Luận văn Phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ phát triển nông - Lâm nghiệp huyện Ea súp, tỉnh Đăk Lăk

MỤC LỤC .i

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU.iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ.v

ĐẶT VẤN ĐỀ.1

1. Tính cấp thiết . 1

2. Mục tiêu . 2

3. Nhiệm vụ. 2

4. Phạm vi nghiên cứu . 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3

6. Cơ sở tài liệu của luận văn. 3

7. Cấu trúc của luận án . 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH

PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP .5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. 5

1.1.1. Trên thế giới.5

1.1.2. Ở Việt Nam.8

1.2. Lý luận nghiên cứu cảnh quan . 11

1.2.1. Khái niệm chung về cảnh quan.11

1.2.2. Lý luận và phƯơng pháp luận nghiên cứu cảnh quan .13

1.3. Nguyên tắc, phƯơng pháp xây dựng bản đồ cảnh quan, lý luận đánh giá cảnh

quan cho các mục đích thực tiễn . 25

1.3.1. Nguyên tắc, phƯơng pháp xây dựng bản đồ cảnh quan .25

1.3.2. Lý luận đánh giá cảnh quan cho mục đích thực tiễn.27

1.4. PhƯơng pháp và quy trình nghiên cứu. 28

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu.28

1.4.2. PhƯơng pháp nghiên cứu .30

1.4.3. Quy trình nghiên cứu .32

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ BẢN

ĐỒ CẢNH QUAN HUYỆN EA SÚP.34

2.1. Đặc điểm những nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Ea Súp. . 34

pdf46 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ phát triển nông - Lâm nghiệp huyện Ea súp, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu cảnh quan Việt Nam. Ngoài các hƣớng nghiên cứu truyền thống, các nhà địa lý tự nhiên tổng hợp Việt Nam đã tiếp cận nhanh các hƣớng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể kể đến là Phạm Hoàng Hải (và nhiều ngƣời khác) với công trình “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1:200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990) ; Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm Vân với “Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1:250.000 bằng tư liệu viễn thám” (1992). Một trong những hƣớng nghiên cứu đƣợc tiến hành chủ yếu thời gian gần đây là hƣớng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải. Năm 1988, ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”. Kế đến vào năm 1990, trong Chƣơng trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nnk đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm”. Năm 1993, ông cùng Nguyễn Thƣợng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên”. Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn Thƣợng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh - công trình đƣợc đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trƣng của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tƣơng đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng cảnh quan riêng biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu 10 sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dƣới tác động của con ngƣời, từ đó đƣa ra các giải pháp, các hƣớng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. Cũng trong hƣớng nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng thời gian gần đây, một số tác giả thuộc Viện Địa lí và các Trƣờng Đại học đã tiến hành tổ chức lãnh thổ sản xuất trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan, qua đó đã đóng góp tiếng nói quan trọng cho vấn đề quy hoạch lãnh thổ của quốc gia và của các địa phƣơng. Trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tất yếu phải thông qua phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan. Nó đƣợc coi là cơ sở để làm nổi bật quy luật phân hóa, tính đa dạng và sự phân hóa chức năng cảnh quan. Tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này phải kể đến: Phạm Hoàng Hải (1992) đã công bố “Cơ sở phân tích chức năng và động lực phát triển cảnh quan sinh thái Việt Nam. Năm 1996, Phạm Quang Anh hoàn thành luận án tiến sĩ với luận án “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam” - cấu trúc cảnh quan thực tại là cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý do Nguyễn Văn Vinh làm chủ biên đã hoàn thành công trình “Nghiên cứu chức năng và cấu trúc cảnh quan sinh thái (lấy ví dụ ở tỉnh Quảng Trị” (2005) - phát hiện ra cấu trúc, chức năng là cơ sở để sử dụng hợp lý cảnh quan vào các mục đích kinh tế - xã hội. Tác giả Nguyên Cao Huần với các công trình “Phân tích, đánh giá cảnh quan tỉnh Đắk Lắk cho các mục đích thực tiễn”, 1992; “Đánh giá cảnh quan (theo hƣớng tiếp cận kinh tế sinh thái”, 2005; “Phân vùng cảnh quan lãnh thổ Việt Nam - Lào”, 2008 đã đề cập nhiều đến những vấn đề lý luận, phƣơng pháp luận nghiên cứu cảnh quan ứng dụng, những vấn đề lý luận đánh giá cảnh quan cả định tính và bán định lƣợng. Tác giả Trƣơng Quang Hải, Phạm Quang Tuấn, Nguyễn Quốc Huân (2006) tiến hành Phân tích cảnh quan vườn quốc gia Ba Bể và vùng đệm” - chỉ ra các nhân tố tác động đến sự phân hóa trong cấu trúc cảnh quan. Gần đây nhất là luận án tiến sĩ của Nguyễn An Thịnh (2007) với tựa đề “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”; Trƣơng Quang Hải, Giang Văn Trọng (2010) “Phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan khối Karst Tràng An - Bích Động, tỉnh Ninh Bình”, Trần Thị Thúy Hằng (2012), “Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan phục vụ tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng tỉnh Ninh Bình với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám”. 11 Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình khác đƣợc thực hiện ở các vùng, miền của đất nƣớc và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của cảnh quan học, nhƣ : Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trong cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo chúng, phục vụ phát triển nông nghiệp” (1991) ; Nguyễn Thế Thôn với “Tổng luận phân tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế” (1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh thái ứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường” (1995). Đó là chƣa nói đến một loạt các bản đồ cảnh quan và đánh giá cảnh quan đã đƣợc các nhà cảnh quan học và các nhà địa lí tổng hợp xây dựng nên trong hơn 30 năm qua, giúp cho lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan của nƣớc ta ngày càng có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và vững chắc. 1.2. Lý luận nghiên cứu cảnh quan 1.2.1. Khái niệm chung về cảnh quan Từ “cảnh quan” là tên gọi khá cổ của một ngành khoa học Địa lý hoàn chỉnh, đƣợc sử dụng để biểu thị tƣ tƣởng chung về một tập hợp quan hệ của các hiện tƣợng khác nhau trên bề mặt trái đất. Nền móng của cảnh quan học đã đƣợc xây dựng từ cuối thế kỷ XIX trong các công trình nghiên cứu, sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt trái đất của các nhà địa lý kinh điển Nga. Trong đó, V.V Đôcutsaev (1846 - 1903), nhà bác học Nga vĩ đại đáng đƣợc coi là ngƣời sáng lập học thuyết cảnh quan. Sau ông là các nhà địa lý Nga nhƣ: L.C. Berge, G.N. Vƣxotxkii, G.F. Morozov, Các nhà địa lý Đức nhƣ: Z. Passarge, A.Hettner. Ở Anh có E.J. Gerbertson và các nhà địa lý Mỹ, Pháp, Song việc nghiên cứu sự phân chia bề mặt trái đất dẫn đến sự hình thành học thuyết về các quy luật phân hóa lãnh thổ lớp vỏ địa lý chỉ đƣợc phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh Thế giới II, khi đó cảnh quan đƣợc xác định nhƣ “đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới ” (A.G. Ixatsenko, 1953). Quá trình phát triển đó thể hiện trong sự xác định khái niệm cảnh quan trong các định nghĩa của các tác giả ở các thời kỳ khác nhau trên thế giới và Việt Nam, từ đó đánh dấu mỗi thời điểm phát triển của khái niệm cảnh quan cũng nhƣ của học thuyết cảnh quan. 12 Định nghĩa cảnh quan của L.C. Berge, 1931 nhƣ sau: “Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự kiện, các hiện tƣợng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nƣớc, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng nhƣ hoạt động của con ngƣời hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của trái đất”. Năm 1948, N.A. Xolsev đã đƣa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý đƣợc gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tƣơng hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nƣớc mặt và nƣớc ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực - động vật”. Còn theo A.G. Ixatsenko trong “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên” năm 1965 đã đƣa ra định nghĩa: “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn bất kỳ, đặc trƣng bằng sự đồng nhất cả tƣơng quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái riêng” [12]. Theo nhà địa lý Việt Nam Vũ Tự Lập, năm 1976 khi nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, ông đã đƣa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể đƣợc phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhƣỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [13]. Năm 1991, A.G. Ixatsenko đƣa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn: “Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trƣng của các địa hệ liên kết bậc thấp”. Phân tích các định nghĩa trên cho thấy 3 quan niệm về cảnh quan mà sau đó đƣợc áp dụng để chỉ các hình thức cảnh quan khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm của ngƣời nghiên cứu (Từ điển Bách khoa Địa lý, 1988).  Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên – lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên - quan niệm chung (F.N. Minkov, D.L. Armand,...) 13  Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu đƣợc xem xét đến những biến đổi do tác động của con ngƣời - quan niệm kiểu loại (B.B. Polunov, N.A. Gvozdetxki,...)  Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất - quan niệm cá thể (N.A. Xolsev, A.G. Ixatxenko, Vũ Tự Lập...) Dù xét CQ theo khía cạnh nào thì CQ vẫn là một tổng thể TN. Sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi CQ là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, CQ đƣợc xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào. Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hóa chung nhƣ một địa hệ tự nhiên bất kỳ nào đó đƣợc sử dụng nhiều không phải trong lĩnh vực cảnh quan học thuần túy, mà ở các lĩnh vực khác, các ngành khác khi có động đến sự phân dị lãnh thổ. Vì vậy, nhiều ngƣời cho cảnh quan đồng nghĩa với các quan điểm phân vùng khác. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, quan niệm về cảnh quan theo quan niệm chung không có một giới hạn rõ rệt về lãnh thổ, không theo sự phân cấp (phân hóa nào) vì sử dụng nhƣ một danh từ chung. Do vậy, thƣờng đƣợc dùng cho các công trình chung nghiên cứu môi trƣờng tự nhiên hoặc nghiên cứu cho một dạng sử dụng rất cụ thể nào đó. Đối với các nhà nghiên cứu chuyên ngành cảnh quan thì sử dụng hai quan niệm: kiểu loại và cá thể. Trong đó, quan niệm kiểu loại đƣợc dùng phổ biến trong các nghiên cứu cảnh quan. Vì theo quan niệm này, cảnh quan là đơn vị cơ sở, là cấp phân vị - đơn vị phân loại thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới (A.G. Ixatsenko, 1965), đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc hình thái riêng. Điều này thể hiện một trong những đặc tính của tập hợp, là đặc tính “nổi bật” chỉ có trong hệ thống các cấp, mà mỗi cấp có tính chất riêng cho sự liên kết tƣơng hỗ của các yếu tố hợp thành. 1.2.2. Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan * Những vấn đề lý luận chung. Cũng nhƣ sự phát triển của khoa học địa lý, học thuyết cảnh quan tuân thủ các giai đoạn phát triển từ phân tích bộ phận rồi đến tổng hợp, rồi phân tích bậc cao hơn và 14 lại tổng hợp cao hơn. Trên con đƣờng phát triển đi lên đó, ngày càng đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tƣợng cần nghiên cứu của lớp vỏ cảnh quan. Học thuyết của cảnh quan từ chỗ nghiên cứu tập hợp tƣơng hỗ của các hiện tƣợng khác nhau trên bề mặt trái đất, có mục đích, đối tƣợng nghiên cứu gắn với mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của địa lý tự nhiên, sau đó cùng với sự phát triển của các khoa học địa lý bộ phận nhƣ các ngành địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật, và các thành tựu nghiên cứu sinh vật, trong đó nổi bật là sự nghiên cứu sự phân hóa không gian của các hợp phần cảnh quan dựa trên sự kết hợp của các nguồn năng lƣợng tác động chủ yếu là nội năng và ngoại năng trong lớp vỏ cảnh quan. Các yếu tố hợp phần nhƣ địa hình và các yếu tố ngoại lực hình thành địa hình phân hóa không gian theo các cấp khác nhau. Sự phân hóa của nền nhiệt, của chế độ ẩm, sự phân bố dòng chảy, của chế độ dòng chảy, theo không gian, của đất, của thực vật, động vật đã đƣợc tổng hợp trong nghiên cứu sự phân hóa trong cấu trúc của cảnh quan. Do vậy, vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX là thời kỳ nghiên cứu mạnh mẽ sự phân chia bề mặt trái đất và cảnh quan học mới xác định rõ nhiệm vụ của mình là học thuyết về các quy luật phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ địa lý, cảnh quan là đơn vị cơ sở và hệ thống phân vùng. Đây là giai đoạn nghiên cứu sâu cấu trúc không gian của cảnh quan và xem các cảnh quan là những hệ thống cấu trúc không gian có tính chất phân bậc logic theo những trật tự xác định. Những nghiên cứu cấu trúc thiên về xác định một cách định tính các tính chất của cảnh quan, sử dụng các biện pháp liên ngành (trong đó đáng chú ý là sử dụng cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái, cũng nhƣ nghiên cứu tác động kỹ thuật vào cảnh quan), dần dần các nghiên cứu hƣớng sâu vào các chỉ tiêu định lƣợng cho các tính chất của cảnh quan cùng với sự ra đời của nhiều bộ phận khoa học cảnh quan mới nhƣ: Vật hậu cảnh quan học, địa hóa học cảnh quan, địa vật lý cảnh quan, Từ khi phát triển đến nay, cảnh quan học luôn tiếp cận đến cơ chế trao đổi vật chất và năng lƣợng cũng nhƣ trao đổi thông tin giữa các hợp phần trong cảnh quan giữa các đơn vị cảnh quan cùng bậc và sự chuyển hóa vật chất – năng lƣợng, thông tin đó từ trên xuống dƣới - từ các đơn vị bậc cao xuống các đơn vị bậc thấp và ngƣợc lại. Song trong nghiên cứu chức năng của cảnh quan vẫn còn những khó khăn đó là việc xác định đúng các tác động tƣơng hỗ của nhiều yếu tố hợp phần tự nhiên. Việc sử dụng các phƣơng pháp cổ truyền và các phƣơng pháp liên ngành mới chỉ cho phép 15 giải quyết các cặp quan hệ nhƣ chỉ số tƣơng quan nhiệt ẩm, chỉ số khô hạn của Grigoriev - Buđƣco, Việc áp dụng các biện pháp liên ngành và ứng dụng toán học vào giải quyết các vấn đề định lƣợng của cảnh quan đã cho phép mở rộng và đi sâu tìm hiểu bản chất của các cặp quan hệ thành phần của cảnh quan gần nhau nhƣ: nhiệt - ẩm, nƣớc - lƣợng mƣa, Để tìm hiểu cơ chế trao đổi, chuyển hóa vật chất trong cảnh quan phải tiến đến bƣớc chi tiết, định lƣợng hóa nghiên cứu. Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết hệ thống điều khiển vào nghiên cứu các đặc tính của cảnh quan (tiếp cận hệ thống) có vai trò cực kỳ to lớn và quan trọng, đánh dấu bƣớc tổng hợp bậc cao hơn những vấn đề lý thuyết của cảnh quan và nó đã đƣợc bắt đầu từ những năm 60. Bên cạnh đó, vào những năm 60 vấn đề “Môi trƣờng sống dựa trên các nguyên tắc sinh thái và cảnh quan địa lý” đã tạo nên một hƣớng nghiên cứu cảnh quan chung - hƣớng sinh thái cảnh quan. Sử dụng tiếp cận sinh thái và nghiên cứu cảnh quan cho phép xác định đƣợc mối quan hệ tƣơng hỗ giữa hai hợp phần vật chất: các vật chất hữu cơ sống và các chất không sống, hay nói cách khác giữa sinh vật và các điều kiện sinh thái trong phạm vị cảnh quan. Đây là hƣớng ứng dụng nhằm trao đổi nghiên cứu và chuyển hóa vật chất của vòng tuần hoàn sinh vật trong cảnh quan, nhằm bảo vệ và làm tốt lên môi trƣờng sống. Trong sự tiếp xúc, liên kết giữa cảnh quan học và sinh thái học đã hình thành nên một ngành khoa học cảnh quan khác đó là cảnh quan sinh thái. Cảnh quan sinh thái nghiên cứu sự phân hóa của các đơn vị cảnh quan sinh thái theo một hệ thống phân bậc, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu cảnh quan và hệ sinh thái. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học liên quan nhƣ hóa học, sinh thái học, vật lý học, cảnh quan học, nghiên cứu cảnh quan trong quá trình phát triển của mình đã không dừng lại ở những nội dung mang tính khái quát ban đầu mà đã đi sâu thêm về vấn đề bản chất của các sự việc, xu thế phát triển, phức tạp giữa các thành phần của tự nhiên, đặc biệt là xu hƣớng phát triển các cảnh quan hiện đại dƣới tác động kỹ thuật của con ngƣời. Xu thế nghiên cứu cảnh quan trên thế giới và Việt Nam hiện nay là dựa vào các kết quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu đã đƣợc chấp nhận để tiếp tục đi sâu vào những 16 hƣớng tiếp cận khoa học tổng hợp nghiên cứu cảnh quan vùng và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn cụ thể nhƣ: đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển sản xuất, kinh tế, bảo vệ và phát triển môi trƣờng lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững. * Các nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan Phân loại CQ là khâu quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ. Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau, nhƣng chƣa có một hệ thống phân loại thống nhất cho từng cấp lãnh thổ cụ thể. Theo tác giả Vũ Tự Lập và nhiều nhà NCCQ thì khi tiến hành phân loại CQ, đƣa ra một hệ thống phân loại cho từng cấp, cần đảm bảo những nguyên tắc chung nhƣ sau. - Phân loại riêng từng cấp phân vị, mỗi hệ thống có số lượng cá thể riêng, chỉ tiêu phân loại riêng và số lương bậc phân loại riêng. - Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hoá không gian phổ biến của địa lý quyển, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành nên các cấp. - Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cấp có thể áp dụng cho việc thành lập bản đồ CQ ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cả cho miền núi lẫn đồng bằng. Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, không thể có tình trạng không thể biết xếp một cá thể vào bậc phân loại nào, đồng thời cũng không được xếp một cá thể vào vài bậc phân loại khác nhau. - Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng một tiêu chí. Nếu muốn dùng nhiều chỉ tiêu, thì phải kết hợp chúng lại thành một chỉ tiêu tổng hợp. - Hệ thống phân loại phải có số bậc hợp lý tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng phân loại. Tránh quá nhiều (sẽ gây rườm rà), tránh thiếu bậc (gây khó hiểu cho mối liên hệ giữa các bậc). Nên chọn những yếu tố quan trọng chi phối hoặc đại diện nhiều yếu tố khác nhau. - Chú ý đến danh pháp cho từng bậc phân loại khác nhau, đồng thời đơn vị bậc dưới nên có dấu vết của bậc trên trong tên gọi và kí hiệu. 17 Những nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Luận văn đã áp dụng linh hoạt các nguyên tắc này trong quá trình phân loại CQ cho khu vực nghiên cứu. Sự phân hoá của CQ là phân hoá cấu trúc của các thành phần. Các thành phần này xâm nhập, tác động tƣơng hỗ với nhau. Mối tƣơng quan giữa các thành phần CQ không biểu hiện lên bề mặt Trái đất. Nghiên cứu đặc trƣng cấp phân vị cần dựa vào tổng thể các dấu hiệu địa đới và phi địa đới. Thống nhất giữa quy luật địa đới và phi địa đới là sự thống nhất biện chứng. Mặt nào đó trội lên thì mặt kia sẽ giữ vai trò thứ yếu. Do đó, khi phân loại không nên xét chúng trong mối quan hệ đồng cấp. Xây dựng một hệ thống phân loại đầy đủ, các cấp ứng với các chỉ tiêu khác nhau, tránh những cấp mà chỉ tiêu chƣa thật rõ ràng, chƣa có sự thống nhất cao của nhiều nhà nghiên cứu. Mỗi chỉ tiêu phân hoá chỉ có ý nghĩa áp dụng đối với một vùng nhất định. Khó có thể áp dụng hệ thống phân loại, chỉ tiêu các cấp của vùng này cho vùng khác. Vì vậy, căn cứ vào đặc thù TN, sự phân hóa CQ của khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng đƣợc hệ thống phân loại CQ riêng cho lãnh thổ huyện Ea Súp. * Một số hệ thống phân loại phổ biến trong NCCQ + Một số hệ thống phân loại CQ trên thế giới Cho đến nay, CQ học vẫn chƣa có một hệ thống phân loại đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận là đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Để xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ CQ huyện Ea Súp, chúng tôi tham khảo một số hệ thống phân loại của tác giả nƣớc ngoài. Chúng tôi không có ý định phân tích ƣu khuyết điểm của các hệ thống, chỉ nêu một số hệ thống phân loại có tính chất phổ biến nhằm thuận cho việc xác lập hệ thống phân loại phù hợp với khu vực nghiên cứu. Các hệ thống phân loại đều phân chia các cấp dựa vào quy luật địa đới và phi địa đới nhƣng đánh giá vai trò của chúng là khác nhau, nên có sự khác nhau giữa các hệ thống và phân tán trong việc xây dựng hệ thống phân loại. Hệ thống phân vị của phân vùng là hệ thống phân loại các thể tổng hợp ĐLTN cá thể. Trong nghiên cứu các thể tổng hợp ĐLTN cần phân chia theo các đơn vị kiểu loại. Hiện nay, xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ cũng sử dụng rộng rãi các đơn vị phân vùng 18 theo kiểu loại để thể hiện các thể tổng hợp kiểu loại (các CQ). Sau đây là 3 công trình tiêu biểu của phân loại CQ theo kiểu loại.  Hệ thống phân loại của A.G. Ixatrenko (1961) Bảng 1.1: Hệ thống phân loại của A.G. Ixatrenko (1961) Đơn vị Dấu hiệu Nhóm kiểu Sự giống nhau có tính địa đới của các cảnh quan trong phạm vi các địa ô và các châu lục khác nhau. Kiểu Các điều kiện nhiệt ẩm cùng kiểu, những nét cấu trúc chung, cùng quá trình di động của các nguyên tố hóa học, các quá trình địa mạo ngoại sinh sự hình thành thổ nhƣỡng, thành phần và cấu trúc của sinh vật. Phụ kiểu Những khác biệt địa đới thứ cấp và những dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc. Lớp Mức độ tác động làm biến đổi của các yếu tố kiến tạo sơn văn tới cấu trúc của cảnh quan. Phụ lớp Ở miền núi - sự phát triển trọn vẹn của các dãy đai cao điển hình. Loại Sự giống nhau phát sinh, kiểu ƣu thế của địa hình và đá mẹ cũng nhƣ cấu trúc hình thái. Phụ loại Những đặc trƣng của vật chất bề mặt nền. Thể loại Các đặc trƣng khí hậu địa phƣơng.  Hệ thống phân loại của N.A. Gvozdexki (1961) Bảng 1.2: Hệ thống phân loại của N.A. Gvozdexki (1961) Đơn vị Dấu hiệu Lớp Những dấu hiệu địa chất địa mạo quyết định đặc điểm biểu hiện tính địa đới và tƣơng quan nhiệt và ẩm. Kiểu Những dấu hiệu địa đới đặc trƣng (đại lƣợng chỉ số khô hạn bức xạ, vòng tuần hoàn sinh học của các yếu tố di động không khí (COH), các nguyên tố, loại hình di động nƣớc, kiểu thảm thực vật và đất). Phụ kiểu Tính địa đới (phụ đới vĩ độ và đai cao và “tính địa phƣơng” theo kinh độ). Nhóm Các đặc trƣng địa chất địa mạo. Loại Sự đồng nhất lớn của các điều kiện tự nhiên và tính đồng dạng của cấu trúc ngang (sự kết hợp của các kiểu cảnh quan). 19  Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev Bảng 1.3: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev Đơn vị Dấu hiệu Thống Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lý trong cấu trúc của lớp vỏ cảnh quan. Hệ Cân bằng nhiệt ẩm là biểu hiện của cơ sở năng lƣợng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các cảnh quan. Phụ hệ Tính địa ô của các đới làm phân phối lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới. Lớp Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và miền núi. Phụ lớp Sự phân hóa tầng trong cấu trúc cảnh quan ở núi và đồng bằng làm phân hóa cƣờng độ các quá trình địa lý tự nhiên. Nhóm Kiểu chế độ thủy địa hóa do quan hệ giữa các yếu tố khí quyển, thổ nhƣỡng, dòng chảy, mức độ chia cắt phân phối lại vật chất và năng lƣợng trong các cảnh quan. Kiểu Các dấu hiệu sinh khí hậu - thổ nhƣỡng ở cấp kiểu thổ nhƣỡng và lớp quần thể thực vật. Phụ kiểu Mang dấu hiệu của kiểu nhƣng ở cấp phụ kiểu thổ nhƣỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể chuyển tiếp. Hạng Các kiểu địa hình phát sinh. Phụ hạng Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt. Loại Sự giống nhau của các dạng ƣu thế. Phụ loại Ƣu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc. + Một số hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam. = Hệ thống phân loại của tác giả nước ngoài - Ngƣời đƣa ra hệ thống phân vùng đầu tiên cho nƣớc ta là T.N. Seglova (Liên Xô cũ) trong công trình “Việt Nam” (1957) - tác phẩm địa lý Việt Nam ra đời đầu tiên. Ông sử dụng hệ thống phân vị đơn giản, có 2 cấp: vùng và á vùng. - Trong “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam”(1961) của Fridland, sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp không rõ ràng. Miền Bắc Việt 20 Nam đƣợc chia thành 3 lãnh thổ: đồng bằng, đồi, núi. Lãnh thổ đồng bằng và đồi, đƣợc chia ra tỉnh  vùng. Lãnh thổ núi chia theo hệ thống khác: lãnh thổ  quận  á quận  đới (đối với khu vực đá silicat) hoặc vùng (đối với các khu vực đá vôi). Hệ thống phân vị này không chỉ rõ quan hệ của các cấp với cấp trên nó và không có chỉ tiêu cho từng cấp cụ thể. = Hệ thống phân loại của tác giả Việt Nam Các tác giả nghiên cứu về CQ nƣớc ta đƣa ra nhiều hệ thống phân loại, nhƣng chƣa có một hệ thống phân loại chung cho toàn lãnh thổ. Các hệ thống phân loại có hƣớng tiếp cận khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, số lƣợng cấp CQ trong hệ thống phân loại không giống nhau nhƣng không mâu thuẫn về nguyên tắc phân chia. Hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập (1974), áp dụng cho NCCQ miền Bắc Việt §Þa lý quyÓn §Êt liÒn Vßng ®Þa lý §íi ®Þa lý ¤ ®Þa lý Nhãm diÖn ®Þa lý Xø ®Þa lý ¸ d¹ng ®Þa lý MiÒn ®Þa lý D¹ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003458_1_8224_2002754.pdf
Tài liệu liên quan