MỤC LỤC
Số TT Nội dung Trang
1 Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3. Mục tiêu của đề tài 7
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp khoa học của đề tài về lý luận và thực tiễn 8
7. Lực lượng nghiên cứu 8
8. Những công trình đã xã hội hóa 8
9. Nội dung 9
2 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NÔNG THÔN 10
1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 10
1.1.1. Quan niệm hiện đại về CNH 10
1.1.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững 12
1.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế bền vững 14
1.1.2.2. Xã hội bền vững 15
1.1.2.3. Bảo tồn môi trường thiên nhiên 21
1.2. Những nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội ở nông thôn hiện nay 25
1.2.1. Cơ chế chất lượng cao là nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay 25
2.2.2. Bình đẳng trong phân phối thu nhập là nhân tố quan trọng khắc phục bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng bền vững 29
1.3. Kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững ở một số nước 31
1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 32
1.3.2. Kinh nghiệm Nhật Bản 35
1.3.3. Kinh nghiệm Hàn Quốc 40
1.3.4. Kinh nghiệm của Đài Loan 47
3 Chương II: THỰC TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 53
2.1. Tình hình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 53
2.1.1. Chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của ĐCS Việt Nam trong những năm qua 53
2.1.2. Thành quả thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn 61
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và liên tục trong nhiều năm, đảm bảo phát triển ổn định kinh tế đất nước 61
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao 68
2.1.2.3. Đời sống kinh tế, xã hội nông thôn có nhiều cải thiện 70
2.1.2.4. Văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi theo hướng tích cực 76
1/Về văn hóa phi vật thể làng, bản ở nông thôn Việt Nam 77
2/Về văn hóa vật thể 78
2.2. Thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam 80
2.2.1.Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn 80
2.2.1.1. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm ở nông thôn trong những năm gần đây 80
2.2.1.2. Việc làm và lao động di cư từ nông thôn Việt Nam 86
2.2.2. Phân hóa giàu – nghèo bất bình đẳng xã hội gia tăng 89
2.2.2.1. Tình hình 89
2.2.2.1. Nguyên nhân 93
2.2.3. Môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát nghiêm trọng 94
2.2.3.1. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn 94
2.2.3.2. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp 97
2.2.3.3. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề 98
2.2.3.4. Nguyên nhân 99
2.2.4. Đời sống văn hóa xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp 100
2.2.4.1. Thực trạng 100
2.2.4.2. Nguyên nhân 102
4 Chương III: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BỨC XÚC KINH TẾ, XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CÔNG HIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA BỀN VỮNG 105
3.1. Một số quan điểm khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng hiện đại hóa bền vững 106
3.1.1. Cần khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là con đường tất yếu hiện đại hóa đất nước 107
3.1.2. Nhận thức rõ tầm quan trọng và bản chất của phát triển kinh tế, xã hội nông thôn bền vững 107
3.1.3. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững phải là cơ sở của các giải pháp khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội 108
3.1.4. Phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các địa phương, tìm những giải pháp ở trong nông thôn Việt Nam mà CNH, HĐH bằng con đường tất yếu kinh tế 108
3.1.4. Phải có cách nhìn mới về quá trình tiến hoá 110
3.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản 110
3.2.1. Nhóm giải pháp chung, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý và môi trường kinh tế 111
3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế là nguồn lực quan trọng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng HĐH bền vững 113
3.2.1.2. Đổi mới hơn nữa sự điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp cũng là một nguồn lực HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững 115
3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục bức xúc về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường 123
3.2.2.1. Phát huy những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải pháp khắc phục chênh lệch và bất bình đẳng kinh tế ở nông thôn 123
3.2.2.1.1. Phát huy những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 126
3.2.2.1.2. Giải pháp khắc phục chênh lệch và bất bình đẳng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập 128
3.2.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn 129
3.2.2.2.1. Một số đặc điểm lao động nông nghiệp 129
3.2.2.2.2. Giải pháp chung 130
3.2.2.2.3. Giải pháp mở rộng cầu lao đông ở nông thôn thực hiện ly nông bất ly hương 133
3.2.2.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cung lao đông ở nông thôn trong hội nhập TWO 136
3.2.2.3. Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường 142
3.2.2.4. Giải pháp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống nông thôn Việt Nam 146
5 Kết luận 151
6 Danh mục tài liệu tham khảo 154
a) Tài liệu tiếng Việt 154
b) Tài liệu nước ngoài 162
c) Tài liệu trên mạng INTERNET 163
163 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g một tháng giữa nhóm 20% người giàu nhất (top) và nhóm 20 % người nghèo nhất (bottom) tại nông thôn Việt Nam (80/20) tương đối thấp so với nhiều nước láng giềng, chỉ kém một số nước như, Malaysia (120/30), Thailand (25/20)… xen thêm biểu đồ 2.4. Kinh tế phát triển, mức thu nhập và tiêu dùng của người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Trong lĩnh vực phân phối thu nhập đã khắc phục một bước quan trọng chủ nghĩa bình quân, tăng cường cơ chế kích thích, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(Arikoko 2008)
Biểu đồ 2.4:chênh lệch tiêu dùng tháng giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở Việt Nam và một số nước
Nguồn: Đặng Kim Sơn IPSARD.
2.1.2.4. Văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi theo hướng tích cực
“Trong hệ thống các mối quan hệ, bất cứ người nào cũng tìm thấy vị trí của mình trong một mảng của cộng đồng và có thể thỏa mãn nhu cầu về mặt này hay mặt khác” Phan H. L. : Làng xã cổ truyền của người Việt, tiến trình lịch sử và kết cấu kinh tế xã hội, Hà nội, năm 1996, tr. 136-137.
. Trong quan hệ ứng sử giữa người với người ở nông thôn Việt Nam, các hành vi của cá nhân vẫn được đặt trong các thiết chế xã hội (gia đình, dòng họ, làng xã) làm cho vai trò của cộng đồng vẫn giữ được. Đến nay, nông dân Việt Nam về cơ bản vẫn giữ được kết cấu xã hội đa dạng, có khả năng thích nghi cao với quá trình lịch sử đầy biến động. Chính vì vậy, trong nông thôn Việt Nam đã xuất hiện nhiều cách tổ chức và ứng sử vừa uyển chuyển, vừa bền bỉ để tự vệ mình. Đặc điểm này đã tạo nên sức sáng tạo và tinh thần ủng hộ đổi mới của Đảng.
Song kết cấu chặt chẽ và đóng kín của cộng đồng làng xã Việt Nam cổ truyền là nhân tố cản trở sự kết hợp với nhau quy mô lớn. Đó là đặc điểm có tính phổ biến của người nông dân ở phần lớn các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tiếp biến đặc điểm này, các nước Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tín dụng, hợp tá xã khuyến nông trên cơ sở huyết thống, lãnh thổ, nghề nghiệp rất thành công, có thể là bài học quý cho Việt Nam…
Nếp sống làng, tĩnh, hài hòa giữa con người với con người, giữa vật chất và tinh thần, giữa thiên nhiên và con người là phần quan trọng của văn hóa làng Việt phần lớn vẫn giữ được, có tác dụng điều chỉnh sự ứng xử trong mọi quan hệ của con người trong xã hội hiện đại và tạo nên sự cân bằng, sự vững bền của mỗi con người trong mọi biến động của xã hội và tự nhiên.
1/Về văn hóa phi vật thể làng, bản ở nông thôn Việt Nam. Dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, văn hóa phi vật thể ở nông thôn Việt Nam dần dần khôi phục và hoạt động trở lại. Giá trị văn hóa của xóm làng Bắc bộ vẫn giữ được và gói gọn trong mấy chữ “trọng”: “trọng tĩnh, trọng tình, trọng tước, trọng hoan, trọng mẫu…” Vũ Hữu Sự (2008): Cần một khoán mười nữa cho nông thôn,
. Các giá trị văn hóa này được các hương ước duy trì và dư luận xã hội là chế tài bảo vệ. Các vị thành hoàng được thờ trong đình là những danh nhân lịch sử, văn hóa, người có công với làng hay có công lập làng. Đình hiện nay vẫn là nơi diễn ra lễ hội, mà lễ hội mở vào ngày giỗ thành hoàng của làng là để tưởng nhớ các vị thành hoàng. Hiện vẫn có tác dụng quan trọng giáo dục, quy tụ nhân tâm, giữ gìn nếp làng rất cao.
Tất cả các làng, bản Việt Nam đều ẩn chứa một kho tàng khổng lồ văn hóa phi vật thể quý như các chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn, ca dao tục ngữ, trường ca, dân ca…. Trong các dịp lễ hội, ma chay cưới xin… hiện nay, các hoạt động văn hóa được tiến hành với sự tham gia của toàn cộng đồng tạo nên không khí gắn bó và sự kết nối giữa các thế hệ. Trong văn hóa của làng, tôn giáo, sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt cộng đồng, giải trí văn hóa gắn với nhau một cách hài hòa. Thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng, các khía cạnh khác nhau của văn hóa ẩm thực, văn nghệ…. được khôi phục và phát triển. Chính nó đã ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp của văn hóa phi vật thể làng truyền thống Việt Nam. Đó là sự hài hòa với thiên nhiên và các giá trị khoa học của kiến thức bản địa được đúc kết trong lịch sử. Đó là tính hiệu quả của hệ thống sản xuất “vườn ao chuồng“ của nông thôn Đồng bằng sông Hồng; hay “văn minh mượt vườn” của Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, phần lớn các làng bản ở nông thôn Việt Nam hiện về cơ bản vẫn giữ được mối quan hệ cộng đồng gắn bó chặt chẽ, tạo nên cơ chế ràng buộc tự nhiên, giám sát các cá nhân về đạo đức, tâm lý, hình thành nên kỷ luật chung trong làng bản và tạo ra sự thống nhất trong hành động.
2/Về văn hóa vật thể: Hiện nay, các công trình văn hóa vật thể truyền thống về cơ bản vẫn được bảo tồn, đồng thời đã xuất hiện hệ thống điện, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống đường giao thông. Trường học, bệnh viện, nhà văn hóa - bưu điện đã và đang trở thành công trình công cộng mới đem lại cuộc sống văn minh cho người dân nông thôn từ miền suôi đến vùng cao. Trong các gia đình nông dân hiện nay, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch… đã trở thành nếp sinh hoạt mới.
Cùng với mức cải thiện điều kiện sinh hoạt, được sự quan tân đầu tư của Đảng và Chính quyền các cấp, các công trình văn hóa vật thể làng như đền, chùa, đình, miếu…được bảo vệ và tôn tạo. Các sinh hoạt lễ hội được khôi phục và phát triển, hoạt động tôn giáo được tôn trọng, các làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển. Nhiều công trình văn hóa làng vật thể như: Hội An, Bát Tràng, Chùa Hương…hoạt động tôn giáo vật thể và phi vật thể đã gắn liền với dịch vụ du lịch. Sự hoạt động ấy đang trở thành hoạt động kinh tế, xã hội quan trọng của các địa phương.
Trong kho tàng văn hóa vật thể của làng Việt Nam, các công trình công cộng đóng vai trò tâm linh và sinh hoạt cộng đồng quan trọng về cơ bản vẫn được bảo tồn. Trung tâm của các làng ở Đồng bằng sông Hồng là đình làng ( 90%). Làng ở Bắc Bộ có đình thờ thành hoàng. Đình còn là nơi sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra còn có tới 60% làng có chùa thờ Phật hoặc điên thờ Mẫu. Đình thường gắn với cây đa như một biểu tượng trường tồn về thời gian không gian, bên cạnh thường có ao làng hoặc hồ lớn tạo cảnh quang yên tĩnh và hài hòa cho nơi quy tụ tam linh của cả làng. Các ngả vào làng đều được giới hạn bằng cổng làng.
Văn hóa làng vật thể Tây Nguyên về cơ bản vẫn được bảo tồn: có nguồn nước chung, một nghĩa địa chung, một khu săn bắn chung, một khu đất đai chung, mà mọi thành viên đều có quyền khai thác và canh tác. Các Nhà Rông của người Xơđăng, Bana cao vút và kiên cố, nhà Âng hay căn phòng dài nhà khách của người Êđê làm nơi tụ họp cộng đồng, tiến hành các lễ thức tôn giáo, vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, chủ trương, nhận thức sai lạc trong các giai đoạn phát triển đã làm mất đi nhiều vốn quý của văn hóa vật thể ở nông thôn Việt Nam như đền chùa, nhà thờ, đình làng. Hơn 20 năm đổi mới, bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ, bảo trì, tôn tạo vốn quý của văn hóa vật thể làng xã Việt Nam truyền thống. Song xuất hiện những xu hướng chạy theo lợi ích vật chất trước mắt, mà làm mất đi những giá trị văn hóa vật thể làng chân chính lâu dài. Các khu nhà mới, các công trình hiện đại mọc lên chen lẫn vào không gian, thậm chí xóa đi những công trình văn hóa vật thể truyền thống làng xã có giá trị.
Trong quá trình CNH, đô thị hóa, nhiều nhà sàn gỗ, các khu rường cổ, nhà vườn ở Tây Bắc, Tây Nguyên… tháo ra đem bán. Ở vùng miền núi Tây Bắc, những dãy nhà san sát bằng bê tông lợp tôn xếp ngay ngắn, thẳng lối, không có rừng, không có suối, sản xuất nông nghiệp theo một cách… Khu định cư mới của công trình thủy điện Sơn La khó có thể hiểu đây là nơi quy tụ của cư dân nhiều dân tộc với sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa, hệ thống canh tác.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nếu đến thăm một khu định cư với hàng trăm ngôi nhà nhỏ vuông vắn, lợp tôn cùng một kiểu nằm sát nhau xen kẽ các trục đường thẳng như bàn cờ, không có cây cối, không có vườn, không có ao hồ, không có đình chùa, thì khó hiểu rằng đây là cộng đồng định cư của đồng bào nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều ngành nghề.
2.2. Thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam
Đến nay, việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh, thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, từ chủ trương, chính sách, mối quan hệ lợi ích giữa công nghiệp, với nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn, cũng như sự vươn lên của bản thân nông dân. Trong quá trình HĐH, đã nảy sinh những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc, mà nó diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi phải được nhận thức rõ tình hình, nguyên nhân của thực trạng ấy, từ đó xác định phương hướng giải pháp khắc phục, nếu không sẽ có nguy cơ mất ổn định chính trị không thể lường trước được. Cụ thể là:
2.2.1.Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn
Trong nhiều năm quá, thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia với quy mô khác nhau được hình thành và đi vào hoạt động. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội,... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, nhất là ở các vùng nông thôn đã và đang có những dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ cho việc phát triển những khu công nghiệp hoặc khu đô thị mới.
2.2.1.1. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm ở nông thôn trong những năm gần đây.
Đất đai của các hộ nông dân Việt Nam manh mún với diện tích rất nhỏ, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Ở Hà Tây, mỗi hộ có khoảng 5 - 6 mảnh, diện tích mỗi mảnh là 331 m2, ở Phú Thọ, mỗi hộ có 6 - 7 mảnh, diện tích mỗi mảnh có 559m2, ở Điện Biên, mỗi hộ có 4 - 5 mảnh, diện tích mỗi mảnh là 3.498m2. Những nơi có diện tích rộng hơn như Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng diện tích mỗi mảnh cũng chỉ có 2.583m2 (Vạn Linh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Khánh Hòa), 6.899m2 (Cư Jút, Đắk R'Lấp, Đắc Nông). Theo Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐ, TB&XH), từ năm 1990 đến năm 2003, diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp đã lên tới 697.410 ha. Những năm sau đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 40.000 ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp.
Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%, hầu hết là đất lúa, thuộc diện bờ xôi, ruộng mật. Với diện tích đất này, hàng năm sản lượng lúa của cả nước có thể giảm trên 1 triệu tấn. Các vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc Bộ, Miền Trung, Đông Nam Bộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn, chiếm 50% diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác 0,5%. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phần lớn là đất tốt, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, lại tập trung vào một số xã có mật độ dân số cao. Ở Gia Lâm, Thanh trì, Đông Anh, (Hà Nội), Duy Tiên, Bình Lục (Hà Nam), vùng ven đường quốc lộ 5 như Hải Phòng, Hải Dương... có xã bị thu hồi 70 - 80% tổng diện tích đất canh tác. Kết quả tổng hợp từ các địa phương cho thấy, có khoảng 10 - 20% số hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất, 20% số hộ bị thu hồi 2/3 đất sản xuất, còn lại 60% số hộ bị thu hồi 1/2 diện tích. Chỉ các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm phát triển kinh tế, thì diện tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ.
Mặc dù Quốc hội đã có Nghị quyết số 29/2004/QH (khóa 11) thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và Nghị quyết số 57/2006/QH khóa 11 thông qua kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của cả nước, theo đó đến năm 2010 diện tích đất trồng lúa cả nước là 3.861.380 ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ trở lên (đất chuyên trồng lúa nước) là 3.311.770 ha, nhưng khi rà soát, kiểm tra đất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ (cuối tháng 4-2008), thì diện tích đất trồng lúa đã bị giảm 34.330 ha. Số lượng đất giảm tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long là 15.000 ha, ở đồng bằng sông Hồng là 8.000 ha, Đông Nam Bộ là 6.600 ha, Bắc Trung Bộ là 2.340 ha. Các tỉnh có diện tích lúa bị giảm nhiều nhất trong hơn 2 năm qua là Bạc Liêu (8.597 ha), Sóc Trăng (3.600 ha), Vĩnh Long (3.024 ha), Hà Tây (2.232 ha), Tiền Giang (2.065 ha), Tây Ninh (1675 ha), Thành phố Hồ Chí Minh (1.599 ha), Hải Dương (1.118 ha), Bắc Ninh (997 ha), Vĩnh Phúc (820 ha), Hà Nội (647 ha), Hải Phòng (637 ha), Hưng Yên (627 ha), Nam Định (550 ha), ... Điều đáng lo ngại là diện tích đất trồng lúa bị giảm chủ yếu ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị) chỉ bị giảm có 800 ha. Chỉ tính riêng khu công nghiệp Bình Minh ở Vĩnh Long đã làm xóa sổ 130 ha đất trồng bưởi Năm Roi vốn có giá trị kinh tế rất cao.
Tốc độ phát triển công nghiệp đã dẫn đến tại một số địa phương đất nông nghiệp bị xóa sổ hoàn toàn. Chẳng hạn xã Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc, chỉ sau 2 năm kể từ khi khu công nghiệp hình thành (từ năm 2002 đến 2004) toàn xã có 600 ha đất thu hồi. Hiện tại, trên địa bàn xã có tới 300 doanh nghiệp hoạt động, hơn 200 ha đất còn lại cũng đã thuộc quy hoạch khu công nghiệp 2. Từ khi đường cao tốc Láng - Hòa Lạc khánh thành giai đoạn I (năm 2001), An Khánh - nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội 15km, trở thành "điểm ngắm" lý tưởng của các doanh nghiệp. Năm 2007, khi dự án xây dựng hai khu đô thị Nam - Bắc An Khánh khởi công, thì gần 100% đất nông nghiệp ở đây bị thu hồi. Người dân quanh năm bộn bề với việc đồng áng. Bây giờ, trên cánh đồng ấy chỉ còn màu vàng quạch của những thớ đất bị cày xới; những khu biệt thự, nhà chung cư cao ngất mọc lên, thay đồng lúa bát ngát. Những đồng ruộng, vườn cây, ao cá nay trở thành công trường ngổn ngang gạch, đá. Thành phố Hà Nội bình quân một năm giải phóng mặt bằng gần 1.000 ha, với khoảng trên 300 dự án/năm, trong đó 80% là đất nông nghiệp. Theo dự án quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp giảm từ 41.976 ha (năm 2000) xuống còn 28.718 ha vào năm 2010.
Tại cuộc Hội thảo Nông dân bị thu hồi đất - thực trạng và giải pháp do Bộ NN&PTNT chủ trì hồi tháng 7-2007 cho biết, 50% số đất nông nghiệp bị thu hồi trong thời gian qua nằm trong những vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, 80% diện tích đất này thuộc loại “bờ xôi, ruộng mật” cho 2 vụ lúa/năm với cơ sở hạ tầng, thủy lợi rất tốt. Như vậy, Việt Nam đã mất khoảng 500.000 tấn lúa mỗi vụ. Nhiều cánh đồng lúa “bờ xôi, ruộng mật”, mênh mông, bát ngát, trên dọc Quốc lộ 5 từ Gia Lâm, Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, rồi Quốc lộ 1 từ Hà Nội qua Hà Nam vào Ninh Bình, từ Hà Nội qua Quốc lộ 2 lên Mê Linh, Vĩnh Phúc… đã biến mất, thay vào đó là các khu công nghiệp mọc lên “như nấm”. Những cánh đồng giao thông thuận tiện đã hoặc sẽ vào quy hoạch, chỉ còn những khu ruộng nằm sâu bên trong, xa trục giao thông hoặc đường quốc lộ hay những vùng nông thôn thuần túy, thì mới chưa được nằm trong quy hoạch thu hồi. “Trong đó những con số về tình trạng mất đất của người nông dân theo kết quả điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp & nông thôn trên 12 tỉnh với 2.324 hộ thì có 13% hộ bị mất đất, tỉ lệ đất bị thu hồi chiếm 44,2%, đất bán chỉ chiếm 8,9%, đất trao đổi là 10%” Hội thảo: Người dân nông thôn trong quá trình CNH do Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT, Tạp chí Tia Sáng và Báo Nông thôn ngày nay phối hợp tổ chức, Ngày 27/6/2009 tại Hà Nội, Tia Sáng.
.
Điều đáng bàn, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi không phải lúc nào cũng được sử dụng hiệu quả. Có rất nhiều diện tích đất ở trong tình trạng thu rồi lại để hoang. Trong khi, người nông dân không có đất để sản xuất nông nghiệp, thì đất thu hồi do doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa đủ năng lực để san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở lại để hoang. Ngặt một nỗi, những dự án dang dở, bỏ hoang lại thường dựng rào bao xung quanh, rồi đổ mấy xe đất như kiểu xí phần, giữ chỗ. Thành thử, người nông dân chỉ còn biết đứng nhìn ruộng đất bỏ hoang, thậm chí có nơi bỏ hoang đến gần chục năm rồi.
Tình trạng này không riêng một tỉnh nào, nó tồn tại ở khắp nơi trong cả nước, đặc biệt những tỉnh “ưu ái” ồ ạt cho các doanh nghiệp vào đầu tư mà không cân nhắc, xem xét kỹ. Ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng có không ít dự án dang dở, bỏ không ra bỏ, xây dựng cũng chẳng thành xây dựng. Trong khi những thửa ruộng màu mỡ nhất thường được bà con gọi là "bờ xôi ruộng mật" bị lấy đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf hoặc xây các khu nhà nhằm mục đích kinh doanh. Điều đáng tiếc là nhiều khu công nghiệp mặc dù được cấp giấy phép từ lâu, nhưng ruộng đất vẫn bị bỏ không một cách vô cùng lãng phí. Theo thống kê của Bộ KH & ĐT, tính đến tháng 6/2008, cả nước có 158 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích đất tự nhiên là 82.120 ha, được phân bố trên 49 địa phương. Tuy nhiên, mới chỉ có 90 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 29.790 ha, 68 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy rất thấp. Chẳng hạn, khu công nghiệp Tân Hương (Tiền Giang) rộng 197 ha, từ năm 2004 đến nay mới cho thuê được 1ha; khu công nghiệp Nam Đông Hà (Quảng Trị) rộng 99 ha, từ năm 2004 đến nay mới cho thuê được 3 ha; khu công nghiệp Ninh Phúc (Ninh Bình) rộng 334 ha, từ năm 2003 đến nay mới cho thuê được 48 ha, khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) quy hoạch 130 ha trên đất nông nghiệp, nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ hình hài ra sao; khu công nghiệp Nam sông Cần Thơ đã có 2.000 ha đất nông nghiệp bị quy hoạch, nhưng vẫn đang bỏ hoang nhiều năm; khu công nghiệp Phố Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép từ năm 2003, nhưng mới cho thuê được 37,31% /95 ha diện tích; khu công nghiệp Hà Nội – Đại Từ được cấp giấy phép từ năm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 ha diện tích...
Mặt khác, việc dùng đất nông nghiệp để xây dựng rất nhiều sân golf cho mục đích giải trí của một thiểu số người thật đáng báo động. Theo chất vấn trước Quốc hội của Bộ KH&ĐT, vào đầu tháng 6-2008, cả nước đã có 141 sân golf ở 39 tỉnh, sử dụng tới 49.268 ha đất đai - trong đó có 2.625 ha đất trồng lúa. Nếu như trong suốt 16 năm chỉ cấp phép cho 34 dự án sân golf, thì chưa đầy 2 năm (7-2006 - 5-2008) các địa phương sau khi được phân cấp đã cấp phép cho 104 dự án, nghĩa là cứ bình quân sau mỗi tuần lại xuất hiện thêm 1 sân golf.
Trong khi đất khu công nghiệp bị bỏ hoang hoá hoặc làm sân golf, thì người nông dân lại trở thành “tha nhân”. Tất cả những cái đó đã gây tâm lý ức chế, bất bình trong nông dân, cơ sở nảy sinh vấn đề chính trị, khi có sự tác động khách quan hoặc chủ quan. Rõ ràng do chủ trương, chính sách của Chính phủ, việc làm cụ thể ở địa phương làm nảy sinh những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc.
HĐH nông thôn để đưa nước ta “vượt ngưỡng” chậm phát triển, nâng cao đời sống của người nông dân là điều cần thiết mà toàn Đảng, toàn dân phải làm. Tuy nhiên, CNH nông nghiệp nếu không có những bước đi phù hợp sẽ tạo ra những mặt trái với mức độ nghiêm trọng. “Để chiều lòng các nhà đầu tư, thay vì dành những nơi đất bạc màu, không thuận cho canh tác để quy hoạch các khu công nghiệp, nhằm tránh phải đi xa hơn một chút, người ta chào mời ngay những thửa ruộng trồng lúa bên vệ đường. Tốt quá còn gì, đỡ phải chi phí cho đầu tư hạ tầng cơ sở. Thế nhưng, đừng quên rằng, cứ ưu đãi nhà đầu tư kiểu ấy thành ra bạc đãi người nông dân”. Được đền bù, một khoản tiền mà xưa nay, người nông dân, từ đời ông, đời cha của họ chưa bao giờ mơ thấy. Nhưng không phải ai cũng biết cách làm cho đống tiền đó sinh sôi, nảy nở khi mà bao đời nay, họ chỉ biết kiếm sống từ đất. Thế là, đối với không ít người, đống tiền “đền bù” đã cạn dần vào những chi phí tiêu dùng không hợp lý, đất thì đã mất, không ít gia đình nông dân điêu đứng, thất cơ lỡ vận. Lại nữa, ở nhiều nơi, nhất là ở đồng bằng sông Hồng, do chi phí sản xuất quá cao, nông dân phải bỏ ruộng như ở Nam Định, Thái bình…. Trồng lúa không kiếm sống được, người ta buộc phải cầm cố hoặc bán đứt mảnh ruộng vốn là khát vọng bao đời của họ để “ra tỉnh” tìm việc làm. Ruộng đất bị mất dần, mà việc làm mới thì quá khó kiếm. Đấy là chưa nói đến chuyện đất nông nghiệp tham gia thị trường đầu cơ thiếu biện pháp bảo vệ. Những người thiếu việc làm ở nông thôn sẽ đến kiếm việc làm ở đô thị nảy sinh ra sự dịch chuyển cái nghèo từ nông thôn ra đô thị.
2.2.1.2. Việc làm và lao động di cư từ nông thôn Việt Nam
1/Thực trạng về việc làm của nông dân. Tính bình quân cứ 1 ha đất bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc; riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 15 người. Trong 5 năm (2001-2005), số người bị mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu phi nông nghiệp ở Hà Nội là gần 800.000 người; Hải Phòng: 13.274 người; Hà Nam: 12.360 người; Hải Dương: 11.964 người; Bắc Ninh: 2.222 người; Tiền Giang: 1.459 người; Quảng Ninh: 997 người v.v... Theo tính toán của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, giai đoạn từ 2006-2010, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng sẽ là 192.212 ha và theo đó sẽ ảnh hưởng tới đời sống của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2.498.756 lao động nông thôn mất việc.
Trên thực tế, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn hơn 9 triệu ha, chiếm khoảng 28% diện tích của cả nước, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn hiện có khoảng 33.971.000 và sau mỗi năm lại tăng thêm khoảng 450.000 lao động. Vì vậy, những hộ gia đình nông thôn đã bị thu hồi đất có rất ít cơ hội được cấp lại đất để tiếp tục sinh sống bằng nghề cũ. Do đó, hàng triệu người, chủ yếu là nông dân lâm vào cảnh thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm hoặc không có thu nhập.
Điều đáng chú ý là trong số những người bị mất việc, nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 35 trở lên (chiếm khoảng 50%) - nhóm người này thường có trách nhiệm tạo thu nhập chính cho gia đình, ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Theo thống kê, trung bình mỗi ha đất nông nghiệp thu hồi sẽ ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Trong 5 năm qua, việc thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới đời sống của 2,5 triệu nông dân. Tại Bắc Ninh, từ năm 2001 - 2005, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới thu hút được 60.000 lao động, trong đó, số lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi được tuyển dụng là 3.200 người. Tại Vĩnh Phúc, để có đất mở khu công nghiệp dịch vụ và đô thị Quang Minh, 2/3 diện tích đất canh tác nông nghiệp của trên 3,5 ngàn hộ dân thuộc xã này đã bị thu hồi. Thế nhưng, theo điều tra của Sở LĐ, TB &XH tỉnh Vĩnh Phúc về thực trạng lao động việc làm và đào tạo nghề của xã Quang Minh cho thấy, trong số 203 dự án đầu tư vào khu công nghiệp Quang Minh, chỉ có 87 dự án đang sử dụng 11,7 ngàn lao động, nhưng chỉ có 1.000 lao động là người địa phương.
2/Tình hình lao động di cư của nông dân mất đất từ nông thôn Việt Nam và nguyên nhân.
a) Tình hình: thực tế, một bộ phận rất lớn nông dân mất đất phải tự tìm việc làm giản đơn một cách tự phát không ổn định với rất nhiều nghề để kiếm sống, trong đó phổ biến là di cư lên thành phố, các khu công nghiệp, các đô thị để làm thuê bằng các loại dịch vụ với tiền công rẻ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Theo khảo sát của IPSARD năm 2006 ở 8 xã thuộc Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy nhiều thôn gần như không còn lao động dưới 40 tuổi. Hầu hết lao động di cư là những người trẻ, từ 15-25 tuổi. Đa số lao động di cư từ nông thôn chỉ học hết cấp 2 hoặc cấp 3, vì thế thường chỉ làm lao động giản đơn với mức lương thấp. Ở các địa bàn trọng điển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khu kinh tế Tây Bắc, Tây Nguyên, khu công nghiệp Đông Nam Bộ cho thấy nữ giới tham gia đông nhất cả 2 luồng di cư từ nông thôn ra thành thị (21%), từ nông thôn đến nông thôn (16%). Nhóm tuổi di cư tìm được việc làm nhiều nhất là người có độ tuổi từ 18 đến 25 và chủ yếu là người chứa kết hôn.
b) Nguyên nhân: tình trạng lao động và việc làm ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản là: kế hoạch phát triển khu công nghiệp không gắn với kế hoạch đào tạo nghề. Hầu hết nông dân đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất. Ở một số trung tâm đào tạo nghề cơ sở vật chất và nguồn nhân lực còn yếu, kinh phí phục vụ dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân thiếu, có nơi hầu như chưa có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập vẫn còn thiếu, đào tạo nghề cho người lao động diễn ra không có bài bản. Số lao động mất đất, không có nghề cần đào tạo thì nhiều song thực tế đào tạo không được ba
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc
- Mục lục.doc