Hoạt động học tập của SV được tạo thành từcác hành vi học tập của họ.
Hành động học tập tích cực của họlà minh chứng rõ ràng nhất thểhiện ý chí, lòng
quyết tâm, niềm đam mê với môn học. Nghiên cứu này đưa ra 26 biểu hiện hành vi
học tập tích cực của SV. Với thang đo chạy từ1 đến 5 điểm (1 – Không bao giờ, 2 –
Hiếm khi, 3 – Thỉnh thoảng, 4 – Thường xuyên, 5 – Rất thường xuyên) các hành
động học tập của SV được đo lường vềmức độdiễn ra trong quá trình học tập của
SV. Chỉsốthực hành học tập tích cực của SV được tính bằng cách cộng dồn tất cả
26 biểu hiện này. Giá trịcủa nó sẽchạy từ26 đến 130. Càng đến gần 130 thì hành
động học tập của SV càng tích cực và ngược lại. Kết quảđiều tra như sau:
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3024 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của sinh viên đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau (Chi-Square
= 34,561, df = 12, p – value = 0,001).
e. Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo
Đọc tài liệu là cơ sở của việc học tập. N.C.Tsecnưsepsxki nhấn mạnh “khoa
học là ở trong sách và trong lao động tự lực của chính mình bỏ ra để tiếp thu được
nhiều tri thức từ trong cuộc sống và từ trong những sách vở ấy”. SV không thể lĩnh
hội tri thức một cách khoa học, hệ thống, sâu sắc và vững chắc bằng bất cứ một biện
pháp nào khác ngoài việc nghiên cứu sách.
Sau khi đọc giáo trình môn học và những tài liệu tham khảo bắt buộc, SV
cần tìm đọc thêm những sách tham khảo bổ sung vì trong sách tham khảo, chúng ta
có thể tìm thấy được những luận cứ bổ sung, những thí dụ minh hoạ, cho luận điểm
mà ta đã hiểu, phát hiện những quan điểm khác và những sự việc mới đối với những
vấn đề đang nghiên cứu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy SV Việt Nam nói chung và SV ĐHQGHN nói
riêng mắc “bệnh lười đọc”, có 10% SV không bao giờ tự tìm đọc tài liệu tham khảo,
21,5 % rất hiếm khi thực hiện. Phần lớn các em đều tự đánh giá mình thực hiện
hành vi này ở mức “thỉnh thoảng” (40,8%), 23,5% SV thực hiện ở mức thường
xuyên trong đó SV trường ĐHNN chiếm tỷ trọng cao nhất (ĐHNN: 31%, ĐHKT:
27,4%, Khoa Luật: 22,1%, ĐHKHTN: 19,5%). Chỉ có 3,8% số SV tham gia trả lời
cho rằng mình rất thường xuyên tự tìm đọc tài liệu tham khảo. Ở mức độ tích cực
cao nhất này, SV khoa Luật có vẻ chiếm ưu thế hơn với số người trả lời cao nhất
(Khoa Luật: 44,4%, ĐHKT: 33,3%, ĐHNN: 22,2%, ĐHKHTN: 0%). Nhưng nhìn
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
37
chung, SV trường ĐHNN vẫn tỏ ra tích cực hơn SV các đơn vị khác vì ở những
mức độ “không bao giờ”, tỷ trọng của trường ĐHNN là thấp nhất (8,3%)và trường
ĐH KHTN là cao nhất (50%) (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Mối liên hệ giữa biến “Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham
khảo” và biến “Trường đại học”
Hành vi tìm đọc thêm tài liệu tham khảo Trường
Không
bao giờ
Rất hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên Cộng
Số lượng 10 24 48 31 6 119 ĐHKT
% 20.8% 23.3% 24.5% 27.4% 33.3% 24.9%
Số lượng 24 35 39 22 0 120 ĐHKHTN
% 50.0% 34.0% 19.9% 19.5% .0% 25.1%
Số lượng 4 18 59 35 4 120 ĐHNN
% 8.3% 17.5% 30.1% 31.0% 22.2% 25.1%
Số lượng 10 26 50 25 8 119 Khoa Luật
% 20.8% 25.2% 25.5% 22.1% 44.4% 24.9%
Chi-Square = 39.181, df = 12, p - value = 0,000
f. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp là hành vi không thể thiếu ở những SV tích cực,
bao gồm việc ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới. Việc chuẩn bị cho bài nghe giảng
sắp tới bằng tài liệu học tập đã có hay bằng các phần ghi trước trên cơ sở các kiến
thức đã nắm được về nội dung sẽ giúp cho SV dễ dàng nắm bắt trọng tâm và nhanh
chóng đi sâu vào nội dung bài giảng mới. Ngoài ra cũng bằng cách chuẩn bị như
vậy sẽ tạo điều kiện cho các em SV sắp xếp lại nội dung bài giảng một cách trọng
tâm theo cách riêng của mình, đồng thời làm tăng hứng thú học tập. Bảng 2.3 và 2.4
đã chứng minh điều này. Rõ ràng nếu SV tích cực chuẩn bị bài trước khi đến lớp họ
cũng sẽ tích cực ghi chép bài theo cách hiểu của mình, đồng thời sẽ luôn hứng thú
và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
38
Bảng 2.3. Mối tương quan giữa hành vi “Chuẩn bị bài trước khi đến lớp” với
hành vi “Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình”
Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình Chuẩn bị bài trước khi
đến lớp
Không
bao giờ
Rất hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên Cộng
Số lượng 8 13 4 2 3 30 Không bao giờ
% 42.1% 21.7% 3.1% 1.1% 3.3% 6.3%
Số lượng 3 20 27 28 14 92 Rất hiếm khi
% 15.8% 33.3% 21.1% 15.6% 15.6% 19.3%
Số lượng 6 14 59 83 22 184 Thỉnh thoảng
% 31.6% 23.3% 46.1% 46.1% 24.4% 38.6%
Số lượng 1 9 33 58 38 139 Thường xuyên
% 5.3% 15.0% 25.8% 32.2% 42.2% 29.1%
Số lượng 1 4 5 9 13 32 Rất thường
xuyên % 5.3% 6.7% 3.9% 5.0% 14.4% 6.7%
Gamma = 0,349, t = 6,223, p - value = 0,000
Bảng 2.4. Mối tương quan giữa hành vi “Chuẩn bị bài trước khi đến lớp” với
hành vi “Phát biểu xây dựng bài trong giờ học”
Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của
mình
Chuẩn bị bài trước khi
đến lớp
Không
bao giờ
Rất hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên Cộng
Số lượng 16 10 4 0 0 30 Không bao giờ
% 39.0% 7.7% 2.0% .0% .0% 6.3%
Số lượng 8 38 32 12 2 92 Rất hiếm khi
% 19.5% 29.2% 16.3% 13.8% 9.1% 19.3%
Số lượng 12 52 82 32 5 183 Thỉnh thoảng
% 29.3% 40.0% 41.8% 36.8% 22.7% 38.4%
Số lượng 5 24 67 32 11 139 Thường xuyên
% 12.2% 18.5% 34.2% 36.8% 50.0% 29.2%
Số lượng 0 6 11 11 4 32 Rất thường
xuyên % .0% 4.6% 5.6% 12.6% 18.2% 6.7%
Gamma = 0,42, t = 8,045, p - value = 0,000
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
39
Trên thực tế, SV ĐHQGHN đã thực hiện việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp như
thế nào?
Theo kết quả điều tra, chỉ có 35,9% SV thực hiện việc chuẩn bị bài trước khi đến
lớp ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên. Còn lại đa phần vẫn chỉ thỉnh
thoảng làm việc này (38,3%). Số SV rất hiếm khi và không bao giờ chuẩn bị bài là
25,5%.
2.1.1.2. SV tích cực sử dụng thao tác tư duy.
Tư duy là một quá trình sinh lý tạo ra những khái niệm, nghĩa là sự phản ánh gắn
liền với ngôn ngữ đã được khái quát hóa về các mối liên hệ khách quan. Bản thân
những mối liên hệ khách quan đó không phải do trực tiếp tri giác thì do tưởng tưởng
mà có. Theo He-Bớc Smit-Man, chúng ta hoàn toàn có thể tập luyện để cải thiện tốc
độ tư duy bằng cách tập thói quen thường xuyên thâu tóm nhanh nội dung chủ yếu
của vấn đề hoặc hiện tượng nào đó và đừng nên dừng lại quá lâu khi phát triển một
ý nghĩ về vấn đề mà ta đã nhận thức là đúng rồi. ghi chép nhanh theo cách hiểu của
mình.
Đối với hoạt động học tập, thao tác tư duy được thể hiện ở những hành vi ghi
chép bài theo cách hiểu của mình, gạch dưới những từ, những câu quan trọng trong
tài liệu học để xác định nội dung quan trọng cần tìm hiểu và nắm vững trong khi tự
học và so sánh những vấn đề đã học với kinh nghiệm của bản thân).
Chúng ta hãy tìm hiểu về mức độ tích cực thao tác tư duy của SV ĐHQGHN
thông qua từng hành vi cụ thể:
a. Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình
Ở chương 1, mục 1.2.7.1, tôi đã đề cập đến các trường phái về học, trong đó
trường phái nhận thức cho rằng: học là một quá trình tích cực và xây dựng ý nghĩa.
Học không hoàn toàn giống ghi nhớ, đó là quá trình chủ động “tạo nghĩa”. Chỉ khi
nào SV biết sắp xếp và cấu trúc mới lại những thông tin nhận được thì họ mới có
thể hiểu sâu, nhớ lâu. Ở trên lớp, khi nghe giảng, SV cần tạo ra thói quen ghi chép
bài đầy đủ. Những SV tích cực sẽ không chép lại nguyên văn những gì giáo viên
giảng mà các em sẽ sử dụng thao tác tư duy để ghi theo ý hiểu của mình. Nó không
chỉ thể hiện sự tập trung chú ý đến nội dung bài giảng mà còn thể hiện tính chủ
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
40
động và biết cách tư duy đối với các kiến thức mà giảng viên truyền đạt. Họ cần
phải tư duy được cái gì cần thiết phải ghi và cái gì thì không cần ghi.
Ở những phần mô tả ở trên, các hành động đều có sự phân bố giá trị tập trung
vào mức độ “thỉnh thoảng”. Nhưng ở hành động “ghi chép bài đầy đủ theo cách
hiểu của mình” có tới hơn 56,3% số SV được hỏi thực hiện hành động tích cực này
ở mức độ thường xuyên trở lên (trong đó, 37,5% ở mức “thường xuyên” và 18,8% ở
mức rất thường xuyên). Giá trị mean cho thấy mức độ tập trung của các giá trị tiệm
cận tới mức độ thường xuyên (đạt 3,55 điểm). Có lẽ do ở đại học khác với ở phổ
thông, các thầy cô ít khi sử dụng phương pháp “thầy đọc, trò ghi” nên buộc các em
SV phải phát huy khả năng ghi chép mang tính “nắm bắt ý của thầy chứ không phải
lời của thầy”. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra đối với bậc đại học, chắc chắn nhiều
giáo viên sẽ cảm thấy chưa hài lòng với kết quả điều tra này. Để tranh thủ tối đa
những kiến thức truyền đạt của giáo viên ở trên lớp, SV cần phải tiến hành ghi chép
ở mức rất thường xuyên nhiều hơn nữa.
b. Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu
Trong quá trình lĩnh hội một hệ thống tri thức nhất định nào đó, con người
tạo ra một nếp suy nghĩ logic và có được những kỹ năng trí tuệ. Những kỹ năng này
ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành một tiền đề bên trong cần thiết cho việc
tiếp thu một hệ thống tri thức khác ở trình độ cao hơn. Những SV tích cực khi sử
dụng thao tác tư duy thường không tiếp thu một cách xuôi chiều, máy móc mà các
em sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, xem xét đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích
khám phá ra nội dung cơ bản và những đặc điểm bản chất của đối tượng. Các em sử
dụng thao tác tư duy để tóm tắt và tìm ra những ý chính trong tài liệu đọc bằng cách
“gạch dưới những từ, những ý, những câu quan trọng”. Cách làm này sẽ giúp các
em dễ dàng hệ thống hóa kiến thức và làm cho kiến thức dễ nhớ vì bản thân những
hành động này đã chứng tỏ là các em hiểu về những gì mình đang học ở một mức
độ nhất định.
Theo số liệu điềut tra của luận văn, tỷ lệ phần trăm số SV thực hiện việc tìm
ra ý chính của tài liệu đọc bằng cách gạch chân dưới những từ, những câu quan
trọng ở mức “thường xuyên” là 37,3%, nhiều hơn tỷ lệ SV “không bao giờ” thực
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
41
hiện hành động này là 32,3%. Có 19,8% SV thực hiện hành động tích cực này ở
mức “rất thường xuyên” và 10,6 % thực hiện ở mức “rất hiếm khi”. Nếu áp dụng
phương châm học ở đại học là “tự học” thì tỷ lệ này có vẻ như không ổn. Qua trao
đổi với một số SV, tôi được biết một trong những lý do khiến các em chưa thật sự
tích cực ở hành động này là các em ít có thói quen lập dàn ý hay lập đề cương cho
môn học. Đối với những môn thiên về tính toán, các em lại càng ít thực hiện hành
động này vì các em cho rằng làm bài tập là đã có thể hiểu lý thuyết nên chỉ cần nhớ
công thức là đủ. Điều này đã được chứng minh qua số liệu ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5: Mối liên hệ giữa biến “tóm tắt, tìm ra ý chính khi đọc tài liệu” với
biến “trường đại học”
Trường đại học
Tóm tắt, tìm ra ý
chính khi đọc tài
liệu
ĐHKT ĐHKHTN ĐHNN
Khoa
Luật Tổng
Số lượng 5 14 2 3 24 Không bao giờ
% 4.2% 11.7% 1.7% 2.5% 5.0%
Số lượng 10 17 9 15 51 Rất hiếm khi
% 8.3% 14.2% 7.6% 12.5% 10.6%
Số lượng 39 37 27 27 130 Thỉnh thoảng
% 32.5% 30.8% 22.7% 22.5% 27.1%
Số lượng 49 38 51 41 179 Thường xuyên
% 40.8% 31.7% 42.9% 34.2% 37.4%
Số lượng 17 14 30 34 95 Rất thường xuyên
% 14.2% 11.7% 25.2% 28.3% 19.8%
Chi-Square = 36,870, df = 12, p - value = 0,000
Rõ ràng chúng ta thấy SV trường ĐHKHTN ít thực hiện hành vi này nhất
còn SV trường ĐHNN thực hiện tích cực nhất. Ở mức độ “không bao giờ”và “hiếm
khi” thực hiện, tỷ trọng của trường ĐHKHTN là cao nhất (25,9%), của trường
ĐHNN, ĐHKT, Khoa Luật lần lượt là: 9,3%, 12,5%, 15%. Ở mức độ “thường
xuyên” và “rất thường xuyên”, tỷ trọng của các trường được xếp theo thứ tự từ cao
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
42
nhất đến thấp nhất là: ĐHNN: 68,1%, Khoa Luật: 62,5%, ĐHKT: 55,0%,
ĐHKHTN: 43,4%.
c. So sánh những vấn đề đã học với kinh nghiệm của bản thân, tìm ví dụ minh
họa để làm rõ nội dung môn học, tìm hiểu ý nghĩa của môn học với cuộc sống
hàng ngày.
SV chỉ có thể thực sự lĩnh hội tri thức khi tư duy tích cực của bản thân được phát
triển, các em có thể phân tích, khái quát tài liệu có nội dung, sự kiện cụ thể, rút ra
được những kết luận cần thiết. Nhờ tư duy mà hiểu biết của SV ngày càng sâu sắc
hơn, đó là chuyển nhận thức từ hiện tượng sang bản chất. Tư duy càng phát triển
mạnh bao nhiêu thì càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức một cách có kết quả và
sâu sắc, càng có nhiều khả năng vận dụng những tri thức ấy vào trong thực tế bấy
nhiêu. Tri thức và tư duy gắn bó như sản phẩm đi đôi của quá trình. Vì vậy, không
thể tách rời tri thức khỏi tư duy, tri thức được bộc lộ và phát triển trong tư duy. Mặt
khác những tri thức lĩnh hội được lại tham gia vào quá trình tư duy như một yếu tố
của tư duy để tiếp thu những tri thức mới khác. Dựa vào cái đã biết và nhờ tư duy
SV phán đoán ra tri thức mới mà biểu hiện rõ nhất qua hành động so sánh những
vấn đề đã học với kinh nghiệm của bản thân, tìm hiểu ý nghĩa của môn học với cuộc
sống hàng ngày, tìm ví dụ minh họa để làm rõ nội dung môn học. Tuy nhiên, SV
của chúng ta vốn đã quen với kiểu thầy “dọn cơm ăn sẵn” nên tỏ ra lười tư duy. Đôi
khi, các em học và chỉ dừng lại ở việc hiểu vấn đề nêu lên trong bài học đó theo
kiểu “học vẹt” mà không làm sinh động hóa, cụ thể hóa, gắn lý luận với thực tiễn.
Kết quả là kiến thức không được áp dụng vào thực tế.
Thực trạng điều tra cho thấy đa phần SV còn yếu trong vấn đề này, đặc biệt
trong việc liên hệ với thực tiễn. Ở hành vi “So sánh những vấn đề đã học với kinh
nghiệm của bản thân”, “tìm ví dụ minh họa để làm rõ nội dung môn học”, “tìm hiểu
ý nghĩa của môn học với thực tế cuộc sống hàng ngày, tỷ lệ SV thực hiện ở mức
“thường xuyên” lần lượt là: 24,4; 27,5; 24,2 và ở mức ‘rất thường xuyên” thấp hơn
rất nhiều lần với tỷ lệ đều dưới 7,5%.
2.1.2. Hoạt động học tương tác
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
43
Sự tương tác giữa thầy – trò và giữa SV với nhau là điều kiện cần thiết để học
sâu. Bằng những tương tác có tổ chức, SV sẽ học cách tự phát biểu như thế nào và
biết cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, đồng thời vẫn thể hiện sự độc
lập của mình. Chúng ta nghiên cứu những hành vi cụ thể sau:
a. Hăng hái phát biểu xây dựng bài
Một trong những dấu hiệu rất dễ nhận thấy SV có tích cực học tập hay không
chính là ở việc SV có hăng hái xây dựng bài trong giờ học hay không. Nó thể hiện
sự say mê, thiết tha và chủ động tham gia vào quá trình khám phá ra tri thức, đồng
thời thể hiện sự tương tác giữa SV và giảng viên.
Qua kết quả điều tra có 8,5% SV không bao giờ phát biểu xây dựng bài trong
giờ học, 68,6% số SV được hỏi thực hiện hành động này ở mức không thường
xuyên trong đó có tới 27,3% là ở mức rất hiếm khi. Chỉ có 4,6% cho rằng họ rất
thường xuyên và 18,1% thường xuyên phát biểu ý kiến trong giờ học. Thực trạng
này cho ta hình dung bầu không khí của các lớp học nhìn chung chưa được sôi nổi.
Việc SV có hăng hái phát biểu xây dựng bài hay không phụ thuộc không chỉ
vào ý thức và sự ham mê học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của bản thân SV mà còn
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số SV trả
lời rất thường xuyên tham gia phát biểu tại lớp, có 36,8% là SV của Khoa Luật,
31,6% là SV trường ĐHKT, 21,1% là SV trường ĐHNN và 10,5% là SV trường
ĐH KHTN. Tuy nhiên, cũng với hành động này ở mức độ “thường xuyên”, trường
số SV trường ĐHNN chiếm số lượng vượt trội hơn hẳn (chiếm 42,9%, gấp hơn 2
lần số SV có mức độ tích cực tương tự ở Khoa Luật cũng như ở trường ĐHKT,
trong khi đó, số SV của trường ĐHKHTN tỏ ra rất lười phát biểu các đơn vị khác
Như vậy biến trường đại học cũng có ảnh hưởng tới mức độ tích cực trong hành vi
“phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học” của SV (bảng 2.6).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
44
Bảng 2.6. Mối liên hệ giữa biến “Phát biểu xây dựng bài trong giờ học” và biến
“trường đại học”
Phát biểu xây dựng bài trong giờ học
Trường
Không
bao giờ
Rất hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên Cộng
Số lượng 11 35 46 16 6 114 ĐHKT
% 32.4% 30.2% 26.3% 20.8% 31.6% 27.1%
Số lượng 10 29 28 12 2 81 ĐH KHTN
% 29.4% 25.0% 16.0% 15.6% 10.5% 19.2%
Số lượng 3 17 52 33 4 109 ĐHNN
% 8.8% 14.7% 29.7% 42.9% 21.1% 25.9%
Số lượng 10 35 49 16 7 117
Khoa Luật
% 29.4% 30.2% 28.0% 20.8% 36.8% 27.8%
Chi-Square = 29,535; df = 12; p-value = 0.003
Ngoài ra, luận văn cũng tìm ra được mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa
hành vi “phát biểu xây dựng bài trong giờ học” với vị trí ngồi của SV trong lớp
(Chi-Square = 18.418; df = 8; p-value = 0.018) và tính cách của SV (Chi-Square =
31.977; df = 4; p-value = 0.000). Những SV nào có mục đích học đại học là muốn
“mở mang kiến thức sâu rộng” cũng tỏ ra tích cực hơn những SV không có mục
đích này (Chi-Square = 14.412; df = 4; p-value = 0.006)
b. Thảo luận, học nhóm
Phương pháp học tích cực khuyến khích sự hợp tác trong học tập, nghĩa là SV
học lẫn nhau. Người Việt Nam ta có câu “học thày không tày học bạn”. Kiến thức
không chỉ thu nhận từ giáo viên mà còn từ bạn học, học có thể đóng góp thêm cho
nhóm những kiến thức, kỹ năng và lý thuyết họ sẵn có.
Ở hành vi “thảo luận và học nhóm”, tỷ lệ SV không bao giờ thực hiện là rất ít
(chiếm 2,1%) nhưng tỷ lệ SV tích cực là chưa cao (26,7% SV tự đánh giá mình thực
hiện hành vi này ở mức “thường xuyên” và “rất thường xuyên”).
Trong một số trường hợp, SV còn muốn học từ các bạn hơn từ giáo viên, đặc
biệt nếu chủ đề học liên quan tới cảm xúc và niềm tin. Xem hộp 1 dưới đây:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
45
Hộp 2.1: Phỏng vấn sâu về hành vi thảo luận nhóm
Phải chăng những SV có tính cách nhút nhát sẽ kém tích cực hơn những SV có
tính cách mạnh dạn?
Sử dụng kiểm định Khi – bình phương cho thấy tính cách không có liên quan
đến mức độ tích cực tham gia thảo luận, học nhóm của SV (Vì Lambda = 0,031, P =
0,221>0,05), nhưng có sự khác biệt giữa SV thuộc các nhóm ngành khác nhau
(Lambda = 0,060, P = 0,025)
c. Đòi hỏi giáo viên giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày và tranh
luận với giảng viên khi có quan điểm khác với quan điểm giáo viên đưa ra
Chúng ta thường rất khó chịu khi thực hiện một thủ tục mà chúng ta không
hiểu. Chúng ta cần được “giải thích”. Nếu không có giải thích cặn kẽ, một số người
học có thể thiếu tự tin ngay cả khi họ đã học đúng. Học mà không hiểu quả là học
nông. Nhưng điều đáng buồn là hiện nay chúng ta đang thiên về cách dạy và cách
học như thế.
Hiện nay, có không ít giáo viên bỏ qua việc giải thích vì cho rằng việc đó là
“hiển nhiên” rồi. Đối với nhiều môn học, đặc biệt là những môn có thực hành, giáo
viên hướng dẫn cho SV các bước để làm nhưng không giải thích chút nào vì sao lại
cần có các bước đó, vì sao phải làm như vậy hoặc mỗi bước phải đạt được chính xác
yêu cầu gì. Lẽ ra như vậy, SV cần tích cực đòi hỏi giáo viên phải giải thích cặn kẽ.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy chỉ có một số ít SV tỏ ra tích cực hỏi lại thầy
khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề thầy trình bày (22,3% SV thực hiện ở mức thường
xuyên và 5,8% SV thực hiện ở mức rất thường xuyên). 6,9% SV không bao giờ
thực hiện hành vi này.
“…Theo M, khi thảo luận học nhóm với bạn, M thấy rất thoải mái vì tự do tranh
luận và bày tỏ quan điểm riêng của mình, đặc biệt là khi nói về những chủ đề có
liên quan nhiều đến cảm xúc và niềm tin. Nếu có vấn đề gì không hiểu, M thường
hỏi bạn trước, nếu không được thì mới hỏi thầy. Mặc dù thầy cũng khá nhiệt tình
nhưng M vẫn cảm thấy ngại ngùng vì mỗi lần hỏi thầy thường phải đứng lên trước
lớp…(PVS, M, SV năm thứ 2, Khoa Anh, ĐHNN)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
46
Tình trạng này có thể do SV không hứng thú với vấn đề mà giáo viên đưa ra,
cũng có thể do sức ỳ cố hữu của bản thân họ. Liên hệ với những hành vi khác, ta
thấy giữa biến “Chuẩn bị bài trước khi đến lớp” và biến “Đòi hỏi giáo viên giải
thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày” có mối tương quan khá chặt
(Gamma = 0,462, P = 0,000). Rõ ràng, khi SV đã đọc tài liệu trước khi đến lớp học
sẽ dễ dàng nắm bắt trọng tâm của bài giảng và biết được chính xác mình cần phải
hiểu sâu về nội dung gì. Từ đó, họ mới có thể nêu câu hỏi nêu lên những vấn đề
mình còn chưa rõ. Kết quả điều tra còn chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa
biến “Đòi hỏi giáo viên giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày” với biến
“điểm thi đại học” và “điểm trung bình của học kỳ gần nhất”.
Trong những biểu hiện hành vi của hoạt động học tương tác, hành vi “Tranh
luận với giảng viên khi có quan điểm khác với quan điểm giáo viên đưa ra” có kết
quả điều tra thấp nhất. Số học viên thực hiện hành vi này ở mức “thường xuyên” là
15,4%, đặc biệt là ở mức “rất thường xuyên” chỉ đạt 4,0% và có tới gần 10% (9,6%)
số SV tham gia trả lời phiếu hỏi tự nhận rằng họ chưa bao giờ tranh luận với giảng
viên.
Điều này có thể được giải thích theo quan điểm giáo dục truyền thống đã và
vẫn còn tồn tại ở nước ta là giảng viên giảng bài để truyền đạt kiến thức, nói và
chứng minh những gì mà họ nghĩ là SV cần biết. Trong nhiều năm, với rất nhiều
thầy giáo, khi họ giảng bài, nếu lớp học yên lặng thì họ cho là một dấu hiệu tốt
chứng tỏ rằng SV đang chăm chú học và việc SV phản đối ý kiến của thầy giáo
được coi là một hành vi khó chấp nhận. Bản thân SV Việt Nam nói chung và SV
ĐHQGHN nói riêng chưa thực sự tích cực học tập, quen học theo lối thụ động và
lười tư duy. Đôi khi người ta nghĩ rằng SV yên lặng có thể do họ thấy tẻ nhạt hoặc
nghĩ về một điều gì khác, người ta cũng không nghĩ rằng những ý kiến đóng góp (có
thể là trái chiều) của SV có thể biểu hiện quan tâm, hứng thú với một chủ đề do
giảng viên đặt ra. SV ít có cơ hội để suy nghĩ, thảo luận và thậm chí để cải thiện
hoạt động của thầy giáo trong những năm học đại học.
Bản thân SV Việt Nam nói chung và SV ĐHQGHN nói riêng chưa thực sự tích
cực học tập, quen học theo lối thụ động, lười tư duy và yên tâm cho rằng những
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
47
kiến thức giáo viên cung cấp là quá đủ để hiểu một vấn đề nào đó. Thói quen này sẽ
cản trở khả năng sáng tạo của SV không chỉ khi họ ngồi trên ghế nhà trường mà còn
cả khi họ đi làm sau này.
Vấn đề đặt ra đối với các thầy cô giáo là ngoài việc cung cấp cho SV những
kiến thức hữu ích thì họ cần tạo được không khí cởi mở, thân thiện, khuyến khích
SV hăng hái trao đổi, thảo luận.
2.1.3. Tham gia nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong SV nằm ngay trong hoạt động đào tạo
của các trường. Nó bắt nguồn từ những việc nhỏ như SV tự tìm đọc tài liệu, các
công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, trao đổi với nhau (và với giảng
viên) ở các diễn đàn chính thức và không chính thức đến việc thực hiện các đề án
môn học, luận văn tốt nghiệp hay cao hơn là các đề tài nghiên cứu độc lập.
Hiện nay, hoạt động này càng ngày càng được quan tâm và khuyến khích.
Tuy nhiên, có thể nói phần lớn SV ĐHQGHN chưa coi trọng vấn đề này. Như phần
phân tích ở trên, chúng ta đã nhận thấy rất rõ bệnh “lười đọc” của SV. Do đó, lẽ tất
nhiên là SV sẽ không thể tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy có 36,9% SV không bao giờ tham gia,
38,1% rất hiếm khi tham gia vào hoạt động này. Tỷ lệ này quá cao này là một thực
tế đáng buồn so với những gì mà nền giáo dục nước nhà mong đợi.
Trong số các hành vi tích cực học tập thì đây chính là hành vi có tỷ lệ SV
tích cực thấp nhất. Chỉ có 5,8% SV cho rằng họ thực hiện ở mức thường xuyên và
3,5% ở mức rất thường xuyên. Nếu như ở các dạng hành vi khác, mức độ phân bố
tập trung chủ yếu ở mức “thỉnh thoảng” thì ở hành vi này, tỷ lệ mức đó chỉ đạt
15,6%.
2.2. CÁC DẠNG HÀNH VI HỌC TẬP PHẢN TÍCH CỰC
Luận văn đưa ra 5 biểu hiện hành vi học tập phản tích cực là: nghỉ học, đi
học muộn, sử dụng tài liệu khi thi/kiểm tra mà chưa được phép, làm việc riêng
trong giờ học.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
48
Bảng 2.7: Chỉ số các hành vi học tập phản tích cực
Nghỉ học
Đi học
muôn
Sử dụng tài
liệu khi
thi/kiểm tra
mà không
được phép
Làm việc
riêng trong
giờ học
Mẫu điều tra 480 480 480 480
Giá trị trung bình 2.13 2.35 1.73 2.54
Trung vị 2.00 2.00 1.00 3.00
Độ lệch chuẩn .948 .964 .963 1.007
Giá trị lớn nhất 1 1 1 1
Giá trị nhỏ nhất 5 5 5 5
Mặc dù nhìn chung, SV ĐHQGHN chưa thật sự tích cực học tập (thể hiện ở
chỉ số thực hành học tập tích cực chỉ đạt mức độ trung bình (bảng 2.1, mục 2.1)
nhưng ở những hành vi phản tích cực, giá trị trung bình chỉ đạt cao nhất là 2,54
(ở hành vi làm việc riêng trong giờ học) và thấp nhất là 1,73 (ở hành vi sử dụng
tài liệu khi thi/kiểm tra mà không được phép) (bảng 2.7). Ngoài ra, kết quả
thống kê cho thấy hầu hết giá trị trung vị đều thấp hơn giá trị trung bình. Và
trong trường hợp này thì đó là một dấu hiệu tốt. Có 50% số SV trả lời câu hỏi
cho rằng họ không bao giờ coi bài, nghỉ học hoặc đi học muộn và 50% số SV có
những hành vi này, nhưng chủ yếu là ở mức hiếm khi hoặc thỉnh thoảng.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy hành vi “làm việc riêng trong giờ học” là
hành vi chiếm tỷ lệ cao nhất và hành vi “Sử dụng tài liệu khi thi/kiểm tra mà
chưa được phép” chiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của SV ĐH.pdf