Theo tổng kết của ICC, các vấn đề có nhiều tranh cãi nhất trong UCP500 đều liên quan tới các điều khỏan sau:
Điều 14: Chứng từ bất hợp lệ và việc thông báo bất hợp lệ
Điều 23: Chứng từ vận đơn đường biển
Điều 13: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ
Điều 48: Tín dụng chuyển nhượng
Điều 21: Nội dung của chứng từ và người phát hành không quy định
Điều 37: Hóa đơn
Điều 9: Trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận.
Và nó chiếm tới 58% trong tổng số các vấn đề mà ICC phải đưa vào trong các cuốn ICC Opinion đuợc án bản kể từ năm 1993. Cụ thể :
Điều 14: có 60 vấn đề, chiếm 13,6%
Điều 23: có 47 vấn đề, chiếm 10,5%
Điều 13: có 31 vấn đề, chiếm 9,6%
Điều 48: có 31 vấn đề, chiếm 6,9%
Điều 21: có 29 vấn đề, chiếm 6,5%
Điều 37: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
Điều 9: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những tranh chấp trong quá trình áp dụng UCP500, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng bao nhiêu % của trị giá hàng hóa hoặc % của trị giá hóa đơn. Nếu không quy định thì mức bảo hiểm tối thiểu sẽ bằng 110% của trị giá CIP hay CIF.
Nếu không xác được giá trị CIF hay CIP thì sẽ xác định bằng % của giá trị số tiền thanh tóan hay số tiền thương lượng thanh tóan hay tổng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn tùy chọn theo số tiền nào lớn hơn.
Một quy định mới sâu hơn UCP 500 là quy định về không gian bảo hiểm do họat động bảo hiểm ngày càng mở rộng hơn (không chỉ có từ wherehouse to wherehouse). Khỏang cách từ nơi nhận hàng hoặc giao hàng đến nơi dỡ hàng hoặc nơi hàng đến cuối cùng quy định trong tín dụng thư.
Điểm 29 : Gia hạn ngày cuối cùng hết hạn hiệu lực hoặc ngày xuất trình
Tương thích với điều 44 của UCP 500.
Điều 30 : Dung sai số tiền, số lượng và đơn giá
Tương thích với điều 39 của UCP 500.
Điều 31 : Giao hàng và trả tiền từng phần
Tương thích với điều 28 của UCP 500.
UCP600 đã đưa ra định nghĩa mới về giao hàng từng phần, rõ ràng hơn UCP 500. Giao hàng từng phần có liên quan đến nhiều chứng từ vận tải cùng xuất trình, UCP 600 bổ sung : nếu nhiều chứng từ vận tải cùng xuất trình, ngày giao hàng cuối cùng ghi trên bất cứ chứng từ vận tải nào được coi là ngày giao hàng.
Điều 32 : Giao hàng và trả tiền nhiều lần
Tương thích với điều 41 của UCP 500.
Điều 33 : Giờ xuất trình
Tương thích với điều 45 của UCP 500.
Điều 34 : Sự miễn trách về hiệu lực của chứng từ
Tương thích với điều 15 của UCP 500.
Điểu 35 : Sự miễn trách về dịch thuật và chuyển giao thư từ điện tín
Tương thích với điều 16 của UCP 500.
Sửa đổi và bổ sung : Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự chậm trễ , mất mát . .. ngay cả khi ngân hàng được quyền lựa chọn dịch vụ chuyển giao. Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận phải hòan trả tiền, nếu chứng từ phù hợp đã bị mất trong chuyển giao giưa ngân hàng chỉ định, ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận hoặc giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành.
Bất cập khi sử dụng : Hòan trả tiền dựa trên cơ sở chứng từ nào.
Điều 36 : Bất khả kháng
Tương thích với điều 17 của UCP 500.
Điều 37 : Sự miễn trách về hành động của bên ra chỉ thị
Tương thích với điều 18 của UCP 500.
Điểm mới của UCP600 : trong tín dụng thư và sửa đổi của tín dụng thư không được quy định là việc thông báo cho người thụ hưởng phụ thuộc vào việc ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai có nhận được phí thông báo hay không.
Điều 38 : Tín dụng có thể chuyển nhượng
Tương thích với điều 48 của UCP 500.
UCP500 mới chỉ đưa ra khái niệm tín dụng có thể chuyển nhượng (transferable credit) . UCP600 đã bổ sung khái niệm tín dụng đã được chuyển nhượng (transferred credit) .
Điều 48(h) UCP 500 chưa nêu rõ tín dụng lọai nào nên điều 38(g) của UCP600 đã bổ sung.
Điều 39 : Chuyển nhượng số tiền thu được
Tương thích với điều 49 của UCP 500.
Tóm tắt chương I :
Nội dung chương I đã trình bày những khái niệm cơ bản vể phương thức tín dụng chứng từ, quy trình thanh tóan và phân lọai các lọai thư tín dụng, những quy định quốc tế thường hay áp dụng trong phương thức này. Tính tất yếu của sự ra đời UCP600 và sự khác biệt của UCP600 với UCP500.
CHƯƠNG II :
NHỮNG TRANH CHẤP TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG UCP500
Những tình huống tranh chấp xảy ra khi áp dụng UCP500
Theo tổng kết của ICC, các vấn đề có nhiều tranh cãi nhất trong UCP500 đều liên quan tới các điều khỏan sau:
Điều 14: Chứng từ bất hợp lệ và việc thông báo bất hợp lệ
Điều 23: Chứng từ vận đơn đường biển
Điều 13: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ
Điều 48: Tín dụng chuyển nhượng
Điều 21: Nội dung của chứng từ và người phát hành không quy định
Điều 37: Hóa đơn
Điều 9: Trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận.
Và nó chiếm tới 58% trong tổng số các vấn đề mà ICC phải đưa vào trong các cuốn ICC Opinion đuợc án bản kể từ năm 1993. Cụ thể :
Điều 14: có 60 vấn đề, chiếm 13,6%
Điều 23: có 47 vấn đề, chiếm 10,5%
Điều 13: có 31 vấn đề, chiếm 9,6%
Điều 48: có 31 vấn đề, chiếm 6,9%
Điều 21: có 29 vấn đề, chiếm 6,5%
Điều 37: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
Điều 9: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
Sau đây là một số tranh chấp đã xảy ra mà đề tài đã nghiên cứu :
2.1.1. Liên quan đến điều khỏan số 14 : Các chứng từ phù hợp và thông báo
Thắc mắc 1: Ngân hàng phát hành L/C mở một L/C trả ngay thương lượng tại ngân hàng thông báo. Người thụ hưởng xuất trình chứng từ không phù hợp với tín dụng thư (xếp hàng trễ). Ngân hàng của người thụ hưởng gửi chứng từ cho ngân hàng mở L/C và chỉ ra chứng từ có sai sót, chờ ủy quyền thanh tóan. Khi kiểm tra chứng từ ngân hàng mở L/C cũng phát hiện ra sai sót này và đã hành động theo điều 14 UCP500 là từ chối chứng từ , giữ chứng từ với sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ và thông báo sau đó, nhưng không tiếp cận với người mở L/C để có được sự bỏ qua các bất hợp lệ này. Người mở L/C tự thương lượng với người thụ hưởng và họ đồng ý nhận chứng từ đồng thời họ chỉ thị ngay cho ngân hàng mở L/C.
Câu hỏi : ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải tuân theo chỉ thị của người mở L/C là thanh tóan bộ chứng từ có sai sót đó hay là có quyền từ chối chứng từ và chuyển trả lại cho ngân hàng thông báo mặc dù đã nhận được chỉ thị từ người mở L/C là thanh tóan?
Phân tích : Theo điều 9 UCP500, một thư tín dụng không hủy ngang tạo thành một cam kết rõ ràng của ngân hàng phát hành miễn là bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định phù hợp với các điều kiện điều khỏan của thư tín dụng và ngân hàng phát hành sẽ thanh tóan hoặc chấp nhận thanh tóan.
Trong trường hợp sai sót chứng từ được tìm thấy trong bộ chứng từ xuất trình và ngân hàng phát hành thực hiện đúng như các yêu cầu của điều 14(d) , ngân hàng phát hành không có nghĩa vụ phải chấp nhận bộ chứng từ thậm chí ngay cả khi nhận được sự chấp nhận sai sót chứng từ của người mở L/C.
Thắc mắc 2: Khi nhận được sự chấp nhận sai sót bộ chứng từ của người mở L/C thì điều này có trói buộc ngân hàng phát hành L/C phải chấp nhận bộ chứng từ hay không?
Câu hỏi : Có tranh chấp giữa khách hàng và ngân hàng phát hành L/C về việc ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh tóan L/C khi đã nhận được từ người mở L/C chấp nhận mọi sai sót chứng từ và đồng ý thanh tóan?
Phân tích : Miễn là ngân hàng phát hành thực hiện theo điều 14(d)(i) phù hợp và đưa ra thông báo từ chối thanh tóan chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ thì ngân hàng phát hành được giải phóng khỏi cam kết phải thực hiện thanh tóan.
Việc nhận được chấp nhận sai sót bộ chứng từ từ phía người mở L/C hoặc là trực tiếp hoăc là thông qua người thụ hưởng đều không trói buộc ngân hàng phát hành phải chấp nhận bộ chứng từ.
Thắc mắc 3: Liệu rằng chứng từ có tự bản thân nó trở thành không có giá trị nếu nó được phát hành sau ngày xếp hàng.
Câu hỏi : Ngân hàng xác nhận sau khi kiểm tra chứng từ đã thông báo chứng từ có sai sót sau: “Giấy chứng nhận giám định hàng hóa phát hành ngày 8/12 trong khi ngày xếp hàng lên tàu là ngày 6/12”. Chứng từ trên có phải được lập chậm nhất vào ngày xếp hàng lên tàu, trong trường hợp ngày phát hành chứng từ sau ngày xếp hàng thì chứng từ có cần phải chỉ ra ngày giám định không?
Phân tích : Trong trường hợp giấy chứng nhận giám định ghi ngày phát hành sau ngày xếp hàng lên tàu mà trong nội dung của giấy chứng nhận này không ghi rõ hay chỉ ra rõ ngày thực hiện giám định là ngày trước hoặc cùng ngày với ngày xếp hàng lên tàu thì chứng từ này coi như là bất hợp lệ. Tự bản thân tiêu đề của chứng từ này đã giả định trước như là một hành động phải được xảy ra trước hoặc trong ngày xếp hàng lên tàu.
Thắc mắc 4: URC có thể thay thế cho UCP khi người mở L/C không thực hiện thanh tóan vào ngày đáo hạn?
Câu hỏi : Một ngân hàng phát hành L/C khi nhận được bộ chứng từ thì phát hiện ra chứng từ có bất hợp lệ, ngân hàng này đã gửi thông báo cho ngân hàng thương lượng và báo rằng chứng từ đang được giữ và chờ chỉ thị của ngân hàng thương lượng. Sau đó chứng từ lại được người mở chấp nhận nên ngân hàng phát hành đã gửi thông báo chấp nhận bộ chứng từ và đồng ý thanh tóan tiền vào ngày đáo hạn. Tới ngày đáo hạn, người mở L/C không thanh tóan tiền theo cam kết, vậy vị trí của ngân hàng chúng tôi có thể coi như là ngân hàng nhờ thu chứng từ vì chứng từ sai sót và chỉ thanh tóan khi nào người mở L/C thanh tóan?
Phân tích: Khi ngân hàng phát hành đã thông báo cho ngân hàng thương lượng việc chấp nhận bộ chứng từ và cam kết thanh tóan vào ngày đáo hạn thì có nghĩa là đã trói buộc nghĩa vụ thanh tóan vào ngày đáo hạn mặc dù nguời mở L/C có thanh tóan được hay không . Việc áp dụng URC chỉ khi ngân hàng phát hành thông báo bất hợp lệ và đồng thời thông báo người mở L/C đã từ chối thanh tóan bộ chứng từ và ngân hàng thương lượng phải đồng ý xử lý bộ chứng từ đó như là bộ chứng từ nhờ thu.
2.1.2. Liên quan đến điều khỏan số 23: Vận tải đơn đường biển hàng hải
Thắc mắc 1: Liệu rằng bên ký B/L có thể xác thực bất kỳ thay đổi hay sửa chữa nào trên B/L .
Câu hỏi : Ngân hàng thươnglượng đã nhận được thông báo từ chối chứng từ do bất hợp lệ : B/L được ký bởi thuyền trưởng nhưng chữ ký sửa sai chứng từ lại là của đại lý của người chuyên chở. Ngân hàng thương lượng chứng từ không đồng ý sai sót này vì cho rằng không có điều khỏan nào trong UCP quy định rằng việc sửa chữa chứng từ phải được xác thực bởi chính người ký phát hành chứng từ đó.
Phân tích : Việc ký xác thực sửa chữa trên B/L có thể được ký bởi bất kỳ đại lý nào của người chuyên chở chúng và không bị giới hạn liệu rằng đại lý của người chuyên chở đó có phải là bên ký phát hành B/L hay không.
Thắc mắc 2 : Liệu rằng B/L xuất trình không chỉ ra số lượng bản gốc đã được phát hành và hãng tàu lại lập thêm một giấy chứng nhận chỉ ra số lượng bản gốc đã được phát hành có hợp lệ không?.
Câu hỏi : Một ngân hàng khi mở L/C yêu cầu phải xuất trình “một bộ đầy đủ B/L gốc“. Nhưng khi ngân hàng thương lượng gửi chứng từ về thì cùng với 3 bản B/L gốc là một giấy chứng nhận của hãng tàu xác nhận rằng tất cả chỉ có 3 B/L gốc được phát hành. Vì L/C không quy định cụ thể số bản gốc là bao nhiêu và cũng không có điều kiện nào yêu cầu phải ghi số bản gốc được phát hành trên B/L . Vậy nếu coi đó là bất hợp lệ thì có hợp lý không?
Phân tích: Thư tín dụng đã yêu cầu xuất trình một bộ đầy đủ vận đơn với mong đợi là trên B/L sẽ ghi đầy đủ số bản gốc được phát hành để có thể kiểm tra được số bản gốc được xuất trình. Nếu như hãng tàu lập thêm giấy xác nhận chỉ ra số lượng bản gốc được phát hành thì nên được phát hành như một phần phụ thêm vào của B/L và phải chỉ ra rằng đây là một phần tách rời của B/L. Nếu không, khi xuất trình thì do giấy xác nhận này không được tín dụng thư yêu cầu nên sẽ không được kiểm tra theo điều 13(a) của UCP 500.
Thắc mắc 3 : Nơi nhận hàng và cảng xếp hàng cùng là một nơi
Câu hỏi : Một ngân hàng khi xuất trình một B/L chỉ ra : “nơi nhận hàng Hongkong-vận chuyển trước bởi tàu feeder, và cảng xếp hàng: Hongkong-vận chuyển bởi tàu biển”, đã bị ngân hàng phát hành từ chối vì cho rằng phải chỉ ra một ghi chú hàng đã được xếp lên tàu biển (hay tàu feeder)
Phân tích : Điều 23(a) (ii) chỉ ra “khi nơi nhận hàng khác với cảng xếp hàng thì ghi chú xếp hàng lên tàu phải bao gồm cảng xếp hàng được quy định trong L/C và tên của con tàu mà hàng hóa được xếp lên thậm chí hàng hóa được xếp lên một con tàu ghi tên trên B/L”. Điều này cũng được áp dụng ngay cả khi trên B/L có in sẵn hàng chữ đã bốc hàng xong lên tàu. UCP 500 chỉ tham chiếu đến con tàu đã ghi tên, tàu dự định, tàu mà hàng hóa đã được bốc lên chứ không có phân biệt cụ thể giữa tàu feeder và tàu biển.
Điều 23a(iii) cũng yêu cầu B/L phải chỉ ra cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng như quy định trong L/C. Bởi vậy, tham chiếu tới con tàu đã ghi tên là con tàu rời khỏi cảng xếp hàng và không có bất kỳ tàu feeder nào có thể xuất hiện trong ô “chuyên chở trước”
Thắc mắc 4 : Liệu rằng vận đơn của hãng giao nhận (forwarder’s bill of lading) có duy trì trách nhiệm hàng xếp trên tàu cho tới cảng đích cuối cùng không?
Câu hỏi : Theo yêu cầu của người mở L/C ngân hàng phát hành yêu cầu xuất trình một vận đơn FBL lập theo lệnh của ngân hàng phát hành với mong muốn là có tòan quyền trong việc giao nhận hàng. Vì chứng từ này hòan tòan phù hợp với điều 23 và 30 nên câu hỏi đặt ra ở đây là liệu rằng người phát hành FBL có chịu trách nhiệm về việc xếp hàng lên tàu cho tới cảng đích cuối cùng? Đặc biệt hơn là có chịu trách nhiệm khi hàng được xếp lên xà lan từ tàu tại vùng nước ranh giới của cảng đích?
Phân tích : Vì chứng từ đưa ra là phù hợp với điều 23 và 30, vậy khi tín dụng thư yêu cầu một vận đơn của hãng giao nhận thì nó có thể được ký bởi hãng giao nhận, người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở. Khi L/C yêu cầu một FBL thì nó sẽ được ký bởi hãng giao nhận với trách nhiệm chỉ của nhãng giao nhận. Và nếu phát hành theo kiểu này có nghĩa là đã có hợp đồng với hãng chuyên chở thực sự theo trách nhiệm nhận hàng và giao hàng thực tế. Vì vậy trong trường hợp này hãng giao nhận đã ký vận đơn như một người chuyên chở hoặc đại lý cho người chuyên chở nên trách nhiệm đối với việc xếp hàng sẽ duy trì cho đến khi giao hàng tới người nhận hàng đích danh, bên mà được ký hậu hay người giữ vận đơn trong trường hợp ký hậu để trống.
2.1.3. Liên quan đến điều khỏan số 48: Tín dụng chuyển nhượng
Thắc mắc 1 : Quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu, việc sửa đổi điều kiện tín dụng thư, người thụ hưởng thứ nhất và thứ hai, người gửi hàng khác với người ký hóa đơn ?
Câu hỏi : Theo điều 48 (i), người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn nhưng nếu người thụ hưởng thứ nhất không xuất trình hóa đơn và hối phiếu thì ngân hàng chuyển nhượng có thể gửi chứng từ với hóa đơn hối phiếu gốc tới ngân hàng phát hành (đó là vì việc gửi chứng từ của người thụ hưởng thứ hai tới ngân hàng phát hành không tạo thành bất hợp lệ).
Trong MT720 sử dụng để chuyển nhượng tín dụng thư thì người mở L/C không xuất hiện. Bởi vậy người thụ hưởng thứ hai chỉ có thể lập hóa đơn mà trong đó người thụ hưởng thứ nhất là người nhận hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành có thể chỉ ra rằng người thụ hưởng thứ nhất là người nhận hàng trong hóa đơn là bất hợp lệ.
Lúc nào thì người thụ hưởng thứ nhất phải thay thế hóa đơn và hối phiếu?
Theo điều 48 (d) khi người thụ hưởng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng chuyển nhượng thông báo sửa đổi tới người thụ hưởng thứ hai, tu chỉnh tăng tiền cũng có thể được coi như sửa đổi nói trên và bởi vậy được thông báo tới người thụ hưởng thứ hai?
Liên quan tới việc thay thế hóa đơn và hối phiếu bởi người thứ nhất, người thụ hưởng thứ hai được chỉ ra là người gửi hàng trên vận đơn, bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ và chứng nhận của người thụ hưởng. Vậy những chứng từ trên có được coi là không phù hợp với hóa đơn và được coi là bất hợp lệ không ?
Phân tích : Trong MT720 có trường 50 “người thụ hưởng thứ nhất”, điều này là cơ sở cho hầu hết các trường hợp người thụ hưởng thứ nhất lựa chọn thay thế chứng từ. Nếu như người thụ hưởng thứ nhất không tìm thấy bất kỳ sự liên quan nào trong yêu cầu chuyển nhượng thì tên của người mở thư tín dụng gốc sẽ được thêm vào.
- Nếu người thụ hưởng thứ nhất quyết định chọn thay thế hóa đơn và hối phiếu nếu có cho người thụ hưởng thứ hai và quên không làm như vậy theo yêu cầu đầu tiên, ngân hàng chỉ định có thể gửi chứng từ bao gồm cả hóa đơn được phát hành bởi người thụ hưởng thứ hai cho người thụ hưởng thứ nhất và ngân hàng phát hành phải chấp nhận chúng như là một chứng từ hợp lệ theo thư tín dụng.
Điều 48(i) tham chiếu việc thay thế chứng từ xảy ra cho lần yêu cầu thứ nhất .
- Nếu người thụ hưởng thứ nhất yêu cầu người thụ hưởng thứ hai và người mở L/C không được biết những liên quan đến giao dịch, thư tín dụng gốc sẽ cần được sửa đổi ở những chỗ mà thông tin được tiết lộ như vậy có thể xảy ra. Việc phát hành những sửa đổi để bỏ bớt chứng từ hay các điều kiện của thư tín dụng thì phải có sự chấp thuận và chủ ý của người mở thư tín dụng.
- Nếu người thụ hưởng đã thông báo cho ngân hàng chuyển nhượng rằng theo điều 48(d) anh ta không muốn duy trì quyền từ chối thông báo sửa đổi tới người thụ hưởng thứ hai, thì ngân hàng chuyển nhượng tòan quyền thông báo tất cả sửa đổi khi nhận được tới người thụ hưởng thứ hai mà không cần tham chiếu tới người thụ hưởng thứ nhất. Nhưng ICC cũng khuyên rằng người thụ hưởng thứ nhất nên duy trì quyền từ chối thông báo sửa đổi trừ khi anh ta không còn tham gia vào giao dịch đó nữa.
- Người gửi hàng trên chứng từ chỉ có thể là người thụ hưởng thứ nhất nếu tín dụng thư quy định như vậy. UCP 500 không cấm chứng từ của bên thứ ba. Vì vậy trừ khi có quy định khác trong tín dụng thư, người gửi hàng có thể khác người phát hành hóa đơn và không được coi là bất hợp lệ.
Thắc mắc 2 : Ngân hàng chuyển nhượng có thể tự động thêm điều kiện thanh tóan vào trong thư chuyển nhượng
Câu hỏi : Ngân hàng A phát hành tín dụng thư ghi rõ: L/C này chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào bằng hối phiếu trả ngay khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với điều kiện của L/C. Khi ngân hàng B làm thư chuyển nhượng tới người thụ hưởng thứ hai đã ghi vào trong thư chuyển nhượng : L/C này chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào bằng hối phiếu sau …. ngày trả ngay và thanh tóan sẽ chỉ được thực hiện khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành.
Phân tích : Trong trường hợp này, ngân hàng B đã nhấn mạnh điều khỏan sẵn sàng hòan trả cho người thụ hưởng chỉ khi ngân hàng phát hành thực hiện thanh tóan cụ thể là khi họ nhận được chứng từ phù hợp với tín dụng thư. Như vậy ngân hàng B đã không sẵn lòng thương lượng /chiết khấu trước bộ chứng từ gửi tới ngân hàng phát hành.
Thắc mắc 3 : Trách nhiệm, rủi ro của ngân hàng chuyển nhượng như thế nào?
Câu hỏi : Ngân hàng B (ngân hàng chuyển nhượng) khi chuyển nhượng đã không tăng đủ số tiền bảo hiểm để bằng với 110% trị giá hóa đơn của người thụ hưởng thứ nhất. Khi nhận được chứng từ từ ngân hàng của người thụ hưởng thứ hai, ngân hàng B trong khi thay thế hóa đơn và hối phiếu đã nhận được hóa đơn và hối phiếu sai (mô tả hàng hóa trong hóa đơn không phù hợp với L/C). Ngân hàng B chuyển bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành chờ thanh tóan và ngân hàng phát hành từ chối thanh tóan với lý do : bảo hiểm không đủ số tiền và mô tả hàng hóa không phù hợpđồng thời trả lại chứng từ cho ngân hàng B
- Vậy trách nhiệm của ngân hàng B như thế nào? Ngân hàng B có bị bắt buộc phải hòan trả cho ngân hàng của người thụ hưởng thứ hai không?
- Rủi ro và trách nhiệm của ngân hàng chuyển nhượng không kể rằng L/C được xác nhận hay không
Phân tích : Bộ chứng từ đã nhận được bởi ngân hàng chuyển nhượng đáp ứng điều kiện của tín dụng đã chuyển nhượng. Việc xuất trình hóa đơn và hối phiếu không phù hợp khi thay thế hóa đơn và hối phiếu của người thụ hưởng thứ hai không thay đổi khả năng chấp nhận việc xuất trình ban đầu. Việc xắp đặt chứng từ chỉ nên xảy ra với thỏa thuận giữa người thụ hưởng thứ nhất và thứ hai. Trên cơ sở đó chứng từ của người thụ hưởng thứ hai phù hợp với tín dụng chuyển nhượng. Ngân hàng B nên hành động theo điều 48(i) và nếu cần thiết sử dụng chứng từ của người thụ hưởng thứ hai như một đề nghị theo thư tín dụng.
Rủi ro và trách nhiệm của phía ngân hàng chuyển nhượng là đang hóan đổi thông tin từ tín dụng thư gốc và chuyển mẫu đơn được cung cấp bởi người thụ hưởng thứ nhất vào nội dung thư chuyển nhượng. Vì vậy những yêu cầu trong thư chuyển nhượng phải hợp lý và không gây trở ngại cho việc thay thế chứng từ.
2.1.4. Liên quan đến điều khỏan số 21: Không quy định người lập và nội dung chứng từ
Thắc mắc 1 : Khi thư tín dụng yêu cầu một giấy chứng nhận xuất xứ thì điều này có thể hiểu là giấy chứng nhận xuất xứ này phải được ký bởi một tổ chức có thẩm quyền?
Câu hỏi : Nếu có một thông báo về xuất xứ không được yêu cầu trong L/C có thể xác thực trong bộ chứng từ như là tuyên bố xuất xứ của hàng hóa thì có thể thay thế cho một giấy chứng nhận xuất xứ?
Phân tích : Việc phát hành thực sự ở đây là người mở L/C có cái gì, cụ thể nhà nhập khẩu đã yêu cầu trong đơn xin mở tín dụng thư về người phát hành và nội dung ghi trong giấy chứng nhận xuất xứ. Những chỉ dẫn này phản ánh đầy đủ các yêu cầu của cả người nhập khẩu và quốc gia nhập khẩu để thuận lợi cho việc nhập hàng hóa đã quy định.
Điều 5(b) UCP 500 chỉ ra rằng “ Tất cả các chỉ thị phát hành và bản thân tín dụng thư . . . phải tuyên bố chính xác các chứng từ dùng để thanh tóan, chấp nhận hoặc chiết khấu” và nếu cần thiết thì ngân hàng phát hành phải quy định rõ người phát hành và nội dung của chứng từ được yêu cầu .
Thắc mắc 2 : Số hóa đơn chiếu lệ không chính xác trong hóa đơn, số L/C thêm vào viết bằng tay vào chứng từ có tạo ra bất hợp lệ không?
Câu hỏi : Một L/C yêu cầu là tất cả các chứng từ phải chỉ ra số L/C và phải chỉ ra chính xác số lượng hàng hóa tham chiếu hóa đơn chiếu lệ đã được quy định. Khi nhận chứng từ, số L/C thì được viết bằng tay thêm vào, còn số hóa đơn chiếu lệ thì ghi không chính xác, vậy chứng từ coi là bất hợp lệ không?
Phân tích : Nếu như L/C quy định yêu cầu chi tiết của số hóa đơn chiếu lệ phải ghi trong hóa đơn mà không có hoặc ghi không chính xác thì đây là bất hợp lệ.
Số L/C được ghi thêm vào bằng tay không nhất thiết là bất hợp lệ. Việc bao gồm số tham chiếu L/C chỉ đơn thuần cho mục đích cho sự nhận dạng, nó không phải là một phần cấu thành nên chứng từ đã được yêu cầu . Trừ khi L/C qui định khác thì việc viết thêm bằng tay vào chứng từ số L/C không tạo ra bất hợp lệ.
Thắc mắc 3 : Người nhận hàng ghi trên chứng nhận xuất xứ khác với ghi trên vận đơn?
Câu hỏi: Một ngân hàng đã từ chối bộ chứng từ khi kiểm tra thấy người gửi hàng ghi trên chứng nhận xuất xứ khác với ghi trên vận đơn mặc dù người nhận hàng ghi trên vận đơn là consignee: to order phù hợp với điều khỏan của thư tín dụng. Trên giấy chứng nhận xuất xứ đã chỉ ra người nhận hàng như là người mở thư tín dụng hoặc là bên thông báo (notify party). Trong thư tín dụng thì không quy định cách lập lọai chứng từ này. Xem cách viết như trên là sự khác biệt giữa các chứng từ thì dường như là trái với tinh thần của điều 13(a), điều 21 của UCP 500.
Phân tích : Giả sử rằng thư tín dụng yêu cầu một giấy chứng nhận xuất xứ mà không có chú dẫn thêm bất kỳ thông tin nào được thêm vào trong đó. Điều 21 của UCP 500 chỉ ra rằng nều không có bất kỳ điều kiện nào được quy định thì ngân hàng chấp nhận chứng từ như đã xuất trình miễn rằng nội dung không mâu thuẫn với chứng từ khác.
Giấy chứng nhận xuất xứ có phần người nhận hàng trong mẫu C/O. Trong trường hợp này L/C quy định xuất trình B/L: consignee to order thì việc mong đợi người nhận hàng được chỉ ra như là người mở L/C cũng không quá vô lý hoặc là một tên khác được chỉ ra trong L/C như người nhận hàng cuối cùng. Kể cả thư tín dụng quy định B/L consignee: to oder of issuing bank thì C/O ghi người nhận hàng là người nhận hàng cuối cùng cũng không có gì vô lý. Vì vậy trong các trường hợp trên C/O ghi như vậy đều là có thể chấp nhận được.
Thắc mắc 4 : Liệu rằng mô tả hàng hóa phải có trong tất cả các chứng từ khác ngòai invoice hay không?
Câu hỏi : Ngân hàng phát hành yêu cầu một giấy chứng nhận của người thụ hưởng xác nhận rằng 1/3 B/L gửi về cho người mở bằng DHL. Vậy giấy chứng nhận này có phải chứa đựng mô tả hàng hóa một cách chung chung nhưng phù hợp với L/C hay không?
Phân tích : Điều 21 chỉ ra rằng nếu chứng từ không quy định nội dung cụ thể thì chứng từ đó được chấp nhận miễn rằng nội dung số liệu không mâu thuẫn nhau. Không có một quy định cụ thể nào yêu cầu mô tả hàng hóa phải xuất hiện trong tất cả chứng từ ngòai invoice. Ngân hàng phải đối mặt với chứng từ không có mô tả hàng hóa. Trong chứng từ chỉ ra số invoice cũng là căn cứ để chỉ ra mối liên hệ với thông tin về hàng hóa rồi
2.1.5. Liên quan đến điều khỏan số 37 : Hóa đơn thương mại
Thắc mắc 1 : Liệu rằng điều kiện giao hàng có là một phần trong mô tả hàng hóa theo tín dụng thư không?
Câu hỏi : Một ngân hàng thương lượng đã bị ngân hàng phát hành trả lại chứng từ vì hóa đơn đã chỉ ra điều kiện giao hàng không chính xác như trong L/C yêu cầu
Phân tích : Trong điều 37(c) nói rằng “ mô tả hàng hóa trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả trong thư tín dụng” mà không có yêu cầu cụ thể về từng từ phải chính xác. Trước đây, ý kiến của ICC đã cho rằng Incoterm được thống nhất như là một phần của mô tả hàng hóa trong L/C và dường như nó được coi như là một phần trong hóa đơn. Vì vậy trường hợp trên ngân hàng phát hành trả lại chứng từ là hợp lý.
Thắc mắc 2 : Liệu rằng mô tả hàng hóa trong bảo hiểm có phải phù hợp với mô tả trong thư tín dụng không?
Câu hỏi : Ngân hàng phát hành và ngân hàng thương lượng tranh cãi nhau về mô tả hàng hóa trong invoice là “Iron ore concentrade ” còn trong insurance là “Koolyanobbing Lump Iron Ore” . Ngân hàng phát hành cho rằng “lump” có nghĩa là tảng cục , nó hòan toàn khác với dung dịch cô đặc “concentrade”. Nếu mô tả hàng hóa thiếu từ lump thì nó chỉ ra lọai quặng sắt (iron ore) khác hẳn nhau.
Phân tích : Điều 37(c) nói rằng mô tả hàng hóa trong invoice phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong thư tín dụng, còn các chứng từ khác thì có thể được mô tả một cách chung chung nhưng không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong L/C. Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TONG HOP DE TAI thay sua 2.doc