MỤC LỤC
trang
Chương 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6
1.2.1. Mục tiêu chung 6
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 6
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 7
1.4. Phạm vi nghiên cứu 7
1.4.1. Không gian nghiên cứu 7
1.4.2. Thời gian nghiên cứu 8
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 8
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài 8
1.5.1. Những nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến quyết định
tiếp cận tín dụng 8
1.5.2. Những nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự tiếp cận vốn đối với
hộ nghèo 10
1.5.3. Những biến giải thích có liên quan đã được nghiên cứu 13
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Phương pháp luận 16
2.1. Một số khái niệm 16
2.1.1. Khái niệm tín dụng 16
2.1.2. Chức năng của tín dụng 16
2.1.3. Vai trò của tín dụng 17
2.1.4. Phân loại tín dụng 17
2.1.5. Vai trò của nông nghiệp, đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp, và vai trò tín dụng nông hộ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 18
2.1.6. Các lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 28
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 31
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC Ở
VIỆT NAM, VÀI NÉT VỀ HUYỆN THANH BÌNH- ĐỒNG THÁP 39
3.1. Tổng quan về thị trường tài chính chính thức ở Việt Nam 39
3.1.1. Tổ chức tài chính chính thức ở Việt Nam 40
3.1.2. Các tổ chức tài chính chính thức Huyện Thanh Bình- Đồng Tháp 46
3.2. Sơ lược về huyện Thanh Bình – Đồng Tháp 47
3.2.1. Điều kiện tự nhiên 47
3.2.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 48
Chương 4. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN
TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH
– ĐỒNG THÁP 54
4.1. Đặc điểm của các mẫu điều tra 54
4.1.1. Nguồn lực sản xuất 54
4.1.2. Thông tin về tình hình vay vốn của nông hộ 61
4.1.3. Thu nhập 69
4.1.4. Chi tiêu và tiết kiệm 69
4.1.5. Tài sản 71
4.2. Một số nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của
nông hộ huyện Thanh Bình- Đồng Tháp 72
4.2.1. Mô hình xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của
nông hộ và lượng vốn vay của nông hộ tại huyện Thanh Bình – Đồng Tháp. 72
4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy Probit về việc tiếp cận nguồn tín dụng chính
thức của nông hộ trên địa bàn huyện Thanh Bình 74
4.2.3. Kết quả hồi quy tương quan các yếu tố tác động đếnlượng vốn vay của
nông hộ có vay từ các nguồn tài chính chính thức trên địa bàn Thanh Bình 79
4.2.4. Đánh giá về tình hình sử dụng vốn của nông hộ có vay từ các tổ chức
tài chính chính thức huyện Thanh Bình 84
Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CHO NÔNG HỘ HUYỆN THANH BÌNH
- ĐỒNG THÁP 88
5.1. Tồn tại 88
5.1.1. Nguyên nhân từ góc độ vĩ mô nền kinh tế 88
5.1.2. Nguyên nhân từ chính quyền địa phương 89
5.1.3. Nguyên nhân từ phía NH 90
5.1.4. Nguyên nhân từ đối tượng vay là nông hộ 91
5.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng nông hộ Thanh Bình 92
5.2.1. Giải pháp từ phía NH NNo&PTNT và NH CSXH trên địa bàn huyện 92
5.2.2. Giải pháp từ phía Chính phủ 94
5.2.3. Giải pháp từ phía nông dân 96
Chương 6. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 98
6.1. Kết luận 98
6.2. Kiến nghị 99
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương 99
6.2.2. Đối với ngân hàng 100
6.2.3. Đối với nông dân 101
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2000, hệ thống của QTDND cho phép khoảng 1.000 quĩ bao trùm những nơi công cộng, khu vực và trung tâm với hơn 630.000 thành viên. Sự phát triển của loại tín dụng này ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa những thành viên trong quĩ.
3.1.1.5. Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt của Chính phủ
Những NH thương mại khác ở Việt Nam gồm có NH Công Thương Việt Nam, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, và NH Xuất Nhập khẩu,… Nó hoạt động như một phần của những tổ chức tài chính trong vùng nông thôn. Hiện tại NH hầu như ở khắp mọi nơi, những NH này được thiết lập dưới sự cho phép của Chính phủ Việt Nam như NH Ngoại Thương, NH phát triển Nhà, NH Phương Nam, NH Thương mại Cổ phần phương Đông,... Mặc dầu những NH này thường được đặt ở những khu đô thị, có hoạt động kinh doanh đa dạng nhưng vẫn xem vùng nông thôn là một thị trường tiềm năng để cung cấp tín dụng. Vì vậy, NH này có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng để bù lại sự thiếu vốn của hộ nông dân ở nông thôn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống những NH thương mại bao trùm gần như mọi tỉnh, như vậy những hộ gia đình có một cơ hội tốt để nhận được trợ giúp từ các chương trình xóa đói giảm nghèo. Những NH này đã đề xuất một phần nhỏ của tín dụng nông thôn cho những hộ gia đình. Con số này khoảng 6,72% xấp xỉ như cung cấp tín dụng được đưa ra bởi NH CSXH.
Những chương trình tín dụng được hỗ trợ bởi Chính phủ và các chương trình đặc biệt của Chính phủ đã được coi là nhân tố cần thiết trong việc phát triển mô hình kinh tế- xã hội Việt Nam. Tất cả các chương trình dịch vụ tín dụng được xem như những phương tiện để đẩy mạnh những hoạt động khác xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, và y tế. Trong đa số những chương trình ấy thì tín dụng được cung cấp với lãi suất trợ cấp tới những nhóm mục tiêu. Ngoài ra, đặc biệt những chương trình chính phủ và phi Chính phủ gồm có: “Chương trình tạo công ăn việc làm”, “Chương trình trồng rừng năm triệu hecta”, “Chương trình xóa đói giảm nghèo số 135”,… Mục đích tất cả các chương trình này đóng góp phần cùng Chính phủ xóa đói giảm nghèo, vừa cung cấp một khoản tín dụng cho người nghèo để phất triển kinh tế, ổn định đời sống, một mặt để cải thiện môi trường và mang mục đích từ thiện khác. Dựa vào những chương trình này, những hộ gia đình nông thôn được coi là như một phần trong những mục tiêu của họ trong việc cung cấp lãi suất thấp hay những khoản tín dụng miễn phí để cải thiện những mức sống của những hộ gia đình nông thôn.
Bảng 4: Thống kê nguồn cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn cung tín dụng
Tần số
Tỷ trọng trên tổng nguồn cung (%)
Cộng dồn
1. NH CSXH
54
10,21
10,21
2. NH NNo&PTNT
393
74,29
84,56
3. NH thương mại khác
47
8,88
93,38
4. Các hình thức cấp vốn
11
2,08
95,46
5. Cơ quan cấp vốn
16
3,25
98,49
6. Các tổ chức kinh tế xã hội
8
1,51
100
Tổng cộng
529
100
100
Nguồn: Khảo sát mức sống của Việt Nam, 2004
3.1.2. Các tổ chức tài chính chính thức Huyện Thanh Bình- Đồng Tháp
Tại địa bàn huyện Thanh Bình có 3 NH đó là NH NNo&PTNT, NH CSXH, NH phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long và các tổ vay vốn trên địa bàn. Tuy nhiên, do NH phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nên lượng cung tín dụng cho nông hộ là không đáng kể. Thêm vào đó, số lượng người vay vốn qua các hợp tác xã vay vốn hiện nay không còn nhiều nên đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cho vay của hai NH là NH NNo&PTNT và NH CSXH là chủ yếu. Các NH hàng khác hay các loại hình cho vay khác hai NH trên vẫn được nhắc đến nhưng sẽ đề cập ít hơn. Thực tế cho thấy hai NH này giữ vay trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho người dân trên địa bàn huyện. Tình hình huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ của hai ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình Tín dụng bằng đồng Việt Nam của NH NNo&PTNT và NH CSXH huyện Thanh Bình giai đoạn 2005-2007
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nguồn vốn huy động
NH NNo&PTNT
NH CSXH
25.000
25.000
-
53.635
52.066
1.569
84.559
82.900
1.659
Tổng dư nợ đến trung tuần tháng 12 hằng năm
NH NNo&PTNT
+ Ngắn hạn
+ Trung hạn
+ Dài hạn
NHCSXH
+ Ngắn hạn
+ Trung hạn
+ Dài hạn
167.500
167.500
126.700
40.700
-
-
-
-
-
272.510
237.230
194.549
42.681
-
35.280
24.556
2.972
7.751
345.816
297.783
248.238
49.545
-
48.033
27.807
9.074
14.000
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình năm 2005, 2006, 2007.
Kinh tế phát triển, nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất cũng ngày càng tăng. Qua 3 năm tình hình huy động vốn cũng như cho vay của NH NNo&PTNT và NH CSXH cũng không ngừng gia tăng. Việc đến NH để xin vay vốn giờ đây đã không còn quá xa lạ đối với người dân. Đặc biệt đối với các hộ nghèo tại các xã vùng sâu cũng có thể tiếp cận đến nguồn vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài thông qua các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ, tổ vay vốn… chính điều này đã làm cho doanh số cho vay dài hạn của NH CSXH tăng lên, tạo điều kiện cho người dân an tâm sản xuất.
3.2. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN THANH BÌNH – ĐỒNG THÁP
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Vị trí địa lí: Thanh Bình Là một huyện vùng sâu nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Tháp với phía bắc giáp huyện Hồng Ngự, phía tây và phía nam giáp huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, phía đông và phía đông bắc giáp huyện Tam Nông, Phía Nam giáp huyện Cao Lãnh.
3.2.1.2. Điều kiện hình thành và thổ nhưỡng: Huyện Thanh Bình nằm ở phía bắc sông Tiền, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam, hơi cao hơn ở hướng Tây bắc và nằm dọc tuyến sông Tiền, thấp dần về phía Đồng Tháp Mười
3.2.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và sông ngòi: Thanh Bình nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú. Một năm có hai mùa rõ rệt, các yếu tố khí tượng có sự phân hóa theo mùa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với gió mùa Tây Nam. Dựa vào điều kiện thời tiết như thế nên bà con nông dân sản xuất lúa theo hai vụ là vụ Đông xuân và vụ Hè thu đề tận dụng lượng nước mưa của thiên nhiên.
Thanh Bình có hệ thống kênh rạch, sông ngòi khá chằng chịt. Với vị trí là nằm ở hạn lưu sông Mekong, thủy triều Biển Đông nên sông Tiền cũng được chia làm hai mùa là mùa kiệt và mùa lũ.
3.2.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
Huyện Thanh Bình có diện tích tự nhiên là 341,62 km2, bao gồm 12 xã và 01 thị trấn, huyện lị đặt tại thị trấn Thanh Bình.
3.1.2.1. Về dân số: Tình hình dân số và phân bố dân cư thể hiện qua bảng thống kê:
Bảng 6: Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Bình năm 2007
Tiêu chí
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng trong tổng dân số (%)
1. Dân số trung bình
+ Phân theo giới tính:
Nam
Nữ
+ Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị
Nông thôn
2. Dân số trong độ tuổi lao động
3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế
Nông lâm ngư nghiệp
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp
Xây dựng
Dịch vụ
4. Mật độ dân cư
163.727
163.727
79.551
84.176
163.727
14.248
149.479
101.215
99.636
87.522
85.916
8
1.598
3.847
3.273
574
8.267
479(*)
100
100
48,58
51,42
100
8,70
9130
61,81
60,85
53,45
52,47
0,00
0,98
2,35
1,99
0,35
5,05
-
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Thanh Bình năm 2007
Chú thích: (*) có đơn vị tính là người/km2
Đa phần dân cư của huyện Thanh Bình sống bằng nghề nông (53,45%), tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn là 91,3%. Diện tích đất nông nghiệp tính đến hết năm 2007 là 20.844ha, chiếm 61% diện tích của cả huyện. Nguồn lao động dồi dào, cụ thể có 101.125 người đang trong độ tuổi lao động chiếm 61,81% trong tổng dân số. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ổn định đời sông của dân cư. Những năm gần đây do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ nên lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm ngư nghiệp giảm dần và chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ.
3.1.2.2. Về kinh tế:
Bảng 7 : Tình hình tăng trưởng GDP và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế huyện Thanh Bình giai đoạn 2005 – 2007.
Năm
GDP tính theo giá thực tế
(triệu đồng)
Tốc độ
tăng trưởng
(%)
Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế
(%)
Năm 2005
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
639.982
504.567
59.728
143.294
12,00
9,19
16,95
13,41
100,00
77,02
6,04
16,94
Năm 2006
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
984.803
740.037
59.728
185.038
14,30
11,57
25,00
21,07
100,00
75,15
6,06
18,79
Năm 2007
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
1.136.167
815.890
90.380
224.803
15,37
10,25
51,32
21,49
100,00
74,02
7,84
18,14
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Bình năm 2007
Chú thích: Khu vực I: Nông- lâm – ngư nghiệp
Khu vực II: công nghiệp – xây dựng
Khu vực II: Thương mại dịch vụ
Kinh tế huyện Thanh Bình trong những năm gần đây luôn phát triển ở mức khá và ổn định. Cụ thể trong giai đoạn 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, năm 2006 đạt 14,3%, năm 2007 đạt 15,37%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp. Tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ.
Trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực nông nghiệp đã có chiều hướng giảm hơn so với năm 2006. Tuy nhiên nhìn theo góc độ khác thì tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp vẫn đạt ở mức tăng trưởng bền vững và đảm bảo được nhu cầu về an ninh lương thực tại địa phương. Điểm chú ý trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua của huyện là sự phát triển vượt bật trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của khu vực III là 90.380 triệu đồng, tăng đột biến trong 3 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch là tăng 41,13%).
Riêng về sản xuất nông nghiệp, được xem như là một thế mạnh của huyện; trong 3 năm qua tình hình diện tích trồng lúa và năng suất được thể hiện như sau:
Đơn vị tính: ha
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Bình, 2007
Hình 3: Tình hình diện tích đất canh tác được sử dụng
huyện Thanh Bình giai đoạn 2005-2007
Đơn vị tính: tấn
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Bình, 2007
Hình 4: Tình hình sản lượng lúa trên địa bàn huyện Thanh Bình
giai đoạn 2005-2007
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Bình, 2007
Hình 5: Tình hình năng suất lúa huyện Thanh Bình giai đoạn 2005-2007
Quá trình đô thị hóa đã làm cho diện tích đất trồng lúa và các loại đất trồng khác ngày cảng giảm xuống. Tuy nhiên, do cải thiện tập quán sản xuất và nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng lúa không ngừng tăng. Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và sâu bệnh, làm cho sản lượng lúa hằng năm có nhiều biến động. Điều kiện thời tiết tốt kết hợp với phương pháp sản xuất tiên tiến giúp năng suất lúa ngày càng tăng. Trong năm 2007, phòng nông nghiệp huyện Thanh Bình kết hợp với hội nông dân các xã đã phổ biến chương trình “ba giảm- ba tăng” và đã giúp nông dân có được vụ mùa bội thu; năng suất 5,9 tấn/ha, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên trong năm 2006, năng suất lúa giảm hơn so với năm 2005 là do ảnh hưởng của sâu bệnh, các bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa của bà con nông dân.
Trong năm 2007, giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng đột biến làm cho chi phí sản xuất của nông dân cũng tăng theo. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ cần “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” mà quên đi vay trò của nguồn vốn trong sản xuất, nó giúp cho nông đầu tư vào diện tích đất trồng của mình vào những thời điểm thích hợp để mang lại hiệu quả cao. NH luôn giữ một vai trò gián tiếp quan trọng trong việc tăng năng suất, hỗ trợ tài chính cho bà con nông dân sản xuất và cải thiện cuộc sống.
. Về hoạt động xóa đói giảm nghèo
Huyện Thanh Bình là một huyện vùng sâu, có sự phân bố thu nhập không đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, dân cư sống trong các xã vùng sâu gặp nhiều khó khăn trong đi lại, thiếu điều kiện về y tế, giáo dục, đời sống kinh tế cũng như đời sống xã hội. Trong chương trình hoạt động Ủy ban nhân dân huyện cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm khắc phục sự chênh lệch về kinh tế cũng như nâng cao đời sống dân cư ở vùng gặp khó khăn, thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo.
Bảng 8 : Tình hình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Bình
giai đoạn 2005-2007
Năm
Số hộ nghèo (hộ)
Tỷ trọng (%)
Năm 2005
1.113
3,24
Năm 2006
25.877
15,16
Năm 2007
4.330
12,01
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Bình
Ghi chú:
Năm 2005 tính theo tiêu chí cũ
Năm 2006 và năm 2007 tính theo tiêu chí mới
Số hộ nghèo trong địa bàn huyện đã giảm đáng kể từ năm 2007 so với năm 2006 (giảm 20%). Trong những năm qua chính quyền địa phương không ngừng hỗ trợ người nghèo trên địa bàn huyện với nhiều hoạt động như: tạo việc làm mới, xuất khẩu lao động, mở các lớp dạy nghề, cấp nhà tình thương và kết hợp với NH NNo&PTNT và NH CSXH để xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng cho các hộ nghèo để phát triển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nói tóm lại: Trong những năm qua, Thanh Bình đã có nhiều thay đổi trong quản lý và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa cho tầng lớp dân cư, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đáng ghi nhận ấy vẫn còn chứa đựng nhiều vấn đề bức xúc đang tồn tại trong tầng lớp dân cư trên địa bàn huyện Thanh Bình đó là sự phân hóa giàu nghèo giữa những hộ gia đình. Nguyên nhân chính có phải là do khác nhau trong điều kiện sản xuất, thu nhập, chi tiêu, trình độ học vấn, nhận thức và địa vị xã hội? Sự phân hóa giàu nghèo còn xảy khi có sự khác biệt giữa hai đối tượng có vay vốn hay không, cách họ tiếp cận đến nguồn vốn ấy như thế nào để phát triển sản xuất và làm giàu cho chính gia đình mình. Đây là vấn đề nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương sau.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ
HUYỆN THANH BÌNH – ĐỒNG THÁP
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC MẪU ĐIỀU TRA
4.1.1. Nguồn lực sản xuất
4.1.1.1. Thông tin về nhân khẩu học
Đề tài được nghiên cứu dựa trên 50 quan sát, mỗi quan sát là một hộ gia đình, có những đặc điểm về nhân khẩu học khác nhau.
a) Số thành viên trong gia đình
Bảng 9: Thống kê quy mô hộ gia đình trong 50 hộ được phỏng vấn
Số thành viên trong
gia đình
Số gia đình
Tỷ trọng trên tổng quan sát (%)
Cộng dồn
3
13
26
26
4
16
32
58
5
11
22
80
6
8
16
96
7
1
2
98
9
1
2
100
Tổng cộng
50
100
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Trong 50 hộ gia đình được phỏng vấn thì số lượng gia đình có 4 thành viên là cao nhất, chiếm 32%. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong quy mô hộ gia đình đó chính là hộ có 3 nhân khẩu, số hộ có số nhân khẩu lớn hơn 06 rất ít. Đa phần số nhân khẩu là những hộ gia đình có hai thế hệ gồm có cha mẹ và con cái. Các gia đình đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch, dừng lại số con thứ hai. Còn đối với hộ gia đình có 5 trở lên thường là những hộ gia đình có 3 thế hệ: ông bà – cha mẹ - con cái. Thông thường hộ gia đình này có số thành viên sống phụ thuộc nhiều và có nhiều ý kiến trong việc sản xuất hơn gia đình hai thế hệ.
b) Tỷ lệ nam nữ, tuổi chủ hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, số thành viên sống phụ thuộc
Bảng 10: Tỷ lệ nam nữ chủ hộ
Giới tính chủ hộ
Số người
Tỷ trọng (%)
Cộng dồn
Nam
2
4
4
Nữ
48
96
100
Tổng
50
100
100
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Hình 6: Cơ cấu nam nữ trong tổng quan sát
Trong 50 hộ gia đình phỏng vấn có tỷ lệ là 48,48% nam: 52,52% nữ. Tỷ lệ này gần bằng với tỷ lệ bình quân của huyện. Cho thấy sự tương đối đồng đều trong cơ cấu dân số theo giới.
Bảng 11: Tuổi trung bình chủ hộ trong tổng số quan sát
Tiêu chí
Số quan sát
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tuổi nhỏ nhất
Tuổi lớn nhất
Tuổi chủ hộ
50
46,9
11,37
28
75
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Tuổi trung bình của chủ hộ trong 50 quan sát là 47 tuổi. Đây là độ tuổi thể hiện có nhiều kinh nghiệm và quyết đoán trong sản xuất. Tuy nhiên theo nguồn điều tra thì đa phần chủ hộ trong độ tuổi lao động là gia đình hai thế hệ, chủ hộ theo dạng này thường là cha mẹ trong gia đình và là lực lượng sản xuất chính mang lại thu nhập. Cũng theo số liệu điều tra thì trong 50 chủ hộ được phỏng vấn thì có đến 48 chủ hộ là nam, chiếm 96% quan sát.
Và cũng trong 50 hộ gia đình được phỏng vấn gồm 226 người thì số người trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 50 tuổi) là 143 người, chiếm 63,27% số người sống phụ thuộc là 83 người sống phụ thuộc. Trong đó có 61 người dưới độ tuổi lao động (dưới 16 tuổi) và 22 người ngoài độ tuổi lao động (trên 50 tuổi).
Bảng 12: Tỷ lệ người dưới tuổi lao động, trong tuổi lao động và ngoài tuổi lao động của tất cả các thành viên trong tổng quan sát
Nhóm tuổi
Số người
Tỷ trọng (%)
Cộng dồn
Dưới tuổi lao động
61
26,99
26,99
Trong tuổi lao động
143
63,27
90,26
Ngoài tuổi lao động
22
9,73
100,00
Tổng cộng
226
100.00
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Bảng 13:Giới tính chủ hộ và việc có vay vốn hay không
Đơn vị tính: người
Có vay hay không
Giới tính chủ hộ
Tổng
Nữ
Nam
Không vay
0
20
20
Có vay
2
28
30
Tổng
2
48
50
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Cũng từ nguồn điều tra, trong tổng số 50 hộ được phỏng vấn thì có 20 chủ hộ là nam không vay vốn, có 2 chủ hộ là nữ có vay vốn, 28 chủ hộ là nam có vay vốn. câu hỏi đặt ra có phải tất cả các chủ hộ là nữ điều sẽ vay vốn? tuy nhiên số chủ hộ là nữ chỉ chiếm 4% trong tổng số quan sát nên yếu tố chủ hộ là nam hay nữ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định có vay vốn hay không sẽ được đề cập trong mô hình hồi quy.
c) Nghề nghiệp chính, phụ của các thành viên và chủ hộ
Bảng 14: Nghề nghiệp chính của các thành viên trong 50 hộ điều tra
Nghề chính các thành viên
Số người
Tỷ trọng (%)
Cộng dồn
CNVC
4
1,77
1,77
Bảo vệ
1
0,44
2,21
Buôn bán nhỏ
7
3,10
5,31
Chăn nuôi
3
1,33
6,64
Chạy xe ôm
1
0,44
7,08
Công nhân
13
5,75
12,83
Giáo viên
1
0,44
13,27
Học nghề
1
0,44
13,72
Học sinh
61
26,99
40,71
Làm mướn
24
10,62
51,33
Làm ruộng
80
35,40
86,73
Nấu rượu
1
0,44
87,17
Nội trợ
2
0,88
88,05
Ở nhà
16
7,08
95,13
Sinh viên
5
2,21
97,35
Sửa xe
1
0,44
97,79
Thợ hồ
2
0,88
98,67
Thợ may
2
0,88
99,56
Y sĩ
1
0,44
100,00
Tổng cộng
226
100,00
Nguồn: dữ liệu điều tra
Các ngành nghề đỏi hỏi có bằng cấp và trình độ học vấn nhất định như giáo viên, y sĩ, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ thấp (không quá 10%). Số người tham gia các ngành nghề khác như thợ hồ, thợ may, nấu rượu, chăn nuôi, và buôn bán nhỏ cũng được xem là các ngành tạo ra thu nhập ổn định. Có 5 người đang là sinh viên theo học tại các trường Cao đẳng, Trung học và Đại học chiếm 2,21%.
Bảng 15: Nghề chính của chủ hộ trong 50 mẫu điều tra
Nghề chính nông hộ
Không vay
Có vay
Tổng
Số người
Số người (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Buôn bán nhỏ
1
2
0
0
1
Chăn nuôi
1
2
0
0
1
Chạy xe ôm
1
2
0
0
1
Công nhân
1
2
0
0
1
Giáo viên
0
0
1
2
1
Làm mướn
6
12
1
2
7
Làm ruộng
8
16
27
54
35
Thợ hồ
1
2
1
2
2
Y sĩ
1
2
0
0
1
Tổng cộng
20
40
30
60
50
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Thống kê từ nguồn điều tra về nghề nghiệp chính và tình trạng vay vốn của nông hộ ta thấy: chủ hộ tham gia vào 09 ngành nghề là buôn bán nhỏ, chăn nuôi, chạy xe ôm, công nhân, giáo viên, làm mướn, làm ruộng, thợ hồ và y sĩ. Trong đó số hộ có nghề chính là làm ruộng là hộ có vay ngân hàng nhiều hơn cả gồm 27 hộ vay chiếm 54% trong tổng số mẫu quan sát. Trong 30 hộ vay thì các chủ hộ có nghề chính là làm mướn, chăn nuôi, thợ hồ có tỷ lệ vay ít hơn. Trong 20 hộ không vay thì chủ hộ làm mướn và làm ruộng có tỷ lệ không vay cao hơn các ngành khác.
d) Trình độ học vấn và địa vị trong xã hội của chủ hộ
Bảng 16: Trình độ học vấn của chủ hộ
Số quan sát
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Lớp nhỏ nhất
Lớp cao nhất
Học vấn chủ hộ
50
5,50
3,29
0
Cao đẳng
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Chủ hộ có trình độ học vấn trung bình là lớp 6. Tuy nhiên trình độ học vấn này không đồng đều nhau. Các hộ có sự chênh lệch trong học vấn. Cụ thể trong 50 hộ phỏng vấn có 19 chủ hộ có trình độ học vấn chưa đến hết lớp 5, trong đó có 2 chủ hộ mù chữ. Số chủ hộ học trên lớp 5 là 21 người, có 5 chủ hộ học hết lớp 12, 01 chủ hộ có trình độ cao đẳng. Hiện nay trình độ dân trí ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Thanh Bình nói riêng còn rất thấp (tổng cục thống kê, 2007). Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đối với việc tiếp cận khoa học vào trong sản xuất và khả năng nhận thức các vấn đề kinh tế xã hội. Lĩnh vực tiếp cận tín dụng từ nguồn chính thức cũng vậy, phải có cách nhìn đúng đắn và nghiêm túc về nó thì mới thật sự mang lại hiệu quả, cải thiện đời sống.
Bảng 17: Tình trạng địa vị xã hội của chủ hộ
Đơn vị tính: người
Số hộ không vay
Số hộ có vay
Tổng
Số chủ hộ không có chức vụ
19
28
47
Số chủ hộ có chức vụ
1
2
3
Tổng
20
30
50
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Thống kê từ dữ liệu điều tra cho ta thấy số hộ không có chức vụ trong làng xã là 47 hộ thì vay ngân hàng là 28 hộ chiếm 56% trong tổng số quan sát. Số hộ có chức vụ trong làng xã là 3 hộ thì có 2 hộ đã vay. Tuy số hộ có chức vụ trong làng xã ít nhưng kết quả điều tra cho ta cách nhìn một cách chủ quan về xu hướng vay vốn của các hộ có chức vụ là nhiều hơn. Thế nhưng dưới góc độ khách quan thì con số trên chưa thể hiện được xu hướng vay vốn của đối tượng nào là nhiều hơn. Mô hình hồi quy sẽ cho biết nhận xét chủ quan trên là có cơ sở hay không.
Bảng 18: Tình hình tham gia vào các tổ chức kinh tế-xã hội và có vay hay không của chủ hộ
Đơn vị tính: người
Số hộ không vay
Số hộ có vay
Tổng cộng
Số hộ không tham gia
16
23
39
Số hộ có tham gia
4
7
11
Tổng cộng
20
30
50
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn huyện theo nguồn điều tra là hội phụ nữ, hội nông dân, tổ chức chính quyền tại địa phương,… Trong 39 hộ được phỏng vấn không tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội thì có 16 hộ không vay từ các nguồn tài chính chính thức, 23 hộ có vay. Trong 11 hộ được phỏng vấn có tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội tại địa phương thì chỉ có 4 hộ là không vay, 7 hộ đã vay từ nguồn tài chính chính thức.
4.1.1.2. Thông tin về diện tích đất
Bảng 19: Thông tin về diện tích đất của hộ
Loại đất
Diện tích đất (1.000 m2)
Tỷ trọng (%)
Trung bình
Cao nhất
Thấp nhất
Có bằng đỏ
Không có bằng đỏ
Đất ruộng
9,24
40
0
70
30
Đất vườn
0,18
3,74
0
8
92
Đất thổ cư
0,26
3,6
0
44
56
Diện tích ao nuôi cá
0,02
1
0
4
96
Đất khác
-
-
-
-
-
Tổng diện tích đất
9,7
40,4
0,05
Tổng diện tích đất có bằng đỏ
8,85
40,4
0
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Trong tổng diện tích đất mỗi hộ gia đình nông hộ sở hữu thì diện tích đất ruộng có bằng đỏ là nhiều nhất, chiếm 70% trong tổng diện tích đất ruộng có bằng đỏ. Đất thổ cư mà nông hộ đang sống lại đang tồn tại nhiều bức xúc của nhiều nông hộ do đã ở lâu mà thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư còn rất chậm. Diện tích ao cá có bằng đỏ chỉ có 4%. Diện tích ao cá gắn liền với đất thổ cư; do đất thổ cư chưa có bằng đỏ nên diện tích ao cá có bằng đỏ là rất ít. Tình trạng đất vườn của nông hộ cũng thế. Hiện tại diện tích đất thổ cư chưa có bằng đỏ do đa số các hộ sống trên địa bàn phỏng vấn thuộc diện hộ sống trên cụm tuyến dân cư vượt lũ, thời gian định cư đã lâu, song do khó khăn trong vấn đề thủ tục bồi thường nên chính quyền chưa kịp thời cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các hộ đang sống trên cụm tuyến dân cư này.
Nếu xét theo mức bình quân trên mỗi nông hộ thì mỗi gia đình nông hộ có 9,7 ha bao gồm đất trồng trọt, đất thổ cư, đất vườn và diện tích ao nuôi cá. Trong đó đất ruộng trung bình là 9,24 ha, diện tích đất vườn trung bình là 0,18 ha, diện tích đất thổ cư trung bình là 0,26 ha, diện tích ao cá trung bình là 0,02 ha. Trong tổng số 9,7 ha diện tích trung bình thì diện tích đất có bằng đỏ là 8,85ha chủ yếu là đất ruộng và đất thổ cư.
4.1.2. Thông tin về tình hình vay vốn của nông hộ
a) Thống kê về nguồn vay
Nguồn: Dữ liệu điều tra
Hình 7: Cơ cấu hộ vay tại các tổ chức tài chính chính thức
tại huyện Thanh Bình
Trên địa bàn huyện hiện tại có 3 NH đang hoạt động đó là NH NNo&PTNT, NH CSXH và NH phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Do nằm trên trục lộ chính nối liền với Thành phố Cao Lãnh, nên ngoài vay vốn ở NH NNo&PTNT và NH CSXH ở tại địa bàn huyện người dân có thể đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện than.doc