Luận văn Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn -Tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần 1. 3

Cơ sở lý luận phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá. 3

1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. 3

1.1.1.Khái niệm hộ nông dân sản xuất hàng hoá. 3

1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. 5

1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá. 8

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá. 11

1.2.1. Nhân tố tự nhiên: 11

1.2.2. Nhân tố kinh tế, tổ chức. 13

1.2.3. Nhân tố xã hội. 16

1.2.4. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước. 16

1.3. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 18

1.3.1. Kinh tế hộ nông dân đang chuyển mạnh từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. 18

1.3. 2. Xu hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá theo theo mô hình trang trại. 19

1.3. 3. Quá trình phát triển hộ nông dân theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá và chuyển lên phát triển trang trại. 19

1.3.4. Kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá phát triển tạo ra việc làm, tăng thu nhập. 20

1.4. Vài nét về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước đang phát triển châu á và ở Việt Nam. 20

1.4.1. Vài nét phát triển kinh tế hộ ở châu Á. 20

1.4.2. Quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 25

Phần 2. 27

Thực trạng của kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. 27

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Từ Sơn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. 27

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 27

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện Từ Sơn. 30

2.2- Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở Từ Sơn, Bắc Ninh giai đoạn đổi mới. 34

2.2.1. Khái quát quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân ở Từ Sơn, Bắc Ninh. 34

2.2.2. Thực trạng kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản. 34

2.2.3. Đánh giá về kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với việc phát triển kinh tế hộ nông dân. 52

Phần 3. 54

Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá ở huyện Từ Sơn-Bắc Ninh. 55

3.1- Quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá ở huyện Từ Sơn. 55

3.1.1. Quan điểm. 55

3.1.2. Phương hướng. 55

3.2. Những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuât nông sản hàng hoá ở huyện Từ Sơn 60

3.2.1. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn từng bước phù hợp với cơ chế thị trường. 60

3.2.2. Giải pháp về vốn. 63

3.2.3. Giải pháp về về nguồn nhân lực . 65

3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ. 66

3.2.5. Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. 3.2.6. Giải pháp về chế biến và bảo quản nông sản. 67

3.2.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản. 68

Kết luận và kiến nghị 69

tài liệu tham khảo. 72

Mục lục 73

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn -Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa lý. Từ Sơn là huyện đồng bằng, có diện tích tự nhiên là 61,4015km2, dân số khoảng 117000 người, Từ Sơn tiếp giáp với các huyện sau: Phía Bắc với huyện Tiên Du và huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp với gia lâm - thủ đô Hà Nội. Phía Đông giáp với huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh. Phía Tây giáp với Đông Anh - thủ đô Hà Nội. Từ Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá giữa các tỉnh đặc biệt là khu vực thị xã Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. 2.1.1.2.Địa hình. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, mang tính chất của vùng đồng bằng với phần lớn diện tích đất tự nhiên có độ dốc nhỏ hơn 30, mang nét đặc trưng và chuyển tiếp từ trung du xuống đồng bằng. Toàn huyện có độ cao trung bình từ 5-7 m so với mực nước biển. Nhìn toàn thể thì địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. Nhìn chung địa hình của huyện cũng thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá phát triển. 2.1.1.3.Khí hậu thời tiết.(xem bảng 1) Điều kiện thời tiết khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa, với đặc đIểm là có mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh nhưng không khắc nhiệt, vẫn có những ngày nắng ấm xen kẽ. Mùa hè nóng nhưng ít có những ngày nhiệt độ quá cao. Đặc trưng các yếu tố khí hậu trung bình của cả huyện năm 2001. Nhiệt độ trung bình hàng tháng là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 7) và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,20C (tháng 1) sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 10-150C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động khoảng 1400-1600mm. Nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Số giờ nắng hàng năm của huyện là 1823,9 giờ, như vậy trung bình mỗi ngày có 5,1 giờ nắng, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (có 263 giờ nắng), tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 3 (có 4 giờ nắng). Gió: hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Gió mùa đông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 của năm sau; gió mùa đông nam thịnh hành từ tháng 4 cho đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây lên mưa rào. Độ ẩm: độ ẩm không khí bình quân trong năm 83%, thấp nhất là tháng 12 (77%) và cao nhất là tháng 3-4 (86-88%) độ ẩm của huyên cao là nguyên nhân gây lên sâu, bệnh trong sản xuất nông sản, làm cho chi phí sản xuất cao hơn. Ngoài ra ở Từ Sơn vào mùa hạ còn bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây ngập úng cho sản xuất nông nghiệp gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư. Các tháng mùa đông đôi khi có sương muối, sương mù và những trận rét đậm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Tóm lại, tính chất khí hậu của huyện diễn biến theo mùa tương đối rõ rệt đặc biệt là hai yếu tố: nhiệt độ và lượng mưa. biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn ít gây lên sự biến động đột ngột về thời tiết và khí hậu, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm ảnh hưởng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.4. Đặc điểm về đất đai.(xem bảng 2) Từ Sơn là huyện có có diện tích đất tự nhiên vào loại nhỏ nhất của tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 6140,15 ha, trong đó sự phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính, huyện có 10 xã và một thị trấn, xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Đình Bảng (có 852,12 ha)thứ hai là xã Tam Sơn (có 848,12 ha) chiếm lần lượt là 13,87% và 13,81% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện và thị trấn Từ Sơn có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (29,44 ha), nhỏ thứ hai trong huyện là xã Phù Khê (có 347,95ha) chiếm lần lượt là 0,47% và 5,66% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Bình quân diện tích đất tự nhiên 0,052ha/1 người vào loại thấp nhất của toàn tỉnh (bình quân đất tự nhiên của tỉnh là 0,09ha/1 người). Cho đến nay, hầu hết diện tích đất tự nhiên của huyện đã được sử dụng với các mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 68,96% (4234,62ha) diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp được phân bố không đều giữa các xã trong huyện, xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Tam Sơn (628,2ha) chiếm 74,06% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, nơi có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là thị trấn Từ Sơn (2,05ha) chiếm 6,96% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, bình quân đất nông nghiệp của huyện là 409,1m2/nhân khẩu nông nghiệp. So với các huyện bên cạnh như Thuận Thành, Yên Phong thì huyện Từ Sơn bình quân đất nông nghiệp thấp hơn khoảng từ 90m2/nhân khẩu nông nghiệp, Nhìn chung đất nông nghiệp của huyện ngày càng được khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả hơn. Đất chuyên dùng của huyện có 1158,84ha (chiếm 18,87% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện nó bao gồm các nhà máy, trụ sở hành chính, bệnh viện, trường học, công trình thuỷ lợi, công trình giao thông...trong đó đất thuỷ lợi chiếm 466,13 ha khoảng 40,2% tổng số đất chuyên dùng, đất giao thông chiếm 472,46ha khoảng 40,8% tổng số đất chuyên dùng. Tình trạng đất chuyên dùng lấy từ đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng tăng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện Từ Sơn. 2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động.(xem bảng3) Từ Sơn là một huyện tập trung dân cư đông đúc và cũng là nơi cư trú lâu đời của người lao động nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Sự phát triển dân số và phân bố dân cư của huyện cũng mang nét chung của sự phát triển và phân bố dân cư của đồng bằng Bắc Bộ. Toàn huyện có 115580 người (1999) và khoảng 118815 người (2001), tỷ lệ tăng dân số trung bình của huyện là 1,24% và có xu hướng ngày càng giảm trong tương lai. Từ Sơn có nguồn lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 54% dân số của huyện, lao động tập trung chủ yếu trong nông nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 70% tổng số lao động. đây là nguồn lao động khá dồi dào cho ngành nông nghiệp, chất lượng lao động có trình độ văn hoá tương đối cao nên rất thuận lợi cho việc triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện Từ Sơn. (xem bảng 4) Trên địa bàn huyện Từ Sơn, về đường bộ có tuyến đường giao thông quốcgia đi qua huyện là quốc lộ 1A và 1B đi từ Hà Nội - Lạng Sơn và có tuyến đường sắt dài 4Km cũng đi từ Hà Nội - Lạng Sơn. Trên địa bàn huyện có 13 km đường liên tỉnh, khoảng 17km đường liên huyện, tất cả các xã đều có đường liên xã, liên thôn tạo điều thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội. * Điện và thông tin bưu điện. Đến nay tất cả các thôn trong địa bàn huyện đều có điện tiêu dùng và sản xuất, bình quân mỗi người dùng 110kw/năm. Tuy nhiên, tình trạng đường dây bị xuống cấp, phân bố phụ tải chưa hợp lý nên đã có sự chênh lệch về giá điện của các xã tương đối cao như xã Phù Chẩn 700đồng/kwh và xã Tam Sơn 690 đồng/kwh còn xã có giá điện thấp nhất như xã Đình Bảng giá 520 đồng/kwh và xã Tương Giang giá là 530đồng/kwh. Trung bình giá điện của toàn huyện là 612 đồng/kwh. Thông tin bưu điện thì huyện có 4 bưu cục được trang bị khá hoàn thiện, tổng đài điện tử đã hoà mạng quốc gia. Tổng số máy điện thoại của huyện đến năm 2001 là 6325 máy, bình quân 3,7máy/100 dân. Nhìn chung thông tin liên lạc của huyện có tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng tương đối nhu cầu thông tin cho các hộ nông dân để sản xuất nông sản. * Y tế – giáo dục. Toàn huyện có 3 trường phổ thông trung học và 12 trường phổ thông cơ sở, 16 trường tiểu học đáp ứng 98% số học sinh đi học tình trạng học 3 ca của các trường trong huyện không có. Tính đến năm 2001 đã có 11/11 xã, thị trấn có trường học cao tầng và kiên cố. Trên địa bàn huyện có các trường trung học thuỷ sản, trung cấp kinh tế, trường đại học thể dục thể thao. Đây là điều kiện thuận lợi để truyền khoa học công nghệ, kỹ thuật canh tác vào sản xuất để phát triển kinh tế hộ nông dân. Về sự nghiệp y tế, huyện có 1 bênh viện và 14 trạm y tế với số 100 gường bệnh chưa đáp ứng về y tế của huyện do cơ sở vật chất thiếu thốn và xuống cấp. 2.1.2.5. Tình hình kinh tế của huyện. Qua tổng kết giai đoạn 1999-2001, nền kinh tế của huyện Từ Sơn –Bắc Ninh không ngừng tăng trưởng cao. Xu hướng sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân cũng phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện một năm là 9% trong đó thì sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng cao từ 13-15%,nông nghiệp - thuỷ sản tăng 5-7%,giá trị thương mại và dịch vụ phát triển là12%. Bảng 4 : Tình hình cơ sở hạ tầng của Huyện. STT Chỉ tiêu Đ.v tính Năm 2001 I Thuỷ lợi 1 Trạm bơm Trạm 28 2 Km kênh mương Km 5324.2 II Giao thông nông thôn 1 Đường nhựa, bê tông Km 50 2 Đường cấp phối Km 20 3 Đường gạch Km 15 III Giáo dục 1 Số nhà trẻ Nhà 8 2 Số trường mẫu giáo Trường 17 3 Số trường cấp I Trường 16 4 Số trường cấp II Trường 12 5 Số trường cấp III Trường 3 IV Y Tế 1 Bệnhviện 1 Số giường bệnh Giường 40 2 Trạm y tế Trạm 14 Số giường bệnh Giường 60 V Điện và thông tin liên lạc 1 Tổng số hộ dùng điện % 6325 2 Tổng số máy điện thoại Máy 6325 3 Số trạm phát truyền thanh Trạm 6 Nguồn :phòng kinh tế 2.2- Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở Từ Sơn, Bắc Ninh giai đoạn đổi mới. 2.2.1. Khái quát quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Từ Sơn không nằm ngoài quy luật phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. *Từ trước Chỉ thị 100 (1981) và Nghị quyết 10 (1988) của Ban chấp hành TW Đảng. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sản xuất theo kế hoạch trên giao, bán cho các cơ sở sở đại diện của nhà nước. Các hộ nông dân trở thành các hộ xã viên nhưng mất quyền tự chủ sản xuất kinh doanh nông sản. Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân chưa cao và chưa khai thác được tiềm năng của hô nông dân và điều kiện kinh tế xã hội của huyện. *Từ năm 1988 đến nay thông qua Nghị quyết 10 của Ban chấp hành TW Đảng, kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu kết quả kinh doanh của mình được hưởng lợi ích sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Từ đó thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của nền nông nghiệp như: diện tích canh tác được sử dụng triệt để hơn, sản lượng tăng chất lượng nông sản tăng lên; đồng thời đời sống của các hô nông dân ngày càng được cải thiện. 2.2.2. Thực trạng kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản. Nhận xét chung về tình hình các hộ của huyện Từ Sơn (xem bảng 5) theo số liệu thống kê của các năm tình hình chung của các hộ của huyện là cố xu hướng giảm hộ nông nghiệp năm 1999 chiếm 90% (22894 hộ) tổng số hộ nhưng đến năm 2001 chỉ còn 80% (21049 hộ) tổng số hộ của huyện, tăng dần số hộ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lần lượt là năm 1999 chiếm 8% (2017 hộ) và 2% (301 hộ) trong tổng số hộ của huyện và năm 2001 chiếm lần lượt là 16% (4210 hộ), 4% (1053 hộ) trong tổng số hộ của huyện; nhưng số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 80% (21049 hộ) trong tổng số hộ của huyện năm 2001. 2.2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản. Để phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá; trước hết phải dựa vào đất đai để sản xuất ra nông sản hàng hoá cần một lượng đất đai đủ lớn. Vì vậy quy mô diện tích đất canh tác là rất quan trọng và đặc biệt là sự chuyển dịch đất nông nghiệp.(xem bảng 6) Bảng6: Tình hình biến động đất đai của huyện Từ Sơn, Bắc ninh. ĐVT:ha Loại đất Diên tích Đất nông nghiệp năm 1995 Đất nông nghiệp tăng1995-2000 1.Do chuyển từ đất nhà ở 2.Do thay đổi địa giới hành chính 3.Do nguyên nhân khác Đất nông nghiệp giảm 1995-2000 1.Do chuyển sang đất chuyên dùng 2.Do chuyển sang đất ở 3.Do nguyên nhân khác IV. Đất nông nghiêp năm 2000 4239.75 36.12 5.63 3.16 27.33 41.25 16.92 22.13 2.20 4234.62 Nguồn: Phòng kinh tế. Tình hình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất nhà ở ngày càng tăng từ năm 1995 đến năm 2000 đã chuyển 39,05 ha đất nông nghiệp chiếm 0,9% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện do chuyển sang xây dựng làng nghề truyền thống, đường giao thông và các công trình thủy lợi. *Tình hình sử dụng đất của hộ nông dân. Đặc trưng nổi bật của các hộ nông dân ở nước ta và huyện Tư Sơn, Bắc Ninh là sản xuất nông sản với quy mô canh tác nhỏ bé và manh mún biểu hiện rõ nét chất tiểu nông (xem bảng 7) tình hình đất đai của các hộ nông dân) tình hình đất đai của hộ nông dân ở huyện Từ Sơn, bình quân đất tự nhiên/ hộ nông dân có 2339,3m2/hộ, trong đó có 1613,2m2/ hộ là đất nông nghiệp chiếm 69%tổng số đất của hộ thì đất trồng cây hàng năm chiếm 95%đất nông nghiệp khoảng 1539,2 m2và đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm khoảng 5% vào 218,1m2. Theo bảng số liệu thì quy mô canh tác của bình quân của một hộ nông dân của huyện là 0,16 ha. Quy mô canh tác của các hộ nông dân là rất nhỏ bé đặc biệt là so sánh với một số vùng trong cả nước ở miền bắc bình quân một hô nông dân là 0,467ha, Duyên Hải miền trung là 0,4-0,6 ha, Đồng bằng sông Cửu Long 0,6-1ha. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở huyện Từ Sơn (xem bảng 8). Diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân trong địa bàn huyện chủ yếu trồng cây hàng năm. Trong diện tích trồng cây hàng thì diện tích trồng cây lương thực chiếm đa số chiếm trên 90% tổng diện tích canh tác trong việc sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân ở các xã khác nhau. ở xã Phù Khê năm 1999 chỉ sử dụng vào trồng hai loại cây trong đó diện tích trồng cây lúa chiếm 95,6% tổng diện tích đất canh tác của hộ nông dân và chỉ có 4,4% tổng diện tích đất canh tác của hộ nông dân cho sản xuất khoai nhưng đến năm 2001 thì 100% đất canh tác của hộ phục vụ cho sản xuất lúa còn ở xã Tân Hông có sự đa dạng hoá sử dụng đất canh tác hơn năm 1999 thì có 79,8% đất canh tác của hộ nông dân cho trồng lúa, 10% đất canh tác cho sản xuất rau, 6% diện tích đất canh tác cho trồng khoai và 2,3% và 1,8% đất canh tác cho trồng đậu tương và lạc đến năm 2001 thì việc sử dụng có sự thay đổi của các hộ nông dân trong xã thì bình quân mỗi hộ nông dân chỉ dùng 74,9% diện tích đất canh tác cho sản xuất lúa, 21,6% diện tích đất canh tác cho cho sản xuất rau, 2,5% diện tích canh tác cho trồng khoai, 0,6%và 0,4%diện tích canh tác phục vụ cho trồng lạc và hoa các loại, tuy ở xã Đình Bảng và xã Đồng Quang diện tích canh tác cho sản xuất lúa ở mức cao chiếm lần lượt là 92,5%và 99,1% nhưng hai xã đã có diện tích trồng hoa các loại chiếm đa số diện tích trồng hoa của cả huyện nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích canh tác của hộ nông dân lần lượt là 0,8%và 0,9% diện tích canh tác của hộ nông dân. Quy mô canh tác nhỏ bé của các hộ nông dân còn bị phân tán trên nhiều cánh đồng,nhiều mảnh ruộng (5-7mảnh, thậm chí trên10 mảnh)số hộ có dưới 3 mảnh chỉ chiếm 13,8% tổng số hô nông dân, số hộ nông dân có từ 4-6 mảnh chiếm 36% tổng số hộ nông dân, số hộ nông dân có từ 7-9 mảnh chiếm 34,1%, còn lại số hộ nông dân có từ 10 mảnh trở lên chiếm 16,1%, mảnh lớn nhất 500 m2 và mảnh nhỏ nhất khoảng 30 m2. Điều đó làm giảm năng suất lao động, hạn chế cơ giới và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông sản. Quy mô đất nông nghiệp của các hộ nông dân không tương xứng với năng lực sản xuất trong bản thân các hộ nông dân mà với số nhân khẩu và lao động quá cao của các hộ nông dân (bình quân mỗi hộ có từ 4-5 nhân khẩu trong đó 2-3 lao động) bởi vậy bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩu của hộ nông dân rất thấp; bình quân đất canh tác trên một nhân khẩu là 409,1 m2. Bảng 8:Tình hình sử dụng đất canh tác của hộ nông dân ở huyện Từ Sơn. Đơn vị tính: % Xã Năm Cơ cấu đất canh tác Lúa Ngô Khoai Đậu tương Lạc Rau Hoa Phù Chẩn 1999 91.4 1.6 1 2.8 3.2 2001 93.2 1 5.5 Hương Mạc 1999 99.3 0.7 2001 99.6 0.4 Tam Sơn 1999 99.7 0.3 2001 98.9 0.7 0.4 0.4 Phù Khê 1999 95.6 4.4 2001 100 Tương Giang 1999 99.8 0.1 0.1 2001 98.6 0.6 0.8 Đồng Nguyên 1999 95.6 0.7 4.9 2001 99 0.1 Tân Hồng 1999 79.8 6.1 2.3 1.8 10 2001 74.9 2.5 0.6 21.6 0.4 Châu Khê 1999 99.3 0.7 2001 95.6 4.4 Đình Bảng 1999 96.1 2 1.9 2001 92.5 1.7 3.1 1.9 0.8 Đồng Quang 1999 99 1 2001 99.1 0.9 Nguồn:phòng kinh tế huyện Từ Sơn. So sánh với Đồng bằng sông Hồng thì bình quân 591m2 đất canh tác trên một nhân khẩu và Đồng bằng sông Cửu Long bình quân 1729m2 đất canh tác trên một nhân khẩu điều đó cho thấy bình quân đất canh tác của hộ nông dân ở huyệnTừ Sơn là rất thấp. Với quy mô đất đai nhỏ bé đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm của các hộ nông dân, khu vực nông thôn và giải quyết nhu cầu lương thực- thực phẩm của các hộ nông dân, của huyện, đất nước. Điều đáng quan tâm là quy mô canh tác của các hộ nông dân có xu hướng ngày càng giảm dần do tác động của những nhân tố sau: số nhân khẩu ở nông thôn tăng về tuyệt đối trong những năm qua, tốc độ tăng dân số vẫn ở mức cao nên quá trình chia tách hộ nông dân cũng tiếp tục tăng theo, nhu cầu về đất ở cũng tăng năm 2000 diện tích đất ở là 567.44 ha và năm 2001 là 573 ha do sự tách hộ nông dân tăng lên cần ở riêng đặc xu hướng lấy đi đất nông nghiệp sẽ mạnh hơn phục vụ cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn và phát triển khu công nghiệp, khu sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống, các công trình giao thông, thuỷ lợi, khu thương mại -dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác năm 1995 chỉ là 951,64ha và năm 2000 là 1158,84 ha. Mặt khác nữa là, để đảm bảo cho sự phát triển của chính ngành nông nghiệp, nông nghiệp cũng phải lấy đi đất nông nghiệp của để xây dựng kết cấu hạ của nông nghiệp, thêm nữa một số đất đai nông nghiệp cũng bi mất đi do tác động huỷ hoại của con người và tự nhiên. Trong khi đó lao động nông nghiệp thu hút vào các hoạt động phi nông nghiệp rất hạn chế. Về sở hữu đất đai, một đặc điểm khá nổi bật của các hộ nông dân trong giai đoạn hiện nay là các hộ nông dân không có quyền sở hữu ruộng mà chỉ có quyền sử dụng. Theo quy định của luật đất đai thì quyền sở hữu thuộc về toàn dân. Bởi vậy việc tích tụ và tập trung đất đai để nâng cao quy mô canh tác của hộ nông dân. Tuy hộ nông dân có 5 quyền sử dụng đất là: quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, chuyển đôi, quyền thế chấp sử dụng đất đai nhưng vì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thực sự chưa phát triển, dịch vụ cũng vậy cho nên việc chuyển nhương hạn chế. Nhưng rõ ràng để phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá thì tất yếu phải tích tụ và tập trung ruộng đất đến một quy mô nhất định. Vấn đề là nên có một tỷ lệ hộ nông dân sản xuât mang tính tiểu nông thì vừa và làm như thế nào để giảm bớt. ở đây vai trò của chính sách vĩ mô của nhà nước có ý nghĩa quyết định mà đặc biệt là chính sách ruộng đất; bên cạnh đó để mở rộng quy mô canh tác của các hộ nông dân là tuỳ thuộc vào khả năng giải phóng lao động nông nghiệp ở hộ nông dân và quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn. 2.2.2.2. Lao động. Hộ nông dân trước hết là một đơn vị tổ chức lao động. Trong công việc đồng áng, các hộ nông dân dựa vào lao động trong gia đình là chủ yếu. Về quy mô hộ nông dân thì bình quân có 4,56 nhân khẩu trong đó có 2-3 lao động. Hộ nông dân bao gồm một cơ cấu tuổi tác, giới tính, lao động, nghề nghiệp khác nhau. Cơ cấu này cho phép các hộ nông dân sử dụng nguồn nhân lực một cách linh hoạt theo nhiều chiều một cách có hiệu quả. Đây là sự khác nhau giữa hộ nông dân và các đơn vị kính tế khác. Về đặc điểm lao động trong hộ nông dân. + Nhóm tuôỉ từ 15-24 chiếm khoảng 38,43%. + Nóm tuổi từ 15-34 chiếm khoảng 68,89%. + Nhóm tuổi dưới 44 chiếm khoảng 85,16%. Như vậy, đa số lao động đều rất trẻ nên có ưu điển là khẳ năng tiếp thu khoa học công và kỹ thuật nhanh và sức lao động khoẻ tuy nhiên do lao động trẻ và lao động trong nông nghiệp vất vả và lương thấp nên lao động này cũng không muốn ở lại với sản xuất nông nghiệp, nguồn lao động trong các hộ nông dân khá dồi dào. Nếu kể cả 8,2% người quá tuổi lao động và 12% từ 10 - 14 tuổi tham gia vào sản xuất nông nghiệp thì lực lượng lao động trong các hộ nông dân không phải là nhỏ và phân bố bình quân nhân khẩu và lao động của các hộ nông dân ở các vùng cũng rất khác nhau. (xem bảng 9). Xu hướng biến động của bình quân nhân khẩu và lao động của các hộ nông dân ở các vùng có xu hướng giảm dần về nhân khẩu/ hộ nông dân và tăng dần về về lao động /hộ nông dân; thể hiện năm 1999 của huyện là 4,19 nhân khẩu/ hộ nông dân nhưng năm 2001 thì nhân khẩu/hộ nông dân chỉ còn là 4,17 nhân khẩu và lao động của huyện cũng biến đổi theo các hộ nông dân năm 1999 thì lao động/hộ nông dân là 2,19 lao động và 2001 thì lao động/hộ nông dân là 2,23 lao động và sự biến động bình quân nhân khẩu và lao động của hộ nông dân là khác nhau ở các vùng trong huyện. Sự giảm tỷ lệ bình quân nhân khẩu/ hộ nông dân cụ thể là 2001/1999 thì tỷ lệ giảm cao nhất là xã Phù Chẩn và xã Hương Mạc lần lượt là 2,9% và 2,7% và tỷ lệ nhân khẩu giảm thấp nhất là xã Tương Giang chỉ chiếm 0,2%; đặc biệt là xã Châu Khê có tỷ lệ tăng là 0,5%. Bình quân lao động cũng có sự biến động giữa các vùng khác nhau; tỷ lệ tăng cao nhất về bình quân lao động/ hộ nông dân là xã Đình Bảng chiếm tỷ lệ là 1,9% và thấp nhất vời tỷ lệ tăng lao động/ hộ nông dân là xã Hương Mạc với tỷ lệ là 0%. ảnh đến kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá giảm nhân khẩu của hộ nông dân thì giảm khẩu phần ăn của hộ làm tăng tỷ trọng hàng hoá, tăng số lao động trong hộ thì giảm chi phí cho việc thuê lao động ở ngoài giảm tiền thuê lao động. Bảng 9. Bình quân nhân khẩu và lao động của hộ nông dân ở các xã trong huyện Từ Sơn. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu ĐVT 1999 2001 01/99 Huyện Số nhân khẩu Người 4.19 4.17 0.995 Số lao động Người 2.19 2.23 1.018 Phù Chẩn Số nhân khẩu Người 3.90 3.79 0.971 Số lao động Người 2.10 2.15 1.023 Hương Mạc Số nhân khẩu Người 4.44 4.321 0.973 Số lao động Người 2.11 2.11 0.00 Tam Sơn Số nhân khẩu Người 3.98 3.97 0.997 Số lao động Người 2.00 2.10 1.050 Phù Khê Số nhân khẩu Người 4.16 4.14 0.995 Số lao động Người 2.28 2.30 1.008 Tương Giang Số nhân khẩu Người 4.06 4.03 0.992 Số lao động Người 2.23 2.26 1.013 Đồng Nguyên Số nhân khẩu Người 4.27 4.25 0.995 Số lao động Người 2.17 2.19 1.009 Tân Hồng Số nhân khẩu Người 4.19 4.17 0.995 Số lao động Người 2.3 2.32 1.008 Châu Khê Số nhân khẩu Người 4.35 4.37 1.005 Số lao động Người 2.24 2.27 1.013 Đình Bảng Số nhân khẩu Người 3.80 3.76 0.989 Số lao động Người 2.10 2.14 1.019 Đồng Quang Số nhân khẩu Người 4.67 4.67 0.996 Số lao động Người 2.47 2.47 1.016 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Từ Sơn. Một lao động nông nghiệp của hộ nông dân phải nuôi từ 2-3 nhân khẩu. Đây là một khó khăn của hộ nông dân trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Trong điều kiện năng suất lao động nông nghiệp còn rất thấp. Trình độ lao động nông nghiệp của các hộ nông dân chủ yếu là tự đào tạo và truyền kinh nghiệp thực tế cho thế hệ sau. Về trình độ kiến thức về nông nghiệp chỉ có 1,25% là lao động được đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật nông nghiệp, 2,5% lao động được đào tạo qua các trường trung học chuyên nghiệp, 0,82% được đào tạo qua các trường cao đẳng, đại học về nông nghiệp. Số lao động này chủ yếu là cán bộ quản lý các hợp tác xã, và cán bộ quản lý các cơ quan nhà nước về quản lý nông nghiệp. Tỷ lệ trên là rất thấp và khó khăn cho các hộ nông dân khi tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của lao động ở hộ nông dân là hầu hết lao động của hộ nông dân không được xem là lao động dưới hình thức hàng hoá hay nói cách khác là sức lao động đó không phải là hàng hoá. Lao động này chủ yếu tự phục vụ sản xuất ở hộ nông dân nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của hộ nông dân. Mục đích sản xuất của hộ nông dân không phải chủ yếu là kiếm lợi nhuận. Đặc biệt trong điều kiện môi trường sản xuât ngặt nghèo hặoc những năm mất mùa, thì lao động nông nghiệp vẫn duy trì sự cân bằng tối thiểu bằng cách hạn chế tiêu dùng và gắng sức kiếm sống cho gia đình với chi phí lao động rất lớn. Chính đặc điểm trên đã hạn chế người nông dân bước vào nền kinh tế thị trường và họ thường bị thua thiệt trong thương trường. Một đặc điểm nổi bật của việc sử dụng thời gian lao động của các hộ nông dân là việc sử dụng quỹ thời gian lao động còn rất thấp chỉ có 18% số lao động của các hộ nông dân làm việc trên 210 ngày trong một năm, 21% lao động chỉ làm dưới 90 ngày trong một năm. Trừ những lúc thời vụ, lao động của các hộ mới làm việc từ 4-5 giờ một ngày. Trong những lúc thời vụ khẩn trương thì nhu cầu lao động của các hộ vượt khả năng đáp ứng lao động của hộ nông dân nên xuất hiện hình thức đổi công, liên kết giữa các hộ nông dân và thuê mướn lao động để kịp thời vụ sản xuất. Về cơ cấu lao động trong các hộ nông dân theo nghề nghiệp thì bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu lao động của các hộ nông dân của huyện Từ Sơn đã thay đổi theo chiều hướng lao động nông nghiệp sang lao động bán nông nghiệp do trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29897.doc
Tài liệu liên quan