Luận văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8

2.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng nông thôn 8

2.1.2 Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 10

2.1.3 Vai trò của Tín Dụng trong phát triển nông thôn 11

2.1.4 Các lý thuyết về thị trường tài chính nông thôn 12

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 17

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 17

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 18

 

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG 21

3.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 23

3.1.3 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kế Sách 24

3.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở ĐBSCL VÀ HUYỆN KẾ SÁCH 24

3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 25

3.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) 26

3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RSBs) 27

3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân (PCFs) 27

3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt 28

3.3. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NĂM 2007 29

3.3.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra 29

3.3.2 Tình hình chung 30

3.3.3 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng 33

3.3.4 Thị phần vốn vay của các ngân hàng 34

3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất 35

3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay 36

3.3.7 Về việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay 37

3.3.8 Nguồn thông tin vay 38

3.3.9 Thời gian chờ đợi trung bình 39

3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng 39

3.3.11 Tình hình thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn và phần trăm đáp ứng nhu cầu 40

3.3.12 Thu nhập trung bình của nông hộ 41

3.3.13 Tình hình lực lượng lao động 42

3.3.14 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng 43

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG 45

4.1. GIẢI THÍCH NHỮNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH (PROBIT) XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG CỦA NÔNG HỘ 45

4.2. DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN GIẢI THÍCH SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG CỦA NÔNG HỘ (PROBIT) 47

4.3. KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG 47

4.4. GIẢI THÍCH NHŨNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY ĐƯỢC CỦA NÔNG HỘ (TOBIT) 53

4.5. DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN GIẢI THÍCH SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH TOBIT 55

4.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG: MÔ HÌNH TOBIT 56

4.7. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH 58

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG 62

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 62

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP NÔNG HỘ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC 63

5.3 CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NÔNG HỘ GIA TĂNG LƯỢNG VỐN VAY 64

5.4 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ 65

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

6.1. KẾT LUẬN 67

6.2. KIẾN NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 71

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tất cả các chương trình tín dụng được xem như những phương tiện để đẩy mạnh những hoạt động như hoạt động xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và y tế. Trong đa số các chương trình, tín dụng được cung cấp với lãi suất ưu đãi tới những nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, những chương trình chính phủ và phi chính phủ gồm có “Chương trình tạo công ăn việc làm”, “Chương trình trồng rừng năm triệu hecta”, “Chương trình xóa đói giảm nghèo số 135”. Mục đích tất cả các chương trình này cung cấp khoản tín dụng để cải tạo môi trường, cải thiện mức sống của hộ gia đình cũng như những mục đích từ thiện khác. Dựa vào mục tiêu này, những hộ gia đình nông thôn được coi là như một phần trong những mục tiêu của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp hay những khoản tín dụng miễn phí để cải thiện những mức sống của những hộ gia đình nông thôn.  Sơ đồ sau sẽ mô tả một cách tổng quát về thị trường tín dụng chính thức hiện nay ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Kế Sách Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Hình 1: Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NĂM 2007 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra Bảng 3: DIỆN TÍCH ĐẤT TRUNG BÌNH/ HỘ Diện tích đất trung bình/hộ ĐVT (m2) Tỉ lệ đất có bằng đỏ (%) Đất ruộng 2.952 32 Đất vườn 4.220 72 Đất thổ cư 459 60 Diện tích ao nuôi cá 4 60 Tổng diện tích đất 7.631 74 Nguồn: Theo tính toán từ kết quả điều tra nông hộ ở huyện Kế Sách Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy nông hộ của huyện có diện tích đất vườn trung bình nhiều nhất khoảng 4.220 m2 điều đó cho thấy nông hộ của huyện chủ yếu làm vườn là chính, trong đó đa số đất vườn là đã có bằng đỏ chiếm khoảng 72% chủ yếu là trồng cây ăn trái. Kế đến là diện tích đất ruộng trung bình khoảng 3.000 m2 chứng tỏ bên cạnh nghề làm vườn nông dân của huyện còn sản xuất lúa là chính, trong đó diện tích đất ruộng có bằng đỏ chiếm khoảng 32%, còn lại đa số vẫn chưa có bằng khoán đỏ. Điều này cho thấy diện tích đất ruộng có bằng đỏ chiếm tỷ lệ còn thấp chính điều này đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ vì họ không thể dùng nó vào việc thế chấp khi vay vốn ở ngân hàng. Diện tích đất thổ cư cũng tương đối lớn trong đó khoảng 60% là đã có bằng đỏ. Cuối cùng là diện tích ao nuôi cá chiếm diện tích rất thấp là do người dân ở đây đa số nuôi cá trên ruộng hoặc nuôi bè. Nhìn chung, đa số diện tích đất là đã có bằng đỏ chiếm khoảng 74% diện tích đất theo kết quả điều tra. Tình hình chung Để nắm được thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kế Sách cũng như tìm hiểu về đời sống của nông hộ. Sau đây là một số chỉ tiêu thống kê theo tính toán từ kết quả điều tra nông hộ của huyện Kế Sách Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TỪ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Chỉ tiêu Tuổi trung bình của chủ hộ 54 tuổi Tỉ lệ chủ hộ là nam 70 % Học vấn trung bình của chủ hộ Lớp 6 Tỉ lệ chủ hộ có vị trí trong làng xã 10 % Tỉ lệ chủ hộ có tham gia tổ chức kinh tế-xã hội 36 % Số thành viên trung bình/hộ 5 người Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 54 tuổi mà chủ yếu là nam chiếm khoảng 70%. Đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong hoạt động sản xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiêm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ cũng tương đối cao, trung bình các chủ hộ có trình độ học vấn đến lớp 6 trong đó tỉ lệ chủ hộ có địa vị trong làng xã chỉ chiếm 10% trong tổng số hộ điều tra. Có thể nói với trình độ học vấn này thì nông hộ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin cũng như có đủ kiến thức để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng nó vào trong sản xuất nhằm gia tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất. Khoảng 36% chủ hộ đã tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh,…Trung bình mổi hộ có khoảng 5 thành viên. Đây là nguồn cung cấp lao động tương đối lớn vì vậy nông hộ của huyện chủ yếu tự sản xuất chứ ít khi thuê mướn lao động. Sau đây là thống kê về trình độ học vấn của chủ hộ theo kết quả điều tra 50 hộ gia đình ở huyện Kế Sách: Bảng 5: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ Trình độ học vấn của chủ hộ Số quan sát Tỉ lệ (%) Mù chữ 5 10 Cấp 1 12 24 Cấp 2 25 50 Cấp 3 8 16 Tổng cộng 50 100 Nguồn: theo thống kê từ kết quả điều tra Theo kết quả điều tra cho thấy rằng trình độ học vấn của chủ hộ cũng tương đối khá cao trong đó có 24% số chủ hộ đã học đến cấp 1, nhiều nhất là cấp 2 có đến 50% số chủ hộ đã học đến cấp 2, chỉ có 16% số chủ hộ là học đến cấp 3, tuy nhiên vẫn còn chỉ có 10% chủ hộ là mù chữ đa số là những người già. Có thể nói trình độ học vấn của chủ hộ cũng khá cao cho thấy sự nổ lực của chính quyền địa phương trong công tác xóa mù chữ cũng như ý thức tự giác vươn lên của các nông hộ trong huyện. Đây là yếu tố tích cực giúp các chủ hộ có đủ kiến thức để dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức cũng như khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần cải thiện đời sống gia đình. Hình 2: Trình độ học vấn của chủ hộ Cơ cấu hộ tham gia tín dụng Bảng 6 : THỐNG KÊ TỈ LỆ HỘ CÓ VAY VỐN NGÂN HÀNG Việc vay vốn Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Có vay 27 54 Không vay 23 46 Tổng 50 100 Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra Nhìn chung, theo như kết quả điều tra 50 hộ nông dân được phỏng vấn có 27 hộ có vay vốn ngân hàng chiếm khoảng 54% trong tổng số hộ được điều tra, còn lại 23 hộ không vay chiếm 46%. Điều đó cũng phù hợp với số liệu thống kê của huyện về tình hình vay vốn của nông hộ, cho thấy nông hộ của huyện tiếp cận vốn vay còn hạn chế, những hộ không vay được là do tâm lý họ sợ mắc nợ ngân hàng hoặc do không có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức. Điều này một phần là do nguồn vốn của ngân hàng còn hạn chế không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nông hộ, một phần là do các nông hộ không đủ điều kiện cho vay vốn theo như quy định của ngân hàng. Hình 3: Tỷ lệ hộ có vay và không vay vốn theo kết quả điều tra Thị phần vốn vay của các ngân hàng Sau đây là thị phần vốn vay của các ngân hàng ở huyện Kế Sách -tỉnh Sóc Trăng thống kê theo kết quả điều tra Bảng 7: THỊ PHẦN VỐN VAY NGÂN HÀNG Ngân hàng Số hộ vay (hộ) Thị phần (%) Ngân hàng NN&PTNT 16 59 Ngân hàng CSXH 11 41 Tổng 27 100 Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra Theo kết quả điều tra trong tổng số 27 hộ có vay của huyện thì đa số họ đi vay từ ngân hàng nông nghiệp chiếm khoảng 59%, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào ngân hàng để xin vay vốn, điều này cũng phù hợp vì đa số người dân của huyện điều làm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái và làm ruộng nên khi cần vay vốn họ thường đi vay từ ngân hàng nông nghiệp vì lãi suất thấp, thời gian vay cũng tương đối dài và lượng vốn vay là tương đối đáp ứng nhu cầu. Ngân hàng thứ hai được vay nhiều nhất là ngân hàng chính sách xã hội chiếm khoảng 41% vì đa số nông dân của huyện còn nghèo nên được hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, một phần vì họ không có tài sản thế chấp nên chỉ có thể tiếp cận tín dụng thông qua kênh ngân hàng chính sách xã hội. Nhìn chung nông hộ của huyện chỉ có thể đi vay từ hai nguồn tín dụng này là do đây là một huyện nghèo của tỉnh Sóc Trăng nên hệ thống các ngân hàng còn rất ít mà chỉ có các ngân hàng nhà nước để phục vụ cho công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chương trình mục tiêu của chính phủ. Hình 4: Thị phần vốn vay ngân hàng theo kết quả điều tra Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất Theo như điều tra, trong tổng số 27 hộ xin vay thì lượng xin vay trung bình là 16,3 triệu đồng từ các tổ chức tín dụng chính thức trong khi thực tế lượng vốn vay nhận được trung bình là 11 triệu đồng. Điều đó cho thấy lượng vốn vay được của nông hộ là tương đối đáp ứng nhu cầu xin vay của nông hộ và khi cần nhiều vốn để sản xuất thì nông hộ thường tìm đến các ngân hàng để xin vay một phần vì lãi suất cũng tương đối thấp, thời gian vay vốn dài và thường không đòi hỏi tài sản thế chấp nếu vay từ ngân hàng chính sách. Nếu như muốn vay vốn từ ngân hàng chính sách thì các nông hộ phải vay theo nhóm, ngược lại những người đi vay từ ngân hàng nông nghiệp thì họ thường vay theo cá nhân là chủ yếu. Lượng vốn vay trung bình tại NHN0 & PTNT là 12,6 triệu đồng chủ yếu là vay theo cá nhân là chính, còn của NH CSXH là 8,7 triệu đồng chủ yếu vay theo nhóm. Lãi suất cho vay trung bình các ngân hàng cho vay trong địa bàn nghiên cứu là 0,99%/tháng. Đây là lãi suất tương đối thấp nên các nông hộ có thể sử dụng đồng vốn vay được vào việc sản xuất nông nghiệp với lãi suất vay thấp nhất mà không thể có được nếu họ đi vay từ nguồn phi chính thức.Trong đó lãi suất cho vay trung bình mà nông hộ đi vay từ NH CSXH phải trả là 0,73%/tháng, còn ở NHN0 & PTNT là 1,17%/tháng. Tóm lại, đây là mức lãi suất tương đối thấp và rất phù hợp với nông hộ trong huyện có thể sử dụng đồng vốn vay được vào việc sản xuất để cải thiện đời sống cũng như mở rộng việc sản xuất. Kỳ hạn nợ của các khoản vay từ nguồn tín dụng chính thức là 24 tháng, có thể nói đây là kỳ hạn nợ tương đối dài đủ để nông hộ có thể yên tâm sản xuất đồng thời có thể trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Kỳ hạn nợ trung bình tại NHN0 & PTNT là 11 tháng, trong khi đó kỳ hạn nợ trung bình tại NH CSXH thì tương đối dài hơn tới 44 tháng. Sở dĩ kỳ hạn nợ tại NH CSXH dài hơn là do đa phần những nông hộ đi vay từ NH CSXH đều là những nông hộ nghèo không có tài sản thế chấp cho ngân hàng nên cần có thời gian dài hơn để họ có thể ổn định sản xuất cũng như có thể trả nợ cho ngân hàng. Bảng 8: TÌNH HÌNH VAY VỐN, KỲ HẠN NỢ VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TRUNG BÌNH Các tổ chức tín dụng Số quan sát Lượng vốn vay trung bình (1.000đ) Kỳ hạn nợ trung bình (tháng) Lãi suất trung bình (%) NHN0 & PTNT 16 12.593 11 1,17 NH CSXH 11 8.709 44 0,73 Trung bình chính thức 27 11.011 24 0,99 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay Bảng 9: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY ĐVT: % Mục đích Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác Xin vay 78 11 4 15 Sử dụng 66 5 7 23 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Theo thống kê từ kết quả điều tra, hơn 78% những người nộp đơn xin vay với mục đích phục vụ sản xuất, có 11% những người xin vay với mục đích kinh doanh, còn tiêu dùng chỉ có 4%, cuối cùng là 15% những hộ xin vay với mục đích khác là cải tạo vườn tạp. Ở đây mục đích xin vay cho tiêu dùng chiếm tỉ lệ thấp bởi vì ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng đối với nông hộ trừ những khách hàng truyền thống có uy tín mà chủ yếu cho vay với mục đích phục vụ cho sản xuất là chính. Về tình hình sử dụng vốn vay, tuy các ngân hàng chủ yếu cho vay với mục đích sản xuất là chính nhưng do khoản vay nhỏ và đội ngủ cán bộ còn ít nên các ngân hàng không thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các nông hộ mà chỉ có thể theo dõi những nông hộ có số tiền vay tương đối lớn. Theo như kết quả khảo sát từ số liệu điều tra, chỉ có 66% nông hộ sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất, 5% nông hộ sử dụng cho mục đích kinh doanh, 7% nông hô sử dụng cho tiêu dùng và 23% nông hộ sử dụng cho mục đích khác là cải tạo vườn tạp. Hình 5: Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ Về việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay Để đảm bảo nông hộ vay được vốn, sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì cần có sự tư vấn hỗ trợ từ phía cán bộ ngân hàng trong vấn đề sử dụng đồng vốn vay được vào phục vụ việc sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Theo kết quả điều tra, nông hộ ít khi được sự tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng sau khi vay được vốn, số nông hộ được tư vấn chỉ chiếm 26% trong tổng số những hộ có vay vốn đây thường là những nông hộ có số tiền vay lớn hoặc tổ trưởng tổ vay vốn, còn số nông hộ không được tư vấn là rất nhiều chiếm 74%. Sở dĩ việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng còn tương đối thấp điều đó là do đội ngũ cán bộ ngân hàng còn ít và do số tiền vay tương đối thấp nên cán bộ ngân hàng không thể tiếp cận toàn bộ nông hộ có vay vốn mà chỉ có thể tập trung vào một số đối tượng chính. Đa số các nông hộ đều trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng chiếm 94%. Điều đó một phần chứng minh nông hộ của huyện làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay được nên có thể có lời và trả được nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều sử dụng số tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình mà vẫn còn một số nông hộ phải đi vay từ bên ngoài để trả nợ. Chi phí các nông hộ phải bỏ ra để nhận được khoản tiền vay bao gồm tiền hồ sơ và chi phí cho tổ trưởng nếu vay từ ngân hàng chính sách và các chi phí khác trung bình là khoảng 49 nghìn đồng. Điều đó cho thấy để nhận được khoản tiền vay nông hộ phải bỏ ra một số chi phí là tương đối cao so với số tiền vay được. Bảng 10: TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Số nông hộ được tư vấn hỗ trợ từ phía NH 26% Số lần tư vấn hỗ trợ trung bình/hộ 1 lần Trả nợ đúng hạn 94% Chi phí vay trung bình 49.000 đồng Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Nguồn thông tin vay Bảng 11: NGUỒN THÔNG TIN VAY ĐVT: % Nguồn thông tin vay Tỷ lệ Từ chính quyền địa phương 66,67 Từ cán bộ tổ chức cho vay 7,41 Người thân giới thiêu 11,11 Tự tìm đến tổ chức cho vay 14,81 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Việc đi vay của nông hộ còn gặp nhiều khó khăn trong đó nguồn thông tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến nông hộ khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức nhất. Theo thống kê từ kết quả điều tra nguồn thông tin mà nông hộ nhận được chủ yếu thông qua chính quyền địa phương chiếm 66,67%, từ cán bộ tổ chức cho vay là 7,41%, từ người thân giới thiệu là 11,11% và tự tìm đến tổ chức cho vay là 14,81%. Điều đó cho thấy việc tiếp cận thông tin vay vốn của nông hộ phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền địa phương. Trong khi đó nguồn thông tin từ cán bộ tổ chức cho vay lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Từ đó có thể thấy rằng khi quyết định cho vay ngân hàng thường thông qua chính quyền địa phương như là kênh thông tin quan trọng để các hộ gia đình đến với nguồn tín dụng chính thức. Thời gian chờ đợi trung bình Thời gian chờ đợi trung bình để nông hộ nhận được khoản tiền vay là 9 ngày nếu đi vay từ ngân hàng nông nghiệp, còn nếu đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 50 ngày kể từ khi nộp hồ sơ xin vay vốn tới lúc nhận được tiền. Đây là khoảng thời gian chờ đợi tương đối lâu chủ yếu là các nông hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. Điều đó một phần là do nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội còn hạn chế trong khi số hộ nghèo lại quá nhiều và để vay được vốn từ ngân hàng này các nông hộ đòi hỏi phải được tập trung trong một nhóm và ngân hàng sẽ thông qua tổ trưởng tổ vay vốn để cho vay nên thời gian chờ đợi tương đối lâu so với việc đi vay từ ngân hàng nông nghiệp. Khi đi vay từ ngân hàng nông nghiệp các nông hộ thường tự mình tìm đến ngân hàng chứ không thông qua tổ nhóm nên thời gian chờ đợi ngắn hơn nhiều. Bảng 12: THỜI GIAN CHỜ ĐỢI TRUNG BÌNH ĐVT: ngày Thời gian chờ đợi trung bình Ngân hàng NN&PTNT 9 Ngân hàng CSXH 50 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Nguồn tiền trả nợ ngân hàng Bảng 13: NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ VÀ TRẢ LÃI NGÂN HÀNG ĐVT: % Từ hiệu quả SXKD Vay mượn khác để trả Mượn người thân Nguồn khác Nguồn tiền trả nợ 76 18 18 24 Nguồn tiền trả lãi 82 9 0 17 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Về tình hình trả nợ ngân hàng, mặc dù chưa được sự tư vấn hỗ trợ nhiều từ phía ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay nhưng nông hộ của huyện cũng đã sử dụng đồng vốn vay tương đối tốt. Điều đó được thể hiện qua nguồn tiền họ trả nợ ngân hàng. Theo kết quả thống kê từ số liệu điều tra, có 76% nguồn tiền nông hộ trả nợ ngân hàng là từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, tuy nhiên vẫn còn một số nông hộ sử dụng vốn chưa tốt nên phải vay mượn từ bên ngoài là 18% hay từ người thân là 18% để trả nợ ngân hàng, còn từ nguồn khác như lương, con cái cho hay vay nóng từ bên ngoài là 24%. Về tình hình trả lãi ngân hàng, đa số số tiền trả lãi đều xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ là 82%, còn vay mượn khác là 9%, còn từ nguồn khác là 17% như tiền làm mướn hay làm thêm bên ngoài, tiền tiết kiệm… Hình 6: Thống kê nguồn tiền trả nợ và trả lãi ngân hàng Tình hình thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn và phần trăm đáp ứng nhu cầu Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA HỘ TRƯỚC VÀ SAU KHI VAY VỐN VÀ PHẦN TRĂM ĐÁP ỨNG NHU CẦU Chỉ tiêu Thu nhập trung bình trước khi vay vốn 12,07 triệu đồng Thu nhập trung bình sau khi vay vốn 33,84 triệu đồng Phầm trăm đáp ứng nhu cầu 60,8% Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Nhìn chung, thu nhập trung bình của nông hộ sau khi vay vốn có cao hơn thu nhập trước khi vay vốn điều đó thể hiện phần nào việc sử dụng vốn vay đã đem lại hiệu quả là làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông hộ. Nếu trước khi vay được vốn thu nhập trung bình/hộ là khoảng 12,07 triệu đồng thì khi vay được vốn thu nhập trung bình/hộ là 33,84 triệu đồng, tăng rất nhiều so với trước đây do các nông hộ biết tận dụng nguồn vốn vay vào trong sản xuất đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên thu nhập tăng lên rất nhiều, cuộc sống nông hộ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, lượng vốn vay chỉ mới đáp ứng khoảng 60,8% nhu cầu vốn vay của nông hộ. Do đó để tăng khả năng sản xuất nông hộ cần có thêm một lượng vốn nhất định hơn 30,2% nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu vốn của nông hộ. Những hộ không vay được vốn hoặc vay được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu là do họ không có tài sản thế chấp ngân hàng nên chỉ có thể đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội nên lượng vốn vay chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của nông hộ để phục vụ cho sản xuất. Thu nhập trung bình của nông hộ Bảng 15: THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NÔNG HỘ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Thu nhập trung bình/hộ Số quan sát Đvt (1.000 đồng) Lúa 26 26.308 Chăn nuôi 16 8.195 Cây ăn trái 30 13.463 Hoa màu 8 5.362 Buôn bán 12 14.723 Lương 17 18.867 Khác 28 10.803 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Theo kết quả thống kê thì các nông hộ trong huyện chủ yếu làm ruộng và trồng cây ăn trái nên các khoản thu nhập của nông hộ từ hai nguồn này trung bình khá cao trong đó từ lúa là khoảng 26,3 triệu đồng trong một năm sản xuất, từ cây ăn trái là khoảng 13,5 triệu đồng. Kế đến là khoản thu nhập từ lương cũng khá lớn khoảng 18,9 triệu đồng một năm, còn từ buôn bán là khoảng 14,7 triệu đồng, từ cây ăn trái là 13,5 triệu đồng, từ chăn nuôi là 8,2 triệu đồng, từ hoa màu là 5,4 triệu đồng, ngoài các khoản thu nhập trên nông hộ còn có các khoản thu nhập khác như từ tiền làm mướn, từ con cái cho, tiền người thân ở nước ngoài gửi về….Nhìn chung thu nhập từ hoạt động sản xuất của nông hộ cũng tương đối đảm bảo cuộc sống và có dư. Hình 7: Thu nhập trung bình của nông hộ từ hoạt động sản xuất Tình hình lực lượng lao động Nhìn chung, theo kết quả điều tra cho thấy trung bình mổi hộ có một trẻ em dưới 15 tuổi và một người già trên 60 tuổi. Trong đó đông nhất là số người trong độ tuổi lao động trung bình mổi hộ có khoảng 4 người trong độ tuổi lao động. Điều này cho thấy đây là nơi có nguồn cung lao động dồi dào để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Vì vậy việc sản xuất của nông hộ nói chung chỉ dựa vào sức lao động của các thành viên trong hộ là chính chứ ít khi phải thuê mướn từ bên ngoài nên giảm rất nhiều chi phí trong sản xuất. Chính điều đó đã làm tăng thu nhập của nông hộ trong huyện do bên cạnh việc sản xuất của gia đình những người trong độ tuổi lao động này còn đi làm thêm bên ngoài nên thu nhập của họ trong năm nói chung có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu của gia đình. Bảng 16: TÌNH HÌNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐVT: người Chỉ tiêu Số trẻ em trung bình/hộ 1 Số người già trung bình/hộ 1 Số người trong độ tuổi lao động trung bình/hộ 4 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng Bảng 17: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI VAY VỐN NGÂN HÀNG ĐVT: % Khó khăn khi vay vốn ngân hàng Số quan sát Phần trăm lựa chọn Không khó khăn Có khó khăn Không khó khăn Có khó khăn Thủ tục rườm rà 30 2 93,75 6,25 Không biết làm thế nào để được vay 28 4 87,50 12,50 Thời gian chờ đợi lâu 26 6 81,25 18,75 Không có tài sản thế chấp 30 2 93,75 6,25 Lãi suất cao quá 31 1 96,87 3,13 Phải có xác nhận của địa phương 29 3 90,63 9,38 Vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng 30 2 93,75 6,25 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Việc vay vốn ngân hàng của nông hộ gặp rất nhiều khó khăn trong đó thời gian chờ đợi được xem là khó khăn lớn nhất đối với nông hộ chiếm 18,75%; khó khăn do không biết cách nào để vay chiếm 12,5%; khó khăn tiếp theo là phải có xác nhận của địa phương chiếm 9,38%; còn khó khăn do thủ tục rườm rà, không có tài sản thế chấp và vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng chiếm 6,25%; khó khăn do lãi suất quá cao theo điều tra chiếm 3,13%. Đây là một số khó khăn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ trong huyện khi vay vốn từ ngân hàng. Bảng 18: TỔNG HỢP NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%) Không có khó khăn gì 18 56,25 Có một khó khăn 10 31,25 Có hai khó khăn 4 12,50 Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Theo kết quả điều tra thì phần lớn nông hộ đều cho rằng không có gặp khó khăn gì trong việc đi vay vốn từ ngân hàng chiếm 56,25%, những nông hộ gặp một khó khăn chiếm 31,25% và rất ít trường hợp nông hộ gặp phải hai khó khăn chiếm 12,50%. Nhìn chung việc vay vốn của nông hộ ít gặp khó khăn về thủ tục mà chủ yếu là do phải mất thời gian chờ đợi lâu hoặc những nông hộ không biết làm thế nào để vay vốn từ ngân hàng. Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG GIẢI THÍCH NHỮNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH (PROBIT) XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG CỦA NÔNG HỘ Trong đề tài này mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy là: Formal = 1 nếu nông hộ có vay vốn ngân hàng từ nguồn chính thức 0 nếu không thuộc trường hợp trên Giải thích những biến sử dụng trong mô hình Probit Sự tiếp cận tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như là giá trị tài sản của chủ hộ, diện tích đất, tuổi của chủ hộ, trình độ văn hoá của chủ hộ, giới tính chủ hộ và thu nhập của hộ,... Mỗi biến có thể ảnh hưởng đến những mức độ tiếp cận tín dụng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của những biến này đối với những hộ có vay vốn thì khác biệt so với mức độ ảnh hưởng của những hộ không có vay vốn. Giá trị tài sản của hộ gia đình là một biến độc lập được đo lường bởi giá trị tài sản hiện tại sau khi khấu hao. Chủ hộ có tài sản có giá trị cao hơn thì tỷ lệ được vay cao hơn bởi vì họ có tài sản thế chấp nộp vào Ngân hàng để đảm bảo cho rủi ro vốn của Ngân hàng. Giá trị tài sản gồm có giá trị của đất, giá trị của nhà, xe máy, xe đạp, máy cày và một số tài sản khác trong gia đình. Diện tích đất là diện tích đất của chủ hộ được tính theo đơn vị nghìn m2. Biến này bao gồm đất ruộng, đất vườn, đất thổ cư, diện tích ao nuôi cá và những loại đất khác. Đất có thể được dùng cho việc thế chấp để vay vốn cho hình thức tín dụng chính thức như là điều kiện đảm bảo việc vay vốn từ phía ngân hàng. Những hộ gia đình có một diện tích đất càng lớn có khả năng vay được vốn của Ngân hàng cao hơn. Tổng diện tích đất có bằng đỏ là “giấy đỏ” chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất có bằng đỏ của chủ hộ càng nhiều thì họ có thể dễ dàng dùng nó để thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Vì vậy, nếu những chủ hộ có giấy đỏ họ sẽ thích vay vốn thông qua hình thức tín dụng chính thức hơn vì nó có lãi suất tương đối thấp và thời gian tương đối dài hơn so với vay bên ngoài nên họ có thể tận dụng nguồn vốn vay được vào việc sản xuất, kinh doanh. Giới tính là giới tính của chủ hộ. Nó là một biến giả được mã hóa là 1 nếu chủ hộ là nam và 0 nếu chủ hộ là nữ. Theo Trần Thơ Đạt (1998), chủ hộ là nữ ít thích tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức. Họ thích vay từ những chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản và không cần phải thế chấp tài sản. Thu nhập và chi phí là thu nhập trung bình và chi phí phát sinh mỗi năm của nông hộ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những chủ hộ có thu nhập cao sẽ có nhu cầu vay vốn thấp bởi vì họ có đủ nguồn cho việc sản xuất và tiêu dùng của họ. Tuy nhiên, chi phí cao hơn có thể làm tăng nhu cầu vay tiền hơn (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách - tỉnh sóc trăng.doc
Tài liệu liên quan