LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC BẢNG. vii
DANH MỤC HÌNH . viii
TÓM TẮT . ix
Chương 1:.1
GIỚI THIỆU CHUNG .1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1
1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG.2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: .2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.3
1.4.2. Đối tượng khảo sát .3
1.4.3. Phạm vi.3
1.6. TÔNG QUAN TÀI LIỆU .4
1.7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.9
CHƯƠNG 2 .10
CƠ SỞ LÝ THUYẾT.10
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.10
2.1.1. Khái niệm động lực làm việc .10
2.1.2 Khái niệm cán bộ, công chức.11
2.1.2.1 Cán bộ .11
2.1.2.2 Công chức .11
2.1.3 Ảnh hưởng của động lực làm việc của cán bộ, công chức đối với hiệu quả hoạt
động của tổ chức hành chính nhà nước.12
2.1.4 Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức .14
2.2 MỘT SỐ HỌC THUYẾT LIÊN QUAN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI .15
2.2.1 Lý thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow.15
2.2.2 Thuyết ba nhu cầu của McClelland.16
2.2.3 Học thuyết công bằng (J. Stacy Adam).18
2.2.4 Thuyết hai nhân tố của HERZBERG.19
2.2.5 Thuyết kỳ vọng của V. Vroom.20
2.2.6 Thuyết X và thuyết Y (Douglas McGregor, 1960) .21
2.2.7 Thuyết Z (dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn đã được Tiến sĩ W.Edwards
Choid Deming đúc kết và phát kiến trước đó) .22
Chương 3:.23
THUYẾT KẾ NGHIÊN CỨU .23
3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .23
3.1.1 Mô hình nghiên cứu .23
3.1.2. Xây thang đo cho mô hình .24
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.27
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .27
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại các cơ quan ban ngành thuộc ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp T-test
Được dung để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai đám đông, chúng
ta có hai trường hợp chọn mẫu (1) chọn mẫu theo cặp (matched pair) trong đó các
phần tử mẫu được chọn theo cặp, mỗi biến thành phần của cặp thuộc vào mỗi đám
đông và (2) chọn mẫu độc lập (independent samples) trong đó hai mẫu được chọn
riêng biệt từ hai đám đông.
* Phương pháp One –way Anova
Anova là tên gọi tắt của các phương pháp phân tích phương sai (Analysis Of
Variance) được sử dụng để so sánh trung bình từ ba đám đông trở lên. Mô hình
Anova sử dụng phổ biến để so sánh các trung bình đám đông với dữ liệu khảo sát và
đặc biệt là dữ liệu thử nghiệm. Chú ý là dữ liệu khảo sát hay dữ liệu thử nghiệm, xử
lý trên mô hình Anova, về cơ bản là như nhau.
Các biến trong phương pháp Anova gồm một biến phụ thuộc định lượng Yij
và một hay nhiều biến độc lập Xi định tính. Trong các thử nghiệm Yij thường được
31
gọi là đo lường và Xi thường được gọi là cách xử lý. Khi có một biến độc lập Xi,
phương pháp Anova được gọi là Anova 1 chiều. Nếu có hai biến độc lập, phương
pháp Anova được gọi là Anova 2 chiều. Trường hợp có từ 2 biến phụ thuộc, định
lượng trở lên, thì phương pháp Anova lúc này biến thành đa biến, gọi tắt là Manova.
Anova thường được xếp vào nhóm phân tích đơn biến vì nó được dung để xem xét
mức độ khác biệt giữa các nhóm trên cơ sở của một biến phụ thuộc định lượng. Nếu
so sánh với mô hình hồi qui, mô hình Anova là dạng đặc biệt của mô hình hồi qui
trong đó biến tất cả các biến độc lập là biến định tính. Anova một chiều tương
đương với mô hình hồi qui đơn, ANOVA hai hay nhiều chiều tương đương với mô
hình hồi qui bội và Manova tương đương với mô hình hồi qui đa biến.
Tóm tắt chương 3: Chương này tác giả đã trình bày những mô hình để đưa
ra mô hình nghiên cứu của mình trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã trình bày và
kết hợp thêm lý thuyết. Ngoài ra, tác giả đã trình bày về phương pháp thu thập số
liệu, phương pháp xử lý số liệu là thống kê mô tả, kiểm định chất lượng thang đo
bằng Cronbach’ alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp phân tích hồi
qui tuyến tính bội, phương pháp T-test, phương pháp One-way Anova để đánh giá
động lực làm việc của cán bộ công chức một cách chích xác.
32
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨCTẠI CÁC CƠ QUAN
BAN NGÀNH THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ VĨNH LONG
4.1 GIỚI THIỆU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG
4.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long là thành phố đô thị loại 3 trực thuộc
UBND tỉnh Vĩnh Long, phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố đô thị loại 2.
UBND thành phố Vĩnh Long thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà
nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Cuối năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long có 24 phòng ban (12
hành chính, 12 sự nghiệp) và 11 xã phường trực thuộc. Tổng số cán bộ công chức
trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long : 294 người (195 nam, 99 nữ)
Bộ máy hành chánh của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long gồm : 01
Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, văn phòng UBND, các phòng ban và 11 phường xã.
33
Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức UBND thành phố Vĩnh Long
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
* Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố: là người lãnh đạo và điều hành
công việc của UBND thành phố, có trách nhiệm giải quyết công việc theo qui định
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và những vấn đề khác thuộc pháp luật
qui định thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND thành phố quyết định.
Trực tiếp phụ trách công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, cải cách
hành chính và chỉ đạo những vấn đề giải quyết quan trọng, cấp bách, những vấn đề
có tính chất liên ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực, đơn vị và địa phương trong
thành phố.
Chủ tịch UBND thành phố quyết định điều chỉnh phân công công việc giữa
các Phó chủ tịch, Ủy viên UBND thành phố khi cần thiết, ủy quyền cho Phó chủ
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kinh tế - Văn hóa xã hội
PHÓ CHỦ TỊCH
Đầu tư XDCB
Văn phòng UBND
Các phòng ban
11 phường xã
34
tịch chỉ đạo công việc của UBND thành phố khi Chủ tịch đi vắng, trực tiếp giải
quyết công việc của Phó chủ tịch đi vắng hoặc phân công Phó chủ tịch khác giải
quyết thay Phó chủ tịch đi vắng.
* Phó Chủ tịch kinh tế - văn hóa xã hội (giáo dục, dạy nghề, văn hóa thể
thao, công nghệ thông tin, tài chính, an ninh, quốc phòng, ) : được Chủ tịch
UBND thành phố phân công phụ trách lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội, chỉ đạo
một số cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND thành phố và UBND phường xã.
Phó Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của
mình trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời cùng các thành
viên khác của UBND thành phố chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND
thành phố trước HĐND và UBND tỉnh.
Phó chủ tịch UBND thành phố có nhiệm vụ chủ động kiểm tra, đôn đốc
hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị thực hiện theo Nghị quyết của
HĐND thành phố, Quyết định, Chỉ thị của UBND thành phố, chủ trương chính sách
pháp luật nhà nước về lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội.
Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án thuộc lĩnh vực
được phân công phụ trách phù hợp với Nghị quyết của HĐND thành phố, Quyết
định, chỉ thị của UBND thành phố, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể của các cơ
quan nhà nước cấp trên và đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Được sử dụng quyền hạn chủ Chủ tịch UBND thành phố trong việc quyết
định, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch về quyết định đó.
Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch xem xét quyết định xử lý kịp thời liên quan
đến công việc kinh tế - văn hóa xã hội.
Phó Chủ tịch UBND thành phố ngoài việc thực hiện trách nhiệm và phạm vi
giải quyết công việc đã nêu trên còn được Chủ tịch ủy quyền Lãnh đạo công việc
của UBND thành phố khi Chủ tịch đi vắng.
* Phó Chủ tịch đầu tư xây dựng cơ bản (kế hoạch, đầu tư, quyết toán các
công trình) : được Chủ tịch UBND thành phố phân công phụ trách lĩnh vực đầu tư
35
xây dựng cơ bản, theo dõi các công trình mới theo kế hoạch và xử lý các công trình
tồn đọng, chỉ đạo một số cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND thành phố và
UBND phường xã.
Phó Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của
mình trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời cùng các thành
viên khác của UBND thành phố chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND
thành phố trước HĐND và UBND tỉnh.
Phó chủ tịch UBND thành phố có nhiệm vụ chủ động kiểm tra, đôn đốc
hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị thực hiện theo Nghị quyết của
HĐND thành phố, Quyết định, chỉ thị của UBND thành phố, chủ trương chính sách
pháp luật nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án thuộc lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với Nghị quyết của HĐND thành phố, Quyết định,
chỉ thị của UBND thành phố, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể của các cơ quan
nhà nước cấp trên và đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Được sử dụng quyền hạn chủ Chủ tịch UBND thành phố trong việc quyết
định, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch về quyết định đó.
Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch xem xét quyết định xử lý kịp thời liên quan
đến các công trình đầu tư xây dựng cơ bản (kế hoạch đầu tư mới và các công trình
tồn đọng).
Phó Chủ tịch UBND thành phố ngoài việc thực hiện trách nhiệm và phạm vi
giải quyết công việc đã nêu trên còn được Chủ tịch ủy quyền Lãnh đạo công việc
của UBND thành phố khi Chủ tịch đi vắng.
* Văn phòng UBND thành phố : gồm 1 Chánh văn phòng, 2 Phó chánh văn
phòng và các cán bộ công chức. Là cơ quan thuộc UBND thành phố, có chức năng
tham mưu, giúp UBND thành phố về : chương trình, kế hoạch, công tác, tổ chức
quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của UBND thành phố,
Chủ tịch UBND thành phố, quản lý công báo, phục vụ các hoạt động của UBND
36
thành phố, giúp Chủ tịch UBND thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
thẩm quyền, quản lý văn thư lưu trự và công tác quản trị nội bộ của văn phòng.
Trình UBND thành phố ban hành qui chế làm việc của UBND thành phố, các
văn bản qui định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Văn phòng
UBND thành phố.
Trình UBND thành phố chương trình làm việc, kế hoạch công tác hàng tuần,
tháng, quí, 6 tháng, 9 tháng, cả năm. Đôn đốc kiểm tra các ban ngành thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác của UBND thành phố.
Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị báo cáo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ
đạo điều hành của Chủ tịch UBND thành phố theo qui định của pháp luật.
Giúp UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố giữ mối quan hệ phối
hợp công tác với Thành ủy, HĐND, UB MTTQ VN, các đoàn thể khác,
Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Chủ tịch
UBND thành phố, theo dõi đôn đốc các ban ngành, UBND xã phường soạn thảo,
chuẩn bị các đề án được phân công phụ trách.
Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của UBND thành phố theo qui định của pháp
luật, cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết
định quan trọng của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, những sự kiện
kinh tế, chính trị xã hội nổi bật được dư luận quan tâm theo qui định pháp luật và sự
chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố.
Tiếp nhận phản ảnh, xử lý kiến nghị của cá nhân, tổ chức về qui định hành
chánh thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của UBND thành phố, Chủ tịch UBND
thành phố theo qui định pháp luật. Giúp Chủ tịch, Phó chủ tịch tổ chức tiếp dân, tiếp
nhận và giải quyết các đơn khiếu nại tố cáo theo qui định.
Tổng hợp nội dung, chuẩn bị tài liệu, tổ chức cuộc họp của UBND thành
phố, thường trực UBND thành phố về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn và các
kỳ họp HĐND, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
* Các phòng ban trực thuộc UBND thành phố : mỗi phòng ban gồm 1
Trưởng phòng, 2 Phó trưởng phòng và các cán bộ công chức. Là các cơ quan
37
chuyên môn thuộc UBND thành phố, mỗi phòng ban đều có qui định và qui chế chi
tiêu nội bộ riêng và thực hiện theo đúng qui định của pháp luật. Các phòng ban đều
thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của từng phòng ban như :
Phòng nội vụ thành phố có chức năng tham mưu tổ chức bộ máy, vị trí làm
việc, biên chế, cơ cấu ngạch công chức, kiêm thêm công giáo dân tộc,
Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố thực hiện chức năng tham mưu về :
tài chính, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh, kinh tế hợp tác và tổng hợp các báo
cáo phục vụ các kỳ họp Hội đồng nhân dân
Phòng Tài nguyên – Môi trường có chức năng về tài nguyên, khoán sản, đất
đai, môi trường;
Phòng Kinh tế thành phố giúp UBND thành phố thực hiện các chức năng
quản lý về nhà nước như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, phòng
chống thiên tai, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ,
Phòng Lao động – Thương binh xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về : việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương và tiền công gia đình chính sách,
bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc
trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội,
Phòng Văn hóa – Thông tin giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về : văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch, quản cáo, công nghệ
thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin cơ sở,
Phòng Thanh tra giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về : công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phạm lý nhà
nước của UBND thành phố, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo qui định của pháp luật.
Phòng Tư pháp giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về : công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra
xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chánh, phổ biến, giáo dục
pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực và
38
các công tác tư pháp khác theo qui định của pháo luật, quản lý công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Phòng Giáo dục – đào tạo thành phố quản lý các Trường Mầm Non, Nhà trẻ,
Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về :
Chương trình và nội dung giáo dục - đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán
bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, qui chế thi
cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo.
Các phòng ban khác trực thuộc UBND thành phố đều có chức năng quản lý
nhà nước và nhiệm vụ riêng theo từng lĩnh vực được UBND thành phố phân công,
tham mưu và báo cáo kịp thời cho UBND thành phố, thực hiện theo đúng qui định
của pháp luật và sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản cấp trên.
* 11 phường xã trực thuộc UBND thành phố : gồm Bí thư, Phó bí thư, 1
Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và các cán bộ công chức. Là một cấp ngân sách thuộc
UBND thành phố, bao gồm công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể, có chức năng
và nhiệm vụ như một cấp ngân sách, quản lý về kinh tế - văn hóa xã hội, địa chính,
tự pháp, .... Bên cạnh đó, tham mưu và giúp UBND thành phố nắm rõ về tình hình
địa phương kể cả an ninh quốc phòng của từng phường xã, báo cáo kịp thời cho
UBND thành phố, thực hiện theo đúng qui định của pháp luật và sự chỉ đạo của cơ
quan chủ quản cấp trên.
4.2 THÔNG TIN VỀ MẪU KHẢO SÁT
Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long có 24 phòng ban (12 hành chính, 12
sự nghiệp) và 11 xã phường trực thuộc. Tổng số cán bộ công chức trực thuộc Ủy
ban nhân dân thành phố Vĩnh Long : 294 người (195 nam, 99 nữ)
Để có cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, ta sẽ thống kê mô tả theo
các đặc điểm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên, vị trí công tác. Sau khi
thực hiện phỏng vấn 200 cán bộ công chức của các cơ quan ban ngành thuộc UBND
thành phố Vĩnh Long, có thông tin về mẫu và kết quả phân tích số liệu như sau:
39
4.2.1 Giới tính
Bảng 4.1. Thống kê về tần suất của giới tính
Giới tính Tần suất Phân trăm
Nam 120 60,0
Nữ 80 40,0
Tổng cộng 200 100,0
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Qua bảng 4.1 cho thấy trong 200 mẫu phỏng vấn có 120 mẫu là nam chiếm
60% trong tổng số 200 cán bộ công chức được phỏng vấn và 80 mẫu là nữ chiếm
40% tổng số 200 cán bộ công chức được phỏng vấn, thông số này cho thấy số
lượng nam giới chiếm số đông hơn nữ giới, do đặc thù của công việc thường xuyên
kết hợp với các ban ngành, kể cả ngành dọc (Công an, Tòa án, Thi hành án, ) nên
chênh lệch số lượng cán bộ công chức nam và nữ có thể chấp nhận được. Qua đó
cho thấy bộ số liệu càng tăng độ tin cậy cho việc phân tích các mục tiêu của nghiên
cứu.
4.2.2 Độ tuổi
Bảng 4.2. Thống kê tần suất về nhóm tuổi
Độ tuổi Tần suất Phân trăm
Từ 30 tuổi trở xuống 25 12,5
từ 31 - 44 tuổi 92 46,0
Từ 45 - 54 tuổi 48 24,0
Từ 55 tuổi trở lên 35 17,5
Tổng 200 100,0
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Theo kết quả phỏng vấn ở bảng 4.2, trong nghiên cứu này đáp viên có độ tuổi
nhỏ nhất là 30 tuổi, độ tuổi lớn nhất là 55 tuổi. Phân theo nhóm thì đáp viên có
tuổi từ 30 trở xuống có 25 người, chiếm tỉ lệ là 12,5%. Kế đến là nhóm tuổi từ 31
40
đến 44 có 92 người chiếm tỷ lệ cao nhất 46%. Tiếp theo là nhóm tuổi từ 45 đến 54
tuổi có 48 người chiếm 24%. Cuối cùng là nhóm 55 tuổi trở lên có 35 người chiến
17,5%. Nhìn vào độ tuổi có thể thấy lực lượng cán bộ công chức thành phố Vĩnh
Long năm 2016 còn trẻ. Điều này phù hợp với đặc điểm lao động ở nước ta – lực
lượng lao động trẻ. Mặt khác, do xu hướng các tổ chức thường ưu tiên những cán
bộ trẻ có trình độ để họ có thể sáng tạo, linh hoạt và làm việc hiệu quả hơn. Từ đó
làm cho bộ số liệu có độ tin cậy cao.
4.2.3 Học vấn
Bảng 4.3. Thống kê tần suất về học vấn
Học Vấn Tần suất Phân trăm
Trung cấp 38 19,0
Cao đẳng 4 2,0
Đại học 138 69,0
Sau đại học 20 10,0
Total 200 100,0
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Qua bảng 4.3 nhìn chung trình độ của cán bộ công chức thành phố Vĩnh
Long khá cao. Những người có trình độ đại học cao nhất là 138 người chiếm 69%,
trình độ cao đẳng là 4 người chiếm 2%. Lần lượt tỉ lệ người có trình độ từ trung
cấp trở xuống là 38 người chiếm 19% và trên đại học là 20 người ch iếm
10%. Điều này có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên
nhân là do ảnh hưởng của địa bàn nghiên cứu (thành phố Vĩnh Long) có điều kiện
kinh tế phát triển nên qui tụ nhiều nguồn lao động tri thức. Thứ hai là do nền kinh
tế ngày càng cạnh tranh để tồn tại và phát triển nên mỗi tổ chức cũng chú trọng
nhiều hơn đến việc lựa chọn những người có trình độ Đại học trở lên. Bên cạnh
đó, do người lao động ngày càng ý thức vào việc nâng cao trình độ để có thể đáp
ứng cơ hội thăng tiến, phát triển cho bản thân.
41
4.2.4 Số năm làm việc
Bảng 4.4. Thống kê tần suất về số năm làm việc
Số năm làm việc Tần suất Phân trăm
2 năm trở xuống 6 3,0
Từ 3 – 5 năm 19 9,5
Từ 6 - dưới 10 năm 82 41,0
Từ 11 năm trở lên 93 46,5
Tổng 200 100,0
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Kết quả phỏng vấn ở bảng 4.4 cho thấy, phần lớn đáp viên có số thâm niên
công tác từ 11 năm trở lên chiếm 46,5% (93 người). Kế tiếp là nhóm có số công tác
từ 6 đến dưới 10 năm chiếm 41% (82 người). Bên cạnh đó nhóm cán bộ trẻ có trình
độ mới được tuyển dụng là nhóm từ 2 năm trở xuống chiếm tỉ lệ 3% (6 người) và
nhóm công tác từ 3 đến 5 năm chiếm 9,5% (19 người). Từ đó cho thấy đa số cán bộ
công chức đã có thâm niên công tác khá lâu năm tại các cơ quan ban ngành thuộc
UBND thành phố, nên nắm vững được những qui định, văn bản và phương thức
hoạt động của UBND thành phố.
4.2.5 Hôn nhân
Bảng 4.5. Thống kê tần suất về hôn nhân
Hôn nhân Tần suất Phân trăm
Độc thân 25 12,5
Kết hôn 175 87,5
Tổng 200 100,0
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Qua bảng 4.5 cho thấy do đa số đáp viên có độ tuổi trung niên nên tỉ lệ cán
bộ công chức thuộc nhóm kết hôn chiếm tỉ lệ khá cao 87,5% (175 người). Mặt
khác do ảnh hưởng của quan điểm sống về hôn nhân và gia đình, đa số mọi
42
người đều chưa muốn kết hôn sớm và một số cán bộ công chức có tuổi đời còn quá
trẻ chiếm 12,5% (25 người).
4.2.6 Thu nhập
Bảng 4.6. Thống kê tần suất về thu nhập
Thu nhập Tần suất Phân trăm
Dưới 5 triệu 22 11,0
Từ 5 đến 15 triệu 138 69,0
Từ 16 đến 20 triệu 40 20,0
Total 200 100,0
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Phần lớn đáp viên có thu nhập từ 5 triệu đến 15 triệu có 138 người chiếm
69%. Số cán bộ công chức có thu nhập từ 16 đến dưới 20 triệu cũng khá cao 40
người chiếm 20%, do đa số là cán bộ thâm niên công tác lâu năm gần đến tuổi hưu.
Nhóm có thu nhập dưới 5 triệu có 22 người chiếm 11% vì đa số những người này
mới vào làm việc và có trình độ từ trung cấp trở xuống. Có nhiều nguyên nhân chi
phối đến số lương của cán bộ công chức như: Năng lực, thâm niên, vị trí công tác
và chế độ chính sách về lương. Vì đa số đáp viên được hỏi có trình độ đại học nên
số lương từ 5 triệu đến 15 triệu là phù hợp.
4.2.7 Thu nhập chính
Bảng 4.7: Thống kê tần suất về thu nhập chính
Đồng ý công việc Tần suất Phân trăm
Có 200 100,0
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Qua phỏng vấn 200 cán bộ công chức cho thấy đa số thu nhập chính đều
hưởng lương của nhà nước. Do theo luật cán bộ công chức qui định nếu là cán bộ
công chức thì không được tìm thêm thu nhập từ các Doanh nghiệp và Công ty. Bên
43
cạch đó, do nền kinh tế nước ta hiện nay ngày càng phát triển nên thu nhập của cán
bộ công chức còn thấp so với nền kinh tế hiện nay.
Bảng 4.8: Tổng hợp thu nhập theo từng nhóm tuổi
Nhóm tuổi Thu nhập trung bình
(Đvt: triệu đồng)
Số năm kinh nghiệm trung bình
(Đvt: năm)
Từ 30 tuổi trở xuống 8,92 8,68
từ 31 - 44 tuổi 9,93 8,61
Từ 45 - 54 tuổi 10,65 10,13
Từ 55 tuổi trở lên 10,37 9,86
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Theo kết quả phỏng vấn ở bảng 4.8, trong nghiên cứu này đáp viên có độ tuổi
nhỏ nhất là 30 tuổi, độ tuổi lớn nhất là 55 tuổi. Phân theo nhóm thì đáp viên có
nhóm tuổi từ 30 trở xuống thu nhập trung bình 8,92 triệu đồng, với số năm kinh
nghiệm trung bình là 8,68. Kế đến là nhóm từ 31 đến 44 tuổi có thu nhập trung bình
9,93 triệu đồng, với số năm kinh nghiệm trung bình là 8,61. Tiếp theo là nhóm tuổi
từ 45 đến 54 tuổi có thu nhập trung bình 10,65 triệu đồng, với số năm kinh nghiệm
trung bình là 10,13. Cuối cùng là nhóm 55 tuổi trở lên có thu nhập trung bình 10,37
triệu đồng, với số năm kinh nghiệm trung bình là 9,86. Nhìn vào bảng tổng hợp có
thể thấy thu nhập và số năm kinh nghiệm phù hợp theo từng nhóm tuổi.
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI CƠ QUAN BAN
NGÀNH THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG
(PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA)
Với 35 biến quan sát đo lường cho 8 nhân tố, tác giả tiến hành phân tích độ
tin cậy Cronbach’s Alpha như sau:
4.3.1 Cơ hội thăng tiến
Nhân tố “Cơ hội thăng tiến” là việc di chuyển lên vị trí hoặc công việc quan
trọng hơn trong một tổ chức, đào tạo huấn huyện nâng cao trình độ và có nhiều cơ
44
hội thăng tiến đều nói lên cơ hội nghề nghiệp mà cán bộ công chức có thể đạt được,
đào tạo thường nhằm mục đích cuối cùng cho việc hỗ trợ kỹ năng, khả năng cơ hội
thăng tiến của cán bộ công chức, giúp cho cán bộ công chức càng có động lực trong
công việc của mình.
Bảng 4.9. Phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Cơ hội thăng tiến
Hệ số Cronbach’s Alpha 0,803
Biến
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha thang
đo nếu loại
biến
CH1 13,62 4,972 0,589 0,764
CH2 13,60 4,704 0,588 0,764
CH3 13,65 4,622 0,628 0,751
CH4 13,61 4,822 0,555 0,775
CH5 13,60 5,026 0,574 0,769
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Qua bảng 4.9 với 5 biến được đưa vào khảo sát, cho thấy giá trị Cronbach’S
Alpha là 0,803 > 0,6 đạt yêu cầu của tác giả đề ra, ngoài ra hệ số tương quan biến
tổng đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu. Đều này cho thấy các câu hỏi đặt ra để đo lường
cho nhân tố Cơ hội thăng tiến là rất tốt. Đó cũng chính là nguyên nhân để tác giả
giữ lại 5 biến quan sát thuộc nhân tố này để phân tích tiếp bước sau của nghiên cứu.
4.3.2 Quan hệ trong công việc
Nhân tố “Quan hệ trong công việc” là mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với
nhau, quan hệ đối xử giữa cấp trên và cấp dưới. Mỗi cán bộ công chức đều được
giao công việc theo đúng chuyên môn của mình, phù hợp với năng lực của họ, giúp
họ cảm thấy công việc thú vị, thử thách và có cảm giác công bằng, luôn được quan
tâm đến đời sống vật chất và tạo điều kiện cho những người mới phát huy và phát
triển.
45
Bảng 4.10. Phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Quan hệ trong công việc
Hệ số Cronbach’s Alpha 0,839
Biến
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha thang
đo nếu loại
biến
QH1 10,28 2,876 0,828 0,724
QH2 10,27 3,474 0,605 0,823
QH3 10,34 3,391 0,573 0,837
QH4 10,27 2,892 0,697 0,786
Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành
thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016
Qua bảng 4.10 với 4 biến được đưa vào khảo sát, cho thấy giá trị Cronbach’S
Alpha là 0,839 > 0,6 đạt yêu cầu của tác giả đề ra, các hệ số tương quan biến tổng
đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu của nghiên cứu. Vì vậy tác giả sẽ giữ lại tất cả các biến
quan sát để làm thang đo cho nhân tố này trong bước phân tích nhân tố tiếp theo.
4.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện công việc
Nhân tố “Đánh giá kết quả thực hiện công việc” là kết quả làm việc của cán
bộ công chức đáp ứng được yêu cầu mà tổ chức đó đặt ra. Kết giả làm việc được
đánh giá thông qua mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công chức theo các
tiêu chí rõ ràng, thực hiện công bằng, việc đánh giá kết quả công việc còn giúp cho
cán bộ công chức phấn đấu làm việc tốt hơn.
Bảng 4.11. Phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Đánh giá kết quả thực hiện công
việc
Hệ số Cronbach’s Alpha 0,817
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_dong_luc_lam_vi.pdf