chú trọng đến các thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Hiện nay hầu hết các CTCPTM đều chưa có tổ chức hệ thống kế toán quản trị một cách bài bản vì vậy chưa có được nguồn thông tin từ hệ thống kế toán quản trị phục vụ cho phân tích báo cáo tài chính. 2.2.2. Tổ chức phân tích Hiện nay hầu hết các CTCPTM trên địa bàn thành phố Đà nẵng việc phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả quả sử dụng vốn lưu động chưa được chú trọng, chưa tiến hành tổ chức phân tích một cách rõ ràng, cụ thể, bài bản về nội dung cũng như nhân sự. Các bước trong quy trình như: lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích và báo cáo kết quả phân tích đều được tiến hành một cách đại khái, sơ sài, hầu hết các đơn vị này đều chưa lập kế hoạch phân tích. Trong tất cả các doanh nghiệp được khảo sát thì công việc là do bộ phận kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Bộ phận này thực hiện phân tích vốn lưu động trên cơ sở các thông tin từ các báo cáo tài chính. Việc phân tích được tiến hành định kỳ (quý, năm) hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý doanh nghiệp, của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp vay vốn. 2.2.3. Phương pháp phân tích Hầu hết các CTCPTM trên địa bàn thành phố Đà nẵng chỉ sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản như: phương pháp so sánh, đối chiếu...vì vậy chưa nêu lên được bản chất của thông tin phân tích. Phương pháp mà các đơn vị sử dụng trong phân tích chủ yếu là so sánh, trong số 15 đơn vị được khảo sát thì đều sử dụng phương pháp này. Các đơn vị chỉ tập trung so sánh các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động của năm báo cáo với năm trước đó, hầu như các đơn vị chỉ dùng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu riêng biệt, chưa có sự so sánh liên hệ giữa các chỉ tiêu, tất cả cả các doanh nghiệp đều chưa sử dụng phương pháp hồi quy. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, chưa có sự kết hợp giữa các phương pháp vì vậy chưa đánh giá một cách toàn diện về tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 43 Tuy nhiên, để kế thừa những vấn đề có sẵn trong các doanh nghiệp, luận văn cũng đề cập đến những phương pháp mà các doanh nghiệp đang sử dụng và đi sâu vào so sánh liên hệ các chỉ tiêu nhằm làm rõ hơn nội dung liên quan đến tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp này. 2.2.4. Nội dung phân tích Nội dung phân tích tại các CTCPTM vẫn hạn chế, chưa đầy đủ, toàn diện, một số chỉ tiêu chưa được quan tâm đúng mức, có một số nội dung phân tích chưa được đề cập như phân tích tình hình sử dụng và dự trữ tiền, phân tích rủi ro...Một số nội dung phân tích mặc dù có đề cấp nhưng vẫn còn sơ sài, chưa sâu sắc, chủ yếu là mang tính chất báo cáo cho chủ thể quản lý. Trong các DNCPTM trên địa bàn thành phố Đà nẵng thì phân tích tài chính chủ yếu tập trung vào các nội dung: phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn, phân tích tình hình công nợ và thanh toán, phân tích kết cấu hàng tồn kho. Vì vậy để có một cái nhìn tổng quát về tình hình vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà nẵng, Luận văn đã đi sâu vào phân tích, để thấy được thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình phân tích được bám sát đề tài, tác giả đã đề cập đến những doanh nghiệp tiêu biểu làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá, mà cụ thể là Doanh nghiệp cổ phần thương mại Đà nẵng và Doanh nghiệp cung ứng tàu biển. 2.2.4.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Hiện nay hầu hết các Doanh nghiệp cổ phần thương mại trên địa bàn thành phố Đà nẵng đều tiến hành phân tích chỉ tiêu này. Nội dung phân tích được trình bày ngay trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính, tuy nhiên việc phân tích chỉ mang tính đánh giá tổng quát về việc bố trí cơ cấu tài sản so sánh số liệu năm nay và năm trước, qua đó đưa ra kết luận chung về tình hình biến động của cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân biến động cũng như chưa tiến hành so sánh với các Doanh nghiệp cổ phần thương mại có các điều kiện tương tự. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân sâu xa của sự biến động cơ cấu tài sản, nguồn vốn, chưa xác định được sự thay đổi của của cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn có phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 44 với các Doanh nghiệp cổ phần thương mại khác hay không, chưa dựa vào kết quả phân tích để đưa ra giải pháp cụ thể để bố trí lại cơ cấu vốn và nguồn vốn một cách hợp lý hơn. Để làm rõ hơn vấn đề này luận văn đi vào phân tích các nội dung đó như sau: a) Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Để phân tích thực trạng về vốn lưu động trước tiên ta cần xem xét khái quát về tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua các năm được thể hiện ở bảng phân tích sau: Bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn của DN thương mại dịch vụ: Tốc độ phát triển liên hoàn qua các năm (%) TÀI SẢN Mã số 2005 2006 2007 Năm 2006 Năm 2007 1 2 3 4 5 6 7 a - tμi s¶n ng¾n h¹n (100=110+120+130+140+150) 100 17,037,742,747 19,560,519,078 21,489,284,999 115 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 143,084,655 1,092,770,543 472,723,815 764 43 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 11,105,672,196 12,394,998,171 12,998,515,848 112 105 IV. Hàng tồn kho 140 5,333,224,371 5,719,592,877 7,479,545,124 107 131 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 455,761,525 353,157,487 538,500,212 77 152 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 2,717,610,432 3,356,797,779 3,280,172,130 124 98 II. Tài sản cố định 220 2,682,021,232 3,298,080,365 3,052,765,986 123 93 V. Tài sản dài hạn khác 260 35,589,200 58,717,414 227,409,144 165 387 tæng céng tμI s¶n (270 = 100 + 200) 270 19,755,353,179 22,917,316,847 24,769,457,129 116 108 NGUỒN VỐN a - nî ph¶i tr¶ (300 = 310 + 330) 300 16,255,109,177 19,355,388,123 20,361,991,662 119 105 I. Nợ ngắn hạn 310 15,912,672,813 18,985,420,910 19,982,254,889 119 105 II. Nợ dài hạn 330 359,222,313 369,967,213 379,736,773 103 103 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 3,500,244,002 3,561,928,734 4,407,465,467 102 124 I. Vốn chủ sở hữu 410 3,500,244,002 3,561,928,734 4,407,465,467 102 124 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 Tæng céng nguån vèn (440=300+400) 440 19,755,353,179 22,917,316,857 24,769,457,129 116 108 45 Qua bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung tài sản của DN CPTMDV qua hai năm biến động không nhiều, tỷ lệ tăng liên hoàn qua hai năm là 16% và 8%. Xét cụ thể từng loại tài sản cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng đều qua 3 năm; năm 06 tăng 15%, năm 07 tăng 10%; cụ thể năm 2006 lượng tiền mặt có tốc độ tăng rất cao 664% nguyên nhân là do khách hàng thanh toán vào cuối năm, thời điểm khoá sổ kế toán, nhưng đến năm 2007 lượng tiền này đã đột ngột giảm 57% do tiền được dùng để mua hàng hóa và hàng tồn kho của năm 2007 tương đối nhiều tăng 31% so với năm 2006 chỉ tăng 7%; các mục về các khoản phải thu ngắn hạn biến động không nhiều 12% và 5% qua hai năm, tuy nhiên tỷ lệ tài sản dạng hình thức này chiếm tỷ lệ khá cao bởi tình trạng nợ đọng vốn của khách hàng. Tài sản dài hạn khác cũng tăng đáng kể năm 2006 là 165%, năm 2007 là 387% nguyên nhân là chủ yếu là do các khoản chi phí trả trước dài hạn tăng lên trong những năm này. Qua số liệu về nguồn vốn cho thấy: Nguồn vốn mà doanh nghiệp này có được phần lớn cũng tồn tại dưới dạng nợ tiền hàng của nhà cung cấp chiếm tỷ lệ hơn 80% trong tổng nguồn vốn; nguồn vốn chủ sở hữu không nhiều, điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiêp không cao. Để rỏ hơn nữa về tỷ lệ các mục hình thành nguồn vốn và tỷ lệ các loại tài sản ta tiến hành phân tích kết cấu về vốn của doanh nghiệp như sau b) Phân tích kết cấu vốn Thực trạng quản trị vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng phân tích sau: Số liệu trên bảng cân đối kế toán qua các năm. Bảng phân tích biến động vốn của DN thương mại dịch vụ và Cung ứng tàu biển DN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CUNG ỨNG TÀU BIỂN Chỉ tiêu Đvt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 X Y 1 2 3 4 5 6 Vốn lưu động Trđ 17,037,742,747 19,560,519,078 21,489,284,999 6,328,049,720,00 13,109,547,425,00 12,998,943,350,00 Vốn cố định Trđ 2,717,610,432 3,356,797,779 3,280,172,130 3,495,871,513 2,333,333,455 5,043,229,859 Nợ phải trả Trđ 16,255,109,177 19,355,388,123 20,361,991,662 3,800,777,998 8,759,050,416 9,161,565,594 Nguồn vốn (TTS) Trđ 19,755,353,179 22,917,316,847 24,769,457,129 9,823,921,233 15,442,881,280 18,042,173,209 VLĐ/ Nguồn vốn % 86 85 87 64 85 72 VCĐ/ Nguồn Vốn % 14 15 13 36 15 28 46 Tỉ số nợ % 82 84 82 39 57 51 DN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CUNG ỨNG TÀU BIỂN Biến động liên hoàn Biến động liên hoàn N2006 so với N2005 N2007 so với N2006 N2006 so với N2005 N2007 so với N2006 Chỉ tiêu Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) X 1 2 3 4=2-1 5=4/1 6=3-2 7=6/2 Vốn lưu động 2,522,776,331 15 1,928,765,921 10 6,781,497,705,00 107 (110,604,075,00) (0,1) Vốn cố định 639,187,347 24 (76,625,649) (2) (1,162,538,058,00) (33) 2,709,896,404,00 116 Nợ phải trả 3,100,278,946 19 1,006,603,539 5 4,958,272,418,00 130 402,515,178,00 4 Nguồn vốn (TTS) 3,161,963,668 16 1,852,140,282 8 5,618,960,047,00 57 2,599,291,929,00 16 Qua bảng số liệu phân tích trên trên cho thấy: Đối với DN thương mại và dịch vụ nguồn vốn được bổ sung qua các năm với tốc độ tăng về vốn năm 2006 so với năm 2005 là 16% tức 3,161,963,668 đồng năm 2007 so với năm 2006 là 8% tức 1,852,140,282 đồng; trong vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trên 85% trong tổng nguồn vốn qua các năm đây là điều tất nhiên bởi tính chất hoạt động của Doanh nghiệp cổ phần thương mại, qua 3 năm lượng vốn lưu động đã tăng thêm 4,451,542,252 đồng, (2,522,776,331+1,928,765,921); cơ cấu về vốn cố định thấp hơn so với vốn lưu động với mức độ hợp lý. Tuy nhiên vốn lưu động của DN lại trong tình trạng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, trong năm 2006 nợ phải trả có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, năm 2006 so với năm 2005 tăng 19% tức 3,100,278,946 đồng năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 5% tức 1,006,603,539 đồng, điều này cho thấy khả năng trả nợ của DN linh hoạt, khi tiền hàng về thì khả năng trả nợ đối với nhà cung cấp tạm ổn, tuy nhiên với tỷ suất nợ khá cao trên 80% qua các năm lại cảnh báo cho DN tình trạng khó khăn rủi ro khi không tự chủ về tài chính, bị phụ thuộc rất nhiều vào việc chiếm dụng vốn của chủ nợ mà điều này rất bất ổn và không phù hợp trong điều kiện hội nhập kinh tế, và đây cũng là mô hình chung của các DN thương mại hiện nay. Tuy nhiên đối với DN Cung ứng tàu biển thì việc phân bổ vốn cũng diễn ra cho thấy khả năng tự chủ tài chính của DN có phần đỡ bị động hơn, nguồn vốn tăng qua các năm với tốc độ năm 2006 so với năm 2005 là 57% tức 5,618,960,047,00 đồng năm 47 2007 so với năm 2006 là 16 % tức 2,599,291,929,00 đồng; trong vốn lưu động với tỷ trọng phân bổ trong tổng nguồn vốn không đều qua các năm, do đặc thù kinh doanh nên cơ cấu về vốn cố định thấp hơn so với vốn lưu động với mức độ tương đối hợp lý. Vốn của DN tồn tại dưới dạng TSLĐ chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho do vậy khả năng vốn lưu động huy động rất bị động; tình trạng nợ phải trả cũng bị động theo năm 2006 so với năm 2005 do hàng hoá xuất chậm nên nợ phải trả tăng với tốc độ rất cao 130% tức 4,958,272,418,00 đồng, tuy nhiên đến năm 2007 so với năm 2006 chỉ còn tăng 4% tức 402,515,178,00 đồng; tỷ suất nợ của DN không cao năm 2006 là 57% và năm 2007 là 51%. Như vậy nhìn chung xét về cơ cấu vốn của hai doanh nghiệp là phù hợp, đối với DN thương mại cổ phần vốn hình thành phụ thuộc chủ yếu dựa trên vốn của khách hàng, khả năng trả nợ nhanh sau mỗi kỳ kinh doanh và có tính ổn định hơn. Tuy nhiên với tỷ suất nợ trên 80% cảnh báo một sự rủi ro về tài chính mà DN cần có phướng hướng khắc phục. Đối với DN Cung ứng tàu biển thì vốn lưu động tồn tại dưới dạng các khoản phải thu và hàng tồn kho, tuy nhiên tỷ suất nợ của DN không cao, DN không bị động về tài chính như đối với DN thương mại dịch vụ. Để thấy được sự phân bổ cũng như tính thanh khoản về vốn lưu động của DN ta tiến hành phân tích cơ cấu về vốn lưu động. c) Phân tích kết cấu vốn lưu động Việc phân tích kết cấu vốn lưu động có vai trò rất quan trọng vì thông qua phân tích cho thấy Doanh nghiệp phân bổ vốn lưu động vào các khoản mục qua các chu kỳ kinh doanh có hợp lý hay không, để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó được thể hiện dưới dạng các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào TSLĐ, chính vì vậy người quản lý tài chính cân nhắc kỹ lưỡng cơ cấu tài sản. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ chính xác mức độ dự trữ tiền đề giảm bớt chi phí, bảo quản nhưng phải đảm bảo các khoản chi tiêu. Bên cạnh đó đối với hàng tồn kho thì các doanh nghiệp cũng nên chủ trọng khi dự trữ theo yêu cầu trên. 48 Tóm lại để quản lý và sử dụng tốt vốn lưu động thì các nhà kinh tế tại các doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải xác định mức độ an toàn thích hợp cho việc đầu tư vào TSLĐ. Trong đó cần phải xác định được cơ cấu tài sản, cấu trúc của các khoản nợ trích hợp để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh. Theo sự trình bày trên, vốn lưu động được thể hiện dưới dạng các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào TSLĐ. Để thấy được kết cấu vốn lưu động và tỷ trọng mỗi phần số liệu chiếm trong tổng số vốn lưu động. Có thể đi sâu vào vốn lưu động để tìm hiểu thực trạng cơ cấu như sau: Bảng phân tích biến động vốn của DN thương mại dịch vụ Biến động liên hoàn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 N2006 so với N2005 N2007 so với N2006 Chỉ tiêu Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Tiền mặt 143,084,655 1 1,092,770,543 6 472,723,815 2 949,685,888 664 (620,046,728) (57) Khoản phải thu 11,105,672,196 65 12,394,998,171 63 12,998,515,848 60 1,289,325,975 12 603,517,677 5 Hàng tồn kho 5,333,224,371 31 5,719,592,877 29 7,479,545,124 35 386,368,506 7 1,759,952,247 31 TSLĐ khác 455,761,525 3 353,157,487 2 538,500,212 3 (102,604,038) (23) 185,342,725 52 Tổng TSLĐ 17,037,742,747 100 19,560,519,078 100 21,489,284,999 100 2,522,776,331 15 1,928,765,921 10 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền mặt Các khoản phải thu Hàng tồn kho TSLĐ khác Qua bảng phân tích trên và biểu đồ về kết cấu vốn lưu động cho thấy: Tổng giá trị TSLĐ năm 2006 so với năm 2005 tăng 15% về tuyệt đối là 2.522.776.331 đồng, 49 năm 2007 so với năm 2006 tăng 10% tức 1.928.765.921 đồng. Xét cụ thể về biến động của cơ cấu nguồn vốn này cho thấy: - Tiền: Năm 2006 tỷ trọng tiền mặt chiếm tỷ lệ khá cao 6%, so với năm 2005 tiền mặt tăng 949.685.888 đồng với tốc độ tăng 664%. Tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng lên đột ngột này là do một lượng tiền lớn của khách hàng trả nợ dồn về vào thời điểm cuối năm ( từ 462. 004.838 lên 1.754.630.927) bởi nhu cầu đặt hàng của các đơn vị bạn trong năm là rất cao. Hơn nữa, năm 2006 cũng không phải là năm kinh doanh có hiệu quả của Doanh nghiệp nên tiền nằm chết trong sự biến động chung của hoạt động đó. Sang năm 2007, để đáp ứng nhu cầu đặt hàng của khách hàng Doanh nghiệp đã dự trữ một lượng lớn hàng tồn kho dưới dạng hàng đi đường, vì vậy kéo theo đó là sự giảm đi đáng kể của lượng tiền, giảm đến 620.046.728 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 57%. - Khoản phải thu: Vốn vủa DN tồn tại dưới dạng khoản phải thu rất cao trên 60% qua các năm, cho thấy DN đang gặp tình trạng sức ỳ về khả năng thanh toán. Qua 3 năm từ 2005 đến 2007 các khoản phải thu đều có tỷ lệ tăng đáng kể so với tỷ lệ tăng của vốn lưu động, cùng với tỷ trọng cao và tốc độ tăng 12% và 5% qua hai năm 2006 và 2007 cho thấy đây là nhân tố chính làm cho vốn lưu động tăng về qui mô. Một thực tế của nguyên nhân này là trong thời gian vừa qua, một số khách hàng của Doanh nghiệp mua chịu nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán vì thế nó góp phần tăng các khoản phải thu. Mặt khác trong năm qua một lượng lớn khoản phải thu khác tăng lên là do Doanh nghiệp chưa có biện pháp tốt trong quản lý vấn đề này. Đây là một đe dọa về sự rủi ro về tài chính của Doanh nghiệp bởi vốn bị chiếm dụng chiểm tỷ trong khá cao và gia tăng qua các năm. - Hàng tồn kho: Tăng qua các năm, năm 2006 so với 2005 tăng 7,24%. Năm 2007 so với 2006 tăng 30,77%, cho thấy hàng trong các năm này bán chậm nên hàng tồn kho bị ứ đọng lại nhiều. Năm 2007 hàng tồn kho tăng chủ yếu là do đảm bảo hàng cho kinh doanh, đồng thời đây cũng là chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp, tăng lưọng hàng nhập chuẩn bị cho mùa vụ sắp đến. Nhìn chung, thông qua kết cấu từng khoản mục qua các năm, ta thấy TSLĐ như vậy là có sự biến động đáng kể. TSLĐ tăng mạnh vào năm 2006 nhưng tăng có phần chậm lại vào 2007, tuy nhiên vốn lưu động lại bị động ở khoản phải thu rất cao do chiến 50 lược kinh doanh đầu tư gối đầu của Doanh nghiệp, vốn bị chiếm dụng nhiều, tính thanh khoản không ổn định. Để thấy được sự cân bằng đối với nguồn hình thành vốn lưu động ta tiến hành phân tích về cơ cấu nguồn vốn lưu động như sau: Bảng kê nguồn vốn lưu động DN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CUNG ỨNG TÀU BIỂN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 X 1 2 3 4 5 6 1.NVLĐ do ngân sách cấp 1,102,000,000 1,102,000,000 1,102,000,000 3,854,200,000 3,854,200,000 3,854,200,000 2.NVLĐ tự bổ sung 356,970,898 418,655,630 491,281,898 327,643,235 988,330,864 3,324,159,082 3.NVLĐ liên doanh, cổ phần 1,551,000,000 1,551,000,000 1,551,000,000 1,841,300,000 1,841,300,000 1,841,300,000 4.Nguồn vốn tín dụng (vay, trái phiếu, tín dụng NH) 10,630,730,720 12,536,110,874 14,015,719,730 318,128,238 1,383,663,828 17,714,253,432 Tổng cộng 13,640,701,618 15,607,766,504 17,160,001,628 6,341,271,473 8,067,494,692 26,733,912,514 Bảng phân tích biến động nguồn vốn lưu động thương mại dịch vụ DN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CUNG ỨNG TÀU BIỂN Biến động liên hoàn Biến động liên hoàn N2006 so với N2005 N2007 so với N2006 N2006 so với N2005 N2007 so với N2006 Chỉ tiêu Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) Mức độ tăng(giảm) (tr.đ) Tốc độ tăng (giảm) (%) X 1 2 3 4=2-1 5=4/1 6=3-2 7=6/2 1.NVLĐ do ngân sách cấp 0 0 0 0 - 0 - 0 2.NVLĐ tự bổ sung 61,684,732 17 72,626,268 61 660,687,629 202 2,335,828,218 236 3.NVLĐ liên doanh, cổ phần 0 0 0 0 - 0 - 0 4.Nguồn vốn tín dụng (vay, trái phiếu, tín dụng NH) 1,905,380,154 18 1,479,608,856 2 1,065,535,590 335 16,330,589,604 1180 Tổng cộng 1,967,064,886 14 1,552,235,124 2 1,726,223,219 27 18,666,417,822 231 Qua bảng số liệu phân tích về cơ cấu nguồn hình thànhVLĐ cho thấy: - Đối với DNTMDV: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN qua các năm tăng không đáng kể năm 2006 so với năm 2005 tăng 17% về tuyệt đối là 61,684,732 đồng, 2007 so với năm 2006 cũng vẫn tăng 17% về tuyệt đối là 72,626,268 đồng, mà nguyên nhân tăng của nguồn vốn này là nguồn vốn tự bổ sung mặc dù chiếm tỷ trong không cao nhưng nguồn vốn này tăng qua các kỳ kinh doanh, vốn lưu động do ngân sách cấp và vốn liên doanh không đổi. Như vậy nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về 51 qui mô nguồn vốn ở đây chính là sư tăng lên đáng kể của nguồn vốn tín dụng với tốc độ tăng liên hoàn năm 2006 là 18% tức 1,905,380,154; năm 2007 là 12% tức 1,479,608,856 cao hơn tốc độ về qui mô nguồn vốn qua các năm. Như vậy nguồn tài trợ vốn của DN không ổn định bởi hình thành chủ yếu là từ nguồn vốn vay, điều này càng chứng tỏ sự bị động trong thanh toán, DN chịu áp lực rất lớn về thanh toán các khoản nợ vay. - Đối với CUTB tình trạng vốn bổ sung không ngừng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn vốn lưu động.pdf
Tài liệu liên quan