Luận văn Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Các phương pháp nghiên cứu 3

5. Cấu trúc của đề tài 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: Không gian xanh và giá trị kinh tế của không gian xanh 5

1.1 Khái niệm về không gian xanh 5

1.1.1 Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh 5

1.1.2 Phân loại không gian xanh 5

1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống của con người 7

1.2.1 Cân bằng sinh thái đô thị, cải thiện chất lượng môi trường đô thị 7

1.2.2 Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị 9

1.2.3 Giảm stress cho người đô thị 10

1.2.4 Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng 10

1.2.5 Ý nghĩa nhân văn xã hội 11

1.3 Tổ chức không gian xanh tại các đô thị 12

1.3.1 Không gian xanh cấp đô thị 12

1.3.2 Tại các khu ở 13

1.3.3 Tại các khu đô thị cũ cải tạo hoặc chọn đất xây dựng đô thị mới 13

1.3.4 Tại các khu công nghiệp 13

1.3.5 Trên đường giao thông 14

1.4. Giá trị kinh tế của không gian xanh 14

1.4.1 Giá trị kinh tế của không gian xanh 14

1.4.2 Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh 18

1.5. Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh 23

1.5.1. Các chi phí 23

1.5.2 Các lợi ích 37

1.5.3 Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của không gian xanh 39

1.6 Tiểu kết chương 1 44

Chương 2. Thực trạng và định hướng không gian xanh thủ đô Hà Nội 45

2.1. Giới thiệu chung về thủ đô Hà Nội 45

2.1.1 Vị trị địa lý, địa hình, khí hậu 45

2.1.2 Kinh tế, xã hội 47

2.1.3 Dân cư và lao động 49

2.2 Vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội có nguyên nhân do thiếu không gian xanh 52

2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí Hà Nội 52

2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 57

2.2.3. Đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm 60

2.3 Hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội 61

2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội 61

2.3.2. Định hướng phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội 67

2.4. Tiểu kết chương 2 74

Chương 3 : Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội 75

3.1.Tổng chi phí duy trì và trồng mới cây xanh trong năm 2008 75

3.1.1. Thảm cỏ 75

3.1.2. Cây xanh trang trí 76

3.1.3. Cây xanh bóng mát 77

3.2. Các lợi ích 79

3.2.1.Lợi ích kinh tế của việc sử dụng gỗ tạp 79

3.2.2. Lợi ích kinh tế của việc bán CO2 80

3.2.3. Lợi ích kinh tế do việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm stress, tăng vẻ đẹp mỹ quan của thành phố 81

3.3 Tổng hợp kết quả tính toán dựa trên các chỉ tiêu tính toán 90

3.3.1 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh năm 2008 90

3.3.2. Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh đạt chỉ tiêu 15m2/người. 91

3.3 Tiểu kết chương 3 99

Chương 4 Giải pháp, kiến nghị 101

4.1 Quan điểm đề xuất giải pháp và kiến nghị 101

4.1.1. Quan điểm về văn hoá, lịch sử. 101

4.1.2. Quan điểm về môi trường và kinh tế. 102

4.1.3 . Quan điểm về kỹ thuật. 102

4.1.4 . Quan điểm về sử dụng đất và không gian để phát triển cây xanh 102

4.1.5. Quan điểm xây dựng đồng bộ không gian xanh. 103

4.1.6. Quan điểm phân bố không đồng đều 103

4.2. Các giải pháp 103

4.2.1. Giải pháp quy hoạch, mở rộng cân đối diện tích xanh 103

4.2.2. Giải pháp vốn đầu tư 104

4.2.3. Giải pháp quản lý 105

4.2.4. Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng 106

4.2.5. Giải pháp khoa học kỹ thuật 107

4.3. Kiến nghị 108

KẾT LUẬN 111

 

 

doc141 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị hành chính Hà Nội Các đơn vị hành chính Tên Quận/Huyện Đơn vị trực thuộc Diện tích (km2) Dân số ( người) Mật độ dân số ( người/km2) 1/ Các Quận Quận Ba Đình 14 phường 9,224 228.352 24.756,28 Quận Cầu Giấy 12 phường 12,04 147.000 12.209,3 Quận Đống Đa 21 phường 9,96 352.000 35.341,36 Quận Hai Bà Trưng 20 phường 14,6 378.000 25.890,41 Quận Hoàn Kiếm 18 phường 5,29 178.073 33.662,19 Quận Hoàng Mai 14 phường 41,04 216.277 5.269,9 Quận Long Biên 14 phường 60,38 170.706 2.827,19 Quận Tây Hồ 8 phường 24 115.163 4798,45 Quận Thanh Xuân 11 phường 9,11 185.000 20.307,35 Cộng các quận 132 phường 185,64 1.979.571 10.663,49 2/ Các Huyện Huyện Đông Anh 23 xã và 1 thị trấn 182,3 276.750 1518,1 Huyện Gia Lâm 20 xã và 2 thị trấn 114 205.275 1.800,65 Huyện Sóc Sơn 25 xã và 1 thị trấn 306,51 254.000 828,68 Huyện Thanh Trì 24 xã và 1 thị trấn 98,22 241.000 2.453,67 Huyện Từ Liêm 15 xã và 1 thị trấn 75.32 240.000 3186,4 Cộng các huyện 107 xã và 6 thị trấn 776,35 1.217.025 1.567,62 Toàn thành phố 132 phường, 107 xã và 6 thị trấn 920,97 3.154.300 3.424,97 Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội Về lao động, cơ cấu lao động của Hà Nội có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Đây là một xu thế tất yếu vì hiện nay Hà Nội đang phát triển theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, vì vậy các ngành dịch vụ, công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động. Đồng thời, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và được thay thế bằng các khu công nghiệp vì vậy số người làm nghề nông giảm đi rất nhiều trong những năm gần đây. Bảng 2.2: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế Chỉ tiêu Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hà Nội 1.433.200 331.600 399.800 711.800 Cơ cấu(%) 100 23 28 49 Nguồn:Báo cáo hiện trạng vùng thủ đô Hà Nội.BXD.2007 Hình 2.2 : Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Nguồn: Tác giả tự xử lý 2.2 Vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội có nguyên nhân do thiếu không gian xanh Trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau. Đó cũng là hệ quả của sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông (ôtô, xe máy), cũng như công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp. Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa chính là sự thiếu vắng trầm trọng của hệ thống không gian xanh trong việc xây dựng các con đường, các khu công nghiệp, đô thị mới. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho thấy: Nồng độ của các chất ô nhiễm ở các khu công nghiệp, các trục đường giao thông hầu như đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) như bụi vượt quá từ 2 - 4 lần và các chất ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx, cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do đó việc đưa ra những định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. 2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí Hà Nội Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các khu công nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần . Những khu vực đang thi công các công trình xây dựng, giao thông, đô thị mới, nồng độ TSP đo được thường cao hơn 7 - 10 lần so với TCCP . Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so với TCCP . Dưới đây là bảng nồng độ các chất đo được tại đường hai chiều khu vực Cầu Mới do hoạt động giao thông hai ngày 18-19/6/2007 trong điều kiện thời tiết nắng, nóng. Hình 2.3 Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực Cầu Mới, Ngã Tư Sở, Hà Nội Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường_ Viện KHKTTV&MT Nồng độ SO2, NOx tại vị trí này đều còn thấp ở dưới mức nồng độ giới hạn cho phép trong khi đó thì nồng độ bụi (TSP) trung bình ngày (24h) tại vị trí này đều vượt mức nồng độ giới hạn cho phép 6 lần. Nồng độ bụi cực đại trung bình vượt mức nồng độ giới hạn cho phép 7 lần. Còn nồng độ khí CO cũng ở mức cao vượt TCCP từ 1,43 – 2,4 lần mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng xe máy và xe buýt hoạt động nhiều vào thời điểm này. * Ô nhiễm môi trường không khí do bụi Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức “báo động đỏ”. Kết quả quan trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần . Trong đó, địa bàn quận Đống Đa, Long Biên có nồng độ bụi cao nhất 0,8 mg/m3, gấp 4 lần so với TCCP, tiếp đến là địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai 0,78 mg/m3.... Ngoài ra, các khu vực được coi là ô nhiễm trọng điểm bụi trên địa bàn Hà Nội được xác định gồm: đường Nam Thăng Long, đường Nguyễn Tam Trinh, Đường 32 và hiện nay là các nút giao thông đang thi công như ngã Tư Sở, ngã Tư Bách Khoa,... gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với người dân khi qua lại những khu vực này. Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại Hà Nội do công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra chiếm tới 67%, do đường phố bẩn chiếm khoảng 30% và còn lại là do các phương tiện giao thông thải ra. Số liệu thống kê năm 1996 - 1997 cho thấy ô nhiễm TSP đã xảy ra trầm trọng ở khu công nghiệp Thượng Đình: Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long, Bóng đèn - phích nước Rạng Đông với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1,7 km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần. Tại khu công nghiệp Minh Khai, Mai Động, Vĩnh Tuy với đường kính ô nhiễm khoảng 2,5km, có nồng độ TSP cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần. Trong những năm gần đây nồng độ và bán kính ảnh hưởng của bụi ở khu vực này đã có xu hướng giảm dần. Dưới đây là bảng biến đổi nồng độ bụi (PM10) trong năm tại khu vực Láng là khu vực ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất công nghiệp, mà chủ yếu bởi hoạt động giao thông gây nên. Hình 2. 3 Nồng độ (PM10) phụ thuộc vào thời gian tại trạm Láng - Hà Nội. Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng- Thủy văn và Môi trường Nồng độ bụi đo được tại trạm Láng cho thấy vào mùa khô từ tháng (10 - 3) lớn hơn hẳn so với mùa mưa tháng (4 - 7). Vào giờ cao điểm nồng độ bụi tương đối cao, nguyên nhân do áp lực của hơn 1,55 triệu xe máy và gần 150.000 ôtô đang lưu hành trên đường. Thêm vào đó là chất lượng các con đường còn quá kém cũng như hoạt động xây dựng, sửa chữa cũng làm nồng độ bụi tăng. * Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, môi trường không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi các loại khí thải như SO2, CO2, CO, NOx Đặc biệt, tại các khu vực có khu công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch và các trục đường giao thông lớn. - Nồng độ COx Nhìn chung, môi trường không khí tại các khu công nghiệp và một số khu dân cư Hà Nội không bị ô nhiễm bởi CO. Các số liệu quan trắc từ năm 1996 - 2000 cho thấy trong hầu hết các mẫu đo, nồng độ CO đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên các tuyến giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm 7h30’- 8h30’ sáng và 16h30’ - 18h30’ chiều nồng độ CO cao hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép, điển hình như tại các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khương Đình, Đường 32, Khâm Thiên,... Tại các ngã tư, ngã năm vào giờ cao điểm nồng độ CO cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 3 lần. Nguồn gốc phát sinh khí CO2 chủ yếu từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch, oxy hoá các hydrocarbon do phương tiện giao thông gây ra. Nồng độ của CO2 đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây từ năm 1997 lượng khí CO2 phát thải từ các cơ sở công nghiệp là 29.000 tấn, nhưng đến năm 2005 thì đã tăng lên 46.000 tấn. Việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các cơ sở công nghiệp cũ, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ phân tán trong các khu dân cư của thành phố cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt là CO2. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa có gì tiến triển do có nhiều nguyên nhân: thiếu vốn, thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể - Nồng độ SO2 Tại hầu hết các khu công nghiệp tập trung ở khu vực Hà Nội, nồng độ SO2 dao động ở mức 0,05 - 0,11 mg/m3 thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/m3). Tuy nhiên, tại một số khu công nghiệp nồng độ SO2 cao hơn tiêu chuẩn và có thời điểm lên tới 20 mg/m3. Trong khi đó, nồng độ SO2 tại các nút giao thông chính đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Theo tính toán thì tổng lượng khí SO2 từ các nguồn thải ở Hà Nội trong năm 1996 là hơn 7.000 tấn, nhưng đến năm 2003 đã tăng thêm 1.000 tấn, đến năm 2006 thì con số này là 9.000 tấn. - Nồng độ NO2 Kết quả quan trắc của Trung tâm kĩ thuật Môi Trường đô thị thì chất lượng không khí cho thấy nồng độ trung bình NO2 tại các khu công nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra thì số liệu của Trạm quan trắc chất lượng không khí tự động của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp cho thấy, trong 6 năm trở lại đây (từ năm 2000), nồng độ khí NO2 tăng nhanh hơn, bình quân hàng năm khoảng 40% - 60% mặc dù sự biến đổi này không rõ ràng . Tuy nhiên ô nhiễm cục bộ vẫn xảy ra tại một số khu vực xung quanh các nguồn thải lớn như các cơ sở công nghiệp tiêu thụ nhiều nhiên liệu hoá thạch. Nồng độ NO2 tại các cơ sở này dao động trong khoảng 0.015 - 0,07 mg/m3 nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép .Các khu công nghiệp cũ gần nội thành thường có nồng độ NO2 cao hơn các khu công nghiệp mới xây dựng. 2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Chất lượng không khí Hà Nội hiện đang suy giảm một cách nhanh chóng. Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu do 3 nguồn chính: Công nghiệp, giao thông và xây dựng, sinh hoạt. - Hoạt động sản xuất công nghiệp Theo thống kê hiện nay ở Hà Nội có tới 400 cơ sở công nghiệp đang hoạt động. Trong đó, có khoảng 147 cơ sở công nghiệp có tiềm năng thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội . Các khí thải độc hại sinh ra từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình chuyển hoá năng lượng (tiêu thụ than và xăng dầu các loại). Trong khi chất lượng nhiên liệu “chưa tốt” chứa nhiều tạp chất không tốt đối với môi trường, cụ thể là hàm lượng Benzen trong xăng quá cao (5% so với 1%), hàm lượng lưu huỳnh trong Diezen cao 0,5-1% so với 0,05%. Lượng than tiêu thụ hàng năm trung bình là 250.000 tấn, xăng dầu 230.000 tấn đã thải ra một lượng lớn bụi, khí SO2, CO và NO2 gây tác động xấu đến chất lượng không khí. - Hoạt động giao thông đô thị và xây dựng. + Ô nhiễm không khí do giao thông đô thị Với mức độ tăng trưởng trung bình hàng năm về xe máy là 15% và ôtô là 10% năm 1996 thì thành phố có 600.000 xe máy và 34.000 ô tô nhưng sau 10 năm thì lượng ô tô tăng lên gấp 4,4 lần (150.000), xe máy tăng lên 2,6 lần (1,55 triệu) đây chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu trên các tuyến đường giao thông của Hà Nội. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông còn thấp (tiêu chuẩn luồng đường, tốc độ lưu thông, chất lượng con đường,), cường độ dòng xe lớn, đạt trên 1.800 - 3.600 xe/ giờ, đường hẹp, nhiều giao điểm (ngã ba, ngã tư), ý thức người tham gia giao thông kém,... Tất cả những yếu tố trên dẫn đến lượng khí độc hại như CO, SO2, NO2 và các hợp chất chứa bụi, chì, khói được thải ra tăng, gây ô nhiễm môi trường không khí tại các trục giao thông chính và các nút giao thông đặc biệt vào các giờ cao điểm. Bên cạnh đó, chất lượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức người dân khi tham gia giao thông là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô nhiễm. Hàng loạt các yếu tố như: xe quá cũ, hay quá thời gian sử dụng, hệ thống thải không đạt yêu cầu, lượng khí thải không đảm bảo tiêu chuẩn thảiTheo con số thống kê tại bốn địa điểm là khu vực Đuôi Cá, đê sông Hồng, đường Láng - Hòa Lạc và chân cầu Thăng Long có đến 95% số xe tải chở vật liệu xây dựng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh như thùng xe không kín, không có nắp đậy, chở vật liệu quá thùng. + Ô nhiễm không khí do xây dựng Tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra khá nhanh và mạnh, thành phố như một “công trường” lớn. Hiện nay trên địa bàn thành phố luôn có hơn 1.000 công trình xây dựng lớn nhỏ được thi công. Trong đó có đến hàng chục dự án cải tạo, xây dựng các nút giao thông, các khu đô thị mới, quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm,gây ô nhiễm bụi cả khu vực rộng lớn. Ngoài ra, mỗi tháng còn có khoảng 10.000 m2 đường bị đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật. Thành phố hiện nay có khoảng hơn 300 điểm tập trung buôn bán vật liệu xây dựng. Mà phần lớn những điểm buôn bán không có đủ điều kiện kinh doanh bảo đảm vệ sinh môi trường, diện tích nhỏ hẹp, không có hàng rào che chắn, thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết vật liệu, vì vậy luôn phát tán bụi vào môi trường. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho tình trạng ô nhiễm bụi ở Hà Nội vẫn ở mức cao. - Hoạt động sinh hoạt và dịch vụ của cộng đồng Môi trường không khí không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mà còn bị ảnh hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như: khí thải từ gia đình dùng bếp than tổ ong để đun nấu (bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là 50 - 60kg/tháng) cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môi trường không khí của Hà Nội. Hoạt động của làng nghề (gốm Bát Tràng, Triều Khúc), các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác khắp các ngõ xóm, khu dân cư (đặc biệt là khu vực ngoại thành) cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một lượng rác rất lớn, lượng rác tồn đọng lâu ngày không được thu dọn cũng gây ra ảnh hưởng đối với môi trường không khí. Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí của thành phố. - Thiếu không gian xanh để góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường. Không gian xanh được coi là những lá phổi xanh của thành phố, giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường.Tuy nhiên hiện nay, sự phát triển của thủ đô vì những lợi ích trước mắt đã làm mất đi rất nhiều không gian xanh của thủ đô. Việc chặt hạ rất nhiều cây xanh đặc biệt các cây quý hiếm (cây sưa, chò chỉ) và các cây cổ thụ đồng thời khai thác quá mức các công viên (công viên Thủ Lệ, công viên Tuổi trẻ) đã khiến cho hệ thống không gian xanh ở Hà Nội đã ít càng ít hơn. Chính vì điều này đã khiến cho vấn đề ô nhiễm không khí của thủ đô ngày càng nghiêm trọng. Thiếu cây xanh dọc các con đường, các khu công nghiệp, khu ở là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nồng độ bụi, nồng độ CO2 và các vi khuẩn trong không khí.. Chính vì lẽ đó, việc có một quy hoạch phù hợp để duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh là điều cần thiết để đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường không khí. 2.2.3. Đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm Vấn đề ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội đang gây ra những tác động tiêu cực đến người dân thành phố đặc biệt gây ra các bệnh về hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Chính vì thế việc đưa ra các đề xuất, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí là rất cần thiết và phải được triển khai nhanh chóng, quyết liệt trong thực tế. Có rất nhiều biện pháp được đưa ra như: nâng cao chất lượng của các loại xe lưu hành trong thành phố, di dời các nhà máy xí nghiệp ô nhiễm ra khỏi thành phố, khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh Trong các biện pháp này việc xây dựng hệ thống cây xanh hai bên tuyến phố, cải tạo và phát triển các không gian xanh trong thành phố để hạn chế việc lan rộng các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Cây xanh được coi là sinh vật duy nhất trên Trái đất hấp thụ CO2, tạo ra O2. Đồng thời cây xanh có khả năng chống bụi, chống ồn, diệt vi khuẩn, cải thiện chất lượng không khí rất tốt. Bên cạnh đó,việc trồng và duy trì cây xanh thu lại được rất nhiều lợi ích, không những cải thiện chất lượng không khí mà nó còn mang lại vẻ đẹp cảnh quan cho thành phố, tạo ra những nét đặc trưng riêng cho thành phố. Chính vì những tác dụng to lớn này, thủ đô Hà Nội luôn coi trọng công tác duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh công cộng, tạo ra những lá phổi xanh cho thành phố. 2.3 Hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội 2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội 2.3.1.1 Hiện trạng công viên_cây xanh trên thành phố Ngay từ khi bắt đầu hình thành, xây dựng Thành phố Hà nội, từ cuối thế kỳ XIX người Pháp cũng đã tổ chức trồng cây trên đường phố, quanh các hồ nước ( Hồ Hoàn kiếm, hồ Thiền Quang ), thành lập vườn Bách Thảo để làm nơi tập hợp, nghiên cứu các loài cây trong, ngoài nước trồng thích hợp với điều kiện Đô thị trên đường phố, vườn hoa, công viên, công sở ... của Hà Nội. Từ đó đến nay trải qua hơn một thế kỷ, nhiều loại cây trồng đã và đang tồn tại thích hợp, có tác dụng tốt trên các đường phố, vườn hoa, công viên (cây hoa sữa, cây sưa, cây bằng lăng...) nhưng cũng có những loài cây đang còn nhiều tranh cãi ( cây xà cừ ...). Đến ngày Thủ đô được giải phóng (tháng 10.1954) tổng số cây bóng mát của Hà nội có khoảng 16.000 cây, diện tích các công viên, vườn hoa chỉ có khoảng 34 héc ta chủ yếu tập trung ở hai Quận Hoàn Kiếm, Ba Đình còn các nơi khác chỉ có rất ít . Ngay sau khi tiếp quản, Hà nội đã quan tâm đến việc phát triển cây xanh và nhất là từ khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào “ Tết trồng cây” mùa xuân năm 1960, nhân dân Thủ đô đã hưởng ứng nhiệt liệt và thực hiện rất tích cực, dần dần cây bóng mát đã được phát triển mạnh trên các đường phố, các khu tập thể, những công viên lớn như : Công viên Thống nhất, Thủ lệ lần lượt ra đời mà trung tâm là các hồ nước, bao quanh là hệ thống cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ đã góp phần rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường của Thủ đô Hà Nội. Đến nay trong Thành phố đã có trên 200.000 cây bóng mát bao gồm 67 loài khác nhau và phố biến là các loại cây : Xà cừ, Bàng, Sấu, Phượng, Chẹo, Bàng lang tím, Muồng, Sưa, Sữa ... được trồng trên các đường phố, nếu tính cả loài cây trồng tại các công viên, vườn hoa số lượng loài còn phong phú hơn khoảng 119 loài. Ở Hà nội đã hình thành những đường, những đoạn phố có những loại cây truyền thống đặc trưng như: Sấu ở phố Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Xà cừ ở đường Hoàng Diệu, Phượng vĩ ở phố Lý Thường Kiệt, Sao đen ở Lò Đúc, Sữa ở đường Nguyễn Du hoặc những loại cây mới trồng sau này như: Bằng lăng tím ở phố Thợ Nhuộm, Đại Cồ Việt, Móng bò tím ở đường Bắc Sơn, Muồng vàng ở đường Giải Phóng, Keo lá chàm ở đường 32...Tuy nhiên ở nhiều tuyến phố có tới vài chục loại cây khác nhau như phố Lương Định Của có 28 loại cây, Hoàng Hoa Thám 26 loại cây, Thụy Khuê 21 loại cây, Đội Cấn 19 loại cây... tạo ra cảm giác lộn xộn trong bố cục và gây mất mỹ quan thành phố. ( Nguồn: Kỷ yếu hội thảo “ Không gian xanh công cộng thủ đô Hà Nội) Diện tích vườn hoa, công viên cũng lên tới gần 400 héc ta . Trước giải phóng chỉ có một công viên lớn nhất là vườn Bách Thảo với diện tích khoảng 20 ha . Hiện nay đã có nhiều công viên lớn như : Công viên Lê Nin - 53 ha, công viên Thủ lệ 28 ha, công viên Tuổi Trẻ 18 ha, Bách Thảo còn lại 10 ha, Nghĩa tân 12 ha, Yên Sở giai đoạn I hơn 100 ha (sau khi hoàn thành sẽ lên tới hơn 300 ha). ( Nguồn: Kỷ yếu hội thảo “ Không gian xanh công cộng thủ đô Hà Nội) Hình 2.5 : Hình ảnh vệ tinh thành phố Hà Nội Nguồn: Trong những năm qua hầu hết các vườn hoa lớn nhỏ trong thành phố đều đã được tôn tạo lại, tạo ra một nét đẹp mới cho Thủ Đô. Có những nơi trước đây được dùng làm nơi họp chợ, bán hàng như Vườn hoa Lê Trực, Phùng Hưng hoặc bỏ hoang biến thành nơi chứa vất liệu như hai vườn hoa đầu phố Tăng Bạt Hổ, xuống cấp nghiêm trọng như Tây Sơn, Mê Linh đều đã được cải tạo thành các điểm xanh, những điểm nghỉ ngơi rất đẹp. Những nơi bùn lầy nước đọng như trước cồng trường Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học Công Đoàn.. đã được san lấp tạo thành các vườn cây xanh rất mát mắt. Một số giải phân cách như: Đại Cồ Việt, Liễu Giai, đường Láng Hạ, Đường 6, Đường Giải Phóng, Pháp Vân - Cầu Rẽ được biến thành các thảm cỏ xen lẫn cây cảnh, cây hoa làm tăng vẻ mỹ quan làm mát dịu đường phố trong những ngày hè nóng bức. Vào những ngày lễ tết, tại một số nút giao thông, những khu vực cần trang trí tuy đã được lát bê tông, rải nhựa nhưng các Đơn vị quản lý đã bố trí các bồn hoa di càng làm tăng thêm vẻ đẹp cả đường phố trong những ngày này. Hàng năm vào mùa xuân việc trồng cây xanh luôn được chú ý để tăng thêm số lượng cây xanh thành phố, việc trồng cây thay thế những cây chết, sâu mục được tiến hành thường xuyên. Nói chung ở nội thành, những khu vực có thể trồng cây đều được quan tâm trồng và chăm sóc tốt nên tỷ lệ cây sống đạt khá cao. Các chỉ số thống kê về không gian xanh thành phố Hà Nội năm 2007: Bảng 2.4 : Các chỉ số thống kê về không gian xanh thủ đô Hà Nội Số TT Các chỉ số Hà Nội(Khu vực nội thành) 1 Diện tích tự nhiên (km2) 185,64 2 Dân số (người) 1.979.571 3 Mật độ dân số (người/km2) 10.663,50 4 Các chỉ số xanh 4.1 Diện tích cây xanh (km2 ) 11,9 4.2 Độ che phủ (%) 6,24% 4.3 Diện tích cây xanh bình quân đầu người(m2/người) 6,01 Nguồn: Kỷ yếu hội thảo “Hệ thống không gian xanh công cộng thủ đô Hà Nội” Chỉ tiêu về không gian xanh trong nội thành Hà Nội thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu của thành phố tại quy hoạch chung theo Quyết định số 108/TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt: Đất cây xanh, công viên thể dục thể thao là 15 - 18 m2/ người. Hiện nay việc quản lý hệ thống công viên - cây xanh được Thành phố và Sở Giao thông Công chính Hà Nội giao cho nhiều đơn vị quản lý như : - Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội - Công ty Công viên Thống nhất Hà Nội - Vườn Thú Hà Nội - Ban quản lý Quảng trường Ba Đình - Công viên Tuổi trẻ ( Thanh nhàn) do một Công ty thuộc Sở Thương mại quản lý. - Công ty Hà Thuỷ quản lý quanh khu vực hồ Hoàng Cầu, Công viên Indira Gan di ... - Cây xanh thuộc các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện ... do các đơn vị tự quản lý ( Khi cần chặt hạ phải xin phép Sở Giao thông Công chính ). - Cây xanh trên các đường quốc lộ, đường ngoại thành do các đơn vị quản lý cầu đường phụ trách . - Ngoài các vùng Đô thị, phạm vi còn lại do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách . Tuy nhiên mặc dù có cố gắng, nỗ lực rất lớn nhưng diện tích xanh cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của một Thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội của chúng ta . 2.3.1.2. Các tồn tại Hệ thống cây xanh Thành phố hiện nay cũng đang tồn tại nhiều vấn đề mà sự khắc phục, giải quyết không phải dễ dàng. Cùng tồn tại với cây xanh trong thành phố hiện nay là những công trình kiến trúc như nhà cửa, các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường dây điện, điện thoại, công trình ngầm ... . Khi có gió bão gây đổ cây thường kéo theo những thiệt hại cho những công trình nói trên. Đối với những cây có bộ rễ ăn ngang thường làm đội cả mặt đường, mặt hè, chui cả vào cống ngầm ... Ở Hà Nội, cây xà cừ trồng trên đường phố là một loài cây cho rất nhiều bóng mát nhưng nó có bộ rễ ăn ngang rất khỏe gây hư hại cho đường, hè và nhất là rất hay đổ do rễ ăn ngang, nông, lại hay bị chặt rễ do việc đào đường, hè để đặt các công trình ngầm. Loài cây này thường rất lớn nên khi đổ cũng gây tác hại lớn, vì vậy hiện nay nó đã bị loại khỏi danh sách các loại cây trồng trên đường phố nhưng hiện đang tồn tại hàng nghìn cây xà cừ lớn đem lại rất nhiều bóng mát, màu xanh cho thành phố nên việc đối xử với nó cũng cần nghiên cứu tiếp. Cây xanh đến một độ tuổi nhất định thường hay bị sâu mục việc phát hiện cũng không thể triệt để được, đã xảy ra những trường hợp bị tai nạn do cành cây khô, cành mục rơi trúng người. Tại Hà Nội tình hình sâu bệnh, mối mọt và dây tơ hồng ký sinh trên các cây bóng mát làm chết các cây xanh cũng đang là một vấn đề. Đã xẩy ra các trường hợp cành cây rất to trông bên ngoài rất tươi tốt nhưng tự nhiên gẫy gục do sâu bệnh, mối mọt, nhiều khi cả cây cũng bị hiện tượng này, một số cây đang bị dây tơ hồng ký sinh làm cho cây chết dần chết mòn cũng là một điều nan giải đối với Công ty Công viên Cây xanh mà hiện nay Công ty v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7533.doc
Tài liệu liên quan