MỞ ĐẦU. 3
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN. 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare
T.L.Wu). 5
1.1.1. Đặc điểm thực vật, phân bố . 5
1.1.2. Công dụng và chủ trị. 6
1.1.3. Các nghiên cứu nước ngoài về Sa nhân tím. 6
1.1.3.1. Thành phần hóa học. 6
1.1.3.2. Hoạt tính sinh học. 9
1.1.4. Các nghiên cứu trong nước về Sa nhân tím . 11
1.1.4.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học . 11
1.1.4.2. Nghiên cứu về hoạt tính sinh học. 12
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHÁNG VIÊM . 13
1.2.1. Giới thiệu về quá trình viêm . 13
1.2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình viêm. 15
CHưƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU . 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 16
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu . 17
2.1.2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng trong phân lập và xác định
cấu trúc các hợp chất. 17
2.1.2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng trong xác định hoạt tính
kháng viêm. 17
2.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 18
2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất. 18
2.2.1.1. Phương pháp chiết xuất . 18
2.2.1.2. Phương pháp phân lập. 18
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất. 19
2.2.2.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR . 19
2.2.2.2. Phổ khối lượng MS. 19
2.2.2.3. Độ quay cực [α] . 20
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm. 20
87 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá khả năng kháng viêm của các hoạt chất phân lập từ loài sa nhân tím (amomum longiligulare t.l.wu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cobacterrium tuberculosis,
Proteus vulgaris, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi và có tác dụng diệt
amip trên Entamoeba moshkowskii [1].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Viên cho thấy tinh dầu Sa nhân tím và dịch
chiết ethanol từ hạt Sa nhân tím có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm với 3
chủng: Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida stellatoides, dịch
nƣớc sắc Sa nhân tím có tác dụng kháng Escherichia coli và Staphylococcus
13
aureus. Khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu Sa nhân tím khá
mạnh so với chất đối chứng [6].
Phân đoạn bay hơi của hạt Sa nhân tím (chiết bằng dung môi
dichloromethane) có hoạt tính chống oxy hóa và có tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm đối với 5 chủng: Escherichia coli, Staphylococcus aureus,
Candida stellatoides, Candida albicans và Cladosporium curcumerinum.
Phân đoạn không bay hơi (đƣợc chiết với methanol sau khi chiết với
dichloromethane) có tác dụng chống oxy hóa và tác dụng kháng nấm đối với
hai chủng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus [6].
Hợp chất (+)-angelicoidenol-2-O-β-D-glucopyranoside (34) đƣợc phân
lập từ Sa nhân tím có tác dụng kháng nấm đối với hai chủng Cladosporium
cucumerinum và Candida albicans [6].
Hoạt tính chống oxy hóa
Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Viên phân đoạn bay hơi của hạt Sa nhân
tím (chiết bằng dung môi dichloromethane) có hoạt tính chống oxy hóa [6].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về Sa nhân tím (Amomum longiligulare
T.L.Wu) còn chƣa nhiều. Các nghiên cứu ở nƣớc ta cho đến nay chủ yếu tập
trung vào thành phần tinh dầu, các nghiên cứu về thành phần khác còn khá ít.
Nghiên cứu về đánh giá về hoạt tính sinh học của Sa nhân tím còn khá ít, hiện
chƣa có nghiên cứu nào về hoạt động kháng viêm.
Thực hiện đánh giá sơ bộ hoạt tính kháng viêm của dịch chiết từ quả Sa
nhân tím cho kết quả dịch chiết Sa nhân tím thể hiện hoạt tính kháng viêm
thông qua ức chế sản sinh NO tƣơng đối mạnh (ức chế 75% và 93% ở nồng
độ thử 30 µg/mL và 100 µg/mL). Do vậy, việc nghiên cứu về thành phần hóa
học và hoạt tính kháng viêm của loài Sa nhân tím (Amomum longiligulare
T.L.Wu) là cần thiết, sẽ mở ra khả năng phát hiện các hoạt chất mới tiềm
năng.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHÁNG VIÊM
1.2.1. Giới thiệu về quá trình viêm
14
Viêm đƣợc coi là cơ chế phòng vệ sinh lý chủ yếu, giúp cơ thể chống
lại nhiễm trùng, bỏng, hóa chất độc hại, chất gây dị ứng hoặc kích thích độc
hại khác. Quá trình gây viêm thƣờng kèm theo các triệu chứng sƣng, nóng đỏ
và đau do các mạch máu giãn nở, đƣa nhiều máu và các tế bào bạch cầu đến
nơi tổn thƣơng. Viêm không kiểm soát đƣợc có thể nhƣ một yếu tố dẫn đến
các bệnh mãn tính. Hiện nay, thuốc kháng viêm giảm đau là các thuốc thuộc
dòng nacotics, các thuốc không thuộc dòng steroid và các corticosteroid. Hầu
nhƣ tất cả các loại thuốc này đều có tác dụng phụ.
Trong quá trình viêm, những tế bào đƣợc kích hoạt (bạch cầu trung
tính, bạch cầu ái toan, thực bào đơn nhân và đại thực bào) tiết ra một lƣợng
lớn nitric oxide (NO), prostaglandin E2 (PGE2) và các cytokine tiền viêm nhƣ
IL-1β, IL-6, TNF-α để giúp tiêu diệt hoặc gây ức chế sự tăng trƣởng của vi
sinh vật xâm nhập hoặc mô ung thƣ. Lipopolysaccharide là một thành phần
chính của màng tế bào vi khuẩn Gram âm. Nó có thể kích hoạt các đại thực
bào tiết ra các cytokine tiền viêm và chất trung gian gây viêm nhƣ NO. Sự sản
sinh NO đƣợc điều khiển bởi nitric oxide synthase (NOS), trong đó bao gồm
nitric oxide synthases cảm ứng (iNOS), nitric oxide synthases nội bào (eNOS)
và nitric oxide synthases thần kinh (nNOS). NO đƣợc sinh ra từ quá trình
chuyển hóa L-Arginine thành L-citruline, xúc tác bởi iNOS. Tuy nhiên việc
sản sinh ra quá nhiều hợp chất này không chỉ gây ra sự tổn thƣơng mô và tế
bào, mà còn là nguyên nhân quan trọng gây bệnh thấp khớp và viêm gan mãn
tính [16].
PGE2 là một trung gian viêm quan trọng khác và đƣợc sản xuất từ các
chất chuyển hóa arachidonic acid bởi sự xúc tác của cyclooxygenase-2 (COX-
2) [17]. Cyclooxygenases (COX) nhƣờng 2 phân tử oxy cho arachidonic acid
để tạo thành prostaglandin G2 (PGG2) bởi peroxidation, sau đó lần lƣợt
chuyển hóa thành prostaglandin H2 (PGH2) dẫn đến sự hình thành của PGE2,
thông qua kích hoạt phối hợp của PGE synthanse (PGES). Trong các đại thực
bào, sự có mặt của LPS sẽ kích hoạt các dẫn truyền tín hiệu cho quá trình
phiên mã các gen COX-2, iNOS, từ đó gây nên các đáp ứng viêm đặc trƣng.
Do vậy, sự thay đổi nồng độ NO và PGE2 thông qua sự ức chế hoạt động của
15
iNOS và COX-2 là một phƣơng tiện quan trọng để đánh giá hiệu quả của các
hoạt chất kháng viêm.
1.2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình viêm
Đại thực bào: là các tế bào bạch cầu có vai trò quan trọng trong hệ
miễn dịch không đặc hiệu cũng nhƣ hệ miễn dịch đặc hiệu của động vật có
xƣơng sống. Khi đại thực bào đƣợc hoạt hóa bởi sự hiện diện của các tác nhân
gây bệnh nhƣ vi khuẩn, endotoxin, leukotrien nó sẽ giải phóng một loạt các
cytokine. Đại thực bào sản xuất 5 loại cytokine chính là IL-1, IL-6, IL-12, IL-
18 và TNF-α.
Nitric oxide: là một trung gian tiền viêm, một phân tử tín hiệu đóng vai
trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của viêm. NO liên quan đến đáp ứng
miễn dịch bởi các đại thực bào kích hoạt cytokine. NO ở nồng độ cao gây ra
chứng viêm quá mức trong các tình huống bất thƣờng. Do đó, ức chế sản sinh
NO là yếu tố quan trọng trong việc điều trị các bệnh viêm.
Yếu tố nhân kappa B (NF-κB): NF-κB là một yếu tố sao mã thiết yếu
kiểm soát quá trình biểu hiện gan mã hóa các cytokine tiền viêm trong quá
trình sinh lý bệnh viêm. NF-κB tác động lên các gen quy định các cytokine,
lên các chemokine có lợi cho quá trình viêm, lên các gen quy định các thụ thể
miễn dịch. Trong bệnh lý viêm, TNF-α có thể kích hoạt yếu tố NF-κB và NF-
κB thể hiện nhƣ một nhân tố điều hòa gen quan trọng đối với các gen liên
quan đến viêm, nhiễm trùng, đáp ứng miễn dịch bao gồm iNOS, IL-1B, IL-6
và TNF-α.
Các cytokine: Các cytokine là các protein tham gia vào các phản ứng
miễn dịch và phản ứng viêm. Các cytokine có vai trò truyền tin qua lại giữa
các bạch cầu với nhau và giữa các bạch cầu với các tế bào khác. Phần lớn các
cytokine đƣợc gọi là interleukin dựa theo vai trò của nó trong việc truyền
thông tin giữa các tế bào bạch cầu. Những cytokine đáp ứng viêm nhƣ IL-1,
IL-6, IL-8, IL-12 và TNF-α. Chúng có tác dụng tại chỗ và toàn thân, có vai
trò dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào và cho phép hoạt hóa các hệ thống khác
nhau. Các cytokine tiền viêm nhƣ IL-1, IL-6, TNF-α có vai trò ƣu thế trong
điều hòa các đại thực bào, chúng cũng tham gia vào khả năng kết dính với các
tế bào nội mạc, di tản đến ổ viêm, thực bào [18].
16
CHƢƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mẫu thân và quả Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) đƣợc
thu hái tại Yên Bái vào tháng 10/2018. Mẫu đƣợc định danh bởi TS. Nguyễn
Thế Cƣờng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam. Mẫu tiêu bản kí hiệu AM-02 đƣợc lƣu giữ tại Viện
Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hình 2.1. Cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)
Mô tả đặc điểm thực vật:
Cây thân thảo, cao 1,5 – 2,5 m. Thân rễ mọc bò lan trên mặt đất. Lá
mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30 cm, rộng 5 – 6 cm, gốc hình
nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng, lƣỡi bẹ mỏng, xẻ
đôi; cuống lá dài 5 – 10 mm.
Quả hình cầu, màu tím, đƣờng kính 1,3 – 2 cm, mặt ngoài có gai ngắn,
chia 3 ô. Hạt màu nâu sẫm, cứng, có áo, đƣờng kính 3 – 4 mm.
17
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu
2.1.2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng trong phân lập và xác định
cấu trúc các hợp chất
- Bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck).
- Silica gel pha thƣờng với kích thƣớc hạt 0,040-0,063 mm (240-430
mesh); hạt Diaion HP-20; Sephadex LH-20).
- Thiết bị đo phổ NMR: Phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125
MHz) đƣợc đo trên máy Brucker Avance 500 MHz (chất chuẩn nội là
Tetrametyl Silan - TMS) tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
- Thiết bị đo độ quay cực: Máy JASCO P-2000 polarimeter, tại Viện
Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Thiết bị đo phổ khối lƣợng: Hệ thống LC/MS Agilent 1260 Series
Single Quadrupole LC/MS Systems (Agilent, Mỹ) tại Viện Hóa sinh biển,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Dụng cụ, thiết bị tách chiết, phân lập: bể rung siêu âm (Daihan
Scientific), hệ thống cất quay chân không (Buchi R300), hệ thống hứng mẫu
tự động (EYELA fraction collector DC-1200), đèn tử ngoại hai bƣớc sóng
254 nm và 365 nm, cột sắc ký, bình triển khai sắc kí và các dụng cụ thí
nghiệm khác.
- Hóa chất: các dung môi methanol, n-hexane, ethyl acetate,
dichloromethane, acetone, thuốc thử ceri sulphate, ...
2.1.2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng trong xác định hoạt tính
kháng viêm
Thiết bị, dụng cụ:
- Máy đọc phiến 96 giếng (Bio-Rad Laboratories, Mỹ), bể ổn nhiệt
thiết lập nhiệt độ 37oC, buồng đếm hemocytometer, máy đếm tế bào
(improved Neubauer), tủ ủ CO2 (MMM Group, Đức), nồi hấp khử trùng, tủ
sấy.
- Đĩa nuôi cấy đã xử lý bề mặt, phiến 96 giếng đã xử lý bề mặt (SPL
Life Sciences, Hàn Quốc); micropipetes, pipettes đa kênh; đầu tip micropipet
(Isolab, Đức), eppendrof 1,5 và 2 mL.
18
Hóa chất:
- DMEM (Dullbecco’s modified Minimum Essential Medium), RPMI
1640, PBS (phosphate bufferred saline), FBS (Fetal bovine serum, huyết
thanh nhau phôi bò), penicillin, streptomycin (Gibco, Mỹ), MTT (Duchefa
biochemie, Hà Lan), LPS (Sigma, Mỹ), sulfanilamide (BDH Chemical, Anh),
N-alpha-naphthyl-ethylenediamine (BDH Chemical, Anh).
- Dimethyl sulfoxide (DMSO) (Merck), nƣớc cất 2 lần (máy lọc MilliQ,
Merck, Đức), methanol, isopropanol (Merck).
- Chất đối chứng dƣơng Cardamonin trong đánh giá hoạt tính ức chế sản
sinh NO.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp phân lập các hợp chất
2.2.1.1. Phương pháp chiết xuất
Mẫu sau khi thu hái đƣợc xử lý loại tạp, thái nhỏ rồi phơi khô hoặc sấy
khô ở nhiệt độ 50-60ºC đến khô. Sau đó mẫu đƣợc xay nhỏ thành bột, đƣợc
ngâm chiết với dung môi thích hợp để thu cao chiết tổng sau đó chiết phân bố
bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau để thu các cao chiết phân đoạn
hoặc bột mẫu đƣợc chiết lần lƣợt bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần
để thu cao chiết các phân đoạn.
2.2.1.2. Phương pháp phân lập
Sắc ký cột
Sắc ký cột đƣợc tiến hành với chất hấp phụ là silica gel pha thƣờng
hoặc pha đảo, diaionChất hấp phụ đƣợc nhồi lên cột (phổ biến nhất là cột
thủy tinh). Trong sắc ký cột, tỷ lệ giữa quãng đƣờng đi của chất cần tách so
với quãng đƣờng đi đƣợc của dung môi đƣợc gọi là Rf, mỗi một chất sẽ có
một giá trị Rf khác nhau. Chính nhờ sự khác nhau đó mà ngƣời ta tách đƣợc
các chất riêng biệt ra khỏi hỗn hợp.
Sắc ký lớp mỏng
Săc ký lớp mỏng đƣợc thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien
60 F254. Phát hiện bằng đèn tử ngoại ở hai bƣớc sóng 254 nm và 365 nm hoặc
19
dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%, dung dịch ceri sulphate đƣợc phun
đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng đến khi hiện màu.
Sắc ký lớp mỏng điều chế
Phƣơng pháp này dùng để điều chế, thu chất trực tiếp. Quá trình thực
hiện tƣơng tự sắc ký lớp mỏng và sau khi triển khai xong, soi đèn UV để xác
định vết rồi cạo lấy lớp silica gel chứa chất cần điều chế, tiến hành rửa giải để
thu chất.
2.2.2. Phƣơng pháp xác định cấu trúc các hợp chất
Cấu trúc hóa học của các hợp chất đƣợc xác định dựa trên cơ sở sử
dụng các phép xác định thông số vật lý và các phƣơng pháp đo phổ bằng các
thiết bị hiện đại đồng thời kết hợp với phân tích và tra cứu tài liệu tham khảo.
Các phƣơng pháp đo đƣợc sử dụng gồm có:
- Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân NMR
- Phổ khối lƣợng (MS)
- Độ quay cực
2.2.2.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR
Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân đƣợc đo trên máy Brucker Avance 500
MHz (chất chuẩn nội là Tetrametyl Silan - TMS) tại Viện Hóa học, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Các kỹ thuật phổ cộng hƣởng từ hạt nhân đƣợc sử dụng bao gồm:
- Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân một chiều (1D-NMR): 1H-NMR,
13
C-NMR và DEPT.
- Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hai chiều (2D-NMR): HSQC,
HMBC, COSY và NOESY.
2.2.2.2. Phổ khối lượng MS
Phổ khối lƣợng đƣợc đo trên hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng ghép khối
phổ với đầu dò Single Quadrupole 6120 (LC/MS Agilent series 1260 Single
Quadrupole 6210, Agilent, USA) tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Mẫu đƣợc ion hoá bằng kỹ thuật phun mù điện
tử ESI (Electrospray Ionization).
20
2.2.2.3. Độ quay cực [α]
Độ quay cực đƣợc đo trên máy JASCO P-2000 polarimeter của Viện
Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm
Nguyên tắc đánh giá hoạt tính ức chế sản sinh NO:
Hoạt tính kháng viêm đƣợc đánh giá qua tác dụng ức chế sản sinh gốc
tự do nitric oxide (
•
NO). Gốc tự do
•
NO đƣợc sản sinh ở nhiều loại tế bào
khác nhau. Dạng
•
NO xuất tiết có mặt ở các tế bào nhƣ đại thực bào, nguyên
bào sợi hay tế bào gan thƣờng đƣợc sản sinh với lƣợng lớn khi xuất hiện đáp
ứng viêm [22].
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định gián tiếp
•
NO là đo màu các
thành phần sản phẩm của nó (nitrte và nitrite). Phản ứng này đòi hỏi nitrate
(NO3
-
) đầu tiên đƣợc chuyển thành nitrite (NO2
-
). Nitrite đƣợc phát hiện và
phân tích thông qua phản ứng tạo phức màu hồng đỏ khi mẫu thử có chứa
NO2
-
với thuốc thử Griess (sulfanilamide và N-alpha-naphthyl-
ethylenediamine trong môi trƣờng axit). Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên
dòng tế bào đại thực bào RAW264.7.
Cách tiến hành:
- Nuôi tế bào: Tế bào RAW264.7 nuôi cấy ở 37oC trong môi
trƣờng DMEM có bổ sung huyết thanh nhau phôi bò 10% (FBS), 100 U/mL
penicillin và 100 µg/mL streptomycin trong tủ nuôi cấy CO2 5% trong 24 giờ.
- Sau đó chúng đƣợc nuôi cấy trong giếng phiến 96 với thể tích là
200 µL, mật độ 2 x 104 tế bào/giếng. Ủ 30 phút ở 37oC, 5% CO2.
- Tế bào đƣợc kích thích với 2 µL LPS (0,1 mg/mL) trong 24 giờ
với sự có mặt của các hợp chất thử ở nhiều nồng độ khác nhau, đƣợc pha sẵn
trong DMSO. Ủ ở 37oC, 5% CO2.
- Hút 100 µL dịch nổi của tế bào phản ứng với 100 µL thuốc thử
Griess. NaNO2 ở các nồng độ khác nhau đƣợc sử dụng để xây dựng đƣờng
chuẩn. Độ hấp thụ đƣợc đo ở 570 nm. Cardamonin đƣợc sử dụng làm mẫu đối
chứng dƣơng [23].
21
- Giếng không đƣợc ủ mẫu mà chỉ sử dụng dung dịch pha mẫu,
không cho LPS đƣợc coi là đối chứng âm. Đối chứng dƣơng đƣợc sử dụng là
Cardamonin.
- Phần tế bào còn lại sau khi đã sử dụng để đánh giá khả năng gây
độc tế bào bằng phƣơng pháp MTT.
Nguyên tắc đánh giá gây độc tế bào:
Khả năng gây độc tế bào đƣợc suy ra từ việc đánh giá khả năng sống
sót của tế bào RAW264.7 sử dụng phƣơng pháp MTT. Đây là một phƣơng
pháp so màu, đo độ suy giảm màu vàng của MTT để đánh giá khả năng sống
sót của tế bào. Ở tế bào sống, MTT tham gia phản ứng oxi hóa khử với ty thể
của tế bào và tạo thành các formazan dạng tinh thể. Lƣợng formazan tạo
thành đƣợc hoà tan bởi dung môi hữu cơ (DMSO, isopropanol) và đo độ hấp
thụ ở bƣớc sóng 570 mm. Khả năng gây độc tế bào đƣợc suy ra từ việc đánh
giá khả năng sống sót của tế bào [24].
MTT (màu vàng) Formaran (màu tím)
Cách tiến hành:
Phần tế bào còn lại sau khi đã sử dụng để đánh giá hoạt tính ức chế sản
sinh NO đƣợc bổ sung 20 µL dung dịch MTT (0,5 mg/mL pha trong PBS), ủ
trong 4 giờ ở 37oC và 5% CO2. Sau đó hút bỏ hết môi trƣờng trên bề mặt, kết
tủa formazan đƣợc hòa tan trong isopropanol. Độ hấp thụ đƣợc đo ở 570 nm.
Khả năng sống sót của tế bào CS% (% Cell Survival) đƣợc tính theo
công thức:
[
]
22
Giá trị CS: là khả năng sống sót của tế bào ở nồng độ ban đầu của mẫu
thử.
OD: giá trị mật độ quang
σ: độ lệch tiêu chuẩn, đƣợc tính theo công thức:
√
∑ ̅
Trong đó: xi : giá trị OD tại giếng i
̅: giá trị OD trung bình
n: số giếng thử lặp lại
Hàm lƣợng nitrite của mẫu thí nghiệm đƣợc xác định nhờ vào đƣờng
cong NaNO2 và đƣợc so sánh % với mẫu đối chứng âm (LPS).
Khả năng ức chế sản sinh NO đƣợc xác định theo công thức:
% Ức chế =
x 100%
Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Các thí nghiệm đánh giá sàng lọc hoạt tính ức chế sản sinh NO của các
chất sạch phân lập đƣợc đƣợc thực hiện lặp ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung
bình. Phân tích số liệu, xây dựng đồ thị và tính toán giá trị IC50 đƣợc xác định
theo phƣơng pháp hồi quy không tuyến tính trên phần mềm Microsoft Excel
2016 và Graphpad Prism 6.0.
23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT
3.1.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ thân Sa nhân tím
Thân Sa nhân tím đƣợc sấy khô, xay nhỏ (1 kg), sau đó chiết siêu âm
với 5L methanol/lần x 3 lần ở 40oC, trong 1 giờ, cất loại dung môi thu đƣợc
cặn chiết methanol (30 g). Cặn chiết methanol đƣợc hòa tan trong nƣớc cất và
chiết lần lƣợt với dung môi n-hexane (5 lần x 500 mL), dichloromethane (5
lần x 500 mL) và ethyl acetate (5 lần x 500 mL). Cất loại dung môi thu đƣợc
cặn chiết n-hexane (HAL 3,91 g), cặn chiết dichloromethane (DAL 5,76 g) và
cặn chiết ethyl acetate (EAL 2,22 g).
Hình 3.1. Sơ đồ tạo cặn chiết thân Sa nhân tím
+ 500 mL ethyl acetate x 5 lần
Bột thân Sa nhân tím
(1 kg)
- Chiết siêu âm với 5L methanol ở 40oC, 1 giờ x 3 lần
Cất loại dung môi
Cặn methanol
(30 g)
+ 500 mL nƣớc
+ 500 mL n-hexane x 5 lần
Dịch nƣớc Cặn n-hexane
HAL (3,91 g)
+ 500 mL dichloromethane x 5 lần
Cặn dichloromethane
DAL (5,76 g)
Cặn ethyl acetate
EAL (2,22 g)
Dịch nƣớc
Dịch nƣớc
Cất loại dung môi
Cất loại dung môi
Cất loại dung môi
24
Cặn chiết dichloromethane (DAL 5,76 g) đƣợc phân tách trên cột sắc
ký silica gel với hệ dung môi n-hexane:EtOAC gradient (100:0 → 0:100, v/v)
thu đƣợc 7 phân đoạn nhỏ kí hiệu từ F1 đến F7. Phân đoạn F2 (0,85 g) kết
tinh thu đƣợc tinh thể hình kim màu trắng kí hiệu AL1 (420 mg), phần dịch
sau khi kết tinh đƣợc tinh chế tiếp trên cột Sephadex với hệ dung môi
MeOH:CH2Cl2 9:1 thu đƣợc 5 phân đoạn F2.1 đến F2.5. Tiến hành phân tách
phân đoạn F2.5 (0,10 g) trên cột sắc kí silica gel với hệ dung môi
MeOH:CH2Cl2:EtOAC tỉ lệ 50:47:3 (v/v/v) thu đƣợc chất sạch AL2 (11 mg).
Phân đoạn F6 (2,28g) tiến hành phân tách trên cột Sephadex với dung
môi MeOH sau đó tinh chế tiếp trên cột sắc ký silica gel với hệ dung môi n-
hexane:CH2Cl2:EtOAC (60:37:3, v/v/v) thu đƣợc 2 chất sạch kí hiệu AL3 (5
mg) và AL4 (6 mg).
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập chất sạch từ cặn dichloromethane thân Sa nhân tím
1, CC, Sephadex LH-20
MeOH
2, CC, Silica gel
H:D:E (60:37:3, v/v/v)
F1
0,86 g
F2
0,85 g
F3
0,73 g
F5
0,18 g
F4
0,23 g
F6
2,28 g
AL3
(5 mg)
Cặn dichloromethane
DAL (5,76 g)
CC, Silica gel
H:E gradient, 100:0 → 0:100, v/v
F7
0,41 g
Kết tinh
AL1
(420 mg)
AL4
(6 mg)
CC, Sephadex LH-20
(M:D 9:1 v/v)
F2.1–F2.4 F2.5
(0,10 g)
AL2
(11 mg)
CC, Silica gel
(M:D:E 50:47:3, v/v/v)
D: Dichloromethane
E: Ethyl acetate
H: n-Hexane
M: Methanol
CC: Sắc ký cột
25
Cặn chiết ethyl acetate (EAL 2,22 g) đƣợc tiến hành phân lập trên sắc
ký cột silica gel với hệ dung môi n-hexane:acetone gradient từ 100:00:100
(v/v) thu đƣợc 12 phân đoạn, kí hiệu từ F1 đến F12. Phân đoạn F9 (8,5 mg)
tinh chế trên sắc kí lớp mỏng điều chế với hệ dung môi n-hexane:acetone 9:1
(v/v) thu đƣợc chất sạch AL5 (3 mg).
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập chất sạch từ cặn ethyl acetate thân Sa nhân tím
3.1.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ quả Sa nhân tím
Mẫu quả Sa nhân tím đƣợc sấy khô, xay nhỏ (1,2 kg), sau đó chiết siêu
âm ở 40oC, trong 1 giời (5L dung môi x3 lần), lần lƣợt với dung môi n-
hexane, ethyl acetate, methanol, cất loại dung môi thu đƣợc cặn chiết n-
hexane (ALH 5,5 g), cặn chiết ethyl acetate (ALE 8,84 g) và cặn chiết
methanol (ALM 18,47 g).
F1F8 F9
8,5 mg
Cặn ethyl acetate
EAL (2,22 g)
CC, Silica gel
H:A gradient, 100:0 → 0:100, v/v
F10F12
TLC điều chế
H:A (9:1, v/v)
AL5
(3 mg)
H: n-Hexane
A: Acetone
CC: Sắc ký cột
TLC: Sắc ký lớp mỏng
26
Hình 3.4. Sơ đồ tạo cặn chiết quả Sa nhân tím
Cặn chiết methanol đƣợc tiến hành phân lập trên sắc kí cột silica gel
với hệ dung môi CH2Cl2:MeOH gradient (100:0→0:100, v/v) thu đƣợc 8 phân
đoạn F1 đến F8.
Phân đoạn F2 (0,57 g) đƣợc tiến hành sắc kí trên cột Sephadex LH-20
với hệ dung môi MeOH:CH2Cl2 (9:1, v/v) thu đƣợc 5 phân đoạn F2.1 đến
F2.5. Phân đoạn F2.3 tiến hành sắc ký cột silica gel với hệ dung môi n-
hexane:CH2Cl2 (2:1, v/v), sau đó chạy bản mỏng điều chế với hệ dung môi n-
hexane:CH2Cl2 (2:1, v/v) thu đƣợc chất AL6 (20 mg).
Tiến hành sắc ký cột silica gel phân đoạn F3 (0,32 g) với hệ dung môi
n-hexane:EtOAc (4:1, v/v) thu đƣợc 6 phân đoạn F3.1 đến F3.6. Phân đoạn
Bột quả Sa nhân tím
(1,2 kg)
Chiết siêu âm với n-hexane
5L/lần ở 40oC, 1 giờ x 3 lần
Cất loại dung môi
Cặn n-Hexane
ALH (5,5 g)
Bã
Chiết siêu âm với ethyl acetate
5L/lần ở 40oC, 1 giờ x 3 lần
Cất loại dung môi
Cặn ethyl acetate
ALE (8,84 g)
Bã
Chiết siêu âm với methanol
5L/lần ở 40oC, 1 giờ x 3 lần
Cất loại dung môi
Cặn methanol
ALM (18,47 g)
Bã
27
F3.4 đƣợc tinh chế trên bản mỏng điều chế với hệ dung môi n-
hexane:CH2Cl2:aceton (60:37:3, v/v/v) thu đƣợc chất AL7 (8 mg).
Phân đoạn F6 (0,23 g) đƣợc tinh chế trên trên cột sephadex LH-20 với
dung môi methanol thu đƣợc 4 phân đoạn F6.1 đến F6.4. Phân đoạn F6.2 (141
mg) đƣợc phân lập trên cột silica gel với hệ dung môi n-
hexane:CH2Cl2:acetone (37:60:3, v/v/v) thu đƣợc chất AL8 (4,2 mg).
Hình 3.5. Sơ đồ phân lập các chất sạch từ cặn methanol quả Sa nhân tím
Cặn methanol ALM
(18,3 g)
CC, Silica gel
D:M gradient, 100:0 → 0:100, v/v
F1
0,73 g
F2
0,57 g
F4
0,29 g
F5
0,30 g
F3
0,32 g
F7
0,47 g
F8
0,86 g
F6
0,23 g
CC, Sephadex LH-20
D:M (9:1, v/v)
F2.1, F2.2
F2.4, F2.5
F2.3
0,20 g
1. CC, Silica gel
H:D (2:1, v/v)
2. TLC điều chế
H:D (2:1, v/v)
AL6
20 mg
CC, Silica gel
H:E (4:1, v/v)
F3.4
18 mg
F3.1-F3.3
F3.5, F3.6
F3.3
TLC điều chế
H:D:A (60:37:3, v/v/v)
AL7
8 mg
CC: sắc ký cột
TLC: sắc ký lớp mỏng
D: Dichloromethane
E: Ethyl acetate
H: n-Hexane
M: Methanol
A: Acetone
CC, Sephadex LH-20
MeOH
F6.1, F6.3,
F6.4
F6.2
141 mg
CC, Silica gel
H:D:A
(37:60:3, v/v/v)
AL8
4,2 mg
28
3.2. THÔNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ LIỆU PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐÃ
PHÂN LẬP ĐƢỢC
3.2.1. Hợp chất AL1: 4-methoxycinnamic acid
Chất rắn màu trắng, công thức phân tử: C10H10O3, M= 178,18.
Phổ ESI-MS: m/z 179 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR xem bảng 3.1.
3.2.2. Hợp chất AL2: Methyl ferulate
Chất rắn màu trắng, công thức phân tử: C11H12O4, M = 208,21.
Phổ ESI-MS: m/z 209 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR xem bảng 3.2.
3.2.3. Hợp chất AL3: 1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-1,4,6-heptatrien-3-
one
Chất bột màu vàng, công thức phân tử: C19H16O3, M= 292,33.
Phổ ESI-MS: m/z 293 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR xem bảng 3.3.
3.2.4. Hợp chất AL4: 3-hydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-
propan-1-one
Chất rắn màu trắng, công thức phân tử: C10H12O4, M = 196,07.
Phổ ESI-MS: m/z 197 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR xem bảng 3.4.
3.2.5. Hợp chất AL5: 4,4’-dihydroxy chalcone
Chất rắn vô định hình màu trắng.
Công thức phân tử: C15H12O3, M = 240,08.
Phổ ESI-MS: m/z 241 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR xem bảng 3.5.
3.2.6. Hợp chất AL6: Nootkatone
Chất dầu màu vàng nhạt, []25D = + 75,0 (CHCl3, c 0,5).
Công thức phân tử: C15H22O, M = 218,33.
29
Phổ ESI-MS: m/z 219 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR xem bảng 3.6.
3.2.7. Hợp chất AL7: 6β-hydroxy-7-epi-α-cyperone
Chất dạng dầu không màu, []25D = + 49,6 (CHCl3, c 0,28).
Công thức phân tử: C15H22O2, M = 234,34.
Phổ ESI-MS: m/z 235 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR xem bảng 3.7.
3.2.8. Hợp chất AL8: 7-epi-α-cyperone
Chất dạng dầu màu vàng nhạt, []25D = - 175,0 (CHCl3, c 0,6).
Công thức phân tử: C15H22O, M = 218,34.
Phổ ESI-MS: m/z 219 [M+H]+.
Số liệu phổ 1H-NMR xem bảng 3.8.
3.3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC
3.3.1. Hợp chất AL1: 4-methoxycinnamic acid
Hình 3.6. Cấu trúc hợp chất AL1
Hợp chất AL1 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI-
MS cho pic ion giả phân tử proton hóa ở m/z 179 [M+H]+. Phổ 1H-NMR của
hợp chất thấy xuất hiện tín hiệu của proton vòng thơm hệ A2B2 ở δH 7,41 (2H,
dd, J = 2,0; 7,0 Hz); 6,85 (2H, dd, J = 2,0; 7,0 Hz), ngoài ra xuất hiện hai
proton olefine định hƣớng trans ở δH (ppm) 7,64 (1H, d, J = 16,0 Hz); 6,30
(1H, d, J = 16,0 Hz) và tín hiệu singlet của một nhóm methoxy ở phía
trƣờng thấp δH 3,81 (3H, s, OCH3). Dựa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_lap_xac_dinh_cau_truc_va_danh_gia_kha_nang_kha.pdf