Luận văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm mục đích giảm nghèo của đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Đak Nông

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1 

1 Đặt vấn đề. 1 

2. Mục tiêu nghiên cứu . 3 

2.1 Mục tiêu tổng thể .3 

2.2 Mục tiêu cụthể .3 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

4.Phương pháp nghiên cứu khoa học .5

4.1 Phương pháp tiếp cận tài liệu . .5

4.2 Phương pháp tiếp cận đối tượng .5 

4.3 Phương pháp phân tích . 5 

5. Điểm mới của đềtài.5 

6. Kết cấu của luận văn.6 

CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM 7 

1.1 Các mô hình lý thuyết.7 

1.1.1 Lý thuyết vềnghèo đói 7 

1.1.2 Lý thuyết thịtrường tín dụng nông thôn 10 

1.2 Kinh nghiệm vềsựthành công của tín dụng người nghèo trên thếgiới và thực

tiễn ởViệt Nam .12 

1.2.1 Trên thếgiới 12 

1.2.2 ỞViệt Nam .13 

1.3 Mô hình nghiên cứu.14 

1.4 Các bước nghiên cứu .15 

1.4.1 Nghiên cứu sơbộ 15 

1.4.2 Nghiên cứu chính thức .17 

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU .20 

2.1 Đặc điểm người dân và thực trạng tiếp cận nguồn vốn .20 

2.1.1 Thông tin nhận dạng các hộdân .20 

2.1.2 Thông tin tình hình tín dụng của các hộdân .23 

2.1.3 Các thông tin kinh tế .29 

2.1.4 Những trởngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộdân .37 

2.2 Phân tích và kiểm định mô hình lý thuyết, phân tích nhân tốtác động đến khả

năng tiếp cận nguồn vốn của hộdân .54 

2.2.1 Giới thiệu mô hình 54 

2.2.2 Kiểm định mô hình 57

2.2.3 Nhận xét từkết quảmô hình 58

2.2.4 Kiểm định mối quan hệgiữa các nhân tốtác động đến khảnăng vay vốn của người dân .60

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢNĂNG TIẾP CẬN TD.65 

3.1 Giải pháp trực tiếp .65 

3.2 Giải pháp hỗtrợ.67 

KẾT LUẬN . .70 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 

PHỤLỤC .74

Phụlục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn .74

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm mục đích giảm nghèo của đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Đak Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm phù hợp với các loại đất trên. Tuy nhiên thực tế cho thấy diện tích đất rẫy, đất trồng cây công nghiệp của người dân không quá cao, vì thế dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng ở mức vừa phải. Vì vậy, bên cạnh nguồn vốn tự có của gia đình thì sự hỗ trợ vốn từ các tổ chức tài chính của địa phương là không thể thiếu nhưng quy mô vốn hỗ trợ không ở mức cao, điều này phù hợp với 6 Đơn vị diện tích đất (1 sào = 500 m2) - 31 - những phân tích của tác giả trên đây về số tiền vay vốn của mỗi hộ dân qua mỗi lần tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Từ thực trạng sản xuất nông nghiệp của người dân, tác giả có thể khẳng định tính khả thi của việc cung cấp tín dụng cho người dân địa phương là rất cao. Tuy nhiên, quá trình cung tín dụng cần quan tâm đến chu trình, vòng quay và tính mùa vụ của các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp của người dân để có các thời hạn cho vay thích hợp để việc cung tín dụng sẽ có tính thiết thực và hiệu quả hơn nhằm giúp cho người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Bảng 14: Diện tích rẫy, lúa và diện tích cây công nghiệp Diện tích rẫy Diện tích lúa Diện tích cây công nghiệp Trung bình 13,2957 2,0192 9,2118 Trung vị 11,0000 2,0000 10,0000 Mode 10,00 2,00 10,00 Độ lệch chuẩn 5,84980 1,08149 3,82485 Giá trị nhỏ nhất 2,00 1,00 1,00 Giá trị lớn nhất 30,00 5,00 20,00 30 10,0000 1,0500 7,0000Bách phân vị 70 15,0000 2,0000 10,0000 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 – 2008 Đánh giá về đời sống của người dân phần đông số hộ được khảo sát có đời sống từ trung bình trở xuống ( 92% 7), trong đó 33% có đời sống ở mức nghèo và 59% có đời sống ở mức trung bình. Kết quả này không có sự chênh lệch nhiều so với cách đánh giá của các điều tra viên. Qua kết quả kiểm định với mức ý nghĩa α=10%, cho thấy hai cách đánh giá này hoàn toàn có sự tương quan thuận với nhau khá chặt chẽ8. Theo đó kết quả kiểm định về trị số giữa hai cách đánh giá cho thấy hai cách đánh giá này hoàn toàn trùng khớp với nhau về nhận định. Điều này có thể khẳng định phần đông người dân ở đây có mức sống ở mức trung bình. 7 Theo kết quả tự đánh giá của người dân 8 Hệ số tương quan giữa hai cách đánh giá là 0,7 và giá trị sig = 0%. - 32 - Bảng 15: Sự khác biệt đánh giá đời sống của người dân giữa điều tra viên đánh giá so với người dân Pair 1 Đánh giá đời sống- Điều tra viên đánh giá đời sống Trung bình -,005 Độ lệch chuẩn ,491 Sai số chuẩn ,036 Giới hạn dưới -,064 Kiểm định khác biệt giá trị trung bình 90% Khoảng tin cậy Giới hạn trên ,054 T -,149 Df 187 Sig, (2-tailed) ,882 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12-2008 Kết quả nghiên cứu những nguyên nhân tạo nên mức sống thấp của người dân có thể là: do trình độ học vấn của người dân đa số còn ở mức thấp, do diện tích đất sản xuất còn ít, do khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn nhiều hạn chế nên thiếu đầu tư vào sản xuất… Nguyên nhân đầu tiên được tác giả nghiên cứu là mối quan hệ giữa đời sống và trình độ học vấn của người dân. Có một mối tương quan chặt chẽ giữa hai nhân tố này. Bằng kiểm định Gamma9, mức ý nghĩa α=10% và giá trị sig từ phần mềm SPSS tính được cho thấy sig=0%. Vì thế nhận định về mối quan hệ này được xác định trình độ học vấn thấp là một trong những nguyên nhân làm đời sống của những người dân ở đây thấp. Giá trị kiểm định từ kết quả tính toán cho thấy chỉ số mối quan hệ giữa hai nhân tố này là 0,54, có nghĩa là giữa hai nhân tố này có mối quan hệ thuận với nhau. 9 Kiểm định cho hai biến định tính dạng ordinal (thứ bậc) - 33 - Bảng 16: Kỉểm định mối liên hệ giữa đời sống và trình độ học vấn Value Asymp, Std, Errora Approx, Tb Approx, Sig, Ordinal by Ordinal Gamma ,540 ,108 4,262 ,000 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12-2008 Nguyên nhân thứ hai là mối quan hệ giữa đời sống và diện tích đất sản xuất (chỉ kiểm định đất rẫy và đất trồng cây công nghiệp). Bằng những kiểm định tương tự như trên, kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa hai nhân tố này cho kết quả sig = 0%, giá trị mối quan hệ 0,53810 điều này cho thấy giữa hai nhân tố này cũng có mối tương quan thuận với nhau. Tuy nhiên, với mối tương quan giữa đời sống và đất trồng cây công nghiệp kết quả cũng cho những nhận định tương tự, nhưng xét về mức độ chặt chẽ đất rẫy có mối quan hệ cao hơn so với đất trồn cây công nghiệp trong việc tác động đến đời sống của người dân (0,41 < 0,538). Bảng 17: Kiệm định mối liên hệ giữa đời sống và diện tích rẫy Value Asymp, Std, Errora Approx, Tb Approx, Sig, Ordinal by Ordinal Gamma ,538 ,073 6,560 ,000 Phiếu hợp lệ 186 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12-2008 Bảng 18: Kiểm định mối liên hệ giữa đời sống và diện tích cây công nghiệp Value Asymp, Std, Errora Approx, Tb Approx, Sig, Ordinal by Ordinal Gamma ,411 ,080 4,674 ,000 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12-2008 Nguyên nhân thứ ba ảnh hưởng đến mức sống của người dân là do tác động của nhân tố khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Trong một xã hội mà nền kinh tế ngày càng theo xu hướng mở, mối quan hệ giữa người nông dân và các tổ chức tài chính, tín dụng, các nhà doanh nghiệp và nhà nước ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc biệt đối với Việt Nam, một nền kinh tế với 10 Của chỉ số mối quan hệ giữa đời sống và đất rẫy - 34 - hơn 73%11 là nông dân thì mối quan hệ này ngày càng trở nên mở rộng và chặt chẽ hơn. Vì thế, tác giả cũng kỳ vọng rằng mối quan hệ tín dụng giữa người dân và các tổ chức tín dụng cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến đời sống của người nông dân. Kết quả khảo sát và kiểm định cho thấy mối quan hệ giữa đời sống người dân với khả năng tiếp cận tín dụng của họ chưa được rõ ràng12. Vì vậy, những giả thiết được nêu ra trong trường hợp này có thể theo hai xu hướng sau: (1) thực sự giữa hai nhân tố này không có mối quan hệ với nhau, nghĩa là người nông dân dù có tiếp cận nguồn vốn hay không để cải thiện khả năng và hiệu quả sản xuất đều không ảnh hưởng đến đời sống của chính họ hoặc/và (2) do mức độ hội nhập vào nền kinh tế của người dân còn thấp nên mối quan hệ giữa hai nhân tố này chưa rõ ràng, có thể có những nguyên nhân giải thích cho trường hợp này như: do người nông dân chưa quen với việc vay tiền từ các ngân hàng để phục vụ cho quá trình sản xuất, do phong tục sản xuất nông nghiệp còn quen với cách làm truyền thống, do sự không thống nhất giữa những thành viên trong gia đình về quan điểm vay vốn phục vụ cho sản xuất, do năng lực tiếp cận vốn còn hạn chế do những trở ngại từ phía ngân hàng và một nguyên nhân lớn nữa là do thiếu sự quan tâm của các ngân hàng, các tổ chức chính trị xã hội. Bảng 19: Kiểm định mối quan hệ giữa đời sống và nhu cầu vay vốn Value Approx, Sig, Phi ,104 ,360 Cramer's V ,104 ,360 Nominal by Nominal Contingency Coefficient ,104 ,360 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12-2008 Với hai giả thiết trên, tác giả cho rằng giả thiết ban đầu không có khả năng xảy ra vì với nguồn vốn gia tăng năng lực sản xuất của người dân sẽ tốt hơn, vì thế khả năng cải thiện cuộc sống sẽ gia tăng. Trong khi đó với những hạn chế 11 Theo kết quả thống kê 2008 của Tổng cục thống kê 12 Kiểm đinh Cramer’V=0,11 với sig = 31,7%. - 35 - nhất định và tồn tại những nguyên nhân khách quan khác nên giả thiết thứ hai được tác giả quan tâm và cho đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, làm giảm tính hiệu quả trong sản xuất và khả năng cải thiện đời sống của họ. Vì thế, những nguyên nhân này sẽ được tác giả phân tích rõ ở phần tiếp theo. Bảng 20: Kiểm định mối quan hệ giữa đời sống và đã từng vay vốn Value Approx, Sig, Phi ,111 ,317 Cramer's V ,111 ,317 Nominal by Nominal Contingency Coefficient ,110 ,317 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 12-2008 Những phân tích trên cho thấy có thể tóm lược thành những điểm chính như sau: - Trình độ học vấn của người dân ở đây khá thấp, chỉ mới dừng lại ở mức phổ cập giáo dục theo chương trình của Chính phủ đưa ra đến năm 2010, hầu hết người dân đều có trình độ học vấn ở bậc tiểu học và xét theo giới tính thì không có sự khác biệt nhiều về trình độ học vấn theo giới tính. - Người dân địa phương có độ tuổi còn khá trẻ (bình quân từ 37 đến 39 tuổi), là độ tuổi có khả năng lao động cao, vì vậy việc quan tâm giải quyết việc làm của người dân là một vấn đề cần được các cấp chính quyền quan tâm nhiều hơn. - Hoạt động nghề của người dân ở địa phương hầu hết chỉ đơn thuần là những hoạt động mang tính truyền thống, kinh nghiệm và các ngành nghề còn rất nghèo nàn, những người đã được đào tạo nghề hầu như không có điều kiện hành nghề. - Nhu cầu vốn của dân cư là rất lớn, 99,5% người dân cho rằng đang có nhu cầu vốn lớn cho sản xuất nông nghiệp nhưng nguồn vốn đến với người dân còn mang tính nhỏ giọt. Trong số những người có nhu cầu về vốn, 41,2% số hộ đã từng tiếp cận được nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp. Đánh giá về khả - 36 - năng tiếp cận vốn trong những lần tiếp theo đối với những người đã từng vay vốn kết quả phân tích cho thấy 41,2% những người đã từng vay vốn hiện đang chỉ mới tiếp cận vốn lần đầu, 30,6% là những người đã vay vốn lần 2 và 22,% là những người đã vay vốn lần 3. Tác giả đưa ra nhận định rằng nếu người nông dân đã từng có quan hệ vay vốn thì việc tiếp cận nguồn vốn trong những lần tiếp theo có thể được thực hiện dễ dàng hơn đối với họ. + Xét về khả năng tiếp cận nguồn vốn theo giới tính, nam giới là những người có sự chủ động và mạnh dạn hơn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, nhưng phụ nữ là những người có vai trò quan trọng với kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay. Vì thế cần có sự kết hợp giữa vợ và chồng của một hộ gia đình trong quá trình vay vốn tín dụng. + Ở những địa phương mà người dân có trình độ học vấn thấp có tỷ lệ người dân đã từng vay vốn ở mức cao hơn những địa phương còn lại. + Số vốn vay của người dân phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có thể được xem là không lớn, bình quân là 14,3 triệu đồng dến 17,4 triệu đồng/ hộ và lượng vốn vay không có sự khác biệt giữa người tiếp cận là nam hay nữ. - Xét về diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, lớn nhất là diện tích đất rẫy và 100% các hộ có đất rẫy (bình quân 13,3 sào/hộ), thứ hai là diện tích cây công nghiệp ( 9,2 sào/hộ) và ít nhất là diện tích lúa (02 sào/hộ). - Đánh giá về đời sống, phần đông người dân (92% ) có đời sống từ trung bình trở xuống, trong đó 33% ở mức nghèo và 59% ở mức trung bình. Nguyên nhân: (i) trình độ học vấn thấp, (ii) diện tích đất sản xuất đang sở hữu ít, (iii) nguồn vốn sản xuất thấp và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu về thực trạng đời sống, sản xuất và khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân cho thấy có nhiều mâu thuẫn trong nhận thức của người dân so với thực tế của họ. Tuy nhiên qua nghiên cứu cũng đã cho thấy người nông dân tại địa phương đã và đang có sự chuyển mình trong nhận thức về khả năng tự vận động của họ để phát triển sản xuất hàng hóa, tìm kiếm thị trường - 37 - tiêu thụ sản phẩm, quan tâm tiếp cận vốn tín dụng để nâng cao đời sống. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp có những chính sách, giải pháp tác động thuận tiện để hướng người dân tới những phương án sản xuất mới có hiệu quả hơn. Với những phân tích trên, chúng ta có được phác họa cơ bản về những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất, đời sống nói chung và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng nói riêng của đồng bào dân tộc M’Nông tỉnh Đak Nông. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần đánh giá một cách tổng quát những nhân tố này, gắn kết chúng lại với nhau một cách có hệ thống và làm rõ những nhân tố cũng như mức tác động của nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người nông dân tại địa phương. 2.1.4. Những trở ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ dân Đánh giá về những trở ngại của các hộ gia đình trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất tác tập trung vào các nhân tố chính như: (1) những trở ngại từ phong tục tập quán của người dân, (2) những trở ngại từ năng lực tiếp cận nguồn vốn như: tài sản thế chấp, khả năng lập kế hoạch theo yêu cầu của ngân hàng, (3) những trở ngại phía các ngân hàng, (4) Sự hỗ trợ từ phía các tổ chức xã hội và (5) Sự phối hợp giữa ngân hàng và các cơ quan nhà nước. 2.1.4.1. Những trở ngại từ phong tục, tập quán Về nhân tố phong tục tập quán người dân cản trở họ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tác giả đưa ra nhiều giả thiết cho rằng: (i) sản xuất nương rẫy không cần vay vốn, (ii) do người dân sản xuất nương rẫy chủ yếu chỉ dựa vào cộng đồng, (iii) người dân không quen, ngại vay vốn và (iv) do vợ chồng không thống nhất nhau. Khảo sát những giả thiết trên ở các hộ dân cho các kết quả như sau: Với giả thiết cho rằng sản xuất nương rẫy không cần vay vốn có 86,2% người dân không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý với giả thiết. Điều này - 38 - cho thấy trong thực tế người dân đã có nhận thức về sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vào quá trình sản xuất của mình. Số lượng không có ý kiến và đồng ý với giả thiết trên chiếm một tỷ lệ rất thấp cho thấy số hộ dân vẫn còn trung thành với hình thái sản xuất cũ vẫn tồn tại nhưng rất ít. Với kết quả này, các ngân hàng hoàn toàn có thể mở rộng thị trường cho vay tín dụng đối với người nông dân tại địa phương. Bảng 21: Thái độ người dân với quan điểm cho rằng sản xuất nương rẫy không cần vay vốn Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 73 38,8 38,8 38,8 Không đồng ý 89 47,3 47,3 86,2 Không có ý kiến 5 2,7 2,7 88,8 Đồng ý 21 11,2 11,2 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008 Với giả thiết cho rằng sản xuất nương rẫy không cần vay vốn mà hoàn toàn dựa vào cộng đồng thì hầu hết các hộ dân đều không đồng ý với giả thiết này. Trong trường hợp này, quan điểm của các hộ dân là trong quá trình sản xuất của mình, đặc biệt là đối với sản xuất nương rẫy đều có tính độc lập nhất định giữa các hộ dân cư. Đa số các hộ dân muốn thể hiện sự chủ động trong quá trình sản xuất, không muốn kết quả sản xuất của mình phụ thuộc vào những hộ dân khác. Điều này cũng cho thấy có sự thay đổi trong quan niệm của người dân trong quá trình sản xuất, sự chủ động này hình thành nên những nhu cầu cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy người dân có những nhu cầu nhất định đối với sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính, ngân hàng. - 39 - Bảng 22: Thống kê thái độ người dân với quan điểm SX nương rẫy dựa vào cộng đồng Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 59 31,4 31,4 31,4 Không đồng ý 102 54,3 54,3 85,6 Không có ý kiến 4 2,1 2,1 87,8 Đồng ý 22 11,7 11,7 99,5 Hoàn toàn đồng ý 1 ,5 ,5 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 – 2008 Đối với quan điểm cho rằng trong sản xuất nương rẫy, người dân phải dựa vào cộng đồng, 85,6% số người được khảo sát không đồng ý đối với quan điểm này. Như vậy, hầu hết người dân đều cho rằng sản xuất nương rẫy là quá trình được tiến hành tùy theo quan điểm và kinh nghiệm của người dân. Mỗi người dân thực hiện theo những phương cách riêng và như vậy là sự tự phát trong sản xuất nương rẫy đang được hầu hết người nông dân lựa chọn cho quá trình sản xuất của mình. Đối với giả thiết cho rằng người dân chưa quen với hình thức vay vốn từ ngân hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp có đến 79% hộ dân cho không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý. Điều này cho thấy người dân đã hình thành nên những mong muốn, nhu cầu được vay vốn cho sản xuất nông nghiệp và tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các tổ chức ngân hàng đối với các hộ dân không còn là một trở ngại lớn. Như vậy vấn đề ở đây là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần có những chính sách, biện pháp phù hợp tạo điều kiện cho người nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất. Bảng 23: Thái độ người dân với quan điểm cho rằng người dân không quen – ngại vay vốn Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 58 30,9 30,9 30,9 Không đồng ý 91 48,4 48,4 79,3 Không có ý kiến 10 5,3 5,3 84,6 Đồng ý 28 14,9 14,9 99,5 Hoàn toàn đồng ý 1 ,5 ,5 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008 - 40 - Một trở ngại khác cũng được quan tâm, đó là giả thiết cho rằng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn nếu chỉ riêng một người hoặc vợ, hoặc chồng đồng ý, người còn lại không đồng ý thì quá trình tiếp cận nguồn vốn cũng sẽ gặp trở ngại. Kết quả khảo sát cho thấy 83% các hộ dân không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý với giả thiết này, nghĩa là trong quá trình tiếp cận nguồn vốn hoặc là sự không thống nhất này không là trở ngại đối với các hộ gia đình hoặc là vợ chồng luôn thống nhất trong quá trình vay vốn. Nói cách khác, theo các hộ dân trong việc vay vốn thì sự thống nhất giữa vợ và chồng không là trở ngại lớn. Bảng 24: Thái độ người dân với quan điểm cho rằng vợ chồng không thống nhất trong vay vốn Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 57 30,3 30,3 30,3 Không đồng ý 99 52,7 52,7 83,0 Không có ý kiến 12 6,4 6,4 89,4 Đồng ý 19 10,1 10,1 99,5 Hoàn toàn đồng ý 1 ,5 ,5 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 – 2008 Như vậy, đối với những trở ngại từ phong tục tập quán hầu hết người dân đều cho rằng sản xuất nương rẫy đều cần phải vay vốn đề phục vụ cho quá trình sản xuất, để cải tiến quá trình sản xuất nương rẫy. Tuy nhiên, một vấn đề quan tâm là người dân chưa nhận thức được sự hợp tác lẫn nhau giữa các hộ dân trong quá trình sản xuất. Hầu hết mọi người dân đều cho rằng nhu cầu vốn chỉ để phục vụ sản xuất tự phát theo phong cách riêng của mỗi hộ gia đình. 2.1.4.2. Trở ngại từ năng lực tiếp cận vốn tín dụng của các hộ dân Đặc điểm chung của các hộ nông dân ở các địa phương khảo sát nói chung là trình độ học vấn thấp, tập quán sản xuất còn nặng về tính truyền thống, nên khi tiếp cận với những chính sách, quy định mới của Nhà nước và yêu cầu của các ngân hàng thì các hộ nông dân nói chung hoàn toàn thiếu các kỹ năng cơ bản để có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, đây chính là các trở ngại lớn của - 41 - các hộ dân và là nguyên nhân chính làm cho năng lực tiếp cận vốn tín dụng của các hộ dân bị hạn chế. Những kỹ năng hạn chế có thể được nêu ra như: (i) không biết lập kế hoạch sử dụng vốn, (ii) quản lý vốn không hiệu quả, (iii) có nhu cầu về vốn nhưng chưa chủ động tìm nguồn vốn; bên cạnh đó một nguyên nhân nữa cũng có thể làm cho năng lực tiếp cận vốn của người dân bị hạn chế là do (iv) điều kiện đi lại khó khăn. Với trình độ dân trí thấp, điều kiện để vay vốn là người đi vay (nông dân) phải biết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đây là yêu cầu mà người nông dân nói chung rất khó thực hiện. Với giả thiết này, kết quả khảo sát cho thấy những kỳ vọng của tác giả lại đi ngược lại so với kết quả khảo sát, có đến 63,8% người dân được phỏng vấn cho rằng không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng người dân không biết lập kế hoạch là trở ngại chính đến quá trình tiếp cận vốn tín dụng. Điều này có thể dẫn đến những giả thiết sau: (i) người dân đã có lập kế hoạch trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với công việc sản xuất nương rẫy, cây công nghiệp nhưng những kế hoạch này là những tính toán sơ bộ về thời gian sản xuất, chi phí chăm sóc cho cây trồng, vật nuôi và những lợi nhuận kỳ vọng, mong muốn đạt được. Tuy nhiên, có thể những kế hoạch này chưa được xây dựng một cách bài bản, cụ thể theo yêu cầu của ngân hàng. Vì thế, có thể nói đây là một trở ngại của người dân trong quá trình tiếp cận vốn, (ii) thực tế người dân có thể lập kế hoạch tốt theo yêu cầu của ngân hàng. Với hai giả thiết trên so với thực tế của người dân tại địa phương, có thể nói giả thiết (i) có sự phù hợp hơn so với năng lực và trình độ của người dân. Như vậy theo giả thiết này các ngân hàng cần tạo đội ngũ nhân viên tín dụng hướng dẫn cụ thể để người dân lập kế hoạch sử dụng vốn tín dụng theo những biểu mẫu đơn giản, rõ ràng nhằm giúp người dân có thể đạt được nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng. - 42 - Bảng 25: Thái độ người dân với quan điểm cho rằng người dân không biết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 22 11,7 11,7 11,7 Không đồng ý 98 52,1 52,1 63,8 Không có ý kiến 19 10,1 10,1 73,9 Đồng ý 46 24,5 24,5 98,4 Hoàn toàn đồng ý 3 1,6 1,6 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008 Tương tự như trên, giả thiết cho rằng người dân quản lý vốn không hiệu quả cũng không được người dân đồng ý. Kết quả khảo sát cho thấy có 60,6% người dân không đồng ý với giả thiết này. Bảng 26: Thống kê thái độ người dân với quan điểm cho rằng người dân quản lý vốn không hiệu quả Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 22 11,7 11,7 11,7 Không đồng ý 92 48,9 48,9 60,6 Không có ý kiến 25 13,3 13,3 73,9 Đồng ý 46 24,5 24,5 98,4 Hoàn toàn đồng ý 3 1,6 1,6 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008 Phân tích về tâm lý người dân khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hầu hết họ đều cho rằng không e ngại khi tiếp cận với các ngân hàng. Tuy nhiên với kết quả phân tích về việc người dân có chủ động tìm nguồn vốn vay hay không có trên 60% người dân không chủ động tìm nguồn vốn vay, còn lại gần 39% cho rằng họ có chủ động tìm nguồn vốn vay. Như vậy có thể khẳng định tâm lý e ngại của người dân khi tiếp cận các ngân hàng đã dần được khắc phục. Tuy nhiên, một bộ - 43 - phận lớn người dân mặc dù có những mong muốn đối với việc vay vốn nhưng chưa chủ động đối với việc tiếp cận các ngân hàng. Đây chính là trở ngại lớn đối với các hộ dân. Vì cũng với những phân tích ở phần trước cho thấy khi một hộ dân đã có sự tiếp cận vay vốn ngân hàng thì những lần tiếp cận vốn lần sau sẽ trở nên dễ dàng hơn. Để giải quyết vấn đề này cần những sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội là hết sức quan trọng, từ các chính sách thông thoáng cho đến các thủ tục hành chính rõ ràng đơn giản hơn nữa để giữa người dân và các ngân hàng ngày càng giảm dần khoảng cách trong mối quan hệ vay mượn tín dụng. Bảng 27: Thống kê thái độ người dân với quan điểm cho rằng người dân không chủ động tìm vay vốn Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 17 9,0 9,0 9,0 Không đồng ý 56 29,8 29,8 38,8 Không có ý kiến 21 11,2 11,2 50,0 Đồng ý 91 48,4 48,4 98,4 Hoàn toàn đồng ý 3 1,6 1,6 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008 Đối với điều kiện đi lại, hơn 50% những hộ dân được khảo sát đều cho rằng điều kiện đi lại tại địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Và đây cũng là nguyên nhân tạo nên những trở ngại cho người dân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên, một bộ phận lớn những hộ dân khác lại có quan điểm cho rằng điều kiện đi lại không là nguyên nhân tạo nên những trở ngại cho việc tiếp cận vốn tín dụng. Qua phân tích tác giả nhận thấy giữa hai nhân tố điều kiện đi lại khó khăn và nhân tố không chủ động tìm nguồn vốn có mối quan hệ thuận khá chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa đối với những hộ không đồng ý trong việc người nông dân không chủ động tìm nguồn vốn thì thì họ cũng có thái - 44 - độ không đồng ý với quan điểm cho rằng với những khó điều kiện đi lại gây những trở ngại nhất định trong việc tiếp cận tín dụng. Nói cách khác, đối với những hộ có sự chủ động trong việc tìm nguồn vốn thì điều kiện khó khăn về đi lại không gây trở ngại cho những hộ dân này. Và tình hình này hoàn toàn ngược lại đối với những hộ không có tính chủ động trong việc tìm nguồn vốn thì điều kiện đi lại trở thành những khó khăn cản trở việc tiếp cận nguồn vốn. Những phân tích trên cho thấy, một bộ phận lớn hộ dân mặc dù có những nhu cầu đối với tín dụng nhưng họ còn nhiều thụ động trong việc tiếp cận nguồn vốn và những nguyên nhân khách quan thường được các hộ này nêu ra như là những khó khăn cản trở đối việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Bảng 28: Thống kê thái độ người dân với quan điểm cho rằng điều kiện đi lại khó khăn cản trở tiếp cận vốn tín dụng Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hoàn toàn không đồng ý 27 14,4 14,4 14,4 Không đồng ý 53 28,2 28,2 42,6 Không có ý kiến 11 5,9 5,9 48,4 Đồng ý 69 36,7 36,7 85,1 Hoàn toàn đồng ý 28 14,9 14,9 100,0 Tổng 188 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 12 - 2008 Như vậy, quan điểm của người dân cho rằng, theo kinh nghiệm, họ hoàn toàn có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkha_nang_tiep_can_von_tin_dung_cua_dong_bao_dan_toc_mnong_tinh_dak_nong.pdf
Tài liệu liên quan