Luận văn Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO HỘ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA 5

1.1. Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo của hộ nông dân với tư cách là đơn vị sản xuất tự chủ 5

1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 5

1.1.2. Sự phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế hàng hóa 9

1.2. Phân hóa giàu nghèo của hộ nông dân và kinh nghiệm giải quyết vấn đề này ở một số nước trong khu vực 25

1.2.1. Phân hóa giàu nghèo hộ nông dân ở Trung Quốc 25

1.2.2. Phân hóa giàu nghèo hộ nông dân ở Malaixia 28

1.2.3. Quá trình phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Thái Lan 30

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TỈNH KIÊN GIANG 34

2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân ở Kiên Giang 34

2.2. Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 40

2.2.1. Tình hình phân hóa giàu nghèo của các HND ở tỉnh Kiên Giang qua các giai đoạn 40

2.2.2. Đặc điểm và xu hướng của sự phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 52

2.2.3. Nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra 56

Chương 3: QUAN ĐIỂM PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO CỦA CÁC HND KIÊN GIANG 64

3.1. Quan điểm và những phương hướng chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 64

3.1.1. Quan điểm giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo đối với các hộ nông dân Kiên Giang 64

3.1.2. Phương hướng khắc phục hậu quả tiêu cực của phân hóa giàu nghèo ở Kiên Giang 67

3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực của phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân Kiên Giang 73

3.2.1. Giải pháp về lao động việc làm của các hộ nông dân 73

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn 76

3.2.3. Huy động vốn cho hộ nông dân nghèo vay từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức 78

3.2.4. Kết hợp giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo với các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 89

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khăn vì giống có năng suất thấp, thị trường đầu ra khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch nông thôn, văn hóa giáo dục trên địa bàn nông thôn đều được chú trọng phát triển. Những năm qua, từ khi xác định HND là đối tượng phục vụ của mình, hệ thống Ngân hàng nông nghiệp đã mở rộng đại lý xuống xã. Doanh số cho vay năm 1998 đạt 1.357,6 tỷ, trong đó cho vay phục vụ và sản xuất nông nghiệp là 888 tỷ; cho ngành hải sản là 162 tỷ. Tỉnh có 45 quỹ tín dụng nhân dân với doanh số cho vay đạt 307 tỷ. Ngoài ra, khu vực nông thôn còn được hỗ trợ vốn từ các chương trình cho vay theo dự án, chương trình, vốn xóa đói giảm nghèo của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ... Tuy nhiên, hoạt động tín dụng trong nông thôn của hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng... còn hạn chế chưa sát xóm ấp, người nông dân. Việc thẩm định và theo dõi sử dụng vốn đúng mục đích đạt hiệu quả còn thấp. Do thiếu vốn, tình trạng hộ nông dân phải cầm cố ruộng đất, bán lúa non, vay nặng lãi vẫn còn khá phổ biến. Thành tựu to lớn trong việc tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp- nông thôn đó là phong trào kinh tế hợp tác và phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi được tỉnh quan tâm chỉ đạo hơn mười năm nay. Toàn tỉnh hiện có 33 HTX sản xuất nông nghiệp, 270 tập đoàn và hơn 5000 tổ đoàn kết sản xuất nông nghiệp [18]. Về kinh tế hợp tác, qua kiện toàn đổi mới theo Luật Hợp tác xã, bình quân 1 HTX có ban quản lý từ 2-3 người, ban kiểm soát từ 1-3 người, tiền lương trả cho cán bộ ban quản lý được trích từ lãi nguồn thu dịch vụ của HTX. So với năm 1986 cán bộ gián tiếp của HTX giảm 41,6%, từng bước năng lực điều hành, quản lý của ban quản lý HTX được nâng lên, tinh gọn, hoạt động có hiệu quả hơn. Hoạt động của HTX nông nghiệp phần lớn tập trung sản xuất cây lúa, điều hành kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ cũng như các dịch vụ: bơm tưới, chuyển giao kỹ thuật... Qua kết quả sản xuất từ năm 1991 lại đây, nhờ điều hành hoạt động theo cơ chế mới, tập trung đầu tư san lấp mặt bằng, phát triển hệ thống thủy lợi, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như cơ cấu giống mới, lịch thời vụ phòng chống sâu bệnh, lũ lụt nên năng suất, sản lượng và thu nhập của khu vực HTX không ngừng được nâng lên. Năng suất lúa bình quân từ 8,1 tấn/ha/năm 1991 lên 10,8 tấn/ha/năm 1996. So với sản xuất cá thể, chi phí sản xuất của HTX thấp hơn 16% và năng suất cao hơn 25-30%, bình quân lương thực đầu người đạt 3.412 kg/năm, cao hơn toàn tỉnh 2,7 lần, thu nhập bình quân hộ xã viên đạt 5,18 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức thu nhập cá thể. Đời sống mọi mặt của hộ nông dân trong khu vực kinh tế HTX được cải thiện tích cực. Có gần 50% số hộ có nhà xây dựng kiên cố,100% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất, 90% số hộ có ti vi, cassette. Trạm xá, trường học được xây dựng kiên cố, có cả trường dân lập, làm bảo hiểm y tế. Đời sống văn hóa, phong trào cách mạng ở địa phương được các hộ xã viên tích cực hưởng ứng, an ninh trật tự giữ vững làm hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội, tình làng nghĩa xóm được nâng cao [34]. Một phong trào được phát động và duy trì hơn 10 năm nay, thu hút hàng vạn hộ nông dân trong tỉnh tham gia, đó là phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi. Kết quả trong năm 1999 qua bình xét toàn tỉnh có 21.500 hộ và 14 tập thể đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất giỏi". Đến năm 1999 toàn tỉnh có hơn 60.000 HND đạt danh hiệu sản xuất giỏi, chiếm 27,2% số hộ nông nghiệp của tỉnh [44]. Những HND sản xuất giỏi là những hộ sản xuất hàng hóa, luôn phải suy nghĩ tính toán sao cho có lãi, có ý thức tự lực tự cường vươn lên làm giàu, phát huy nội lực gia đình là chính, nhờ vậy sử dụng có hiệu quả lao động, đất đai, đồng vốn. Đây cũng là những hộ đi đầu trong việc tiếp thu, phổ biến những tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Nhờ vậy, mở ra khả năng to lớn để đưa năng suất, sản lượng trong nông nghiệp tăng lên. Đa số HND sản xuất giỏi đều có mô hình sản xuất với cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý theo phương thức kinh doanh tổng hợp, ví dụ: luân canh, xen canh, lấy ngắn nuôi dài VAC, RVAC, RVACD... Những HND sản xuất giỏi còn là những hộ được ngân hàng và các tổ chức tín dụng coi là bạn hàng tin cậy nhất, vì đã biết sử dụng có hiệu quả nhất đồng vốn của họ. Bên cạnh đó, HND sản xuất giỏi là người đi đầu trong việc "xóa đói giảm nghèo tại chỗ" bằng cách cho vay vốn cây con giống không lấy lãi, tạo công ăn việc làm, hướng dẫn cách thức kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng như bắc cầu, làm giao thông nông thôn. 2.2. phân hóa giàu nghèo của các Hộ nông dân Kiên giang 2.2.1. Tình hình phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang qua các giai đoạn ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 việc chiếm đoạt ruộng đất của bọn địa chủ, cường hào ngày càng phát triển. ở Nam Bộ trong nét sinh hoạt xưa và nay, không gọi là địa chủ mà gọi là điền chủ, nhiều ruộng đất gọi là điền chủ lớn, ít hơn gọi là điền chủ nhỏ. Phần lớn nông dân trở thành tá điền, sống phụ thuộc vào điền chủ. Điều này được chính quyền thực dân các thời kỳ không những bảo lưu mà còn khuyến khích. Những phương thức bóc lột như: chế độ làm ruộng rẽ, chế độ làm ruộng giao, chế độ sử dụng tá điền, chế độ canh tác trực tiếp, chế độ thuê nhân công, tệ cho vay nặng lãi... đã cột chặt thân phận người nông dân tá điền vào nghèo, đói, hèn kém, nợ nần. Người nông dân tá điền thuở ấy chịu mấy tầng bóc lột, không sao kể xiết nỗi cơ cực. Ta có thể nói không sợ sai rằng trong lẫm lúa (kho lúa) của điền chủ "chỉ có chừng một phần ba là địa tô, còn lại hai phần ba là tiền lời giá cao" [23, 44]. Bên cạnh đời sống cơ cực của tầng lớp nông dân tá điền là lớp điền chủ giàu có, sống xa hoa mà sử sách phải lưu truyền kiểu "Trần Trinh Trạch với lứa con nổi danh là Công Tử Bạc Liêu" có cánh đồng thẳng cánh cò bay 15.000 ha, cũng như ở Rạch Giá có Chủ Chẹt (Huỳnh Tấn Tước) đã đứng bộ (sổ địa bạ) 12.000 ha đất [23, 142]. Theo con số thống kê của Pháp, toàn Đông Dương thời 1930 có khoảng 6.690 người có điền sản trên 50 ha. Riêng ở Nam Kỳ đã có tới 6.300 người. Năm 1951, người ta ước lượng thu nhập bình quân của một gia đình người Âu hàng năm là 5.000 đồng (tiền Đông Dương), trong khi nhà giàu "bổn xứ" và người Hoa lại có tới 6.000 đồng. Có nghĩa là điền chủ lớn và thương gia lớn có thể có mức sống cao hơn công chức quan lại người Âu. Giới trung lưu người Việt, công chức nhỏ và tiểu chủ thu nhập bình quân khoảng 170 đồng ở Nam Kỳ [23, 148]. Những thống kê trên đây khó có thể coi là chính xác nhưng cũng giúp cho chúng ta có khái niệm về phân hóa giai cấp, chênh lệnh về thu nhập và mức sống của xã hội nói chung và của nông dân nói riêng ở địa phương trong thời kỳ phong kiến thuộc địa. Một vấn đề nữa cần trình bày ở đây là, do thiên nhiên hào phóng, ưu đãi "chim trời", "cá nước", "lúa ma" mà con người Nam Bộ tính tình khoáng đạt, rộng rãi. Bởi vậy trong các dịp lễ tết "người Việt quen xài quá trớn" [23, 150]. Còn thì xài, hết thì nhịn, mai làm tiếp, chưa quen tính toán chi ly trong tổ chức cuộc sống. Bên cạnh đó, việc đá gà ăn tiền, cờ bạc vừa là trò giải trí, vừa là tệ nạn có từ thời mở mang bờ cõi khá phổ biến ở vùng này. Nhà văn Sơn Nam đã nhận định: "Nợ nần, cờ bạc là hai vấn đề lớn không giải quyết nổi từ đời các Chúa Nguyễn. Chủ điền, giới mại bản người Hoa làm giàu nhanh, thêm ruộng thêm đất, thêm nhà cao cửa rộng, một phần cũng nhờ khai thác hai mặt chủ yếu này" [24, 190]. Do đó, khi xem xét vấn đề giàu nghèo, PHGN của các HND phải đề cập đến những vấn đề này. Dưới thời Mỹ ngụy, sau hai lần "cải cách điền địa" nhưng ruộng đất vẫn tập trung trong tay địa chủ và quan chức chính quyền thực dân đế quốc khá nhiều. Tuy vậy, trung nông ngày càng trở thành tầng lớp phổ biến trong nông nghiệp, nông thôn; phú nông là những nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp. Nông nghiệp Kiên Giang đã mang đậm tính chất của một nền nông nghiệp hàng hóa. Sự PHGN của các HND ở đây đã chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện của cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt thì không chỉ có các quy luật kinh tế mà còn có cả quy luật chiến tranh cùng tác động đến vấn đề này. Do vậy, PHGN của các HND thời kỳ này chưa phải là vấn đề bức xúc của xã hội. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp, tập thể hóa sản xuất, hàng vạn HND KG đã được điều chỉnh lại ruộng đất, diện tích canh tác theo lối bình quân. Hàng ngàn hộ nông dân được chia cấp ruộng đất bất kể là hộ người Kinh hay hộ người dân tộc khác. Đây có thể coi như một dấu ấn lịch sử trong đời sống kinh tế xã hội nông nghiệp - nông thôn KG. Chính điều này làm cho điểm xuất phát của các HND KG khi đi vào giai đoạn phát triển kinh tế thị trường có đất đai canh tác là khá đồng đều nhau, có chênh lệch nhưng không cách biệt lắm. HND nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình là đơn vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Sự PHGN của các HND ở Kiên Giang đã diễn ra ngay trong những năm đầu thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khoảng cách giàu nghèo của các HND KG ngày càng gia tăng. Năm 1992 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban kinh tế tỉnh ủy KG phối hợp điều tra mẫu thu nhập của các HND trên các địa bàn của tỉnh. Căn cứ vào tiêu chí của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (giai đoạn 1990 - 1992) mà phân loại hộ. Kết quả cụ thể đã được phản ánh trong bảng 4. Bảng 4 Phân loại theo thu nhập của các HND Kiên giang Tên loại hộ Số hộ Tỷ lệ % 1. Hộ giàu 468 10,8% 2. Hộ trung bình 2.530 58,6% 3. Hộ nghèo 1.316 30,6% Tổng cộng 4.314 100% Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KG năm 1993. Trong đó nhóm HND giàu có cơ cấu thu nhập như sau: Tổng thu nhập năm (c + v + m) = 32,8 triệu đồng, từ các loại sản phẩm theo tỷ lệ như sau: Sản phẩm trồng trọt: 60,4%; chăn nuôi:12,7% và những ngành nghề khác: 26,9%. Giá trị sản phẩm cần bán:19,68 triệu đồng. Thu nhập (v + m): 18,04 triệu đồng. Tích lũy hàng năm: 9,146 triệu đồng. Còn nhóm HND nghèo thì có thu nhập hàng năm bình quân (c+v+m)/năm là: 2.180.000đ. Chia theo các nguồn là: sản xuất: 48,1%; làm thuê: 37,5%; nguồn khác: 14,4%. Thu nhập (v+m)/năm là 1.569.000đ. Bình quân thu nhập đầu người/năm là 261.000đ tương ứng 21.000đ/người/tháng, tương ứng với 163 kg gạo. Chúng tôi cho rằng, kết quả trên phản ánh khá trung thực hiện tượng PHGN của các HND KG. Điều đó cũng phù hợp với tiêu chí và kết quả của một số tác giả quan tâm đến vấn đề này đã được công bố trên các công trình nghiên cứu. Nó cũng phù hợp với kết quả điều tra của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh lúc bấy giờ. Tỷ lệ hộ nghèo đói giai đoạn 1990 - 1993 trên địa bàn KG khoảng 25% - 30% trên tổng số hộ toàn tỉnh. Từ kết quả phân loại theo thu nhập, chúng tôi có một số nhận xét sau: Một là: Ngay từ khi mới thực hiện chủ trương phát triển kinh kinh tế hộ theo tinh thần Nghị quyết 10/BCT ở tỉnh Kiên Giang thì hiện tượng PHGN đã diễn ra phổ biến. Một bộ phận lớn HND thuộc loại trung bình, hộ giàu chưa nhiều, hộ nghèo đói không phải là ít. Hai là: Hộ giàu là hộ có tỷ suất nông sản hàng hóa cao, số lượng sản phẩm cần bán nhiều và nhờ đó tích lũy vốn càng lớn. Bên cạnh đó ở HND nghèo sản xuất chỉ ở mức thiếu hoặc may ra là đủ ăn. Ngoài sản xuất nông nghiệp của gia đình họ phải tìm thêm các nguồn khác để tăng thu nhập. Ba là: Lao động làm thuê trong nông nghiệp, nông thôn đã trở thành phổ biến trong kinh doanh nông trại quy mô lớn của hộ giàu, nhiều diện tích canh tác phải thuê mướn lao động ở các hộ có ít hoặc không có ruộng đất, không có công ăn việc làm để kịp thời vụ. Lao động làm thuê đem lại thu nhập không nhỏ đối với hộ nghèo. Kinh tế thị trường càng phát triển thì tình hình PHGN ở Kiên Giang ngày càng phức tạp. Cuối năm 1996 đầu năm 1997, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Cục Thống kê KG tiến hành điều tra một cách toàn diện nhằm đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh và tổng kết 3 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo (1994-1996). Căn cứ vào những tiêu chí và quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và điều kiện cụ thể của địa phương, kết quả được Cục Thống kê thông báo bốn mức thu nhập quy định bằng tiền, tính bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo tương ứng các mức sau: Nếu lấy mức 1: Với thu nhập bình quân đầu người ở thị xã dưới 150.000đ, thị trấn dưới 120.000đ, nông thôn dưới 100.000đ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 16,76% với 43.998 hộ. Nếu lấy ở mức 2: Với thu nhập tương ứng thị xã dưới 120.000đ, thị trấn dưới 100.000đ, nông thôn dưới 90.000đ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 14,49% với 38034 hộ. Nếu lấy ở mức 3: Thị xã dưới 100.000đ, thị trấn dưới 90.000đ, nông thôn dưới 80.000đ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 10,76% với 28.256 hộ. Nếu lấy ở mức 4: Thị xã dưới 90.000đ, thị trấn dưới 80.000đ, nông thôn dưới 70.000đ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 10,68% với 28.041 hộ. Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo KG đã thống nhất chọn mức 2 đối với số hộ nghèo là 38.034 hộ. Trong số đó có 30.856 HND sản xuất nông lâm thủy sản và làm mướn trong nông nghiệp là hộ nghèo, chiếm khoảng 80% tổng số hộ nghèo của tỉnh. Về thu nhập, đa số HND nghèo có mức thu nhập rất thấp. Đáng chú ý là trong 18.277 hộ có mức thu nhập dưới 70.000đ/người/tháng, thì ở nông thôn chiếm tới 17.277 hộ. Nhiều huyện như Hòn Đất, Châu Thành, An Minh, Vĩnh Thuận có tới 95% số HND có thu nhập thấp dưới 90.000đ/người/tháng. Xét về quy mô diện tích đất canh tác: quy mô diện tích đất canh tác của các HND nghèo là điểm đáng chú ý. Trong số 30.856 hộ nói trên, quy mô diện tích trung bình là 7,27 công (1công = 1000m2), nhưng có tới hàng chục ngàn hộ không có đất. Nhiều nhất là ở các huyện: Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, An Minh, Gò Quao. Về nhà ở, điện nước của HND nghèo, tình hình chung là rất thấp kém. Có tới gần 70% số hộ này ở nhà cột chôn, vách mái lá, 15% số hộ ở nhà lều, chòi, lán trại tạm bợ. Thậm chí có 0,17% số hộ không có nhà phải ở nhờ, ở đậu trên ghe, chẹt. Hà Tiên, Hòn Đất, An Minh là những địa bàn có tới trên 90% số HND nghèo, có tình trạng nhà ở thấp kém nhất. Phần lớn HND nghèo không có điện. Nước sinh hoạt lấy dưới kênh rạch, ao hồ, nhà vệ sinh không có hoặc bắc tạm trên kênh. Số HND nghèo thuộc dân tộc Khmer ước khoảng 15 - 20%. Sự phân bố HND nghèo trên các địa bàn huyện thị như sau: Số HND nghèo theo đơn vị huyện thị có đến tháng 1/1997: thị xã Rạch Giá: 582 hộ; huyện Hà Tiên: 705 hộ; huyện Hòn Đất: 1444 hộ; huyện Tân Hiệp: 2993 hộ; huyện Châu Thành: 2609 hộ; huyện Giồng Riềng: 4693 hộ; huyện Gò Quao: 4122 hộ; huyện An Biên: 4796 hộ; huyện An Minh: 4625 hộ; huyện Vĩnh Thuận: 3899 hộ; huyện Phú Quốc: 335 hộ; huyện Kiên Hải: 53 hộ; tổng cộng số hộ nghèo là: 30856 hộ [10]. Tỷ lệ và tình hình này cũng tương đồng như của một số địa phương khác trong khu vực [4], [2], [3]. Năm 1997 trường Chính trị tỉnh Kiên Giang được ủy ban nhân dân tỉnh giao thực hiện đề tài "Điều tra phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường ở tỉnh Kiên Giang". Ban chủ nhiệm đề tài căn cứ vào tiêu chí chung và thực tiễn của địa phương đã xây dựng tiêu chí như đã trình bày ở phần trước nhằm đánh giá một cách toàn diện sự phân hóa xã hội nói chung và PHGN nói riêng. Đề tài lấy 3000 đối tượng là cá nhân và hộ gia đình của nhiều nghề nghiệp, tầng lớp dân cư trong xã hội. Đó không chỉ là công nhân, nông dân, buôn bán (tiểu thương), mà có cả cán bộ, giáo viên, công chức nhà nước. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trên các địa bàn đặc trưng cho các tiểu vùng của tỉnh. Các thông tin thu nhập được là đáng tin cậy, có độ chính xác tương đối cao. Từ kết quả phân tích phản ánh trong bảng 5(a). Bảng 5 (a) Tổng hợp tình hình giàu, nghèo của các đối tượng Tỷ Lệ Nghèo Trung bình Giàu TP dân cư T/nhập (%) Nhà ở (%) PT SH (%) PT đi lại (%) TL t/bình T/nhập (%) Nhà ở (%) PT SH (%) PT đi lại (%) TL t/bình T/nhập (%) Nhà ở (%) PT SH (%) PT đi lại(%) TL t/bình Nông dân 43,71 75,67 66,1 63,09 57,63 29,71 24 33,72 35,69 30,78 26,58 0,34 0,27 0,95 7,03 Ngư dân 37,41 83,67 91,8 67,35 69,06 25,58 15,56 7,48 22,65 17,81 36,73 0,68 0,68 0 9,25 Công nhân 1,98 72,28 64,4 51,49 47,58 34,64 25,74 34,65 48,37 35,9 63,37 1,98 1,98 0,99 17,08 Quân nhân 22,2 41,41 48,5 46,46 39,63 23,2 50,51 49,49 52,53 43,93 54,58 8,08 2,02 1,01 16,42 Giáo viên 4,92 58,2 46,3 57,38 41,7 61,48 40,16 51,64 42,42 48,92 33,6 1,65 2,05 0 9,32 NV y tế 12,08 49,66 43,3 42,28 36,83 57,72 44,3 46,31 57,72 51,51 30 6,06 8,72 0,67 11,35 Buôn bán 19,03 38,71 31,3 36,13 31,29 24,19 50,32 60,97 63,87 49,83 56,67 11 7,74 0,65 19 Trung bình 20,19 59,94 55,9 52,02 47,01 36,64 35,79 40,6 46,2 39,9 43,07 4,24 3,35 0,61 12,81 Nguồn: Đề tài điều tra phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường KG. Trường Chính trị tỉnh KG. Chúng tôi thấy HND KG phổ biến vẫn là những hộ sản xuất nhỏ, cá thể. Những vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến... vẫn là những vùng có nhiều HND nghèo nhất. HND nghèo là những hộ quy mô diện tích nhỏ, thu nhập mức sống có tăng lên so trước 1975, song vẫn nằm trong giới hạn đủ ăn, đủ chi dùng ở mức tối thiểu. Những năm gần đây giá cả thị trường nông sản không ổn định, bão lụt khiến cho việc sản xuất và cải thiện đời sống gặp không ít khó khăn. Việc giá cả một số mặt hàng tiêu dùng như radio, xe đạp giảm dần làm cho mức tiêu dùng có được tăng lên đối với đa số HND. Tuy nhiên nếu so sánh với mức tăng thu nhập của các tầng lớp khác như công nhân, quân nhân, công chức nhà nước thì mức thu nhập của HND trong những năm gần đây giảm đi tương đối. Nông dân vẫn là đối tượng có tỷ lệ hộ giàu thấp nhất khi so sánh với các đối tượng khác của xã hội trong cùng một hệ quy chiếu. Để làm rõ thêm, chúng ta xem các thông số qua các bảng xếp hạng qua các bảng 6, 7 và 8. Bảng 6 Bảng xếp hạng hộ nghèo theo các tiêu chí I. Theo thu nhập II.Theo nhà ở III.Theo PTSH IV. Theo PTĐL 1.Nông dân 1.Ngư dân 1.Ngư dân 1.Ngư dân 2.Ngư dân 2.Nông dân 2.Nông dân 2.Nông dân 3.Quân nhân 3.Công nhân 3.Công nhân 3.Giáo viên 4.Buôn bán 4.Quân nhân 4.Giáo viên 4.Công nhân 5.Nhân viên y tế 5.Giáo viên 5.Nhân viên y tế 5.Quân nhân 6.Giáo viên 6.Nhân viên y tế 6.Quân nhân 6.Nhân viên y tế 7.Công nhân 7.Buôn bán 7.Buôn bán 7.Buôn bán Nguồn: Đề tài điều tra phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường KG. Trường Chính trị tỉnh KG. Bảng 7 Xếp hạng hộ khá giả theo các tiêu chí I.Theo thu nhập II.Theo nhà cửa III. Theo PTSH IV. Theo PTĐL 1.Giáo viên 1.Quân nhân 1.Buôn bán 1.Buôn bán 2.Nhân viên y tế 2.Buôn bán 2.Giáo viên 2.Nhân viên y tế 3.Công nhân 3.Nhân viên y tế 3.Quân nhân 3.Quân nhân 4.Nông dân 4.Giáo viên 4.Nhân viên y tế 4.Công nhân 5.Ngư dân 5. Công nhân 5.Công nhân 5.Giáo viên 6.Buôn bán 6.Nông dân 6.Nông dân 6.Nông dân 7.Quân nhân 7.Ngư dân 7,Ngư dân 7.Ngư dân Nguồn: Đề tài điều tra phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường KG. Trường Chính trị tỉnh KG. Bảng 8 Xếp hạng hộ giàu theo các tiêu chí I.Theo thu nhập II.Theo nhà cửa III. Theo PTSH IV. Theo PTĐL 1.Công nhân 1.Buôn bán 1.nhiệm vụ y tế 1.Buôn bán 2.Buôn bán 2.Quân nhân 2.Buôn bán 2.Công nhân 3.Quân nhân 3.Nhân viên y tế 3.Giáo viên 3.Quân nhân 4.Ngư dân 4.Công nhân 4.Quân nhân 4.Nhân viên y tế 5.Giáo viên 5.Giáo viên 5.Công nhân 5.Ngư dân 6.Nhân viên y tế 6.Ngư dân 6.Ngư dân 6.Giáo viên 7.Nông dân 7.Nông dân 7.Nông dân 7.Nông dân Nguồn: Đề tài điều tra phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường KG. Trường Chính trị tỉnh KG. Như vậy thực trạng PHGN của các tầng lớp xã hội nói chung và của HND nói riêng được đánh giá ở cả ba cấp độ (nghèo, khá giả, giàu) trên bốn tiêu chí cụ thể (thu nhập, nhà ở, phương tiên sinh hoạt, phương tiện đi lại) và trong quan hệ so sánh với 7 đối tượng khác trong xã hội (công nhân, buôn bán, ngư dân, quân nhân, giáo viên, nhân viên y tế, nông dân). Qua đó cũng cho thấy sự PHGN của nông dân và ngư dân diễn ra một cách rộng rãi và xu hướng mang tính quy luật là: Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ giàu trong tổng số hộ cùng loại biến đổi ngược chiều nhau. PHGN của các HND xét theo vùng trên địa bàn của tỉnh. Địa bàn có mật độ dân cư đông nhất là thị xã rồi đến vùng ven, vùng sâu, biên giới, hải đảo. Nơi có đông đảo HND sinh sống lại là vùng ven, vùng sâu. HND ở vùng thị xã, vùng ven, vùng có điều kiện sản xuất canh tác thuận lợi, nước ngọt, làm 3 vụ lúa trong năm, nơi có kết cấu hạ tầng thuận lợi, trình độ dân trí cao thì tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm tới 80% - 90%. Ngược lại, nơi vùng sâu vùng xa, nơi cơ sở hạ tầng yếu kém thì tỷ lệ hộ nghèo và trung bình chiếm tới 85% - 90%. Bảng 5(b) giúp chúng ta thấy được thực trạng này. Bảng 5 (b) Tổng hợp tình hình hộ nghèo, vùng nghèo T/hình địa bàn T/số đ/tra Nghèo Khá Giàu SL % SL % SL % Thị xã 484 65 13,43 198 40,91 221 45,66 Vùng ven 502 155 30,88 189 37,65 158 31,47 Vùng sâu 991 439 44,30 309 31,18 242 24,42 Vùng BG 464 184 39,66 147 31,68 133 28,66 Hải đảo 365 59 16,16 187 49,59 126 34,52 Nguồn: Đề tài điều tra phân hóa xã hội trong cơ chế thị trường KG. Trường Chính trị tỉnh KG. Cuối năm 1999 đầu năm 2000 Cục Thống kê KG tiến hành một khảo sát điều tra nhằm xác định mức chênh lệch cách biệt về thu nhập giữa hai cực giàu và nghèo, ở cả nông thôn và thành thị. Phương pháp tiến hành là: điều tra ngẫu nhiên mức thu nhập của các HND ở 25 điểm mẫu trên các địa bàn huyện, thị của tỉnh rồi xếp dần từ thấp đến cao. Sau đó so sánh bình quân thu nhập của 20% số hộ có thu nhập thấp nhất với chỉ số tương ứng của 20% số hộ có thu nhập cao nhất và thu được số lần cách biệt về thu nhập. Đương nhiên số lần cách biệt càng lớn thì PHGN càng mạnh mẽ, độ bất bình đẳng về thu nhập, kinh tế càng lớn. Theo đó, số lần cách biệt ở khu vực thành thị là 4,96 và ở nông thôn là 6,91 lần. PHGN xét theo mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 31 HTX sản xuất nông nghiệp gắn với kinh doanh dịch vụ tổng hợp và khoảng 5000 đơn vị tổ đoàn kết tập đoàn sản xuất. Trên cơ sở này PHGN trong kinh tế hợp tác, hình thức kinh tế trang trại, nông trại mang nét đặc trưng riêng. Qua điều tra 12 HTX vào cuối năm 1996 trên địa bàn huyện Tân Hiệp, nhiều hợp tác xã có số HND giàu và khá chiếm tới 37%, cao hơn gấp 3 lần ở những địa bàn chưa có kinh tế hợp tác. Số hộ trung bình đạt 57,5%, số hộ nghèo còn 5,5%. HTX Tân Long xã Tân Hiệp A, được kiện toàn vào năm 1992, số hộ nghèo giảm từ 10,7% xuống còn 2,67% năm 1996 trong khi toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo là 14,5%, có nơi còn trên 30% số hộ nghèo. Năm 1999 nếu lấy tiêu chuẩn hộ giàu là HND sản xuất kinh doanh giỏi thì tỷ lệ này ước khoảng trên 10% tổng số hộ toàn tỉnh. Xét theo biến đổi cơ cấu tỷ lệ giàu nghèo thì PHGN của các HND diễn ra theo xu hướng tăng dần số hộ khá và giàu chiếm từ 85 - 90% trên tổng số hộ cùng loại. Tỷ lệ HND nghèo ở các địa bàn từ 10 - 15%, cao hơn tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh. Điều lưu ý là số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều thì số hộ cầm cố, sang nhượng hết ruộng đất có xu hướng tăng lên. Toàn tỉnh hiện có hơn 20.000 HND không có đất sản xuất, trắng tay, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 10% tổng số hộ [11] tham khảo bảng 10. Bảng 10 Thực trạng HND không đất có đến tháng 8/1998 TT Địa bàn Hộ SXNN Hộ không đất Tỷ lệ % Thị xã Rạch Giá (ước của TX) 5675 964 16,9 Huyện Kiên Lương 8.239 1.281 15,5 Huyện Hòn Đất (đã phúc tra lại) 19.082 2.351 12,3 Huyện Châu Thành (số ước của huyện) 2.0572 1.440 7,2 Huyện Tân Hiệp (số ước của huyện) 21.274 1.437 6,7 Huyện Giồng Giềng 33.727 3.650 10,8 Huyện Gò Quao 25.792 1.935 7,5 Huyện An Biên 22.129 2.198 9,93 Huyện An Minh 19.193 3.149 16,41 Huyện Vĩnh Thuận 20.054 2.958 14,75 Thị xã Hà Tiên 1.408 64 4,5 Toàn tỉnh 197.085 21.427 10,87 Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang, tháng 8/1998 PHGN xét theo thành phần dân tộc. KG là một tỉnh có đa dân tộc, khảo sát PHGN của các HND theo thành phần dân tộc cũng có những vấn đề cần quan tâm. Nhóm dân tộc được chọn làm tiêu biểu trong khảo sát là Hoa và Khmer - dù tỷ lệ người Hoa và Khmer trong cơ cấu dân cư không lớn. Đặc điểm về tỷ lệ giàu nghèo của các nhóm dân tộc này như sau: Trong khi phần lớn hộ người Hoa làm ăn trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh dịch vụ tỷ lệ HND người Hoa ước khoảng 30% trên tổng số và phần lớn trong số này nằm trong diện hộ khá và giàu. Ngược lại trong số HND người Khmer tỷ lệ hộ giàu trên tổng số hộ cùng loại là thấp nhất, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo lại ở mức cao nhất. HND người Kinh nằm vào loại giữa mức cao nhất, giàu nhất không bằng người Hoa và mức thấp nhất, nghèo nhất cao hơn của người Khmer. Một số huyện thị trong tỉnh có đông hộ dân tộc Khmer, người Hoa sinh sống như Tân Hiệp, Hòn Đất, Châu Thành, Gò Quao. Đáng chú ý HND người dân tộc cũng nằm trong quá trình phân hóa nhưng với tốc độ khá lớn. Chúng ta khảo sát hai huyện có tỷ lệ hộ dân tộc trên tổng số HND ở mức độ điển hình - kết quả như bảng 11 (phụ lục). Như vậy, số hộ giàu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~1.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC.DOC
  • docTOMTAT~1.DOC
Tài liệu liên quan