Công tác thu hồi nợ đối với BIDV – HG là rất cao, vì Ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, do phần lớn khách hàng của chi nhánh là những công ty, doanh nghiệp có tiếng như Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản CAFATEX, Công ty Việt Long, Thanh Khôi, Doanh nghiệp Trung Nghĩa, Công ty Cổ phần Công trình giao thông Hậu Giang nên khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất cao. Riêng năm 2005, Ngân hàng đã thu nợ chỉ định được 5 tỷ vượt kế hoạch 2 tỷ nên nâng tổng doanh số thu nợ lên đáng kể.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đầu tư vào những lĩnh vực khác.
4.2.2.1 Theo địa bàn
Doanh số thu nợ trong tỉnh chiếm tỷ trọng cao là điều hợp lý tương ứng với doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 đạt 103.625 triệu đồng (chiếm 62,99%), sang năm 2005 thu nợ tăng nhanh nhất 528.103 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 509,63%. Nguyên nhân là do ngân hàng luôn chú trọng đến chất lượng món vay, bởi món vay có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích thì khả năng thu hồi nợ mới cao.
Bảng 8: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ
Đến năm 2006 đạt 677.958 triệu đồng tăng 46.230 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 7,32% nhưng tỷ trọng giảm còn 46,05% so với tổng thu nợ. Đó là điều hợp lý vì doanh số cho vay năm 2006 cũng tăng ít hơn tốc độ tăng của 2005 so với 2004.
Còn doanh số thu nợ ngoài tỉnh (Q. Cái Răng và Q. Ninh Kiều) tăng liên tục là do khả năng phục hồi, khắc phục những hậu quả do thiên tai xảy ra cao hơn điều kiện thực tế ở Hậu Giang. Nói cách khác, do thành phố Cần Thơ ít chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên nên tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở có giao dịch với ngân hàng khá ổn định, góp phần tăng trưởng trong công tác thu nợ của ngân hàng; hay do tỷ trọng cho vay ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nên khả năng thu hồi cao cũng là điều có thể chấp nhận.
4.2.2.2 Theo thời hạn
a) Doanh số thu nợ ngắn hạn
Trong tổng thu nợ thì khoản thu ngắn hạn đạt kết quả đáng kể nhất. Sở dĩ, doanh số thu nợ tăng nhanh chủ yếu là do khoản thu nợ ngắn hạn tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối, điển hình: năm 2004 đạt 108.100 triệu đồng, năm 2005 đạt 697.965 triệu đồng tăng 589.865 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 545,67% và năm 2006 tiếp tục tăng cao, đạt 1.210.100 triệu đồng (chiếm 82,19%) tăng 512.135 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Hơn thế nữa, chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
b) Về doanh số thu nợ trung và dài hạn
Năm 2004 đạt 56.411 triệu đồng, đến năm 2005 tốc độ tăng rất đáng khích lệ đạt 274.000 triệu đồng tăng 218.262 triệu đồng tương đương 386,91% so với 2004. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngân hàng, năng lực ngày càng cao của cán bộ tín dụng, đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, lựa chọn ngành nghề đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Song song đó là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, kịp thời chỉ đạo đường lối, chính sách phát triển kinh tế tỉnh nhà nên hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt các chỉ tiêu đề ra, và tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là đối với hoạt động tín dụng.
Sang 2006, doanh số thu nợ giảm xuống còn 262.217 triệu đồng tương đương 386,91% là do ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng cao tác động bất lợi đến xản xuất kinh doanh…. Thêm vào đó là các khoản đầu tư trung và dài hạn khó thu hồi vốn đã dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thu nợ. Ngoài ra trong năm 2006 ảnh hưởng của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương – chuyển sang sản xuất những mặt hàng có chu kỳ dài hơn như mặt hàng công nghiệp để có lợi nhuận nhiều hơn. Điều này đã kéo phần lớn khách hàng của BIDV – HG chuyển sang kinh doanh lĩnh vực này, làm giảm tốc độ thu nợ của NH.
4.2.2.3 Theo lĩnh vực
a) Nuôi trồng thủy sản
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp nói chung, NTTS nói riêng đã tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ của NH về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng đều qua 3 năm, và tăng nhanh nhất là năm 2006 đạt 288.801 triệu đồng (chiếm 28,3%) tăng 118.589 triệu đồng tương đương 69,67%
b) Công nghiệp
Đây là lĩnh vực có nhu cầu cầu vốn rất cao nhưng đồng thời lại tạo ra lợi nhuận rất lớn. Vì thế các khoản vay ngân hàng để đảm bảo các yếu tố đầu vào cũng rất lớn, và đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất đạt chỉ tiêu thì khả năng hoàn trả các khoản nợ là không khó.
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ – kỹ thuật lắp ráp dây chuyền hiện đại mà ngành CNCB đã tăng doanh thu của mình cả về số lượng lẫn chất lượng; góp phần đẩy nhanh công tác thu nợ của NH trong 3 năm qua: Năm 2004 đạt 49.633 triệu đồng (chiếm 30,17%); Năm 2005 giảm nhẹ đạt 272.533 triệu đồng (chiếm 28,02%) tăng 222.900 triệu đồng tương đương 449,1% so với 2004, nguyên nhân là do 1 số nhà máy thiếu vốn phải vay ngân hàng thêm mua nguyên liệu tiếp tục quá trình sản xuất, đến hạn trả nợ nhưng chưa hết chu kỳ sản xuất, các đơn vị đó đã xin gia hạn kéo dài thời hạn trả nợ, vì thế ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh. Đến năm 2006 thì tỷ lệ thu nợ tăng trở lại, đạt 457.477 triệu đồng (chiếm 31%) tăng 184.944 triệu đồng tương đương 67,86% so với 2005.
c) Thương mại dịch vụ
Góp phần đáng kể trong công tác thu nợ của BIDV – HG không thể không nói đến vai trò quan trọng của cán bộ tín dụng như thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ – đối với những khách hàng có quan hệ nợ tốt truớc đây nhưng do khó khăn trong khoản thời gian ngắn; phát huy được uy tín của mình tạo lòng tin cho khách hàng đến vay và trả nợ vay khi đến thời hạn chấm dứt hợp đồng.
Mặt khác, TM – DV là lĩnh vực có vòng quay vốn rất ngắn, do đó có tốc độ thu hồi nợ nhanh và tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2004 đạt 18.672 triệu đồng (chiếm 11,35%), năm 2005 đạt 155.622 triệu đồng (chiếm 16%) tăng 136.950 triệu đồng tương đương 733,45% so với 2004 và năm 2006 đạt 251.760 triệu đồng (chiếm 19,06%) tăng 96.138 triệu đồng tương đương 61,78% so với 2005
d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải
Nhìn chung công tác thu nợ của các lĩnh vực đều tăng, trong đó có XL, KSNH, VT. Thế nhưng tỷ trọng của lĩnh vực này lại giảm đáng kể qua từng năm. Nếu như năm 2004 đạt 69.555 triệu đồng (chiếm 42,28%) thì sang năm 2005, 2006 giảm tỷ trọng xuống còn 38,48% và 21,64% trong tổng doanh số thu nợ.
Nguyên nhân là do năm 2005, 2006, bão lụt xảy ra thường xuyên, nhiều công trình hư hại, gây khó khăn cho các đơn vị thi công…dẫn đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị bị hoãn lại, vì thế không tạo ra được doanh thu cũng như lợi nhuận, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.
Nói tóm lại,
Công tác thu hồi nợ đối với BIDV – HG là rất cao, vì Ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, do phần lớn khách hàng của chi nhánh là những công ty, doanh nghiệp có tiếng như Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản CAFATEX, Công ty Việt Long, Thanh Khôi, Doanh nghiệp Trung Nghĩa, Công ty Cổ phần Công trình giao thông Hậu Giang… nên khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất cao. Riêng năm 2005, Ngân hàng đã thu nợ chỉ định được 5 tỷ vượt kế hoạch 2 tỷ nên nâng tổng doanh số thu nợ lên đáng kể.
4.2.3 Dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.
Qua bảng 9 thấy, nhìn chung tổng dư nợ của BIDV – HG từ năm 2004 đến 2006 đều tăng
Năm 2004 đạt 383.746 triệu đồng. Năm 2005 đạt 595.598 triệu đồng tăng 211.852 triệu đồng tương đương 55,21% so với 2004 do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các Công ty TNHH, Công ty Chế biến Lương thực thực phẩm, Công ty Cổ phần….
Năm 2006 đạt 641.314 triệu đồng tăng 45.716 triệu đồng tương đương 7,68% so với 2005 do doanh số cho vay tăng, đồng thời dư nợ của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng (từ 23,72% năm 2005 lên 44,86% năm 2006)
Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM, dư nợ năm 2005 và 2006 chiếm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
Từ số tổng trên ta có thể thấy rõ hơn tình hình dư nợ của ngân hàng khi phân tích theo từng khía cạnh như sau:
4.2.3.1 Theo địa bàn
Ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng ở ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng cao hơn, nhưng có phần giảm xuống sau mỗi năm. Cụ thể: năm 2004 đạt 268.430 triệu đồng (chiếm 69,95% tổng dư nợ), năm 2005 đạt 362.838 triệu đồng (chiếm 60,92%) tăng 94.408 triệu đồng tương đương 35,17% so với 2004 và năm 2006 chỉ còn 53,07% tổng dư nợ. Nguyên nhân: năm 2004, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm trong tỉnh còn yếu; từ năm 2005, 2006, mỗi năm có hơn 35 hợp tác xã và 145 doanh nghiệp tăng thêm, đồng thời thực hiện mô hình kết hợp giữa vườn cây ăn trái – khai thác dịch vụ du lịch tại Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp theo quy hoạch 10.000 ha, nhu cầu đầu tư mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 61, các đường nối liền với các tỉnh xung quanh và các huyện xã trong tỉnh tăng… đã làm cho dư nợ NH ngày càng tăng.
Bảng 9: BÁO CÁO DƯ NỢ
Dư nợ ngoài tỉnh cao là điều tốt, nhưng ngân hàng mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn trong tỉnh, nhằm duy trì tỷ trọng dư nợ trong tỉnh cao hơn, vì đây mới chính là lượng khách hàng chủ yếu và lâu dài của BIDV – HG.
4.2.3.2 Theo thời hạn
Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm.
Đối với BIDV – HG, dư nợ ngắn hạn tăng ngày càng nhanh, nếu như năm 2004 DN ngắn hạn đạt 244.566 triệu đồng (chiếm 63,73% tổng dư nợ) thì đến năm 2006 đạt 491.393 triệu đồng (chiếm 76,62%) tăng 105.695 triệu tương đương 27,4% so với 2005. Nguyên nhân: do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thường có nhu cầu bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, khi đó doanh số cho vay ngắn hạn nhiều thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ tương ứng.
4.2.3.3 Theo lĩnh vực
Đối với BIDV – HG, với cái tên là đầu tư nhưng NH không chỉ định bắt buộc phải đầu tư vào ngành nghề cụ thể nào, mà theo tình hình thực tế – thương mại hóa – ngành nghề nào có lời thì mới đầu tư. Hiện nay, NH đã mở rộng TD đến với mọi thành phần và tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh, địa phương như
a) Nuôi trồng thủy sản
Ba năm qua dư nợ Ngân hàng về lĩnh vực này luôn tăng: năm 2005 đạt 32.574 triệu đồng (chiếm 5,47%) tăng 6.554 triệu đồng so với 2004 (đạt 26.020 triệu đồng) tương đương 25,19%; năm 2006 đạt 36.850 triệu đồng (chiếm 5,75%) tăng 4.276 triệu đồng so với 2005 tương đương 13,13%; do ngân hàng cho vay theo chính sách của tỉnh – mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản làm dư nợ lĩnh vực này tăng thêm.
Nhưng xét về cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực thì nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ, từ 6,78% năm 2004 xuống còn 5,75% năm 2006. Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP.
b) Công nghiệp
Qua kết quả dư nợ của ngân hàng ta thấy, nổi bật trong dư nợ theo lĩnh vực vẫn là dư nợ đối với ngành công nghiệp chế biến, luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, trên 30% trong tổng dư nợ. Cụ thể: Năm 2005 đạt 198.434 triệu đồng (chiếm 33,32%) tăng 72.858 triệu đồng so với 2004 (đạt 125.576 triệu đồng ) tương đương 58,02%; năm 2006 đạt 244.846 triệu đồng (chiếm 38,18%) tăng 46.412 triệu đồng so với 2005 tương đương 23,39%
Dư nợ tăng là do một số doanh nghiệp được tổ chức và sắp xếp lại sản xuất thiết bị, công nghệ, tăng thêm năng lực sản xuất mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng hàng hóa, nâng dần sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Điển hình, trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO như Cafatex, Casuco, Việt Hải, Tân Phú Thạnh.
c) Thương mại dịch vụ
Lĩnh vực này có dư nợ giảm 36.365 triệu đồng so với năm 2005 vào năm 2006 trong khi năm 2005 tăng 65.198 triệu đồng với tỷ trọng 25,02% tổng dư nợ, tương đương 77,79%
Bởi năm 2005 là năm thứ 2 sau khi đi vào hoạt động, ngân hàng chưa chú trọng triển khai rộng về TM – DV, thêm vào đó là Hậu Giang phải đối mặt với các khó khăn thách thức lớn: Kinh tế phần lớn còn dựa vào nông nghiệp là chính; cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, nhất là hạ tầng giao thông bộ, hệ thống thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém…đã làm hạn chế tốc độ phát triển của hoạt động TM – DV, nên dư nợ 2005 tăng với tốc độ rất nhanh nhằm tiếp tục nâng cấp và mở rộng khu du lịch sinh thái Tây Đô (xã Tân Bình), đầu tư khai thác xây dựng mới khu du lịch sinh thái Tầm Vu, đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm thương mại….
Nhưng sang 2006, biết phát huy đầu tư những ngành nghề có tốc độ tăng trưởng mạnh, vòng quay vốn nhanh, hoạt động TM – DV phát triển nhanh, hàng hóa phong phú, đa dạng phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tạo lợi nhuận nhiều nên góp phần làm giảm dư nợ NH xuống còn 112.645 triệu đồng.
d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải (XL, KSNH, VT)
Ngược lại, với TM – DV thì dư nợ đối với Xây lắp, Khách sạn Nhà hàng, Vận tải tăng liên tục qua 3 năm: năm 2005 đạt 215.580 triệu đồng (chiếm 36,2%) tăng 67.242 triệu đồng so với 2004 (đạt 148.338 triệu đồng) tương đương 45,33%.
Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Tỉnh đã và đang khẩn trương xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh, trong đó tập trung nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường chính như quốc lộ 61, tỉnh lộ 925, 931, 932; tiếp tục xây dựng nhanh các cụm dân cư vượt lũ; đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng…; khuyến khích tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng – khách sạn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh;…trong tương lai. Đó cũng là lý do giải thích dư nợ trong lĩnh vực Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải năm 2006 vẫn chiếm tỷ trong cao 38,51% trong tổng dư nợ, đạt 246.973 triệu đồng tăng 31.393 triệu đồng so với 2005 tương đương 14,56%.
4.2.4 Nợ quá hạn
Năm 2004 NH không có NQH, nợ xấu, lãi treo không có khả năng thu hồi. Nguyên nhân thứ nhất: hầu hết các khoản cho vay sản xuất kinh doanh đều phát huy hiệu quả, khách hàng vay tiêu dùng đều có nguồn thu trả nợ ổn định, nợ cho vay cơ bản có tài sản đảm bảo; thứ hai: năm 2004 là năm mới thành lập, khách hàng của BIDV – HG còn ít, bên cạnh một số khoản nợ tới hạn đã thu hồi hết, phần nợ còn lại đều chưa tới hạn trả, khi đó không thể xem những khoản nợ đó là nợ quá hạn được. Mặt khác, do Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang còn quá non trẻ, để đạt được lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng đã rất thận trọng trong vấn đề cho vay, cho vay có chọn lựa kỹ càng. Vì thế tính đến cuối năm 2004, Ngân hàng hoàn toàn không có nợ quá hạn.
Sang năm 2005, đã xuất hiện nợ quá hạn tại Chi nhánh, hầu hết là nợ quá hạn thông thường. Với con số không cao 5.233 triệu đồng chỉ chiếm 0,88% tổng dư nợ vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép nhưng Ngân hàng đã cố gắng giảm đến mức thấp nhất vào cuối năm.
Tính đến năm 2006 NQH của Ngân hàng là 6.025 triệu đồng (chiếm 0,94% tổng dư nợ) tăng 792 triệu tương đương 15,13% so với năm 2005, nhưng vẫn còn trong giới hạn cho phép của TW giao (1,5%Tổng dư nợ). Tuy doanh số thu nợ có tăng nhưng năm 2005 và 2006 vẫn xuất hiện NQH tại Ngân hàng, đó là do một số ít khoản vay của cán bộ công nhân viên là chậm thu hồi. Dù vậy vẫn thu được nợ và số lượng không đáng kể.
4.2.5 Chỉ tiêu tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
a) Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của NH, nó giúp NH so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả.
Bảng 10: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Doanh số cho vay
Tr. đồng
547.950
1.184.489
1.518.033
Doanh số thu nợ
Tr. đồng
164.511
972.638
1.472.317
Dư nợ
Tr. đồng
383.746
595.598
641.314
Dư nợ bình quân
Tr. đồng
221.473
539.269
623.677
Nợ quá hạn
Tr. đồng
0
5.233
6.025
Vốn huy động
Tr. đồng
157.355
243.019
225.356
Tổng nguồn vốn
Tr. đồng
573.216
661.642
693.003
1
Dư nợ/Vốn huy động
Lần
2,44
2,45
2,85
2
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
%
66,95
90,02
92,54
3
Vòng quay tín dụng
vòng
0,74
1,80
2,36
4
Hệ số thu nợ
%
30,02
82,11
96,99
5
Nợ quá hạn/Dư nợ
%
-
0,88
0,94
Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Kế hoạch BIDV – HG và
Kết quả phân tích từ phụ lục 3 Vốn huy động
Nhận xét thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của NH còn thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này tăng dần từ 2,44 lần năm 2004 đến 2,85 lần năm 2006 khẳng định tốc độ tăng trưởng dư nợ rất tốt. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng các hình thức cho vay trong các tầng lớp kinh tế; đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Song, để có được sự hỗ trợ mạnh như thế đòi hỏi BIDV – HG phải có nguồn vốn thật dồi dào và ổn định, nhất là nguồn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, NH vẫn chưa phát huy được tối đa nguồn tiền nhàn rỗi này mà vẫn phải tiếp tục nhận điều chuyển từ vốn vay TW (chiếm trên 60% tổng nguồn vốn). Hiện tượng này cũng bình thường đối với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống, và có điều chuyển đến thì sẽ có điều chuyển đi, những nơi điều chuyển đi là những nơi thừa vốn sẽ chuyển qua những nơi thiếu vốn nhằm cân bằng luồng tiền trên thị trường tiền tệ.
Tình hình thực tế cho thấy, năm 2006 vốn huy động từ tiền gửi của có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của dân cư giảm nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số dư nợ/vốn huy động tăng lên 2,85. Vì thế NH cần phải nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu vốn huy động: giảm dần vốn vay TW, tăng nhanh vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm giúp NH tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Với thị phần huy động vốn của BIDV – HG 26% hiện nay là còn rất thấp, trong tương lai Ngân hàng dự kiến sẽ nâng lên có thể gấp 2 – 4 lần so với nguồn vốn huy động năm 2006, tùy theo tương lai dài hay ngắn. Đối với tương lai ngắn thì tốc độ huy động có thể gấp từ 1 – 2 lần, còn tương lai dài thì từ 3 – 4 lần. Khi đó cũng phải tiếp tục nâng tổng dư nợ của Ngân hàng lên tương ứng nhằm đảm bảo cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn, đồng thời đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn từ quá trình huy động vào và cho vay ra.
b) Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ảnh chính sách tín dụng của NH, đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn của NH. Chỉ số này tăng liên tục qua 3 năm 67% năm 2004, 90% năm 2005 và 93% năm 2006 cho thấy sự ổn định về tài sản sinh lời của NH. Ta có thể thấy năm 2005 tỉ lệ này tăng nhanh nhất, đó là do tốc độ dư nợ 55,2% so với 2004 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 15,43% so với 2004. Vì vậy NH cần xem xét lại cơ cấu nguồn vốn của mình trong thời gian tới.
Để giữ được tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn đó Ngân hàng đã rất tích cực trong tìm kiếm, lựa chọn khách hàng; thể hiện qua năng lực của cán bộ chính dụng từ chuyên môn đến đạo đức nghề nghiệp đã tạo được lòng tin nơi khách hàng (nhiệt tình, am hiểu luật liên quan, biết cách tiếp cận, thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được kết quả cao nhất như ký được nhiều hợp đồng, thuyết phục được khách hàng trả nợ đúng hạn…), cũng như chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ có uy tín, có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng (giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú…).
Tuy nhiên phải xét ở khía cạnh khác, BIDV – HG còn là một NH non trẻ, vị trí nằm xa trung tâm Tỉnh, khả năng tiếp cận khách hàng có phần hạn chế, chính vì vậy để có được doanh số cho vay hơn 1.000 tỷ đồng trong khi vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chỉ khoảng hơn 150 tỷ, thì đòi hỏi BIDV – HG phải huy động thêm từ vốn điều chuyển của NH Đầu tư & Phát triển TW. Mà lãi phải trả cho nguồn này tương đối cao, thế nhưng với cơ cấu tín dụng hợp lý, chất lượng cao, khả năng kiểm soát chặt chẽ vẫn đảm bảo NH hoạt động có lợi nhuận cao. Điều này một lần nữa đã khẳng định thêm hiệu quả sử dụng vốn của NH trong thời gian qua.
c) Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho NH.
Qua bảng 10 trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của NH luôn biến động tăng, năm 2004 là 0,74 vòng, sang năm 2005 tiếp tục tăng lên đạt 1,80 vòng tăng 1,06 vòng so với năm 2004, và đến năm 2005 nó đã tăng lên và đạt 2,36 vòng. Vòng quay vốn tăng đều qua các năm cũng nói lên số vốn đầu tư được quay vòng nhanh, chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả và năng động hơn trong công tác cho vay; nhưng giá trị của vòng quay là không lớn, dưới 1 vòng trong năm 2004, do đa phần cán bộ mới vào ngành, chưa có kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ.
Tuy nhiên chỉ số này được cải thiện hơn vào năm 2005 và 2006 do ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, chủ yếu bổ sung vốn lưu động cho các nhà máy chế biến, điều này chứng tỏ NH đã quan tâm nhiều hơn, linh hoạt hơn trong công tác cho vay; đồng thời biết kết hợp tác động bằng nhiều biện pháp hữu hiệu hơn với kiên trì, động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, để từ đó nâng cao chất lượng thu nợ; và nguồn vốn của Ngân hàng cũng được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
d) Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của NH đạt được hiệu quả cao và ngược lại.
Qua bảng 10 ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Năm 2004 hệ số thu nợ của Ngân hàng chỉ là 30,02%, đây là một con số khá khiêm tốn, tuy nhiên không thể khẳng định NH chưa thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, mà trái lại NH còn thực hiện rất tốt, điển hình là năm 2004 không có nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do nhằm đảm bảo cân đối tình hình tài sản của BIDV – HG, NH buộc phải duy trì tỷ lệ dư nợ nhất định, vì thế đã dẫn đến hệ số thu nợ thấp hơn so với năm 2005 và 2006.
Sang năm 2005 sau khi NH áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, NH kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng… thì tình hình được cải thiện đáng kể, cụ thể như sau: năm 2005 hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên 82,1% và năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng cao đạt 96,98% . e) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Để đánh giá Ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Như ta đã phân tích ở phần trước thì tốc độ tăng dư nợ của ngân hàng ở năm 2006 là 7,68%, tăng chậm hơn so với 2005; trong khi đó thì tốc độ tăng của nợ quá hạn của lại tăng nhanh hơn là 15,13% so với cùng kỳ.
Xét trên tổng thể thì tỷ lệ NQH/tổng dư nợ của BIDV – HG là một con số tương đối nhỏ 0,88% ở năm 2005, và tăng nhẹ vào 2006 là 0,94% trong tổng dư nợ.
Nguyên nhân: vào năm 2006 hoạt động cho vay và thu nợ tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhất định như: thứ nhất do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, thứ hại: hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm, thứ ba: ảnh hưởng của thị trường, thời tiết biến đổi không thuận lợi,…
Nếu như có nhiều nguyên nhân tác động đến tình hình tín dụng của Ngân hàng, thì các lãnh đạo cùng với cán bộ tín dụng phải cùng nhau xem xét đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn của Ngân hàng. Vì hầu hết là các khoản nợ thông thường, của cán bộ công nhân viên nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Kết quả này cũng cho thấy khả năng kiểm soát chặt chẽ của cán bộ tín dụng, chính sách gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn cho khách hàng của Ngân hàng được thực hiện tốt, có hiệu quả cao…Đây là một dấu hiệu tốt, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy.
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
Tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.” Đó cũng chính là lý do BIDV nói chung, chi nhánh Hậu Giang nói riêng đã tiếp tục tăng cường, củng cố và mở rộng thêm nhiều loại hình DV mới như thẻ (ATM, thanh toán…), với chất lượng ngày càng cao – một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của BIDV – HG.
Bên cạnh đó ngân hàng vẫn duy trì và tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ truyền thống như Kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh… nhằm thu được lợi nhuận tối đa trong hiện tại và tương lai.
Bằng nhiều cách khác nhau như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang.doc