Luận văn Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang

MỤC LỤC

PHẦN: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5

1.3 Giả định và câu hỏi nghiên cứu 5

1.3.1 Giả định nghiên cứu 5

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.4 Phạm vi nghiên cứu 6

1.4.1 Phạm vi không gian 6

1.4.2 Phạm vi thời gian 6

1.4.3 Phạm vi nội dung 6

1.5 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận 9

2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế nông hộ 9

2.1.1.1 Khái niệm nông hộ 9

2.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông hộ 9

2.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác 11

2.1.2.1 Vai trò của kinh tế nông hộ 11

2.1.2.2 Vai trò của kinh tế hợp tác 12

2.1.3 Cơ sở lý luận về HTX 12

2.1.3.1 Khái niệm về HTX 12

2.1.3.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX 12

2.1.3.3 Quyền của HTX 13

2.1.3.4 Nghĩa vụ của HTX 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ

3.1 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang 17

3.1.1 Vị trí địa lý 17

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 17

3.1.3 Địa hình 17

3.1.4 Sông ngòi 17

3.1.5 Khí hậu và nhiệt độ 18

3.1.6 Dân số và lao động 18

3.1.7 Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang 20

3.1.7.1 Nông nghiệp 20

3.1.7.2 Thủy sản 20

3.1.7.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 20

3.1.7.4 Dịch vụ thương mại và du lịch 21

3.1.7.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng 21

3.1.7.6 Phát triển đô thị 22

3.1.7.7 Ngân hàng 22

3.1.7.8 Tình hình kinh tế 22

3.2 Phân tích nhu cầu hợp tác của nông hộ qua các mẫu điều tra 26

3.2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất của nông hộ 26

3.2.1.1 Diện tích sản xuất của các hộ điều tra 27

3.2.1.2 Lực lượng lao động 28

3.2.1.3 Công cụ lao động 29

3.2.1.4 Vốn vay 30

3.2.1.5 Nghề nghiệp phi nông nghiệp 32

3.2.1.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp 32

a) Chi phí 32

b) Doanh thu 34

c) Lợi nhuận 36

3.2.1.7. Đánh giá khó khăn từ phỏng vấn PRA 38

3.2.2 Đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ 39

3.2.2.1 Nhu cầu hợp tác tín dụng 39

3.2.2.2 Nhu cầu hợp tác sản xuất 40

3.2.2.3 Nhu cầu hợp tác sản xuất giống 41

3.2.2.4 Nhu cầu hợp tác vật tư 43

3.2.2.5 Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật 44

3.2.2.6 Nhu cầu hợp tác tiêu thụ 45

3.2.2.7 Mối quan hệ giữa tuổi, giới tính đến nhu cầu hợp tác 47

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC HTX NN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH HẬU GIANG QUA CÁC MẪU ĐIỀU TRA

4.1 Tình hình hoạt động 51

4.1.1 Số lượng và phân bố HTX 51

4.1.2 Tình hình gia tăng HTX 53

4.2 Cơ sở thành lập HTX NN 50

4.3 Ban quản trị 55

4.3.1 Tuổi ban quản trị 55

4.3.2 Trình độ của ban quản trị 56

4.3.3 Chế độ lương bổng dành cho ban quản trị 58

4.4 Vốn 59

4.5 Trụ sở hoạt động 60

4.6 Hiệu quả kinh doanh 61

4.7 Thu nhập giữa hộ xã viên và hộ không phải là viên 62

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HẬU GIANG

5.1 Phương hướng phát triển HTX của Liên Minh HTX Việt Nam 63

5.2 Giải pháp phát triển HTX NN ở tỉnh Hậu Giang 64

5.2.1 Điểm mạnh và những tồn tại của các HTX NN ở Hậu Giang 64

5.2.1.1 Điểm mạnh 64

5.2.1.2 Tồn tại của các HTX 65

5.2.2 Một số giải pháp phát triển HXT NN ở Hậu Giang 66

5.2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý của ban chủ nhiệm 66

5.2.2.2 Giải pháp về vốn 67

5.2.2.3 Cơ sở vật chất 68

5.2.2.4 Giải pháp về yếu tố sản xuất và hoạt động của HTX 69

5.2.2.5 Chính sách hỗ trợ 70

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận 71

6.2 Kiến nghị 72

6.2.1 Đối với HTX NN và xã viên 72

6.2.2 Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn khác. Việc nuôi thủy sản đòi hỏi phải có sự đầu tư khá cao, phức tạp vì thế chi phí bỏ ra cũng cao và đa dạng. Bao gồm các khoản như: Chi phí giống, chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh, chi phí ao nuôi, chi phí thuê mướn lao động, chi phí lao động nhà,…sau đây là bảng tổng hợp chi phí nuôi thủy sản. Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ NUÔI THỦY SẢN Đvt: 1000 đồng Chi phí nuôi thủy sản Valid N (listwise) N 28 28 Nhỏ nhất (Min) 2140 Lớn nhất (Max) 189620 Tổng (Sum) 665831 Trung bình(mean) 23779.68 Độ lệch chuẩn (std) 37714.293 (Nguồn: Số liệu xử lý từ mẫu điều tra) Tổng chi phí nuôi thủy sản là 665.831.000 đồng. Một số bà con đã kết hợp được mô hình nuôi tôm - lúa nên chỉ tốn chi phí giống, các chi phí khác không đáng kể. Từ đó làm cho tổng chi phí chung nuôi thủy sản thấp. Chi phí nuôi trung bình mà mỗi hộ bỏ ra 23.779.680 đồng. Độ lệch chuẩn 37.714.293 đồng, cho thấy có sự chênh lệch cao về chi phí. Hộ có chi phí nhỏ nhất là 2.140.000 đồng. Đây là những hộ thuộc dạng nuôi nhỏ, lẻ, diện tích nuôi ít nên không có sự đầu tư ban đầu. Hộ có chi phí cao nhất là 189.620.000 đồng. Nhìn chung thì hình thức nuôi thủy sản ở Hậu giang chưa nhiều, diện tích nuôi chưa lớn, bà con nông dân vẫn chưa thực sự dám đầu tư vào loại hình sản xuất nông nghiệp này. b) Doanh thu Trồng lúa Bảng 13: TỔNG HỢP DOANH THU SẢN XUẤT LÚA Đvt: 1000 đồng N Tổng (Sum) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std) Doanh thu vụ lúa hè thu 120 2022787 16856.56 12535.162 Doanh thu vụ lúa thu đông 44 288739 6562.24 11607.452 Doanh thu vụ lúa đông xuân 119 3542684 29770.45 23743.473 Valid N (listwise) 44 (Nguồn: Số liệu xử lý từ mẫu điều tra) Doanh thu trong sản xuất nông nghiệp chính bằng giá bán nhân với năng suất. Doanh thu trung bình mỗi hộ thu được của vụ hè thu là 16.856.560 đồng. Độ lệch chuẩn 12.535.162 đồng, điều này cũng có nghĩa là có sự chênh lệch về doanh thu giữa các hộ sản xuất. Nguyên nhân cũng xuất phát từ sự chênh lệch về diện tích giữa các hộ, bệnh rầy nâu phát sinh không đều giữa các khu vực trồng lúa của tỉnh. Doanh thu trung bình của vụ thu đông là 6.562.240 đồng. Độ lệch chuẩn 11.607.452 triệu đồng. Còn đối với vụ đông xuân thì do giá bán tăng lên nên doanh thu trong vụ này cũng tăng hơn so với vụ hè thu. Cụ thể, doanh thu trung bình là 29.770.450 đồng. Độ lệch chuẩn 23.743.473 đồng, có sự chênh lệch lớn về doanh thu giữa các hộ sản xuất lúa. Trồng cây ăn trái Bảng 14: TỔNG HỢP DOANH THU TỪ CÂY ĂN TRÁI Đvt: 1000 đồng Thu nhập từ cây ăn trái Valid N (listwise) N 59 59 Tổng(Sum) 2321553 Trung bình (Mean) 39348.35 Độ lệch chuẩn (Std) 39262.900 ( Nguồn: số liệu tổng hợp năm 2007) Tổng thu nhập từ cây ăn trái là 2.321.553.000 đồng. Thu nhập trung bình cho mỗi hộ là 39.348.350 đồng. Đây là nguồn thu nhập khá cao đối với bà con làm nông nghiệp. Độ lệch chuẩn 39.262.900 đồng, có sự chênh lệch cao trong thu nhập trung bình giữa các hộ trồng cây ăn trái. Nuôi thủy sản Bảng 15: DOANH THU NUÔI THỦY SẢN Đvt: 1000 đồng Tổng thu nhập nuôi thủy sản Valid N (listwise) N 28 28 Giá trị nhỏ nhất (Min) 3000 Giá trị lớn nhất (Max) 325000 Tổng (Sum) 1070965 Trung bình (Mean) 38248.75 Độ lệch chuẩn (Std) 64511.660 (Nguồn: Số liệu tổng hợp năm 2007) Hộ có doanh thu thấp nhất thủy sản là 3.000.000 đồng. Cao nhất là 325.000.000 đồng. Tổng doanh thu từ tất cả các hộ nuôi tôm là 1.070.965.000 đồng. Doanh thu trung bình của hộ là 38248750 đồng. Độ lệch chuẩn 64.511.660 đồng, đây là sự chênh lệch khá cao về doanh thu giữa các hộ. c) Lợi nhuận Do doanh thu và chi phí có sự chênh lệch khá lớn, vì vậy lợi nhuận có được cũng có sự chênh lệch. Ở đây chúng ta sẽ xét đến lợi nhuận tài chính, đó là phần doanh thu thực sự sau khi đã trừ đi các khoản chi phí ban đầu. Lợi nhuận tài chính = Tổng doanh thu – tổng chi phí Trồng lúa Bảng 16: LỢI NHUẬN SẢN XUẤT LÚA Đvt: 1000 đồng Khoản mục Hè thu Thu đông Đông xuân Tổng doanh thu 2022787 288739 3542684 Tổng chi phí 847741 141485 1058229 Lợi nhuận 1175046 147254 2484455 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Lợi nhuận từ vụ đông xuân là cao nhất 2.484.455 triệu đồng. Vụ này tuy chi phí bỏ ra cao nhưng bù lại giá bán cũng tăng lên nên đã làm cho lợi nhuận tăng cao. Lợi nhuận cao thứ hai là vụ hè thu với 1.175.046.000 đồng. Lợi nhuận thấp nhất là vụ thu đông chỉ với 147.254.000 đồng. Nguyên nhân là do vụ thu đông ít được nông dân canh tác nên doanh thu và chi phí đều thấp dẫn đến lợi nhuận thu được cũng thấp. Cây ăn trái Bảng 17: LỢI NHUẬN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI Đvt: 1000 đồng STT Khoản mục Trồng cây ăn trái 1 Tổng thu nhập 2321553 2 Tổng chi phí 684483 3 Lợi nhuận 1637070 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Sau khi lấy doanh thu trừ chi phí thì ta được tổng lợi nhuận của trồng cây ăn trái là 1.637.070.000 đồng. Đây là khoản lợi nhuận thu được từ cây ăn trái trong một năm vì thế nếu xét tổng thể cho tất cả các hộ tham gia trồng cây ăn trái thì đây là khoản thu nhập chưa cao. Vì khi tính trung bình cho từng hộ ta còn có độ lệch chuẩn nên thu nhận sẽ không đồng đều giữa các hộ gia đình. Nuôi thủy sản Bảng 18: LỢI NHUẬN NUÔI THỦY SẢN Đvt: 1000 đồng STT Khoản mục Nuôi trồng thủy sản 1 Tổng thu nhập 1070965 2 Tổng chi phí 665831 3 Lợi nhuận 405134 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Tuy việc nuôi thủy sản đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về chi phí và chăm sóc nhưng đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận rất cao và người nông dân có thể làm giàu từ việc nuôi thủy sản nếu có sự quan tâm, chăm sóc đúng và hợp lý. Vì ở Hậu Giang chưa có nhiều bà con nuôi thủy sản với quy mô công nghiệp nên chi phí bỏ ra và doanh thu thu về chưa thực sự cao. Từ đó dẫn đến tổng lợi nhuận chỉ là 405.134.000 đồng. 3.2.1.8 Đánh giá khó khăn từ phỏng vấn PRA Để có đầy đủ cơ sở hơn cho bài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành cuộc phỏng vấn PRA đối với những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của đại diện nông dân tỉnh Hậu Giang. Những khó khăn được bà con trình bày như sau: Thiếu vốn: Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, phải đi vay ở ngoài với lãi suất cao. Giá vật tư nôngnghiệp tăng cao Ý thức tập quán sản xuất của người dân còn củ kĩ, lạc hậu Đầu ra không ổn định, giá bán thấp, bấp bênh, thường xuyên bị ép giá. Chưa có đầu mối tiêu thụ, thường xuyên bị ép giá Chậm chuyển giao khoa học kĩ thuật. Nguồn lao động trong nông nghiệp vừa thiếu và yếu. Bảng 19: XẾP HẠNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1 2 3 4 5 6 7 Điểm Hạng 1 x 1 1 1 5 6 1 4 III 2 x 3 2 5 6 2 2 V 3 x 3 5 6 3 3 IV 4 x 5 6 7 0 VII 5 x 5 5 6 I 6 x 6 5 II 7 x 1 VI (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phỏng vấn PRA) Từ việc so sánh cặp ta được thứ tự của những khó khăn được sắp xếp như sau: Khó khăn I: Đầu mối tiêu thụ Khó khăn II: Chậm chuyển giao khoa học kỹ thuật Khó khăn III: Thiếu vốn Khó khăn IV: Đầu ra không ổn định, giá thấp, bấp bênh Khó khăn V: Giá vật tư tăng Khó khăn VI: Lao động trong nông nghiệp Khó khăn VII: Qui mô đất Nhìn chung lại thì những khó khăn mà bà con nông dân hiện nay đang gặp thì tập trung ở những khâu: thị truờng tiêu thụ, vốn, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và nguồn lực trong nông nghiệp. 3.2.2 Đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ Qua quá trình sản xuất của mình, các nông hộ ở tỉnh Hậu Giang đã gặp phải không ít những khó khăn ở nhiều khâu như lực lượng lao động, công cụ sản xuất, vốn, kỹ thuật, giống, thị trường tiêu thụ… Tuy nhiên, có những khó khăn tự bản thân nông hộ có thể giải quyết nhưng cũng có những khó khăn không phải hộ nào hay bản thân hộ nào cũng giải quyết được. Từ đó phát sinh nhu cầu hợp tác của nông hộ ở một số lĩnh vực nhằm giải quyết những khó khăn đó, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung thì từ những khó khăn trên thì đại đa số bà con nông dân muốn hợp tác ở một số lĩnh vực sau: Hợp tác ở khâu sản xuất, hợp tác sản xuất giống, hợp tác trong mua vật tư nông nghiệp, hợp tác tín dụng, hợp tác kỹ thuật và hợp tác tìm đầu ra cho sản phẩm. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu mức độ mong muốn hợp tác ở từng nhu cầu của bà con như thế nào: Nhu cầu hợp tác tín dụng Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu để nông dân có thể bắt tay vào sản xuất. Không phải bà con nào cũng đủ vốn mua giống, vật tư nông nghiệp… những thứ liên quan đến công việc sản xuất của mình. Vì thế nhu cầu vay vốn là tất yếu. NHNN là lựa chọn đầu tiên trong việc vay vốn vì thủ tục thường đơn giản, lãi suất thấp (như đã phân tích ở trên). Tuy nhiên, để vay được vốn của NHNN thì yêu cầu tất yếu là phải có vật thế chấp. Đối với nhiều gia đình thì đây là một khó khăn vì không đủ đất đai, tài sản thế chấp cho ngân hàng. Có 33 hộ trả lời đây là nguyên nhân mà họ không đi vay tiền tại NHNN (chiếm 22% tổng số mẫu điều tra - phụ lục 40). Từ đây, nhu cầu hợp tác cho vay tín dụng phát sinh nhằm giải khó khăn đó. Bảng 20: NHU CẦU HỢP TÁC TÍN DỤNG Đvt: Hộ Valid Không có nhu cầu Có nhu cầu Tổng Tần số 106 44 150 Phần trăm 70.7 29.3 100.0 Phần trăm hợp lệ 70.7 29.3 100.0 Phần trăm tích lũy 70.7 100.0 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Biểu đồ 2: NHU CẦU HỢP TÁC TÍN DỤNG Tuy chỉ có 33 hộ trả lời là khó khăn ở vật thế chấp, nhưng lại có đến 44 hộ (chiếm 29% tổng số mẫu điều tra) có nhu cầu hợp tác tín dụng vì ngoài những hộ không có khả năng tự giải quyết khó khăn về vốn thì một số hộ khác cũng muốn vay vì tâm lý chung của nông dân là nơi nào vay tiền dễ, lãi suất thấp thì họ đồng ý. Trong khi đó lại có đến 106 hộ (chiếm 71% ) không cần hợp tác vì họ đã đủ điều kiện vây vốn ngân hàng, không muốn vay thêm nhiều sợ không có khả năng trả nợ. 3.2.2.2 Nhu cầu hợp tác sản xuất Hợp tác sản xuất trong nông nghiệp chính là hợp tác trong làm đất, bơm nước, tưới tiêu, tuốt lúa… đây là những khâu rất quan trọng trong nông nghiệp. Nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của quá trình làm nông nghiệp. Như phân tích ở trên trong phần công cụ lao động thì ta đã thấy được một thực tế về sự thiếu hụt trầm trọng đối với những công cụ sản xuất nông nghiệp. Máy cày và máy tuốt là 2 loại không thể thiếu đối với những hộ sản xuất lúa. Tuy nhiên chỉ có 2 hộ có máy tuốt (chiếm 1.33% trong tổng số 150 mẫu điều tra) và 1 hộ có máy cày (chiếm 0.67% trong tổng số 150 mẫu điều tra). Vì thế khi đến mùa vụ bà con phải đi thuê mướn với chi phí cao, gặp không ít khó khăn. Khi được hỏi về khả năng tự giải quyết vấn đề này thì có 78 hộ (chiếm 52% tổng mẫu) cho rằng có khả năng tự giải quyết khó khăn này chẳng hạn tự mua máy móc hoặc thuê, mướn. Trong khi đó có 72 hộ (chiếm 48% tổng mẫu) cho rằng hộ không có khả năng tự giải quyết khó khăn này và cần phải hợp tác. Bảng 21: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU SẢN XUẤT Đvt:Hộ Valid Không cần hợp tác Có nhu cầu hợp tác Tổng Tần số 78 72 150 Phần trăm 52.0 48.0 100.0 Phần trăm thích hợp 52.0 48.0 100.0 Phần trăm tích lũy 52.0 100.0 ( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Biểu đồ 3: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT 3.2.2.3 Nhu cầu hợp tác sản xuất giống Nhu cầu về giống xuất phát từ sự không hài lòng đối với giống hiện tại mà bà con đang dùng, yêu cầu hợp tác để sản xuất giống đạt chất lượng cao. Giống được gọi là đạt chất lượng khi mà nó có khả năng kháng bệnh cao (từ đó giúp bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất), năng suất cao và chất lượng sản phẩm thu về phải tốt. Đối với sản xuất lúa thì có 43 hộ (chiếm 36.4% tổng số hộ sản xuất có trồng lúa) cho rằng đang gặp khó khăn về giống lúa. Số lượng này đối với trồng cây ăn trái là 6 hộ (chiếm 10.2% tổng số hộ trồng vườn) và đối với nuôi thủy sản thì 22 hộ (chiếm 78.5% tổng số hộ nuôi) cho rằng khó khăn ở khâu giống đứng ở mức độ 5, 6, 7 (mức độ khó khăn cao). Từ những khó khăn này đã phát sinh nhu cầu hợp tác sản xuất giống. Bảng 22: NHU CẦU GIỐNG SẢN XUẤT Đvt: Hộ Valid Không có nhu cầu Có nhu cầu Tổng Tần số 111 39 150 Phần trăm 74.0 26.0 100.0 Phần trăm hợp lý 74.0 26.0 100.0 Phần trăm tích lũy 74.0 100.0 ( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Biểu đồ 4: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT GIỐNG Tuy nhiên, có đến 111 hộ (chiếm 74% mẫu điều tra) không có nhu cầu hợp tác sản xuất giống vì họ cho rằng có thể tự giải quyết được khó khăn này bằng cách tự mua giống ở ngoài thị trường. Có 39 hộ (chiếm 26% tổng mẫu điều tra) cho rằng họ không có khả năng giải quyết khó khăn về giống chất lượng mà cần có sự hợp tác để sản xuất. Họ tin rằng khi hợp tác sản xuất thì sẽ mua được giống tốt với giá rẻ hơn thị trường, giống đúng chất lượng (vì đã có nhiều hộ mua giống không đúng chất lượng). 3.2.2.4 Nhu cầu về vật tư nông nghiệp Vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu… có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua, giá phân tăng liên tục làm cho chi phí sản xuất tăng theo khiến lợi nhuận giảm gây khó khăn cho bà con sản xuất. Một thực tế là không phải bà con nào cũng đủ vốn để mua vật tư nông nghiệp cho việc sản xuất mà phải mua thiếu chịu tại đại lý và phải trả thêm khoản lãi cho việc mua thiếu này làm cho tổng chi phí đã cao nay còn cao hơn, khiến cho lợi nhuận giảm đi. Theo số liệu điều tra thì có đến 93 hộ trồng lúa (chiếm 76.2% tổng số hộ trồng lúa - phụ lục 32), 44 hộ trồng cây ăn trái (chiếm 74.6% tổng số hộ trồng cây ăn trái - phụ lục 33) cho rằng giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng trong thời gian vừa qua gây khó khăn lớn cho việc sản xuất. Còn đối với việc nuôi thủy sản thì có 22 hộ (chiếm 82.2% tổng số hộ nuôi thủy sản - phụ lục 34) cho rằng khó khăn khi giá vật tư tăng ở mức 5, 6, 7 (mức 5 là khá khó khăn và mức 7 là rất khó). Trước khó khăn này thì có một số hộ có khả năng tự giải quyết nhưng đa phần các hộ thì không tự bản thân giải quyết được, cần có sự hợp tác. Bảng 23: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP Đvt: Hộ Valid Không có nhu cầu hợp tác Có nhu cầu hợp tác Tổng Tần số 76 74 150 Phần trăm 50.7 49.3 100.0 Phần trăm hợp lý 50.7 49.3 100.0 Phần trăm tích lũy 50.7 100.0 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Biểu đồ 5: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP Có 74 hộ được hỏi (chiếm 49% tổng số hộ được điều tra) cho rằng cần phải hợp tác ở khâu vật tư nông nghiệp. Hầu như đây là những hộ không có vốn lớn, phải mua chịu ở đại lý với chi phí bỏ ra cao. Họ tin rằng khi vào hợp tác thì sẽ được hỗ trợ ở khâu vật tư. Có 76 hộ (chiếm 51% tổng số được điều tra) tin rằng có khả năng tự giải quyết khó khăn này. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật Trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào thì khoa học kỹ thuật cũng góp phần quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất và cắt giảm chi phí nâng cao được thu nhập. Điều này chỉ đúng khi bà con nông dân có kiến thức về các tiến bộ khoa học kỹ thuật và biết áp dụng đúng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đó. Tuy nhiên, trong thực tế không có được bao nhiêu nông dân am hiểu về điều này. Đa số bà con là tự sản xuất theo tập quán, thói quen; học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh hoặc có thể là từ các phương tiện thông tin đại chúng một cách rất sơ sài. Chính vì thế, kỹ thuật trong nông nghiệp đang là nhu cầu bức xúc, cần giúp đỡ của bà con nông dân. Theo điều tra, trong sản xuất lúa thì có đến 51 hộ (chiếm 41.8% tổng số hộ sản xuất lúa - phụ lục 36) và trong trồng cây ăn trái có 27 hộ (chiếm 45.8% tổng số hộ trồng cây ăn trái - phụ lục 37) cho rằng mình đang thiếu kỹ thuật. Số lượng này đối với nuôi thủy sản là 23 hộ (chiếm 82.2% tổng số hộ nuôi thủy sản - phụ lục 38) chọn các mức 5, 6, 7 ( đây là các mức từ khá đến rất khó khăn). Bảng 24: NHU CẦU HỖ TRỢ KỸ THUẬT Đvt: Hộ Valid Không có nhu cầu hợp tác Có nhu cầu hợp tác Tổng Tần số 78 72 150 Phần trăm 52.0 48.0 100.0 Phần trăm hợp lý 52.0 48.0 100.0 Phần trăm tích lũy 52.0 100.0 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Biểu đồ 6: NHU CẦU HỢP TÁC KỸ THUẬT Có 78 hộ (chiếm 52% tổng số hộ được điều tra) cho rằng mình không cần hỗ trợ kỹ thuật. Có thể tự sản xuất với kinh nghiệm vốn có của bản thân. Trong khi đó, có 72 hộ (chiếm 48% tổng số hộ được điều tra thì cho rằng kinh nghiệm sản xuất thôi chưa đủ, cần thêm sự trợ giúp về kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. 3.2.2.6 Nhu cầu hợp tác ở thị trường tiêu thụ Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của cả quá trình sản xuất nông nghiệp. Đối với hình thức sản xuất đơn lẻ thì nông dân phải tự tìm thị trường, tự thỏa thuận giá bán…Hình thức tiêu thụ này khiến bà con không chủ động được trong hàng hóa của mình, thường rơi vào tình trạng ế ẩm, bị thương lái ép giá. Đa số bà con điều nhận thấy khó khăn đó. Chẳng hạn đối với việc tiêu thụ lúa có 49 hộ (chiếm 40.2% tổng số hộ trồng lúa - phụ lục 42) cho rằng thường bị thương lái ép giá. Trong khi đó đối với trồng cây ăn trái thì có 49 hộ (chiếm 49.2% tổng số hộ trồng cây ăn trái - phụ lục 44) lại cho rằng thường bị dội chợ nên giá bán nông sản cũng thấp. Đặc biệt là đối với thủy sản thì thị trường đầu ra và giá bán luôn biến động bất thường khiến cho bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó thì nhiều nông dân đã có nhu cầu hợp tác lại để tìm đầu ra ổn định, giải quyết được những khó khăn đó. Bảng 25: NHU CẦU HỢP TÁC THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Đvt: Hộ Valid Không có nhu cầu hợp tác Có nhu cầu hợp tác Tổng Tần số 89 61 150 Phần trăm 59.3 40.7 100.0 Phần trăm hợp lý 59.3 40.7 100.0 Phần trăm tích lũy 59.3 100.0 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ mẫu điều tra) Biểu đồ 7: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU TIÊU THỤ Ta thấy, có 61 hộ (chiếm 41%) mong muốn được hợp tác tìm đầu ra chung ổn định để có thể khắc phục được những khó khăn mà nông dân thường mắc phải khi tự bản thân đem hàng hóa đi tiêu thụ. Trong khi đó thì có 89 hộ (chiếm 59%) lại cho rằng giá bán đã ổn đinh, có thể tự giải quyết được khó khăn nêu trên. Mối quan hệ giữa tuổi, giới tính, trình độ và sự quan tâm của chính quyền với nhu cầu hợp tác Trình độ của chủ hộ Giả thuyết H0: Những chủ hộ có trình độ khác nhau có nhu cầu hợp tác là giống nhau. Giả thuyết H1: Những chủ hộ có trình độ khác nhau có nhu cầu hợp tác là khác nhau. Ta tiến hành kiểm định Kruskal Wallis, kết quả chạy ra như sau: Ranks Trình độ của chủ hộ N Mean Rank Có vào HTX hay không Mù chữ 6 75.00 Tiểu học 76 74.34 Trung học cơ sở 43 74.71 Trung học phổ thông 22 82.95 Sơ cấp, cao đẳng 3 62.50 Total 150 Test Statistics(a,b) Có vào HTX hay không Chi-Square 2.292 df 4 Asymp. Sig. .682 a Kruskal Wallis Test b Grouping Variable: trinh do cua chu ho Ta thấy, giá trị Asymp. Sig. = 0.682 > 10% ta chấp nhận giả thuyết H0 điều này có nghĩa là những người có trình độ học vấn khác nhau không có sự khác nhau trong nhu cầu vào hay không vào HTX. Giới tính Giả thuyết H0: Nhu cầu gia nhập HTX là giống nhau đối với chủ hộ là nam hay nữ. Giả thuyết H1: Nhu cầu gia nhập HTX là khác nhau đối với chủ hộ là nam hay nữ. Ta tiến hành chạy kiểm định Mann-Whitney U, kết quả chạy ra như sau Ranks Giới tính của chủ hộ N Mean Rank Sum of Ranks co vao hợp tac xa hay khong Nữ 9 62.50 562.50 Nam 141 76.33 10762.50 Total 150 Test Statistics(a) Có vào hợp tác xã hay không Mann-Whitney U 517.500 Wilcoxon W 562.500 Z -1.412 Asymp. Sig. (2-tailed) .158 a Grouping Variable: Giới tính của chủ hộ Ta thấy, giá trị Asymp. Sig = 0.158 > 10%, ta chấp nhận giả thuyết H0 điều này có nghĩa là không có sự khác nhau trong việc gia nhập vào HTX đối với chủ hộ là nam hay nữ. Tuổi của chủ hộ Giả thuyết H0: Nhu cầu gia nhập vào HTX của những chủ hộ có độ tuổi khác nhau là như nhau Giả thuyết H1: Nhu cầu gia nhập vào HTX của những chủ hộ có độ tuổi khác nha là như nhau. Ta tiến hành kiểm định Kruskal Wallis, kết quả chạy ra như sau: Tuổi của chủ hộ N Mean Rank Có nhu cầu vào HTX hay không Tuổi (20-34) 12 81.25 Tuổi (35-49) 45 84.17 Tuổi (50-64) 70 70.00 Tuổi (65-90) 23 72.28 Total 150 Test Statistics(a,b) Có vào HTX hay không Chi-Square 7.558 df 3 Asymp. Sig. .056 a Kruskal Wallis Test b Grouping Variable: khoang cach tuoi cua chu ho Từ kết quả kiểm định cho thấy, giá trị Asymp. Sig = 0.056 < 10% nên ta bác bỏ giả thuyết H0. Tuổi tác có ý nghĩa trong nhu cầu hợp tác của hộ. Những chủ hộ có độ tuổi khác nhau thì nhu cầu hợp tác là khác nhau. Sự quan tâm của chính quyền địa phương Giả thuyết H0: Nhu cầu hợp tác của những hộ được chính quyền quan với những hộ không được chính quyền quan tâm là như nhau. Giả thuyết H1: Nhu cầu hợp tác của những hộ được chính quyền quan tâm với những hộ Ta tiến hành kiểm định Mann-Whitney U, kết quả chạy ra như sau: Ranks Được ủy ban quan tâm N Mean Rank Sum of Ranks Có vào HTX hay không Không được quan tâm 69 73.37 5062.50 Được quan tâm 81 77.31 6262.50 Total 150 Test Statistics(a) Có vào HTX hay không Mann-Whitney U 2647.500 Wilcoxon W 5062.500 Z -.845 Asymp. Sig. (2-tailed) .398 a Grouping Variable: được ủy ban quan tâm Ta thấy giá trị Asymp. Sig = 0.398 >10% ta chấp nhận giả thuyết H0, điều này có nghĩa là có sự giống nhau đối với nhu cầu gia nhập HTX giữa những hộ nhận đựoc sự quan tâm của chính quyền với những hộ ít nhận được sự quan tâm của chính quyền. Nói tóm lại, qua thực tế sản xuất thì nông dân tỉnh Hậu Giang đã nhận thức được rằng muốn nâng cao lợi ích của hộ sản xuất, họ cần phải có nhận được sự hỗ trợ rất nhiều mặt như vốn, kỹ thuật, giống, thị trường tiêu thụ…Họ không thể đơn độc dựa vào thị trường để giải quyết được các yêu cầu đó của sản xuất. Quy trình sản xuất càng tiến bộ thì hiệu quả sản xuất cũng càng khắc khe hơn buộc các hộ sản xuất phải liên kết hợp tác với nhau trong sản xuất. Từ đó ta thấy được ở Hậu Giang nhu cầu bức xúc phải phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đang tăng lên từng ngày cùng với sự phát triển ngày càng cao của thị trường. Vấn đề ở đây là phải xây dựng được một tổ chức kinh tế hợp tác đủ mạnh về lực mà đặc biệt là phải đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn thực sự của nông dân (vừa phân tích ở trên). Muốn làm được điều đó thì ta cần biết được tình trạng hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác mà đại diện là các HTX NN ở tỉnh Hậu Giang như thế nào, có phù hợp với nguyện vọng của nông hộ không để có giải pháp khắc phục đúng đắn. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu điều đó. Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẬU GIANG Như chúng ta biết thì các HTX đóng vai trò là đại diện cho người lao động, nhất là các lao động nghèo ở vùng nông thôn, nơi mà nhu cầu liên kết là một nhu cầu có thực, xuất phát từ các hiện thực khách quan của kinh tế thị trường. Tuy nhiên vai trò này vẫn chưa được thực hiện tốt đối với các HTX NN ở tỉnh Hậu Giang khi mà chỉ có một số ít các HTX NN làm ăn có hiệu quả đem lại lợi ích cho xã viên, còn lại thì hầu như chỉ hoạt động cầm chừng, chờ giải thể, gây mất lòng tin cho cộng đồng. Vấn đề đặt ra là làm sao khắc phục được những yếu kém đó, để HTX NN tỉnh Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung đủ sức đảm nhiệm tốt vai trò cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. 4.1 Tình hình hoạt động 4.1.1 Số lượng và phân bố HTX Đến cuối năm năm 2007, toàn tỉnh Hậu Giang có 177 tổ chức HTX bao gồm 112 HTXNN (số liệu thống kê của liên minh HTX năm 2007) và 65 HTX phi nông nghiệp, trong đó HTXNN bao gồm lĩnh vực nông nghiệp, các HTX kinh doanh nông nghiệp chủ yếu như: HTX cây giống; dịch vụ phân bón; dịch vụ bảo vệ thực vật; dịch vụ bảo vệ đồng ruông; bơm tưới; dịch làm đất; HTX dich vụ kỹ thuật; dịch vụ thú y; dịch vụ vận chuyên; dịch vụ thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm; dịch vụ tiêu thụ; dịch vụ tín dụng; sản xuất chăn nuôi; dịch vụ cây ăn trái; nuôi trồng thủy sản Trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTXNN tỉnh Hậu Giang phân bố rộng khắp đến tất cả các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Trong đó huyện có số lượng HTXNN tập trung nhiều nhất ở các huyện như Châu Thành chiếm 32,14%, Phụng Hiệp chiếm 10,7% và Long Mỹ chiếm 25% số lượng HTXNN thuộc địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó để HTXNN ngày càng phát triển, tăng lên về số lượng và ngày càng tăng lên về chất lượng thì UBND tỉnh Hậu Giang cũng như các tổ chức Liên minh HTX, Chi cục HTX đã đưa ra nhiều hành động nhằm giúp các HTXNN đang hoạt động ngày càng phát triển hơn và thúc đẩy tạo mọi điều kiện cho các HTXNN mới thành lập, có thể đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của các xã viên. Sau đây là bảng thể hiện sự phân bố số lượng HTXNN nằm trên các địa bàn như sau: Bảng 26: SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ PHÂN BỐ CỦA CÁC HTX NN STT Huyện, Thị HTXNN Số lượng Cơ cấu % 1 Châu Thành 36 32,14 2 Châu Thành A 11 9,83 3 Phụng Hiệp 12 10,70 4 Vị Thủy 9 8,04 5 Long Mỹ 28 25,00 6 TX Vị Thanh 14 12,50 7 TX Ngã Bảy 2 1,79 Tổng cộng 112 100,00 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang Trong danh sách thống kê chính thức của Liên minh HTX thì đến năm 2007 toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 112 HTXNN. Tuy nhiên, số liệu khảo sát vào thời điểm tháng 2 năm 2008 cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh hậu giang.doc
Tài liệu liên quan