Luận văn Phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây

Nhìn chung về số tuyệt đối thì dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng trong 3

năm không có sự thay đổi lớn, nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ có phần sụt giảm

do ngân hàng thực hiện tăng trưởng dư nợ mà chủ yếu là tăng trưởng ngắn hạn

trong khi trung dàihạn thì dậm chân tạichỗ. Do đó ngân hàng cần phảikhai thác

các đối tượng cho vay trung dài h ạn để có thể có cơ cấu đầu tư phù hợp với

nguồn vốn và có thể tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, ổn định được dư nợ

do thời hạn cho vay dài và có thể tăng thêm thu nhập vì lãi suất cho vay thường

là cao hơn ngắn hạn.

pdf64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rất nhanh. Cụ thể số dư huy động là 244.929 triệu đồng chiếm 89,33% trên vốn huy động, tăng 116.504 triệu đồng tương ứng 90,72% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước dẫn đến lãi suất huy động ở các loại có kỳ hạn trong năm này tăng rất cao hơn 17%/năm. Mặt khác, nhà nước thực hiện đền bù giải tỏa hơn 120 tỷ cho các hộ có đất nằm trên công trình kênh Cầu Ván và quốc lộ 50 nên việc huy động vốn trong dân cư có điều kiện được tăng cao. Hơn nữa trong năm 2008 tình hình tài chính bất ổn nên nhiều nhà kinh doanh chọn giải pháp là gửi tiền tiết kiệm. Sự tăng nhanh của tiền gửi tiết kiệm là điều rất tốt. Nó cho thấy ngân hàng đã thực hiện huy động tương đối tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, cần phải duy trì và phát huy. Phát hành giấy tờ có giá Phát hành giấy tờ có giá được ngân hàng thực hiện qua hình thức phát hành kỳ phiếu. Việc phát hành này thực hiện theo chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 29 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Phát hành kỳ phiếu không thực hiện liên tục qua 3 năm, ngân hàng phát hành kỳ phiếu tùy theo yêu cầu và mục đích của việc đầu tư. Khi có phát sinh nhu cầu thì ngân hàng mới phát hành nên có sự biến động lớn giữa các năm. Thông thường kỳ phiếu phát hành theo từng đợt chứ không liên tục như tiền gửi tiết kiệm và phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng nông nghiệp tỉnh, nên việc huy động kỳ phiếu của ngân hàng không tự chủ động. Lãi suất kỳ phiếu luôn cao hơn lãi suất tiền tiết kiệm. Nhìn chung sự tăng giảm của nó không gây ảnh hưởng đáng kể đến tổng nguồn vốn huy động, vì nó luôn chiếm tỷ trọng rất thấp dưới 1% trong tổng nguồn vốn huy động. Chỉ riêng năm 2007 khoản vốn này tăng lên so với năm 2006 là 1.850 triệu đồng tương ứng với 370,00%. Nguyên nhân là do năm 2007 ngân hàng đã huy động tiền gửi kỳ phiếu theo chỉ tiêu phân bổ của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang (Thực chất nguồn huy động kỳ phiếu là do khách hàng đến hạn tiền gửi tiết kiệm chuyển sang vì lãi suất kỳ phiếu cao hơn, chỉ có một phần là huy động từ bên ngoài). Năm 2008 nguồn huy động kỳ phiếu giảm 1.181 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng 50,26%. Do năm 2008 ngân hàng không huy động kỳ phiếu mà các kỳ phiếu của năm 2007chuyển sang, một phần các kỳ phiếu này đến kỳ hạn, khách hàng rút vốn và chuyển sang loại tiết kiệm khác. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà đối với cả bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng. Doanh số cho vay của ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. 4.2.1 Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm Dựa vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng đều qua 3 năm. Năm 2007 tăng 24.011 triệu so năm 2006, sang năm 2008 tăng 119.113 triệu so năm 2007. Chứng tỏ ngân hàng nông nghiệp Gò Công Tây đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 30 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang xã hội tại địa phương cũng như định hướng kinh doanh của ngân hàng, đồng thời có sự đầu tư thỏa đáng cho khách hàng trên cơ sở tăng trưởng của các nguồn vốn, tìm kiếm khách hàng mới đồng thời chú trọng đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ (năm 2006 chỉ có 28 doanh nghiệp, năm 2008 có 51 doanh nghiệp quan hệ vay vốn). Mặc dù tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên qua các năm nhưng đa phần chỉ có doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên mà thôi. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn tăng rất thấp, thậm chí là giảm sút. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn ta tiến hành phân tích doanh số cho vay theo thời hạn cho vay và theo từng ngành nghề kinh doanh. a) Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07 So sánh 07-08 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 328.708 66,72 374.859 72,55 522.158 82,13 46.151 14,04 147.299 39,29 Trung, dài hạn 163.941 33,28 141.801 27,45 113.615 17,87 -22.140 -13,50 -28.186 -19,88 Tổng 492.649 100 516.660 100 635.773 100 24.011 4,87 119.113 23,05 (nguồn : báo cáo thống kê, phòng kế hoạch-kinh doanh) Doanh số cho vay ngắn hạn: Thông thường các khoản cho vay ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp khách hàng tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Phần lớn khách hàng của ngân hàng là nông dân chủ yếu là vay tiền để trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi heo thịt, nuôi tôm, cá,… một số hộ tiểu thương mua bán nhỏ lẻ, một số doanh nghiệp cần vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh mua bán lương thực, thực phẩm, vật tư... đây là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn. Nên doanh số cho vay ngắn hạn là loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động của ngân hàng và sau mỗi năm tỷ trọng đó luôn tăng trưởng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 31 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Loại cho vay ngắn hạn có thời hạn cho vay tối đa bằng 12 tháng và chỉ có một kỳ hạn trả nợ vào cuối hợp đồng vay nên khách hàng dễ nhớ và theo dõi. Hơn nữa lãi suất cho vay ngắn hạn có thời điểm thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn nên khách hàng thường chuộng loại cho vay này, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh , hộ vay số tiền lớn. Đó cũng là nguyên nhân chính mà doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, thường chiếm hơn 66% trở lên trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn mỗi năm đều tăng và tăng nhiều nhất là năm 2008, tăng 147.299 triệu đồng so năm 2007, nguyên nhân do ngân hàng đã tăng lượng khách hàng vay thu mua lương thực và thực hiện cho vay hạn mức đối với các khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên nên doanh số cho vay trong năm 2008 tăng cao. Doanh số cho vay trung và dài hạn Khách hàng vay vốn trung dài hạn để chăn nuôi heo sinh sản, bò sinh sản, xây dựng chuồng trại, xây dựng sửa chữa nhà ở, mua sắm các phương tiện vận tải, các đồ dùng sinh hoạt, cải tạo đầm nuôi tôm... nói chung là các đối tượng có chu kỳ sản xuất trên 12 tháng và nguồn trả nợ đòi hỏi phải có thời gian dài tùy thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng (đối với loại cho vay không sản sinh ra lợi nhuận). Ngược lại với cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân một phần là do yếu tố lãi suất, lãi suất cho vay trung và dài hạn có thời điểm cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn như đã nêu ở phần trên, một phần là do khách hàng đang còn dư nợ trung dài hạn nên không vay được nữa. (Vì thời gian cho vay trung hạn thông thường từ 3 đến 5 năm, còn cho vay dài hạn thì từ 7 năm đến 10 năm và chia ra nhiều phân kỳ trả nợ, cứ 6 tháng trả một lần. Do đó, đòi hỏi khách hàng phải có thời gian dài mới trả hết nợ ngân hàng). Nên doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn còn doanh số cho vay trung dài hạn thì ngày càng thu hẹp. Ngân hàng cần phải xem xét phát triển loại cho vay này để có thể giữ khách hàng ổn định dư nợ, tăng thêm thu nhập và cân đối được nguồn vốn . Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 32 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang b) Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Đơn vị tính: triệu đồng (nguồn : báo cáo thống kê, phòng kế hoạch-kinh doanh) Ngành thương mại - dịch vụ Đây là những khoản tín dụng được sử dụng trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa như: vật liệu xây dựng, tạp hóa, văn phòng phẩm, trang trí nội thất, xe máy, hàng kim khí điện máy, vải sợi, quần áo may sẳn, phân bón các loại, thức ăn gia súc, kinh doanh xăng dầu, vàng bạc . . . ở các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn . . . Theo bảng số liệu ta thấy: Doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ năm 2007 đặc biệt tăng nhanh, tăng 70.050 triệu so năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 ngân hàng đã chú trọng trong công tác tìm kiếm khách hàng ở lĩnh vực này, không những trong địa bàn huyện nhà mà còn ở các địa bàn huyện khác trong tỉnh, đồng thời huyện thực hiện nâng cấp, sửa chữa chợ, giao thông được cải tạo, việc trao đổi hàng hóa sinh hoạt trong dân cư tăng nhanh nên doanh số cho vay tăng nhanh. Mặt khác, là do ngân hàng tập trung cho vay vào ngành thương mại dịch vụ theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà. Đầu năm 2008 do chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm lạm phát của ngân hàng nhà nước dẫn đến việc tăng lãi suất cao trong huy động vốn và nâng lãi suất cho vay đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản xuất kinh doanh có phần co cụm, nên doanh số cho vay giảm sút , cụ thể là giảm 4.701 triệu so với năm 2007 tương ứng 2,79%. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06 - 07 So sánh 07 - 08 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TM-DV 98.158 19,92 168.208 32,56 163.507 25,72 70.050 71,36 -4.701 -2,79 NLN 298.651 60,62 253.054 48,98 394.453 62,04 -45.597 -15,27 141.399 55,88 TS 1.831 0,37 1.150 0,22 247 0,04 -681 -37,19 -903 -78,52 NN Khác 94.009 19,08 94.248 18,24 77.566 12,20 239 0,25 -16.682 -17,70 Tổng cộng 492.649 100 516.660 100 635.773 100 24.011 4,87 119.113 23,05 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 33 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Ngành nông – lâm nghiệp Phần lớn khách hàng của ngân hàng là hộ nông dân nên cho vay nông –lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay (trên 60% tổng doanh số cho vay) nhưng năm 2007 doanh số cho vay ngành chỉ chiếm 48,98%. Giảm 45.597 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng 15,27%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do điều kiện thời tiết thủy văn có những biến đổi, áp lực rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã tác động lớn đến sản xuất và tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm tạo tâm lý lo lắng cho người sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển đàn gia súc, gia cầm làm giảm nhu cầu vay vốn của nông dân. Về phía ngân hàng không đầu tư cho việc phát triển đàn gia cầm, hạn chế cho vay ở những vùng có dịch. Các yếu tố trên là nguyên nhân không tăng doanh số cho vay của ngành nông nghiệp trong năm 2007 nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Đến năm 2008, doanh số cho vay là 394.453 triệu đồng chiếm 62,04%, tăng 141.399 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng 55,88%. Do trong năm 2008 ngân hàng thực hiện cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng đối hộ vay sản lúa kết hợp chăn nuôi heo với qui mô lớn và hộ làm hàng xáo theo thời vụ (không có giấy phép kinh doanh, chỉ có sự xác nhận của ủy ban nhân dân xã) kết hợp chăn nuôi heo. Hơn nữa, khách hàng vay của ngân hàng nông nghiệp chủ yếu là hộ nông dân, đa phần là món vay nhỏ (từ 30 triệu đồng trở xuống) nên họ không tính toán khi lãi suất tăng cao. Vì vậy, doanh số cho vay của ngành nông nghiệp năm 2008 tăng. Ngành thủy sản Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng doanh số cho vay (chưa đến 1%) và giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 là 0,37%, năm 2007 là 0,22%, năm 2008 là 0,04%. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản trong huyện chỉ có 610 ha , chỉ có một số ít hộ nuôi công nghiệp, đa số các hộ nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến, hơn nữa, liên tục nhiều năm liền nuôi trồng thủy sản không hiệu quả nên ngân hàng đã hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này để đảm bảo chất lượng tín dụng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 34 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Do chiếm tỷ trọng thấp nên sự giảm sút của nó không ảnh hưởng nhiểu đến doanh số cho vay. Các ngành nghề khác Ngoài những ngành nghề trên thì ngân hàng còn cho vay các nhu cầu khác như: mua đất ở, nhà ở , sửa chữa nhà ở , mua sắm xe máy, vật dụng gia đình, cho vay hợp tác lao động, cho vay kinh doanh vận tãi, …Nói chung, là các khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư, cán bộ công nhân viên,… Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động. Nhất là trong năm 2008 đã giảm 17,70% so với năm 2007 tương ứng với 16.682 triệu đồng . Có thể nói năm 2008 là năm nền kinh tế nước ta diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao gây thiệt hại đến đời sống nhân dân. Vì vậy, việc tính toán cho chi tiêu và các nhu cầu vay vốn cho các đối tượng không sinh lời khách hàng luôn cân nhắc. Ngân hàng đầu tư vào lãnh vực này cũng có sự tính toán kỹ về nguồn thu nhập trả nợ nên không phát triển cho vay. Chính vì vậy năm 2008 doanh số cho vay giảm. 4.2.2 Doanh số thu nợ qua 3 năm Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ không kém phần quan trọng,vì có thu được nợ thì mới bảo toàn được vốn và thu được lãi nhằm bù đắp các chi phí và đạt kế hoạch lợi nhuận. Qua bảng số liệu cho thấy tổng doanh số thu nợ đều có mức tăng trưởng qua ba năm. Và cũng như cho vay, doanh số thu nợ tăng nhiều nhất ở năm 2008, mức độ tăng là 133.247 triệu đồng so năm 2007, tốc độ tăng 28,26%. Chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm đúng mức về công tác thu hồi nợ, có tăng trưởng cho vay thì tăng trưởng thu nợ. Nhất là trong năm 2008, mặc dù năm này tình hình kinh tế nước ta diễn biến phức tạp, đời sống nhân dân khó khăn nhưng mức độ thu nợ của ngân hàng vẫn tăng, đây là tiền lệ tốt mà ngân hàng đã tạo cho người vay có ý thức trong vay trả. Đây là sự thể hiện cán bộ ngân hàng đã không ngừng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với ban quản lý tín dụng các xã trong việc thu hồi nợ nhắm đến mục tiêu chung là thu hồi nợ đạt kết quả mà chi nhánh đặt ra. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 35 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang a) Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay : Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Đơn vị triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07 So sánh 07-08 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 315.414 70,35 341.963 72,53 491.044 81,20 26.549 8,42 149.081 43,60 Trung, dài hạn 132.906 29,65 129.517 27,47 113.683 18,80 -3.389 -2,55 -15.834 -12,23 Tổng cộng 448.320 100 471.480 100 604.727 100 23.160 5,17 133.247 28,26 (nguồn: báo cáo thống kê, phòng kế hoạch-kinh doanh) Thu nợ ngắn hạn Cũng giống như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nợ (trên 70%). Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm tăng trưởng đều. Doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm luôn tăng trưởng thì tất nhiên kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng cao. Hơn nữa, loại cho vay này có thời gian thu hồi vốn nhanh, lại được cho vay theo phương thức cho vay hạn mức tín dụng, nên vòng quay vốn nhanh. Và cũng phải nói đến sự nỗ lực trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng phụ trách xã như đã nêu ở phần trên. Nhưng vấn đề cần lưu ý ở đây là trong khi doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 tăng 46.151 triệu nhưng doanh số thu nợ chỉ tăng 26.549 triệu. Nguyên nhân chính do điều kiện thiên nhiên kém ưu đãi và do một số hộ làm ăn thua lỗ nhiều năm, tài chính đang gặp khó khăn không có thiện chí trả nợ nên ngân hàng không thu được nợ làm cho nợ xấu tăng cao. Chính vì vậy ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời. Thu nợ trung và dài hạn Tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trong thấp trong tổng doanh số thu nợ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 36 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Doanh số thu nợ trung và dài hạn phụ thuộc vào kế hoạch trả nợ của từng món vay mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng, thông thường tùy theo thời hạn vay mà tính số kỳ trả nợ, nhưng ít nhất là 6 tháng trả một kỳ. Do đó, khi doanh số cho vay trung và dài hạn giảm thì doanh số thu nợ cũng sẽ giảm. Phần khác là do một số khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên chỉ đến trả lãi và điều chỉnh các kỳ trả nợ . a) Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07 So sánh 07-08 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TM-DV 83.719 18,67 129.809 27,53 123.894 20,49 46.090 55,05 -5.915 -4,56 NLN 282.046 62,91 258.174 54,76 400.463 66,22 -23.872 -8,46 142.289 55,11 TS 2.559 0,57 1.066 0,23 548 0,09 -1.493 -58,34 -518 -48,59 NN Khác 79.996 17,84 82.431 17,48 79.822 13,20 2.435 3,04 -2.609 -3,17 Tổng cộng 448.320 100 471.480 100 604.727 100 23.160 5,17 133.247 -1,20 (nguồn: báo cáo thống kê, phòng kế hoạch-kinh doanh) Thương mại và dịch vụ: Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2007 doanh số thu nợ của ngành tăng nhanh với tốc độ là 55,05% so với năm 2006. Doanh số tăng một phần là do doanh số cho vay ngành thương mại và dịch vụ năm 2007 tăng khá cao, phần khác là do khách hàng kinh doanh có hiệu quả đã tăng khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2008 lại giảm 4,56%. Do trong năm 2008 các khoản cho vay trung và dài hạn của ngành giảm dẫn đến thu nợ giảm, một yếu tố khác nữa là tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay của ngân hàng tạo tâm lý lo lắng cho hộ kinh doanh, nên hộ vay chỉ trả nợ khi nợ đến hạn hoặc gia hạn nợ, chứ không trả nợ trước hạn nhất là đối với các Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 37 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang giấy nhận nợ theo phương thức cho vay hạn mức tín dụng. Điều này đã làm cho doanh số thu nợ năm 2008 của ngành thương mại và dịch vụ giảm. Ngành nông – lâm nghiệp Tương tượng như doanh số cho vay đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu nợ của ngân hàng. Năm 2007, doanh số thu nợ ngành giảm nguyên nhân là do năm 2007 tình hình thời tiết không mấy thuận lợi cho sản xuất nên đã tác động rất lớn đến thu nhập của người vay, một số hộ không có khả năng trả nợ, buộc phải gia hạn với ngân hàng, phần khác là do ngân hàng hạn chế cho vay ở lãnh vực này làm cho doanh số thu nợ ngành nông nghiệp giảm. Đến năm 2008 tình hình dịch bệnh được cải thiện, những hộ gia hạn trước kia đã tiến hành chi trả, ngân hàng lại tiếp tục mở rộng cho vay ở lãnh vực này theo định hướng phát triển kinh tế của huyện nhà nên doanh số thu nợ đã tăng trở lại. Doanh số thu nợ của ngành nông –lâm nghiệp năm 2008 đạt 400.463 triệu đồng chiếm 66,22%. So với năm 2007 tăng 142.289 triệu đồng tương ứng 55,11% Ngành thủy sản Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngành thủy sản cũng giảm dần qua các năm. Một mặt do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, không đem lại lợi nhuận kinh tế cho người dân dẫn đến chậm trễ trong chi trả. Mặt khác do ngân hàng thấy việc đầu tư vào lãnh vực này không hiệu quả, rủi ro cao nên đã hạn chế cho vay chỉ thu nợ đối với những khoản đã cho vay rồi. Doanh số thu nợ ngành thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các ngành, chưa đến 1% trên tổng doanh số thu nợ và ngày càng giảm dần qua từng năm. Các ngành nghề khác Đây là ngành nghề dễ phát sinh nợ quá hạn, do các đối tượng cho vay chủ yếu là để phục vụ đời sống không khả năng sinh lời và cho vay trung dài hạn là chính. Do đó ngân hàng ít chú trọng phát triển ở lãnh vực này nên doanh số cho vay có phần giảm, ảnh hưởng đến doanh số thu nợ và do không sinh lời nên khi khách hàng có khó khăn về tài chính thì lập tức món vay phải gia hạn và khách hàng chỉ trả nợ khi đến hạn phân kỳ. Vì vậy đơn vị cần phải có sự quan tâm và có biện pháp tích cực đối với vấn đề thu nợ của ngành nghề này. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 38 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang 4.2.3 Dư nợ qua 3 năm Dư nợ là khoản vay của khách hàng chưa đến thời hạn trả nợ, hoặc đã đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không đủ điều kiện trả, nợ gia hạn. Dư nợ gồm nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Nó phản ảnh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và ngân hàng chưa thu hồi được tại một thời điểm xác định. Dư nợ phụ thuộc vào doanh số cho vay và thu nợ . Nhìn chung dư nợ của chi nhánh tăng lên hàng năm, do doanh số cho vay tăng lên hàng năm, mặc dù doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay nhiều hơn doanh số thu nợ. Điều đó, ta thấy vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp Gò Công Tây ngày càng nâng cao và quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng. a) Dư nợ theo thời hạn cho vay Bảng 8 : DƯ NỢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI GIAN ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07 So sánh 07-08 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 199.342 57,08 232.131 58,85 263.245 61,87 32.789 16,45 31.114 13,40 Trung và dài hạn 149.907 42,92 162.298 41,15 162.230 38,13 12.391 8,27 -68 -0,04 Tổng số 349.249 100 394.429 100 425.475 100 45.180 12,94 31.046 7,87 (nguồn: báo cáo thống kê, phòng kế hoạch-kinh doanh) Dư nợ cho vay ngắn hạn Luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ từ trên 50% trở lên, không ngừng tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ khách hàng chuộng loại cho vay này Sở dĩ, dư nợ ngắn hạn tăng lên là do ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, hộ thu mua lương thực với doanh số hơn 100 tỷ đồng tăng hơn 70 tỷ so năm 2006 và nhất là đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với doanh số tăng hơn 40 tỷ so năm 2006. Chứng tỏ đã tăng được lượng khách hàng mới và khách hàng cũ mở rộng sản xuất kinh doanh trở thành khách hàng lớn. Một nguyên nhân khác là do doanh số cho vay tăng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 39 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang nhiều hơn doanh số thu nợ. Chẳng hạn như năm 2007 doanh số cho vay là 374.859 triệu trong khi đó doanh số thu nợ là 341.963 triệu, nên dư nợ tăng 32.789 triệu. Còn trong năm 2008, doanh số cho vay là 522.158 triệu trong khi đó doanh số thu nợ là 491.044 triệu, nên dư nợ tăng 31.114 triệu. Dư nợ trung và dài hạn Nhìn chung về số tuyệt đối thì dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng trong 3 năm không có sự thay đổi lớn, nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ có phần sụt giảm do ngân hàng thực hiện tăng trưởng dư nợ mà chủ yếu là tăng trưởng ngắn hạn trong khi trung dài hạn thì dậm chân tại chỗ. Do đó ngân hàng cần phải khai thác các đối tượng cho vay trung dài hạn để có thể có cơ cấu đầu tư phù hợp với nguồn vốn và có thể tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, ổn định được dư nợ do thời hạn cho vay dài và có thể tăng thêm thu nhập vì lãi suất cho vay thường là cao hơn ngắn hạn. b) Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh Bảng 9: DƯ NỢ CHO VAY CHIA THEO NGÀNH NGHỀ Đơn vị tính: triệu đồng (nguồn: báo cáo thống kê, phòng kế hoạch-kinh doanh) Thương mại-dịch vụ Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dư nợ ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng phát triển tốt, do định hướng đầu tư của ngân hàng là tập trung vào các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ làm ăn lớn, bởi vì khi đầu tư vào lãnh vực này vốn được thu hồi nhanh, ngân hàng dễ chọn lựa khách hàng tốt để đầu tư, dễ quản lý và có thể đầu tư vốn nhiều cho một khách hàng, do đó chi phí ít. Để tăng trưởng lãnh vực này, ngân hàng đã tiếp cận, mời gọi khách hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 06-07 So sánh 07-08 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TM-DV 44.500 12,74 63.975 16,22 95.301 22,40 19.475 43,76 31.326 48,97 NLN 220.750 63,21 215.789 54,71 234.757 55,18 -4.961 -2,25 18.968 8,79 TS 450 0,13 520 0,13 262 0,06 70 15,56 -258 -49,62 NN Khác 83.549 23,92 114.145 28,94 95.155 22,36 30.596 36,62 -18.990 -16,64 Tổng cộng 349.249 100 394.429 100 425.475 100 45.180 12,94 31.046 7,87 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 40 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang không những trong địa bàn huyện Gò Công Tây mà ngay cả ở địa bàn huyện khác, do vậy dư nợ ngành thương mại dịch vụ đang có chiều hướng tăng trưởng rất tốt, ta cần duy trì và phát huy. Nông –lâm nghiệp Là ngành đầu tư truyền thống của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, khách hàng chủ yếu của ngành này là hộ nông dân cho nên món vay nhiều và nhỏ lẻ, đối tượng đầu tư thường chịu ảnh hưởng của môi trường nên nhiều rủi ro và mang tính thời vụ rất cao. Huyện Gò Công Tây lại là huyện mang tính thuần nông, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do đó, dư nợ ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (trên 50%). Dựa vào bảng số liệu ta thấy: năm 2007 dư n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện gò công tây.pdf
Tài liệu liên quan