Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU .1

1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu .1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. .2

1.2.1 Mục tiêu chung .2

1.2.1 Mục tiêu cụthể.2

1.3 Các giảthiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu .3

1.3.1 Các giảthiết cần kiểm định .3

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu.4

1.4 Phạm vi nghiên cứu .4

1.4.1 Không gian .4

1.4.2 Thời gian nghiên cứu.4

1.4 3 Đối tượng nghiên cứu.4

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.5

1.6 Kết quảdựkiến.5

1.6 Đối tượng thụhưởng.5

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.6

2.1 Các nghiên cứu .6

2.1.1 Nghiên cứu khảnăng cạnh tranh và tác động của tựdo hoá dịch vụtài

chính: trường hợp ngành ngân hàng .6

2.1.2 Developments in credit to the private sector in central and eastern European

EU member states: emerging from financial repression - a comparative overview.7

2.1.3 Foreign bank penetration and private sector credit in central and eastern

Europe .7

2.1.4 The determinants of private sector credit in industrialised countries: Do

property prices matter?. .8

2.2 Các bài viết .9

2.2.1 Bài viết “ Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tếtưnhân Việt Nam - thực

trạng và kiến nghị”.9

2.2.2 Bài viết “Bơm vốn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ”.9

2.2.3 Bài viết “Vốn cho DNV&N: NH nói gì” .9

2.3 Hội nghị- Hội thảo .10

2.3.1 Hội thảo “Phát triển dịch vụNH bán lẻcủa các NHTM Việt Nam” .10

2.3.2 Hội nghịThủtướng gặp gỡDoanh nghiệp tổchức tại Hà Nội với sựgóp

mặt của cảhai phía NH và DN .10

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11

3.1 Phương pháp luận .11

3.1.1 Một sốlý luận vềtín dụng và doanh nghiệp tưnhân .11

3.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNTN .14

3.1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu.14

3.1.4 Sơ đồkhung lý thuyết nghiên cứu .17

3.2 Phương pháp nghiên cứu .18

3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .18

3.2.2 Phương pháp thu thập sốliệu .19

3.2.3 Phương pháp phân tích sốliệu .19

Chương 4: TỔNG QUAN VỀHỆTHỐNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐCẦN THƠ.24

4.1 Giới thiệu chung vềthành phốCần Thơ.24

4.1.1 Vịtrí địa lý .24

4.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội .24

4.2 Tổng quan vềhệthống ngân hàng .28

4.2.1 Phạm vi toàn quốc .28

4.2.2 Phạm vi thành phốCần Thơ.31

4.3 Môi trường pháp lý và chính sách ngân hàng vềcung tín dụng.36

4.3.1 Môi trường pháp lý .36

4.3.2 Chính sách ngân hàng .40

Chương 5: CUNG ỨNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP TƯ

NHÂN.41

5.1 Các yếu tốchủyếu ngân hàng sửdụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp.41

5.1.1 Các thông tin tài chính doanh nghiệp.43

5.1.2 Các thông tin phi tài chính doanh nghiệp.45

5.2 Phân tích phân biệt các nhân tố ảnh hưởng đến mức tín nhiệm của ngân hàng đối

với khách hàng .48

5.2.1 Phân tích các nhân tốphi tài chính ảnh hưởng đến mức độtín nhiệm của

ngân hàng đối với khách hàng .48

5.2.2 Phân tích phân biệt các yếu tốtài chính ảnh hưởng đến mức tín nhiệm của

ngân hàng đối với khách hàng .51

5.3 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sốtiền được vay.53

5.4 Dựbáo xu hướng cung ứng tín dụng trong tương lai .57

5.3.1 Dựbáo sốtiền doanh nghiệp được vay trên cơsởmức đánh giá tầm quan

trọng của tài sản thếchấp .57

5.3.2 Dựbáo sốtiền được vay trên cơsởmức đánh giá tầm quan trọng của tỷsố

tài sản thanh khoản .59

5.3.3 Nguồn cung đáp ứng nhu cầu vốn vay doanh nghiệp .60

5.3.4 Yêu cầu vềthông tin doanh nghiệp.60

Chương 6: XU HƯỚNG CUNG ỨNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO DOANH

NGHIỆP TƯNHÂN.62

6.1 Phân tích khảnăng cạnh tranh của ngân hàng .64

6.1.1 Bên ngoài.64

6.1.2 Bên trong .67

6.2 Lợi ích trong hợp tác kinh doanh giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước

ngoài .68

6.2.1 Ngân hàng trong nước .68

6.2.2 Ngân hàng nước ngoài .68

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.69

7.1 Kết luận.69

7.2 Kiến nghị.69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.1 Các ngân hàng quốc doanh: gồm 6 ngân hàng STT Tên NH Vốn điều lệ Nội dung hoạt động 1 NH Ngoại Thương VN 3.428,8 tỷ đồng 2 NH Công Thương VN 2.940,5 tỷ đồng 3 NH No & PTNT VN 5.190 tỷ đồng Thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. 4 NH Đầu tư và Phát triển VN 3.746,3 tỷ đồng Thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển. 5 NH Phát triển nhà Đồng bằng 700 tỷ đồng Thực hiện huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để đầu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 29 sông Cửu Long tư cho các chương trình phát triển nhà ở, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng theo quy định. 6 Ngân hàng Chính sách xã hội VN 5.000 tỷ đồng Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách khác; thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. (Nguồn: 4.2.1.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô thị gồm 29 ngân hàng Các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị được phép thực hiện các hoạt động như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, thành lập công ty cho thuê tài chính, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, góp vốn kinh doanh, kinh doanh ngoại hối, bất động sản… và các hoạt động khác. Riêng hoạt động cấp tín dụng, các Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị cho các doanh nghiệp vay thông qua các hình thức sau đây: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 30 - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho Ngân hàng. - Cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Ngân hàng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng. 4.2.1.3 Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn gồm 6 ngân hàng Các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn có thể thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, vay vốn và cho vay, chiết khấu, hùn vốn liên doanh… Trong đó, hoạt động cho vay của các ngân hàng này bao gồm: - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn; - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. 4.2.1.4 Các chi nhánh và văn phòng đại diện của các Ngân hàng nước ngoài gồm 34 chi nhánh và 44 văn phòng đại diện Nội dung hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gồm: Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước; bảo lãnh ngân hàng; kinh doanh ngoại hối; thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ; mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; đại lý chi trả thẻ tín dụng; thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ; thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản; thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 31 tệ…Riêng về hoạt động tín dụng, các ngân hàng này có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng như chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá. 4.2.1.5 Các ngân hàng liên doanh gồm 6 ngân hàng Nội dung hoạt động của Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam bao gồm: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn; phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước; bảo lãnh ngân hàng;…Các ngân hàng này có thể tiến hành cho vay dưới hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; và chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá. ¾ Hiện nay quy trình xét duyệt cho vay, kiểm tra và xử lý khi cho vay khách hàng của các ngân hàng cơ bản được thực hiện như sau: - Trước khi quyết định cho vay Ngân hàng tiến hành xét duyệt cho vay bằng việc yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; đồng thời ngân hàng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khác hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng. - Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật. ¾ Đánh giá chung về hệ thống ngân hàng trên phạm vi cả nước: Hiện nay số lượng các ngân hàng trên phạm vi cả nước khá nhiều. Trụ sở chính của các ngân hàng này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, mỗi ngân hàng đều có các chi nhánh hoặc các phòng giao dich đặt tại các địa phương. Do đó, mỗi tỉnh thành trên cả nước đều có sự có mặt của các ngân hàng tạo sự thuận lợi trong việc giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 32 4.2.2 Phạm vi Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ hiện đứng thứ ba cả nước về số lượng ngân hàng, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 28 chi nhánh ngân hàng, 41 phòng giao dịch và 2 văn phòng đại diện của hai ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố. Bảng 3: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ STT Tên Ngân hàng Địa chỉ Số lượng PGD 1 NH Ngoại thương VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 2 NH Ngoại Thương VN – Chi nhánh Trà Nóc Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ - 3 NH Công Thương VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 4 NH Công Thương VN – Chi nhánh Trà Nóc Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ - 5 NH No & PTNT VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7 6 NH Đầu tư & Phát triển VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 7 NH Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 8 NH chính sách xã hội – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7 9 NH TMCP Xuất nhập khẩu VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 10 NH TMCP Xuất nhập khẩu VN – Chi nhánh Cái Khế Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 33 11 NH TMCP Hàng Hải VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 12 NH TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 13 NH TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Thốt Nốt Huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ - 14 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 4 15 NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tây Đô Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4 16 NH TMCP Phương Nam – Chi nhánh ĐBSCL Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4 17 NH TMCP Đông Á – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4 18 NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 19 NH TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 20 NH TMCP Quốc Tế VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 21 NH TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 22 NH TMCP Phát triển nhà TPHCM – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 23 NH TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 24 NH TMCP Quân đội – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 34 25 NH TMCP Kỹ Thương – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 26 NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7 27 NH TMCP Nông thôn Miền Tây Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 10 28 NH liên doanh Indovina – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ) Hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay rất năng động. Tốc độ tăng của hoạt động cho vay tính theo giá trị tiền tệ đã gia tăng đáng kể ở nhiều ngân hàng. Trong đó, số tiền ngân hàng cho vay đối tượng là các doanh nghiệp tư nhân cũng gia tăng. Bảng 4: BÁO CÁO DƯ NỢ TÍN DỤNG PHÂN LOẠI THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ STT Loại hình kinh tế Năm 2005 Năm 2006 I Tín dụng ngắn hạn 7.218.358 7.993.243 1 Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 567.218 200.210 2 Doanh nghiệp Nhà nước địa phương 981.498 461.174 3 Công ty TNHH Nhà nước 276.810 396.719 4 Công ty TNHH tư nhân 1.036.986 1.631.697 5 Công ty cổ phần Nhà nước 895.448 961.802 6 Công ty cổ phần khác 553.298 756.396 7 Công ty hợp danh - 68.243 8 Doanh nghiệp tu nhân 487.497 528.339 9 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 49.959 37.920 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 35 10 Kinh tế tập thể 151.594 98.486 11 Kinh tế cá thể 2.218.050 2.852.257 II Tín dụng trung và dài hạn 2.465.655 3.038.835 1 Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 55.832 46.043 2 Doanh nghiệp nhà nước địa phương 180.743 117.752 3 Công ty TNHH Nhà nước 129.560 91.202 4 Công ty TNHH tư nhân 276.363 492.101 5 Công ty cổ phần Nhà nước 120.843 98.373 6 Công ty cổ phần khác 85.274 171.149 7 Công ty hợp danh - 4.320 8 Doanh nghiệp tu nhân 132.503 123.878 9 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 38.553 34.237 10 Kinh tế tập thể 194.781 1.134 11 Kinh tế cá thể 1.251.203 1.858.646 Tổng dư nợ 9.684.013 11.032.078 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ) Như vậy, nhìn chung tổng dư nợ cho vay trên địa bàn Thành phố đã gia tăng trong năm 2006 so với năm 2005, cả về ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Tuy nhiên, nhìn chung dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước có phần giảm sút. Trong khi đó dư nợ cho vay các doanh nghiệp tư nhân lại gia tăng. Cụ thể, năm 2006, tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 2.984.675 triệu đồng, tăng 906.894 triệu đồng so với năm 2005, cũng vậy tổng dư nợ tín dụng dài hạn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 791.448 triệu đồng, tăng 297.308 triệu đồng so với năm 2005. Ngược lại tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn các doanh nghiệp Nhà nước năm 2006 giảm 881.258 triệu đồng so với năm 2005 và tổng dư nợ tín dụng dài hạn các doanh nghiệp này năm 2006 giảm 133.608 triệu đồng so với năm 2005. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 36 Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả khiến nợ tồn đọng của các ngân hàng cao dẫn đến việc các ngân hàng hạn chế cho vay các đối tượng này. Du no tin dung ngan han 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 Năm 2005 Năm 2006 Nam Tr ie u do ng khac tu nhan nha nuoc Du no tin dung dai han 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 Năm 2005 Năm 2006 Nam Tr ie u do ng khac tu nhan nha nuoc Đồ thị 1: CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DNTN, DNNN VÀ CÁC DN KHÁC TRONG HAI NĂM 2005-2006 TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN 4.3 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH NGÂN HÀNG VỀ CUNG TÍN DỤNG 4.3.1 Môi trường pháp lý Khung pháp lý cho ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong những năm qua. Mốc đầu tiên đánh dấu sự biến đổi chính là việc ban hành hai Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990, tạo cơ sở pháp lý chuyển đổi hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Đến năm 1997, Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng được thông qua trên cơ sở hai Pháp lệnh trên và có hiệu lực thi hành vào tháng 8/1998. Tiếp đến, lần lượt trong hai năm năm 2003 và 2004, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi bổ sung như: các điều khoản minh bạch hoá hoạt động của ngân hàng, các quy định về hoạt động thị trường mở cũng như các điều khoản liên quan đến những điểm khác biệt giữa tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại, việc sắp xếp và các hoạt Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 37 động của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, Luật sửa đổi đã làm rõ hơn khái niệm các thuật ngữ trong ngành Ngân hàng, việc thiết lập các chi nhánh, hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám sát nội bộ… 4.3.1.1 Điều hành chính sách tiền tệ Từ những năm 1990 đến nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đã đạt được nhưng thành công đáng kể như ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống các TCTD. Đặc biệt từ năm 1998, NHNN đã chuyển sang sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp như: - Nghiệp vụ thị trường mở: được thực hiện từ năm 2000. - Công cụ tái cấp vốn: chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá dẫn đến tỷ trọng của các hình thức cho vay theo chỉ định của Chính phủ đã dần dần giảm xuống trong những năm gần đây cũng như đơn giản hoá các thủ tục cho việc tái cấp vốn… - Công cụ dự trữ bắt buộc: NHNN đã từng bước đổi mới theo hướng nâng cao khả năng điều tiết của các công cụ dự trữ, phù hợp thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho TCTD sử dụng vốn linh hoạt. Từ năm 1995 quy định dự trữ bắt buộc duy trì trên các khoản tiền gửi kỳ hạn đã được áp dụng cho cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn tăng từ dưới 12 tháng tới dưới 24 tháng và từ tháng 8 năm 2003, các TCTD được phép tính cả tiền gửi tại các chi nhánh NHNN là tiền duy trì dự trữ bắt buộc. NHNN cũng áp dụng các điều kiện dự trữ bắt buộc cho cả tiền đồng và tiền đô la Mỹ. Ngoài các công cụ chính sách tiền tệ nêu trên, từ tháng 7/2001, NHNN bắt đầu thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ như một công cụ chính sách tiền tệ thông qua việc bơm nhiều tiền đồng hơn nữa vào các TCTD để hỗ trợ cho các tổ chức trước đây đã gặp khó khăn về vốn khả dụng bằng tiền đồng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 38 4.3.1.2 Cơ chế điều hành lãi suất Từ năm 2002, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động cho vay thương mại bằng tiền đồng của các TCTD đối với khách hàng dựa trên các mức lãi suất cơ bản được quyết định và ban hành bởi NHNN Việt Nam. Việc điều hành chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc thị trường đã khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động để thực hiện việc huy động và cho vay với mức lãi suất phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường. Đồng thời nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các TCTD. 4.3.1.3 Cơ chế điều hành tỷ giá Từ 1999, Ngân hàng Nhà nước đã cơ bản đổi mới trong điều hành tỷ giá khi chuyển từ quản lý có tính chất hành chính sang điều hành theo các nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, trên cơ sở tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng của ngày làm việc gần nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch với tỷ giá không vượt quá tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố cộng biên độ 0,1%. Đến tháng 7 năm 2002, biên độ tỷ giá được mở rộng theo 2 chiều lên +/-0,25%. 4.3.1.4 Cơ chế quản lý ngoại hối NHNN đã từng bước đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa, ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, NHNN đã liên tục giảm tỷ lệ kết hối từ mức 80-100% (1998) xuống 0% (2003); từng bước nới lỏng các quy định về mở tài khoản ngoại tệ, quy định về mang ngoại tệ qua biên giới; chính sách quản lý vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp cũng như các chính sách liên quan khác ngày càng linh hoạt, thông thoáng hơn, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và TCTD. 4.3.1.5 Cơ chế tín dụng Hiện nay cơ chế chính sách tín dụng thông thoáng đã tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng các hoạt động tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời việc sửa đổi cơ chế này cho phép các TCTD có quyền tự chủ, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 39 tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay (điều kiện vay vốn, lãi suất, mức vay, thời hạn vay, phương thức cho vay), lựa chọn khách hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay trên các nguyên tắc thương mại, cũng như tạo điều kiện thuận lợi về mặt luật pháp đối với các TCTD. 4.3.1.6 Cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán Trong thời gian qua, Chính phủ và NHNN đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt qua một loạt các văn bản pháp lý về hoạt động thanh toán đã được xây dựng và không ngừng hoàn thiện như: Nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Nghị định về phát hành và sử dụng séc, Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng. Điều này đã tạo điều kiện cho các cả ngân hàng và khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. 4.3.1.7 Hoạt động thanh tra - giám sát ngân hàng và các TCTD Trong tiến trình đổi mới ngân hàng bên cạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, hoạt động thanh tra - giám sát ngân hàng cũng được từng bước đổi mới. Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng bước đầu đã được đổi mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Các ngân hàng đã xem xét việc sử dụng kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập như một công cụ nhằm khẳng định và đánh giá tính minh bạch, khách quan của các thông tin cung cấp bởi các tổ chức tín dụng. Hệ thống mạng máy tính của Thanh tra ngân hàng đã được kết nối trong toàn quốc, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý, giám sát từng TCTD và hệ thống TCTD. Đặc biệt, NHNN đã sử dụng phương pháp giám sát dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát (CAMELS), thiết lập hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát từ xa. Vai trò của hoạt động kiểm toán ngày càng được quan tâm, tăng cường hơn. Ban Kiểm soát thuộc NHNN được giao nhiệm vụ kiểm toán hoạt động, kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ đối với các đơn vị thuộc NHNN trung ương và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, nhất là đối với các dự án đầu tư, quản lý, sử dụng tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 40 sản công trong hệ thống. Trong hệ thống các TCTD, vai trò và nhiệm vụ của Bộ phận kiểm toán nội bộ/Ban kiểm soát nội bộ đã được các TCTD xác định rõ và tách biệt với Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Các phương pháp kiểm toán đã dần được cải thiện trên cơ sở áp dụng thông lệ chung và phù hợp với điều kiện thực tiễn. 4.3.1.8 Phát triển thị trường tiền tệ NHNN đã từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp thông lệ quốc tế. Từ năm 2001, NHNN đã ban hành quy định về hoạt động của thị trường liên ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Để tạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ, NHNN đã ban hành quy định về môi giới tiền tệ, về các công cụ thị trường tiền tệ, nhất là các công cụ phòng ngừa rủi ro. NHNN sắp ban hành quy định về các nghiệp vụ thị trường tiền tệ giữa NHNN và các TCTD như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá; các quy định về đấu thầu tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ qua NHNN, quy định về lưu ký giấy tờ có giá. Từ năm 2001 đến nay, doanh số hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng liên tục tăng với nhiều phương thức giao dịch được phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN đã hoạt động ngày càng sôi động hơn với doanh số tăng dần qua các năm. Cần ghi nhận là khối lượng tín phiếu kho bạc theo giá thị trường đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. 4.3.2 Chính sách ngân hàng Hiện nay các ngân hàng không ngừng tìm cách đa dạng hoá các sản phẩm của mình nhằm tạo mọi điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Riêng hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng, mỗi ngân hàng lại có những sản phẩm riêng của mình và có sự canh tranh rất gay gắt với nhau, nhất là sự cạnh tranh về lãi suất. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 41 CHƯƠNG 5 CUNG ỨNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Như đã trình bày ở trên, hiện nay khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng chiếm vị thế quan trọng hơn, đã trở thành “số một” trong việc góp phần làm cho mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, thể hiện ở mức tăng trưởng GDP liên tục năm 2003: 6,36%, 2004: 6,95%, 2005: 8,19% - nhanh hơn thành phần Nhà nước và toàn nền kinh tế, mà đặc biệt là mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các thành phần kinh tế của thành phần kinh tế tư nhân, từ 2001-2005 với mức tăng trên 10% mỗi năm, riêng 2005 tăng 14,1%, đóng góp vào mức tăng trưởng chung toàn nền kinh tế 1,295 điểm (Báo cáo của Chính phủ). Tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu về vốn của đối tượng này từ phía hiện thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế trong chương này, tôi muốn (1) tìm hiểu các tiêu chí ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp khi cung ứng tín dụng, (2) phân tích cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại - đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ - đối với DNTN, và (3) xu hướng trong tương lai khi cho vay đối tượng khách hàng là DNTN. 5.1 CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU NGÂN HÀNG SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Khi tiến hành đánh giá khách hàng doanh nghiệp để đi đến quyết định cho vay hay không cho vay thì mỗi ngân hàng đều có những cách thức đánh giá khác nhau với những tiêu chí khác nhau thế nhưng nhìn chung vẫn có những tiêu chí đều được các ngân hàng khác nhau sử dụng. Dưới đây là những tiêu chí mà các ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp, được thu thập qua việc điều tra 16 ngân hàng trên địa bàn Thành phố. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho DNTN ở TP Cần Thơ GVHD: Ts Võ Thành Danh SVTH: Văn Phạm Đan Tuyến 42 Bảng 5: CÁC TIÊU CHÍ NGÂN HÀNG SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG DNTN Tỷ lệ phần trăm STT Các tiêu chí Có sử dụng Không sử dụng 1 Mức tín nhiệm của NH đối với KH 100 0 2 Tỷ số tài sản thanh khoản 100 0 3 Năng lực pháp lý vay tiền 100 0 4 Tài sản thế chấp 100 0 5 Mục đích vay 100 0 6 Tỷ số nợ 93,7 6,3 7 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 93,7 6,3 8 Dòng tiền 93,7 6,3 9 Số tiền vay 93,7 6,3 10 Vốn tự có của KH 87,5 12,5 11 Quy mô DN tính theo tổng tài sản 81,2 18,8 12 Loại hình DN 81,2 18,8 13 Sự kiểm soát của NH 81,2 18,8 14 Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu 75,0 25,0 15 Tỷ số lợi nhuận 62,5 37,5 16 Nguồn trả nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân ở thành phố cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan