Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã có mặt ở hơn 50 nước trên thế giới nhưng ta chưa xuất được nhiều vào các thị trường lớn. Định hướng về thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này trong giai đoạn 2001-2005 tập trung vào :
+ Thị trường Tây Âu, Bắc Âu có ưu thế về khăn ăn, thảm, đay, cói. (Thái Bình có các sản phẩm thảm cói, đệm ghế cói xuất sang Hà Lan, Tây Ban Nha).
+ Thị trường Nhật Bản có ưu thế về mặt hàng đồ gỗ, mây tre đan.
+ Thị trường Nga, SNG, Đông Âu có ưu thế về mây tre đan.
+ Thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc : Có ưu thế về đồ gỗ, hàng thêu ren, chạm bạc.
+ Thị trường Lào có ưu thế về hàng dệt đũi tơ tằm, chạm bạc.
+ Thị trường Bắc Mỹ là thị trường rất lớn về gốm sứ, mây tre đan.
+ Thị trường Trung Đông có ưu thế về mây tre, trúc, cói.
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan, ban, ngành Trung ương cũng như địa phương.
2.1.4- Về vốn và quan hệ tín dụng.
Vốn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho duy trì và khôi phục phát triển các làng nghề, đặc biệt trong cơ chế thị trường vốn lại càng có vai trò quan trọng hơn. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm nhất đối với các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề nó như một động lực, đồng thời cũng là một sức ép.
Tính đến tháng 12 năm 2000 vốn đầu tư vào các làng nghề ở Thái Bình đạt trên 400 tỷ đồng, song chủ yếu vẫn là vốn tự có của các cơ sở và các hộ kinh tế gia đình.
Sự hỗ trợ vốn của tỉnh, huyện và nguồn vốn vay ưu đãi chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất ở các làng nghề. Năm 1999 các huyện đã trích vốn giải quyết việc làm mỗi huyện được từ 100 đến 200 triệu đồng cho vay đầu tư vào nghề và làng nghề. Năm 2000 vốn vay hỗ trợ việc làm của các huyện là 1200 triệu đồng, vốn của tỉnh là 600 triệu đồng.
Vốn tín dụng của các hộ sản xuất trong làng nghề chủ yếu vay theo Quyết định 67/QĐ-TTg ngày 30-3-1999 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi hộ được vay tối đa 10 triệu đồng, vay vốn tín dụng nhân dân với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Việc vay vốn từ các ngân hàng gặp khó khăn về vấn đề thế chấp nhà cửa, đất đai.
Từ các yếu tố trên dẫn đến vốn đầu tư cho sản xuất của các làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Một số làng nghề được đáp ứng đủ vốn sản xuất chủ yếu do các doanh nghiệp vay được vốn của ngân hàng đầu tư trở lại cho làng nghề, tuy nhiên việc vay vốn vẫn chưa đáp ứng được chu kỳ sản xuất. Nguyên nhân chính của tình trạng không tiếp cận được với vốn của ngân hàng và các tổ chức là do chính sách cho vay thật sự phù hợp : vốn vay ngắn hạn, lượng vốn vay ít so với yêu cầu của ngành nghề, làng nghề nông thôn, thủ tục cho vay chưa thuận tiện và kịp thời, nhất là các điều kiện về thế chấp, nên nhiều bộ, cơ sở phải vay ở các nguồn tư nhân với lãi xuất cao hơn.
2.1.5- Về công tác thị trường.
Đây là một nhiệm vụ mang tính chất bức xúc nhất hiện nay ở các làng nghề, đồng thời cũng là sự thiếu hụt vốn có của kinh tế làng nghề biểu hiện ở khả năng tiếp cận thị trường vật tư, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế làng nghề thường rất khó tự mình trả lời được câu hỏi thị trường cần gì ? cần trong bao lâu ? số lượng và giá cả bao nhiêu ? Hầu như các chức năng chính của hộ kinh tế gia đình làng nghề là xoay quanh khâu sản xuất và quản lý sản xuất với quy mô đủ sống và khá giả. Kinh tế làng nghề khó có lợi thế kinh doanh lớn. Họ ít có điều kiện giao du thương trường, thiếu người và thiếu thời gian giao tiếp thương mại. Vì vậy phần lớn hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư phụ thuộc vào các tổ chức dịch vụ trung gian hoặc các “ông chủ”. Các hộ ở làng nghề trở thành người mua nguyên liệu rồi bán sản phẩm hoặc trở thành khâu gia công thuê cho các tổ chức trung gian hoặc “ông chủ”đó. ở các làng xã có nghề thuyền thống thường xuất hiện hình thức này. ở làng dệt Phương La (Hưng Hà) trong 700 hộ thì có tới 10 tổ chức được coi là tổ chức dệt. Mỗi tổ hợp làm nhiệm vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho khoảng 30-40 hộ kinh tế gia đình, doanh lợi thu được của người làm trong các tổ chức này thường cao hơn gấp 3-5 lần. Mức chênh lệch này là lớn song các hộ kinh tế gia đình phải chấp nhận sự phân phối thu nhập như vậy bởi vì không phải ai cũng làm được như vậy, chính họ là người tạo ra và khơi thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư cho làng nghề.
Như vậy đặc điểm nổi bật đầu tiên về công tác thị trường ở khu vực kinh tế làng nghề Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung là thị trường được tạo dựng và khơi thông mang tính chất tự phát, vai trò định hướng về công tác thị trường của cơ quan quản lý chức năng và các cấp chính quyền chưa được khẳng định rõ nét. Đây là một trong những khó khăn và sức ép lớn nhất đối với các làng nghề.
Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ là thị trường nội địa mà còn tham gia xuất khẩu một phần không nhỏ như hàng thêu, khăn, đũi, mây tre đan, chạm bạc... Tiềm năng xuất khẩu của các làng nghề rất lớn, nhiều doanh nghiệp, tổ sản xuất hoặc hộ gia đình đã xuất khẩu bằng con đường uỷ thác qua các tổng Công ty Xuất nhập khẩu Trung ương, một số xuất trực tiếp hoặc qua con đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp tư nhân ở làng nghề đóng vai trò quan trọng trong cả tổ chức sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. Song do năng lực quản lý, kinh doanh hạn chế nên bị chèn ép về giá, bị chiếm dụng vốn dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao. Thị trường tiêu thụ bấp bênh không ổn định, người lao động chưa yên tâm, không đầu tư lớn vào sản xuất.
Nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá bán thấp hiện nay là do :
- Sản phẩm từ các làng nghề có chất lượng chưa cao, chi phí cao vì sử dụng công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề thấp.
- Kinh nghiệm kinh doanh và trình độ quản lý kém. Hơn nữa họ lại thiếu thông tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã và thị hiếu của người tiêu dùng, trong khi chưa có một hệ thống chính thống hỗ trợ họ tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
- Thị trường trong nước có tiềm năng lớn nhưng chủ yếu là nông thôn, mức thu nhập và sức mua thấp, trong khi hàng ngoại nhập tràn lan. Thị trường xuất khẩu đang trong quá trình tiếp cận với thị trường mới, chưa tạo dựng được thị trường ổn định, lâu dài. Đơn vị xuất khẩu còn bị bó hẹp trong một số doanh nghiệp lớn, chủ yếu là quốc doanh. Các cơ sở ngành nghề, làng nghề nông thôn ít có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian, nên không nắm được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả...
Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng
Biểu 07
Mặt hàng
Đơn vị tính
1998
1999
2000
- Khăn bông các loại
- Đũi
- Đệm ghế cói
- Hàng thêu
- Mây tre đan
- Hàng khác
1000 tá
1000USD
Cái
Bộ
1000USD
1000USD
5.769
505.000
8.000
21,9
100
7.794
650
407.000
36.100
8,7
100
8.131
5.678
737.904
97.544
84
200
2.1.6- Về tổ chức và quy mô sản xuất.
Cũng nằm trong tình trạng chung của khu vực và cả nước, trong các làng nghề, kinh tế hộ chiếm tới 97%, các cơ sở chỉ chiếm 3%. ở Thái Bình kinh tế hộ gia đình vẫn chiếm phần lớn trong khu vực kinh tế làng nghề ngoài ra còn một số loại hình tổ chức khác nhưng tỷ trọng nhỏ. Không thể phủ nhận vai trò kinh tế hộ trong việc thu hút lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập, sản xuất ra nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường tại chỗ, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu. Tuy nhiên kinh tế hộ chiếm tỷ lệ nhiều như hiện nay sẽ có nhiều hạn chế về vốn, mặt hàng sản xuất, công nghệ thiết bị và khả năng tiếp cận thị trường nhất là thị trường xuất khẩu.
Mỗi gia đình không thể đủ sức để cải thiện công nghệ, không đủ sức nhận và ký hợp đồng lớn, không mạnh dạn nghiên cứu cải tiến sản phẩm, không đủ tầm nhìn để định hướng phát triển nghề nghiệp và sản xuất xa hơn, cơ bản hơn. Phương pháp đào tạo truyền nghề cũng giới hạn trình độ của người học viên, không đủ kiến thức văn hoá, kỹ thuật và xã hội để tiếp cận với khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
Hiện nay xu hướng đa dạng các thành phần kinh tế trong khu vực làng nghề đã phản ánh được phần nào khả năng vận động của người sản xuất. Từ quy mô sản xuất nhỏ bé theo hộ gia đình là chủ yếu đến hợp tác sản xuất bảo đảm năng suất, chất lượng cao đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Sản xuất hàng hoá đòi hỏi sự liên kết, hợp tác sản xuất và phải có tư cách pháp nhân để ký kết hợp đồng, vì vậy các tổ chức kinh tế tất yếu phải ra đời. Việc hình thành các doanh nghiệp trong làng nghề là chỗ dựa cho các hộ gia đình sản xuất trong làng, nó giúp cho các làng nghề có điều kiện phát triển tốt như :
- Nghề dệt đũi xã Nam Cao : 10 doanh nghiệp
- Nghề chạm bạc Đồng Xâm : 6 doanh nghiệp
- Nghề dệt Thái Phương : 12 doanh nghiệp
- Nghề thêu Minh Lãng : 9 doanh nghiệp
- Nghề mây tre : 5 doanh nghiệp
- Nghề đay cói : 4 doanh nghiệp
- Nghề chế biến lương thực thực phẩm : 3 doanh nghiệp
- Nghề khác : 3 doanh nghiệp
Sự hình thành các doanh nghiệp trong làng nghề mặc dù mang tính tự phát nhưng nó đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tìm kiếm thị trường, cung ứng nguyên liệu, vật tư đầu tư cho quá trình sản xuất. Trong khu vực làng nghề có nhiều doanh nghiệp đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động như : Xí nghiệp dệt Hồng Quân, Công ty Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh, Công ty Mây tre đan Thanh Bình, Xí nghiệp dệt Đại Hoà, các doanh nghiệp thêu ở Minh Lãng...
2.1.7- Về vấn đề môi trường.
Do tính đặc thù của sản xuất làng nghề là sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, sản xuất tản mạn, xen kẽ lẫn các hộ gia đình, mặt khác do nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dẫn đến sự ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nhất là những làng nghề trong quá trình sản xuất có các công đoạn tẩy, nhuộm, mạ,... gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cộng đồng nhân dân. Sự phát triển của làng nghề kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Hầu hết các làng nghề trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn. Số người mắc bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng của môi trường ngày càng tăng, tại các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng theo số liệu điều tra tỷ lệ mắc bệnh của ngưòi dân như sau :
- Số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa chiếm 20-25%.
- Số người mắc bệnh đau mắt hột chiếm 60-75%.
- Số người mắc bệnh răng miệng chiếm từ 80-90% (trong đó sâu răng chiếm khoảng 30%).
- Số người mắc bệnh xoang, viêm họng chiếm từ 50-60%.
Hiện nay ở các xã có nghề như dệt khăn ở Thái Phương (Hưng Hà), dệt đũi xã Nam Cao (Kiến Xương), chế biến lương thực Vũ Hội (Vũ Thư), chạm bạc Đồng Xâm (Kiến Xương)... tình trạng ô nhiễm môi trường rất lớn, nhất là 2 xã Thái Phương và Nam Cao trong quá trình sản xuất có sử dụng khâu tẩy, nhuộm, in. Tình trạng này làm cho hệ thống nước mặt bị ô nhiễm rất nặng. Do đó để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần tìm những biện pháp và giải pháp thích hợp để hạn chế và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Trước mắt nên tập trung những công đoạn có liên quan đến tẩy, nhuộm, mạ,... ra một khu để có biện pháp xử lý. Cần ưu tiên các trạm xử lý nước sạch để đảm bảo mức sinh hoạt cho người dân.
2.2- Công tác định hướng phát triển kinh tế làng nghề ở Thái Bình.
Công tác định hướng và xây dựng kế hoạch được thể hiện trong các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban, ngành từ Trung ương đến địa phương. Nó có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nói riêng. Trong đó một thời gian khá dài với các chính sách kinh tế cũ, khu vực công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đặc biệt là kinh tế làng nghề bị mai một hầu như không phát triển. Trong bối cảnh đó các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền cũng chưa thực sự có một hoạt động mang tính chất định hướng; tư vấn; hỗ trợ đáng kể nào cho khu vực kinh tế làng nghề (chủ yếu là hộ kinh tế gia đình). Các sở ở cấp tỉnh và các phòng ban ở cấp huyện đều mới chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước mà nội dung chính là làm thủ tục đăng ký thành lập, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép và nắm tình hình bằng việc yêu cầu thực hiện các báo cáo định kỳ. Hầu như chưa có cơ quan nào làm nhiệm vụ cung cấp cho các cơ sở, các hộ kinh tế ở các làng nghề những thông tin, các kiến thức, các giải pháp cần thiết để tháo gỡ khó khăn và phát triển đúng hướng...
Sau khi có những chủ trương chính sách đổi mới về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thì khu vực công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển mạnh chưa từng thấy, đặc biệt là kinh tế làng nghề, các ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển rầm rộ đan xen vào đó là sự phát triển lan toả sang các vùng lân cận, xuất hiện một số nghề mới du nhập từ địa phương khác. Là một tỉnh có nhiều nghề truyền thống lâu đời, sản phẩm làm ra đã nổi tiếng trong khu vực và cả nước như nghề dệt khăn, dệt vải Thái Phương, nghề dệt đũi xã Nam Cao, chạm bạc Đồng Xâm, thêu Minh Lãng, mây tre đan Thượng Hiền, ươm tơ Bách Thuận,... Sự phát triển làng nghề mấy năm qua đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết được nhiều lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh.
Tuy nhiên sự phát triển vẫn mang tính tự phát, công tác định hướng và hỗ trợ từ phía nhà nước đối với khu vực kinh tế này chưa được cụt hể hoá, sự đầu tư vào kinh tế làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Hiện nay chủ trương phát triển nghề và làng nghề được Đảng, Nhà nước và Tỉnh rất quan tâm. Cùng với Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết 09 của Tỉnh uỷ Thái Bình về phát triển nghề và làng nghề đã được đề ra. Gầy đây tại Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; việc phát triển nghề và làng nghề được coi là 1 trong 5 chương trình đột phá kinh tế trọng điểm của tỉnh, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn tỉnh nhà.
Để chủ trương phát triển nghề và làng nghề nhanh chóng đi vào cuộc sống với những nội dung cụ thể, bằng các dự án, chương trình khả thi, góp phần tạo cho bộ mặt nông thôn Thái Bình có nhiều thay đổi đáp ứng được những đòi hỏi khách quan và bức bách của toàn xã hội về giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên là cần phải có cách nhìn nhận đúng đắn theo quan điểm của phân tích và hoạch định chiến lược đối với khu vực kinh tế đặc biệt này. Sau đây là phần phân tích chiến lược.
Chương IV : Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm
Phát triển kinh tế làng nghề tỉnh thái bình
1- Phân tích chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế làng nghề của tỉnh Thái Bình.
1.1- Xác định mục tiêu.
Các làng nghề tỉnh Thái Bình đã hình thành và phát triển từ nhiều năm trong lịch sử. Các làng nghề hiện nay là một thực thể kinh tế, là một bộ phận hợp thành của công nghiệp nông thôn và đang có sự phát triển sôi động. Kinh tế làng nghề được quan niệm như một khu vực kinh tế độc lập có nhiệm vụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn một cách toàn diện. Để đưa kinh tế Thái Bình phát triển vững chắc và ổn định trong tương lai, vai trò vị trí của khu vực kinh tế làng nghề ở đây được đặt ra như một động lực thúc đẩy lớn lao.
Mục tiêu chủ yếu trong việc phát triển nghề và làng nghề tỉnh Thái Bình trong những năm 2001-2005 được xác định như sau :
1.1.1- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Phấn đấu giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là 15%.
- Giai đoạn 2005-2010 là 18%
- GDP công nghiệp và xây dựng năm 2005 chiếm 18% và đến năm 2010 chiếm 30% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh.
1.1.2- Giải quyết việc làm cho người lao động.
- Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho từ 7-10 nghìn người lao động trong khu vực nông thôn.
- Phấn đấu đến năm 2005 có 180.000 lao động và đến năm 2010 có 220.000 lao động.
1.1.3- Tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho khu vực nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2005 GDP bình quân đầu người đối với lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn là 500 USD/người/năm và đến năm 2010 đạt 800 USD/người/1 năm trở lên.
1.2- Phân tích các yếu tố của môi trường.
Môi trường kinh doanh cho các làng nghề là toàn bộ các yếu tố và điều kiện mà trong đó các đơn vị sản xuất - kinh doanh tồn tại phát triển hoặc suy vong. Căn cứ vào phạm vi, cấp độ xem xét thì môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường nội bộ.
1.2.1- Môi trường vĩ mô.
Có rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực kinh tế làng nghề nói chung. Sau đây chúng ta đề cập tới 5 yếu tố quan trọng và bao trùm đó là yếu tố kinh tế, chính trị, chính phủ và luật pháp, văn hoá - xã hội, tự nhiên và yếu tố công nghệ. Mỗi yếu tố kể trên có thể ảnh hưởng tới khu vực kinh tế làng nghề một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
1.2.1.1- Yếu tố kinh tế.
- Trong thời gian qua (1996-2000) nền kinh tế nước ta vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Tốc độ GDP bình quân năm đạt 7% (Thái Bình đạt 4,5%). Cơ cấu kinh tế cả nước : nông lâm ngư nghiệp: 24,3%, công nghiệp xây dựng: 36,6%, dịch vụ: 39,1% (Thái Bình nông lâm ngư nghiệp 55,8%, công nghiệp xây dựng 12,6%, dịch vụ 31,6%). Bước tiến quan trọng này của nền kinh tế làm cho nhiều ngành và khu vực kinh tế bắt đầu khởi sắc đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt nhất là bộ mặt nông thôn. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế là sự mở rộng và tăng lên của thị trường nói chung đây là những yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển nông thôn nói chung về kinh tế làng nghề nói riêng.
Kế hoạch 5 năm tới 2001-2005 đặt ra như sau :
+ Tốc độ tăng GDP bình quân 7,5% (Thái Bình 8%).
+ Cơ cấu kinh tế: nông lâm, ngư nghiệp 20-21%, công nghiệp, xây dựng 38-39%, dịch vụ 41-42% (Thái Bình tương tự theo tỷ lệ 48% : 18% : 34%).
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 13% (Thái Bình 15%).
- Tình hình tài chính tiền tệ : Lãi suất như hiện nay đối với khu vực kinh tế làng nghề nói chung còn chưa tạo điều kiện để phát triển sản xuất, mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu cho khu vực kinh tế này. Giá đô la Mỹ ngày một biến động tăng và tình trạng giảm phát liên tục đã tác động tới khu vực kinh tế này theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
- Đầu tư và hợp tác với nước ngoài và trong nước có bước phát triển mạnh, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tiếp tục tăng trong năm 1996-2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể phần vốn góp trong nước đạt khoảng 10 tỷ USD, vốn ODA thực hiện khoảng 6,1 tỷ USD.
Dự kiến 5 năm tới 2001-2005 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 9-10 tỷ, vốn ODA khoảng 10-11 tỷ. Đây là cơ hội tốt để khu vực kinh tế làng nghề có thể tìm kiếm nhà đầu tư, tài trợ...
1.2.1.2- Yếu tố về Chính phủ, chính trị và pháp lý.
Đây là một yếu tố có tác động rất lớn đối với khu vực kinh tế làng nghề, nó quyết định phương hướng và tốc độ phát triển khu vực này trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Trong thời gian gần đây và trong những năm tiếp theo khu vực kinh tế này ngày càng khẳng định vị trí và vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại doá nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế kinh tế làng nghề nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung đã thu hút được sự quan tâm rất đáng kể từ Chính phủ. Đây là một cơ hội rất lớn đối với khu vực kinh tế này. Thể hiện :
- Sự ổn định về chính trị tại Việt Nam là nhân tố quan trọng đầu tiên cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn, thu hút đầu tư trong cũng như ngoài nước vào khu vực này. Mặc dù một vài năm trước đây tình hình chính trị - xã hội ở Thái Bình có mất ổn định song hiện nay đã đi vào ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tạo lòng tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và các chủ trương chính sách của Nhà nước.
- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông thôn nói chung và khu vực làng nghề nói riêng được khẳng định đầu tiên phải nói đến chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn liên tiếp được khẳng định qua hai kỳ Đại hội Đảng VIII và IX (đã nêu chi tiết và cụ thể tại mục 1.4 chương I luận án này).
- Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ tạo môi trường và hành lang pháp lý vững chắc cho mọi hoạt động kinh tế, khơi dậy những tiềm năng, phát huy nội lực và giải phóng sức sản xuất trong các lĩnh vực, ngành nghề và các địa phương.
Đầu tiên là quan điểm chính sách kinh tế nhiều thành phần, sau đó là sự ra đời của hàng loạt các luật như: luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, luật thương mại, luật khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài... và dưới nữa là các văn bản dưới luật đã thể hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Theo tinh thần đổi mới đó khu vực kinh tế nông thôn được đặc biệt chú trọng với các mục tiêu : chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập và giải quyết việc làm... trong đó phát triển kinh tế làng nghề ở nông thôn được coi trọng là một trong các động lực để thực hiện các mục tiêu trên. Một trong những thể hiện rõ nét nhất và quan trọng nhất đối với việc phát triển nghề và làng nghề đó là : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
Theo đó nhiều chính sách có tác dụng thúc đẩy kinh tế làng nghề ở nông thôn phát triển như : chính sách thuế, chính sách thị trường, chính sách đầu tư, hỗ trợ...
Ngay sau đó ngày 30-12-2000 trung tâm hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam được thành lập ghi nhận tinh thần tích cực trong việc cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước đối với khu vực kinh tế làng nghề.
- Cùng với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đang xác định lộ trình AFTA và đang tích cực để gia nhập tổ chức thương mại Quốc tê (WTO) điều này đang đặt ra đối với việc phát triển kinh tế làng nghề của cả nước cũng như của Thái Bình những cơ hội và thách thức lớn lao, cơ hội là thị trường tiêu thụ được mở rộng và có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, ngược lại thách thức là ở chỗ sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh của các nước trong khu vực như : Trung Quốc, Indonexia, Philippin…
1.2.1.3- Yếu tố về công nghệ.
Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực các ngành và các doanh nghiệp. Sự thay đổi và hướng phát minh kỹ thuật công nghệ làm thay đổi tuổi đời của công nghệ, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Đối với khu vực kinh tế làng nghề nói chung với đặc điểm công nghệ hiện nay, thì xu hướng phát triển kỹ thuật công nghệ đang đặt ra những thách thức và đe doạ rất lớn; phải luôn luôn đánh giá hiệu quả của công nghệ đang có và theo sát thị trường công nghệ để có biện pháp đối phó.
1.2.1.4- Yếu tố về xã hội.
- Hiện nay quy mô dân số Việt Nam khoảng 80 triệu (Thái Bình khoảng 1,8 triệu) số người trong độ tuổi lao động khoảng 46 triệu (Thái Bình 0,986 triệu) tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, hàng năm Thái Bình có khoảng hơn 1 vạn người đến tuổi lao động - đây là một lực lượng lao động đồi dào cho việc phát triển nghề và làng nghề. Kế hoạch 5 năm tới mỗi năm giải quyết thêm 7.000-10.000 chỗ làm việc mới đang đặt ra cho các làng nghề ở Thái Bình cơ hội tốt, mặt khác hiện tại thời gian lao động sử dụng ở nông thôn hiện nay là 73,18%, số hộ nghèo còn chiếm khoảng 6,7%, thu nhập bình quân một người tháng thấp... đang là những sức ép thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển phải giải quyết.
- Trình độ dân trí, trình độ học vấn của cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng đã và đang được nâng cao không ngừng, lao động qua đào tạo đang được nâng lên rõ rệt đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất. Xu hướng tiêu dùng thay đổi. Đó là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng khác nhau đến quá trình phát triển nghề và làng nghề nông thôn.
1.2.1.5- Yếu tố tự nhiên.
- Thái Bình có lịch sử lâu đời, có vị trí địa lý thuận tiện trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nhất là khi quốc lộ 10 hoàn thành vào năm tới. Hiện tại với 82 làng nghề đang tạo ra một sức mạnh lớn trong việc chuyển dịch vơ cấu kinh tế nông thôn.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường và xu hướng phải giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường đang đặt ra một thách thức lớn đối với bản thân các làng nghề ở Thái Bình bởi vì hiện tại một số làng nghề ở Thái Bình đã ở mức báo động cần phải giảm thiểu và có những biện pháp xử lý hữu hiệu.
1.2.2- Môi trường tác nghiệp (vi mô).
Một trong những đặc điểm của khu vực kinh tế làng nghề là đa dạng về ngành nghề, mỗi địa phương (tỉnh, thành phố) có cơ cấu ngành nghề khác nhau. ở đây khi phân tích môi trường tác nghiệp chỉ dừng lại ở mức đánh giá tổng thể, tổng quát đối với các ngành nghề nói chung.
1.2.2.1- Đối thủ tiềm ẩn.
- Trong những năm đổi mới, với cơ cấu chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nghề và làng nghề ở nông thôn có điều kiện phát triển. Xu hướng trong tương lai công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vẫn được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì thế kinh tế làng nghề tiếp tục có bước phát triển. Định hướng phát triển nghề và làng nghề đang được quan tâm đầu tư khuyến khích phát triển, sự du nhập nghề giữa các địa phương đang có chiều hướng gia tăng. Chính vì thế đối thủ tiềm ẩn đầu tiên đối với các làng nghề ở Thái Bình đó là các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng Sông Hồng.
- Đổi thủ tiềm ẩn trong tương lai đáng quan tâm hơn đó là khi xu thế hội nhập khu vực và Thế giới đang được đẩy nhanh, sản phẩm từ kinh tế làng nghề của Thái Bình cũng như của cả nước đang đững trước sự đe doạ của một số nước khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philípin... đặc biệt là đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ - đây là những nước rất có tiềm năng và kinh nghiệm trên thị trường thế giới về những mặt hàng này. Tuy nhiên một trong những hàng rào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28.doc