MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề. 3
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu . 8
4. Phương pháp nghiên cứu . 9
5. Cấu trúc luận văn. 10
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN. 11
1.1. khái niệm và biểu tượng . 11
1.1.1. Một số quan niệm về biểu tượng. 11
1.1.1.1. Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hóa . 11
1.1.1.2. Biểu tượng dưới góc độ văn học. 15
1.1.2. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật- một loại hình tượng
đặc biệt.17
1.1.2.1. Tính thống nhất giữa hình tượng và biểu tượng. 19
1.1.2.2. Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng . 20
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân. 21
1.2.1. Tiểu sử và con người. 21
1.2.2. Sự nghiệp văn học. 24
1.2.3. Nội dung trong sáng tác của Nguyễn Tuân . 25
Chương 2. CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN TUÂN . 28
2.1. Biểu tượng thiên nhiên . 28
2.1.1. Hình ảnh biểu tượng núi- rừng. 28
2.1.2. Hình ảnh biểu tượng sông nước - con đò. 32
2.1.3. Biểu tượng gió mưa . 35
107 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều.Và gõ đến
như thế thì thật là đem cái vinh quang đến cho tre trúc và tạo cho thảo mộc
một tấm linh hồn.Đàn và hát dắt nhau mà lướt bổng. Cậu Lãnh Út mềm tay
roi càng mê tơi đi vì tơ trúc ríu ran” [28; 90, 91]. Người đàn, người hát như
đem tất cả sinh khí trong mình ra mà chơi mà hát mà cống hiến mà hòa vào
từng tiếng tơ, tiếng phách cho đến khi bao nhiêu máu thịt hồn phách tan biến
hết “Nghe tiếng phách cô Tơ ở những khổ rung thưa rồi mau, Bá Nhỡ say sưa
trong cái nhận thức là mình đang chết dần giữa đàn hát và mỗi một tiếng trúc
tiếng tơ đánh thêm lên là mình lại càng lả dần về cõi chết” [28; 91], “Máu
chảy ra nhiều quá. Toàn thân Bá Nhỡ đỏ ngòm Mỗi tiếng đàn là một miếng
thịt lẩy ra. Tí một tiếng đàn đưa nhau về nơi vĩnh quyết” [28; 92]. Sự hi sinh
của Bá Nhỡ không chỉ đơn thuần là hi sinh vì cái đẹp, vì nghệ thuật mà còn là
để đưa Lãnh út và cô Tơ trở về đời sống thực tại, thức tỉnh họ sống có lý
tưởng, quên đi cái quá khứ đau buồn u ám mà sống có ý nghĩa hơn. Bá Nhỡ
đã làm được điều đó, sau trận đàn bằng tâm hồn, bằng máu, bằng nước mắt,
bằng sinh mạng ấy, Lãnh út đã thức tỉnh, đã sống cho mình, cho người khác,
cho cuộc đời này. Anh đã trở thành một cán bộ chính trị cách mạng. Bị bắt, bị
47
tù, bị sự đàn áp của kẻ thù anh không sợ, “chỉ sợ người mời uống và rủ đi
nghe hát” [28; 102].
Con người tài hoa nghệ sĩ không chỉ được thể hiện ở những thú vui tao
nhã, những môn nghệ thuật cầu kỳ mà còn được thể hiện ở những việc tưởng
chừng bình thường như làm đèn kéo quân cho trẻ con của ông Cử Hai trong
Đèn đêm thu”. Thậm chí cả trong công việc tầm thường của một tên đao phủ
cũng có cái tài hoa nghệ sĩ như nhân vật Bát Lê trong Bữa rượu máu. Ông
Cử Hai có khoa mà không có hoạn ông sống cuộc đời đơn giản tránh xa danh
lợi “Người có khoa tay thêm được chút tâm hồn lãng tử nên ông Cử Hai sống
cuộc đời mình như người ta chơi chơi vậy thôi” [26; 604] Chính vì cái tài hoa
lãng tử ấy mà cụ Thượng yêu quý ông Cử Hai hơn ông Cử Cả đang làm quan
huyện Thọ Xương. Ông Cử Hai có biệt tài làm đèn xẻ rãnh “Cái tài làm đèn
xẻ rãnh của ông được nổi tiếng, truyền rộng ra một vùng Kinh Bắc”. Cái đèn
không chỉ đơn giản là trò chơi trẻ con mà nó còn là sự cuốn hút, niềm say mê
cái đẹp của sự hiểu biết, là hiện thân của bậc nhà Nho tài hoa đương thời.
Còn nhân vật Bát Lê trong Bữa rượu máu là một tên đao phủ nhưng lại
mang nét tài hoa nghệ sĩ ngay trong chính nghề đao phủ của mình. Ông có lối
“chém treo ngành” có một không hai : ‘‘Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù
và múa hát đến đâu thì những đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy.
Những tia máu phun lên kêu phì phì, vọt cao lên nền tròi chiều. Mà trên áng
cỏ hoen ố không một chiếc thủ cấp nào rụng xuống Trên quần áo trắng
hắn không có một giọt máu phun nào vấy được” [26; 497]. Người đọc đã từng
kinh ngạc, đã từng phê phán Nguyễn Tuân ca ngợi một tên đao phủ. Nhưng
với Nguyễn Tuân khái niệm tài hoa nghệ sĩ được mở rộng phạm vi. Cái đẹp
vượt lên trên mọi thứ thiện ác ở đời và những người khéo léo, điêu luyện
trong công việc của mình thì đều là tài hoa nghệ sĩ.
Như vậy, những con người tài hoa nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn
Tuân trước Cách mạng Tháng tám đều là những con người mang vẻ đẹp của
48
“Một thời vang bóng”. Họ đẹp một cách kiêu sa, cổ điển mà lại rất tài hoa lịch
lãm - Họ là những người tài hoa tài tử. Viết về những nhân vật này, Nguyễn
Tuân bộc lộ một phần quan niệm của mình về cuộc sống, thể hiện tình cảm,
cách nghĩ của ông về cuộc đời và con người.Với quan niệm cái Đẹp là cái đã
qua, đã thuộc về quá khứ, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự bất hòa sâu sắc với xã
hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.Đó là một xã hội mà cái Đẹp không
thể tồn tại.
Cách mạng tháng Tám thành công là một biến cố lịch sử vĩ đại đem đến
sự hồi sinh cho số phận mỗi con người, làm thay đổi tâm tư tình cảm của mỗi
cá nhân, trong đó có cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của người nghệ sĩ
Nguyễn Tuân. Vì vậy trong sáng tác của Nguyễn Tuân, người đọc không còn
thấy hình bóng những nhà nho tài tử tài hoa bất đắc chí nữa mà thay vào đó là
hình ảnh những con người bình dị với niềm vui phơi phới, niềm tin yêu thiết
tha gắn bó với cuộc đời, với cuộc sống tươi mới của quê hương, đóng góp sức
mình vào công cuộc chiến đấu bảo vệ xây dựng quê hương đất nước. Thế
nhưng nét tài hoa nghệ sĩ vẫn là đặc điểm cố hữu trong nhân vật của Nguyễn
Tuân. Ở bất cứ một con người nào, Nguyễn Tuân cũng có thể tìm thấy vẻ đẹp
của chất nghệ sĩ tài hoa trong họ. Họ có thể là một chiến sĩ cộng sản, một
người nông dân, một chú bé liên lạc, là những anh chị công nhân
Trong Đất cũ Sơn La những người cộng sản bên cạnh lòng yêu nước,
tinh thần dũng cảm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, họ còn có một tâm hồn dễ
rung cảm trước cái Đẹp “Giữa ngục tù, Người cộng sản đã giồng hoa đào
giữa một chỗ chỉ toàn có sự đày đọa giết mòn kiếp người.Người tù cộng sản ở
ngục Sơn La không chỉ giồng hoa mà còn biết thưởng thức Giăng nữa. Năm
1941, ở ngục đây người cộng sản đã đoàn kết đấu tranh để được ngắm
giăng” [43; 229-230].
Trong Làng hoa, con người tài hoa nghệ sĩ ấy lại là một người nông dân
trồng hoa trong nhà địa chủ. Người nông dân ấy tuy nghèo khó lam lũ nhưng
49
tâm hồn biết nâng niu trân trọng cái đẹp của tạo hóa, biết trân trọng giọt mồ
hôi của mình. Cho nên, dù biết thành quả của mình làm ra sẽ bị địa chủ hưởng
hết nhưng vẫn kiên trì bền bỉ chăm sóc cho cây “Đêm đêm một mình một đèn
góc vườn vắng.Giọt sương khuya đọng trên lá có khác gì muôn nghìn giọt
nước mắt nhỏ ra từ trong mắt người làm vườn sảy chân vào nhà địa chủ.Tâm
hồn người nghèo nhiều cao quý vậy thay. Biết hoa nở đến đâu là địa chủ ăn
hết, mình chẳng dự phần nào vào đấy nhưng vẫn nâng niu chăm bón từng
cành hoa, gốc hoa, trân trọng cái lành, cái đẹp trong trời đất” [42; 543].
Đặc biệt trong tùy bút Người lái đò sông Đà, hình ảnh ông lái đò chính
là hình ảnh đại diện cho con người trí dũng song toàn và tài hoa nghệ sĩ của
thời đại mới. Có thể coi bài tùy bút này là bài ca tôn vinh vẻ đẹp bình thường
của người lao động trong kháng chiến bảo vệ và xây dựng đất nước. Ông lão
với “Tay lái ra hoa” đã vượt qua biết bao thác ghềnh của sông Đà, qua những
trùng vi thạch trận nhiều cửa tử ít cửa sinh trong suốt cuộc đời lái đò của
mình. Trong kháng chiến ông đã dùng tài năng, sức lực, trí thông minh, lòng
dũng cảm để chở bộ đội và vũ khí giết giặc.Hòa bình lập lại, ông tiếp tục dùng
sức mình để chở hàng mậu dịch phục vụ công cuộc xây dựng và kiến thiết
miền Tây Bắc ngày càng giàu đẹp. Người lái đò sông Đà hiện lên trong trang
viết của Nguyễn Tuân thật đẹp, đó vừa là vẻ đẹp của người lao động rất đỗi
bình dị vừa là vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa. Đứng trước dòng sông
Đà đang từng ngày thay da đổi thịt do bàn tay xây dựng, cải tạo và đặc biệt là
ý chí kiên cường, nghị lực phi thường, khát vọng lớn lao của những con người
đang ngày đêm sống và làm việc trên dòng sông ấy, Nguyễn Tuân xúc động,
tự hào: “ Dù công việc trị thủy sông Đà mới còn là bước nghiên cứu, lòng tôi
đã rưng rưng một niềm tin yêu đối với tương lai Tây Bắc. Đúng thế đấy, cơ
thể Tây Bắc đang chuyển dần, mạch máu Tây Bắc đang hóa sinh thêm lên vô
vàn hồng huyết cầu Hỡi những người bạn đò người Thái trôi mất thuyền
trong thời hậu địch, hỡi ông lái đò Xá rộng lượng còn mang vết sẹo cũ của
50
một chuyến chở vội sang ngang năm xưa, từ nay sông Đà ngày càng xanh ve
mãi lên một niềm hoài vọng” [44; 81-82].
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vẫn dành một tình cảm đặc
biệt cho người Hà Nội. Trước Cách mạng tháng Tám, người Hà Nội là những
con người tài hoa, tài tử với những thú ăn chơi sành sỏi thì bây giờ, người Hà
Nội lại có một vẻ đẹp rất riêng trong công cuộc đánh Mỹ. Họ không chỉ dũng
cảm, mưu trí trong chiến đấu mà họ còn có một tâm thế đàng hoàng, ung
dung, một phong thái rất hào hoa tài tử của các chàng trai Hà Thành “Báo
động thì vào hầm, tàu nó láng vào trời mình thì tất cả cùng bắn, người nào
việc nấy, xong việc thì uống bia quanh hồ, ăn bánh tôm quanh hồ” [44; 19].
Ngay cả cái hầm trú ẩn cũng phải được trang trí, được làm đẹp “Những cái
hầm trú ẩn giữa tim thành phố quanh hồ, đào tốt xây chắc rồi nhưng lại còn
phải đẹp mắt nữa, phải phủ cỏ lên cho nó thật là xanh mượt lên một niềm hi
vọng’’ [44; 19].
Trong tùy bút Ở mặt trận Hà Nội, Nguyễn Tuân viết về các pháo thủ
canh giữ bầu trời Hà Nội. Họ là những con người giữa khói lửa chiến tranh
vẫn hào hoa lãng mạn. Họ phải trực chiến cả ngày lẫn đêm trên nóc cầu Long
Biên ấy thế mà họ vẫn tranh thủ trồng hoa, tưới hoa cho cuộc đời thêm đẹp
“Trên tít cù lèo nóc cầu sắt, gió nhiều mà nắng cũng quá nhiều.Thế mà đơn vị
còn trồng được cả hoa mười giờ nữa cơ đấyNước tưới cho khóm hoa tí ngọ
đỏ chót ấy, hẳn lại cũng kéo lên bằng ròng rọc” [44; 8].
Nói tóm lại hình ảnh con người trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước
Cách mạng Tháng Tám được nhìn nhận và đánh giá ở những bình diện khác
nhau nhưng có sự nhất quán mà ta có thể dễ dàng nhận thấy. Dù ở thời kỳ
nào, Nguyễn Tuân cũng đi sâu khám phá con người ở chiều sâu tâm hồn. Nếu
trước Cách mạng Tháng Tám, ông tìm thấy vẻ đẹp của con người trong chất
tài hoa tài tử của những thú ăn chơi của một thời dĩ vãng thì sau Cách mạng
Tháng Tám, Nguyễn Tuân tìm thấy chất tài hoa tài tử của con người ở quảng
51
đại quần chúng nhân dân, trong những con người bình dị ngày đêm góp sức
mình để chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Đây chính là một
bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của Nguyễn Tuân khiến ông và
các sáng tác của ông ngày càng gắn bó và gần gũi với con người, với
cuộc đời.
2.2.2 Hình ảnh biểu tượng con người lãng tử, giang hồ xê dịch
Con người lãng tử, giang hồ xê dịch cũng vẫn mang trong mình vẻ đẹp
tài hoa tài tử như những con người tài hoa nghệ sĩ của một thời vang bóng.
Họ chỉ khác ở chỗ họ là những người trẻ tuổi tràn đầy sinh lực và khát vọng
tự do giải phóng cái Tôi cá nhân, đam mê xê dịch và muốn tận hưởng cho no
say mọi hương sắc của cuộc sống trần thế.
Chủ nghĩa xê dịch vốn là lý thuyết vay mượn của phương Tây chủ
trương đi không mục đích, chỉ luôn thay đổi chỗ để đi tìm cảm giác mới lạ và
thoát ly mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Trước Cách mạng tháng Tám, đối với Nguyễn Tuân cuộc sống đầy hư
vinh, giả tạo.Ông phá vỡ mọi lề lối, ông khinh bạc trước những gì ông cho là
tầm thường, thấp kém.Và càng khinh bạc hơn khi ông nhận ra, trong cuộc
sống xô bồ đâu đâu cũng mưu cầu danh lợi.Vì vậy Nguyễn Tuân luôn muốn
thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, tù túng và cách duy nhất để thoát
khỏi nó là tìm đến những chuyến đi vô định.Lối sống nhà văn chọn cho mình
lúc bầy giờ là giang hồ - “xê dịch”. Ông quan niệm “Xê dịch là hình thức đẹp
nhất của thoát li. Thoát li khỏi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày, khỏi
phiền phức của sự an bài”.Có thể nói, giang hồ xê dịch là đề tài phù hợp
nhất với phong cách sống và con người Ngyễn Tuân và cũng thể hiện rõ nét
nhất chất nghệ sĩ tài tử của Nguyễn Tuân. Các nhân vật của đề tài này dù trực
tiếp xưng “tôi” hay mang một cái tên cụ thể là Bạch, Nguyễn, Vi, Hoàng dù
già, trẻ đều là những người mang đậm chất nghệ sĩ giang hồ, lãng tử, xem bốn
bể là nhà. Đó là những con người đối lập hoàn toàn với xã hội, không chịu sự
52
ràng buộc của bất cứ thế lực nào. Họ luôn tìm đến thú tiêu dao để kiếm tìm
cảm giác mới lạ, để thay đổi, để làm phong phú cái thực đơn của giác quan và
họ coi đó là nguồn sinh thú lớn nhất của cuộc đời.
Một chuyến đi có thể xem là một chuyến xê dịch để săn tìm cảm giác
nhưng phải là cảm giác mãnh liệt mới lạ. Hình ảnh nhân vật “Tôi” là một
người tài hoa tài tử ham thích thú phiêu bồng, một lãng tử coi cuộc đời chỉ
như một trường du hí không chấp nhận cuộc sống ngột ngạt, tù đọng, bế tắc,
giam hãm quyền tự do của con người. “Đối với tôi, sự đổi chỗ trong không
gian là một cớ thoát ly màu nhiệm nhất, thoát ly khỏi cảnh tủn mủn của cuộc
đời đứng yên mãi một chỗ, thoát ly khỏi sự trói buộc bần tiện của cuộc đời
hàng ngày dạy mãi cho người những thói quen nô lệ” [26; 241]. Đi là một
điều quý giá nhất đem lại hạnh phúc “Cái gì quý giá tức là thi vị ngụ trong sự
được đi mà không bao giờ phải ngừng [26; 247].Những tưởng đi là để tìm
mình, xê dịch là sẽ trốn khỏi thực tại bế tắc nhừng càng đi cái Tôi Nguyễn
càng thấy cô đơn, sầu não trước cuộc đời. Đó là nỗi cô đơn của một con người
không tìm thấy tri âm tri kỷ, không bầu bạn, tự mình chuốc chén mời mình
trong bữa rượu giang hồ “Còn gì buồn hơn là độc ẩm. Uống bữa rượu ngon
không gặp tri kỷ, ta thấy nhiều lắm. Cái nghĩa thiếu nhiều ở giờ phút này ngụ
ý tìm một linh hồn bầu bạn” [26; 240]. Tất cả xung quanh đều trống rỗng,
không sự đồng điệu cảm thông chia sẻ, Nguyễn thấy “Cõi lòng mênh mông
hiu quạnh và trên cái ồn ào của hành động tầm thường, tôi nghĩ đến nỗi lặng
lẽ không bờ bến của một linh hồn không được cảm thông với chung quanh”
[26; 243]. Cô đơn buồn chán đó là lúc chàng định sống cho hết sức vui vẻ và
có lúc niềm ham sống bùng lên, Nguyễn đã liên tưởng đến người xưa thắp
đuốc đi chơi đêm để làm cho dài thêm cuộc đời vốn ngắn ngủi và Nguyễn
muốn săn tìm những cảm giác mãnh liệt mới mẻ. Hồng Kông, đất ăn chơi hoa
lệ đã thỏa mãn sự thèm khát thanh sắc mới lạ của Nguyễn.
53
Với Nguyễn Tuân, đi là để “Thay thực đơn cho giác quan”, đi mà
không cần mục đích và mong muốn “Mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải
cho tôi cái say của rượu tối tân hôn” (Một lá thư không gửi). Ngay mở đầu
tiểu thuyết “Thiếu quê hương”, Nguyễn Tuân đã lấy câu nói nổi tiếng của
Paul Morand làm châm ngôn “Ta muốn sau khi ta chết đi có người thuộc da
ta làm chiếc va ly” [26; 669]. Tiểu thuyết dài 370 trang chủ yếu xoay quanh
nhân vật Bạch với căn bệnh xê dịch, luôn thích đi, thèm đi để “thay thực đơn
cho giác quan”, đi để thoát khỏi mọi trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, đất
nước, quê hương, đi không cần mục đích “Lấy nguyên cái việc đi làm cái thú
ở đời” [26; 840]. Không được đi “Bạch lấy làm đau khổ vô cùngBạch thấy
mình bây giờ đã hết là mình rồi và những ngày sống chỉ còn là rất dài và rất
nhạt thôi” [26; 735]. Với Bạch, hình ảnh một bến nước, một sân ga, một tiếng
còi tàu, một người bạn ra đi, thậm chí cả mùi của khói than đá chợt thoảng
đến cũng đã gợi lên nỗi nhớ, nỗi khát khao được đi của chàng và cái hạnh
phúc êm ấm của cuộc sống gia đình chẳng hề có ý nghĩa gì “Chỉ có nhà ga,
bến tàu, con đường thiên lý, mặt nước rộng là mời gợi được cho Bạch ý nghĩa
của cuộc sống đích đáng” [26; 847]. Bạch đã ân hận vì lấy vợ, đẻ con, tự ràng
buộc mình với cuộc sống gia đình để phải vướng chân, bận mình không được
xê dịch. Thậm chí chàng còn tìm mọi cớ để ghét vợ, để ly dị vợ mặc dù người
vợ ấy rất hiền, rất mực yêu chồng thương con “Bạch đâm ra buồn bã và bực
dọc khi sực nhớ thấy mình cũng là một người đàn ông có vợ” [26;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nhung_hinh_anh_bieu_tuong_trong_van_xuoi_nguyen_tua.pdf