Luận văn Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Hậu Giang

MỤCLỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1 ĐẶTVẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU . 1

1.1.1Sựcần thiết nghiêncứucủa đề tài . 1

1.1.2Căncứ khoahọc và thực tiễn . 2

1.2MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU. 3

1.2.1Mục tiêu chung . 3

1.2.2Mục tiêucụ thể . 3

1.3 PHẠM VI NGHIÊNCỨU . 4

1.3.1 Không gian . 4

1.3.2 Thời gian . 4

1.3.3 Đốitượng nghiêncứu . 4

1.4LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 4

Chương 2: PHƠNG PHÁP LUẬN & PHƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU. 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 6

2.1.1Mộtsố phương pháp luậnvề phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh . 6

2.1.2Tổng quanvề Ngân hàng thươngmại . 8

2.1.3 Hoạt động huy độngvốn . 8

2.1.4 Hoạt động tíndụng . 9

2.1.5 Hoạt độngdịchvụ. 11

2.1.6 Hiệu quả hoạt động kinh động kinh doanhcủa NHTM . 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . 16

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin . 16

2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá . 16

Chương 3:MỘTSỐ TÌNH HÌNHCƠBẢNCỦA BIDV - HG . 20

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNHCỦATỈNHHẬU GIANG . 20

3.1.1 Đặc điểmtự nhiên. 20

3.1.2 Đặc điểm kinhtế - xãhội . 21

3.2 KHÁI QUÁTVỀ NGÂN HÀNG ĐẦUTƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 24

3.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN BIDV –HẬU GIANG. 26

3.3.1 Quá trình hình thành . 26

3.3.2 Địa điểmtọalạc . 26

3.3.3Cơcấutổ chứcbộ máy . 26

Sơ đồ 1:Bộ máytổ chức và quản lýcủa ngân hàng. 27

3.4KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCỦA NGÂN HÀNG. 29

3.4.1 Nghiệpvụ kinh doanh chủyếucủa ngân hàng . 29

3.4.2.Lĩnhvực đầutư chủyếu . 29

3.4.3Kết quả hoạt động kinh doanh. 30

3.5 PHƯƠNGHƯỚNG HOẠT ĐỘNGNĂM 2007 . 31

3.5.1Mục tiêu đề ra . 31

3.5.2Mộtsố chỉ tiêukế hoạchnăm 2007 . 31

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 32

4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG. 32

4.1.1 Đánh giá chung . 32

4.1.2 Tình hìnhcụ thể . 33

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG . 35

4.2.1 Doanhsố cho vay . 36

4.2.2 Doanhsố thunợ. 42

4.2.3Dưnợ . 47

4.2.4Nợ quáhạn . 51

4.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tíndụng . 52

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNGDỊCHVỤ . 56

4.3.1Dịchvụ thanh toán. 58

4.3.2 Kinh doanh ngoạitệ . 58

4.3.3Bảo lãnh . 59

4.3.4 DV chuyển tiền, thu phí thẻ ATM và DV khác . 59

4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 60

4.4.1 Thu nhập. 60

4.4.2 Chi phí . 61

4.4.3Lợi nhuận . 63

4.4.4 Các chỉ tiêu đánh giákết quả hoạt động kinh doanh . 68

Chương 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHĐKD . 77

5.1 Những thuậnlợi và khó khăn . 77

5.1.1 Thuậnlợi . 77

5.1.2 Khó khăn . 77

5.2 GIẢI PHÁP CHUNG. 78

5.3 GIẢI PHÁPCỤ THỂ. 78

5.3.1Về huy độngvốn. 79

5.3.2Về tíndụng, chấtlượng tíndụng . 80

5.3.3Về phát triểnsản phẩmdịchvụ, công nghệ thông tin . 84

5.3.4Về thu nhập . 85

5.3.5Về chi phí . 85

5.3.6Vềlợi nhuận . 86

5.3.7Về suất sinhlờicủa tàisản. 87

5.3.8Vềrủi ro . 87

5.3.9Về quản trị điều hành, xâydựng phát triểnmạnglưới và nguồn nhânlực 89

5.3.10Vềhợp tác phát triển . 90

5.4MỤC TIÊU ĐỀ RA . 90

Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 91

6.1KẾT LUẬN . 91

6.2 KIẾN NGHỊ. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

PHỤLỤC .

pdf115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng đều trong 3 năm vừa qua. Và góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của tỉnh (đặt biệt là về Nuôi trồng thủy sản) đó là BIDV – HG, được thể hiện qua DSCV hàng năm. Cụ thể năm 2005 đạt 184.780 triệu đồng tăng 122.971 triệu đồng so với năm 2004 (61.809 triệu đồng) tương đương 198,95%; năm 2006 đạt 264.529 triệu đồng tăng 61.748 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 33,42% Số liệu trên cho thấy về tuyệt đối giá trị sản xuất KV I phải tăng theo từng năm để nâng cao thế mạnh của mình, nhưng về tương đối tốc độ tăng có giảm để đáp ứng tình hình thực tế của địa phương – chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH – HĐH. Tuy vậy tỷ trọng cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản vẫn tăng Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 40 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang đến 16,24% năm 2006 vì trong năm thị trường không ổn định, giá cả mặt hàng thủy sản lên xuống bất thường luôn gây cảm giác hoang mang trong tâm lý người dân, hoạt động sản xuất của một số xí nghiệp giảm năng suất, dẫn đến thua lỗ, thiếu vốn; do đó họ đã xin ngân hàng vay vốn thêm nhằm kịp thời quy trình sản xuất của mình. b) Về Công nghiệp – chủ yếu là công nghiệp chế biến Đây là ngành kinh tế giàu tiềm năng đối với tỉnh Hậu Giang hiện nay, được Chính phủ và các lãnh đạo Ban ngành rất quan tâm hỗ trợ. Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VinaShin) phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang – vừa khởi công xây dựng Cụm Công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang (ngày 30/4/2007) – được sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyên Tấn Dũng đã bước đầu cho thấy khởi sắc trong ngành công nghiệp Hậu Giang. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để BIDV – HG thực hiện chính sách mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình trong thời gian tới. Đó là tình hình chung, còn về NH, hiện tại chỉ tập trung vào ngành CNCB thủy sản, Lương thực thực phẩm (LTTP); có sự hợp tác chặt chẽ với các khách hàng lớn như Công ty TNHH Phú Thạnh, Thủy sản Bình An, Cty Cổ phần Chế biến Thủy sản XK CAFATEX…với tổng doanh số cho vay năm 2006 của ngân hàng đạt 318.939 triệu đồng tăng 24.120 triệu đồng tương đương 8,18% so với năm 2005 Năm 2005 DSCV của NH đạt 294.891 triệu đồng tăng cao:164.462 triệu đồng tương đương 126,16% so với năm 2004, do tình hình khó khăn về thị trường xuất khẩu, hàng rào thuế quan, chi phí đầu tư sản xuất luôn tăng ở mức cao, mà CNCB là ngành cần phải có vốn cao và thường xuyên để có thể liên tục quá trình sản xuất, vì thế các khu công nghiệp phải tăng cường vay vốn nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Mặt khác, thủy sản, LTTP là những mặt hàng thiết yếu đối với người dân, đồng thời nó rất nhạy cảm với biến động của thị trường trong nước và trên thế giới; chính vì thế BIDV – HG luôn là nhà cung cấp chính về nguồn vốn giúp các đơn vị giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt với DSCV chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng DSCV 24,89%. Sang năm 2006, doanh số cho vay đối với CNCB lại tiếp tục gia tăng nhưng tỷ trọng nhỏ hơn (21,01%) vì ngân hàng nâng tỷ trọng cho vay cao hơn sang ngành Nuôi trồng thủy sản. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 41 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang c) Về Thương mại dịch vụ Nhìn chung, doanh số cho vay đối với lĩnh vực TM – DV tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2004 đạt 70.631 triệu đồng; năm 2005 đạt 142.494 triệu đồng tăng 71.863 triệu đồng tương đương 101,74% so với năm 2004; năm 2006 đạt 166.984 triệu đồng tăng 24.490 triệu đồng tương đương 17,19%. Đây là lĩnh vực hoạt động luôn được Hậu Giang quan tâm đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, dịch vụ, đa dạng hàng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nhờ vậy Hậu Giang đã thay đổi rõ nét việc giao lưu thương mại trên địa bàn trong thời gian qua: Ước tổng bán lẻ hàng hóa được 2.775,6 tỷ đồng, vượt 38,8% so với kế hoạch năm và tăng 9,2% so cùng kỳ; Thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng năm 2000 lên 6,6 triệu đồng năm 2005; Dịch vụ giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách cả vận tải thủy – bộ; Bưu chính viễn thông phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế – xã hội, mật độ điện thoại từ 1,46 máy/100 dân năm 2000 lên 4máy/100 dân năm 2005….(Nguồn: Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hậu Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005 – 2010)) Trong sự phát triển đó, BIDV – HG cũng đã góp phần đầu tư cho các khu du lịch nổi tiếng như: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Hồ Sen…và có xu hướng chuyển dần đầu tư sang TM – DV nhiều hơn nữa. d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải Là một tỉnh mới, hầu như Hậu Giang phải trang bị lại cho mình tất cả (Giao thông, công trình, cơ sở hạ tầng nói chung), nhất là đối với những ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh như Khách sạn – Nhà hàng…Nắm được tình hình thực tế, BIDV - HG cũng đã đầu tư vào những ngành này với tỷ trọng khá lớn so với những ngành còn lại, thể hiện năm 2004 là 285.153 triệu đồng (chiếm 52,04%); năm 2005 là (chiếm 47,48%) tăng tương đương 97,23% so với năm trước Nhu cầu vay vốn năm 2005: 562.396 triệu đồng tăng nhanh 277.243 triệu đồng là do HG tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn, nhằm đảm bảo các hoạt động dịch vụ về vận chuyển hành khách, hàng hóa; ổn định hoạt động của các tuyến xe buýt, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân. Nhiều tuyến đường giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 42 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các vùng, góp phần đa dạng hơn trong việc lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Đến năm 2006 nhu cầu vay vốn vẫn tiếp tục tăng là 785.581 triệu đồng (chiếm 51,75%) tăng 223.185 triệu đồng tương đương 39,68% so với năm 2005 nhưng với tốc độ giảm (39,68%) so với tốc độ của 2 năm trước đó, bởi địa phương đã giải quyết phần nào ổn định cơ sở hạ tầng quan trọng thiết yếu trên địa bàn. 4.2.2 Doanh số thu nợ Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi NH. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được NH đặt lên hàng đầu. Không chỉ nâng cao DSCV nhiều là tốt, mà NH muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,…làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Để thấy rõ công tác thu nợ của NH có tốt không, ta cùng phân tích bảng 8 Nhìn chung công tác thu nợ đều tăng khá tốt qua 3 năm, tăng nhanh nhất vào năm 2005 đạt 972.638 triệu đồng, tăng 808.127 triệu đồng so với năm 2004 (164.511 triệu đồng) tương đương 491,23%; năm 2006 đạt 1.472.317 triệu đồng tăng 499.679 triệu đồng tương đương 51,37%. Kết quả thu nợ cao là do ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay (bởi khoản vay vừa có thời gian thu hồi vốn lâu, vừa có độ rủi ro lớn) nên đã lựa chọn đầu tư những dự án/phương án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, NH mới có thể thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực khác. 4.2.2.1 Theo địa bàn Doanh số thu nợ trong tỉnh chiếm tỷ trọng cao là điều hợp lý tương ứng với doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 đạt 103.625 triệu đồng (chiếm 62,99%), sang năm 2005 thu nợ tăng nhanh nhất 528.103 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 509,63%. Nguyên nhân là do ngân hàng luôn chú trọng đến chất lượng món vay, bởi món vay có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích thì khả năng thu hồi nợ mới cao. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 43 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang Bảng 8: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 T T Phân loại Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A Theo địa bàn 164.511 100,00 972.638 100,00 1.472.317 100,00 808.127 491,23 499.679 51,37 * Trong tỉnh 103.625 62,99 631.728 64,95 677.958 46,05 528.103 509,63 46.230 7,32 * Ngoài tỉnh 60.886 37,01 340.910 35,05 794.359 53,95 280.024 459,92 453.449 133,01 B Theo thời hạn 164.511 100,00 972.638 100,00 1.472.317 100,00 808.127 491,23 499.679 51,37 Ngắn hạn 108.100 65,71 697.965 71,76 1.210.100 82,19 589.865 545,67 512.135 73,38 Trung và Dài hạn 56.411 34,29 274.673 28,24 262.217 17,81 218.262 386,91 (12.456) (4,53) C Theo lĩnh vực 164.511 100,00 972.638 100,00 1.472.317 100,00 808.127 491,23 499.679 51,37 Nuôi trồng TS 26.651 16,20 170.212 17,50 288.801 28,30 143.561 538,67 118.589 69,67 Công nghiệp 49.633 30,17 272.533 28,02 457.477 31,00 222.900 449,10 184.944 67,86 Thương mại DV 18.672 11,35 155.622 16,00 251.760 19,06 136.950 733,45 96.138 61,78 Xây lắp,KS- NH,VT 69.555 42,28 374.271 38,48 474.279 21,64 304.716 438,09 100.008 26,72 Nguồn: Phòng Tín dụng của BIDV – HG Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 44 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang Đến năm 2006 đạt 677.958 triệu đồng tăng 46.230 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 7,32% nhưng tỷ trọng giảm còn 46,05% so với tổng thu nợ. Đó là điều hợp lý vì doanh số cho vay năm 2006 cũng tăng ít hơn tốc độ tăng của 2005 so với 2004. Còn doanh số thu nợ ngoài tỉnh (Q. Cái Răng và Q. Ninh Kiều) tăng liên tục là do khả năng phục hồi, khắc phục những hậu quả do thiên tai xảy ra cao hơn điều kiện thực tế ở Hậu Giang. Nói cách khác, do thành phố Cần Thơ ít chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên nên tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở có giao dịch với ngân hàng khá ổn định, góp phần tăng trưởng trong công tác thu nợ của ngân hàng; hay do tỷ trọng cho vay ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nên khả năng thu hồi cao cũng là điều có thể chấp nhận. 4.2.2.2 Theo thời hạn a) Doanh số thu nợ ngắn hạn Trong tổng thu nợ thì khoản thu ngắn hạn đạt kết quả đáng kể nhất. Sở dĩ, doanh số thu nợ tăng nhanh chủ yếu là do khoản thu nợ ngắn hạn tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối, điển hình: năm 2004 đạt 108.100 triệu đồng, năm 2005 đạt 697.965 triệu đồng tăng 589.865 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 545,67% và năm 2006 tiếp tục tăng cao, đạt 1.210.100 triệu đồng (chiếm 82,19%) tăng 512.135 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Hơn thế nữa, chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. b) Về doanh số thu nợ trung và dài hạn Năm 2004 đạt 56.411 triệu đồng, đến năm 2005 tốc độ tăng rất đáng khích lệ đạt 274.000 triệu đồng tăng 218.262 triệu đồng tương đương 386,91% so với 2004. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngân hàng, năng lực ngày càng cao của cán bộ tín dụng, đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, lựa chọn ngành nghề đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Song song đó là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, kịp thời chỉ đạo đường lối, chính sách phát triển kinh tế tỉnh nhà nên hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt các chỉ tiêu đề ra, và tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là đối với hoạt động tín dụng. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 45 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang Sang 2006, doanh số thu nợ giảm xuống còn 262.217 triệu đồng tương đương 386,91% là do ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng cao tác động bất lợi đến xản xuất kinh doanh…. Thêm vào đó là các khoản đầu tư trung và dài hạn khó thu hồi vốn đã dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thu nợ. Ngoài ra trong năm 2006 ảnh hưởng của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương – chuyển sang sản xuất những mặt hàng có chu kỳ dài hơn như mặt hàng công nghiệp để có lợi nhuận nhiều hơn. Điều này đã kéo phần lớn khách hàng của BIDV – HG chuyển sang kinh doanh lĩnh vực này, làm giảm tốc độ thu nợ của NH. 4.2.2.3 Theo lĩnh vực a) Nuôi trồng thủy sản Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp nói chung, NTTS nói riêng đã tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ của NH về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng đều qua 3 năm, và tăng nhanh nhất là năm 2006 đạt 288.801 triệu đồng (chiếm 28,3%) tăng 118.589 triệu đồng tương đương 69,67% b) Công nghiệp Đây là lĩnh vực có nhu cầu cầu vốn rất cao nhưng đồng thời lại tạo ra lợi nhuận rất lớn. Vì thế các khoản vay ngân hàng để đảm bảo các yếu tố đầu vào cũng rất lớn, và đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất đạt chỉ tiêu thì khả năng hoàn trả các khoản nợ là không khó. Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ – kỹ thuật lắp ráp dây chuyền hiện đại mà ngành CNCB đã tăng doanh thu của mình cả về số lượng lẫn chất lượng; góp phần đẩy nhanh công tác thu nợ của NH trong 3 năm qua: Năm 2004 đạt 49.633 triệu đồng (chiếm 30,17%); Năm 2005 giảm nhẹ đạt 272.533 triệu đồng (chiếm 28,02%) tăng 222.900 triệu đồng tương đương 449,1% so với 2004, nguyên nhân là do 1 số nhà máy thiếu vốn phải vay ngân hàng thêm mua nguyên liệu tiếp tục quá trình sản xuất, đến hạn trả nợ nhưng chưa hết chu kỳ sản xuất, các đơn vị đó đã xin gia hạn kéo dài thời hạn trả nợ, vì thế ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh. Đến năm 2006 thì tỷ lệ thu nợ tăng trở lại, đạt 457.477 triệu đồng (chiếm 31%) tăng 184.944 triệu đồng tương đương 67,86% so với 2005. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 46 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang c) Thương mại dịch vụ Góp phần đáng kể trong công tác thu nợ của BIDV – HG không thể không nói đến vai trò quan trọng của cán bộ tín dụng như thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ – đối với những khách hàng có quan hệ nợ tốt truớc đây nhưng do khó khăn trong khoản thời gian ngắn; phát huy được uy tín của mình tạo lòng tin cho khách hàng đến vay và trả nợ vay khi đến thời hạn chấm dứt hợp đồng. Mặt khác, TM – DV là lĩnh vực có vòng quay vốn rất ngắn, do đó có tốc độ thu hồi nợ nhanh và tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2004 đạt 18.672 triệu đồng (chiếm 11,35%), năm 2005 đạt 155.622 triệu đồng (chiếm 16%) tăng 136.950 triệu đồng tương đương 733,45% so với 2004 và năm 2006 đạt 251.760 triệu đồng (chiếm 19,06%) tăng 96.138 triệu đồng tương đương 61,78% so với 2005 d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải Nhìn chung công tác thu nợ của các lĩnh vực đều tăng, trong đó có XL, KSNH, VT. Thế nhưng tỷ trọng của lĩnh vực này lại giảm đáng kể qua từng năm. Nếu như năm 2004 đạt 69.555 triệu đồng (chiếm 42,28%) thì sang năm 2005, 2006 giảm tỷ trọng xuống còn 38,48% và 21,64% trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân là do năm 2005, 2006, bão lụt xảy ra thường xuyên, nhiều công trình hư hại, gây khó khăn cho các đơn vị thi công…dẫn đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị bị hoãn lại, vì thế không tạo ra được doanh thu cũng như lợi nhuận, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH. Nói tóm lại, Công tác thu hồi nợ đối với BIDV – HG là rất cao, vì Ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, do phần lớn khách hàng của chi nhánh là những công ty, doanh nghiệp có tiếng như Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản CAFATEX, Công ty Việt Long, Thanh Khôi, Doanh nghiệp Trung Nghĩa, Công ty Cổ phần Công trình giao thông Hậu Giang… nên khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất cao. Riêng năm 2005, Ngân hàng đã thu nợ chỉ định được 5 tỷ vượt kế hoạch 2 tỷ nên nâng tổng doanh số thu nợ lên đáng kể. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 47 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang 4.2.3 Dư nợ Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Qua bảng 9 thấy, nhìn chung tổng dư nợ của BIDV – HG từ năm 2004 đến 2006 đều tăng Năm 2004 đạt 383.746 triệu đồng. Năm 2005 đạt 595.598 triệu đồng tăng 211.852 triệu đồng tương đương 55,21% so với 2004 do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các Công ty TNHH, Công ty Chế biến Lương thực thực phẩm, Công ty Cổ phần…. Năm 2006 đạt 641.314 triệu đồng tăng 45.716 triệu đồng tương đương 7,68% so với 2005 do doanh số cho vay tăng, đồng thời dư nợ của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng (từ 23,72% năm 2005 lên 44,86% năm 2006) Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM, dư nợ năm 2005 và 2006 chiếm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Từ số tổng trên ta có thể thấy rõ hơn tình hình dư nợ của ngân hàng khi phân tích theo từng khía cạnh như sau: 4.2.3.1 Theo địa bàn Ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng ở ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng cao hơn, nhưng có phần giảm xuống sau mỗi năm. Cụ thể: năm 2004 đạt 268.430 triệu đồng (chiếm 69,95% tổng dư nợ), năm 2005 đạt 362.838 triệu đồng (chiếm 60,92%) tăng 94.408 triệu đồng tương đương 35,17% so với 2004 và năm 2006 chỉ còn 53,07% tổng dư nợ. Nguyên nhân: năm 2004, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm trong tỉnh còn yếu; từ năm 2005, 2006, mỗi năm có hơn 35 hợp tác xã và 145 doanh nghiệp tăng thêm, đồng thời thực hiện mô hình kết hợp giữa vườn cây ăn trái – khai thác dịch vụ du lịch tại Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp theo quy hoạch 10.000 ha, nhu cầu đầu tư mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 61, các đường nối liền với các tỉnh xung quanh và các huyện xã trong tỉnh tăng… đã làm cho dư nợ NH ngày càng tăng. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 48 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang Bảng 9: BÁO CÁO DƯ NỢ ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 T T Phân loại Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A Theo địa bàn 383.746 100,00 595.598 100,00 641.314 100,00 211.852 55,21 45.716 7,68 * Trong tỉnh 115.316 30,05 232.760 39,08 300.941 46,93 117.444 101,85 68.181 29,29 * Ngoài tỉnh 268.430 69,95 362.838 60,92 340.373 53,07 94.408 35,17 (22.465) (6,19) B Theo thời hạn 383.746 100,00 595.598 100,00 641.314 100,00 211.852 55,21 45.716 7,68 Ngắn hạn 244.566 63,73 385.698 64,76 491.393 76,62 141.132 57,71 105.695 27,40 Trung và Dài hạn 139.180 36,27 209.900 35,24 149.921 23,38 70.720 50,81 (59.979) (28,57) C Theo lĩnh vực 383.746 100,00 595.598 100,00 641.314 100,00 211.852 55,21 45.716 7,68 Nuôi trồng thủy sản 26.020 6,78 32.574 5,47 36.850 5,75 6.554 25,19 4.276 13,13 Công nghiệp 125.576 32,72 198.434 33,32 244.846 38,18 72.858 58,02 46.412 23,39 Thương mại dịch vụ 83.812 21,84 149.010 25,02 112.645 17,56 65.198 77,79 (36.365) (24,40) Xây lắp,KS-NH,VT 148.338 38,66 215.580 36,20 246.973 38,51 67.242 45,33 31.393 14,56 Nguồn: Phòng Tín dụng của BIDV – HG Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 49 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang Dư nợ ngoài tỉnh cao là điều tốt, nhưng ngân hàng mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn trong tỉnh, nhằm duy trì tỷ trọng dư nợ trong tỉnh cao hơn, vì đây mới chính là lượng khách hàng chủ yếu và lâu dài của BIDV – HG. 4.2.3.2 Theo thời hạn Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm. Đối với BIDV – HG, dư nợ ngắn hạn tăng ngày càng nhanh, nếu như năm 2004 DN ngắn hạn đạt 244.566 triệu đồng (chiếm 63,73% tổng dư nợ) thì đến năm 2006 đạt 491.393 triệu đồng (chiếm 76,62%) tăng 105.695 triệu tương đương 27,4% so với 2005. Nguyên nhân: do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thường có nhu cầu bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, khi đó doanh số cho vay ngắn hạn nhiều thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ tương ứng. 4.2.3.3 Theo lĩnh vực Đối với BIDV – HG, với cái tên là đầu tư nhưng NH không chỉ định bắt buộc phải đầu tư vào ngành nghề cụ thể nào, mà theo tình hình thực tế – thương mại hóa – ngành nghề nào có lời thì mới đầu tư. Hiện nay, NH đã mở rộng TD đến với mọi thành phần và tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh, địa phương như a) Nuôi trồng thủy sản Ba năm qua dư nợ Ngân hàng về lĩnh vực này luôn tăng: năm 2005 đạt 32.574 triệu đồng (chiếm 5,47%) tăng 6.554 triệu đồng so với 2004 (đạt 26.020 triệu đồng) tương đương 25,19%; năm 2006 đạt 36.850 triệu đồng (chiếm 5,75%) tăng 4.276 triệu đồng so với 2005 tương đương 13,13%; do ngân hàng cho vay theo chính sách của tỉnh – mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản làm dư nợ lĩnh vực này tăng thêm. Nhưng xét về cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực thì nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ, từ 6,78% năm 2004 xuống còn 5,75% năm 2006. Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 50 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang b) Công nghiệp Qua kết quả dư nợ của ngân hàng ta thấy, nổi bật trong dư nợ theo lĩnh vực vẫn là dư nợ đối với ngành công nghiệp chế biến, luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, trên 30% trong tổng dư nợ. Cụ thể: Năm 2005 đạt 198.434 triệu đồng (chiếm 33,32%) tăng 72.858 triệu đồng so với 2004 (đạt 125.576 triệu đồng ) tương đương 58,02%; năm 2006 đạt 244.846 triệu đồng (chiếm 38,18%) tăng 46.412 triệu đồng so với 2005 tương đương 23,39% Dư nợ tăng là do một số doanh nghiệp được tổ chức và sắp xếp lại sản xuất thiết bị, công nghệ, tăng thêm năng lực sản xuất mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng hàng hóa, nâng dần sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Điển hình, trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO như Cafatex, Casuco, Việt Hải, Tân Phú Thạnh. c) Thương mại dịch vụ Lĩnh vực này có dư nợ giảm 36.365 triệu đồng so với năm 2005 vào năm 2006 trong khi năm 2005 tăng 65.198 triệu đồng với tỷ trọng 25,02% tổng dư nợ, tương đương 77,79% Bởi năm 2005 là năm thứ 2 sau khi đi vào hoạt động, ngân hàng chưa chú trọng triển khai rộng về TM – DV, thêm vào đó là Hậu Giang phải đối mặt với các khó khăn thách thức lớn: Kinh tế phần lớn còn dựa vào nông nghiệp là chính; cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, nhất là hạ tầng giao thông bộ, hệ thống thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém…đã làm hạn chế tốc độ phát triển của hoạt động TM – DV, nên dư nợ 2005 tăng với tốc độ rất nhanh nhằm tiếp tục nâng cấp và mở rộng khu du lịch sinh thái Tây Đô (xã Tân Bình), đầu tư khai thác xây dựng mới khu du lịch sinh thái Tầm Vu, đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm thương mại…. Nhưng sang 2006, biết phát huy đầu tư những ngành nghề có tốc độ tăng trưởng mạnh, vòng quay vốn nhanh, hoạt động TM – DV phát triển nhanh, hàng hóa phong phú, đa dạng phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tạo lợi nhuận nhiều nên góp phần làm giảm dư nợ NH xuống còn 112.645 triệu đồng. Luận văn Tốt nghiệp GVHD: ThS.Bùi Văn Trịnh Phân tích đánh giá HQHĐKD 51 SVTH: Phạm Thanh Trúc Ngân hàngĐầu tư &Phát triển Hậu Giang d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải (XL, KSNH, VT) Ngược lại, với TM – DV thì dư nợ đối với Xây lắp, Khách sạn Nhà hàng, Vận tải tăng liên tục qua 3 năm: năm 2005 đạt 215.580 triệu đồng (chiếm 36,2%) tăng 67.242 triệu đồng so với 2004 (đạt 148.338 triệu đồng) tương đương 45,33%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Tỉnh đã và đang khẩn trương xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang.pdf
Tài liệu liên quan