MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN CƠ CẤU KINH TẾ 6
1.1. Khái lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phân công lao động xã hội và cơ cấu kinh tế 6
1.2. Tác động của phân công lao động xã hội đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế 16
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY Ở TỈNH BẾN TRE 25
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến tiến trình phân công lao động của tỉnh 25
2.2. Thực trạng của việc phân công lao động ở tỉnh Bến Tre 35
2.3. Yêu cầu kinh tế - xã hội cấp bách khách quan phải đẩy mạnh phân công lao động hình thành cơ cấu kinh tế mới ở Bến Tre 46
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở TỈNH BẾN TRE TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 55
3.1. Phương hướng, nội dung phân công lao động xã hội ở Bến Tre 55
3.1.1. Phương hướng 55
3.1.2. Mục tiêu cụ thể về phân công lao động 57
3.1.3. Nội dung phân công lao động theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ 58
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện phân công lao động theo hướng hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre 70
3.2.1. Đẩy mạnh phân bổ lao động vào các ngành, nghề trong các vùng kinh tế 70
3.2.2. Phân công lao động giữa các ngành sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất cho hợp lý 72
3.2.3. Đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề 74
3.2.4. Bồi dưỡng, giáo dục các nhà kinh doanh trong các ngành tiểu, thủ công nghiệp nhỏ 77
3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở 78
3.2.6. Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp nhỏ nằm trong cơ cấu kinh tế cần khuyến khích 79
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
siêng năng, sáng tạo trong lao động, học tập; biết quý trọng lẽ phải, sống giản dị chất phác, ghét thói xa hoa cầu kỳ; có lòng nhân ái... Đó là những chất men xúc tác để người Bến Tre hôm nay kế thừa và phát huy hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội mới.
Tuy nhiên do điều kiện lịch sử để lại, nhân dân chịu nhiều gian khổ trong chiến tranh, cho nên còn ảnh hưởng khuynh hướng muốn tự do thoát khỏi sự quản lý của pháp luật, của chính quyền cũ; cùng với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bộ phận dân nghèo đông và cũng có lẽ phần nào do cách trở giao thông của vùng sông nước nên Bến Tre không ít người không quan tâm đến pháp luật, một bộ phận dân cư mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ, thiếu tư duy, chưa có tác phong công nghiệp, chưa biết cách làm ăn lớn, thiếu ý thức tiết kiệm. Ngoài ra cũng có một số người có phần bảo thủ, cục bộ địa phương mà qua câu ca dao:
"Sông Bến Tre có lở anh bồi
Sông Sài Gòn có lở anh ngồi anh coi".
đã cho chúng ta nhận thức rõ hơn.
Tất cả những điều nói trên đã góp phần hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; vì vậy, việc tổ chức phân công lao động xã hội hiện nay ở Bến Tre cần lưu ý khắc phục.
Nguồn lao động của tỉnh thể hiện quy mô và kết cấu dân số, mà trực tiếp là lực lượng lao động.
Năm
1976
1980
1985
1989
1995
1997
1998
1999
Dân số (người)
943.318
1.058.370
1.170.664
1.214.329
1.356.578
1.289.000
1.293.487
1.296.914
Dân số trong độ tuổi lao động (người)
749.148
765.207
783.818
Mặc dù mấy năm gần đây quy mô dân số tăng chậm nhưng tốc độ tăng dân số trong vài chục năm trước khá cao tạo nên nguồn lực lượng lao động hàng năm tăng nhanh. Năm 1999 số người trong độ tuổi lao động là 783.818 người, chiếm 60,43% dân số. Như vậy, lực lượng lao động của Bến Tre rất dồi dào, đây là một tiềm năng lớn về nguồn lực lao động nếu được quan tâm đào tạo để nâng cao chất lượng lao động.
Trình độ học vấn của số người trong độ tuổi lao động còn thấp và sự khác biệt giữa thị xã và các huyện, có một số người chưa học hết bậc tiểu học, chỉ biết đọc và viết sơ sài.
Địa bàn
Tiểu học
THCS
PTTH
Thị xã (%)
22,61
40,29
30,70
Các huyện (%)
43,83
31,95
7,15
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của số người trong độ tuổi lao động còn rất thấp với tỷ lệ như sau:
Địa bàn
CNKT không có bằng (%)
CNKT có bằng (%)
THCN (%)
Cao đẳng trở lên (%)
Tổng cộng (%)
Thị xã (%)
1,78
0,65
4,7
3,23
10,36
Các huyện (%)
0,27
0,29
1,37
0,61
2,54
Thực tế trên đây đã cho chúng ta thấy sẽ có nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh mà trước hết là vấn đề tổ chức phân công lao động các ngành nghề.
Nếu tính riêng đội ngũ cán bộ sản xuất kinh doanh, đội ngũ này chủ yếu tập trung ở các ngành: thủy sản, dừa, mía đường, thương mại và dịch vụ... Theo quy hoạch đào tạo cán bộ năm 2000 và 2010 [28, tr. 10] thì trình độ cán bộ như sau:
Tổng số
Trình độ chuyên môn
Ngoại ngữ
Tin học
Trên ĐH và ĐH
Tỷ lệ (%)
Cao đẳng & THCN
Tỷ lệ (%)
Sơ cấp và CNKT
Tỷ lệ (%)
Các loại
Tỷ lệ (%)
Các loại
Tỷ lệ (%)
2907
542
18,6
997
34,3
136,4
46,9
162
5,6
99
3,4
Qua đó, chúng ta thấy đại bộ phận cán bộ sản xuất kinh doanh của tỉnh được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; họ cũng đã có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, một bộ phận được đào tạo lại từng bước đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới; phần lớn đủ tiêu chuẩn theo ngạch, bậc quy định. Thực trạng đó là vốn quý cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lực lượng lao động của Bến Tre bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng nguồn lao động trong các ngành kinh tế chưa triệt để, cung lao động vượt quá cầu lao động trên thực tế còn nhiều. Theo số liệu đã điều tra được của Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội Bến Tre như sau:
Năm
1996
1997
1998
1999
Dân số trong độ tuổi lao động
734.511
749.148
765.207
783.811
Lao động làm việc trong ngành kinh tế
613.685
620.984
629.541
645.354
Tỷ lệ so độ tuổi lao động (%)
83,5
82,8
82,2
82,3
Số liệu trên cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế của Bến Tre còn rất nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây việc tổ chức sản xuất nhằm thu hút nhiều người lao động sản xuất vẫn lãnh đạo Tỉnh phải hết sức quan tâm đến "những chiến lược nguồn lao động" thì mới mong xây dựng được cơ cấu kinh tế mới trong mười năm tới.
2.2.1.2. Về phân công lao động hiện nay ở tỉnh Bến Tre
- Về cơ cấu lao động:
Thực tế những năm gần đây cho thấy cơ cấu lao động ở Bến Tre chủ yếu vẫn tập trung cho khu vực I, cụ thể như sau:
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Lao động theo ngành kinh tế (người)
605.965
613.685
620.984
629.541
645.354
Khu vực I (người)
499.378
503.097
507.427
517.191
530.495
Tỷ lệ so với lao động kinh tế (%)
82,3
81,9
81,7
82,1
82,2
Khu vực II (người)
40.526
41.825
43.541
41.849
42.216
Tỷ lệ so với lao động kinh tế (%)
6,68
6,81
7,01
6,64
6,54
Khu vực III (người)
66.061
70.016
70.061
70.501
70.829
Tỷ lệ so với lao động kinh tế (%)
10,90
11,40
11,28
11,19
10,97
Với những số liệu trên cho chúng ta khẳng định lực lượng lao động ở khu vực I vẫn cao và có chiều hướng gia tăng, ở khu vực II với lực lượng quá nhỏ lại có xu hướng giảm sút, khu vực III tuy có khá hơn khu vực II nhưng vẫn trên đà giảm sút về lực lượng lao động. Tình hình trên đã chỉ ra rằng phân công lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế của tỉnh chưa có tiến triển tốt trong mấy năm qua, mặc dù đời sống kinh tế của nhân dân trong tỉnh có nâng lên chút ít, nhưng với đà này nền kinh tế Bến Tre sẽ còn tụt xa hơn so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác trong cả nước.
- Việc di chuyển lao động của Bến Tre.
Sự chậm phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Bến Tre đã chưa phát huy được vai trò của nó trong cơ cấu sử dụng lao động.
ở nông thôn Bến Tre tuy đa số lao động vẫn làm nghề nông, nhưng đã bắt đầu có bước chuyển dịch sang nghề thủ công. Một bộ phận người lao động không thuần nông, do tình trạng nông nhàn họ phải tự xoay sở làm thêm các nghề thủ công nghiệp, dịch vụ cho gia đình hoặc làm công cho các hộ gia đình khác. Người lao động với ước mong có việc làm hiệu quả, thu nhập cao cho mình và gia đình, đã cố gắng tìm tòi học hỏi nhiều nơi mong hình thành thêm những nghề mới, nhưng hiện vẫn còn bế tắc.
Người lao động ở nông thôn Bến Tre không chỉ làm việc ở nơi cư trú mà do nhu cầu bức xúc về việc làm, một bộ phận không ngần ngại rời nơi cư trú một thời gian trong năm, khi việc làm ở địa phương đã hết. Hàng năm ước tính trên 2% số người trong độ tuổi lao động đi tìm việc làm ở ngoại tỉnh. Một số người tìm được việc làm ổn định thì làm việc lâu dài ở ngoài tỉnh, số khác lại trở về. Trước tình hình đó, tỉnh đã tổ chức tuyển chọn lao động, bồi dưỡng lại tay nghề, gởi đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh, "tính đến tháng 5/2000 đã được 2.028 người" [29, tr.5].
Ngoài ra việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo. Sau khi thu thập thôn tin từ nhiều nguồn, trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre nhận định trước mắt chỉ có thị trường lao động tại Nhật Bản là tương đối ổn định về tiền lương, về an ninh xã hội, về quan hệ chủ thợ tốt, cho nên từ năm 1998 đến nay trung tâm chỉ tập trung giới thiệu người lao động đi làm việc có thời hạn tại Nhật Bản qua hai công ty: Công ty xuất khẩu lao động và chuyên gia thành phố Hồ Chí Minh kể từ 1998, Công ty xây dựng và Thương mại của Bộ Giao thông vận tải kể từ đầu năm 2000. Tính đến nay, Bến Tre đã đưa đi lao động ở Nhật Bản được 37 người, trong đó có 26 nữ, chủ yếu là lao động trong ngành may công nghiệp và cơ khí, hiện còn 49 tu nghiệp sinh đang chuẩn bị đi Nhật nữa, trong đó có 36 nữ [21, tr.2].
Tóm lại, mặc dù việc di chuyển lao động ra ngoài tỉnh và ra nước ngoài không nhiều, nhưng nó đã mở ra một hướng mới cần khai thác nhằm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm sức ép về lao động việc làm ở địa phương, góp phần tăng thu nhập cho một số hộ gia đình.
2.2.2. Một số kết luận rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng phân công lao động và cơ cấu kinh tế ở Bến Tre
2.2.2.1. Về tình hình lao động và lực lượng lao động
Trong những năm qua, do đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và đã xuất hiện nhiều nhân tố đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, tổ chức xã hội và mọi người chủ động tạo việc làm mới, nên đã giải quyết được một bước yêu cầu về lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lực lượng lao động của Bến Tre đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục như: trình độ lao động thấp, sử dụng công cụ thô sơ còn nhiều; lực lượng lao động thuộc thành phần kinh tế cá thể nhỏ chiếm đại bộ phận, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất lao động và giá trị thấp (năm 1999 có 530.495 người lao động ở khu vực I chiếm 82,2% lao động trong các ngành kinh tế chỉ tạo được 3.856 tỷ đồng, 65,8 % GDP của Tỉnh).
Mặt khác, do dân số lao động còn tăng ở mức cao vì chịu ảnh hưởng của quy luật tăng bù sau chiến tranh nên hàng năm bình quân có gần 16.000 người đến tuổi lao động cần giải quyết việc làm (năm 1996 có 14.168 người, 1997 có 14.637 người, 1998 có 16.059 người, 1999 là 18.611 người). Bên cạnh đó một số lao động dư thừa do sắp xếp lại tổ chức sản xuất, giải thể các đơn vị sản xuất kinh doanh, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, người hồi hương từ các nước trở về... đang có nhu cầu bố trí việc làm nhưng chưa đáp ứng được, dẫn đến sức ép ngày càng tăng và bức bách hơn. Ngoài ra, còn do khả năng thu hút lao động được tạo ra từ việc phát triển kinh tế hàng năm khoảng 7.000 người, nên số người đến tuổi lao động mỗi năm cần giải quyết việc làm nhưng chưa sắp xếp được còn nhiều.
Như vậy thực trạng về cơ cấu lao động của Bến Tre vẫn chủ yếu là lao động nông nghiệp, trình độ lao động thấp kém, chưa phát huy được thế mạnh kinh tế của tỉnh, đời sống kinh tế - xã hội thấp kém.
Xuất phát từ tầm quan trọng và tính bức xúc của vấn đề lao động và việc làm, trong thời gian vừa qua Bến Tre đã tổ chức thực hiện bố trí lao động, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định như: thực hiện các chương trình trồng rừng, khuyến nông - ngư, di dân phát triển vùng kinh tế mới ngoài tỉnh, chương trình cho vay giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo, thành lập và phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm. Tuy nhiên, nếu nhìn bao quát thì đó chỉ là những giải pháp tình thế, muốn xây dựng được cơ cấu kinh tế theo hướng hiên đại hóa cần có giải pháp chặt chẽ và đồng bộ.
2.2.2.2. Về thực trạng cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh Bến Tre
Cơ cấu kinh tế, của tỉnh thể hiện rõ tình hình phát triển kinh tế, của tỉnh đó. ở Bến Tre, cho đến nay cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp, chưa có sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, mà chủ yếu là giá hàng hóa ở khu vực I chiếm tỷ trọng trong GDP của tỉnh ngày càng tăng (1990 là 60,3%, 1995 là 63,3%, 1999 là 65,8%). Ngược lại, giá hàng hóa ở khu vực II chiếm tỷ trọng trong GDP của tỉnh ngày càng giảm (1990 là 17,7%, 1995 là 11,9%, 1999 là 10,4%). Giá hàng hóa ở khu vực III chiếm tỷ trọng trong GDP của tỉnh cũng giảm dần (1990 là 22%, 1995 là 24,8%, 1999 là 23,8%).
Thực trạng trên cho chúng ta thấy mặc dù cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I đã có những bước chuyển dịch đúng hướng (chăn nuôi, thủy sản, cây ăn trái, cây công nghiệp tăng), trên 60% GDP của tỉnh do đóng góp của khu vực I, song một nền kinh tế nông nghiệp sẽ không thể đảm bảo cho nền kinh tế một tích lũy lớn, phát triển với tốc độ cao, như vậy thực chất cơ cấu kinh tế của Bến tre hiện nay vẫn là thuần nông, chưa phát huy được thế mạnh kinh tế của tỉnh, đời sống kinh tế - xã hội vẫn còn rất thấp kém.
2.2.2.3. Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi
Về vị trí địa lý kinh tế, Bến Tre sẽ có nhiều thuận lợi trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội sắp tới. Với một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, mà trong sản xuất nông nghiệp, vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho việc đầu tư sản xuất.
Bến Tre là tỉnh nằm trong một vòng cung các địa bàn và trung tâm phát triển: Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy có khó khăn về đường bộ, song đường thủy nối Bến Tre với các trung tâm này khá thuận lợi. Hiện nay, nhiều tuyến đường bộ được dự định nối Bến Tre với các tỉnh lân cận, một số cảng trung chuyển đường thủy đang được đầu tư mới và nâng cấp theo hướng hiện đại. Mười năm sắp đến, sự giao lưu thông suốt về đường bộ và thủy giữa Bến Tre với các tỉnh khác sẽ tạo cho Bến Tre một lợi thế về vị trí quan trọng giao thông đường bộ, đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long đi miền Đông Nam bộ và ngược lại. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thị trường . Với giao thông đường biển, đường sông và hệ thống kênh, rạch chằng chịt, liên thông với nhau, Bến Tre có thể phát triển mạnh mẽ các ngành vận tải thủy, dịch vụ đường thủy và cơ hội phát triển cho những ngành này sẽ càng lớn khi nền kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam bộ phát triển.
Về tài nguyên thiên nhiên của Bến Tre cũng rất đa dạng và phong phú (đất đai, sông nước, các hệ sinh thái cửa sông ven biển...) thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy hải sản và đang là tỉnh trọng điểm cây ăn quả của đồng bằng sông Cửu Long. Đó là những lợi thế tuyệt đối không chỉ trước mắt mà còn có tính chất lâu dài, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và cả cho xuất khẩu, tạo nền tảng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ đi kèm.
Bên cạnh đó, cảnh quan sông nước - cồn bãi và các di tích lịch sử văn hóa tạo nên một vành đai môi trường và sinh thái thuận lợi cho việc phát triển các tuyến và điểm du lịch, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Hệ thống các cơ sở công nghiệp, thương mại, vận tải, ngân hàng và dịch vụ; các cụm thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã được hoạch định, tạo cho nền kinh tế Bến Tre dần dần thích nghi hơn với cơ chế thị trường và ngày càng phát triển đa dạng. Với công nghiệp chế biến thủy sản và lương thực thực phẩm có đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật tương đối lành nghề cũng được xem là một lợi thế lớn, nhờ đó Bến Tre có thể xây dựng cơ cấu công nghiệp hợp lý hơn ở giai đoạn mới và còn có thể hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển, các ngành cơ khí phục vụ sản xuất ở địa phương.
Người lao động Bến Tre đã hấp thu những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam nên rất cần cù siêng năng, sáng tạo trong lao động sản xuất. Thêm vào đó để đẩy mạnh phân công lao động xã hội, Bến Tre đã có những cơ sở dạy nghề với chất lượng được thử nghiệm gần đây cho kết quả khá. Đây chính là điều kiện thuận lợi ban đầu để Bến Tre nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, mở mang thêm ngành nghề trong tỉnh và cung cấp lực lượng lao động cho các tỉnh khác.
Tóm lại, vị trí địa lý của Bến Tre, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu kinh tế hiện có và sự phân công lao động vừa qua, Bến Tre đã hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và từng bước có phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phân công lao động xã hội theo hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới của Tỉnh.
- Khó khăn
Bến tre là tỉnh đất hẹp người đông, đất nông nghiệp bình quân 0,11 ha / người, lại thêm địa thế là một quần thể các cù lao ở hạ lưu của hệ thống sông Cửu Long, kênh rạch chằng chịt. Đất đai hiện có cũng một phần do sự bồi lắng của các dòng sông tạo nên, điều đó đã gây hó khăn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Hơn nữa, bất kỳ một dự án nào, thủy lợi hay thủy điện, công nghiệp hay giao thông... xây dựng ở phía thượng nguồn sông Cửu Long đều có tác động xấu đến kinh tế của Bến Tre như: gây ô nhiễm môi trường, nước mặn có thể xâm lấn sâu hơn. Tất cả đều có ảnh hưởng đến việc phát triển ngành nghề, khó phân công lao động cao hơn.
Việc phân công lao động xã hội như hiện nay chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, năng suất lao động trong các ngành nghề thấp, chất lượng hàng hóa chưa cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường kém, tạo cho việc tích lũy với tỷ lệ còn quá thấp. Những yếu kém nói trên là do phần lớn người lao động có trình độ sản xuất thấp, công nghệ lạc hậu; một số làng nghề hoạt động có hiệu quả nhưng vốn còn ít nên không đủ khả năng cải tiến, nâng cao năng lực sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như thủy sản, trái cây về cơ bản vẫn ở dạng sơ chế hay dạng thô do chưa tổ chức được lực lượng lao động chuyên sâu vào ngành chế biến cho nên hiệu quả kinh tế thu được thấp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn thiếu và yếu làm ảnh hưởng đến phân công lao động xã hội. Các hệ thống hậu cần công nghiệp, hệ thống cơ sở dịch vụ trên thực tế còn yếu, không đảm bảo đủ việc làm cho lực lượng lao động tăng thêm hằng năm. Tất cả những việc trên đã chỉ ra tình hình phân công lao động ở Bến Tre còn rât thấp so với các tỉnh trong khu vưc.
Với thực tiễn tình hình phân công lao động nặng về nông nghiệp khó có thể đảm bảo cho nền kinh tế có tỷ lệ tích lũy lớn. Đồng thời muốn xây dựng được một cơ cấu phân công lao động theo hướng hình thành cơ cấu kinh tế với lực lượng lao động công nghiệp và dịch vụ cao hơn đòi hỏi phải có vốn và thời gian.
Tình hình tổ chức đưa người đi lao động ở nước ngoài hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn như: tỉnh không có đơn vị chuyên doanh hoặc có chức năng xuất khẩu lao động, nên lệ thuộc vào chỉ tiêu từ nơi khác cho; nhiều thông tin xấu về xuất khẩu lao động từ một số quốc gia (Đài Loan, Hàn Quốc,...) đã tác động xấu đến đối tượng muốn tham gia lao động ở nước ngoài. Ngoài ra, chi phí để được đi lao động ở nước ngoài quá cao (25 triệu đồng tiền mặt / người và tài sản thế chấp phải tương đương 10 ngàn USD / người, và đang có xu hướng tăng lên) vì thế có nhiều người đủ tiêu chuẩn, nhưng lại thiếu tài sản thế chấp nên không được chấp nhận đi lao động ở nước ngoài.
Tóm lại, bên cạnh những khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như trình độ sản xuất thấp, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu, nên việc phát triển phân công lao động xã hội ở Bến Tre đã vấp phải, Bến Tre cũng đã và sẽ phải chịu đựng hàng loạt những thách thức lớn trong cơn lốc hội nhập lôi cuốn mà việc tổ chức lao động trong xã hội phải nghĩ đến như: đòi hỏi cao của thị trường lao động, của thị trường hàng hóa khác, làn sóng di dân vào các vùng đô thị, kéo theo những khó khăn khác về hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu vực đô thị.
2.3. Yêu cầu kinh tế - xã hội cấp bách khách quan phải đẩy mạnh phân công lao động hình thành cơ cấu kinh tế mới ở Bến tre
2.3.1. Điều kiện để thực hiện phân công lao động xã hội ở Bến Tre
- Điều kiện tự nhiên: đây là một yếu tố rất quan trọng đối với phân công lao động. Như chúng ta đã biết, lao động sản xuất là quá trình kết hợp giữa các yếu tố: tư liệu lao động, sức lao động và đối tượng lao động, nếu tác biệt giữa các yếu tố đó thì chúng chỉ ở dạng khả năng mà thôi. Phân công lao động là sự phân chia những người lao động nhằm kết hợp những tư liệu lao động, sức lao động với đối tượng lao động nhất định nào đó trong xã hội nhằm tạo ra những sản phẩm nhất định. Như vậy, lao động phải kết hợp với tự nhiên mới thực sự là nguồn gốc của của cải "lao động là cha của của cải vật chất, còn đất đai là mẹ của nó".
Đảng ta xem lao động và đất đai là hai nguồn vốn quý của xã hội, là tiềm năng to lớn cho việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
Trong lịch sử xã hội trước đây việc phân bố lao động và dân cư được hình thành một cách tự phát, tức là nơi nào điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sinh sống thì nơi đó dân cư tập trung đông đúc, nơi nào điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì dân cư thưa thớt. Đối với tỉnh Bến Tre hiện nay trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú cho phép Bến Tre phát triển nền kinh tế toàn diện, Nghị quyết của Đảng đã ghi: "Đảng bộ Bến Tre quyết tâm đưa tỉnh ta từ tỉnh nghèo đi lên từ kinh tế nông nghiệp toàn diện thành một trong những tỉnh sản xuất hàng hóa có tỷ trọng cao trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long" [3, tr.45].
Với đặc điểm tự nhiên của một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long như đã phân tích ở phần đặc điểm nêu trên, với ý nghĩa điều kiện tự nhiên xét theo góc độ kinh tế của C.Mác, Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển phân công lao động. Với một tỉnh "cù lao" được bao bọc bởi con sông lớn, Bến Tre có điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây, con chủ lực (lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, heo, bò, tôm); cụm công thương nghiệp chiến lược; chuyển đổi từng bước trong cơ cấu kinh tế. Về dịch vụ, Bến Tre có thể phát triển dịch vụ vận tải đường thủy, dịch vụ du lịch trên sông, dịch vụ thương mại làm cho việc trao đổi hàng hóa được nhanh chóng, nhờ thế có thể mang lại công cụ lao động phục vụ cho sản xuất. Mặt khác, thương mại giải phóng nhanh hàng hóa, thu hồi vốn sớm để tái sản xuất. Thương mại phát triển sẽ tạo cho người sản xuất thấy được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, giữa các vùng trong tỉnh làm cho sản xuất phát triển. Vì vậy thương mại hoạt động tốt cũng là điều kiện thúc đẩy phân công lao động.
- Để có được phân công lao động xã hội mới còn đòi hỏi sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ vài thập kỷ qua ở nước ta rất thuận lợi cho việc thực hiện xã hội hóa sản xuất và xã hội hóa lao động. Trong điều kiện cần có sự phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải suy nghĩ đến lực lượng lao động và lao động, nếu một địa phương mà dân số trong độ tuổi lao động quá ít và sống thiếu tập trung thì cũng khó thực hiện phân công lao động. Ngược lại, một địa phương có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào sẽ thuận lợi cho việc thực hiện phân công lao động, tuy nhiên dân số trong độ tuổi lao động quá đông không phải lúc nào cũng thuận lợi mà thậm chí có thể gặp khó khăn.
Như đã phân tích trên ở Bến Tre lực lượng lao động dồi dào về số lượng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế. Tuy vậy người Bến Tre biết phát huy truyền thống cách mạng, cần cù siêng năng, sáng tạo trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, trong tỉnh đã hình thành những trung tâm dạy nghề, những năm qua chất lượng đào tạo được đánh giá khá. Về tư liệu lao động, Bến Tre đã có sự gia tăng mạnh mẽ cho đầu tư từ 3 năm qua, 13,4% ngân sách của tỉnh đã đầu tư cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; ngoài ra một số cơ sở sản xuất của Nhà nước đã được đầu tư công nghệ sản xuất mới tạo điều kiện mở rộng và thâm nhập thị trường ngoại tỉnh và thế giới.
- Việc quy hoạch, phân vùng kinh tế
ở Bến Tre đã bắt đầu thực hiện từ năm 2000 như: vùng ngọt, vùng lợ, vùng mặn; điều tra để nắm chắc tình hình lao động, đất đai, tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tập quán và kinh nghiệm sản xuất... Từ đó cơ cấu các ngành sản xuất và cơ cấu tổ chức phân công lao động đã có cơ sở để định hình cơ cấu kinh tế.
Qua sự phân tích trên cho thấy Bến Tre đã hội tụ đủ điều kiện để thực hiện phân công lao động xã hội theo hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới.
2.3.2. Yêu cầu kinh tế - xã hội cấp bách của việc phân công lao động xã hội ở tỉnh Bến Tre
2.3.2.1. Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động và tài nguyên
Việc tiến hành phân công lao động ở Bến Tre những năm tới là vấn đề có ý nghĩa kinh tế - xã hội cấp bách, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả hai thế mạnh kinh tế chủ yếu của Tỉnh là lao động và đất đai.
Qua khảo sát thực trạng nêu tren cho thấy những thế mạnh đó chủ yếu vẫn còn tiềm ẩn. Số liệu điều tra mới nhất đã chỉ ra rằng 91,5% dân số sống ở nông thôn, với việc sử dụng thời gian lao động trong ba năm qua tuy có tăng nhưng tăng không đáng kể (1997 là 72,13%, 1998 là 73,09%, năm 1999 là 74,02%). Trong số 91,5% dân số sinh sống ở nông thôn thì 80% sống bằng nghề nông. Với thực trạng đất để sản xuất nông nghiệp nhỏ bé (0,11 ha /người) thì việc phát huy yếu tố lao động để mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tái sản xuất mở rộng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. C.Mác đã cho rằng: nếu các điều kiện khác không có gì thay đổi thì giá trị và khối lượng sản phẩm sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lao động được sử dụng.
Chúng ta đều biết, trong bất kỳ nền sản xuất ở xã hội nào, nếu không có sự tham gia của lao động sống thì tư liệu sản xuất sẽ là những vật thể chết, không thể tiêu dùng, kể cả hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhất. Cũng theo C.Mác: Một cái máy không dùng vào lao động là một cái máy vô ích. Hơn nữa nó còn bị ảnh hưởng phá hoại của những yếu tố tự nhiên mà hư hỏng đi. Sắt thì han rỉ, gỗ thì mục nát, len không đem chế biến thì bị sâu cắn, lao động sống phải nắm lấy những vật đó, cải tử hoàn sinh cho nó, biến