Luận văn Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LU N PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ

NưỚC.6

1.1. Khái niệm, mục đích, căn cứ và nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà

nước.6

1.1.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.6

1.1.2. Mục đích phân cấp quản lý ngân sách nhà nước .7

1.1.3. Căn cứ thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước .8

1.1.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước .9

1.2. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.10

1.2.1. Phân cấp về thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn, định

mức ngân sách nhà nước.10

1.2.2. Phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.12

1.2.3. Phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngân sách nhà nước .16

1.2.4. Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước .20

1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước .23

1.3.1. Yếu tố chủ quan .23

1.3.2. Yếu tố khách quan.24

Tiểu kết chương 1.27

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ

NưỚC TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.28

2.1. Khái quát tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế .28

2.1.1. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên Huế.28

2.1.2. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế .30

2.2. Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế.33

2.2.1. Phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn và định mức ngân sách nhà nước33

2.2.2. Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước .36

2.2.3. Phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngân sách nhà nước .58

2.2.4. Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán Ngân sách nhà nước .63

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng hợp đặc biệt, trong thời kỳ ổn định NS có phát sinh số nộp NS đột biến làm NS cấp huyện tăng thu lớn, giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phương án xử lý theo đúng quy định tại Khoản 7, Điều 9, Luật Ngân sách Nhà nước 2015. Nguồn thu ngân sách huyện, xã: - Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%: + Các khoản thu NS từ doanh nghiệp tư nhân; + Thuế thu nhập cá nhân (trừ thuế thu nhập cá nhân của hộ sản xuất kinh doanh cá thể); + Các khoản thu phí, lệ phí, lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất đối với xã, thị trấn) nộp vào NS huyện theo quy định của pháp luật; + Các khoản thu khác (bao gồm thu sự nghiệp, viện trợ, đóng góp, tiền phạt, thanh lý, đền bù, kết dư, chuyển nguồn và các khoản thu khác,) nộp vào NS huyện theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: + Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; + Các khoản phí, lệ phí, lệ phí trước bạ nhà, đất (đối với xã, thị trấn) phần thu nộp ngân sách xã theo quy định của pháp luật, trừ các khoản thu phí (bao gồm lệ phí môn bài), thu khác tại chợ đối với các chợ An Cựu thuộc phường Phú Hội, chợ Đông Ba thuộc phường Phú Hòa được phân chia NS thành phố Huế hưởng 100%; 38 chợ Tây Lộc thuộc phường Tây Lộc phân chia NS thành phố Huế hưởng 50%, NS phường hưởng 50%; + Các khoản thu khác (bao gồm thu sự nghiệp, hoa lợi công sản, viện trợ, đóng góp, tiền phạt, thanh lý, đền bù, kết dư, chuyển nguồn và các khoản thu khác) nộp vào NS cấp xã theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa NS huyện với NS xã, phường, thị trấn đối với: thu từ hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể (kể cả hộ cá thể ở chợ); tiền sử dụng đất và tiền thuê đất do huyện, xã quản lý; thu phí, thu khác tại chợ thuộc huyện, xã quản lý do HĐND tỉnh quyết định. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý nguồn thu NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua một số tổng hợp về kết quả thu và quản lý ngân sách nhà nước các cấp; cơ cấu nguồn thu ngân sách... Kết quả thực hiện phân cấp quản lý nguồn thu ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 được thể hiện qua tổng hợp ở Bảng 2.3 và Bảng 2.4. 39 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả thu ngân sách nhà nƣớc theo đơn vị hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) ĐVT: triệu đồng TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng thu NSNN 3.117.118 3.934.273 3.980.516 3.975.222 4.828.047 7.916.759 15.492.768 15.355.249 2 Thu NS tỉnh 2.150.359 2.870.992 2.784.265 2.664.936 3.333.934 5.336.749 9.417.282 10.328.397 - Tỷ trọng trong tổng thu (%) 69,0 73,0 70,0 67,0 69,1 67,4 60,8 67,3 3 Thu NS huyện 771.506 857.558 977.640 1.054.170 1.215.089 2.095.043 4.994.888 4.497.966 - Tỷ trọng trong tổng thu(%) 24,8 21,8 24,6 26,5 25,2 26,5 32,2 29,3 4 Thu NS Xã 195.253 205.723 218.611 256.116 279.024 484.967 1.080.599 528.886 - Tỷ trọng trong tổng thu (%) 6,3 5,2 5,5 6,4 5,8 6,1 7,0 3,4 (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 40 Bảng 2.4. Tổng hợp cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 – 2018) ĐVT: triệu đồng TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng thu NSNN trên địa bàn 3.436.127 4.316.382 4.710.181 4.393.191 5.229.993 6.145.449 7.052.661 7.788.554 2 Thu NSNN địa phương hưởng 100% 1.216.918 1.466.245 1.795.159 1.463.061 4.430.596 5.181.076 6.101.246 5.109.220 3 Khoản thu phân chia theo tỷ lệ 1.900.200 2.382.495 2.485.358 2.509.428 4 Tỷ trọng thu NSNN địa phương được hưởng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%) 35,42 33,97 38,11 33,30 84,72 84,31 86,51 65,60 (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 41 Công tác thực hiện các quy định về phân cấp quản lý NSNN trên lĩnh vực thu NSNN, từ năm 2011 đến năm 2014 nguồn thu và số thu thực tế mà tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng vẫn còn thấp so với nhiệm vụ chi với tỷ trọng thu NSNN địa phương được hưởng trong tổng thu NSNN trên địa bàn chỉ đạt mức 33 - 38%. Thực trạng này cho thấy, tính chủ động của địa phương còn hạn chế; hiệu quả của việc phân cấp quản lý NSNN địa phương không hiệu quả trong một thời kỳ ổn định NS 3 - 5 năm và chưa gắn với nhiệm kỳ hoạt động của HĐND. Giai đoạn 2011 - 2015 là thời kỳ ổn định NS của tỉnh Thừa Thiên Huế, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ trên thực tế địa phương được hưởng 100%. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, sau mỗi thời kỳ ổn định NS, địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung từ NS cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết số thu nộp về NS cấp trên. Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng thu NSNN địa phƣơng đƣợc hƣởng và không đƣợc hƣởng (ĐVT: %) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Thực tế khả năng đảm bảo nguồn thu thực sự của địa phương rất thấp. Ngoài một số khoản thu từ phí, lệ phí và một số khoản thu ngoài thuế có số thu nhỏ, phát sinh trên địa bàn, được Trung ương phân cấp; các nguồn thu còn lại đều do Trung ương quy định về chính sách, cơ chế, mức thu, phương pháp thu. Trung ương có phân cấp cho địa phương 100% một số khoản thu và một số khoản khác được phân chia theo tỷ lệ % giữa Trung ương với địa phương. 42 Giai đoạn năm 2015 - 2018, tỷ trọng thu NSNN địa phương được hưởng trong tổng thu NSNN trên địa bàn dao động trong khoảng 65,6 % - 84,72%. Đồng thời, từ năm 2015, khoản thu phân chia theo tỷ lệ không còn, thay vào đó chuyển sang khoản thu NSĐP được hưởng 100% nên tỷ trọng thu NSNN địa phương được hưởng tăng lên và tăng 2,5 lần so với giai đoạn 2011 - 2014. Về phân cấp và cơ cấu nguồn thu NSNN theo cấp hành chính: 43 Bảng 2.5. Cơ cấu thu ngân sách theo đơn vị hành chính ở tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) ĐVT: triệu đồng Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Ngân sách xã Các khoản thu xã hưởng 100% 156.581 147.345 138.597 131.322 266.485 294.795 432.213 528.886 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ 38.672 47.908 56.656 63.931 Bổ sung từ ngân sách cấp trên 362.075 458.012 501.059 543.529 605.291 599.100 637.577 819.091 Ngân sách huyện Các khoản thu huyện hưởng 100% 508.218 452.497 376.167 334.897 1.163.228 1.311.897 1.492.578 1.827.390 Các khoản thu chia theo tỷ lệ 263.288 319.009 395.339 436.609 Bổ sung từ ngân sách cấp trên 1.608.496 2.572.094 2.876.452 2.674.918 2.927.818 2.924.637 2.942.470 3.465.049 Ngân sách tỉnh Các khoản thu tỉnh hưởng 100% 2.023.220 1.965.787 1.892.185 1.891.176 3.000.882 3.574.384 4.176.455 4.397.595 Các khoản thu chia theo tỷ lệ 127.139 184.572 258.174 259.183 Bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.049.259 3.270.534 2.736.954 3.267.794 3.042.797 3.582.166 3.938.021 3.768.654 (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 44 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc theo cấp hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 – 2018) ĐVT: %) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Biểu đồ 2.4 cho thấy tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ trọng thu NS tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ NS các cấp. Trong cơ cấu NSNN theo cấp hành chính cụ thể: Từ 2011 đến năm 2015, tỷ trọng NS tỉnh tăng dần tương ứng qua các năm là 69% - 73% - 70% - 67 % - 69%; Trong các năm 2016 và 2017, tỷ trọng NS tỉnh giảm nhẹ và phục hồi vào năm 2018 khi có sự thay đổi trong phân cấp quản lý NSĐP và các cơ chế chính sách mới được áp dụng. Bên cạnh đó, NS huyện cũng tăng đáng kể từ 25% năm 2011 lên 29% năm 2018; tỷ trọng NS xã giảm dần từ 6% năm 2011 còn lại 4% năm 2018. Cơ cấu thu ngân sách các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được phân chia tương đối hợp lý, cơ bản đảm bảo được các nhu cầu chi theo chế độ. Tuy nhiên, số thu phân bổ không đồng đều trên các địa bàn mà tập trung ở thành phố, thị xã cũng như các huyện có vị trí địa lý thuận lợi và số bổ sung từ NSTW còn khá lớn. Giai đoạn 2011 - 2014, các khoản thu NS các cấp tại địa phương được hưởng 100% giảm dần và bổ 45 sung NS từ cấp trên cho NS cấp dưới phải tăng lên vì thu không đủ chi; từ năm 2015 thì các khoản thu này lại tăng lên đáng kể do có sự thay đổi về cơ cấu thu, phân chia theo tỷ lệ huyện, xã, tỉnh đã không còn mà thay vào đó là chuyển vào khoản thu theo phân cấp xã, huyện, tỉnh được hưởng 100% với mục đích giao quyền tự chủ cho các cấp tại địa phương, và khuyến khích các cấp tại địa phương chủ động tăng thu. Vì vậy trong giai đoạn này, các khoản thu NS cấp tỉnh hưởng 100% thu được gấp 2,5 lần NS cấp huyện và gấp 10 lần khoản thu cấp xã. Khoản thu mà NS cấp huyện được hưởng 100% lại gấp 4 lần khoản thu NS cấp xã được hưởng. 2.2.2.2. Phân cấp quản lý nhiệm vụ chi ngân sách địa phương Phạm vi nhiệm vụ chi NSNN của các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện như sau: Chi ngân sách cấp tỉnh - Chi đầu tư phát triển: bao gồm các mục chi sau: + Đầu tư cho các dự án do tỉnh quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại mục chi thường xuyên; + Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi thường xuyên: bao gồm các khoản chi: Sự nghiệp GD - ĐT và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội do tỉnh quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan QLNN, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật như chi trả nợ lãi các khoản do tỉnh vay, bổ sung quỹ dự trữ tài chính tỉnh, chuyển nguồn sang 46 năm sau của NS tỉnh, bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới, hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. Chi ngân sách cấp huyện, xã - Chi đầu tư phát triển: bao gồm các mục chi: + Đầu tư cho các dự án do cấp huyện quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại mục chi TX dành cho cấp huyện; + Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; + Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất phân chia cho NS huyện, xã hưởng: UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm cân đối, điều hòa nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các xã để tập trung nguồn lực đầu tư cho một số xã có khả năng hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 đảm bảo NS xã được hưởng mức tối thiểu 80% số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã (không bao gồm phường, thị trấn) để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; + Phân cấp cấp vốn XDCB tập trung cho NS thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà trong cân đối NS cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi thường xuyên: gồm các khoản chi tương tự chi NS cấp tỉnh nhưng dành cho cấp huyện, xã; Chi chuyển nguồn sang năm sau của NS cấp huyện; Chi bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới; Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ chi NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua một số nội dung sau: - Về kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước: 47 Bảng 2.6. ết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) ĐVT: triệu đồng Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng chi NSNN 4.966.050 7.198.925 6.968.039 7.384.874 7.758.041 9.110.053 11.713.495 15.355.249 Chi NS tỉnh 2.558.040 3.551.202 2.940.220 3.345.767 3.521.682 4.591.524 6.335.728 8.771.274 Tỷ trọng trong tổng chi (%) 51,5 49,3 42,2 45,3 45,4 50,4 54,1 57,1 Chi NS huyện 1.874.987 2.951.791 3.315.184 3.264.522 3.381.726 3.642.401 4.312.622 5.286.548 Tỷ trọng trong tổng chi (%) 37,8 41,0 47,6 44,2 43,6 40,0 36,8 34,4 Chi NS Xã 533.023 695.932 712.635 774.585 854.633 876.128 1.065.146 1.297.427 Tỷ trọng trong tổng chi (%) 10,7 9,7 10,2 10,5 11,0 9,6 9,1 8,4 (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 48 Biểu đồ 2.5. ết quả chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2011 – 2018 (ĐVT: triệu đồng) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Biểu đồ 2.5. cho thấy thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa các cấp địa phương có sự chênh lệch khá rõ rệt do sự phân công nhiệm vụ chi giữa các cấp khác nhau. Chi ngân sách tỉnh chiếm phần lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước vì các bộ máy chính quyền, cơ quan nhà nước tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh nên các khoản chi thường xuyên, chi ĐTPT và chi thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các hoạt động chuyên môn nhiều hơn các cấp huyện, xã nên được phân bổ nguồn vốn lớn hơn để triển khai thực hiện. Căn cứ vào Quyết định số 87/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2017 thì các cấp chính quyền được phân bổ các khoản chi theo định mức chi tiết khác nhau, và đối với cấp tỉnh thì việc thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp quản lý là chiếm phần lớn. Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy từ năm 2017 chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh tăng vọt so với những năm trước đó. 49 Đối với chi ngân sách cấp huyện, xã thì số lượng cán bộ và người lao động làm việc ở các huyện ít hơn cấp tỉnh nên nguồn vốn bố trí cho các khoản chi trong năm sẽ ít hơn. - Về thực hiện nội dung chi NS theo cấp hành chính: Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng chi ngân sách nhà nƣớc theo cấp hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) (ĐVT: %) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Biểu đồ 2.6 cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2018, ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chi NS tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm khoảng 50% tổng chi NSĐP; chi NS huyện chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu chi NSNN tại Thừa Thiên Huế, dao động từ 34 - 37% tỷ trọng chi NSNN toàn tỉnh; chi NS xã chiếm khoảng 8 - 10% tổng chi NSNN tại địa phương. Cơ cấu chi NSNN theo cấp hành chính tại Thừa Thiên Huế hoàn toàn phù hợp với các chỉ tiêu KT - XH của tỉnh. Trong đó, chi NS tỉnh luôn nắm vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ KT - XH. - Về cơ cấu chi NSNN theo nội dung Trong tổng chi NSNN tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chi TX luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng gia tăng từ năm 2011 là 58,08% lên 71,96% năm 2014 [37]. Đồng thời, tỷ trọng chi NSNN cho nội dung ĐTPT giảm. Năm 2015 tỷ trọng chi TX lại giảm 2,87%, tỷ trọng chi ĐTPT giảm 2,29% nhưng tỷ trọng chi cho vay và nộp lên cấp trên lại tăng lên 0,15% so với năm 2014[38]. Năm 2016, tỷ trọng chi TX 50 tiếp tục giảm 1,08% nhưng tỷ trọng chi ĐTPT lại tăng lên 6,24%, tỷ trọng chi cho vay và bổ sung NS cấp trên lại tăng thêm 1,07% [39]. Năm 2017 tỷ trọng các khoản chi đều giảm xuống lần lượt là 16,2%; 7,99%; 0,52% [40]. Nhưng đến năm 2018, tỷ trọng chi TX trong tổng chi NSNN tăng 9,51%, tỷ trọng chi ĐTPT cũng tăng 6,03% [41], ngược lại tỷ trọng chi cho vay và bổ sung cấp trên lại giảm 0,75%. Điều này cho thấy phân cấp quản lý chi NSNN giai đoạn 2011 - 2018 có sự biến động rõ rệt, tăng giảm qua từng thời kỳ. Chi TX là các khoản chi dùng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước và chi đầu tư là các khoản chi nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển KT - XH. Trong chi TX chủ yếu là các khoản chi cho quản lý hành chính: chi lương và các chế độ. Với xu thế phát triển của xã hội, nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước ngày càng gia tăng chính vì vậy chi TX cũng có xu hướng mở rộng. 51 Bảng 2.7. ết quả chi ngân sách nhà nƣớc theo nội dung tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) ĐVT: triệu đồng Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Chi thƣờng xuyên 2.884.296 4.164.990 4.833.269 5.314.468 5.362.369 5.771.887 6.071.211 6.118.812 Chi NS tỉnh 1.090.701 1.565.578 1.779.796 2.052.714 1.946.965 2.122.259 2.209.372 2.185.146 Tỷ trọng 37,82 37,59 36,82 38,63 36,31 36,77 36,39 35,71 Chi NS huyện 1.416.526 2.096.332 2.501.368 2.648.289 2.719.962 2.934.755 3.081.266 3.933.666 Tỷ trọng 49,11 50,33 51,75 49,83 50,72 50,85 50,75 64,29 Chi NS xã 377.069 503.080 552.105 613.645 695.542 714.874 780.572 Tỷ trọng 13,07 12,08 11,42 11,55 12,97 12,39 12,86 0,00 Chi ĐTPT 2.078.755 3.030.434 1.983.926 2.067.673 1.994.956 2.710.603 2.806.397 2.991.097 Chi NS tỉnh 1.464.339 1.982.624 1.116.050 1.293.053 1.256.501 1.949.620 1.990.400 2.526.097 Tỷ trọng 70,44 65,42 56,25 62,54 62,98 71,93 70,92 84,45 Chi NS huyện 458.461 854.956 707.346 614.780 591.903 612.277 625.484 465.000 Tỷ trọng 22,05 28,21 35,65 29,73 29,67 22,59 22,29 15,55 Chi NS xã 155.955 192.854 160.530 159.840 146.552 148.706 190.513 Tỷ trọng 7,5 6,36 8,09 7,73 7,35 5,49 6,79 0,00 (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 52 Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng chi Ngân sách nhà nƣớc theo nội dung chi tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) (ĐVT: %) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Phân tích Biểu đồ 2.7 cho thấy: Đối với nội dung chi TX, nguồn chi TX từ NS huyện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi và không ngừng tăng qua các năm trong khoảng 49 - 64%, chi TX NS tỉnh ổn định và dao động trong khoảng 35,71 - 38,63%, chi TX NS xã trong khoảng 11 - 13%. Năm 2011, chi TX NS huyện là 1.416.526 triệu đồng, chi TX NS tỉnh là 1.090.701 triệu đồng, chi NS xã là 377.068 triệu đồng [34]. Năm 2012, chi TX NS tỉnh đạt 1.565.578 triệu đồng, chi TX NS huyện là 2.096.332 triệu đồng, chi NS xã đạt 503.079 triệu đồng [35]. Sang năm 2013, chi TX NS tỉnh đạt 1.779.796 triệu đồng (tỷ trọng 36,82%) chi TX NS huyện là 2.501.368 triệu đồng (tỷ trọng 51,75%), chi NS xã là 613.645 triệu đồng (11,55%) [36]. Năm 2014 chi NS tỉnh 2.052.714 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,63%, chi NS huyện đạt 2.648.2989 triều đồng (49,83%), chi NS xã 613.645 triệu đồng (11,55%) [37]. Năm 2015 chi NS tỉnh đạt 1.946.965 triệu đồng (36,31%), chi NS huyện 2.719.962 triệu đồng (50,72%), chi NS xã 695.542 triệu đồng (12,97%) [38]. Năm 2016 chi NS tỉnh, huyện, xã lần lượt 2.122.259 triệu đồng (36,77%); 2.934.755 triệu đồng (50,85%); 714.874 triệu đồng (12,39%) [39]. Năm 2017 chi NS tỉnh, huyện, xã lần lượt 2.209.372 triệu đồng (36,39%); 3.081.266 triệu đồng (50,75%); 780.572 triệu đồng (12,86%) [40]. Năm 2018, chi NS tỉnh đạt 2.185.146 triệu đồng (35,71%), chi NS huyện đạt 3.933.666 triệu đồng (64,29%) [41]. 53 Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng chi thƣờng xuyên từ các nguồn ngân sách tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 – 2018) (ĐVT: %) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Tổng hợp từ Biểu đồ 2.8 cho thấy: nhiệm vụ chi NS giữa cấp tỉnh và cấp huyện không có sự khác biệt về phân cấp nhiệm vụ chi TX do đó tỷ trọng chi NS ở cấp huyện và tỉnh đều tăng trong giai đoạn 2011 - 2018. Tuy nhiên cấp quản lý thì lại khác nhau, NS cấp nào thì cấp đó quản lý. Xét thấy, tổng chi TX của NS huyện luôn lớn hơn so với chi TX NS cấp tỉnh vì cấp huyện có quy mô hành chính lớn hơn bao gồm 9 huyện và thị xã, thành phố nên chi các khoản TX về nguồn nhân lực và các dịch vụ sẽ lớn hơn NS cấp tỉnh là tất yếu. 54 Biểu đồ 2.9. Cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển theo cấp hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 – 2018) (ĐVT: %) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Từ tổng hợp từ Biểu đồ 2.9 có thể thấy: Đối với chi ĐTPT theo cấp hành chính thì chi ĐTPT của NS tỉnh chiếm tỷ trọng cao nhất, NS huyện cao thứ 2, và NS xã luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng dưới 10% và có xu hướng ổn định qua các năm. Cơ cấu chi hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ được phân cấp. 2.2.2.3. Trợ cấp bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp địa phương 55 Bảng 2.8. Nguồn ngân sách Trung ƣơng bổ sung cho ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) ĐVT: triệu đồng Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng thu chi NSNN 8.972.482 13.977.022 13.581.924 13.071.402 12.988.034 17.556.140 18.766.156 18.211.611 Nguồn thu bổ sung TW (bao gồm): 5.763.192 6.300.640 6.114.465 6.486.241 6.575.906 7.013.716 7.518.068 3.863.608 - Bổ sung cân đối 2.058.590 2.128.682 2.630.873 2.985.378 2.844.368 2.358.937 3.966.182 1.506.730 - Bổ sung có mục tiêu 1.961.240 4.171.958 3.483.593 3.500.863 3.731.538 4.654.779 3.551.886 2.356.878 Tỷ trọng (%) 64,23 45,08 45,02 49,62 50,63 39,95 40,06 21,22 (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 56 Bảng 2.9. Tỷ trọng nguồn thu bổ sung trong tổng chi huyện, xã (2011 – 2017) ĐVT: triệu đồng Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng chi NS huyện 2.540.344 3.862.457 4.349.107 4.366.222 3.381.726 3.642.401 4.312.622 Nguồn thu bổ sung gồm 1.608.496 2.572.094 2.876.452 2.674.918 2.927.818 2.924.637 2.942.470 - Bổ sung cân đối 1.026.724 1.025.944 1.025.986 1.026.724 1.026.724 1.023.473 2.063.276 - Bổ sung có mục tiêu 581.772 1.546.150 1.850.466 1.648.194 1.901.094 1.901.164 879.194 Tỷ trọng nguồn thu BS/Tổng chi NS huyện (%) 63,32 66,59 66,14 61,26 86,58 80,29 68,23 Tổng chi NS xã 545.094 706.901 817.612 897.361 854.633 876.128 1.065.146 Nguồn thu bổ sung 362.075 458.012 501.060 543.529 605.291 599.100 637.577 - Bổ sung cân đối 189.007 238.955 292.581 316.873 326.639 353.534 396.176 - Bổ sung có mục tiêu 173.068 219.057 208.479 226.656 278.652 245.566 241.401 Tỷ trọng nguồn thu BS/Tổng chi NS xã (%) 66,42 64,79 61,28 60,57 70,82 68,38 59,86 (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) 57 Kết quả tổng hợp từ Bảng 2.9 và Bảng 2.10 cho thấy: tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ trọng nguồn thu bổ sung từ NS cấp trên của NS huyện, NS xã qua các năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của NS huyện, xã. Cụ thể đối với NS huyện và NS xã tỷ trọng này luôn lớn hơn 60% qua các năm từ 2011 đến năm 2017, mặc dù tỷ trọng này giảm dần từ 2011 - 2014 nhưng không đáng kể, từ 2015 - 2016 thì tỷ trọng nguồn thu bổ sung trên tổng chi NS huyện giảm tăng lên 3,3%, đến năm 2017 thì giảm đi 12,1%. Tỷ trọng nguồn thu bổ sung cấp xã trên tổng chi NS xã từ năm 2011 - 2014 giảm dần từng năm khoảng 1 - 2%, không đáng kể, nhưng sang năm 2015 tỷ trọng này lại tăng vọt lên 10,2% [38] và qua năm 2016 lại giảm đi 2,4% [39], sang năm 2017 lại giảm đi 8,3% [40] Biểu đồ 2.10. Tỷ trọng nguồn thu bổ sung trong tổng chi ngân sách huyện, xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 - 2018) (ĐVT:%) (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Việc phân cấp NS cho CQĐP cũng làm mất sự cân đối NS theo chiều ngang. Sự mất cân đối này xảy ra do sự khác biệt về kinh tế của các địa phương, do sự khác biệt về vị trí địa lý, nguồn lực, cơ sở hạ tầng... Hệ thống bổ sung cân đối NS là cách thức Nhà nước sử dụng để giải quyết tình trạng trên. Đồng thời cho thấy, các nhiệm vụ chi của NS huyện và NS xã phụ thuộc lớn vào các khoản bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của NS cấp trên làm giảm sự chủ động trong công tác chi của NS cấp mình. 58 2.2.3. Phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngân sách nhà nước Chu trình NSNN thường bắt đầu từ trước năm NS và kết thúc sau năm NS. Trong một năm NS đồng thời diễn ra cả ba giai đoạn của chu trình NS đó là: chấp hành NS của chu trình NS hiện tại, quyết toán NS của chu trình NS trước đó và lập NS cho chu trình tiếp theo. Phân cấp quản lý trong thực hiện chu trình NSNN ở Việt Nam được xem xét thông qua chu trình NSNN, chu trình NSTW và chu trình NSĐP. Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã quy định thời gian lập dự toán NSNN bắt đầu từ 15/5 hằng năm để phù hợp với Luật Đầu tư công; Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan của Chính phủ trong thảo luận dự toán NSNN thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách (giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, khoa học công nghệ...). Tại địa phương, chu trình NSĐP cũng được xây dựng và thực hiện theo một chu trình thống nhất với chu trình NSNN nói chung. Cụ thể bao gồm các giai đoạn: Lập dự toán NSĐP; Chấp hành NSĐP và Quyết toán NSĐP. 2.2.3.1. Phân cấp trong lập dự toán ngân sách Lập dự toán NSNN là khâu khởi đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành, quản lý NSNN. Việc lập dự toán là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn hiện thực và cân đối của kế hoạch KT - XH; là công cụ điều chỉnh quá trình KT - XH của Nhà nước cũng như giúp kiểm tra các bộ phận của kế hoạch tài chính khác. Thực tế nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong lập dự toán ở tỉn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phan_cap_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_tai_tinh_thua_t.pdf
Tài liệu liên quan