U . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU . 1
1.1.1. Sựcần thiết hình thành đề tài : . 1
1.1.2. Căncứ khoahọc và thực ti ễn . 2
1.2.MỤCTIÊU NGHIÊNCỨU . 4
1.2.1. MụcTi êu Chung . 5
1.2.2. MụcTi êuCụThể . 5
1.3. Các giả thuyếtcần kiểm định và câuhỏi nghiêncứu. . 5
1.3.1. GiảThuyết: . 5
1.3.2. Câuhỏi nghiêncứu. 6
1.4. PHẠM VI NGHIÊNCỨU . 6
1.5.LƯỢC KHẢOTÀI LIỆU NGHIÊNCỨU . 8
CHƯƠNG2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . 10
2.1.CƠSỞ LÝ LUẬN . 10
2.1.1. Các khái niệmcơbản: . 10
2.1.2. Sản phẩm dulịch . 11
2.1.3. Cơsở lý thuyết. . 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . 16
2.2.1. Phương pháp chung . 16
2.2.2. Phương pháp thu thậpdữ liệu. . 16
2.2.3. Phương pháp phân tí chsố liệu. . 18
CHƯƠNG3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC LOẠI
HÌNH DULỊCH SINH THÁI-VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ. 27
3.1.TỔNG QUANVỀ TP.CẦNTHƠ. . 27
3.1.1. Vị trí địa lý . 27
3.1.2. Lịchsử hình thànhTp.CầnThơ . 28
3.1.3. Các đi ều kiệnvề kinhtế - xãhội . 29
3.2.TIỀMNĂNG PHÁT TRIỂN DULỊCHCẦN THƠ . 31
3.2.1. Ti ềmnăng dulịchtự nhiên. . 31
3.2.2. Tài Nguyên DuLịch NhânVăn . 32
3.2.3. Cơsở dulịch. . 35
3.2.4. Nhânlực phụcvụ trong dulịch. . 38
3.3. PHÂNTÍCHTHỰCTRẠNG DULỊCHCẦNTHƠ. . 38
3.3.1. Tổnghợp tình hình hoạt động ngành dulịchThành phốCầnThơ . 38
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN CHẤTLƯỢNGCỦA
CÁCSẢN PHẨM DULỊCH SINH THÁI VÀVĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TP.CẦN THƠ. . 47
4.1. PHÂNTÍCH NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁC . 47
SẢN PHẨM DULỊCHTRÊN ĐỊA BÀNTP.CẦNTHƠ. . 47
4.1.1. Phân tí ch nhântố. . 47
4.2. PHÂNTÍCH CÁC NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾNSỰ HÀI LÒNG . 55
CỦA DU KHÁCH KHI ĐI DULỊCHCẦNTHƠ. . 55
CHƯƠNG 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤTLƯỢNGDỊCHVỤ DU
LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DULỊCH THÀNHPHỐCẦN THƠ . 69
5.1.CƠSỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP . 69
5.1.1. Địnhhướng phát tri ển dulịchCầnThơ. . 69
5.1.2. Kết quả nghiêncứu thựctế. . 70
5.1.3. Cáclợi thếcủa dulịchCầnThơ. . 73
5.1.4. Ma trận SWOT . 74
5.1.5. Ý nghĩacủa nâng cao chấtl ượngdị chvụ. . 76
5.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGSẢN PHẨM DULỊCH VÀ
PHÁT TRIỂN DULỊCHCẦNTHƠ. . 76
5.2.1. Nhóm giải pháp ởtầmvĩ mô. . 76
5.2.2. Nhóm giải pháp ởtầm vi mô. . 81
CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 85
6.1.KẾT LUẬN. . 85
6.2.HẠN CHẾCỦA ĐỀTÀI. . 85
6.3. KIẾN NGHỊ . 86
6.3.1. Đối với Tổngcục dulịch. . 86
6.3.2. Đối với Sở dulịchCầnThơ. . 86
6.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố. . 88
6.3.3. Đối với cộng đồng dâncư địa phương. . 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa ở thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáp Đài Truyền hình Việt Nam.
· Đài Phát thanh thành phố Cần Thơ.
· Các đài truyền thanh ở các quận, huyện
d/ Hệ thống tài chính – ngân hàng, bảo hiểm.
Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm đang hoạt động tốt và ngày
càng mở rộng, có khả năng cung ứng đầy đủ cho sự đầu tư và hợp tác quốc tế. Hệ
thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán trong nước và nước ngoài hoạt động hiệu
quả và đồng bộ. Các ngân hàng hiện đang hoạt động gồm có Vietcombank, Ngân
hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Đông Á, Ngân
hàng đầu tư và phát triển BIDV, văn phòng ANZ...; các chi nhánh bảo hiểm
Prudential, Bảo Việt...
3.2.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch.
a/ Hệ thống khách sạn.
Hiện nay, trên địa bàn Tp. Cần Thơ có tất cả 137 khách sạn, 03 nhà nghỉ
và 01 căn hộ kinh doanh du lịch, với tổng số 3388 phòng và 5501 giường. Trong
đó cụ thể như sau:
+ 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao.
+ 80 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch.
+ 35 khách sạn chưa xếp hạng.
Hai khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao là:
+ Khách sạn Victoria (khu bãi cát cồn Cái Khế) với 92 phòng và 125
giường.
+ Khách sạn Golf (02 Hai Bà trưng, Quận Ninh Kiều) với 101 phòng và
202 giường. (Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 37
b/ Doanh nghiệp lữ hành – VP chi nhánh.
Hiện nay TP. Cần Thơ có khoảng 18 công ty hoạt động lữ hành và một
văn phòng chi nhánh Viettravel. Trong đó các đơn vị chủ quản gồm :
- 2 Doanh nghiệp nhà nước
- 1 Doanh nghiệp tư nhân
- 1 công ty đa nghành (Cataco)
- 1 công ty du lịch Cần Thơ
- 13 công ty TNHH
Do đặc thù phát triển chủ yếu du lịch sông nước miệt vườn nên các doanh
nghiệp tập trung phát triển các phương tiện vận chuyển đường thuỷ, còn phương
tiện vận chuyển đường bộ chủ yếu do nhân dân tự trang bị và liên kết với các
doanh nghiệp để khai thác du lịch.
Còn về tàu, đò đưa đón khách hiện nay tuy đảm bảo theo qui định của
ngành giao thông, nhưng hình thức còn chưa đặc trưng, giản đơn và chỉ thực hiện
các tuyến ngắn, chưa có những chiếc thuyền lớn phục vụ du thuyền trên sông.
Hiện nay trên địa bàn TP. Cần Thơ có :
- 38 tàu chở từ 15 - 40 khách (của Trung Tâm Dịch Vụ Lữ Hành Cần Thơ)
- 3 thuyền -1 lớn+2 nhỏ (của VP ĐD Cty Xuyên MeKong )
- 3 Cano+3 thuyền cây (của Công ty Du Lịch Sao Việt )
- 8 thuyền -6 nhỏ+2 lớn (của Du Lịch Lữ Hành-Vận Chuyển Tư Trang)
- 1 du thuyền (của TTDL Lữ Hành CATACO)
- 1 tàu lớn (của Công ty tàu khách du lịch Vinashin)
- 1 thuyền + 2 tàu (30 khách) (của Làng DL Mỹ Khánh)
Ngoài ra còn khoảng trên 200 đò đưa rước của khu du lịch và các hộ kinh
doanh nhỏ lẻ. (Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
c/ Các trung tâm thương mại.
- Metro Hưng Lợi Cần Thơ: QL 91B – P. Hưng Lợi – TP. Cần Thơ.
- Siêu thị Maximark: Số 02 Hùng Vương – TP. Cần Thơ.
- Siêu thị Coop Mark : Số 01 Đại lộ Hòa Bình – TP. Cần Thơ.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 38
- Siêu thị Citimark: Số 51 Nguyễn Trãi – TP. Cần Thơ.
- Trung tâm Thương mại Vinatex: Số 42 Đường 30/4 – TP. Cần Thơ.
- Trung tâm thương mại Cái Khế : Số 1 đường Trần Văn Khéo – Tp. Cần
Thơ.
d/ Khu vui chơi giải trí.
- Công viên nước – P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
- Công viên Lưu Hữu Phước – Đường 30/4 – TP. Cần Thơ.
- Công viên Văn Hóa Miền Tây – Đường CMT8 – TP. Cần Thơ.
- Kayak (Canô kéo) – Khách sạn Victoria tổ chức.
3.2.4. Nhân lực phục vụ trong du lịch.
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Cần Thơ trên 108 cơ sở kinh doanh du
lịch năm 2006, lực lượng lao động là 1.936 người. Số lượng lao động đã qua đào
tạo chuyên ngành du lịch là 454 người (bao gồm cả đại học, cao đẳng, trung cấp
và sơ cấp) chiếm 24%. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên ngành là 1.482
người chiếm tỷ lệ 76%; tuy nhiên, trong số đó, số lao động có trình độ đại học,
cao đẳng ngoài ngành là 231 người, trung cấp là 225 người, sơ cấp 296 người,
còn lại là lao động phổ thông.
Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ còn thấp chỉ chiếm
31,44% trên tổng số và phần lớn chỉ được đào tạo qua các lớp cấp tốc (dưới 1
năm) nên nghiệp vụ còn chưa cao. Vì thế, cũng làm cho chất lượng tour giảm sút
phần nào do hướng dẫn viên không có nghiệp vụ.
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH CẦN THƠ.
3.3.1. Tổng hợp tình hình hoạt động ngành du lịch Thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2005- 2007.
Giai đoạn 2005 – 2007 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển
ngành du lịch Cần Thơ, chính sự tăng trưởng của ngành trong giai đoạn này đã
tạo tiền đề cho các hoạt động vào năm du lịch quốc gia 2008 “Miệt vườn sông
nước Cửu Long”. Theo báo cáo thống kê từ sở Du lịch Tp. Cần Thơ, số lượng du
khách đến thành phố vào năm 2007 đã đạt mức 693.055 (lượt), tăng gấp 2,3 lần
so với năm 2002 và tăng gấp 1,2 lần so với năm 2006. Từ đó kéo theo sự gia tăng
trong doanh thu và lợi nhuận của ngành. Doanh thu năm 2007 đạt 365.090 triệu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 39
đồng, trong khi đó doanh thu năm 2002 và 2006 chỉ lần lượt đạt 133.715(triệu
đồng) và 270.980 (triệu đồng). Sự tăng trưởng mạnh mẽ này có thể được giải
thích từ hai góc độ chủ quan và khách quan:
Trên thực tế, Cần Thơ là điểm đến du lịch nhận được khá nhiều sự ưu đãi
của thiên nhiên. Với đất đai phì nhiêu, màu mỡ, mưa thuận gió hòa và trữ lượng
nước dồi dào đã hình thành nên những vườn cây ăn trái xum xuê, xanh mát và
những cánh đồng lúa bát ngát, trĩu nặng hạt vàng khi đến mùa lúa chín. Từ đây,
hình thành nên loại hình du lịch sinh thái – là một hình thức du lịch đang được
Tổ chức du lịch thế giới đánh giá cao và thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách
hiện nay. Bên cạnh đó, việc xảy ra dịch SAR và khủng hoảng kinh tế, chính trị,
sóng thần ở Thái Lan và một số nước khác trong khu vực đã gây ra tâm lý bất an
cho du khách khi đến các nước này. Chính vì vậy họ đã chọn Việt Nam là điểm
đến mới cho kỳ nghỉ của mình. Không bỏ qua một cơ hội lớn, du lịch Cần Thơ
trong những năm qua đã có bước chuẩn bị kỹ lưỡng để thu hút du khách về tỉnh
nhà. Các công tác quảng bá và đầu tư vốn hoạt động (bao gồm vốn lưu động và
vốn cố định) đã được triển khai một cách bài bản, hợp lý.
3.3.1.1. Tình hình lượt khách.
Dựa vào số liệu thống kê của Sở du lịch Cần Thơ về tình hình lượt khách
qua 3 năm, chúng ta tiến hành phân tích và đánh giá các số liệu thông qua các
biểu bảng sau:
Bảng 4: LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CẦN THƠ CHIA THEO
ĐỐI TƯỢNG KHÁCH.
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng
(Lượt
khách)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(Lượt
khách)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(Lượt
khách)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số lượt khách đến 462.141 100 543.650 100 693.055 100
Khách quốc tế 104.841 22,69 121.221 22,30 155.735 22,47
Khách nội địa 357.300 77,31 422.429 77,70 537.320 77,53
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 40
Bảng 5: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LƯỢNG KHÁCH
ĐẾN CẦN THƠ
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Từ các bảng số liệu trên ta thấy, tổng lượng khách đến Cần Thơ trong giai
đoạn 2005 – 2007 tăng khá đều và khá nhanh. Tuy nhiên tỉ lệ khách quốc tế vẫn
chưa cao và có dấu hiệu chững lại ở hai năm 2006, 2007. Cụ thể, từ 22,69% vào
năm 2005, tỉ lệ khách quốc tế trong cơ cấu khách đã giảm mạnh chỉ còn 22,3%
và sau đó tăng nhẹ trở lại vào năm 2007 (đạt 22,47%).
Năm 2006, khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại cũng chính là lúc các
nước trên thế giới đưa ra khuyến cáo về việc du lịch đến châu Á, nhằm hạn chế
sự lây lan của bệnh dịch. Điều này lý giải cho sự thay đổi trong cơ cấu khách đến
Cần Thơ. Đến năm 2007, sau một năm tích cực phòng chống dịch bệnh, Tp. Cần
Thơ đã có được sự khởi sắc trong việc thu hút khách quốc tế. Bên cạnh đó, trong
những năm gần đây, các doanh nghiệp lữ hành bắt đầu đẩy mạnh các chương
trình quảng bá du lịch ra nước ngoài, đồng thời tích cực tham gia triển lãm tại các
kì hội chợ du lịch quốc tế và ứng dụng thương mại điện tử nên ngày càng nhiều
du khách có điều kiện tiếp cận thông tin về Việt Nam nói chung và về Cần Thơ
nói riêng. Tăng cường công tác quảng bá song song với việc cải thiện chất lượng
sản phẩm du lịch là những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
khách quốc tế đến Cần Thơ năm 2007 đạt 28,47%, cao gần gấp 2 lần so với sự
tăng trưởng của năm 2006 (năm 2006 chỉ tăng trưởng 15,62%).
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006 so với 2005
Chênh lệch
2007 so với 2006
số lượng (%) số lượng (%)
Tổng lượt khách. 462.141 543.650 693.055 81.509 17,63 149.405 27,48
Khách quốc tế 104.841 121.221 155.735 16.380 15,62 34.514 28,47
Khách nội địa 357.300 422.429 537.320 65.129 18,23 114.891 27,20
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 41
Hình 5: BIỂU ĐỒ LƯỢNG KHÁCH ĐẾN TP.CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2005 – 2007
Bảng 6: LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CẦN THƠ PHÂN LOẠI
THEO HOẠT ĐỘNG
Bảng 6a: Tốc độ tăng trưởng về lượt khách trong các hoạt động.
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Chênh lệch
2006 so với 2005
Chênh lệch
2007 so với 2006
Số lượng (%) Số lượng (%)
Tổng số khách 462.141 543.650 693.055 81.509 17,63 149.405 27,48
1. Khách lữ hành 43.477 45.093 53.997 1.616 3,72 8.904 19,75
2. Khách lưu trú 418.664 498.577 639.058 79.913 19,09 140.481 28,18
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Bảng 6b: Cơ cấu khách lữ hành và khách lưu trú trong tổng số khách.
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng
(Lượt khách)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(Lượt
khách)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(Lượt khách)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số lượt khách đến 462.141 100 543.650 100 693.055 100
Khách lữ hành 43.477 9,41 45.093 8,30 53.997 7,80
Khách lưu trú 418.664 90,59 498.577 91,70 639.058 92,20
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Biểu đồ lượng khách
462141
543650
693055
0
200000
400000
600000
800000
2005 2006 2007
năm
lư
ợt
k
há
ch
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 42
Từ bảng kết quả tính toán trên cho thấy sự gia tăng rõ rệt về tỉ lệ khách
lưu trú trong tổng số khách đến Cần Thơ. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng của
khách lữ hành vào năm 2007 chỉ đạt 19,75%, trong khi đó tốc độ này đạt 28,18%
trong khu vực khách có lưu trú. Như vậy, hơn 90% khách đến và sử dụng các
dịch vụ lưu trú tại Cần Thơ chính là một dấu hiệu khả quan để Cần Thơ tiếp tục
phát triển các cơ sở lưu trú và các hoạt động về đêm nhằm giữ khách ở lại lâu
hơn nữa, chi tiêu nhiều hơn nữa.
3.3.1.2. Tổng doanh thu.
Nếu chia doanh thu theo khoản mục các loại hình dịch vụ ta có bảng tổng
hợp và so sánh như sau:
Bảng 7: TỔNG DOANH THU NGÀNH DU LỊCH TP. CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2005 – 2007
ĐV tính: triệu đồng.
Stt Cơ cấu trong Tổng
doanh thu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Chênh lệch
2006 so với 2005
Chênh lệch
2007 so với 2006
Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng doanh thu 231.260 270.980 365.090 39.720 17,18 94.110 34,73
1 Thuê phòng 80.247 95.842 140.175 15.595 19,43 44333 46,26
2 Ăn uống 92.768 104.862 118.560 12.094 13,04 13.698 13,06
3 Mua bán hàng hóa 14.526 19.629 27.253 5.103 35,13 7.624 38,84
4 Các dịch vụ du lịch 24.453 39.701 47.305 15.248 62,36 7.604 19,15
5 Các hoạt động khác 19.266 10.946 31.797 - 8.320 -43,18 20851 190,49
(Nguồn: Sở du lịch Tp. Cần Thơ)
Từ bảng tổng hợp trên, có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng doanh
thu đạt được ở năm 2007 là 34,73%, gấp hơn 2 lần so với năm 2006 (chỉ tăng
trưởng 17,18% so với năm 2005). Trong đó, hai nhóm dịch vụ là “thuê phòng” và
“mua bán hàng hóa” có tốc độ tăng trưởng khá cao, điều này hoàn toàn phù hợp
với sự gia tăng đầu tư vốn cố định và vốn lưu động của ngành. Bên cạnh đó ta
cũng thấy rằng doanh thu trong khu vực “ẩm thực” là cao nhất, chiếm từ 38 –
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 43
40% trong tổng doanh thu. Điều này được lý giải từ góc độ tâm lý du khách,
thông thường khi đi du lịch ngoài việc ăn uống để thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ
bản, người ta còn muốn tìm hiểu văn hóa địa phương thông qua “văn hóa ẩm
thực” của cư dân bản địa. Do đó du khách thường tìm đến các món ăn đặc sản để
có thể vừa thưởng thức món ngon, vừa tìm hiểu về sở thích và lối sống của người
dân địa phương.
Doanh thu được chia theo đối tượng khách như sau:
Bảng 8: DOANH THU CHIA THEO ĐỐI TƯỢNG DU KHÁCH
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng
(Triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(Triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(Triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
Tổng doanh thu
231.260 100 270.980 100 365.090 100
Doanh thu phục vụ
khách quốc tế
63.557 27,48 69.080 25,49 70.271 19,25
Doanh thu phục vụ
khách nội địa
167.703 72,52 201.900 74,51 294.819 80,75
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Doanh thu của ngành du lịch có mối quan hệ mật thiết với lượng du khách
đến thành phố. Như đã phân tích ở phần trên, do khách nội địa chiếm tỉ lệ cao
hơn khách quốc tế trong cơ cấu khách du lịch, cho nên doanh thu mà ngành thu
được từ nhóm khách nội địa luôn chiếm tỉ trọng cao hơn doanh thu ở nhóm
khách quốc tế. Tỉ lệ này không dao động nhiều qua các năm, luôn giữ ở mức tỉ lệ
7:3 hoặc 8:2. Kết quả ở bảng trên cho ta thấy, doanh thu phục vụ khách nội địa
tăng đều qua các năm bởi vì khi thu nhập bình quân của người dân tăng lên thì
chi cho tiêu dùng hàng ngày và giải trí đều tăng lên. Đây chính là điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của tất cả ngành, các lĩnh vực trong đó có ngành du lịch.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 44
Biểu đồ doanh thu
231260
270980
365090
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
2005 2006 2007
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Hình 6: BIỂU ĐỒ DOANH THU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TP.
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2005 – 2007.
3.3.1.3. Tổng vốn hoạt động.
Do được sự quan tâm, khuyến khích phát triển từ Tổng cục du lịch Việt
Nam và Sở du lịch Tp.Cần Thơ, trong năm 2007 vừa qua ngành đã có sự gia tăng
mạnh mẽ về vốn đầu tư, cụ thể như sau:
Bảng 9: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2005 – 2007
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Vốn cố định tăng lên chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân tăng số lượng các
khách sạn - nhà hàng, từ 115 khách sạn vào năm 2006, sang năm 2007 đã có 135
khách sạn đi vào hoạt động trên địa bàn thành phố. Các tổ chức, cá nhân đã mạnh
dạn hơn khi đầu tư vào ngành “công nghiệp không khói” này khi nhận thấy
những tiềm năng to lớn của vùng và của ngành. Đây chính là một trong những
động thái tích cực của thị trường du lịch Cần Thơ nhằm chuẩn bị cơ sở vật chất
cho năm du lịch quốc gia 2008.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006 so với 2005
Chênh lệch
2007 so với 2006
Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng vốn hoạt động. 462.750 545.290 1.028.395 82.540 17,83 483.105 88,60
Vốn cố định 347.000 427.702 865.381 80.702 23,26 437.679 102,33
Vốn lưu động 115.750 108.860 156.638 -6.890 -5,96 47.778 43,89
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 45
(Bảng số liệu trên đây chưa thật sự cân đối do các số liệu về khoản mục Vốn liên
doanh và Vốn khác không được thống kê nên tác giả không đưa vào bài nghiên
cứu)
3.3.1.4. Số ngày lưu trú bình quân.
Dựa vào kết quả thống kê về khách du lịch do các đơn vị lưu trú thực hiện
qua 3 năm (2005, 2006, 2007) ta có các bảng tổng hợp và biểu đồ sau:
Bảng 10: KHÁCH DU LỊCH DO CÁC ĐƠN VỊ LƯU TRÚ THỰC HIỆN.
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số khách
(lượt
khách)
Ngày
khách
(ngày)
Số khách
(lượt
khách)
Ngày
khách
(ngày)
Số khách
(lượt
khách)
Ngày
khách
(ngày)
Tổng số khách 462.141 560.723 543.650 628.996 693.055 850.450
Khách quốc tế 104.841 136.952 121.221 150.242 155.735 198.271
Khách trong
nước
357.300 423.771 422.429 478.754 537.320 652.179
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Bảng 11: NGÀY LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA DU KHÁCH
Đvt: ngày/khách
Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng số 1,21 1,16 1,23
Khách quốc tế 1,31 1,24 1,27
Khách trong nước 1,19 1,13 1,21
(Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)
Ghi chú:
Trên cơ sở lý thuyết kinh tế du lịch, ta có công thức sau:
Tổng ngày khách
Ngày lưu trú bình quân =
Tổng lượt khách
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 46
1.21
1.16
1.23
1.31
1.24
1.27
1.19
1.13
1.21
1
1.05
1.1
1.15
1.2
1.25
1.3
1.35
2005 2006 2007
ngày lưu trú b/q
của du khách
ngày lưu trú b/b
của khách quốc
tế
ngày lưu trú b/q
của khách trong
nước
Nhìn chung khách quốc tế có số ngày lưu trú bình quân cao hơn khách
trong nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với các qui luật trong tâm lý du lịch của
du khách. Khách quốc tế là những người ở xa và có quan điểm về văn hóa khác
biệt khá nhiều so với cư dân bản địa, do vậy nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá
địa phương của họ thường cao hơn những du khách nội địa.
Ngoài ra, ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy, ở năm 2006 số ngày lưu trú
bình quân của du khách nói chung có sự sụt giảm, chỉ còn 1,16 ngày/khách. Như
đã nói ở phần trên, vào năm 2006 tỉ lệ khách quốc tế trong cơ cấu khách đã giảm
mạnh chỉ còn 22,3%. Thêm vào đó là số ngày lưu trú của khách quốc tế thường
cao hơn khách trong nước. Chính hai nguyên nhân này đã kéo theo hệ quả là sự
suy giảm của ngày lưu trú bình quân vào năm 2006.
Nếu xét trên phương diện tổng thể thì số ngày lưu trú trung bình của du
khách đến Cần Thơ còn khá thấp (dưới 1,5 ngày), bởi lẽ hiện nay Cần Thơ chưa
có các khu vui chơi giải trí tầm cỡ lớn, có khả năng phục vụ một lượng lớn du
khách. Đặc biệt là các hoạt động về đêm của thành phố còn rất hạn chế, chưa
kích thích khả năng chi tiêu tại điểm của khách. Bên cạnh đó, với thói quen đi
ngủ sớm của người dân Nam Bộ đã phần nào hạn chế việc vui chơi của khách khi
đi du lịch đến Cần Thơ. Chính vì thế, trong thời gian tới chúng ta cần phải có
những thay đổi tích cực nhằm kéo dài ngày lưu trú của khách, có như vậy mới
tạo cho du khách cơ hội “được chi tiền” và thỏa mãn các nhu cầu giải trí, khám
phá của mình.
Hình 7: BIỂU ĐỒ SỐ NGÀY LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA DU KHÁCH.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 47
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA
CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI VÀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA
BÀN TP.CẦN THƠ.
4.1. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁC
SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ.
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận: Du lịch là một ngành kinh tế dịch
vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật
thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng. Do vậy nó
cũng mang những đặc tính chung của dịch vụ. Chính vì thế, trước hết chúng ta
cần tìm hiểu và xem xét các nhóm yếu tố cấu thành “chất lượng dịch vụ du lịch”,
hay nói cách khác, chúng ta cần phải xác định một số tiêu thức cơ bản để có thể
dựa vào đó mà tiến hành đánh giá chất lượng của các dịch vụ trong du lịch.
Công việc phân tích được thực hiện qua các bước như sau:
4.1.1. Phân tích nhân tố.
4.1.1.1. Xây dựng ma trận tương quan.
Ma trận tương quan được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu của 100 mẫu
quan sát được khảo sát thông qua bảng câu hỏi (phụ lục 3), với 13 biến như sau:
X1: Thắng cảnh tự nhiên
X2: Điều kiện an ninh
X3: An toàn vệ sinh thực phẩm
X4: Sự đa dạng của các hoạt động vui chơi, giải trí.
X 5: Tính liên kết giữa các điểm du lịch.
X6: Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy.
X7: Hệ thống thông tin liên lạc.
X8: Sự thân thiện của người địa phương.
X9: Hàng lưu niệm/sản vật địa phương.
X10: Sự đa dạng của hệ thống khách sạn-nhà hàng.
X11: Hướng dẫn viên.
X12: Phong cách phục vụ của nhân viên.
X13: Sự đa dạng và phong phú của các món ăn.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 48
Bảng 12:MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN
(Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp)
(kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5)
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11 X12 X13
Thắng cảnh tự nhiên (X1)
1.000 .240 .361 .097 .025 .029 .117 .115 -.057 .171 .199 .067 .100
Điều kiện an ninh (X2)
1.000 .514 .145 -.176 .213 .287 .114 .095 .154 .199 .199 .169
An toàn vệ sinh thực phẩm (X3)
1.000 .176 -.048 .250 .287 .204 .070 .157 .220 .208 .162
Sự đa dạng của các hoạt động vui
chơi, giải trí (X4) 1.000 .185 .158 .274 .107 .274 .476 .254 .377 .546
Tính liên kết giữa các điểm du lịch
(X5) 1.000 .374 .137 .179 .261 -.120 .317 .169 .083
Hệ thống giao thông đường bộ, đường
thủy (X6) 1.000 .394 .147 .178 .255 .469 .335 .178
Hệ thống thông tin liên lạc
(X7) 1.000 .218 .151 .273 .349 .361 .253
Sự thân thiện của người địa phương
(X8) 1.000 .174 .170 .202 .351 .232
Hàng lưu niệm/sản vật địa phương
(X9) 1.000 .113 .358 .359 .415
Sự đa dạng của hệ thống khách sạn-
nhà hàng (X10) 1.000 .216 .373 .387
Hướng dẫn viên
(X11) 1.000 .636 .247
Phong cách phục vụ của nhân viên
(X12) 1.000 .360
Sự đa dạng và phong phú của các món
ăn (X13) 1.000
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 49
Do tính chất đối xứng của bảng ma trận tương quan nên khi phân tích chúng
ta chỉ cần quan sát nửa phía trên hoặc phía dưới của đường chéo. Bảng 10 ở trên cho
thấy sự tương quan của các số liệu thu thập được. Dễ dàng nhận thấy biến X3 (An
toàn vệ sinh thực phẩm) có tương quan với các biến X2 (Điều kiện an ninh) và X1
(Thắng cảnh tự nhiên). Chúng ta hi vọng các biến này có tương quan chặt chẽ với
nhau, và như vậy sẽ tương quan chặt với cùng một hay nhiều nhân tố. Tương tự vậy,
ta cũng có thể thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa biến X4 (Sự đa dạng của các hoạt
động vui chơi, giải trí) với các biến X9 (Hàng lưu niệm/sản vật địa phương) – X10
(Sự đa dạng của hệ thống khách sạn-nhà hàng) – X13(Sự đa dạng và phong phú của
các món ăn). Mối tương quan giữa các biến X5 (Tính liên kết giữa các điểm du lịch)
– X6 (Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy) – X11(Hướng dẫn viên) – X12
(Phong cách phục vụ của nhân viên) cũng được thể hiện qua bảng ma trận trên. Như
vậy, ta có thể dự đoán sự tồn tại của 3-4 nhân tố. Với mỗi nhân tố chính là tập hợp
của một hoặc nhiều hơn một biến có mối tương quan với nhau.
Mặt khác, ta có thể kiểm định thêm một lần nữa về mối tương quan giữa các
biến, thông qua phương pháp kiểm định KMO and Bartlett’s với các giả thuyết
như sau:
H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể.
H1: các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.
Với giá trị kiểm định Sig. = 0,00 < a = 0,05 (trong Bảng 1a-kiểm định KMO
&Bartlett’s Test ở phụ lục 1) cho phép ta bác bỏ giả thuyết H0, đồng thời chấp nhận
giả thuyết H1.
Kết hợp với ma trận tương quan cho ta kết luận: phương pháp phân tích nhân
tố là phương pháp phù hợp để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, từ đó làm cơ sở cho việc
tiến hành một phân tích đa biến tiếp theo mà cụ thể là phép phân tích hồi qui đa
biến.
4.1.1.2. Xác định số lượng nhân tố.
Để tóm tắt các thông tin chứa đựng trong các biến gốc, chúng ta cần rút ra
một số lượng các nhân tố ít hơn số biến. Trên thực tế nghiên cứu, có tất cả 5 phương
pháp nhằm xác định số lượng nhân tố như: xác định từ trước; dựa vào Eigenvalue;
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng SVTH: Hoàng Thị Hồng Lộc 50
biểu đồ dốc; phần trăm biến thiên giải thích được; kiểm định mức ý nghĩa. Tuy
nhiên trong số đó, phương pháp dựa vào Eigenvalue là phương pháp khá đơn giản
và phổ biến. Trong phương pháp này chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue lớn
hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho
lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn
1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa
mỗi biến gốc có phương sai là 1.
Bảng 13:KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LƯỢNG NHÂN TỐ
Component
Statistics
Communalities
Eigenvalues
Total % of Variance Cumulative %
(1) (2) (3) (4) (5)
Thắng cảnh tự nhiên (X1) 1,000 3,837 29,513 29,513
Điều kiện an ninh (X2) 1,000 1,676 12,896 42,409
An toàn vệ sinh thực phẩm (X3) 1,000 1,372 10,553 52,962
Sự đa dạng của các hoạt động vui
chơi, giải trí (X4)
1,000 0,966 7,431 60,393
Tính liên kết giữa các điểm du lịch
(X5)
1,000 0,917 7,051 67,444
Hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy (X6)
1,000 0,885 6,804 74,248
Hệ thống thông tin liên lạc (X7)
1,000 0,782 6,016 80,264
Sự thân thiện của người địa
phương (X8)
1,000 0,602 4,633 84,897
Hàng lưu niệm/sản vật địa phương
(X9)
1,000 0,544 4,183 89,081
Sự đa dạng của hệ thống khách
sạn-nhà hàng (X10)
1,000 0,453 3,487 92,568
Hướng dẫn viên (X11)
1,000 0,433 3,331 95,899
Phong cách phục vụ của nhân viên
(X12)
1,000 0,278 2,141 98,040
Sự đa dạng và phong phú của các
món ăn (X13)
1,000 0,255 1,960 100,000
(Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa ở tp Cần thơ.pdf