Luận văn Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG 7

1.1. Các khái niệm cơ bản 7

1.2. Lợi thế của mùa nước nổi trong phát triển kinh tế - xã hội 14

1.3. Hạn chế của mùa nước nổi đối với phát triển kinh tế - xã hội 19

Chương 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG MÙA NƯỚC NỔI Ở AN GIANG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 25

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của An Giang 25

2.2. Những kết quả bước đầu trong thực hiện chủ trương chủ động chung sống trong mùa nước nổi ở An Giang 33

2.3. Nguyên nhân thành công 45

2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi 46

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG TRONG MÙA NƯỚC NỔI 60

3.1. Căn cứ đề ra giải pháp 60

3.2. Những giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề được đặt ra cho phát triển kinh tế, xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi 63

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 89

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ năm 2000 đến nay, thiệt hại hàng năm trong mùa nước nổi ngày càng giảm. Tỷ lệ nhà ngập, nhà phải di dời, hộ gia đình phải nhận cứu trợ, tiền cứu trợ và học sinh phải nghỉ học ngày càng giảm. Điều này cho thấy các công trình xây dựng đã phát huy tác dụng giúp dân "an cư" trong mùa nước nổi và lâu dài, đây cũng chính là điều kiện cơ bản để dân có thể "lạc nghiệp", thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi theo tinh thần chủ động chung sống an toàn và thoát nghèo trong mùa nước nổi đã chọn được hướng đi đúng và có những "điểm nhấn" trong triển khai thực hiện. Giá trị sản xuất hàng năm tăng lên tỷ lệ nghịch với thiệt hại hàng năm càng giảm, giá trị tăng thêm năm sau cao hơn năm trước... Bảng 2.8: So sánh thiệt hại và giá trị sản xuất trong mùa nước nổi ở An Giang Diễn giải Đơn vị tính Năm 2002 2003 2004 1. Giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi Tỷ đồng 79 4 10.31 2. Giá trị sản xuất trong mùa nước nổi Tỷ đồng 1.070 1.084 1.061 3. Giá trị tăng thêm khi sản xuất trong mùa nước nổi Tỷ đồng 576 686 766 4. Tỷ lệ - Giá trị sản xuất so với giá trị thiệt hại % 13,54 346,00 151,35 - Giá trị tăng thêm so với giá trị thiệt hại % 7,29 171,50 74,27 Nguồn: [42], [65], [66], [67]. Biểu 2.5: So sánh giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi Qua bảng so sánh hiệu quả kinh tế trong mùa nước nổi với thiệt hại trong mùa nước nổi (về mặt số liệu) ta nhận thấy: phát triển sản xuất có định hướng của Nhà nước trong mùa nước nổi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Giá trị sản xuất trong mùa nước nổi và giá trị tăng thêm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng trung bình trên 20% so với giá trị sản xuất của hai vụ chính và trên 16% so với giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Quan trọng hơn hết là: nếu như những năm trước đây, nói đến mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng là nói đến tang tóc, tai họa, cứu trợ... thì nay, nói đến mùa nước nổi là phát triển sản xuất và việc làm, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, có đóng góp đáng kể vào việc tăng GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất cũng như giá trị tăng thêm tạo ra trong mùa nước nổi lớn hơn giá trị thiệt hại do mùa nước nổi mang lại rất nhiều lần. Đó cũng chính là một thực tế chứng minh cho ta thấy rằng: bên cạnh những tác hại mang lại, mùa nước nổi còn tiềm ẩn trong nó những tiềm năng rất lớn mà nếu biết đầu tư và khai thác hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn. Tuy nhiên, nếu phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi chỉ dừng lại ở mức giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo thì chúng ta chưa khai thác được đúng mức những lợi thế của mùa nước nổi. Những mô hình sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp... trong mùa nước nổi cần phải có những giải pháp, hỗ trợ thích hợp và đặt trong tổng thể của chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh tạo nên tính liên tục của quá trình phát triển sẽ là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Với đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng và trong giá trị tổng sản phẩm của tỉnh nói chung thì việc đưa vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi vào trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh là một việc làm rất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở An Giang nói chung và trực tiếp là thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, tỉnh cần sớm tiến hành tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện phát triển sản xuất trong mùa nước nổi, tham khảo ý kiến các nhà khoa học để xây dựng quy hoạch, kế hoạch để có những giải pháp đồng bộ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, mà trong đó, xem phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. 2.4.2. Tác động tiêu cực của việc xây dựng hệ thống đê bao triệt để không theo quy hoạch Hệ thống bờ bao ở An Giang được hình thành sớm, khởi đầu tại huyện Chợ Mới. Đến nay, trên địa bàn An Giang có ba loại bờ bao là: bờ bao tạm là loại bờ bao nằm ở vùng lũ ngập sâu, không dự kiến dùng đê để điều khiển lũ mà chỉ dùng đê chống lũ đến tháng 7 sau đó cho tràn vỡ; bờ bao đê tháng 8 là loại bờ bao dùng cho vùng ngập sâu trung bình nhằm đảm bảo chắc chắn cho vụ hè thu; bờ bao đê triệt để là loại bờ bao nằm ở vùng ngập nông, thường được xây dựng kết hợp với giao thông nông thôn (liên ấp) nhằm đảm bảo sản xuất, sinh hoạt quanh năm. Từ thực tiễn và từ kết quả nghiên cứu của đề tài: "Nghiên cứu tác động của đê bao đến kinh tế - xã hội - môi trường", ta có thể so sánh tác động của các loại đê bao và không đê bao như sau: Bảng 2.9: Tác động của các loại đê bao đến một số hoạt động thời vụ chính Các hoạt động Đê bao tạm Đê bao tháng 8 Đê triệt để Lúa Có khả năng đảm bảo an toàn cho vụ 2 trong điều kiện mực nước nhỏ và không về sớm. Đảm bảo an toàn cho cho sản xuất 2 vụ. Đảm bảo an toàn cho sản xuất 3 vụ. Màu Chỉ trồng trong mùa khô. Chỉ trồng trong mùa khô. Trồng quanh năm. Chăn nuôi Chịu ảnh hưởng nhiều của lũ nhất là vùng trũng, vùng ngập sâu. Bị ảnh hưởng của những năm nước lớn nhưng vẫn tốt hơn không bao đê. Không bị ảnh hưởng của lũ. Mang lại hiệu quả cao. Nuôi trồng thủy sản Khó khăn do dễ bị thất thoát. Dễ nuôi, môi trường nước tốt, thức ăn thủy sinh nhiều. Mang lại hiệu quả cao. Khó nuôi do ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Đánh bắt thủy sản Cả mùa nước. Cả mùa nước. Không đánh bắt được. Thời gian ngập lũ 7 - 11 8 - 11 Không ngập. Môi trường Đảm bảo tác động tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất, nguồn lợi thủy sản... Đảm bảo tác động tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất, nguồn lợi thủy sản... thấp hơn bao đê tháng 7. Ô nhiễm môi trường nước, suy thoái dinh dưỡng đất, cạn kiệt nguồn thủy sản. Nguồn: [34, tr. 15]. Từ so sánh trên ta nhận thấy, đê bao triệt để có tác dụng tích cực là đảm bảo sản xuất quanh năm (tranh thủ vụ mùa, tăng vụ), không chịu ảnh hưởng lớn của các tác hại của mùa nước nổi, có thể bảo vệ an toàn cho các khu dân cư, có thể kết hợp đê bao với đường giao thông nông thôn... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa nước nổi. Tuy nhiên, đê bao triệt để cũng có những tác động ngược lại là: Một là, do khai thác đất đai để sản xuất liên tục trong nhiều năm liên tục, không có cơ chế xả lũ tràn đồng thích hợp để bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, làm giảm độc chất và dịch hại có trong đất, làm giảm độ màu của đất... từ đó làm gia tăng chi phí sản xuất - làm mất đi một trong những ưu điểm của đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất nông nghiệp so với các vùng đồng bằng khác. Theo kết quả điều tra khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, chi phí đầu tư sản xuất lúa vụ 3 luôn cao hơn 2 vụ chính và có chiều hướng tăng hàng năm nhưng năng suất lại giảm dần hàng năm. Bảng 2.10: So sánh năng suất và chi phí sản xuất lúa vụ 3 Năm Hai vụ chính Vụ 3 Năng suất bình quân (tấn) Chi phí sản xuất vụ 3 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Hai vụ chính Vụ 3 Tr.đồng/ha 2001 428.724 1.948.951 18.855 96.289 4,55 5,11 4,87 2002 430.035 2.386.797 35.352 183.113 5,55 5,18 5,04 2003 432.586 2.366.875 62.998 297.573 5,47 4,72 5,13 2004 433.963 2.589.280 80.340 393.930 5,97 4,90 5,27 Nguồn: [42]. Điều này cho thấy rằng: nếu xây dựng hệ thống đê bao triệt để nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp đơn thuần là làm lúa ba vụ thì về lâu và dài sẽ không mang lại hiệu quả do chi phí ngày càng tăng, sản lượng ngày càng giảm. Bên cạnh đó, chi phí đóng góp xây dựng đê bao, duy tu và bảo vệ đê cũng có thể là một nhân tố làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông sản mà người gánh chịu trực tiếp chính là nông dân. Vì thế, hiệu quả cao nhất khi tiến hành đê bao triệt để là phải gắn liền với việc phải tìm được một cơ cấu nông nghiệp thích hợp. Hai là, làm mất nguồn lợi thủy sản tự nhiên do đê bao triệt để ngăn nước tràn đồng, các loài thủy sản tự nhiên không vào đồng làm mất đi môi trường sinh sản quen thuộc cũng như nguồn thức ăn thủy sinh dồi dào trong mùa nước nổi. Đê bao triệt để chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi bò, heo khi tận dụng nguồn có quanh năm và nguồn thức ăn từ phế thải của màu sau thu hoạch. Nhưng không thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản vì: chi phí bảo vệ ao cao, không tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào trong mùa lũ, nuôi trong môi trường kính nên ô nhiễm nguồn nước là điều chắc chắn sẽ xảy ra làm cho cá chậm lớn hơn và dễ bị bệnh hơn khi nuôi trong môi trường hở - môi trường nuôi gắn với nguồn nước tự nhiên. Ba là, hệ thống đê bao, công trình giao thông gắn với thủy lợi... còn mang tính cục bộ, thiếu quy hoạch, chưa có cơ chế điều tiết thích hợp... có thể làm ép lũ, cản lũ thậm chí có thể làm gia tăng nghiêm trọng hơn tình trạng ngập lũ: tăng mực nước trên sông, tăng lưu lượng dòng chảy, gia tăng xói lở bờ, có thể đưa lũ về các tỉnh hạ lưu sớm hơn, thậm chí có thể làm biến đổi dòng chảy hay biến đổi quá trình trầm tích vùng ngoài khơi châu thổ... (do lượng nước lớn, không phân lũ được do không được tràn vào các vùng trũng tự nhiên, tràn đồng như trước đây). Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào có thể đánh giá một cách tương đối chính xác hiệu quả lâu dài của phương pháp xây dựng "đê bao triệt để" đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, phát triển sản xuất quanh năm cũng như tác động của nó đối với môi trường tự nhiên. Về quan điểm, ta chỉ nên tiến hành bao đê triệt để ở những vùng ngập nông (có mức ngập dưới < 1m) vì những vùng ngập sâu hay còn gọi là vùng trũng ở đồng bằng còn có tác dụng như những hồ chứa nước tự nhiên, có tác dụng điều tiết lũ (tích nước khi nước về), làm giảm lượng lũ tràn và mực nước trên châu thổ. Vì thế khi tiến hành đê bao triệt để ở những vùng ngập sâu, trên một diện tích rộng sẽ làm mất đi tác dụng tích nước tự nhiên của vùng trũng và rất có thể sẽ làm tăng lượng lũ tràn và mực nước lũ. "Kết quả nghiên cứu về mô hình thủy lực của dự án Bắc Vàm Nao II (2002) thì khi tiến hành bao đê triệt để khoảng 33.000 ha thì mực nước ở vùng lân cận sẽ biến động dâng lên khoảng 4 cm - 6 m" [31, tr. 26]. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu tiến hành bao đê triệt để trên diện tích càng lớn thì có khả năng sẽ làm cho mực nước mỗi năm một cao hơn, và chúng ta lại phải đầu tư để nâng cao đê để bảo vệ thành quả lao động và sinh mạng con người. Bài toán lũ cho đồng bằng sông Cửu Long sẽ đi theo cái vòng luẩn quẩn: bao đê - mức nước năm sau cao hơn năm trước - nâng cao đê - mức nước năm sau lại cao hơn năm trước và lại tiếp tục nâng cao đê... một bài toán không có lối ra. Hậu quả có thể thấy trước là vùng đồng bằng sông Cửu Long có sông ngòi chằng chịt, mênh mông đồng lúa sẽ dần trở thành những "ốc đảo" trong mùa nước nổi cũng như trong mùa kiệt. Khi ta chọn đối sách với lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là chủ động chung sống với lũ thì việc phát triển mạnh hệ thống "đê bao triệt để" đủ mạnh và kiên cố để sản xuất quanh năm sẽ là một giải pháp đi ngược lại với đối sách trên. Khi đó, chúng ta không phải đang chủ động chung sống với lũ mà đang chống lũ triệt để, đang đối đầu cùng lũ. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì An Giang sẽ thành một "tiểu sông Hồng", một "ốc đảo có thành trì bao bọc" trên vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. 2.4.3. Quy hoạch xây dựng hệ thống cụm dân cư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, còn nhiều bất cập trong chính sách, tỷ lệ dân cư vào ở trong các cụm không cao Cụm, tuyến dân cư được xây dựng có cao trình vượt lũ, có thể kiên cố hóa nhà ở, tiện lợi cho việc cung cấp các dịch vụ công như điện - đường - trường - trạm; thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thuận lợi phát triển đời sống văn hóa, xã hội theo hướng đô thị, văn minh, hiện đại... Việc đưa dân vào sinh sống trong các cụm tuyến dân cư để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa nước nổi, giúp dân "an cư" từ đó tạo tiền đề cần thiết cho "lạc nghiệp" - phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong mùa nước nổi nói riêng. Vào sinh sống tập trung trong các cụm, tuyến dân cư, người dân có được những lợi ích cơ bản sau: không phải chạy lũ hàng năm; không phải di dời nhà, nâng nhà vào mùa nước nổi; ít lo sợ trẻ em chết đuối; giảm thiểu bệnh tật, có nhiều cơ hội để tiếp cận và thụ hưởng những thành quả của cuộc sống đô thị... Hơn thế, các cụm dân cư được xây dựng gần với các trung tâm thị tứ sẽ là nơi tập trung dân cư để hình thành nên những cộng đồng dân cư mới, là điều kiện quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Và đến lượt mớisẽ tác động ngược lại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cộng đồng. Việc vào sinh sống trong cụm, tuyến dân cư sẽ dần hình thành một lối sống "bán đô thị" (giai đoạn chuyển tiếp từ thói quen sinh sống ở nông thôn sang thói quen sinh sống ở thành thị), từng bước tiến theo lối sống đô thị, giúp xóa dần những thói quen không tốt đã hình thành từ lâu trong đời sống của cư dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, nhất là xóa bỏ dần thói quen phóng khoáng quá trớn, tạo ý thức tích lũy dần trong điều kiện thực tế để xây dựng nhà khang trang hơn. Với 159 cụm, tuyến dân cư dược xây dựng hoàn thành, hiện có 35.145 hộ đăng ký mua nền nhà trả chậm, xét duyệt cho 21.615 hộ theo tiêu chuẩn quy định, duyệt danh sách mua nền 16.855 hộ, có 7.999 hộ đã vào ở đạt tỉ lệ 37% so với số hộ xét duyệt, có quyết định giao nền cho 6.658 hộ. Tại sao có được chỗ ở mới tốt hơn và được Nhà nước ưu đãi thông qua nhiều chế độ chính sách thiết thực mà tỷ lệ dân vào sinh sống trong các cụm dân cư không cao (nói cách khác là quá thấp, chiếm 37% so với hộ được xét duyệt), là một vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện. Từ thực tế của các cụm, tuyến dân cư tại An Giang và từ "Báo cáo khảo sát về cụm dân cư tại ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam" của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, ta có thể nhìn thấy một số nguyên nhân chính sau: Một là, việc vào sinh sống trong các cụm dân cư đã phá vỡ thói quen sinh sống lâu đời, xa môi trường sinh sống quen thuộc, làm tăng chi phí đời sống hàng ngày của hộ gia đình. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long, cư dân Nam bộ cư trú theo ba hình thức chủ yếu sau: Cư trú theo cụm, trên những vùng đất cao, ít bị ảnh hưởng của mùa nước nổi hàng năm và đến nay phần lớn những cụm cư trú này đã thành những khu đô thị, thị trấn của các đơn vị hành chính; cư trú theo tuyến dọc theo các trục lộ, kênh rạch là cách cư trú phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long; cư trú phân tán trong nội đồng của một bộ phận nhỏ dân cư. Mỗi một hình thức cư trú gắn liền với một thói quen sinh sống và canh tác nhất định. Cư trú theo cụm gắn với thói quen sinh sống đô thị, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; cư trú theo tuyến và cư trú rải rác gắn với lối sống nông thôn, phương thức canh tác thuần nông, địa bàn cư trú ngay nguồn nước và gần địa bàn canh tác có thể gọi là "định canh - định cư".... Đối tượng chủ yếu để vận động vào sinh sống trong các cụm dân cư là những cư dân cư trú theo tuyến và cư trú rải rác - là những cư dân thường xuyên chạy lũ hàng năm. Chuyển từ cuộc sống nông thôn sang "bán thành thị", xa rời môi trường canh tác và sinh sống quen thuộc... là một sự thay đổi cơ bản về chất, do đó không ít gia đình còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Những thay đổi về quan hệ hàng xóm láng giềng, cách thức cư xử, sinh hoạt trong một khu dân cư đông đúc, ý thức giữ gìn trật tự và vệ sinh công cộng... hay nói tóm lại các quan hệ xã hội ở môi trường sinh sống "bán thành thị" là những vấn đề mới đối với người dân quen sống ở môi trường nông thôn và đòi hỏi phải có một thời gian nhất định để thích nghi. Hơn thế, phần lớn những người được xét vào sinh sống trong những cụm dân cư là những hộ nghèo và ngưỡng nghèo, đời sống bấp bênh. Khi vào sinh sống trong môi trường "bán thành thị" tất yếu sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí mới chủ yếu là chi phí phải trả cho các dịch vụ hàng hóa và thị trường như: chi phí sử dụng nước máy, chi phí vệ sinh công cộng, các chi phí phát sinh do không có việc làm trong thời gian nông nhàn... các chi phí này là một khoảng không nhỏ (không muốn nói là nằm ngoài tầm tay) của nhiều hộ gia đình. Và nếu không có các biện pháp hỗ trợ, cơ chế quản lý thích hợp đối với các cụm, tuyến dân cư thì có thể sẽ làm phát sinh thêm tệ nạn xã hội ở những cụm, tuyến dân cư. Người dân sống tập trung, lại không có việc làm (ngoài thời vụ) nên tập trung ở các hàng quán... Tuy nhiên sự phát triển đột biến của các dịch vụ này tỏ ra không bền vững, đã và đang kích thích sự tiêu xài lãng phí, mất đoàn kết cộng đồng vì nạn ăn chịu và ghi nợ, thậm chí gia tăng tình trạng cho vay nặng lãi hoặc trông mong vào sự rủi may của xổ số hoặc cờ bạc. Đại đa số phụ nữ lo lắng và phàn nàn rằng gia đình vào sống tập trung mà không có việc làm (ngoài thời vụ) thì chồng con dễ gây ra "bất thiện". Quan hệ vợ chồng và gia đình dễ gây ra mất đoàn kết hơn vì nhu cầu chi tiêu của gia đình tăng lên mà nguồn thu nhập rất hạn chế [10, tr. 66-67]. Hai là, các mẫu nhà được thiết kế còn đơn điệu, chưa phù hợp hộ nông dân Nam bộ. Nền nhà trong các cụm dân cư thường được bố trí theo cách thức nền nhà của các khu đô thị, có diện tích từ 80 m2 đến 120 m2. Mẫu nhà được thống nhất xây dựng đồng loạt cho mỗi cụm dân cư theo cách là sử dụng khung bê tông dự ứng lực hoặc khung thép, diện tích khoảng 32 m2 (4m x 8m), mái lợp tôn (phạm vi đề tài không bàn đến chất lượng, kỹ thuật và thất thoát trong các công trình xây dựng). Tuy nhiên diện tích nhà chỉ đủ cho gia đình khoảng 4-5 nhân khẩu. Nếu hộ nào có ba thế hệ cùng sinh sống chắc chắn không đủ diện tích sinh hoạt. Mẫu nhà còn đơn điệu, khác nhau không nhiều về thiết kế nên các ngôi nhà trong cụm, tuyến dân cư giống như các dãy nhà kho của quân đội [10, tr. 62]. Ba là, các cụm dân cư phần lớn chỉ được Nhà nước đầu tư về nền và nhà, chưa được đầu tư đồng bộ về hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường giao thông - nước sinh hoạt - vệ sinh - môi trường nên đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự "an cư, lạc nghiệp". Các cụm dân cư phần lớn được tôn nền chủ yếu bằng cát, trong 159 cụm được xây dựng xong có: 94 cụm, tuyến hoàn thành hệ thống điện chiếm tỷ lệ 59,12%; 63 cụm, tuyến có hệ thống cấp nước chiếm tỷ lệ 39,62%; 39 cụm, tuyến hoàn thành hệ thống thoát nước chiếm tỷ lệ 24,53%; 55 cụm, tuyến xây dựng hoàn thành đường giao thông, chiếm tỷ lệ 34,59%. Những cụm hoàn thành hệ thống điện nước chủ yếu là những cụm nằm gần các trong tâm xã, thị trấn. Với cách quy hoạch xây dựng nhà theo kiểu "doanh trại quân đội", diện tích nhỏ (32 m2), mái tôn, cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đồng bộ thì rất khó trong vận động dân vào sinh sống. "Hiện nay người dân sống trong các cụm, tuyến dân cư chưa thực sự "an cư" và "lạc nghiệp". Kết quả phỏng vấn sâu các cụm hộ gia đình cho thấy môi trường sinh sống của người dân chưa thực sự ổn định do thiếu các tiện ích sinh hoạt và công trình công cộng tối thiểu. Các công trình này được liệt kê theo thứ tự ưu tiên sau đây: 1- Thiếu nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; 2- Nhà vệ sinh bán tự hoại chưa đạt yêu cầu sử dụng; 3- Chất thải rắn và lỏng được vứt và đổ bừa bãi và chưa có kế hoạch thu gom, xử lý; 4- Đa số (85%) các hộ dân sống trong các cụm tuyến dân cư chưa có điện; 5- Đường đi nội bộ còn nóng bỏng, gồ ghề và lầy lội do thiếu cống rãnh thoát nước... [10, tr.73]. Bên cạnh đó, còn những biểu hiện mới hình thành chưa rõ nét nhưng về lâu và dài cần phải được xem xét trong tổng thể như: liệu dân cư có thực sự "an cư lạc nghiệp" và ổn định đời sống trong các cụm, tuyến dân cư hay không? Để sử dụng được các tiện ích của cuộc sống đô thị như điện, nước... người dân phải trả chi phí đầu tư ban đầu nhưng phần lớn dân sinh sống trong các cụm tuyến dân cư là hộ nghèo, không có đủ khả năng chi trả, vậy chính sách của Nhà nước như thế nào? Nếu có hỗ trợ thì hỗ trợ như thế nào cho phù hợp để tránh tâm lý ỷ lại vào Nhà nước? Khả năng trả nợ thực tế của dân sau 10 năm mua nền và nhà trả chậm và biện pháp xử lý của nhà nước nếu người dân không có khả năng trả nợ? Khả năng thích nghi của hệ thống chính trị cơ sở, nhất là khóm, ấp ở các cụm, tuyến dân cư trong quản lý đời sống xã hội?... Có thể nhận thấy rằng, đầu tư xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ để cho cư dân (chủ yếu là cư dân nghèo và ngưỡng nghèo) vùng ngập lũ ổn định đời sống là một chủ trương đúng và rất cần thiết để làm nền tảng cho việc hoạch định một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài nói chung và cho mùa nước nổi nói riêng ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng triển khai thực hiện theo cách làm hiện nay là chưa hiệu quả bởi vì một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các công trình công là tỷ lệ dân cư thụ hưởng nó và việc tỷ lệ dân vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư còn thấp đã chứng minh cho điều đó. Bên cạnh đó, nếu xác định về lâu và dài, các cụm dân cư sẽ là những "đô thị nông thôn" thì việc quy hoạch và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng phải được định hướng dài hạn trong xu thế phát triển chứ không phải chỉ nhằm mục đích đưa dân vào sinh sống để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản như cách nghĩ và cách làm hiện nay. Việc đưa dân vào sinh sống trong một môi trường mới cần phải quan tâm nghiên cứu đến các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn của cư dân đồng bằng sông Cửu Long trong bề dày lịch sử hình thành và phát triển của nó, cần phải đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu... và là một quá trình lâu dài, phải được triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp, chính sách thích hợp. 2.4.4. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi chưa đồng bộ, hiệu quả sản xuất chưa cao Phát triển sản xuất trong mùa nước nổi ở An Giang hiện nay tập trung trên ba lĩnh vực: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và ngành nghề trong mùa nước nổi. Trong nông nghiệp, cây trồng chính vẫn là lúa vụ 3. Như đã phân tích ở mục 2.4.2, trồng lúa vụ 3 có năng suất thấp hơn hai vụ chính, chi phí sản xuất cao hơn hai vụ chính và có chiều hướng ngày càng tăng, nhưng trồng lúa vụ 3 lại giải quyết được khoảng 78,22% lao động trong mùa nước nổi. Trong khi đó, nếu trồng cây màu thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ cao hơn do khan hiếm và thị trường tiêu thụ mạnh. Bảng 2.11: So sánh hiệu quả trồng lúa vụ 3 và trồng màu trong mùa nước nổi năm 2004 TT Loại hình sản xuất Diện tích (ha) Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Lao động tham gia (Người) Thu nhập bình quân ha (Tr.đồng/ha) Thu nhập bình quân lao động (Tr.đồng/người) 1 Sản xuất lúa vụ ba 80.340 630.288 295.036 7,85 2,14 2 Sản xuất màu vụ ba 8.023 170.099 24.300 21,20 7,00 3 Tỷ lệ sản xuất màu trên lúa (%) 9,99 26,99 8,24 270,25 327,67 Nguồn: [42]. Qua thực tế sản xuất mùa nước nổi năm 2004, ta nhận thấy: trồng màu tuy chiếm 9,99% diện tích, 26,99% giá trị sản xuất, 8,24% lao động so với trồng lúa vụ 3 nhưng cho thu nhập bình quân trên ha là 21,2 triệu đồng, thu nhập bình quân trên lao động là 7 triệu đồng (nhiều hơn 270,25% và 327,67% so với trồng lúa vụ 3). Điều này cho thấy rằng, trồng màu mang lại hiệu quả cao hơn trồng lúa và diện tích trồng màu cũng tăng hàng năm (2002: 4.736 ha, 2003: 6.840 ha, 2004: 3.023 ha). Tuy diện tích trồng màu có tăng hàng năm nhưng tăng chậm và quy mô còn nhỏ, nguyên nhân chính là do chưa quy hoạch vùng sản xuất tập trung, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có đầu ra ổn định nên khi đẩy mạnh sản xuất với quy mô lớn sẽ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Điều này cho thấy: nếu có chương trình xúc tiến thương mại để tạo đầu ra ổn định cho hàng nông sản và tổ chức lại sản xuất cho nông dân cũng như phát huy vai trò tích cực trong hoạt động mua bán nông sản hàng hoá của lực lượng thương lái, bạn hàng xáo trên địa bàn tỉnh trong khâu phân phối thì hiệu quả của phát triển sản xuất trong mùa nước nổi sẽ cao hơn. Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG TRONG MÙA NƯỚC NỔI 3.1. CĂN CỨ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 3.1.1. Quan điểm cơ bản của Nhà nước về việc sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long Để đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, tính mạng và tài sản của nhân dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách đồng bộ cho sự phát triển của vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có một số văn bản quan trọng sau: Quyết định số 99/TTg ngày 09/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quyết định số 159/TTg ngày 14/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng các công trình cấp bách về thủy lợi,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc - ML bang.doc
Tài liệu liên quan