Luận văn Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO - Thời cơ và thách thức

Trong lĩnh vực nông nghiệp, dưới sức ép mạnh mẽ của các thành viên Ban Công tác, Việt Nam cam kết chung về thuế nông nghiệp ở mức bình quân 21%. Điều đáng nói là các nước láng giềng ASEAN là Thái Lan và Philipin, thành viên Ban công tác về việc gia nhập của Việt Nam, được áp dụng mức thuế nông nghiệp cao hơn Việt Nam, cụ thể là Thái Lan 36% và Philipin 34%. Nêpan, một nước LDC hoàn thành đàm phán gia nhập năm 2003, cũng được áp dụng mức thuế nông nghiệp bình quân là 42%.

doc151 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO - Thời cơ và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất bình quân đạt 1,1 tấn/ha, tăng 61,3% so với năm 1997, sản lượng điều thô đạt 235 ngàn tấn, tăng 2,5 lần so với năm 1999 và vượt 52,2% so với mục tiêu trong Đề án Phát triển điều đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năng lực chế biến điều đạt 400 ngàn tấn/năm đủ để chế biến sản xuất trong nước và nhập khẩu thêm hạt điều thô để chế biến. Năm 2006, xuất khẩu đạt 127 ngàn tấn điều nhân, kim ngạch đạt 505 triệu USD. Các thị trường chính gồm Mỹ, Úc, Hà Lan, Canada, Anh, Nga, NewZealan,.. trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất. Lợi thế cạnh tranh của ngành điều là do sự gia tăng năng suất hạt điều trong thời gian tương đối ngắn, năng suất điều của Việt Nam cao gấp 2 lần bình quân chung của thế giới, cao hơn cả Ấn Độ và Brazin, giá thành thấp chỉ 247 USD/tấn, trong khi đó Brazil là 288 USD, Ấn Độ 544 USD, lao động phục vụ khâu chế biến dồi dào, năng lực chế biến cao, công nghệ phù hợp. - Hạt tiêu. Năm 2006, diện tích gieo trồng đạt 50 ngàn ha, tập trung chủ yếu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sản lượng đạt 83 ngàn tấn. Việt Nam tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu đứng đầu thế giới. Năm 2006, xuất khẩu 116 ngàn tấn, chiếm trên 50% sản lượng hạt tiêu giao dịch trên toàn thế giới, đạt kim ngạch 190 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay cả về số lượng và giá trị. Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt nam gồm 70 nước với các thị trường chính như Ấn Độ, Đức, Pakistan, Mỹ,... Lợi thế cạnh tranh của hạt tiêu Việt Nam là do năng suất cao thuộc loại hàng đầu thế giới, bình quân đạt 1,7 tấn/ha, nhiều nơi đạt 4 tấn/ha, giá thành sản xuất thấp do trình độ thâm canh cao và chi phí lao động thấp, bước đầu có sự chuyển biến trong khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến hạt tiêu, đa dạng hoá chủng loại hạt tiêu xuất khẩu (hồ tiêu đen, trắng), chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, tỷ lệ chế biến tiêu trắng còn thấp mới chiếm 10%, làm giảm giá trị xuất khẩu. - Lâm sản. Trong thập kỷ vừa qua, ngành lâm nghiệp đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước. Ngành đã chuyển từ một nền lâm nghiệp lấy khai thác là chính sang nền lâm nghiệp xã hội, lấy bảo vệ và xây dựng vốn rừng làm nhiệm vụ cơ bản. Tỷ trọng của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp ở mức khoảng 5- 6%, trong đó công nghiệp chế biến lâm sản, nhất là chế biến gỗ phát triển khá nhanh. Năm 2006, sản phẩm gỗ là mặt hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong ngành nông nghiệp, xuất khẩu lâm sản và đỗ gỗ cả năm đạt 2,16 tỷ USD (trong đó đồ gỗ chiếm 1,9 tỷ USD). Hiện nay, Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu đồ gỗ trong khu vực Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan). Với sức cạnh tranh cao do giá thành rẻ, chất lượng tốt, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã thu hút được nhiều khách hàng trên thế giới. Mặt hàng đồ gỗ gia dụng đã thâm nhập thị trường 120 nước và vùng lãnh thổ, trong đó ba thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU, chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu. Thương mại hàng nông sản từ trước tới nay vẫn là lĩnh vực được bảo hộ cao trong chính sách thương mại của các nước phát triển thông qua trợ cấp cao cho nông dân trong nước, trợ giá cao cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nông sản thông qua thuế quan cao và các hàng rào phi thương mại… Theo Bộ nông nghiệp Hoa kỳ (USDA), ước tính mức thuế quan trung bình đối với hàng nông sản trong WTO là 62%, trong khi đó đối với hàng công nghiệp chỉ 4%. Điều đó đã ngăn cản các nước đang phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển. Vấn đề thương mại hàng nông sản, luôn là đối tượng xung đột giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Tại vòng đàm phán Urugoay, các nước đã cùng nhau ký kết hiệp định về nông nghiệp, theo hướng giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản và thuế hóa các biện pháp phi thuế quan. Tại hội nghị bộ trưởng Doha, vấn đề nông nghiệp đã trở thành tâm điểm đàm phán. Tuyên bố Doha buộc các thành viên WTO phải cam kết không những cắt giảm, mà còn loại bỏ dần tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Là một nước nông nghiệp và đặc biệt là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu gạo và thị trường đối với nông sản hơn vì các hạn chế về số lượng đối với gạo và nông sản sẽ được chuyển thành thuế và thuế phải cắt giảm theo hiệp định. Bên cạnh đó, một lợi ích tiềm năng mà Việt Nam có thể tận dụng là một điều khoản được đề xuất trong hiệp định nông nghiệp - cho phép các nước đang phát triển áp dụng cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM) để đối phó với trường hợp tăng đột biến nhập khẩu từ các nước khác và được miễn không phải giảm thuế đối với một số sản phẩm có tầm quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia. Khi gia nhập WTO thị trường xuất khẩu nông sản, thuỷ sản của Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam được tự do xâm nhập các thị trường các nước thành viên WTO với tư cách bình đẳng mà không phải chịu những hạn chế về số lượng, không phải nhờ qua nước trung gian. Các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… không còn là vùng cấm của nông sản Việt Nam. Thương hiệu nông sản, thuỷ sản "Made in Việt Nam" sẽ hình thành và đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Hàng loạt mặt hàng nông sản Việt Nam trước đây xuất khẩu nhờ thương hiệu của nước thứ 3 thì nay sẽ xuất khẩu trực tiếp. Do vậy chi phí trung gian giảm, nhiều thương hiệu hàng hoá như cà phê Trung Nguyên, gạo thơm Chợ Đào, nếp cái Hoa Vàng, nho Ninh Thuận, chè Thái Nguyên, hạt tiêu Phú Quốc, tôm hùm, tôm càng xanh, cá ngừ đại dương, bưởi Năm Roi, Biên Hoà, Diễn, Phúc Trạch, cam Cần Thơ, xoài cát Bến Tre, Tiền Giang sẽ lần lượt hình thành và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các loại nông sản thế giới sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam cũng là thời cơ để các doanh nghiệp, các chủ trang trại và hàng triệu hộ nông dân tiếp cận với thị trường thế giới ngay tại Việt Nam, từ đó giúp họ điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sản xuất từng loại nông sản để tăng sức cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. 2.3.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại Sau hơn 20 năm đổi mới, quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp là chính sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường thế giới và khu vực dựa trên cơ sở đơn vị sản xuất là kinh tế nông hộ ở khu vực nông thôn đã đạt được những thành tựu mới. Nông nghiệp Việt Nam (theo nghĩa rộng gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản) đã có nhiều thay đổi so với trước. Từ một nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp lương thực là chủ yếu trước đổi mới, đã từng bước chuyển thành nền nông nghiệp đa canh, có tỷ suất hàng hoá ngày càng cao gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước ngưỡng cửa của WTO, nông nghiệp Việt Nam đã bước đầu mang dáng dấp của một nền nông nghiệp hàng hoá có những nét hiện đại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường trong nước với nhu cầu cao hơn đồng thời dư thừa nông sản, thuỷ sản xuất khẩu. Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, trong giai đoạn 1986 - 2007, giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp liên tục tăng với tốc độ bình quân 5,8%/năm, thủy sản tăng trưởng nhanh với tốc độ 9,4%/năm, trong khi mức tăng giá trị sản lượng lâm nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007 chỉ đạt 1,2%/năm. Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam Nguồn:Tổng hợp từ Thời báo kinh tế Việt Nam (2007) Xét về kết cấu tăng trưởng trong ngành, giai đoạn 1985-2006, tăng trưởng giá trị sản xuất của cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc đóng góp 60% cho tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và gần 77% cho tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Xét về giá trị gia tăng, GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng liên tục từ năm 1988 đến năm 2007 với tốc độ bình quân 4,2%/năm (trừ hai năm đầu của thời kỳ đổi mới 1986-1987, tốc độ tăng trưởng của ba ngành trên là 1,14%). Mức tăng trưởng trên là rất cao so với tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân trên thế giới. Nhờ phát triển nhanh, nông nghiệp Việt Nam đã từ tình trạng tự cung tự cấp tiến lên đảm bảo an ninh lương thực và trở thành một quốc gia xuất khẩu mạnh nông sản. Đây là nền tảng vững chắc để quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra suôn sẻ - một trong những thách thức mà nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở Đông Âu và Liên Xô không vượt qua nổi. Tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh, trong thời gian dài cũng tạo ra tiền đề hết sức quan trọng để nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu chuyển mạnh sang giai đoạn công nghiệp hóa. Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhất là sản xuất lương thực đã tạo ra cơ sở vững chắc cho mức lương thực tế hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu của số lượng lớn lao động chuyển từ nghề nông sang các hoạt động phi nông nghiệp. Trong ngành "nông nghiệp mở rộng", tỷ trọng GDP của ngành thủy sản tiếp tục tăng nhanh từ 16,2% lên 26,4%, ngành chăn nuôi tăng từ 17,3% lên 20%, trong khi tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 61,8% năm 2000 xuống còn 51% năm 2007. Trong ngành trồng trọt cơ cấu sản xuất tiếp tục thay đổi: trong bảy năm, diện tích gieo trồng lúa giảm 465 nghìn ha (năm 2000: 7,67 triệu ha, năm 2007 còn 7,20 triệu ha), nhưng sản lượng lúa vẫn tăng trên 3,3 triệu tấn. Năm 2007, sản lượng ngô tăng lên 2 lần so với năm 2000 nhờ tăng cả diện tích và năng suất. Sản lượng cây có hạt tăng 5,6 triệu tấn, từ 34,5 triệu tấn năm 2000 lên 29,98 triệu tấn năm 2007. Các cây công nghiệp xuất khẩu như lạc, đậu tương, cao su, cà phê, chè tăng cả diện tích và năng suất. Cây ăn quả tăng nhanh diện tích 223 nghìn ha, từ 565 nghìn ha năm 2000 lên 788 nghìn ha năm 2007. Trong ngành chăn nuôi đang diễn ra quá trình tăng quy mô sản xuất. Hình thức sản xuất theo mô hình trang trại, chăn nuôi công nghiệp tập trung đang thay thế dần hình thức chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ (năm 2001, toàn quốc mới có 1.761 trang trại chăn nuôi thì năm 2006 đã có tới 16.594 trang trại, bình quân mỗi năm số trang trại chăn nuôi tăng hơn 1,5 lần). Năm 2005, đàn lợn thịt nuôi theo hình thức gia trại, trang trại chiếm 16,5% tổng đàn, tương tự, gà công nghiệp là 30,2%, vịt 7,1%, bò sữa 5%, bò thịt gần 10%. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, chăn nuôi phát triển với tốc độ khá nhanh, 7-8%/năm, sản lượng thịt hơi từ 1.856 nghìn tấn năm 2000 tăng lên 3.510 nghìn tấn năm 2006, đưa tỷ trọng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp từ 17,3% năm 2000 lên 26,5% năm 2007. Cùng với nhu cầu phát triển chăn nuôi, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng từ 1,7 triệu tấn năm 2000 lên 2,35 triệu tấn năm 2006. Trong ngành thủy sản có sự chuyển hướng tích cực cả về khai thác và nuôi trồng. Sản lượng thủy sản tăng gần gấp hai lần, từ 2,15 triệu tấn năm 2000 lên 4,1 triệu tấn năm 2007; đặc biệt, sản lượng nuôi trồng tăng gấp 4 lần từ 525 nghìn tấn năm 2000 lên 2,1 triệu tấn năm 2007. Ngành lâm nghiệp tăng trưởng chậm nhưng cũng có chuyển biến rõ nét. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng hơn đã hạn chế tình trạng suy thoái rừng trên phạm vi toàn quốc. Diện tích rừng tăng từ 11,31 triệu ha năm 2000 lên 12,8 triệu ha năm 2006, trong đó rừng đặc dụng 1,969 triệu ha, rừng phòng hộ 6,036 triệu ha, rừng sản xuất 4,763 triệu ha. Ngành chế biến lâm sản xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất đồ gỗ đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Khi gia nhập WTO, những tín hiệu của thị trường thế giới là tác nhân thúc đẩy cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại. Những ngành đất nước có thế mạnh và thị trường thế giới cần sẽ được đẩy mạnh đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Những ngành thị trường không có nhu cầu hoặc sản xuất kém hiệu quả sẽ được cắt giảm để ưu tiên sự đầu tư cho các ngành hiệu quả hơn. Ví dụ, nuôi trồng thủy sản là ngành cho giá trị xuất khẩu cao nên đã tăng trưởng khá nhanh. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2008 so với năm 1986 tăng 14 lần, góp phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Nhờ xuất khẩu thủy sản nuôi trồng tăng nên diện tích nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh. Trong đó, đã chuyển một phần diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao hơn. Từ năm 2001 đến năm 2008, cả nước đã chuyển khoảng 350 nghìn ha trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn. Việc phát triển một nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyên nghiệp hơn để có thể hội nhập, đáp ứng được thị trường thế giới rộng lớn sẽ tạo động lực cho quá trình tích tụ nguồn lực (vốn, ruộng đất, nhân lực,...) để tăng quy mô sản xuất, những lao động thực sự có khả năng mới có thể ở lại trong ngành nông nghiệp và sẽ là những nông dân xuất sắc, những chủ trang trại lớn. Cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn sẽ thay đổi một cách căn bản trong đó, lao động nông nghiệp sẽ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là những chủ trang trạng sản xuất trên những nông trang quy mô lớn, trình độ cơ giới hóa cao, áp dụng phương thức canh tác hiện đại cho năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bộ phận lao động còn lại sẽ tham gia vào các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn như công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp,... góp phần nâng tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Khi đó nông nghiệp sẽ đóng vai trò làm nền tảng cho công nghiệp hóa nông thôn, khiến cho GDP nền kinh tế tăng lên nhờ sự gia tăng của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng cao về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cả nước sẽ giảm một cách hợp lý. 2.3.1.5. Phương thức tổ chức sản xuất sẽ thay đổi theo hướng hiện đại, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá quy mô lớn, chuyên canh và thâm canh cao Trong nền nông nghiệp, đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn với tỷ trọng sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu đạt cao, hình thành các mối liên kết giữa sản xuất- chế biến- tiêu thụ và xuất khẩu hàng hoá nông sản. Bên cạnh đó, thị trường đối với hàng hoá nông nghiệp và ở các vùng nông thôn đã phát triển mạnh, thúc đẩy việc nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuất, sản phẩm. Nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh theo hướng xuất khẩu. Gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm đồ gỗ, thủy sản…của Việt Nam đã chiếm được thị phần lớn trên thị trường khu vực và thế giới. Tỷ lệ nông sản dành cho xuất khẩu khá lớn: gạo 18,5%, hạt điều 49% và hầu hết sản lượng cà phê, cao su, hồ tiêu. Trong bảy năm, (2001-2007), giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 49,6 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 7,1 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 16,85%/năm, riêng năm 2007 đạt 12,5 tỷ USD, tăng gấp 2,96 lần so với năm 2000. Hiện nay Việt Nam đã có năm mặt hàng xuất khẩu đạt mức trên 1 tỷ USD là thủy sản, cà phê, gạo, cao su, đồ gỗ. Đây là những yếu tố rất quan trọng tạo động lực cho phát triển nông nghiệp phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, góp phần định hình con đường CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm qua và những năm tới. Chính các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung đó đã cung cấp nông sản hàng hoá và xuất khẩu trong những năm qua và là dấu hiệu của nền nông nghiệp hàng hoá lớn đã và đang hình thành, khác hẳn thời kỳ trước đổi mới. Những tổ chức sản xuất, kinh doanh quy mô lớn thường tập trung nhiều ở các vùng sản xuất hàng hoá lớn. Điều này được thể hiện rõ bởi sự phân bố các trang trại ở nước ta, cụ thề là: (1) các trang trại thuỷ sản tập trung phát triển ở khu vực đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long; (2) các trang trại trồng cây lâu năm như cà phê, cao su, cây ăn quả tập trung ở những vùng có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp như miền Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên; và (3) các trang trại chăn nuôi tập trung nơi có thị trường tiêu thụ mạnh như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Sự phát triển của các cơ sở chế biến và tiêu thụ nông sản (bao gồm cả DNNN, doanh nghiệp dân doanh, HTX, hộ cá thể,…) cũng gắn liền với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho một số sản phẩm nông sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đối với các ngành, nghề phi nông nghiệp, sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh nông thôn, các HTX, các hộ kinh tế cá thể đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu, các cụm công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp. Đặc biệt, ở những địa phương có nhiều làng nghề, việc tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp làng nghề đang được coi là một hướng đi thích hợp. Hiện nay, nhiều địa phương đã triển khai xây dựng hoặc có quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung, như Hà Nội (5 cụm), Bắc Ninh (18 cụm), Nam Định (13 cụm), Hà Tây (80 cụm), v.v. Việc hình thành các khu, các cụm như vậy với nhiều chính sách thuận lợi sẽ thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn ở nông thôn, đồng thời góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội, nhất là về môi trường. 2.3.1.6. Hệ thống luật pháp trong nước trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam phải minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc của WTO. Thông qua quá trình này, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam sẽ minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũng như hợp tác về các vấn đề khác với cộng đồng quốc tế. Cơ chế xử lý tranh chấp (DSU) là quy trình và thủ tục mang tính ràng buộc của WTO để giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các thành viên. Khi các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập hơn vào thương mại toàn cầu, một vấn đề nảy sinh là chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tranh chấp thương mại. Nếu không có phương tiện này, Việt Nam sẽ không có vũ khí để đương đầu với cáo buộc của những người khổng lồ thương mại trong các cuộc chạm trán song phương. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO có nhiều ưu điểm trong quá trình xử lý. Trước hết, DSB khuyến khích và cho phép các nước thành viên đàm phán để đi đến một biện pháp hòa giải. Nếu thất bại, một ban giải quyết tranh chấp sẽ được thành lập để phân xử và nhờ một cơ quan kháng án đưa ra quyết định cuối cùng này phải được các bên có liên quan chấp thuận. Nếu kết quả giải quyết trang chấp không được thi hành nghiêm túc, bên có quyền lợi vi phạm có thể áp dụng các biện pháp trả đũa. Tuy nhiên, trong thực tế, những phí tổn, tình trạng thiếu năng lực kỹ thuật và những sức ép chính trị đã khiến cho đa số các quốc gia thành viên đang phát triển không hào hứng lắm với việc bảo vệ quyền lợi của mình tại diễn đàn này. Dẫu sao, trong tương lai, DSU cũng tạo cho Việt Nam cơ hội để khắc phục hành động không công bằng của các đối tác thương mại. Ví dụ, Hoa Kỳ đã hạn chế nhập khẩu tôm và cá tra/cá basa của Việt Nam bằng các biện pháp bảo hộ không phù hợp (có thể bị kiện) tại WTO. Quan trọng hơn, thắng lợi trong những vụ kiện do các nước đang phát triển theo đuổi, như trường hợp Braxin kiện Hoa Kỳ trợ cấp bông vải và EU trợ cấp cho ngành đường, có thể thúc đẩy những thay đổi về chính sách làm lợi cho tất cả thành viên WTO. 2.3.1.7. Thúc đẩy đơn vị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nâng cao trình độ kinh doanh Áp lực cạnh tranh cùng việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sẽ tạo cơ hội cho nông nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản nông sản. Sự gia tăng sức ép của hàng hóa nông sản nhập khẩu sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong nước. Thực tế nông nghiệp Việt Nam sau hơn 2 năm gia nhập WTO cho thấy, hệ thống các đơn vị kinh doanh nông nghiệp (hộ nông dân, hợp tác xã, nông trường quốc doanh…) đã trở thành những đơn vị kinh tế độc lập kinh doanh theo cơ chế thị trường. Việc tạo ra kim ngạch xuất khẩu nông sản ngày càng tăng và nhiều hàng nông sản chiếm thị phần lớn, tương đối bền vững trên thị trường quốc tế đã chứng minh sự trưởng thành trong năng lực kinh doanh của các đơn vị sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ có liên quan. Nhiều hộ nông dân, trang trại đã thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, lấy thị trường trong và ngoài nước làm căn cứ trong việc xác định cơ cấu kinh doanh, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, cách thức quản lý mới. Cùng với các đơn vị kinh doanh nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản, thương mại, dịch vụ có liên quan cũng đã đổi mới cách thức hoạt động. Một số liên kết giữa các loại hình đơn vị kinh doanh, giữa các đơn vị nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thương mại nông sản đã hình thành. Cùng với các đơn vị kinh tế, nhiều hiệp hội theo ngành hàng trong nông nghiệp cũng đã bước đầu có những hoạt động thiết thực để nâng cao trình độ, hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hóa như Hiệp hội chè, Hiệp hội cà phê, Hiệp hội xuất khẩu thủy sản,… Nếu như đầu những năm đổi mới, Việt Nam chưa thực sự chủ động trong việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu thì hiện nay các doanh nghiệp và hộ nông dân Việt Nam đã chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng, thay đổi quy trình công nghệ…để tạo ra nông sản phục vụ cho nhu cầu thị trường. Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Việt Nam chưa có doanh nghiệp chế biến thủy sản nào có công nghệ và thiết bị để chế biến thủy sản theo nhu cầu của thị trường EU; nhưng đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm doanh nghiệp chế biến được trang bị kỹ thuật, thiết bị đủ tiêu chuẩn chế biến sản phẩm theo yêu cầu của thị trường này. Việc liên kết giữa các chủ thể sản xuất hàng nông sản cho xuất khẩu, như sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp với các đơn vị sản xuất nông nghiệp, đã được hình thành. Đặc biệt, Việt Nam đã thực hiện việc sản xuất sạch, bước đầu tạo ra nông sản theo tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới. Các doanh nghiệp và hiệp hội theo ngành nghề nông sản cũng đã chủ động thăm dò thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng, giảm chi phí…để nâng cao khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2.3.1.8. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ khu vực nông thôn sẽ có bước phát triển đột biến Vào WTO sản xuất công nghiệp và dịch vụ khu vực nông thôn sẽ có bước phát triển đột biến. Làn đầu tư mới từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và nhất là EU sẽ chảy mạnh vào Việt Nam, trong đó khả năng thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ tăng cao. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện gắn sản xuất nông sản với chế biến và xuất khẩu; xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn. Chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ được nâng lên, tình trạng xuất khẩu nông sản thô, chất lượng kém sẽ được hạn chế và giảm dần. Lao động nông nghiệp sẽ chuyển nhanh sang công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ thương mại phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Một nền nông nghiệp thương phẩm sẽ hình thành và phát triển nhanh cùng với lộ trình gia nhập WTO. Đó là điều kiện, là thời cơ mới để sản xuất khu vực này có thêm vốn, lao động kỹthuật, khoa học công nghệ, thị trường mới nhằm thực hiện CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Các yếu tố để tích tụ ruộng đất theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn sẽ có khả năng tăng lên. 2.3.2. Thách thức 2.3.2.1. Áp lực cạnh tranh lớn hơn cho nông sản trong nước Là một vấn đề nhạy cảm khi gia nhập WTO, Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản phẩm xuất khẩu nông sản hiện nay và trong tương lai không xa vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, còn nhiều khó khăn đối với việc xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển như Việt Nam sang thị trường các nước phát triển. Hỗ trợ nông nghiệp của các nước OECD còn rất cao- tổng số hàng năm khoảng 360 tỷ USD, trong đó Mỹ và EU chiếm tới 80% tổng số đó. Song vấn đề chính là khu vực nông nghiệp của Việt Nam còn lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chưa cao (cả về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm,…), những điều đó sẽ làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong lĩnh vực nông nghiệp, dưới sức ép mạnh mẽ của các thành viên Ban Công tác, Việt Nam cam kết chung về thuế nông nghiệp ở mức bình quân 21%. Điều đáng nói là các nước láng giềng ASEAN là Thái Lan và Philipin, thành viên Ban công tác về việc gia nhập của Việt Nam, được áp dụng mức thuế nông nghiệp cao hơn Việt Nam, cụ thể là Thái Lan 36% và Philipin 34%. Nêpan, một nước LDC hoàn thành đàm phán gia nhập năm 2003, cũng được áp dụng mức thuế nông nghiệp bình quân là 42%. Việc giảm hỗ trợ cho nông dân trong nước sẽ đe dọa đến kế sinh nhai của nông dân ở các vùng nghèo. Quy định của WTO thừa nhận những nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển liên quan đến hỗ trợ nội địa. Theo quy tắc de minimis, các nước đang phát triển được phép sử dụng tới 10% giá trị sản xuất cho trợ cấp. Và thực tế ở Việt Nam, phần lớn hỗ trợ trái với de minimis cũng không làm biến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctong quan.doc
  • docBan kien nghi.doc
  • docbia, danh muc.doc
Tài liệu liên quan