Mục lục
Nội dung Trang
Đặt vấn đề 4
Phần thứ nhất. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 7
Chương I. Những vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý và thị
trường dịch vụ pháp lý 9
1. Khái niệm và phân loại 9
2. Đặc điểm 20
Chương II. Thực tiễn sự hình thành và phát triển dịch vụ
pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 24
1. Giai đoạn từ năm 1987 trở về trước 24
2. Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2006 27
3. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay 28
Phần thứ hai. Những vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 31
Chương I. Quá trình hình thành và phát triển các quy định
pháp luật về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt
Nam 32
Chương II. Những quy định pháp luật trước khi Luật Luật sư
2006 có hiệu lực thi hành 40
1. Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài”, “luật sư nước
ngoài” 41
2. Các quy định về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức hành nghề
luật sư nước ngoài 43
3. Các quy định về nguyên tắc hành nghề, điều kiện hành
nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài 45
4. Các quy định về hình thức hành nghề 47
5. Các quy định về phạm vi hành nghề 49
6. Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động,
thay đổi nội dung Giấy phép, gia hạn hoạt động, chấm dứt
hoạt động và một số quy định khác 51
7. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài 60
Chương III. Các quy định pháp luật hiện hành 65
1. Những quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 66
2. Các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong
khuôn khổ ASEAN 69
3.Những quy định theo Luật Luật sư 2006, các văn bản
hướng dẫn thi hành và các văn bản có liên quan khác 70
Phần thứ ba. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 83
Kết luận 89
Danh mục tài liệu tham khảo 90
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế cho Thông tư số 08/1999/TT-BTP ngày 13/02/1999 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP), Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC ngày 16/09/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép thành lập, đăng ký, hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
d) Giai đoạn thứ tư
Giai đoạn thứ tư được bắt đầu từ việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cuối năm 2006 và bắt đầu lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ (trong đó có thị trường dịch vụ pháp lý. Ngày 29/06/2006, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Luật sư số 65/2006/QH11 (sau đây sẽ gọi là Luật Luật sư 2006) thay thế cho Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư 2006 gồm 9 chương, 94 điều, so với Pháp lệnh luật sư 2001, Luật Luật sư bổ sung một chương mới quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Chương VI). Như vậy, từ đây, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được quy định chung trong một văn bản là Luật Luật sư, hay nói cách khác, Luật Luật sư là văn bản pháp luật điều chỉnh tất cả các hoạt động hành nghề của luật sư trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 26/02/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, thay thế cho Nghị định số 87/2003/NĐ-CP và Thông tư số 06/2003/TT-BTP. Ngày 25/04/2007, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
Luật Luật sư 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới đối với các quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Tóm lại, từ khi ra đời năm 1992 đến nay, chế định về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài đã trải qua bốn giai đoạn phát triển gồm:
+ Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn Nghị định 42/CP có hiệu lực (từ năm 1995 đến năm 1998)
+ Giai đoạn thứ hai: giai đoạn Nghị định 92/1998/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 1998 đến năm 2003)
+ Giai đoạn thứ ba: giai đoạn Nghị định 87/2003/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 2003 đến năm 2007)
+ Giai đoạn thứ tư: giai đoạn Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực (từ năm 2007 đến nay)
- Có thể đưa ra một đánh giá sơ bộ về sự phát triển của chế định này ở Việt Nam như sau: đây là một chế định ra đời muộn nhưng đã phát triển rất nhanh (ban hành 4 văn bản trong vòng 11 năm), về nội dung có rất nhiều thay đổi lớn theo chiều hướng xoá bỏ các hạn chế, tự do hoá thị trường dịch vụ pháp lý, mở rộng phạm vi, hình thức hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Chương II. Những quy định pháp luật trước khi luật luật sư 2006 có hiệu lực thi hành
Trước khi Luật Luật sư 2006 được ban hành, chế định về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài đã trải qua ba giai đoạn phát triển trên cơ sở ba văn bản là Nghị định 42/CP năm 1995, Nghị định 92/1998/NĐ-CP và Nghị định 87/2003/NĐ-CP. Như vậy, nghiên cứu các quy định pháp luật trước khi Luật Luật sư 2006 được ban hành chính là việc phân tích, so sánh, đánh giá ba Nghị định trên và các văn bản pháp luật có liên quan. Để phân tích một cách toàn diện, khoa học, trên cơ sở đó rút ra những kết luận chính xác, phù hợp với nội dung nghiên cứu, Luận văn sẽ so sánh, đánh giá chế định về hoạt động của tổ chức luật sư trong ba giai đoạn trên theo những nội dung sau:
Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài”, “luật sư nước ngoài”
Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức luật sư nước ngoài
Nguyên tắc hành nghề, điều kiện hành nghề
Hình thức hành nghề
Phạm vi hành nghề
Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, gia hạn hoạt động, chấm dứt hoạt động và một số quy định khác
Các quyền và nghĩa vụ
1. Khái niệm về “Tổ chức luật sư nước ngoài”, “luật sư nước ngoài”
Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” và “luật sư nước ngoài” không được quy định trong ba Nghị định của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài đã nói ở trên nhưng được nêu rõ trong các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp.
Thông tư số 791/TT-LSTVPL của Bộ Tư pháp ngày 08/09/1995 hướng dẫn thi hành quy chế hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP (sau đây sẽ gọi là Thông tư số 791/TT-LSTVPL) chỉ nêu khái niệm về tổ chức luật sư nước ngoài tại khoản 1.2 như sau:
“Tổ chức luật sư nước ngoài quy định tại Quy chế là tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật của nước ngoài được thành lập và đang hoạt động phù hợp với pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đó.”
Một điểm thiếu sót của Thông tư này là chưa nêu khái niệm “luật sư nước ngoài” mặc dù khái niệm này đã được nhắc đến tại điều 7 Quy chế hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Thông tư số 08/1999/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây sẽ gọi là Thông tư số 08/1999/TT-BTP) đã nêu cả khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” và khái niệm “luật sư nước ngoài” tại các khoản 1.1 và 1.2 như sau:
Khoản 1.1: “Tổ chức luật sư nước ngoài nói tại Nghị định là tổ chức luật sư được thành lập và hành nghề hợp pháp ở nước ngoài.”
Khoản 1.2: “Luật sư nước ngoài nói tại Nghị định là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài có Giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp”
Thông tư số 06/2003/TT-BTP ngày 29/10/2003 hướng dẫn một số quy định của Nghị định 87/2003/NĐ-CP về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây sẽ gọi là Thông tư số 06/2003/TT-BTP), khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” và “luật sư nước ngoài” được nêu tại các khoản 1.1 và 1.3 như sau:
Khoản 1.1: “Tổ chức luật sư nước ngoài nói tại Nghị định 87/2003/NĐ-CP là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hành nghề hợp pháp ở nước ngoài.”
Khoản 1.3: “Luật sư nước ngoài nói tại Nghị định 87/2003/NĐ-CP là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có Giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.”
Như vậy, khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” quy định tại ba Thông tư trên về cơ bản là tương đồng và có hai điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, đó phải là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập hợp pháp theo pháp luật nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư đó.
Thứ hai, tổ chức hành nghề luật sư này phải vẫn đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư đó.
Về khái niệm “luật sư nước ngoài”, chỉ được quy định trong Thông tư 08/1999/TT-BTP và Thông tư 06/2003/TT-BTP và có hai điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, “luật sư nước ngoài” có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài.
Thứ hai, phải có Giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
2. Các quy định về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Có thể nói Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới vấn đề bảo hộ đầu tư đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, bằng chứng là các quy định về vấn đề này đã xuất hiện ngay từ văn bản pháp luật đầu tiên mở đường cho các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài vào Việt Nam là Nghị định 42/CP. Trên cơ sở các quy định tại “Chương III – Biện pháp bảo đảm đầu tư” của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1988, Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 42/CP (sau đây sẽ gọi là Quy chế hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài) đã có các quy định về bảo đảm đầu tư tại các Điều 2,3 và 26 của Quy chế. Cụ thể, Điều 2 quy định chung về nguyên tắc đối xử của Nhà nước Việt Nam như sau:
“Chính phủ Việt Nam đảm bảo đối đãi thỏa đáng đối với tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”
Các biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể được quy định tại Điều 3 và Điều 26 bao gồm:
Tài sản hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính
Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài thu nhập từ việc hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam
Nghị định 92/1998/NĐ-CP, trên cơ sở các quy định tại “Chương III – Biện pháp bảo đảm đầu tư” của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, cũng quy định tương tự về vấn đề này tại các Điều 2, 3 và 26, chỉ có một khác biệt nhỏ tại Điều 2 đó là so với Quy chế năm 1995 chỉ “đảm bảo đối đãi thoả đáng” thì đến năm 1998, Chính phủ đã “đảm bảo đối xử công bằng, thoả đáng”, một chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng trong lĩnh vực bảo đảm đầu tư bởi đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài, việc có được đối xử bình đẳng hay không là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào và là một sự bảo đảm cần thiết của Nhà nước.
Nghị định 87/2003/NĐ-CP quy định về vấn đề bảo đảm đầu tư đối với tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam tại các Điều 2, 3 và 37 và cũng có những điểm khác biệt so với hai Nghị định trước đó. Điều 2 quy định nguyên tắc không phân biệt đối xử như sau:
“Chính phủ Việt Nam bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các tổ chức luật sư nước ngoài và các luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.”
Như vậy, yếu tố “đối đãi thoả đáng” rất chung chung và không cần thiết đã bị loại bỏ, quan trọng hơn là sự đảm bảo không phân biệt đối xử này đã được nâng lên thành nguyên tắc đối xử của Nhà nước và được áp dụng không chỉ với các tổ chức luật sư nước ngoài mà với cả các luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3 quy định về bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài và Điều 37 quy định về chuyển thu nhập ra nước ngoài cũng có nội dung tương tự như các quy định tại Điều 3 và 26 của hai Nghị định trước đó nhưng ngôn từ đã được chính xác hoá hơn và không chỉ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp, Nhà nước còn bảo hộ các quyền lợi hợp pháp khác của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam ngay từ những quy định ban đầu đã sớm quan tâm tới vấn đề bảo hộ đầu tư đối với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định này ngày càng được hoàn thiện hơn.
3. Các quy định về nguyên tắc hành nghề, điều kiện hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài
Về nguyên tắc hành nghề:
Nguyên tắc hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài được quy định tương tự nhau tại Điều 5 Quy chế hành nghề ban hành kèm theo Nghị định 42/CP và Điều 5 Nghị định 92/1998/NĐ-CP như sau:
“Tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.”
Có hai nguyên tắc rất rõ ràng, đó là phải: (1) tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam và (2) tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Nghị định 87/2003/NĐ-CP không có điều khoản quy định riêng về nguyên tắc hành nghề đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nhưng trong Điều 7 quy định về điều kiện hành nghề có một quy định mang tính chất như một nguyên tắc hành nghề là tổ chức luật sư nước ngoài phải “có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam”. Có thể hiểu nguyên tắc này mang ý nghĩa bao hàm cả hai nguyên tắc đã nói trên.
Về điều kiện hành nghề:
Điều kiện hành nghề đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam quy tại Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP tương tự nhau, bao gồm hai nhóm điều kiện:
Điều kiện về cấp phép hành nghề: tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Điều 4 Quy chế hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, Điều 4 Nghị định 92/1998/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 87/2003/NĐ-CP)
Điều kiện về bảo đảm hành nghề: Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP quy định chung năm điều kiện sau:
+ Có khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
+ Có uy tín trong hành nghề tư vấn pháp luật
+ Có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam
+ Có phương án hoạt động và cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Có cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tư vấn pháp luật
Nghị định 92/1998/NĐ-CP có thêm một điều kiện là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước nơi tổ chức luật sư nước ngoài đó mang quốc tịch.
Khác với hai văn bản trên, Nghị định 87/2003/NĐ-CP chỉ quy định về điều kiện hành nghề rất đơn giản tại Điều 7: “Tổ chức luật sư nước ngoài được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài, có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam, thì được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này”. Như vậy, những quy định không cần thiết hoặc mơ hồ, khó xác định như “có uy tín”, “có khách hàng nước ngoài”, “có cơ sở vật chất” đã bị loại bỏ.
4. Các quy định về hình thức hành nghề
Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP đều chỉ cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới một hình thức duy nhất là đặt Chi nhánh tại Việt Nam (Điều 8 Quy chế hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài và Điều 8 Nghị định 92/1998/NĐ-CP). Hơn nữa, mỗi tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được đặt tối đa hai Chi nhánh, thời hạn hoạt động là 5 năm và được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm. Như vậy, hai Nghị định này đã giới hạn rất chặt về hình thức hành nghề dẫn đến không hấp dẫn các tổ chức luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam. Nhưng quy định như vậy cũng xuất phát từ những quy định đối với tổ chức luật sư trong nước của Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987. Pháp lệnh này quy định các tổ chức luật sư trong nước chỉ duy nhất bao gồm Đoàn luật sư, không có một loại hình nào khác. Vậy, tất nhiên các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài với những loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… không thể hoạt động tại Việt Nam dưới các loại hình đó mà chỉ được phép đặt Chi nhánh.
Pháp lệnh Luật sư 2001 ra đời đã tạo điều kiện cho những thay đổi của Nghị định 87/2003/NĐ-CP về hình thức hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài. Cụ thể, Pháp lệnh Luật sư 2001 quy định hai hình thức hành nghề đối với tổ chức luật sư trong nước là Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh. Trên cơ sở đó, Nghị định 87/2003/NĐ-CP đã mở rộng các hình thức hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài gồm 3 hình thức hành nghề được quy định tại Điều 8:
Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài
Công ty luật nước ngoài
Công ty luật hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam
Như vậy, giai đoạn này pháp luật Việt Nam đã mở rộng thêm hai loại hình doanh nghiệp cho các tổ chức luật sư nước ngoài. Về Công ty luật nước ngoài, theo khoản 2, Điều 10 Nghị định 87/2003/NĐ-CP thì công ty luật nước ngoài phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của công ty. Như vậy, đây là loại hình Công ty hợp danh.
Việc mở rộng hình thức hành nghề đối với các tổ chức luật sư nước ngoài là một trong những thay đổi rất quan trọng của Nghị định 87/2003/NĐ-CP bởi với loại hình duy nhất trước đây là Chi nhánh vốn mang tính nhỏ lẻ, không đáp ứng được các nhu cầu của tổ chức luật sư nước ngoài về quy mô, cơ cấu tổ chức để phục vụ cho các hoạt động của các tổ chức này.
Như vậy, ta rút ra hai kết luận về các quy định về hình thức hoạt động của các tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP chỉ cho phép một hình thức hoạt động duy nhất là Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài, một phần cũng do sự hạn chế của Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987.
Thứ hai, Nghị định 87/2003/NĐ-CP đã mở rộng ba hình thức hoạt động cho các tổ chức luật sư nước ngoài là: Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài và Công ty luật hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam nhưng vẫn còn một hạn chế đó là hai loại hình Công ty này đều buộc các tổ chức luật sư nước ngoài phải chịu trách nhiệm vô hạn và có thể đặt ra một câu hỏi là liệu pháp luật Việt Nam có tiếp tục nới lỏng các giới hạn về hình thức hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài trong các quy định sau này hay không?
5. Các quy định về phạm vi hành nghề
Phạm vi hành nghề của các luật sư cũng như các tổ chức luật sư bao gồm bốn lĩnh vực: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; đại diện ngoài tố tụng; và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trong đó, hai hoạt động tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng là hai nhóm hoạt động nghề nghiệp quan trọng nhất, có thể nói là hai hoạt động nghề nghiệp chủ yếu của luật sư. Vậy, để xem xét phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam qua các giai đoạn là rộng hay hẹp, ta cần đánh giá thông qua các giới hạn về hai lĩnh vực hoạt động là hoạt động tư vấn và hoạt động tham gia tố tụng.
Quy chế hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP đều quy định tương tự nhau về phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại các Điều 19, 20, 21. Có ba điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được hành nghề theo các nội dung, lĩnh vực đã được ghi trong Giấy phép.
Thứ hai, về lĩnh vực tư vấn, tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại, không được tư vấn pháp luật Việt Nam nhưng được ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức tư vấn pháp luật Việt Nam theo vụ việc để thực hiện việc tư vấn pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, về lĩnh vực tham gia tố tụng, tổ chức luật sư nước ngoài không được cử luật sư của mình tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện cho khách hàng trước Toà án Việt Nam.
Ta có thể thấy trong giai đoạn này, phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài bị giới hạn rất hẹp, không chỉ hạn chế hoàn toàn đối với hoạt động tham gia tố tụng mà đối với hoạt động tư vấn, pháp luật cũng chỉ dành cho các tổ chức luật sư nước ngoài một mảng rất nhỏ đó là chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Đây chính là lời giải thích cho nhận xét đã nói ở trên: có lẽ Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP giống một văn bản về hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại hơn là tạo ra một khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nhằm mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.
Nghị định 87/2003/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, quy định tại các Điều 29, 30. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hoạt động tư vấn, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế trong tất cả các lĩnh vực, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong hai trường hợp: hoặc có thuê luật sư Việt Nam hành nghề cho tổ chức, hoặc luật sư nước ngoài hành nghề trong tổ chức có bằng tốt nghiệp đại học Luật của Việt Nam và đáp ứng đủ các điều kiện như đối với một luật sư Việt Nam; được giao kết hợp đồng hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam để thực hiện tư vấn pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế.
Thứ hai, về hoạt động tham gia tố tụng, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không được cử luật sư của mình tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện cho khách hàng trước Toà án Việt Nam.
Như vậy, dù vẫn hạn chế hoàn toàn hoạt động tham gia tố tụng của các tổ chức luật sư nước ngoài nhưng Nghị định 87/2003/NĐ-CP đã tạo điều kiện cho các tổ chức luật sư nước ngoài có thể tự mình thực hiện một cách đầy đủ chức năng tư vấn, không phụ thuộc vào việc phải hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư trong nước, bằng việc thuê luật sư Việt Nam hoặc có luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các yêu cầu như đối với luật sư Việt Nam hành nghề trong tổ chức của mình. Đây có thể coi là một quy định cởi trói rất nhiều cho các hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài bởi trước đây họ không thể thực hiện hợp đồng trọn gói với khách hàng vì bị ràng buộc bởi quy định phải ký hợp đồng hợp tác với tổ chức luật sư trong nước để hỗ trợ tư vấn pháp luật Việt Nam.
6. Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, gia hạn hoạt động, chấm dứt hoạt động và một số quy định khác
6.1. Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập
Về thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP quy định tương tự nhau và bao gồm các thủ tục sau:
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
Đơn xin phép (bằng tiếng Việt) phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức luật sư nước ngoài
+ Tên gọi của Chi nhánh
+ Nội dung hoạt động và lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật
+ Thời hạn hoạt động
+ Nơi dự định đặt trụ sở Chi nhánh
+ Họ tên luật sư nước ngoài được cử làm Trưởng chi nhánh
+ Số lượng luật sư nước ngoài và nhân viên Việt Nam dự kiến sẽ làm việc tại Chi nhánh (Nghị định 92/1998/NĐ-CP không có quy định này)
Các giấy tờ kèm theo gồm:
+ Bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài
+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài
+ Báo cáo về tình hình tài chính của tổ chức luật sư nước ngoài trong 2 năm gần nhất
+ Danh sách và các bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp, lý lịch tư pháp, bản sao Giấy phép hành nghề của các luật sư nước ngoài hành nghề trong Chi nhánh
+ Giấy uỷ nhiệm luật sư nước ngoài quản lý, điều hành Chi nhánh (Nghị định 92/1998/NĐ-CP đổi thành “quyết định cử luật sư nước ngoài làm Trưởng Chi nhánh”)
+ Phương án hoạt động của Chi nhánh
+ Danh sách khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Các giấy tờ này nếu được lập, chứng nhận ở nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự, phải dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận. Các giấy tờ bắt buộc phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức luật nước ngoài mang quốc tịch gồm: bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài, bản sao Giấy phép hành nghề của các luật sư nước ngoài, quyết định cử luật sư nước ngoài làm Trưởng Chi nhánh.
Thủ tục xin cấp Giấy phép gồm các bước:
Tổ chức luật sư nước ngoài gửi đơn xin phép và các giấy tờ kèm theo đến Bộ Tư pháp.
Đóng lệ phí
Trong vòng 60 ngày, Bộ Tư pháp sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Nếu từ chối cấp Giấy phép phải nêu rõ lý do.
Thủ tục đăng ký hoạt động gồm các bước:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở (xuất trình Giấy phép đặt Chi nhánh và giấy xác nhận về trụ sở Chi nhánh)
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải cấp Giấy phép đăng ký hành nghề cho Chi nhánh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đăng ký hành nghề, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải đăng báo địa phương hoặc báo Trung ương tại Việt Nam trong 5 số liên tiếp về việc đặt Chi nhánh.
Tổ chức luật sư nước ngoài nếu muốn đặt hai Chi nhánh thì phải làm thủ tục xin phép riêng đối với mỗi Chi nhánh.
Nghị định 87/2003/NĐ-CP quy định ba hình thức hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Hồ sơ xin phép thành lập đối với mỗi loại hình này là khác nhau nhưng thủ tục xin phép hoạt động về cơ bản vẫn bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ xin phép thành lập:
Đối với Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài, hồ sơ xin phép thành lập gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin thành lập Chi nhánh
+ Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp.
+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài
+ Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại Chi nhánh kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam.
+ Quyết định cử luật sư làm Trưởng Chi nhánh
Đối với Công ty luật nước ngoài, hồ sơ xin phép thành lập gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin thành lập Công ty luật nước ngoài
+ Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài hoặc các tổ chức luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp
+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài;
+ Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại Công ty kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam;
+ Điều lệ Công ty luật nước ngoài.
Đối với Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Na
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.doc