MỤC LỤC
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 4
2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 4
2.1.2. Mục đích phân tích CVP 4
2.1.3. Vận dụng phân tích CVP trong kinh doanh 5
2.2. Báo cáo kết quả theo LĐG 5
2.3. Các tính toán liên quan đến phân tích CVP 8
2.3.1.Chi phí sản xuất kinh doanh 8
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh khối lượng 12
2.3.2.1. Doanh thu 12
2.3.2.2. Sản phẩm 12
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 12
2.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP 13
2.4.1. LĐG 13
2.4.2. Tỷ lệ LĐG 15
2.4.3. Đòn bẩy hoạt động kinh doanh 16
2.5. Phân tích điểm hòa vốn 18
2.5.1. Khái niệm điểm hòa vốn 18
2.5.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn 19
2.5.2.1. Phương pháp đại số 19
2.5.2.2. Phương pháp đồ thị 24
2.6. Hạn chế của phương pháp phân tích CVP 26
PHẦN III 27
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Thương mại Đức Hà 27
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty 28
3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 28
3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 28
3.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 30
3.1.3.1.Đặc điểm bộ máy kế toán 30
3.1.3.2. Hình thức kế toán sử dụng 31
3.1.4. Tình hình lao động 33
3.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn 34
3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh 36
3.2. Phương pháp nghiên cứu 38
PHẦN IV 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
4.1. Các yếu tố CVP 40
4.1.1.Xác định chỉ tiêu phản ánh khối lượng 40
4.1.2. Các tính toán và phân loại chi phí 41
4.1.2.1. Chi phí nhân công 41
4.1.2.2. Giá mua xe tại nhà máy sản xuất và lắp ráp 43
4.1.2.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định 44
(Nguồn: Phòng kế toán) 45
4.1.2.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 45
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán) 46
4.1.2.5. Chi phí trả lãi vay ngân hàng và chi phí bằng tiền khác 46
4.1.2.6. Chi phí thuê văn phòng, thuê kho 46
4.1.2.7. Chi phí vận chuyển hàng hóa 47
4.1.2.8. Phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm 48
4.2. Phân tích điểm hòa vốn 49
4.2.1. Lãi đóng góp 49
4.2.2.Tỷ lệ lãi đóng góp 50
4.2.3. Đòn bẩy kinh doanh 52
4.2.4. Xác định điểm hòa vốn 52
4.2.4.1. Phương pháp đại số 52
4.2.4.2. Phương pháp đồ thị 57
Đồ thị dạng phân biệt 59
4.3. Phân tích các quyết định làm tăng lợi nhuận 60
4.3.1. Dự toán mức hoạt động theo kế hoạch lợi nhuận 60
4.3.2. Thay đổi định phí và doanh thu 61
4.3.3. Thay đổi biến phí và doanh thu 62
4.3.4. Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu 63
4.3.5. Quyết định khung giá bán của sản phẩm 64
4.4. Một số biện pháp nhằm vận dụng tốt hơn phương pháp phân tích CVP vào công ty 64
PHẦN V 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.2. Kiến nghị 66
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.
Tỷ lệ số dư an toàn
=
Mức doanh thu an toàn
x 100
Mức doanh thu đạt được
2.5.2.2. Phương pháp đồ thị
Đồ thị của điểm hòa vốn là một hình thức biểu hiện mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường sau:
Trục hoành Ox: Phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng)
Trục tung Oy: Phản ánh số tiền hay chi phí
Hàm CPCĐ :YCĐ = b
Hàm CPBĐ: YBĐ = ax
Hàm tổng chi phí YTC = ax + b
Hàm doanh thu YDT = gx
Khi thể hiện kết hợp đồ thị của các hàm này trên cùng một hệ trục tọa độ chúng ta có đồ thị hòa vốn. Có 2 cách thể hiện đồ thị hòa vốn: Đồ thị dạng tổng quát và đồ thị dạng phân biệt.
x
YDT= gx
YTC= ax +b
YĐP= b
Y
Lỗ
Lãi
CPCĐ
CPBĐ
b
M
Đồ thị tổng quát
Đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí cắt nhau tại điểm M. Tại điểm M với tổng doanh thu bằng tổng chi phí, tương ứng là sản lượng xHV được gọi là điểm hòa vốn và xHV được gọi là sản lượng hòa vốn. Những giá trị nào của x mà nhỏ hơn xHV phản ánh phạm vi sản lượng bị lỗ và ngược lại giá trị nào của x lớn hơn xHV phản ánh phạm vi sản lượng có lãi.
Ngoài dạng tổng quát của đồ thị hòa vốn, các nhà quản lỹ còn sử dụng đồ thị dạng phân biệt. Về cơ bản hai dạng này giồng nhau về các bước xác định, các đường biểu diễn, chỉ khác nhau ở chỗ dạng phân biệt có thêm đường biến phí y = ax song song với đường tổng chi phí yTC = ax + b
Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt phản ánh rõ CPCĐ, CPBĐ lãi đóng góp và lợi nhuận của mối quan hệ CVP. Đồng thời cũng phản ánh rất rõ bằng hình vẽ kết cấu của mối quan hệ này.
x
YDT= gx
YTC= ax +b
YĐP= b
Y
Lỗ
Lãi
CPBĐ
CPCĐ
b
M
YBĐ= ax
LĐG
Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt
2.6. Hạn chế của phương pháp phân tích CVP
Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy, việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết đinh kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định. Những điều kiện giả định đó là:
Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên thực tế cho thấy, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, CPBĐ tăng theo đường cong còn CPCĐ sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải tuyến tính như giả định.
Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành CPCĐ và CPBĐ. Việc phân tích này chỉ mang tính chất gần đúng.
Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, tức là lượng sản xuất bằng lượng bán ra, điều này rất khó thực hiện trong thực tế, bởi vì khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như hợp đồng tiêu thụ, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, tình hình thanh toán…
Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng, bởi vì nhu cầu kinh doanh là luôn phải phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới.
Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc quan hệ cung cầu trên thị trường.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Thương mại Đức Hà
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Thương mại Đức Hà là một công ty chuyên buôn bán các loại xe gắn máy do 3 thành viên góp vốn thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 500.000 triệu đồng.
Tiền thân của công ty TNHH Thương mại Đức Hà là một cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, xe máy và phụ tùng xe máy. Đứng trước xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất và lắp ráp xe máy, nhận thấy nhu cầu xe máy trên thị trường ngày càng cao cộng với việc kinh doanh ngày càng mở rộng, có lãi lớn, các cá nhân đã góp vốn lại thành lập công ty TNHH Thương mại Đức Hà.
Công ty TNHH Thương mại Đức Hà có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH số: 0102000665 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 09/06/2000, trụ sở chính đặt tại số nhà 47 Mai Hắc Đế -Hà Nội, văn phòng giao dịch đặt tại tầng 2 số nhà 09, phố Tuệ Tĩnh, Hà Nội. Với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho thị trường các loại xe gắn máy hai bánh với nhiều nhãn hiệu khác nhau.
Quá trình hoạt động và trưởng thành công ty TNHH Thương mại Đức Hà đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong suốt thời gian thành lập cho tới nay công ty liên tục làm ăn có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Với mong muốn được mở rộng hoạt động kinh doanh hơn nữa ngày 17 tháng 12 năm 2004 công ty đã tăng số vốn điều lệ của mình lên 1.000.000.000 đồng. Và mới đây vào tháng 3 năm 2007 công ty đã mở thêm chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh nhằm mở rộng thêm thị trường đem sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty
3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh
Là một doanh nghiệp thương mại công ty TNHH Thương mại Đức Hà có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện việc mua bán các loại xe máy Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Việc tổ chức kinh doanh của công ty theo mô hình sau:
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty
Đơn đặt hàng
Bán hàng
Mua hàng
Phòng kinh doanh nhận được đơn đặt hàng của các công ty cửa hàng, đại lý buôn bán xe máy yêu cầu công ty bán cho họ một số lượng xe máy nhất định tổng hợp lại trình lên phó giám đốc kinh doanh và giám đốc để tiến hành mua hàng.
Công ty tiến hành mua hàng theo hợp đồng tại Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy.
Hàng hóa công ty mua về có thể chuyển về kho của công ty sau đó chuyển tới địa điểm giao hàng theo yêu cầu trong hợp đồng mua hàng của khách hàng hoặc chuyển ngay tới kho của bên mua không qua kho của công ty sao cho thuận tiện và tiết kiệm được chi phí mà vẫn đáp ứng yêu cầu giao hàng của bên mua.
3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty TNHH Thương mại Đức Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng ban, thực hiện chức năng quản lý nhất định.
a. Ban giám đốc
Giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động cũng như đưa ra những quyết định chiến lược mang tính chất chiến lược phát triển công ty. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
Hai phó giám đốc: tham mưu về các mặt kinh doanh, tài chính phụ trách chỉ đạo các phòng ban và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các việc làm của mình trên lĩnh vực được giao.
b. Các phòng ban chức năng
Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, tìm hiểu thăm dò và phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Xây dựng hệ thống các kênh phân phối, các cửa hàng, đại lý, các chiến lược về giá bán…
Phòng kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch kinh doanh, giao cho các bộ phận thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của từng bộ phận.
Phòng bảo hành và đăng kiểm: Sau khi công ty tiến hành mua xe từ các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy hoặc từ các đại lý chính hãng thì phòng bán hàng và đăng kiểm có nhiệm vụ ghi chép số khung, số máy của số lượng xe đã nhập để giao cho khách hàng mua xe phục vụ cho công việc đăng ký xe máy của người tiêu dùng cuối cùng. Đồng thời phòng cũng có nhiệm vụ xem xét việc bảo hành sản phẩm cho khách hàng khi sản phẩm có trục trặc kỹ thuật nằm trong phạm vi được bảo hành.
Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ ghi chép, xử lý và phân tích các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức hạch toán các hoạt động đúng với chế độ kế toán của Nhà nước, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động của công ty về mặt tài chính đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
PGĐ tài chính
Phòng tài chính kế toán
PGĐ kinh doanh
Phòng bảo hành và đăng kiểm
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
3.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3.1.3.1.Đặc điểm bộ máy kế toán
Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Đức Hà có chức năng tham mưu cho giám đốc trong hoạt động của công ty về mặt tài chính. Phòng có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động liên quan đến công tác tài chính của công ty.
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tiêu thụ và thanh toán
Kế toán kho
Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi
Thủ quỹ
Nhiệm vụ của mỗi phần hành kế toán:
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi công việc của phòng kế toán. Thực hiện việc tập hợp số liệu, định kỳ lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Kế toán kho: Theo dõi, tính toán giá thành sản phẩm hàng hóa xuất kho. Làm báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn hàng hóa.
Kế toán tiêu thụ và thanh toán: Theo dõi việc hạch toán, tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu, lãi lỗ tiêu thụ sản phẩm.
Theo dõi tình hình công nợ phải thu, số tiền ứng trước, trả trước của khách hàng liên quan tới việc tiêu thụ hàng hóa.
Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho bên cung cấp hàng hóa cho công ty theo các hợp đồng đã ký kết
Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi: Quản lý và hạch toán các khoản vốn vay bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn.
Thủ quỹ: Làm thủ quỹ của công ty, có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng và mất mát xảy ra. Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ đã đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên đối chiếu số dư với kế toán quỹ.
3.1.3.2. Hình thức kế toán sử dụng
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính để tiến hành các hoạt động hạch toán kế toán. Phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm Fast với hình thức ghi sổ được thực hiện là chứng từ ghi sổ.
Một số chính sách kế toán ở công ty được áp dụng như sau:
Phương pháp khấu hao: Theo đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kế khai thường xuyên, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trình tự hạch toán trên máy vi tính do kế toán trưởng phân công cho từng kế toán chi tiết, nhập dữ liệu vào máy và trong quá trình tính toán từ đầu cho đến kết thúc được thực hiện theo trình tự, nếu sai sót sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Tùy vào từng thời điểm cần thiết các kế toán viên thực hiện các thao tác khóa sổ theo yêu cầu phần hành của mình.
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán
Phần mềm kế toán
Sổ kế toán
Sổ cái
Sổ chi tiết
Các báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Chứng từ kế toán
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
3.1.4. Tình hình lao động
Để tiến hành một quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải hội đủ 3 yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Việc sử dụng đúng lao động theo chuyên môn và đầy đủ về mặt số lượng là một trong những nguyên tắc thúc đẩy kinh doanh phát triển. Để tìm hiểu tình hình lao động của công ty chúng tôi tổng hợp ở bảng 1.
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty trong 2 năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
%
Tổng lao động
39
100,00
32
100,00
(7)
(17,95)
1. Phân theo giới tính
Lao động nam
25
64,10
22
68,75
(3)
(12,00)
Lao động nữ
14
35,90
10
31,25
(4)
(28,75)
2. Phân theo trình độ
Đại học
19
48,72
18
56,25
(1)
(5,26)
Cao đẳng
10
25,64
10
31,25
0
0,00
Trung cấp
8
20,51
2
6,25
(6)
(75,00)
THPT
2
5,13
2
6,25
0
0,00
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Như vậy tổng số lao động của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 7 người, tương đương giảm 17,95%. Nguyên nhân của việc giảm lao động trong năm 2006 là do công ty đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp làm giảm số lao động trong doanh nghiệp. Nhìn chung, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng tương đối cao, số lao động có trình độ trung cấp, THPT chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2006 mặc dù số lao động trong công ty giảm nhưng số lao động giảm chủ yếu là lao động có trình độ trung cấp (giảm 6 người tương đương với 75%). Do đặc trưng mặt hàng kinh doanh của công ty là xe máy nên lao động nam trong công ty chiếm ưu thế, năm 2006 chiếm 68,75 % trong tổng số lao động của công ty.
Có thể nói chất lượng lao động của công ty khá cao. Đây sẽ là một trong các yếu tố thúc đẩy quá trình kinh doanh của công ty ngày một phát triển.
3.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của một doanh nghiệp, là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho sự ra đời và hoạt động của tất cả các doanh nghiệp.
Tài sản thể hiện tiềm lực mà các đơn vị có quyền quản lý và sử dụng, nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh, về số tài sản được hình thành bằng nguồn vốn vay và trách nhiệm của doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ phải trả đối với các nhà cung cấp, đối với ngân sách Nhà nước và người lao động. Như vậy để tạo điều kiện cho công tác quản lý cần xem xét toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai hình thức biểu hiện là giá trị của tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Qua bảng 2 cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12,73 % tương đương với 696,71 triệu đồng, trong đó TSLĐ tăng 11,82 % tương đương với 599,9 triệu đồng, TSCĐ tăng 22,61% tương đương 89,6 triệu đồng. Sở dĩ trong năm 2006 có sự tăng lớn về TSCĐ của công ty là do trong năm này công ty đã mua thêm nhà kho tại TP. Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho việc mở chi nhánh tại khu vực phía Nam cũng trong năm này công ty đã mua và đưa vào sử dụng hai phần mềm là phần mềm kế toán và phần mềm quản lý bán hàng. Là một doanh nghiệp thương mại công ty TNHH Thương mại Đức Hà có tỷ trọng TSLĐ trong cơ cấu tài sản lớn chiếm 92,76% năm 2005 và 92,01% năm 2006, do yêu cầu hàng hóa quay vòng nhanh đòi hỏi vốn lưu động phải đáp ứng kịp thời để có mua hàng hóa giao cho khách hàng.
Bảng 2a. Tình hình tài sản của công ty qua hai năm
Chỉ tiêu
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Thay đổi 2006
so với 2005
Giá trị
Cơ cấu (%)
Giá trị
Cơ cấu (%)
Mức
%
A.TSLĐ và ĐTNH
5075,65
92,76
5675,55
92,01
599,90
11,82
1. Tiền
1.036,75
20,42
1361,91
24,00
325,16
31,36
2.Các khoản phải thu
2098,04
41,34
2766,72
48,75
668,68
31,87
3.Hàng tồn kho
1940,86
38,24
1546,92
27,25
-393,96
-20,30
B. TSCĐ và ĐTDH
396,34
7,24
485,95
7,88
89,61
22,61
TSCĐ
396,34
100,00
485,95
100,00
89,61
22,61
1. TSCĐ hữu hình
396,34
100,00
478,75
98,52
82,41
20,79
2. TSCĐ vô hình
0,0
7,20
1,48
7,20
TỔNG TÀI SẢN
5472,00
100,00
6168,70
100,00
696,71
12,73
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng trên đã thể hiện tổng quát tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2005 và 2006. Năm 2006, tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 696,71 triệu đồng, tương đương với tăng lên 12,73% so với năm 2005. Lý do chủ yếu của sự tăng lên này là do nợ phải trả tăng 633,38 triệu đồng, tương đương tăng 16,01 %. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của nợ phải trả trong năm 2006 nhưng nguyên nhân chủ yếu là có số vay nợ ngắn hạn tăng lên 249,74% tương đương tăng 2.497,4 triệu đồng so với năm 2005 và số phải trả cho người bán giảm 1917,74 triệu đồng, tương đương giảm 65,18% so với năm 2005.
Nguồn vốn chủ sở hữu giữa hai năm không có nhiều biến động, năm 2006 tăng 63,83 triệu đồng tương đương tăng 14,74% so với năm 2005 mà nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng lên.
Có thể nói 2 năm 2005 và 2006 là 2 năm đất nước ta có nhiều biến động cả về kinh tế lẫn chính trị ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và công ty TNHH Thương mại Đức Hà nói riêng tuy nhiên công ty TNHH Thương mại Đức Hà vẫn tìm được hướng đi đúng cho mình và làm ăn ngày càng có lãi.
Bảng 2b: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm
NGUỒN VỐN
Năm 2005
Năm2006
Thay đổi 2006 so với 2005
Giá trị
(Tr. đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
( Tr. đ)
Cơ cấu
(%)
Mức
(Tr. đ)
%
A. Nợ phải trả
3955,90
72,29
4589,27
74,39
633,38
16,01
I. Nợ ngắn hạn
3955,90
100,00
4589,27
100,00
633,38
16,01
1. Vay ngắn hạn
1000,00
25,28
3497,44
76,21
2497,44
249,74
2. Phải trả cho người bán
2942,21
74,38
1024,47
22,32
-1917,74
-65,18
3. Người mua trả tiền trước
0,00
0,00
57,67
1,26
57,67
4. Thuế và các khoản phải nộp
3,00
0,08
-10,01
-0,22
-13,01
-433,67
5. Phải trả công nhân viên
10,69
0,27
19,71
0,43
9,02
84,33
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1516,10
27,71
1579,93
25,61
63,83
4,21
I. Nguồn vốn, quỹ
1515,60
99,97
1579,43
99,97
63,83
4,21
1. Nguồn vốn kinh doanh
1000,00
65,98
1000,00
63,31
0,00
0,00
2. Quỹ đầu tư phát triển
82,53
5,45
82,53
5,23
0,00
0,00
3. Lợi nhuận chưa phân phối
433,07
28,57
496,90
31,46
63,83
14,74
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
0,50
0,03
0,50
0,03
0,00
0,00
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
0,50
100,00
0,50
100,00
0,00
0,00
TỔNG NGUỒN VỐN
5.472,00
100,00
6169,20
100,00
697,21
12,74
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
3.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp sau quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá vấn đề này là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất (tái sản xuất mở rộng) thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường càng vững. Ngược lại doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì sự phá sản là một tất yếu.
Nghiên cứu bảng 3 về tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm cho thấy tổng doanh thu của công ty trong năm 2006 tăng 1.409,18 triệu đồng tương đương tăng 14,51%. Điều này chứng tỏ khối lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty năm 2006 cao hơn năm 2005. Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần thay đổi không đáng kể. Năm 2005 chiếm 89,39% năm 2006 chiếm 80,08%, điều đó khẳng định sự ổn định của giá hàng hóa mua vào qua 2 năm.
Các khoản chi phí của công ty như chi phí bán hàng, chi phí quản lý thay đổi theo từng khoản mục qua 2 năm. Chi phí tài chính tăng 253,13 triệu đồng tương đương tăng 131,01 % so với năm 2005, điều này được lý giải bằng số tiền vay ngắn hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.497,4 triệu đồng như đã trình bày ở phần trên. Chi phí tài chính tăng cao chiếm tỷ trọng 4,01% so với tổng doanh thu thuần năm 2006, vì vậy công ty cần có các chính sách và biện pháp thích hợp để điều chỉnh chi phí này cho thích hợp.
Chi phí bán hàng năm 2006 tăng 46,20 triệu tương đương tăng 14,10%. Tuy nhiên việc tăng chi phí bán hàng này là hợp lý do doanh số bán hàng của năm 2006 lớn hơn năm 2005 đã kéo theo chi phí bán hàng tăng lên theo, tỷ lệ chi phí bán hàng so với tổng doanh thu năm 2006 chiếm 3,36% gần như xấp xỉ bằng tỷ lệ này của năm 2005 (năm 2005 tỷ lệ này chiếm 3,37%) đã chứng tỏ điều này.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm so với năm 2005 là 51,88 triệu đồng do trong năm 2006 công ty đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp làm giảm chi phí nhân viên quản lý, điều này đã ảnh hưởng tích cực tới việc góp phần làm giảm các khoản chi phí trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 45,95 triệu đồng tương đương với tăng 14,74 %, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với doanh thu năm 2005 là 3,21 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu, năm 2006 là 3,22 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả và có triển vọng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức và các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện các mục đích nhất định.
Phương pháp là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động, nhận thức và cải tạo thực tiễn trên cơ sở điều kiện khách quan đã có. Phương pháp càng đúng thì kết quả càng cao.
Phương pháp phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, mục đích đặt ra để tiếp cận đối tượng và giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thống kê kinh tế: Tổ chức thu thập số liệu theo nguồn tài liệu tham khảo và điều tra thu thập tại công ty TNHH thương mại Đức Hà.
Phương pháp hạch toán kế toán: Thông qua số liệu tài liệu, thu thập được để hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm, từ đó phân tích lợi ích chi phí đánh giá vốn kinh doanh của công ty.
Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo ý kiến các chuyên gia quản lý chỉ đạo của công ty, các anh chị trong phòng kế toán, ý kiến của các thầy cô về các vấn đề liên quan đến đề tài.
Phương pháp phân tích CVP: Dùng phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tìm và phân tích điểm hòa vốn, đưa ra một số quyết định trong kinh doanh.
Phương pháp nhận diện và phân loại chi phí: Để chọn ra những thông tin thích đáng. Với phương pháp nhận diện chi phí trong nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp lấy báo cáo dạng lãi đóng góp. Trong phương pháp này bắt buộc phải vận dụng cụ thể từng khoản chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Các yếu tố CVP
Là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ. Hoạt động kinh doanh chính của công ty TNHH Thương mại Đức Hà là bán buôn, bán lẻ các loại xe máy. Hiện nay công ty vẫn chưa áp dụng các kiến thức của kế toán quản trị vào quản lý kinh doanh nên các tính toán của công ty vẫn dựa trên cách hạch toán của kế toán tài chính, cụ thể công ty hạch toán như sau:
Doanh thu: Là giá trị sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán được thỏa thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán, cung cấp sản phẩm hoặc ghi trên hóa đơn bán hàng.
Chi phí: Bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh hợp lý trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận: Là chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí.
4.1.1.Xác định chỉ tiêu phản ánh khối lượng
Hai chỉ tiêu phản ánh khối lượng kinh doanh là số xe công ty bán được trong năm và doanh thu từ việc tiêu thụ số xe này.
Bảng 11: Kết quả tiêu thụ năm 2006
Tháng
Drama
Model II
SL
(xe)
ĐG
(n.đ)
Thành tiền
(n.đ)
SL
(xe)
ĐG
(n.đ)
Thành tiền
(n.đ)
1
67
5.700
381.900
33
5.750
189.750
2
39
5.700
222.300
19
5.750
109.250
3
73
5.600
408.800
12
5.750
69.000
4
7
5.600
39.200
10
5.750
57.500
5
32
5.600
179.200
17
5.750
97.750
6
30
5.500
165.000
6
5.750
34.500
7
12
5.500
66.000
-
5.750
-
8
46
5.500
253.000
7
5.750
40.250
9
43
5.400
232.200
18
5.750
103.500
10
19
5.400
102.600
8
5.700
45.600
11
14
5.400
75.600
17
5.700
96.900
12
22
5.400
118.800
79
5.700
450.300
Tổng
404
2.244.600
226
1.294.300
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Giá bán trung bình xe Drama
=
2.244.600
404
=
5.555,94( ngàn đồng)
Giá bán trung bình xe Model II
=
1.294.300
226
=
5.726,99(ngàn đồng)
4.1.2. Các tính toán và phân loại chi phí
4.1.2.1. Chi phí nhân công
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có mối quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi người lao đông nhận được tiền lương thỏa đáng sẽ kích thích năng lực sáng tạo, làm tăng năng suất lao động. Khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó lợi ích của người lao động cũng tăng theo. Hơn nữa, khi lợi ích của người lao động được bảo đảm bằng mức lương thỏa đáng sẽ tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ đi sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động với người lao động làm cho người lao động có trách nhiệm hơn với hoạt động của doanh nghiệp.
Trong những năm qua công ty TNHH Thương mại Đức Hà luôn quan tâm đến cán bộ công nhân viên làm cho họ an tâm và có niềm tin vào sự phát triển hiện tại cũng như trong tương lai của công ty. Bên cạnh khoản lương chính công ty còn có các khoản tiền thưởng cho công nhân viên, riêng đối với nhân viên phòng kinh doanh nếu nhân viên nào phát triển mở rộng được thị trường giới thiệu được thêm khách hàng, làm tăng doanh số bán ra của công ty thì sẽ được thưởng dựa trên doanh thu bán ra cho khách hàng mà nhân viên đó giới thiệu trong nửa năm đầu tiên khách hàng đó mua hàng của công ty.
Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty cho nên chi phí nhân công của công ty chính là chi phí nhân công gián tiếp, bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Đây là một khoản chi phí cố định, riêng khoản tiền thưởng cho nhân viên thuộc vào chi phí biến đổi vì tiền thưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24160.DOC