MỤC LỤC
Chương 1 : GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Không gian 3
1.3.2 Thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng 5
2.1.1. Khái niệm 5
2.1.1.2 Ý nghĩa 5
2.1.1.3 Nội dung 5
2.1.1.4 Nhiệm vụ 6
2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 6
2.1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 6
2.1.2.2 Chức năng của NHTM 6
2.1.3 Hoạt động huy động vốn 6
2.1.4 Hoạt động cho vay 7
2.1.4.1 Khái niệm và hình thức tín dụng 7
2.1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích 8
2.1.5 Hoạt động dịch vụ 9
2.1.6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 9
2.1.6.1 Thu nhập 9
2.1.6.2 Chi phí 9
2.1.6.3 Lợi nhuận 9
2.1.6.4 Hệ Thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 14
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá 14
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CẦN THƠ 18
3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CẦN THƠ 18
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 18
3.1.2 Kinh tế xã hội 18
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á - CHI NHÁNH
CẦN THƠ 19
3.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 19
3.2.1.1 Lịch sử hình hành 19
3.2.1.2 Quá trình phát triển 20
3.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, chức năng và vai
trò của Ngân hàng Việt Á– Cần Thơ 21
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 21
3.2.2.2 Chức năng các phòng ban 21
3.2.2.3 Chức năng, vai trò Ngân hàng 23
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT Á QUA 3 NĂM 2005-2006-2007 24
3.4 Phương hướng hoạt đông từ năm 2006- 2010 24
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA VAB CẦN THƠ 26
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 26
4.1.1 Đánh giá chung 26
4.1.2 Tình hình cụ thể 26
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY 28
4.2.1 Doanh số cho vay 28
4.2.1.1 Theo loại hình kinh tế 28
4.2.1.2 Theo thời hạn 29
4.2.1.3 Theo lĩnh vực (theo ngành) 31
4.2.2 Doanh số thu nợ 33
4.2.2.1 Theo loại hình kinh tế 34
4.2.2.2 Theo thời hạn 35
4.2.2.3 Theo lĩnh vực (theo ngành) 36
4.2.3 Dư nợ 38
4.2.1.1 Theo loại hình kinh tế 39
4.2.1.2 Theo thời hạn 39
4.2.1.3 Theo lĩnh vực (theo ngành) 40
4.2.4 Nợ quá hạn 41
4.2.5 Chỉ tiêu tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 42
4.2.5.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động 42
4.2.5.2 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 43
4.2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng 44
4.2.5.4 Hệ số thu nợ 44
4.2.5.5 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 45
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 45
4.3.1 Dịch vụ thanh toán 46
4.3.2 Kinh doanh ngoại tệ 47
4.3.3 Bảo lãnh 47
4.3.4 DV uỷ thác và đại lý 47
4.3.5 DV khác 48
4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 49
4.4.1 Thu nhập 49
4.4.1.1 Thu nhập từ lãi 49
4.1.1.2 Thu nhập phí dịch vụ 50
4.1.1.3 Thu nhập HĐ khác 50
4.4.2 Chi phí 50
4.4.3 Lợi nhuận 51
4.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD VAB- CT 57
4.4.4.1 Các chỉ số đo lường lợi nhuận 57
4.4.4.2 Chỉ tiêu về rủi ro 62
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 65
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 65
5.1.1 Thuận lợi 65
5.1.2 Khó khăn 65
5.2 GIẢI PHÁP CHUNG 66
5.3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ 66
5.3.1 Về huy động vốn 67
5.3.2 Về tín dụng, chất lượng tín dụng 68
5.3.2.1 Về tín dụng 68
5.3.2.2 Về chất lượng tín dụng 69
5.3.2.3 Về công tác thu nợ 70
5.3.2.4 Về dư nợ, nợ quá hạn 71
5.3.3 Về phát triển sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin 72
5.3.4 Về thu nhập 72
5.3.5 Về chi phí 73
5.3.6 Về lợi nhuận 74
5.3.7 Về suất sinh lời của Tài sản (ROA) 75
5.3.8 Về rủi ro 75
5.3.9 Về quản trị điều hành, xây dựng phát triển mạng lưới và nguồn
nhân lực 77
5.3.10 Về hợp tác phát triển 77
5.4 Mục tiêu đề ra 77
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
6.1 KẾT LUẬN 79
6.2 KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4954 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với năm 2006. Nguyên nhân là do ngân hàng luôn chú trọng đến chất lượng món vay, bởi món vay có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích thì khả năng thu hồi nợ mới cao. Nhìn chung DSTN cũng đều giảm vào năm 2006, chỉ có thu nợ đối với kinh tế tập thể là tăng. Nhưng đến 2007 thì thu nợ đối với loại hình này giảm xuống rõ rệt, giảm 15.956 triệu đồng hay 61,68% so với năm 2006.
4.2.2.2 Theo thời hạn
Bảng 8: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN
ĐVT: triệu đồng
THỜI HẠN TÍN DỤNG
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tương
đối %
Tuyệt
đối
Tương
đối %
Tuyệt
đối
1
Ngắn hạn
51.895
378.533
264.326
629,42
326.638
(30,17)
(114.207)
2
Trung và dài hạn
19.696
1.659
57.421
(91,57)
(18.307)
3.361,18
55.762
Nguồn: phòng tín dụng
² Doanh số thu nợ ngắn hạn
Trong tổng thu nợ thì khoản thu ngắn hạn đạt kết quả đáng kể nhất. Sở dĩ, doanh số thu nợ tăng nhanh chủ yếu là do khoản thu nợ ngắn hạn tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối, điển hình: năm 2005 đạt 51.895 triệu đồng, năm 2006 đạt 378.533 triệu đồng tăng 326.638 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 629,42% và năm 2007 giảm xuống còn 264.326 triệu đồng, giảm 114.207 triệu đồng so với năm 2006. Nhưng nhìn chung so với 2005 đều tăng. Nguyên nhân là do đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Hơn thế nữa, chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
² Về doanh số thu nợ trung và dài hạn
Năm 2005 đạt 19.696 triệu đồng, đến năm 2006 tốc độ đã giảm rõ rệt đạt 1.659 triệu đồng, giảm 18.307 triệu đồng tương đương 91,57% so với 2005. Nhưng đến năm 2007 thì tăng lên rất nhanh đạt 57.421 triệu, tăng 55.762 triệu hay 3.361,18% so với 2006. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngân hàng, năng lực ngày càng cao của cán bộ tín dụng, đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, lựa chọn ngành nghề đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Song song đó là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, kịp thời chỉ đạo đường lối, chính sách phát triển kinh tế tỉnh nhà nên hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt các chỉ tiêu đề ra, và tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là đối với hoạt động tín dụng.
Sang 2006, doanh số thu nợ giảm là do ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng cao tác động bất lợi đến xản xuất kinh doanh…. Thêm vào đó là các khoản đầu tư trung và dài hạn khó thu hồi vốn đã dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thu nợ. Ngoài ra trong năm 2006 ảnh hưởng của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương – chuyển sang sản xuất những mặt hàng có chu kỳ dài hơn như mặt hàng công nghiệp để có lợi nhuận nhiều hơn. Điều này đã kéo phần lớn khách hàng của VAB – CT chuyển sang kinh doanh lĩnh vực này, làm giảm tốc độ thu nợ của NH.
4.2.2.3 Theo lĩnh vực (ngành)
Bảng 9: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC
ĐVT: Triệu đồng
NGÀNH KINH TẾ
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tương
đối %
Tuyệt đối
Tương
đối %
Tuyệt đối
1
Nông nghiệp và lâm nghiệp
0
1.186
6.477
-
1.186
446,12
5.291
2
Ngành nuôi trồng thuỷ sản
0
26.801
41.124
-
26.801
53,44
14.323
3
Ngành xây dựng
3.500
61.296
9.239
1.651,31
57.796
(84,92)
(52057)
4
Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô
29.535
154.327
54.703
422,52
124.792
(64,55)
(99624)
5
Xây lắp khách sạn - nhà hàng, vận tải
0
16.616
3.165
-
16.616
(80,95)
(13.451)
6
Hoạt động tài chính
11
40.089
0
364.345
40.078
-
(40.089)
7
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
823
514
3.068
(37,54)
(309)
496,88
2.554
8
HĐ phục vụ cá nhân, công cộng
21.386
34.846
94.925
62,93
13.460
172,41
60.079
9
HĐ dịch vụ tại hộ gia đình
78
19.517
108.144
24.921
19.439
454,10
88.627
Nguồn: phòng tín dụng
² Về Nuôi trồng thủy sản
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp nói chung, NTTS nói riêng đã tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ của NH về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng đều qua 3 năm, và tăng nhanh nhất là năm 2007 đạt 41.124 triệu đồng tăng 14.323 triệu đồng tương đương 53,44% so với năm 2006.
² Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô
Góp phần đáng kể trong công tác thu nợ của VAB – CT không thể không nói đến vai trò quan trọng của cán bộ tín dụng như thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ – đối với những khách hàng có quan hệ nợ tốt truớc đây nhưng do khó khăn trong khoản thời gian ngắn; phát huy được uy tín của mình tạo lòng tin cho khách hàng đến vay và trả nợ vay khi đến thời hạn chấm dứt hợp đồng.
Mặt khác, lĩnh vực thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô là lĩnh vực có vòng quay vốn rất ngắn, do đó có tốc độ thu hồi nợ nhanh và tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2005 đạt 29.535 triệu đồng, năm 2006 đạt 154.327 triệu đồng, tăng 124.792 triệu đồng tương đương 422,52% so với 2005, nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 54.703 triệu, giảm 99.624 triệu hay giảm 64,55% so với năm 2006.
² Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải
Nhìn chung công tác thu nợ của các lĩnh vực đều tăng, trong đó có XL, KSNH, VT. Thế nhưng tỷ trọng của lĩnh vực này lại giảm đáng kể qua từng năm. Nếu như năm 2006 đạt 16.616 triệu đồng (chiếm 4,67%) thì sang năm 2007 giảm xuống còn 1% trong tổng doanh số thu nợ.
Nguyên nhân là do năm 2007 bão lụt xảy ra thường xuyên, nhiều công trình hư hại, gây khó khăn cho các đơn vị thi công…dẫn đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị bị hoãn lại, vì thế không tạo ra được doanh thu cũng như lợi nhuận, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.
Nói tóm lại, công tác thu hồi nợ đối với VAB – CT là rất cao, vì Ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, do phần lớn khách hàng của chi nhánh là những công ty, doanh nghiệp có tiếng nên khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất cao.
² Hoạt động phục vụ cá nhân công cộng
Nhìn chung DSTN đối với lĩnh vực này tằng liên tục qua các năm. Điều đó cho thấy công tác thu nợ đối với lĩnh vực này rất tốt, một phần do cán bộ tính dụng thu nợ tốt, một phần do đời sống nhân dân được cải thiện qua từng năm. cụ thể năm 2005 đạt 21.386 triệu, năm 2006 đạt 34.846 triệu tăng 13.460 triệu, hay tăng 62,93% so với năm 2005. Đến năm 2007 tiếp tục tăng lên đạt 94.925 triệu, tăng 60.079 triệu hay tăng 172,41% so với 2006.
4.2.3 Dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.
Qua bảng 3 thấy, nhìn chung tổng dư nợ của VAB – CT từ năm 2005 đến 2007 đều tăng
Năm 2005 đạt 63.570 triệu đồng. Năm 2006 đạt 219.227 triệu đồng tăng 155.657 triệu đồng so với 2005 do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các Công ty TNHH, Công ty Chế biến Lương thực thực phẩm, Công ty Cổ phần….
Năm 2007 đạt 593.260 triệu đồng tăng 374.033 triệu đồng so với 2006 do doanh số cho vay tăng, đồng thời dư nợ của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng.
Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM, dư nợ năm 2006 và 2007 chiếm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
Từ số tổng trên ta có thể thấy rõ hơn tình hình dư nợ của ngân hàng khi phân tích theo từng khía cạnh như sau:
4.2.3.1 Theo loại hình kinh tế
Bảng 10: BÁO CÁO DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ
ĐVT: triệu đồng
LOẠI HÌNH KINH TẾ
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
1
Công ty TNHH tư nhân
8.813
6.398
72.186
(27,40)
(2.415)
1.028,25
65.788
2
Công ty cổ phần khác
3.500
700
16.093
(80,00)
(2.800)
2.199,00
15.393
3
DN tư nhân
18.235
3.312
60.135
(81,83)
(14.923)
1.721,10
57.003
4
Kinh tế tập thể
1.050
66.440
8.273
6.227,61
65.390
(87,54)
(58.167)
5
Kinh tế cá thể
31.972
53.813
439.366
68,31
21.841
716,46
385.553
Nguồn: Phòng tín dụng
Năm 2005 dư nợ đối với kinh tế cá thể cao nhất đạt 31.972 triệu, thấp nhất là dư nợ đối với kinh tế tập thể chỉ đạt 1.050 triệu. Nhìn chung từ năm 2005 đến 2006 dư nợ theo các lĩnh vực đều giảm, chỉ có kinh tế tập thể và kinh tế cá thể là tăng, cụ thể năm 2006 dư nợ đối với kinh tế cá thể tăng 21.841 triệu đồng tương đương 68,31% so với 2005, 2007 đạt 439.366 triệu, tăng 385.553 triệu hay 716,46% so với năm 2006.
4.2.3.2 Theo thời hạn
Bảng 11: BÁO CÁO DƯ NỢ THEO THỜI HẠN
ĐVT: triệu đồng
THỜI HẠN
TÍN DỤNG
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
1
Ngắn hạn
47.346
141.016
397.104
197,84
93.670
181,60
256.088
2
Trung và dài hạn
16.224
64.223
193.949
295,85
47.999
201,99
129.726
Nguồn: phòng tín dụng
Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm.
Đối với VAB – CT, dư nợ ngắn hạn tăng ngày càng nhanh, nếu như năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 47.346 triệu đồng thì đến năm 2006 đạt 141.016 triệu đồng tăng 93.670 triệu tương đương 197,84% so với 2005. Nguyên nhân: do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thường có nhu cầu bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, khi đó doanh số cho vay ngắn hạn nhiều thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ tương ứng.
4.2.3.3 Theo lĩnh vực
Bảng 12: BÁO CÁO DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC
ĐVT: Triệu đồng
NGÀNH KINH TẾ
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
1
Nông nghiệp và lâm nghiệp
0
1.714
29.355
-
1.714
1.612,66
27.641
2
Ngành Nuôi trồng thuỷ sản
4.000
31.523
67.988
688,07
27.523
115,67
36.465
3
Ngành xây dựng
3.910
6.643
32.702
69,89
2.733
392,27
26.059
4
Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô
30.477
74.569
92.019
144,67
44.092
23,40
17.450
5
Xây lắp, Khách sạn - nhà hàng, vận tải
0
6951
16.799
-
6.951
141,67
9848
6
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
50
800
4.564
1500,00
750
475,50
3.764
7
HĐ phục vụ cá nhân, công cộng
24.656
36.449
209.216
47,83
11.793
473,99
172767
8
HĐ dịch vụ tại hộ gia đình
322
54.176
133.538
16.724
53.854
146,49
79.365
Nguồn: phòng tín dụng
² Về Nuôi trồng thủy sản
Ba năm qua dư nợ Ngân hàng về lĩnh vực này luôn tăng: năm 2006 đạt 31.523 triệu đồng tăng 27.523 triệu đồng so với 2005 (đạt 4.000 triệu đồng) tương đương năm 2007 đạt 67.988 triệu đồng tăng 36.465 triệu đồng so với 2006 tương đương 115,67%; do ngân hàng cho vay theo chính sách của tỉnh – mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản làm dư nợ lĩnh vực này tăng thêm.
Nhưng xét về cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực thì nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ, từ 14,7% năm 2006 xuống còn 11,6% năm 2007. Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP.
² Ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, môtô
Lĩnh vực này tăng qua các năm, cụ thể năm 2005 là 30.477, sang năm 2006 tăng lên là 74.569 triệu (tăng 44.092 triệu hay tăng 144,67% so với 2005). Bởi năm 2006 là năm thứ 2 sau khi đi vào hoạt động, ngân hàng chưa chú trọng triển khai rộng về thương nghiêp sửa chữa xe có động cơ, thêm vào đó là Cần Thơ phải đối mặt với các khó khăn thách thức lớn: Kinh tế phần lớn còn dựa vào nông nghiệp là chính; cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, nhất là hạ tầng giao thông bộ, hệ thống thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém…đã làm hạn chế tốc độ phát triển của hoạt động ngành, nên dư nợ 2006 tăng với tốc độ rất nhanh nhằm tiếp tục nâng cấp và mở rộng ngành. Đến 2007 là 92.019 triệu tăng 17.450 triệu hay tăng 23,40% so với năm 2006, nhưng xét về mặt tương đối thì số này đã giảm ( 144,67% cao hơn 23,40%).
² Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải (XL, KSNH, VT)
Dư nợ ngành Xây lắp, Khách sạn Nhà hàng, Vận tải tăng liên tục qua 3 năm: năm 2006 đạt 6.951 triệu đồng, năm 2007 là 16.799 triệu tăng 9.848 hay tăng 141,67% so với năm 2006. Nguyên nhân ngành này có thời hạn thu hồi vốn lâu, cộng với thiên tai , hạn hán nhiều nên dư nợ này tăng cao.
² Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ đối với lĩnh vực này tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 là 24.656 triệu đồng, năm 2006 là 36.449 triệu, tăng 11.793 triệu hay tăng 47,83% so với năm 2005. Đến năm 2007 Dư nợ đối với lĩnh vực này tăng nhanh nhất là 209.216 triệu, tăng 172.767 triệu, hay tăng 474% so với năm 2006. Sự tăng lên này do vào năm 2007 có nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán, nhiều công trình đô thị được xây dựng ở Thành phố nên làm cho dư nợ này tăng nhanh.
4.2.4 Nợ quá hạn
Năm 2005 thì lúc này Ngân hàng mới thành lập. Khi đó do ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm để thu hồi nợ nên đã xuất hiện nợ xấu nhưng không nhiều, chỉ có 472 triệu đồng chiếm 0,7% trên tổng dư nợ. Năm 2006 NH không có NQH, nợ xấu, lãi treo không có khả năng thu hồi. Nguyên nhân là hầu hết các khoản cho vay sản xuất kinh doanh đều phát huy hiệu quả, khách hàng vay tiêu dùng đều có nguồn thu trả nợ ổn định, nợ cho vay cơ bản có tài sản đảm bảo; , bên cạnh một số khoản nợ tới hạn đã thu hồi hết, phần nợ còn lại đều chưa tới hạn trả, khi đó không thể xem những khoản nợ đó là nợ quá hạn được. Mặt khác, do Ngân hàng còn quá non trẻ, để đạt được lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng đã rất thận trọng trọng vấn đề cho vay, cho vay có chọn lựa kỹ càng. Vì thế tính đến cuối năm 2006, Ngân hàng hoàn toàn không có nợ quá hạn.
Sang năm 2007, đã xuất hiện nợ quá hạn tại Chi nhánh, hầu hết là nợ quá hạn thông thường. Với con số không cao 1.329 triệu đồng chỉ chiếm 0,2% tổng dư nợ nằm trong tỷ lệ cho phép nhưng Ngân hàng đã cố gắng giảm đến mức thấp nhất vào cuối năm.
4.2.5 Chỉ tiêu tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
4.2.5.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của NH, nó giúp NH so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả.
Bảng 13: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Doanh số cho vay
Tr. Đồng
118.969
554.657
702.578
Doanh số thu nợ
Tr. Đồng
55.399
399.000
328.545
Dư nợ
Tr. Đồng
63.570
219.227
593.260
Dư nợ bình quân
Tr. Đồng
31.785
141.398
406.243
Nợ quá hạn
Tr. Đồng
472
0
1.329
Vốn huy động
Tr. Đồng
57.520
142.590
230.040
Tổng nguồn vốn
Tr. Đồng
75.240
237.755
613.927
1
Dư nợ/Vốn huy động
Lần
1,105
1,537
2,578
2
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
%
84,4
92,2
96,6
3
Vòng quay tín dụng
Vòng
1,7
2,8
0,8
4
Hệ số thu nợ
%
46,5
71,9
46,7
5
Nợ quá hạn/Dư nợ
%
0,7
0,0
0,2
Nguồn: Phòng kế toán
Nhận xét thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của NH còn thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này tăng dần từ 1,105 lần năm 2005 đến 1,537 lần năm 2006 khẳng định tốc độ tăng trưởng dư nợ rất tốt. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng các hình thức cho vay trong các tầng lớp kinh tế; đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Song, để có được sự hỗ trợ mạnh như thế đòi hỏi VAB – CT phải có nguồn vốn thật dồi dào và ổn định, nhất là nguồn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, phải có những chính sách hấp dẫn để thu hút tiền nhàn rỗi từ TCKT và dân cư.
Tình hình thực tế cho thấy, năm 2007 vốn huy động từ tiền gửi của dân cư giảm nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số dư nợ/vốn huy động tăng lên 2,578 lần. Vì thế NH cần phải nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu vốn huy động: tăng nhanh vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm giúp NH tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
4.2.5.2 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ảnh chính sách tín dụng của NH, đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn của NH. Chỉ số này tăng liên tục qua 3 năm 84,4% năm 2005, 92,2% năm 2006 và 96,6% năm 2007 cho thấy sự ổn định về tài sản sinh lời của NH. Ta có thể thấy năm 2006 tỉ lệ này tăng nhanh nhất, đó là do tốc độ dư nợ 344% so với 2005 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 316% so với 2005. Vì vậy NH cần xem xét lại cơ cấu nguồn vốn của mình trong thời gian tới.
Để giữ được tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn đó Ngân hàng đã rất tích cực trong tìm kiếm, lựa chọn khách hàng; thể hiện qua năng lực của cán bộ chính dụng từ chuyên môn đến đạo đức nghề nghiệp đã tạo được lòng tin nơi khách hàng (nhiệt tình, am hiểu luật liên quan, biết cách tiếp cận, thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được kết quả cao nhất như ký được nhiều hợp đồng, thuyết phục được khách hàng trả nợ đúng hạn…), cũng như chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ có uy tín, có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng (giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú…).
Tuy nhiên phải xét ở khía cạnh khác, VAB – CT còn là một NH non trẻ, vị trí nằm trung tâm thành phố do đó có nhiều ngân hàng cạnh tranh, khả năng tiếp cận khách hàng có phần hạn chế, chính vì vậy để có được doanh số cho vay đạt chỉ tiêu của hội sở giao thì đòi hỏi VAB – CT phải cố gắng nhiều hơn nữa.
4.2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho NH.
Qua bảng 13 trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của NH luôn biến động, năm 2005 là 1,7 vòng, sang năm 2006 tiếp tục tăng lên đạt 2,8 vòng tăng 1,1 vòng so với năm 2005, và đến năm 2007 nó đã giảm xuống còn 0,8 vòng. Vòng quay vốn luôn luôn biến động qua các năm cũng nói lên số vốn đầu tư được quay vòng có khi nhanh có khi chậm, giá trị của vòng quay là không lớn, dưới 1 vòng trong năm và 2007.
Tuy nhiên chỉ số này tăng trong 2 năm liền 2005, 2006 do ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, chủ yếu bổ sung vốn lưu động cho các nhà máy chế biến, điều này chứng tỏ NH đã quan tâm nhiều hơn, linh hoạt hơn trong công tác cho vay; đồng thời biết kết hợp tác động bằng nhiều biện pháp hữu hiệu hơn với kiên trì, động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, để từ đó nâng cao chất lượng thu nợ; và nguồn vốn của Ngân hàng cũng được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
4.2.5.4 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của NH đạt được hiệu quả cao và ngược lại.
Qua bảng 13 ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Năm 2005 hệ số thu nợ của Ngân hàng chỉ là 46,5%, đây là một con số khá khiêm tốn, tuy nhiên không thể khẳng định NH chưa thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, mà trái lại NH còn thực hiện rất tốt.
Sang năm 2006 sau khi NH áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, NH kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng… thì tình hình được cải thiện đáng kể, cụ thể như sau: năm 2006 hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên 71,9%. điển hình là năm 2006 không có nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nhưng đến 2007 thì hệ số thu nợ giảm xuống còn 46,7%. Nguyên nhân là do nhằm đảm bảo cân đối tình hình tài sản của VAB – CT, NH buộc phải duy trì tỷ lệ dư nợ nhất định, vì thế đã dẫn đến hệ số thu nợ thấp hơn so với năm 2007.
4.2.5.5 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Để đánh giá Ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt.
Xét trên tổng thể thì tỷ lệ NQH/tổng dư nợ của VAB – CT là một con số tương đối nhỏ 0,7% ở năm 2005, 0,0% năm 2006 và 0,2% năm 2007.
Nguyên nhân: vào năm 2005 hoạt động cho vay và thu nợ tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhất định như: thứ nhất do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, thứ hại: hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm, thứ ba: ảnh hưởng của thị trường, thời tiết biến đổi không thuận lợi, do ngân hàng tại thời điểm này còn non trẻ,… Nếu như có nhiều nguyên nhân tác động đến tình hình tín dụng của Ngân hàng, thì các lãnh đạo cùng với cán bộ tín dụng phải cùng nhau xem xét đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn của Ngân hàng. Vì hầu hết là các khoản nợ thông thường, của cán bộ công nhân viên nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Kết quả này cũng cho thấy khả năng kiểm soát chặt chẽ của cán bộ tín dụng, chính sách gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn cho khách hàng của Ngân hàng được thực hiện tốt, có hiệu quả cao…Đây là một dấu hiệu tốt, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy.
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
Tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.” Đó cũng chính là lý do VAB nói chung, chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã tiếp tục tăng cường, củng cố và mở rộng thêm nhiều loại hình DV mới như thẻ (ATM, thanh toán…), với chất lượng ngày càng cao – một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của VAB – CT.
Bên cạnh đó ngân hàng vẫn duy trì và tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ truyền thống như Kinh doanh ngoại tệ-vàng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh… nhằm thu được lợi nhuận tối đa trong hiện tại và tương lai.
Bằng nhiều cách khác nhau như quảng cáo, khuyến mãi, áp dụng lãi suất hấp dẫn, các NH đã cạnh tranh gay gắt hơn trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn của mình. Tuy nhiên, cho dù lãi suất có cao đến đâu nhưng nếu chất lượng phục vụ không tốt thì cũng không thể tồn tại được trên thị trường, nhất là trong giai đoạn gia nhập WTO như hiện nay. Chính vì vậy, yếu tố chất lượng là quan trọng nhất, phải đặt lên hàng đầu.
Để thấy rõ hơn, chúng ta lần lượt xem xét từng hoạt động thông qua bảng 14 về thu dịch vụ ròng của ngân hàng như sau
Bảng 14: HOẠT ĐỘNG THU DỊCH VỤ
ĐVT: Triệu đồng
Hoạt động dịch vụ
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
1
DV thanh toán
20,21
70,50
92,56
50,29
22,06
2
Kinh doanh ngoại tệ vàng
0,00
157,06
498,93
157,06
341,87
3
Bảo lãnh
21,58
37,08
52,01
15,50
14,93
4
DV ngân quỹ
1,42
1,32
1,24
(0,10)
(0,08)
5
DV uỷ thác và đại lý
7,04
42,32
142,01
35,28
99,69
6
dịch vụ khác
0,22
28,20
270,40
27,98
242,2
Nguồn: phòng kế toán- ngân quỹ
4.3.1 Dịch vụ thanh toán
Đây là nguồn thu luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng nguồn thu từ dịch vụ của NH. Cụ thể năm 2005 đạt 20,21 triệu đồng, năm 2006 đạt 70,5 triệu đồng. Tuy trong năm đầu 2005 số lượng doanh nghiệp còn ít nhưng do thị trường bình ổn, thời tiết ôn hòa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động , đảm bảo khả năng thanh toán tốt cho NH; mặt khác do các loại hình khác chưa phát triển nên thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ của NH.
Sang năm 2007 đạt 92,56 triệu đồng. Tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng của năm 2007 so với 2006 là 22,06% nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với 2005 là 50,29%.
Về thanh toán trong nước, đây là dịch vụ được chi nhánh triển khai và hoàn thiện nhanh nhất với chất lượng dịch vụ nhanh chóng đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đối với VAB – CT, một số khách hàng thường giao dịch là các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, thương mại.
4.3.2 Kinh doanh ngoại tệ - vàng
Về kinh doanh ngoại tệ - vàng, nghiệp vụ này ngày càng trở thành một trong những họat động mũi nhọn của VAB thông qua các hoạt động quản lý nguồn ngoại tệ thanh toán, đáp ứng nhu cầu của các chi nhánh; quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi, kinh doanh vàng... Riêng ở chi nhánh Cần Thơ thu kinh doanh ngoại tệ - vàng tăng đều qua 3 năm và chiếm tỷ trọng tương đối ổn định hơn 47% tổng thu dịch vụ năm 2007, đảm bảo góp phần cân đối nguồn cho toàn hệ thống và nâng cao tỷ trọng thu nhập phi tín dụng của Ngân hàng. Cụ thể: năm 2006 đạt 157,06 triệu đồng tăng 157,06 triệu đồng so với 2005 (do năm 2005 ngân hàng mới thành lập chưa co dịch vụ này) năm 2007 đạt 498,93 triệu đồng tăng 341,87 triệu đồng so với 2006. Hiện tại, ngân hàng thu ngoại tệ nhiều nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ.doc