CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .1
1.1 Sự cần thiết của đề tài .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.3
1.2.1 Mục tiêu chung .3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .3
1.3. Phạm vi nghiên cứu.3
1.3.1 Phạm vi về không gian .3
1.3.2 Phạm vi về thời gian.3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.3
1.4. Cấu trúc của luận văn.3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.5
2.1.1 Phương pháp luận.5
2.1.1.1 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại.5
2.1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại .8
2.1.2 Tầm quan trọng của hoạt động huy động tiền gửi.10
2.1.2.1 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng .10
2.1.2.2 Đối với nền kinh tế.10
2.1.2.3 Đối với khách hàng gửi tiền.11
2.1.3 Tiền gửi của Ngân hàng thương mại .11
2.1.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn .11
2.1.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn .11
2.1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm.12
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi của Ngân
hàng thương mại.13
2.1.4.1 Các yếu tố khách quan .13
2.1.4.2 Yếu tố chủ quan .19
2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .23
83 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rang 23
của khách hàng trên nền tảng chữ tâm. Đây chính là sự khác biệt mang tính bền
vững của các doanh nghiệp ngày nay.
Giải quyết các vấn đề của khách hàng không chỉ đơn thuần khi khách hàng đã
sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như những phàn nàn về những tiện
ích, giá cả, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà còn đề cập đến việc ngân hàng
cung cấp thông tin, minh bạch và cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
mình ngay cả đối với các khách hàng tiềm năng.
2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đã có rất nhiều nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đế quyết định gửi tiền cùa
người dân vào ngân hàng, tôi xin trình bày một số nghiên cứu tài liệu có liên quan
làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình.
Trần Huỳnh Phong (2010) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định gửi tiền của cá nhân ở Ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long. Theo nghiên cứu này, số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu sơ cấp và thu
thập từ 456 khách hàng cá nhân tại khu vực trung tâm 4 địa bàn: thành phố Cần
Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Vĩnh Long đại diện cho khu vực
ĐBSCL vào tháng 08/2010 – tháng 10/2010. Các mô hình phân tích hồi quy Probit
và hồi quy Tobit được sử dụng để -phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
gửi tiền và lượng tiền gửi của các cá nhân ở NHTM. Ngoài ra, kết quả phân tích
cũng cho thấy các yếu tố giới tính cũng có tác động đến lượng tiền gửi của khách
hàng cá nhân, trong khi yếu tố tình trạng hôn nhân không có ý nghĩa trong việc ảnh
hưởng đến lượng tiền gửi của cá nhân cũng như quyết định gửi tiền của cá nhân.
Phương Hồng Ngân (2010) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi
tiền của khách hàng vào Saigonbank và xác định mức độ hài lòng của khách hàng
đối với dịch vụ tiền gửi của Saigonbank. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao
gồm số liệu thứ cấp của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương
Thành phố Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Thành phố Cần Thơ và số liệu sơ cấp
được thu thập thong qua phỏng vấn ngẩu nhiên 219 khách hàng trên địa bàn thành
Trang 24
phố Cần Thơ. Kết quả phân tích Probit cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định gửi tiền của khách hàng bao gồm lãi suất huy động, chất lượng dịch vụ,
khoảng cách, thời gian gửi tiền, tuổi và thu nhập.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền của người dân. Tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp cho
thấy theo quan sát của tôi nhận thấy chưa đề tài nào nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định gửi tiền của người dân vào Ngân hàng. Đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích đến các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định của gửi tiền người dân vào Ngân hàng. Đây được xem là
điểm mới của vấn đề nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Khung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và
nghiên cứu chính thức định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định
tính để tìm hiểu về một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách
hàng. Kết quả nghiên cứu sơ bộ này sẽ là bảng câu hỏi cho phần nghiên cứu chính
thức.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng với việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Kết
quả phân tích của mô hình Probit sẽ cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
gửi tiền hay không gửi tiền của khách hàng, còn mô hình Tobit được dùng để phân
tích ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại BIDV
Đồng Tháp.
Trang 25
Hình 2.3: Khung nghiên cứu của đề tài
Hình 2.3: Khung nghiên cứu của đề tài
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp và BIDV Đồng Tháp.
- Số liệu sơ cấp:
Nguồn số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài này được thu thập bằng phương
pháp điều tra gửi bảng câu hỏi đến cho khách hàng cá nhân khi đến giao dịch tại
ngân hàng hoặc đến tận nhà qua tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm mới.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện thị. Trong đó, thành
phố Cao Lãnh; thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp
Mười là những địa bàn đông dân cư, có trung tâm thương mại, kinh tế- xã hội phát
Vấn đề nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi
tiền của người dân vào BIDV ĐồNG THÁP.
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết về Ngân hàng
thương mại và nguồn vốn huy
động.
Nghiên cứu định tính
Mô hình nghiên cứu
- Mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định gửi tiền hay không gửi tiền
của khách hàng.
- Mô hình Tobit để phân tích ảnh hưởng của
các yếu tố đến lượng tiền gửi của khách hàng.
Trang 26
triển, số lượng Ngân hàng và các điểm giao dịch nhiều. Do vậy, với việc giới hạn về
thời gian, chi phí và phải thể hiện tính kịp thời trong nghiên cứu; tác giả chọn phương
pháp nghiên cứu thuận tiện những khách hàng cá nhân từ 5 địa bàn trên để đại diện cho
tổng thể nghiên cứu. Số quan sát gồm 176 mẫu là đủ lớn để tiến hành nghiên cứu.
2.3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Để đánh giá thực trạng huy động vốn của BIDV Đồng Tháp trong thời gian
qua, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: so sánh, tần suất, giá trị nhỏ
nhất, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn để đánh giá thực trạng huy
động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Đồng Tháp trong thời gian qua.
Ngoài ra để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách
hàng cá nhân tại BIDV Đồng Tháp, đề tài sử dụng mô hình Probit. Mô hình Probit
được sử dụng có dạng như sau:
i
k
j
ijji uxy
1
0
*
Trong đó, *iy chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét
biến giả yi được khai báo như sau:
= 1 nếu yi* > 0
yi* = = 0 trường hợp khác (2)
- y là biến phụ thuộc: thể hiện khả năng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, có
giá trị là 1 nếu khách hàng gửi tiền vào BIDV Đồng Tháp, và có giá trị là 0 nếu khách
hàng không gửi tiền vào BIDV Đồng Tháp.
- xij : Các biến độc lập và được diễn giải chi tiết ở bảng 2.1.
Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền gửi của người dân tại
BIDV Đồng Tháp, đề tài sử dụng mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn (mô
hình Tobit) như sau:
Trang 27
yi
* = xi + ui nếu yi* > 0
yi = 0 nếu yi* ≤ 0
với ),0( 2inui
Trong đó:
- Yi : là biến phụ thuộc, đo lường bằng lượng tiền gửi của khách hàng.
- Xi : Các biến độc lập và được diễn giải chi tiết ở bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình Probit và Tobit
Biến số Đơn vị đo lường
Dấu kỳ
vọng
Giới tính (X1)
Biến giả có giá trị là 1 nếu khách hàng là
nam, có giá trị là 0 nếu khách hàng là nữ
-
Trình độ học vấn (X2) Biến giả có giá trị là số năm +
Thu nhập (X3) Triệu đồng/năm +
Lãi suất huy động (X4) %/năm +
Địa điểm của ngân hàng
(X5)
Km -
Thời gian giao dịch (X6) Phút/một giao dịch -
Các biến diễn giải trong mô hình và giả thuyết kỳ vọng
- Giới tính của khách hàng gửi tiền được xem như là biến giả, có giá trị là 1
nếu khách hàng gửi tiền là nam, có giá trị là 0 nếu người gửi tiền là nữ. Với đặc
điểm kinh tế-xã hội ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long nói riêng, mặc dù nam giới thường được xem là người trụ cột và tạo ra của
cải cho gia đình nhưng phụ nữ lại có thói quen nắm giữ tiền và sử dụng tiền của
gia đình mình cho mục đích chi tiêu, tích luỹ và dự phòng. Mặt khác, tâm lý
chung của phụ nữ thường thích thu tiền vào nhiều hơn là phải chi ra, kể cả những
khoản chi ra được nam giới trong gia đình đánh giá là hợp lý và hiệu quả. Chính
vì vậy, phụ nữ là những người được kỳ vọng có cơ hội gửi tiền vào ngân hàng
nhiều hơn so với nam giới.
Trang 28
- Trình độ học vấn của người gửi tiền: Đây là biến giả. Biến này có giá trị là 1
nếu những người gửi tiền có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, có giá trị là o nếu
những người gửi tiền có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống. Với những người có
trình độ học vấn cao, khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính; lựa
chọn, đa dạng hoá các kênh đầu tư thường được đánh giá tốt hơn so với những
người khác. Mặt khác, những người có trình độ học vấn cao thường có nghề nghiệp
và thu nhập ổn định nên họ là những người có khả năng sử dụng sản phẩm huy
động vốn của ngân hàng thường xuyên hơn.
- Thu nhập của khách hàng gửi tiền được tính bằng triệu đồng/năm bao gồm
các khoản: lãi ròng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; lương, thưởng;
thu nhập khác. Những người có thu nhập cao thì khả năng gửi tiền vào ngân
hàng càng lớn.
- Lãi suất huy động: là lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM niêm yết
trên địa bàn và được đo lường bằng tỷ lệ %/năm. Hầu hết, đối với nhóm khách hàng
cá nhân, lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng khi họ quyết định gửi tiền
vào ngân hàng. Do vậy, nếu ngân hàng có lãi suất huy động cao hơn sẽ thu hút
được khách hàng gửi tiền nhiều hơn.
- Địa điểm của ngân hàng : đo lường bằng khoảng cách (km) từ nơi ở/địa điểm
kinh doanh của cá nhân gửi tiền đến nơi giao dịch của ngân hàng. Khoảng cách
càng ngắn thì càng thuận tiện cho khách hàng gửi tiền.
- Thời gian giao dịch khi khách hàng gửi tiền được đo lường bằng phút là thời
gian cần thiết để hoàn thành giao dịch gửi tiền của khách hàng. Thời gian giao dịch
này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp, hiện đại của ngân hàng.
Trang 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
3.1. SƠ LƯỢC VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố
Hồ Chí Minh 165 km, phía bắc giáp tỉnh PrâyVeng (Campuchia) trên chiều dài biên
giới hơn 48 km, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An
Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Đồng Tháp có diện tích tự nhiên
3.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm: thành phố Cao Lãnh (tỉnh
lỵ), thành phố Sa Đéc; thị xã Hồng Ngự và 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh
Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò).
Địa hình Đồng Tháp khá bằng phẳng theo xu hướng thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông; được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền
(có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười); vùng phía Nam
sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Hệ
thống kênh rạch chằng chịt, đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp, nguồn nước
ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn.
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.682 – 2.005 mm, tập trung vào mùa
mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình 270C, cao nhất 34,30C, thấp nhất
21,80C. Thủy văn chịu tác động bởi 3 yếu tố: nước lũ từ thượng nguồn sông Mê
Kông, mưa nội đồng và thủy triều biển Đông. Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa: mùa
kiệt nước từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
Nền nông nghiệp – nuôi trồng thủy sản phát triển: Với khí hậu ôn hòa, hệ
thống thủy lợi được đầu tư rộng khắp, lại được 2 con sông Tiền và sông Hậu hiền
Trang 30
hòa chảy qua cung cấp nguồn nước ngọt vô tận và lượng phù sa dồi dào nên Đồng
Tháp có nền nông nghiệp rất phát triển. Hiện nay Đồng Tháp đang là vựa lúa lớn
thứ 3 của Việt Nam với diện tích gieo trồng 462.042 ha, sản lượng trên 2,8 triệu tấn.
Ngoài cây lúa, Đồng Tháp còn có trên 38.000 ha diện tích hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày. Nhiều vùng hoa màu ven sông Tiền, sông Hậu đang được xây
dựng thành vùng chuyên canh, cung cấp nông sản phục vụ nhu cầu chế biến xuất
khẩu.
Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ 2 sau cây lúa.
Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, tôm
càng xanh. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 5.285 ha, nông dân tập trung
nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu. Hàng năm cung
cấp cho chế biến xuất khẩu trên 290.000 tấn cá và hàng ngàn tấn tôm càng xanh, với
kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt hàng trăm triệu USD.
Trái cây Đồng Tháp cũng nổi tiếng trong vùng với xoài Cao Lãnh, quýt hồng
Lai Vung, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà (có trái quanh năm) v.v. những loại
cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Trong tổng số 30.000 ha diện
tích cây ăn trái cho sản lượng hơn 150.000 tấn/năm, trong toàn Tỉnh hiện đã có
không ít những vườn cây kiểu mẫu được sản xuất theo hướng chuyên canh, sản
phẩm đạt chất lượng và độ đồng đều cao để tiến tới xây dựng thương hiệu, đáp ứng
yêu cầu xuất khẩu.
Giao thông nội vùng và liên khu vực thuận lợi: Đồng Tháp cũng là tỉnh có
nhiều quốc lộ đi qua địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh có 3.402 km đường giao thông bộ,
sắp tới tuyến đường N2 hoàn thành sẽ đánh thức tiềm năng kinh tế Đồng Tháp
Mười và cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống được xây dựng sẽ kích thích mọi ngành
kinh tế phát triển. Quốc lộ 30, quốc lộ 80, quốc lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ
Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ các tỉnh trong khu vực.
Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cập cửa khẩu,
trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập
Trang 31
trung đầu tư khai thác lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại,
dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên.
Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu góp phần làm cho hệ thống giao thông thủy
của tỉnh trở nên thông suốt. Hai bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ sông
Tiền có khả năng đón tàu có tải trọng lên 5.000 DWT giúp vận chuyển hàng hóa
thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia.
Cơ sở hạ tầng cho công nghiệp được qui hoạch và phát triển đồng bộ: Trên
bước đường công nghiệp hoá cùng cả nước, Đồng Tháp đang tập trung đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
Đồng Tháp đã quy hoạch tổng thể 7 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu công
nghiệp tập trung (Trần Quốc Toản, Sa Đéc, Sông Hậu) với quy mô lớn đảm bảo về
hạ tầng thuận tiện về giao thông cả đường bộ và đường thủy. Tỉnh hiện đang thực
hiện quy hoạch 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 2.000 ha, trong đó có 19
cụm đã được lập quy hoạch chi tiết với diện tích gần 1.000 ha. Các khu công nghiệp
đều có đường điện cao, trung thế và hệ thống nước sạch phục vụ cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
Tài nguyên du lịch phong phú: Thiên nhiên hào phóng, hệ sinh thái ngập
nước đã ban tặng cho Đồng Tháp nhiều nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá.
Trước tiên phải kể đến Vườn quốc gia Tràm Chim, địa danh được nhiều người cả
trong và ngoài nước biết đến. Ðây là mô hình thu nhỏ cảnh quan sinh thái của vùng
Ðồng Tháp Mười và là nơi sinh sống của sếu đầu đỏ - một loài chim quý hiếm được
thế giới bảo vệ... Vườn quốc gia Tràm Chim còn đạt được bảy trong chín tiêu chuẩn
của công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước. Kế đến là khu du lịch sinh thái Gáo
Giồng, đây là một quần thể gần 2.000 ha rừng tràm nơi tập trung hơn 15 loài chim
muông quý hiếm sinh sống, làm tổ và đẻ trứng; cùng với nguồn lợi thủy sản rất
phong phú và đa dạng.
Làng hoa kiểng Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa,
ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”. Làng hoa kiểng Sa
Đéc - một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, rộng gần 300 ha chuyên
Trang 32
trồng hoa và cây cảnh. Du khách có thể thấy, ở đây các loại cây kiểng quí hiếm có
hình dáng đẹp, lạ, tuổi thọ hàng trăm năm. Hoa kiểng Sa Đéc không chỉ mang lại
nguồn kinh tế cao cho địa phương mà còn là nơi thu hút nhiều du khách trong và
ngoài nước đến tham quan. Hoa kiểng truyền thống ở Sa Đéc, một thứ hàng hóa đặc
thù không chỉ hiệu quả về kinh tế mà bao hàm cả giá trị, văn hóa, nghệ thuật, thẩm
mỹ, bảo vệ môi trường sinh thái và làng hoa Sa Đéc đã được lâp dự án xây dựng,
không xa sẽ trở thành một điểm du lịch lý thú mang sắc thái độc đáo riêng của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng Tháp còn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều di tích
văn hóa, lịch sử: Khu di tích Gò Tháp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia với
quần thể gồm 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ
Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ. Đặc biệt, tại đây giới khảo cổ đã
phát hiện được di chỉ văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cách đây khoảng
1.500 năm. Bên cạnh đó, Gò Tháp nằm giữa Đồng Tháp Mười bao la, môi trường
sinh thái còn nhiều hoang sơ và cảnh quang thiên nhiên đẹp. Bộ Văn hóa – Thể
Thao và Du lịch đã phê duyệt dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái tại Gò Tháp, với
các khu vui chơi giải trí, dự án Tháp Sen 10 tầng, ẩm thực; khu bảo tồn và trưng bày
động vật hoang dã vùng Tháp Mười; khu bảo tồn, giới thiệu các di tích lịch sử, tín
ngưỡng; khu sinh thái với nhiều lung sen, rừng tràm và sân chim, câu cá. Khu di
tích xứ ủy Nam Bộ cũng được dự kiến xây dựng, tái hiện lại. Ngoài ra, Lễ hội Gò
Tháp (vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch hàng năm) với các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật và không khí lễ hội mang đậm tính dân gian và in dấu ấn một thời mở cõi đã
trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ thu hút hàng trăm ngàn lượt khách
thập phương đến tham quan, chiêm bái. Đáp ứng được nhu cầu tâm linh của mọi
tầng lớp, du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Gò Tháp là một hình thức du lịch hấp dẫn,
độc đáo và đầy tiềm năng phát triển. Khu di tích Xẻo Quýt - căn cứ kháng chiến
sáng ngời truyền thống cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
vùng đồng bằng ngập lũ, được che phủ bởi rừng tràm nguyên sinh rộng 20 ha với
các di tích tái hiện một giai đoạn lịch sử của Tỉnh ủy Kiến Phong năm xưa.
Trang 33
Khu di tích mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh với diện tích đã được mở rộng gần
11 ha nằm cạnh ngay trong nội ô của thành phố Cao Lãnh là công trình ghi ơn cụ
Nguyễn Sinh Sắc - người đã sinh thành ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam -
chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong khuôn viên khu di tích, làng Hòa An truyền thống xưa
cũng được tái dựng trong khu di tích với con rạch Cái Tôm, vườn cây, hàng dừa,
mận, xoài, cầu tre, đường làng quanh co uốn lượn và đặc biệt là các ngôi nhà kiểu
truyền thống xưa như: nhà chữ Đinh, nhà Bát Dần, nhà Sàn, nhà Nọc Ngựa, di tích
kiến trúc cổ của chùa Kiến An Cung (chùa ông Quách), thăm Gò Quản Cung -
Giồng Thị Ðam, Dinh Ðốc Binh Vàng thờ danh tướng Trần Văn Năng, tham quan.
Hệ thống thương mại - dịch vụ rộng khắpNguồn lao động dồi dào, chất lượng
caoChính quyền luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư
3.1.2 Khái quát về điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Tháp
3.1.2.1 Dân số, số người trong độ tuổi lao động, thu nhập bình quân
Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp đến cuối năm 2014, dân số Đồng Tháp là
1.681.325 người, trong đó ở nông thôn là 1.382.599 người chiếm 82,2%, ở thành thị
là 298.726 người chiếm 17,8%; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng
lao động là 986.885 người, trong đó lao động là nam giới là 527.136 người chiếm
53,4%, lao động nữ là 459.749 người chiếm 46,6%. Thu nhập bình quân một người
một tháng của lao động trong khu vực nhà nước là 2.426 nghìn đồng; trong khu vực
nhà nước do địa phương quản lý là 2.285 nghìn đồng.
3.1.2.2 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2011 -2015
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2011 - 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu 2011 - 2015
1
Tăng trưởng GRDP bình quân (giá
1994)
%/năm từ 13% trở lên
- Khu vực nông - lâm - thủy sản %/năm 6
- Khu vực công nghiệp - xây dựng %/năm 19,5
- Khu vực thương mại - dịch vụ %/năm 15
2 GRDP bình quân đầu người (giá thực tế) USD >1.500
3 Cơ cấu kinh tế (giá thực tế) % 100
Trang 34
TT Chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu 2011 - 2015
- Khu vực nông - lâm - thủy sản % 37
- Khu vực công nghiệp - xây dựng % 30
- Khu vực thương mại - dịch vụ % 33
Nguồn: Văn kiện đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2015 -2020
Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm qua
có mức tăng trưởng trung bình. Nguyên nhân do Đồng Tháp lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu khoảng 80% dân số sống trong khu vực nông thôn nên các chỉ
tiêu về tăng trưởng về các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ
không cao.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG THÁP TRONG NĂM 2014
3.2.1 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng trong năm 2014
3.2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trong năm 2014
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2014
TCTD
Huy
động
vốn
Dư nợ
tín
dụng
Thu
dịch
vụ
ròng
tỷ lệ
nợ xấu
LNTT
Tỷ lệ
DN/HĐV
(Tỷ
đồng)
(Tỷ
đồng)
(Tỷ
đồng)
(%)
(Tỷ
đồng)
(%)
BIDV Đồng Tháp 2.963 3.030 9,5 0,51 30,5 102
Agribank Đồng Tháp 5.806 7.813 20,5 1,22 281 134
Viettinbank Đồng
Tháp
3.785 8.138 15,6 1,67 87,8 215
Viettinbank Sa Đéc 819 1.101 3,9 2,43 8,7 134
Vietcombank Đồng
Tháp
2.010 4.799 7,9 0,66 98,9 238
Sacombank Đồng
Tháp
2.060 1.474 17 0,65 70 71
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm của chi nhánh
Trang 35
Nhận xét:
Huy động vốn năm 2014 của BIDV Đồng Tháp đứng thứ ba chỉ sau Agribank Đồng
Tháp và Viettinbank Đồng Tháp do mạng lưới của BIDV Đồng Tháp chỉ có 3
Phòng Giao dịch Sa Đéc, Tháp Mười và Hồng Ngự không như Agribank mỗi huyện
đều có Phòng Giao dịch.
Bảng 3.5: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp từ năm 2012 - 2014
TT Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực
hiện
2012
Thực hiện
2013
Thực
hiện
2014
Tuyệt đối
(2013/2012)
(%)
Tuyệt đối
(2014/2013)
(%)
I Chỉ tiêu về quy mô
1
Dư nợ tín dụng cuối
kỳ
tỷ đồng 2.128 2.821 3.029 0,32 0,07
2
Dư nợ bán lẻ cuối
kỳ
tỷ đồng 795 907 1.044 0,14 0,15
3
Huy động vốn cuối
kỳ
tỷ đồng 1.989 2.190 2.963 0,10 0,35
4
Huy động vốn cuối
kỳ bán lẻ
tỷ đồng 1.078 1.066 1.277 -0,01 0,19
5 Số lao động cuối kỳ Người 114 115 115
II
Chỉ tiêu về cơ cấu,
chất lượng
6
Tỷ trọng
DNTDH/TDN
% 19 14 14
7 Tỷ lệ nợ xấu % 0,23 2,91 0,51 11,6 -0,82
8 Tỷ lệ nợ nhóm 2 % 0,78 0,69 0,07 -0,09 -0,89
III
Các chỉ tiêu hiệu
quả
9 Chênh lệch thu chi tỷ đồng 76,74 62,8 81,05 -0,18 0,29
10
Lợi nhuận trước
thuế
tỷ đồng 70,96 43,4 30,45 -0,38 -0,29
11
LNTT bình
quân/người
tỷ đồng 0,62 0,38 0,26 -0,38 -0,31
12 Thu dịch vụ ròng tỷ đồng 9,1 9 9,5 -0,01 0,05
Trang 36
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên qua 3 năm từ năm 2012 - 2014 cho thấy rằng
hoạt động tín dụng và huy động vốn đều có sự tăng trưởng trong đó hoạt động tín
dụng năm 2013 so với năm 2012 tăng trưởng là 14%, năm 2013 so với năm 2012
tăng trưởng là 15%. Ngoài ra hoạt động huy động vốn cuối kỳ năm 2013 so với năm
2012 tăng trưởng là 10%, năm 2013 so với năm 2012 tăng trưởng là 35%.
Hình 3.1 Dư nợ cho vay, huy động vốn của BIDV Đồng Tháp từ năm 2012 - 2014
Bảng 3.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Đồng Tháp từ năm 2012 -2014
ĐVT: Tỷ đồng
Cơ cấu nguồn vốn huy động 2012 2013 2014
Tiền gửi tiết kiệm 1.851 2.046 3.063
Tiền gửi thanh toán 137 144 -100
Tổng 1.989 2.190 2.963
Nguồn: Tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
3.2.1.2 Phân tích mạng lưới kênh phân phối
Hiện tại chi nhánh mới có trụ sở chính tại Tp.Cao Lãnh và 3 Phòng Giao dịch
tại Tp.Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và huyện Tháp Mười, tổng cộng có 12 máy ATM.
Trang 37
Phòng Giao dịch Nguyễn Xuân Sắc có thuận lợi hơn các Phòng Giao dịch
khác khi địa bàn hoạt động kinh doanh được mở rộng tại Tp.Sa Đéc (nơi có khu
công nghiệp Sa Đéc), huyện Châu Thành, Lai vung và Lấp Vò. Phòng Giao dịch
Tháp Mười chủ yếu phục vụ khách hàng tại địa bàn huyện Tháp Mười. Phòng Giao
dịch Hồng Ngự chủ yếu phục vụ khách hàng tại địa bàn Tx. Hồng Ngự, huyện Hồng
Ngự. Khách hàng chủ yếu của các phòng giao dịch là bán lẻ, cho vay phát triển
nông nghiệp nông thôn.
3.2.1.3 Phân tích môi trường ngành Ngân hàng trên địa bàn
a) Thực trạng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn
Đến cuối 31/07/2015 trên địa bàn tỉnh có 26 chi nhánh NHTM, 1 Chi nhánh
Ngân hàng chính sách, 2 Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_gui.pdf