Thanh long được tiêu thụ trên thị trường ở dạng trái tươi và tiêu thụ dưới 2
hình thức: tiêu thụ nội địa (khoảng 15 - 20% sản lượng) và xuất khẩu (khoảng 80 -
85% sản lượng). Trái thanh long đã được xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới; bao gồm Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan,.), Châu Âu (Hà Lan, Anh, Pháp, Đức),
Trường Đại học Kinh tế Huế50
Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là các nước Châu Á
(đặc biệt là Trung Quốc); việc mở rộng thị trường tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ
vẫn gặp nhiều khó khăn do vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn, công tác xúc
tiến, quảng bá chưa mạnh, do rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên
cạnh đó, tại thị trường Châu Mỹ thì Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh của một
số nước khác như Colombia, Mexico, Nicaragua.
Hiện nay ở Tiền Giang (và vùng Long An lân cận) cũng có một vài công ty
xuất khẩu thanh long trực tiếp như Long Việt, Hoàng Huy, VinaGreen. Bên cạnh
những công ty xuất khẩu của tỉnh thì hiện nay phần lớn lượng thanh long của tỉnh
được các doanh nghiệp trên thành phố Hồ Chí Minh thu mua qua chủ vựa, thương
lái để xuất khẩu là chủ yếu. Những doanh nghiệp xuất khẩu này không chỉ xuất
khẩu thanh long mà họ còn tham gia xuất khẩu một số trái cây khác như xoài, chôm
chôm, nhãn, bưởi,
Sự phát triển thị trường phụ thuộc rất lớn vào các công ty xuất khẩu. Gần
đây các công ty xuất khẩu đã đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường lớn hay
những thị trường yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc.
Tuy nhiên do những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao và hơn nữa do chi phí vận
chuyển khá lớn nên thị phần xuất khẩu sang những nước này vẫn còn rất khiêm tốn.
Cũng đã có những hiện tượng thanh long của Việt Nam xuất sang những thị trường
này đã bị loại bỏ do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ nhất là những tiêu
chuẩn liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu, có thành phần thuốc cấm (chủ yếu do
dùng chất kích thích tăng trưởng), và do có chứa nấm gây hại cho sức khỏe. Chính vì
vậy, việc truy xuất nguồn gốc thanh long trở nên rất quan trọng
97 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chuỗi giá trị thanh long Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng khá lâu tuy nhiên mới phát
triển mạnh trong khoảng 6-7 năm trở lại đây. Theo khảo sát, tỷ lệ hộ bắt đầu chuyển
sang trồng thanh long khá nhiều vào giai đoạn 2005-2009. Phần lớn các hộ chuyển từ
trồng lúa và cải tạo vườn tạp sang trồng thanh long. Theo khảo sát tại xã Mỹ Tịnh An
thì có tới 80% hộ cải tạo chuyển từ trồng lúa sang, còn lại là từ vườn tạp hoặc cây
trồng khác.
Nhìn chung, cũng giống như những người nông dân khác, phần lớn người
trồng thanh long chủ yếu là học xong cấp I và cấp II, một số hoàn thành cấp III và số
ít có trình độ trung cấp trở lên. Mặc dù vậy với những kinh nghiệm sản xuất canh tác
nông nghiệp lâu năm nên việc chuyển đổi sang thanh long không có khó khăn đối với
hộ nông dân. Tuy nhiên, việc phát triển theo những tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP)
hay quốc gia (VietGAP) có thể sẽ đòi hỏi những yêu cầu cao hơn về trình độ tiếp thu
cũng như việc áp dụng, ghi chép theo dõi.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
42
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Chung Hộ không Việt
Gap
Hộ Việt Gap
Trung cấp/Cao đẳng trở lên
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 1
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Biểu đồ 2.8: Trình độ chủ hộ trồng thanh long
Nhìn chung hộ trồng thanh long khá chuyên canh, hầu hết đất sử dụng để sản
xuất thanh long. Một số hộ trước đây còn giữ lại vườn tạp hay lúa, nay hầu như đã
chuyển hết sang sản xuất thanh long. Tuy nhiên diện tích bình quân của hộ sản xuất
thanh long cũng không lớn. Theo khảo sát tại xã Mỹ Tịnh An và xã Quơn Long, diện
tích thanh long bình quân của các hộ điều tra là khoảng 7.200m2, trong đó diện tích
trồng mới chiếm khoảng 5-6%.
So sánh giữa hộ áp dụng quy trình VietGAP (gọi tắt là hộ VietGAP) và hộ
chưa áp dụng VietGAP (hộ chưa VietGAP) cho thấy có sự chênh lệch về quy mô. Hộ
áp dụng VietGAP có diện tích trung bình cao hơn so với hộ chưa áp dụng VietGAP
(9.800m2 so với 6.500m2). Hiện nay, ở Tiền Giang có một tổ sản xuất thanh long Chợ
Gạo có chứng nhận VietGAP. Ngày 09/3/2012, Công ty cổ phần Giám định và khử
trùng FCC đã trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho Tổ hợp
tác sản xuất thanh long Chợ Gạo, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo. Tổ hợp tác sản
xuất thanh long Chợ Gạo đã tham gia mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn
VietGAP, dưới sự hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, thu hút
được 21 hộ nông dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 19,74
ha, sản lượng hàng năm 582,7 tấn; đã được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập
khẩu (Cục Bảo vệ thực vật) cấp mã số xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ. Với
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
chứng nhận VietGAP, các hộ sản xuất hy vọng có thị trường ổn định hơn, bán được
giá cao hơn. Tuy nhiên, thực tế không như những hộ sản xuất kỳ vọng. Phần phân
tích về lợi ích - hiệu quả sản xuất thanh long sẽ trình bày rõ hơn vấn đề này.
Việc quy định diện tích thanh long không phải là quy định khi tham gia
VietGAP. Đến nay, có khá nhiều hộ ở Mỹ Tịnh An và một số xã khác cũng đang cố
gắng tham gia vào quá trình xây dựng VietGAP và họ hy vọng sẽ được cấp giấy
chứng nhận VietGAP trong thời gian tới.
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
Tổng diện tích
trồng thanh
long
Thanh long mới
trồng
Thanh long
đang cho trái
Chung
Hộ không Việt Gap
Hộ Việt Gap
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Biểu đồ 2.9: Diện tích thanh long bình quân/hộ (m2)
Nhằm tăng năng suất cho trái thanh long, nhất là giai đoạn trái vụ, hầu hết
các hộ nông dân đều xông đèn trái vụ. Và một điều thú vị là do chăm sóc khá tốt
nên chất lượng trái thanh long, kích cỡ trái thanh long trái vụ thường cao hơn so với
vụ thuận. Tất nhiên thanh long trái vụ cũng sẽ có giá cao hơn so với thuận vụ. Phần
chi phí lợi nhuận sẽ được đề cập chi tiết sau. Trước đây, các hộ thường chỉ xông đèn
một vụ, nhưng những năm gần đây càng nhiều hộ triển khai xông đèn hai vụ. Theo
khảo sát thì trung bình có khoảng 54% hộ xông đèn 1 vụ và khoảng 46% hộ xông
đèn 2 vụ. Đặc biệt, những hộ áp dụng VietGAP áp dụng xông đèn 2 vụ nhiều hơn.
Mặc dù khai thác khá nhiều năng suất của cây thanh long nhưng các hộ này cũng
chăm bón cây tốt hơn, sử dụng nhiều phân chuồng để bón và bồi bổ cho cây hơn.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
44
Liên quan đến việc áp dụng VietGAP, ý kiến của những hộ về nguyên nhân
tham gia VietGAP cho thấy lý do các hộ áp dụng VietGAP là do:
- Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng.
- Có ý thức trong sản xuất và cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
- Kỳ vọng giá bán cao hơn sản xuất truyền thống.
- Sản xuất đi vào nề nếp, môi trường sản xuất an toàn, tốt cho sức khỏe
cộng đồng.
- Tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu do thực hiện đúng qui trình,
không gây lãng phí phân hóa học, thuốc.
- Hy vọng có công ty đến ký hợp đồng để ổn định đầu ra.
Như đề cập ở trên thì hiện nay ở Chợ Gạo mới chỉ có một tổ hợp tác với 21 hộ
đang áp dụng VietGAP, còn hầu hết các hộ hiện nay vẫn chưa áp dụng VietGAP.
Nguyên nhân chủ yếu là do chưa được vận động, chưa hiểu kỹ về tiêu chuẩn. Bên cạnh
đó, có nhiều hộ đã được tập huấn, đã biết về VietGAP nhưng áp dụng thấy khá phức
tạp vì phải ghi chép sổ sách khá cẩn thận và bắt buộc một số điều kiện khắt khe hơn.
Các nguyên nhân chính mà nông dân Tiền Giang chưa áp dụng VietGAP là:
Bảng 2.6: Nguyên nhân chưa áp dụng VietGAP
Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
Do chưa biết, chưa hiểu về tiêu chuẩn 44,2
Biết nhưng thấy áp dụng khó 32,6
Biết nhưng không thích 4,7
Không có ai hướng dẫn để áp dụng 2,3
Chi phí để áp dụng đòi hỏi cao 9,3
Khác 7,0
Chung 100,0
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
45
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì còn một nguyên nhân khác là mặc dù
áp dụng theo những tiêu chuẩn của VietGAP nhằm đảm bảo chất lượng an toàn thực
phẩm của trái thanh long, nhưng phần lớn các hộ sản xuất theo VietGAP cho biết
giá bán thanh long của họ không cao hơn so với các hộ sản xuất bình thường. Việc
phân tích chi phí lợi nhuận sẽ được thực hiện chi tiết ở phần sau, tuy nhiên đây cũng
chính là vấn đề mà làm các hộ VietGAP thấy không hài lòng, còn các hộ chưa áp
dụng VietGAP thì thấy chưa có động lực để tham gia.
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Biểu đồ 2.10: Giá thanh long VietGAP có cao hơn không?
2.2.1.2 Thương lái
Thương lái phần lớn là những người địa phương trong xã, huyện là chính.
Cũng có một số thương lái và chủ vựa từ Long An sang mua sản phẩm tại Tiền
Giang. Theo khảo sát, một xã thường có khoảng 20-30 thương lái thu mua. Thương
lái cũng có khá nhiều loại, loại trung bình thì lượng thu mua thanh long một năm
khoảng khoảng 100-150 tấn. Đây là loại chiếm chủ yếu. Tuy nhiên có một số
thương lái lớn thì lượng thu mua cao hơn trên 200 tấn/năm và có thể đạt 400-500
tấn/năm.
Thương lái thì chủ yếu mua hàng từ người trồng thanh long và bán cho chủ
vựa hoặc công ty xuất khẩu. Còn chủ vựa thì bán chủ yếu cho công ty xuất khẩu ở
tại tỉnh hoặc là các công ty xuất khẩu trên Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với kênh
xuất khẩu thì thương lái và chủ vựa cũng cung cấp cho thị trường trong nước qua
các thương lái tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ tại địa phương và tại các tỉnh.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
46
0
20
0
40
0
60
0
80
0
0 10 20 30
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Biểu đồ 2.11: Lượng thu mua trong năm 2012 của các thương lái (tấn)
Cùng với sự phát triển của nhà vườn thì các thương lái cũng phát triển theo.
Theo khảo sát thì có một số thương lái đã làm từ rất lâu (15 năm trở lên). Tuy nhiên,
sự phát triển mạnh của thương lái là trong 6-7 năm trở lại đây (chiếm khoảng 50%
số thương lái).
Bảng 2.7: Số năm kinh doanh của các thương lái
Số năm kinh doanh Số thương lái Tỷ lệ (%)
2 1 3,33
3 4 13,33
5 3 10
6 1 3,33
7 5 16,67
8 1 3,33
10 3 10
12 2 6,67
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
47
13 3 10
14 1 3,33
15 4 13,33
18 1 3,33
20 1 3,33
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Phần lớn các thương lái vào tận nhà vườn để mua thanh long và họ thường
đặt cọc trước đó khoảng 5-7 ngày. Số tiền đặt cọc có thể là 10%, 20% và 30%. Nhìn
chung, việc ký kết hợp đồng bằng giấy tờ là không có, thương lái và các nhà vườn
chủ yếu cam kết với nhau bằng miệng. Bên cạnh đó, các thương lái nhiều khi cũng nợ
lại nhà vườn tiền thu mua thanh long. Việc đặt cọc hay cho trả chậm chủ yếu dựa trên
“uy tín” làm việc lâu năm và hơn nữa rất nhiều thương lái là những người trong xã
nên cả thương lái và nhà vườn đều không sợ bị “quỵt”. Tuy nhiên, với rủi ro trong
kinh doanh thì việc bùng nợ hay trả quá chậm là không thể tránh khỏi. Điều này cũng
ảnh hưởng không nhỏ tới kinh doanh sản xuất của hộ nông dân. Phần lớn các thương
lái nhận hàng tại nhà vườn (chiếm gần 90%), tuy nhiên có một số trường hợp nhà
vườn sử dụng xe máy vận chuyển đến cở sở thương lái. Phương tiện chủ yếu vẫn là
xe máy, ô tô. Hiện nay một số cơ sở vẫn sử dụng xe ba gác để vận chuyển thanh long.
88.5
11.5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Giao tại vườn Giao tại cơ sở
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ giao thanh long theo địa điểm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
48
Bảng 2.8: Phương tiện vận chuyển thanh long đến cơ sở của thương lái
Phương tiện Tỷ lệ (%)
Xe máy 47,66
Xe ba gác 8,33
Ô tô 23,66
Khác 20,33
Tổng 100,00
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Hiện nay nhờ kinh doanh thanh long đem lại lợi ích cho các thương lái nên
sự đầu tư cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn. Có tới trên 50% thương lái có xe tải
thường. Tuy nhiên chưa có thương lái nào có xe tải lạnh. Bên cạnh đó, sự tiếp cận
hệ thống thông tin còn rất yếu, chỉ có 3,3% thương lái là có tiếp cận internet.
Bảng 2.9: Các loại phương tiện của thương lái
Loại phương tiện Có (%)
1. Xe tải thường 53,33
2. Xe tải lạnh 0,00
3. Xe máy 93,33
4. Thuyền, ghe 0,00
5. Internet 3,33
6. Trang web 0,00
7. Kho lạnh 0,00
Nguồn: Kết quả từ điều tra
2.2.1.3 Chủ vựa
Chủ vựa thật ra là những thương lái lớn hơn về quy mô và có phạm vi hoạt
động rộng lớn hơn và khách hàng chính là những công ty xuất khẩu và thương lái
khác, chợ đầu mối trong nước.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
49
Số lượng chủ vựa với quy mô 600 tấn/năm trở lên thì khu vực Chợ Gạo không
nhiều, chỉ có 5-6 người. Với lượng vốn đòi hỏi quá lớn để mua hàng, vì vậy việc trở
thành các chủ vựa là không phải dễ dàng với nhiều thương lái. Tuy vậy, ở Tiền Giang
cũng đã có một số vựa rất lớn với quy mô thu mua 2.500 tấn/năm.
Hoạt động của các chủ vựa cũng đa dạng hơn thương lái. Các chủ vựa
không chỉ kinh doanh thanh long mà họ còn buôn bán các sản phẩm khác như xoài,
me, chuối, đu đủViệc đa dạng kinh doanh sẽ giúp họ có những bạn hàng rộng hơn
và có thêm những nguồn thu nhập khác nhau.
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu so sánh chủ vựa - thương lái
Chỉ tiêu Chủ vựa Thương lái
Lượng thu mua thanh
long 500-1000 tấn/năm 100-200 tấn/năm
Lao động thường xuyên 10 4-5
Lao động thời vụ 20-30 10-15
Yêu cầu vốn Rất lớn Trung bình
Nhà cung cấp chủ yếu Thương lái Nhà vườn
Người mua chủ yếu Công ty xuất khẩu Chủ vựa
Hoạt động kinh doanh Thanh long + hoa quả,
sản phẩm khác
Khá tập trung vào
thanh long
Phạm vi hoạt động Quốc gia Trong tỉnh
Nguồn: Kết quả từ điều tra
2.2.1.4 Công ty xuất khẩu
Thanh long được tiêu thụ trên thị trường ở dạng trái tươi và tiêu thụ dưới 2
hình thức: tiêu thụ nội địa (khoảng 15 - 20% sản lượng) và xuất khẩu (khoảng 80 -
85% sản lượng). Trái thanh long đã được xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới; bao gồm Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan,..), Châu Âu (Hà Lan, Anh, Pháp, Đức),
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là các nước Châu Á
(đặc biệt là Trung Quốc); việc mở rộng thị trường tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ
vẫn gặp nhiều khó khăn do vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn, công tác xúc
tiến, quảng bá chưa mạnh, do rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên
cạnh đó, tại thị trường Châu Mỹ thì Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh của một
số nước khác như Colombia, Mexico, Nicaragua.
Hiện nay ở Tiền Giang (và vùng Long An lân cận) cũng có một vài công ty
xuất khẩu thanh long trực tiếp như Long Việt, Hoàng Huy, VinaGreen. Bên cạnh
những công ty xuất khẩu của tỉnh thì hiện nay phần lớn lượng thanh long của tỉnh
được các doanh nghiệp trên thành phố Hồ Chí Minh thu mua qua chủ vựa, thương
lái để xuất khẩu là chủ yếu. Những doanh nghiệp xuất khẩu này không chỉ xuất
khẩu thanh long mà họ còn tham gia xuất khẩu một số trái cây khác như xoài, chôm
chôm, nhãn, bưởi,
Sự phát triển thị trường phụ thuộc rất lớn vào các công ty xuất khẩu. Gần
đây các công ty xuất khẩu đã đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường lớn hay
những thị trường yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc.
Tuy nhiên do những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao và hơn nữa do chi phí vận
chuyển khá lớn nên thị phần xuất khẩu sang những nước này vẫn còn rất khiêm tốn.
Cũng đã có những hiện tượng thanh long của Việt Nam xuất sang những thị trường
này đã bị loại bỏ do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ nhất là những tiêu
chuẩn liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu, có thành phần thuốc cấm (chủ yếu do
dùng chất kích thích tăng trưởng), và do có chứa nấm gây hại cho sức khỏe. Chính vì
vậy, việc truy xuất nguồn gốc thanh long trở nên rất quan trọng.
2.2.1.5 Các công ty chiếu xạ, gia nhiệt
Hiện nay theo các nhà xuất khẩu thanh long thì chi phí chiếu xạ và gia
nhiệt của Việt Nam quá đắt so với các nước khác. Chi phí chiếu xạ của một số nước
khác rất rẻ, cụ thể như phí tại Thái Lan chỉ khoảng 24 cent/kg trong khi chi phí tại
Việt Nam là 1 đô la Mỹ/kg. Trong khi chi phí xử lý nhiệt cũng còn khá cao khoảng
2 USD/1 kg (trước đây còn lên tới 3 USD/kg). Chi phí xử lý chiếu xạ và nhiệt cao
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
làm ảnh hưởng khả năng xâm nhập thanh long của Việt Nam vào các thị trường
này.
2.2.1.6 Nhà cung cấp đầu vào: phân bón, thuốc trừ sâu
Hàng năm, giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Gạo tăng bình quân
6%. Nông nghiệp phát triển theo hướng phát huy lợi thế của các vùng sinh thái;
trong đó duy trì ổn định vùng sản xuất nếp; phát triển vùng sản xuất chuyên canh
cây thanh long, mở rộng diện tích xen canh ca cao trong vườn dừa; đồng thời phát
huy hiệu quả một số diện tích chuyên canh màu và lúa thơm.
Đối với các hộ trồng thanh long thì họ thường mua phân bón thuốc trừ sâu tại
các đại lý trong xã/huyện. Đây là những đại lý mà hộ nông dân đã mua quen. Cũng có
rất nhiều đại lý bán cho các hộ nông dân trả chậm. Tất nhiên nếu các hộ trả quá chậm
thì các đại lý kinh doanh đầu vào sẽ phải yêu cầu hộ trồng thanh long trả lãi suất,
tương đương với lãi suất ngân hàng.
Phần lớn các nhà cung cấp đầu vào là các đại lý cấp 3 cho các công ty
chuyên kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng. Một
điều khá hạn chế là hầu hết các hộ kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu lại không có
chuyên môn sâu về các lĩnh vực này. Hiện nay trong một xã cũng có vài đại lý cung
cấp đầu vào và họ cũng là những người dân trong phạm vi xã, huyện.
2.2.1.7 Tổ hợp tác và Hợp tác xã
Hiện nay, ở Tiền Giang có một tổ sản xuất thanh long Chợ Gạo có chứng
nhận VietGAP. Ngày 09/3/2012, Công ty cổ phần Giám định và khử trùng FCC đã
trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho Tổ hợp tác sản xuất
thanh long Chợ Gạo, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo. Tổ hợp tác sản xuất thanh
long Chợ Gạo đã tham gia mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP,
dưới sự hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, thu hút được 21 hộ
nông dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 19,74 ha, sản
lượng hàng năm 582,7 tấn; đã được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
(Cục Bảo vệ thực vật) cấp mã số xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ. Với
chứng nhận VietGAP, các hộ sản xuất hy vọng có thị trường ổn định hơn, bán được
Tr
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
giá cao hơn. Tuy nhiên, thực tế không như những hộ sản xuất kỳ vọng. Phần phân
tích về lợi ích - hiệu quả sản xuất thanh long sẽ trình bày rõ hơn vấn đề này.
Hiện nay đã có một số ít hộ tham gia vào hai Hợp tác xã (ở xã Mỹ Tịnh An
và xã Qươn Long) tuy nhiên hoạt động của hai Hợp tác xã này chưa hiệu quả. Theo
khảo sát, thì có tới 75% số xã viên cho biết hầu như Hợp tác xã là không có tác
dụng gì. Tín hiệu khả quan hơn đối với nhóm sản xuất theo VietGAP vì có tới 85%
số hộ tham gia cho biết là có tác động tốt vì họ cho rằng khi tham gia họ được tập
huấn, được hỗ trợ kỹ thuật.
Đến thời điểm khảo sát thì hiện nay cả hai Hợp tác xã (ở xã Mỹ Tịnh An và
xã Qươn Long) hầu như không hoạt động gì.
2.2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị thanh long Chợ Gạo
Hiện nay có hai kênh chủ yếu trong chuỗi giá trị: kênh xuất khẩu và kênh
tiêu thụ trong nước. Nghiên cứu này tập trung sâu hơn vào nghiên cứu chuỗi giá trị
phục vụ xuất khẩu (chiếm khoảng 80% lượng thanh long) hơn là tiêu thụ trong
nước.
Nghiên cứu hệ thống cung cấp thanh long xuất khẩu ở Chợ Gạo cho thấy
kênh tiêu thụ chủ yếu là từ nhà vườn, đến thương lái, sau đó là chủ vựa và đến công
ty xuất khẩu ở tỉnh và công ty xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, theo kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 90% lượng thanh
long từ nhà vườn được cung cấp trực tiếp cho các thương lái. Tuy nhiên cũng có tỷ
lệ nhỏ cung cấp trực tiếp cho những chủ vựa (7%) và công ty xuất khẩu (2,5%).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
Nhà vườn
Thương lái
Vựa trái cây
Công ty thương
mại, xuất khẩu
Xuất khẩu
Tiêu dùng nội địa
22.9%
0.5%
90%
5.4%
36%
40.6%
48.6% 7%
2.5%
15%
2%
77.1%
Đại lý cung
cấp phân
bón, thuốc
BVTV
Công ty
chiếu xạ,
gia nhiệt
cho thanh
long XK
Hợp tác xã,
Tổ Hợp tác
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Sơ đồ 2.3: Chuỗi giá trị thanh long Chợ Gạo
Từ thương lái thì có sự phân phối đều hơn tới công ty xuất khẩu và vựa trái cây.
Một số thương lái thì cung cấp cho các chủ vựa (chiếm gần 50% sản lượng thanh long)
nhưng cũng có khoảng 36% lượng thanh long được sản xuất ra bán cho các công ty xuất
khẩu tại Tiền Giang, Long An và công ty trên thành phố Hồ Chí Minh.
Dù có sự phát triển mạnh về sản xuất trong những năm gần đây nhưng sự
liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa mạnh. Nhìn chung sự gắn kết giữa công
ty xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu. Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng
những vùng nguyên liệu cho mình mà chủ yếu thu mua thông qua trung gian.
Liên kết giữa thương lái và người sản xuất chặt chẽ hơn do quan hệ làm ăn
lâu năm và rất nhiều thương lái là những người trong xã. Theo kết quả khảo sát, thì
có 55% số nhà vườn có ký hợp đồng với thương lái và chủ vựa. Tuy nhiên chủ yếu
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
54
là hợp đồng miệng và có thời gian hiệu lực trong thời gian ngắn. Trước khi thanh
long thu hoạch khoảng 5-7 ngày, thương lái đi qua và đàm phán giá cả sau đó đặt
cọc tiền mua. Do tính pháp lý không chặt chẽ nên có nhiều khi nhà vườn tự phá vỡ
hợp đồng và có nhiều khi người mua tự phá vỡ hợp đồng và không có bên nào đứng
ra giải quyết. Tuy nhiên, phần lớn các hộ đều bán cho một vài thương lái nhất định.
Gần đây với sự phát triển thanh long ở Chợ Gạo thì cũng có khá nhiều thương lái
hơn, kể cả những thương lái ngoài tỉnh. Sự phát triển này cũng có tác động tích cực
với nhà vườn vì họ có thể có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, việc làm ăn với những
thương lái mới có thể cũng sẽ mang lại những rủi ro hơn. Không ít hộ đã bị những
thương lái nợ kéo dài, hay bùng nợ.
Bảng 2.11: Ký hợp đồng với người mua thanh long của nhà vườn
Tần suất (trên tổng 80 hộ) Tỷ lệ (%)
Hộ Có ký hợp đồng 44 55,0
Hộ Tự phá vỡ hợp đồng 8 18,2
Khách hàng phá vỡ hợp đồng 13 29,5
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Tuy nhiên theo khảo sát, thì có một số chủ vựa cũng có những hỗ trợ tích
cực trong việc cho nhà vườn vay tiền để mở rộng sản xuất thanh long hay để mua
phân bón đầu vào hoặc tạm ứng trước cho những mục đích khác. Một thương lái
thường mua từ 20-30 nhà vườn. Chủ vựa thì có thể mua nhiều hơn, có thể hàng trăm
hộ và hàng chục thương lái khác nhau.
Tương tự liên kết giữa hộ và thương lái thì liên kết giữa chủ vựa và các
công ty xuất khẩu trên cũng dựa trên từng lô hàng, hợp đồng phần nhiều cũng chủ
yếu là hợp đồng miệng, thỏa thuận trên điện thoại. Sau khi đã thống nhất về lượng
và giá thì các công ty sẽ chuyển tiền ứng trước cho chủ vựa và thương lái sau đó họ
sẽ chuyển hàng lên và thanh toán sau.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
55
Trong liên kết theo chiều dọc thì liên kết giữa các công ty xuất khẩu và nhà
nhập khẩu là có những rằng buộc khá chặt chẽ nhất về mặt giấy tờ. Điều này cũng
dễ hiểu vì các nhà nhập khẩu từ các nước khác đến và sự rủi ro sẽ là rất cao nếu
không cẩn thận. Một số công ty của Việt Nam đã bị doanh nghiệp nước ngoài bùng
nợ không trả tiền sau khi đã lấy hàng. Việc này xảy ra khá thường xuyên và nó đã
làm nhiều chủ vựa phá sản trong thời gian vừa qua.
Nhìn chung hiện nay sự liên kết trong chuỗi là không chặt chẽ và nhất là
giữa nhà xuất khẩu với người sản xuất. Do đó, việc kiểm soát chất lượng của nhà
xuất khẩu đối với thanh long là bị hạn chế. Hiện nay do yêu cầu của một số thị
trường như Mỹ, Nhật hay EU thì các nhà xuất khẩu bắt buộc phải gia nhiệt hay
chiếu xạ. Tuy nhiên những chi phí này còn rất lớn và dịch vụ này chưa phát triển
mạnh, tập trung chủ yếu ở một vài công ty trên thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay
cũng bắt đầu có một vài công ty muốn tự phát triển theo mô hình khép kín từ khâu
sản xuất đến xuất khẩu để có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty xuất
khẩu (Good Life, Hoàng Hậu, Rồng đỏ).
Nhìn chung, những liên kết dọc trong chuỗi thanh long còn chưa chặt chẽ.
Liên kết ngang (giữa những nhà vườn, thương lái, hay những nhà xuất khẩu) cũng
không có gì hơn. Hiện nay đã có một số ít hộ tham gia vào hai Hợp tác xã (ở xã Mỹ
Tịnh An và xã Qươn Long), tuy nhiên hoạt động của hai Hợp tác xã này chưa hiệu
quả. Theo khảo sát, thì có tới 75% số xã viên cho biết hầu như Hợp tác xã là không
có tác dụng gì. Tín hiệu khả quan hơn đối với nhóm sản xuất theo VietGAP vì có
tới 85% số hộ tham gia cho biết là có tác động tốt vì họ cho rằng khi tham gia họ
được tập huấn, được hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên cũng có 15% số hộ cho biết là
không hiệu quả vì họ đã phải thay đổi áp dụng nhiều kỹ thuật (sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu), chấp hành tiêu chuẩn VietGAP (không được chăn nuôi thả trên
khu vực canh tác thanh long) nhưng giá bán thanh long theo chuẩn VietGAP và
thanh long khác vẫn không cao hơn. Thậm chí có đôi khi còn thấp hơn do trái thanh
long theo VietGAP không bóng, và không to bằng thanh long thường do sử dụng
chất kích thích tăng trưởng ít hơn.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
56
Bảng 2.12: Tham gia của các tổ chức của nhà vườn
Các tổ chức Có tham
gia
Đánh giá (%)
Có tác động
tốt Bình thườngKhông hiệu quả
Hiệp hội trái cây VN 3,6 60,0 40,0
Nhóm sản xuất theo VietGAP 40,7 85,0 15,0
Tổ hợp tác/HTX 53,6 25,9 29,6 44,4
Hội làm vườn 7,6 25,0 31,3 43,8
Hội nông dân 22,4 55,6 14,8 29,6
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Mặc dù không có sự hỗ trợ nhiều từ thương lái hay công ty xuất khẩu,
nhưng các nhà vườn cũng có những sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp đầu vào như phân
bón, thuốc trừ sâu. Theo khảo sát, thì có tới gần 85% nhà vườn được mua phân bón
(là chủ yếu) và 30% thuốc trừ sâu trả chậm. Tỷ lệ mua thuốc trừ sâu trả chậm ít hơn
so với phân bón do lượng chi phí cũng không nhiều. Có nhiều hình thức trả chậm
khác nhau nhưng nhìn chung thì các nhà vườn sẽ không phải chịu lãi trong khoảng
1-2 tuần đầu và sau đó sẽ tính lãi suất ngang với lãi suất ngân hàng. Thời gian vay
có thể 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng.
84.8
30.2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Tỷ lệ mua phân bón trả chậm Tỷ lệ mua thuốc BVTV, tăng
trưởng trả chậm
Nguồn: Kết quả từ điều tra
Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ hộ mua phân bón, thuốc trả chậm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
57
Do phát triển sau nên các hoạt động gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi kể
cả liên kết dọc và ngang ở Tiền Giang vẫn còn rất yếu. Hơn nữa việc xây dựng chỉ
dẫn địa lý, thương hiệu cũng chưa được đẩy mạnh. Thương hiệu phải là đi sâu vào
đối với khách hàng chứ không chỉ là đặt ra và đăng ký một cái tên như thanh long
Chợ Gạo, thì chưa phải là thương hiệu.
Việc liên kết ngang giữa các nhà sản xuất là rất quan trọng giúp đẩy mạnh
liên kết dọc. Một trong những nguyên nhân mà công ty không ký hợp đồng trực tiếp
với các nhà vườn là quy mô của họ khá nhỏ, manh mún, khó quản lý và không có tư
cách pháp nhân. Với việc liên kết tốt các hộ sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là tiền đề rất tốt cho việc thúc đẩy các liên kết
giữa những tác nhân trong chuỗi.
2.2.3 Chi phí và lợi nhuận
Giá trong năm biến động rất lớn, giai đoạn chính vụ giá thanh long thấp
hơn hẳn và thường có xu hướng đạt mức cao nhất vào giai đoạn cuối năm.
Việc biến động này có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định chăm bón và đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_chuoi_gia_tri_thanh_long_cho_gao_tinh_tien_giang_932_1912272.pdf