MỤC LỤC
TÓM TẮT . 1
ABSTRACT . 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN . 3
1.1 Đặt vấn đề.3
1.2 Phạm vi yêu cầu của đềtài .4
1.2.1 Mục tiêu và kết quả đạt được .4
1.2.2 Các vấn đềphải giải quyết.4
1.3 Phương pháp tổchức thực hiện .5
1.4 Bốcục luận văn.5
Chương 2: CỔNG THÔNG TIN (PORTAL) . 7
2.1 Quá trình hìnhthành và phát triển .7
2.1.1 Định nghĩa Portal .7
2.1.2 Các khái niệm cơbản liên quan đến portal .8
2.1.2.1 Portlet.8
2.1.2.2 Portlet container .8
2.1.2.3 Portal service .9
2.1.2.4 Portal server.9
2.1.3 Các đặc trưng của một portal .9
2.1.4 Phân loại Portal .11
2.2 Vấn đềxây dựng portal.12
2.2.1 Kiến trúc ứng dụng Portal .12
2.2.2 Các thành phần cơbản của hệnền Portal.13
2.3 Xu thếphát triển của hệnền portal .14
2.3.1 Nhu cầu vềkiến trúc thống nhất .14
2.3.2 Hệnền portal và kiến trúc hướng dịch vụ(SOA).16
2.3.3 Hệnền trong tương lai .17
2.3.4 Thịphần portal trên thếgiới .18
2.4 Nền tảng công nghệxây dựng hệnền portal .19
2.4.1 Công nghệxây dựng hệnền portal .19
2.4.2 Mô hình hoạt động của J2EE và .NET.21
2.4.2.1 Mô hình hoạt động của .NET .21
2.4.2.2 Mô hình hoạt động của J2EE.22
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆNỀN CỔNG THÔNG TIN . 23
3.1 Tổng quan vềcông nghệnền portal .23
3.1.1 Sản phẩm do các công ty trong nước tựphát triển.23
3.1.2 Sản phẩm được phát triển dựa trên nền mã nguồn mở.23
3.1.3 Sản phẩm do các hãng có uy tín phát triển.24
3.2 Tình hình ứng dụng hệnền xây dựng portal trong cơquan HCNN .25
3.3 Phân tích vai trò của portal trong quản lý nhà nước .26
3.3.1 Portal và Chính phủ điện tử.26
3.3.2 Portal và vai trò nhu cầu quản lý thông tin trong cơquan HCNN .28
3.4 Tổng kết một sốphương pháp đánh giá hệnền đã có .29
3.4.1 Phân tích đánh giá một sốphương pháp đánh giá hệnền đã có.29
3.4.2 Bảng tổng kết các phương pháp đánh giá hệnền đã có .40
3.4.3 Đánh giá và kết luận .41
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU . 43
4.1 Bài toán về ứng dụng hệnền xây dựng portal cấp tỉnh.43
4.2 Nội dung phân tích, đánh giá và xếp hạng hệnền portal .45
4.2.1 Chọn hệnền portal phân tích, đánh giá và xếp hạng .45
4.2.2 Xây dựng Bộtiêu chí đánh giá hệnền portal .45
4.2.3 Xây dựng Phương pháp tính điểm.52
4.2.4 Tóm lược các tính năng của 6 hệnền được đánh giá .54
4.2.5 Đối tượng đánh giá hệnền portal.57
4.2.6 Phương pháp và hình thức đánh giá hệnền portal .58
4.2.7 Thực hiện phân tích, đánh giá và xếp hạng “ theo Hệnền” .59
4.2.8 Thực hiện phân tích, đánh giá và xếp hạng “ theo Đối tượng” .65
4.2.9 Tổng hợp kết quảphân tích, đánh giá và xếp hạng 06 hệnền portal.68
4.3 Nhận xét, đánh giá và kết luận.69
4.4 Những khuyến cáo đến người sửdụng hệnền portal .70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.72
5.1 Kết luận .72
5.2 Hướng phát triển.72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .74
PHỤLỤC .
133 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá và xếp hạng các hệ nền phục vụ việc xây dựng cổng thông tin điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT&TT đã xây dựng
được bộ tiêu chí chức năng cho portal, với bộ chỉ tiêu này chúng ta có thể suy
ngược lại các các hệ nền portal có các tính năng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, đây là
một cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng portal cho cơ quan HCNN. Tuy
nhiên, cần phải có phương pháp đánh giá các tiêu chí chức năng và phương pháp
tính điểm cho các chức năng của portal, do đó cần có sự phối hợp giữa tài liệu này
với các phương pháp đánh giá trước để có một mô hình đánh giá chuẩn cho việc
phân tích, đánh giá và xếp hạng các hệ nền phục vụ cho việc xây dựng portal trong
các cơ quan HCNN.
3.4.2 Bảng tổng kết các phương pháp đánh giá hệ nền đã có
Tên bài báo
Số giai
đoạn
đánh
giá
Phương
pháp
tính
điểm
Tổng
số
tiêu
chí
Biểu
đồ so
sánh
Xếp
hạng
Số
Portal
/CMS
Sử
dụng
trọng
số
Kỹ thuật đánh giá portal
framework of Open
Polytechnic of New
Zealand.
4 24 X 5
Phương pháp đánh giá hệ
nền portal of Paul
Browning at University
of Bristol, Năm 2003
0 X 8 X 4 X
Phương pháp đánh giá
Portal của Demetrios
Sampson-University of
Piraeus, Greece. Năm
2004
3 X 4 0
Đánh giá bằng phương
pháp so sánh các Java
3 X 14 X X 6
40
Open Source Portals
Customer Portals Feature
Comparison Matrix. Năm
2005
2 500 7
Đánh giá hệ thống quản
trị nội dung nguồn mở
tác giả Chantel
Brathwaite.Năm 2007
X 20 3
Phân tích, so sánh, đánh
giá và khuyến nghị sử
dụng các hệ nền portal,
tác giả Enterprise Portal
Services Group, Fulcrum
Logic, Inc; Năm 2008
X 36 X 3 X
Tài liệu Bộ TT&TT về
yêu cầu cơ bản chức
năng, tính năng kỹ thuật
của hệ thống portal cơ
quan nhà nước. Năm
2008
36 X 0
Bảng 3.5: Tổng kết các phương pháp đánh giá hệ nền đã có
3.4.3 Đánh giá và kết luận
Tóm lại, qua kết quả phân tích đánh giá 08 phương pháp phân tích đánh giá
và xếp hạng hệ nền portal, portal và CMS được thực hiện từ năm 2003 đến năm
2008. Có thể kết luận việc phân tích, đánh giá hệ và xếp hạng hệ nền portal có rất
nhiều phương pháp thực hiện. Tuy nhiên có một đặc điểm chung là phải xây dựng
được bộ tiêu chí đánh giá, vì đó là cở sở quan trọng, là thước đo cho việc thực hiện
phân tích đánh giá. Song song đó cần có phương pháp tính điểm cho các tiêu chí
chức năng một cách khoa học, ngoài ra việc lựa chọn hình thức đánh giá cũng tương
đối quan trọng, vì nếu lựa chọn hình thức đánh giá hợp lý thì kết quả sẽ chính xác
hơn. Trong 8 phương pháp phân tích đánh giá hệ nền của các tác giả có 2 phương
pháp (Phương pháp đánh giá hệ nền portal của Paul Browning at University of
Bristol và Phương pháp phân tích, đánh giá và khuyến nghị sử dụng các hệ nền
portal, tác giả Enterprise Portal Services Group, Fulcrum Logic) tương tự nhau
như: xây dựng tiêu chí đánh giá, phương pháp tính điểm tiêu chí chức năng và hình
thức đánh giá, các phương pháp còn lại được thực hiện theo đặc thù riêng, như chia
41
giai đoạn đánh giá để loại bỏ các hệ nền không đáp yêu cầu, đánh giá theo nhóm mã
nguồn mở hay công nghệ nền sử dụng,…. như vậy trong 08 phương pháp trên đã có
07 phương pháp đánh giá hệ nền khác nhau.
Qua nghiên cứu đề tài nhận thấy cần có một phương pháp đánh giá tổng quát
và khoa học được đút kết từ những ưu khuyết điểm của các phương pháp đã có làm
cơ sở tin cậy cho việc phân tích, đánh giá và xếp các hệ nền portal, nhất là phân tích
đánh giá lựa chọn hệ nền portal phục vụ việc xây dựng portal trong các cơ quan
HCNN trong giai đoạn hiện nay. Đó là vấn đề quan trọng mà đề tài cần phải nghiên
cứu thực hiện.
42
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Bài toán về ứng dụng hệ nền xây dựng portal cấp tỉnh
Hiện nay công nghệ portal là một trong những công nghệ thu hút sự quan
tâm ở nhiều quốc gia có nền CNTT tiên tiến trên thế giới và ở Việt Nam. Trong
những năm gần đây việc ứng dụng hệ nền xây dựng portal ngày càng trở nên phổ
biến trong các lĩnh vực như: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo trực
tuyến,…cho đến việc quản lý thông tin nội bộ trong một cơ quan hay tổ chức vì nó
mang lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, chi phí, kiến trúc và khung ứng dụng
thống nhất, hỗ trợ hợp tác giữa các tổ chức và sự kết hợp giữa các quy trình với các
công cụ có sẳn. Hiện tại có nhiều sản phẩm hệ nền được sử dụng để xây dựng portal
như: IBM, Microsoft, Oracle, Sun,… và các sản phẩm mã nguồn mở khác.
Ở Việt Nam việc ứng dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan HCNN
ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên quản lý nhà nước về CNTT thì công nghệ
nền chưa được phân tích đánh giá một cách chi tiết về các tính năng cơ bản cũng
như hiệu quả sử dụng và định hướng phát triển trong tương lai, nên nhiều địa
phương đã lựa chọn các hệ nền portal chưa phù hợp nhu cầu thực tế hay vượt quá
tầm quản lý về công nghệ, dẫn đến vận hành chưa ổn định và phải nâng cấp hay bổ
sung liên tục các chức năng hoặc chuyển đổi công nghệ nền portal khác làm ảnh
hưởng đến hoạt động cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công, chi
phí đầu tư cao và tốn nhiều thời gian làm hạn chế việc phát triển portal, ảnh hưởng
đến quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, việc xây dựng portal trong các cơ quan HCNN đã và đang trở
thành mối quan tâm và hơn thế nữa, nó đã trở thành một hạng mục đầu tư trong lĩnh
vực ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan HCNN. Tuy nhiên việc tiếp
cận công nghệ portal là vấn đề hết sức mới mẽ đối với cơ quan HCNN vì phải đối
mặt với những thuật ngữ, khái niệm mới mà ngay nhiều người làm CNTT chuyên
nghiệp cũng chưa lĩnh hội thấu đáo trong thời điểm hiện nay, từ đó nhiều doanh
nghiệp CNTT đã bắt đầu đầu tư nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm hệ nền
portal. Song song đó nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã bắt đầu xây dựng
portal, theo thống kê của Bộ TT&TT[6], tính đến thời điểm năm 2009 có 59/63
tỉnh, thành phố trực thuộc TW có Website hay Portal, trong đó có 36 tỉnh, thành phố
trực thuộc TW và Chính phủ ( 35 tỉnh, thành phố và Chính phủ) có portal chiếm tỷ
lệ 61% trong tổng số Website và Portal. Xem Hình 4.1 Hiện trạng sử dụng hệ nền
trong cơ quan HCNN.
43
ĐỒ THỊ TỶ LỆ SỬ DỤNG HỆ NỀN TRO NG CƠ Q UAN HCNN
2,8%
2,8%
16,7%
13,9%
8,3%
2,8%
2,8%
2,8%
2,8%
44,4%
IBM Webphere
SharePoint 2007
DotNetNuke
Oracle AS Portal
Liferay
uPortal
Zope
Vportal
3CMS
Khác
Hình 4.1: Hiện trạng sử dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan HCNN
Đồ thị cho thấy nhu cầu ứng dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan
HCNN chưa cao, đều này xác định nhu cầu xây dựng portal trong thời gian tới là rất
lớn, để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác cải chính hành chính một cửa, dịch vụ
công trực tuyến và tích hợp thông tin tạo nền tảng cho việc xây dựng Chính phủ
điện tử trong tương lai. Kết quả của đề tài này là công cụ nho nhỏ giúp cơ quan
HCNN trong việc phân tích đánh giá lựa chọn hệ nền xây dựng portal.
Để giải quyết những vấn đề khó khăn trên, trong luận văn này, chúng tôi
nghiên cứu đề xuất một phương pháp phân tích, đánh giá và xếp hạng các hệ nền
portal giúp người sử dụng portal có giải pháp lựa chọn hệ nền phù hợp nhu cầu xây
dựng portal trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đánh giá các hệ nền portal được trình bày ở
Chương 3, phương pháp đánh giá hệ nền của chúng tôi được thực hiện thông qua
các bước cơ bản sau:
Chọn hệ nền để đánh giá và xếp hạng: Sáu hệ nền hiện đang được sử dụng
trong cơ quan HCNN: OracleAS Portal 10g, IBM WebSphere 6.1, MS SharePoint
2007, Liferay 5.1, uPortal 2.1 và DotNetNuke 5.5.
Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền: Bao gồm việc cài đặt cấu hình và vận
hành thử nghiệm các hệ nền, thực hiện thu thập thông tin các tiêu chí, lấy ý
kiến đóng góp của người sử dụng hệ nền để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá.
Xây dựng Phương pháp tính điểm: Xây dựng công thức tổng quát và giải
thích các tham số của công thức.
Đánh giá và xếp hạng hệ nền: Bao gồm các bước thực hiện sau
44
+ Chọn đối tượng đánh giá hệ nền.
+ Xây dựng biểu mẫu đánh giá hệ nền.
+ Thực hiện đánh giá hệ nền: Bao gồm việc gởi, nhận phiếu đánh giá
và tổng hợp xử lý kết quả đánh giá hệ nền.
+ Phân tích đánh giá kết quả thực hiện
Khuyến cáo người dùng lựa chọn công nghệ nền: Trên cơ sở kết quả phân
tích đánh giá và xếp hạng hệ nền đã có, đề tài đưa ra những nội dung khuyến cáo
đến người sử dụng trong quá trình lựa chọn hệ nền xây dựng portal.
Nội dung chi tiết các bước của phương pháp phân tích, đánh giá và xếp hạng
hệ nền được thực hiện cụ thể như sau.
4.2 Nội dung phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền portal
4.2.1 Chọn hệ nền portal phân tích, đánh giá và xếp hạng
Mục tiêu chính của portal cơ quan HCNN là cung cấp thông tin đầy đủ và
cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến đến người dân, các tổ chức và
doanh nghiệp, tích hợp thông tin phục vụ công tác cải cách hành chính. Vì vậy việc
lựa chọn hệ nền để xây dựng portal là rất quan trọng. Qua khảo sát thực tế tình hình
sử dụng hệ nền portal tại 63 tỉnh, thành phố và Chính phủ cho thấy nhu cầu sử dụng
hệ nền portal cũng tương đối phong phú, hiện tại có 09 sản phẩm hệ nền portal được
dùng như: OracleASPortal 10g, IBM WebSphere 6.1, MS SharePoint 2007, Liferay
5.1, uPortal 2.1, DotNetNuke 5.5, Zope Portal, Vportal 3.0, 3CMS_Portal và một số
sản phẩm khác được sử dụng cho 36 tỉnh, thành phố và Chính phủ, tạo cho chúng ta
có được định hướng trong việc lựa chọn hệ nền portal phân tích đánh giá. Qua phân
tích đã chọn lọc được 06 hệ nền portal gồm OracleAS Portal 10g, IBM WebSphere
6.1, MS SharePoint 2007 Portal, Liferay 5.1, uPortal 2.1, DotNetNuke 5.5 để đánh
giá vì các hệ nền portal này hiện được sử dụng tương đối nhiều so với các hệ nền
còn lại trong các cơ quan HCNN. Việc phân tích đánh giá là xác định những ưu
khuyết điểm của chúng để giúp các cơ quan HCNN có giải pháp lựa chọn hệ nền tốt
hơn.
4.2.2 Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
Phân tích yêu cầu chức năng portal cơ quan HCNN
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài là lựa chọn hệ nền portal phục vụ
việc xây dựng portal trong cơ quan HCNN, nên có thể lựa chọn các portal như
portal của Chính phủ và portal của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, vì
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW là một đơn vị hành chính trọn vẹn, có vai trò
45
như Chính phủ tuy phạm vi quản lý hẹp hơn nên kiến trúc của portal Chính phủ và
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có điểm tương đồng nên chúng ta có thể
gọi chung là portal của cơ quan HCNN.
Mặt khác, mục tiêu xây dựng portal của cơ quan HCNN là cung cấp thông
tin và các dịch vụ công cho người dân (G2C), cung cấp thông tin và các dịch vụ
công cho doanh nghiệp (G2B), cung cấp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan
HCNN (G2G), đồng thời làm đầu mối truy cập “một cửa” của Chính phủ, Tỉnh về
thông tin, dịch vụ của cơ quan HCNN, thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ
thông tin trên portal, bảo đảm portal đóng vai trò tích hợp và trao đổi thông tin giữa
các hệ thống thông tin trong các cơ quan HCNN.
Với các mục tiêu trên thì yêu cầu tối thiểu chức năng của portal của cơ quan
hành HCNN như sau: Cá nhân hóa hay tùy biến, Đăng nhập một lần, Quản lý
portal, Tích hợp các kênh thông tin, Tìm kiếm thông tin, Quản trị người sử dụng,
Thu thập và xuất bản thông tin, Bảo mật, Sao lưu và phục hồi dữ liệu, Hiển thị
thông tin theo các loại thiết bị, Đa ngôn ngữ, Cung cấp môi trường làm việc cộng
tác, Quản trị và biên tập nội dung, Cung cấp các dịch vụ hành chính công, Biểu
mẫu điện tử, Thư điện tử, Giao lưu và hỏi đáp trực tuyến, Góp ý trực tuyến,…Nội
dung chi tiết đã trình bày ở mục 2.1.3 Các đặc trưng của một portal.
Định nghĩa Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
Tiêu chí đánh giá hệ nền portal là những tính năng chuẩn so với các tính
năng cơ bản của hệ nền portal cần có để phục vụ cho việc phân tích đánh giá. Vì
vậy Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal là toàn bộ các tính năng mà các hệ nền portal
cần có, được sắp xếp theo một trình tự khoa học đảm bảo tính đơn giản dễ lựa chọn.
Các bước xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
- Cài đặt cấu hình và vận hành thử nghiệm các hệ nền
Để thực hiện tốt việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hệ nền portal cho cơ
quan HCNN nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đề tài đã thực hiện cài đặt
cấu hình và vận hành thử nghiệm thực tế 5/6 hệ nền đã được chọn để đánh giá.
Trong đó, cài đặt vận hành thử nghiệm 04 hệ nền portal (SharePoint 2007, Liferay
5.1, DotNetNuke 5.5 và uPortal 2.1 ) trên 3 máy chủ (IBM 36550 M2 CPU 3.16
RAM 8Gb) chạy hệ điều hành Windows 2003 Server Enterprise với các CSDL SQL
Server 2005 và MySQL tại mạng LAN Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long, kết hợp
khảo sát thực tế vận hành 03 hệ nền portal đang sử dụng tại Văn phòng UBND tỉnh
Vĩnh Long (DotNetNuke 5.5), Văn phòng UBND tỉnh Đồng tháp (WebSphere 6.1),
46
Trường Dạy nghề Vĩnh Long (Liferay 5.1) với thời gian thực hiện 5 tuần để thu
thập các tiêu chí đánh giá hệ nền portal.
- Thu thập thông tin xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền
Quá trình thu thập, tổng hợp thông tin xây dựng các tiêu chí đánh giá hệ nền
là quá trình tổng hợp thông tin bao gồm thông tin thu thập được từ việc vận hành
thử nghiệm các hệ nền portal, từ quá trình khảo sát thực tế vận hành các hệ nền
portal tại các cơ quan HCNN và từ quá trình nghiên cứu thu thập tài liệu về các
phương pháp đánh giá hệ nền đã có.
- Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
Với những yêu cầu về tiêu chí chức năng portal của cơ quan HCNN vừa
được trình bày, đó là tiêu chí tổng quát, vì vậy cần phải lượng hoá chi tiết hơn các
tính năng của hệ nền portal để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, kết quả đã thu thập
và tổng hợp được 107 tiêu chí chia thành 12 nhóm cụ thể như sau:
Stt Tiêu chí đánh giá hệ nền portal
I Giao diện (Layout)
1 Thân thiện
2 Dể sử dụng
3 Trình bày hợp lý
4 Hỗ trợ đa ngôn ngữ
II Cá nhân hoá (Personalisation)
1 Quản lý layout của cá nhân
2 Áp dụng cá nhân hóa cho từng User hay Group
3 Thông báo có thêm các kênh mới
4 Tự động thêm kênh mới Vào layout
III Bảo mật (Security)
1 Chứng thực
2 Phương pháp chứng thực
3 Mã hoá dữ liệu
4 Phân quyền truy cập
5 Phân quyền theo vai trò
6 Đăng nhập một cửa
7 Hỗ trợ SSL hoặc PKI
47
8 Cơ chế chống lại các loại tấn công phổ biến trên mạng (SQL Injection,
Flood)
IV Khả năng kết nối, tích hợp và xuất bản thông tin
1 Tuân theo chuẩn XML 1.0
2 Tuân theo chuẩn RSS 2.0/ ATOM 1.0
3 Tuân theo chuẩn RDF
4 Tuân theo chuẩn JSR168/JSR 286 cho Portlet API/WebPart
5 Tuân theo chuẩn SOAP v1.2, WSRP 1.0/WSRP2.0, WSDL
(WebService)”
6 Khả năng tích hợp các portal và website có sẵn (Link/WebCliping)
7 Hỗ trợ tích hợp theo chuẩn truy cập thư mục (LDAP)
8 Chỉnh sửa nội dung theo dòng (CMS)
9 Nhúng nội dung đa phương tiện (CMS)
10 Trình soạn thảo WYSIWYG (CMS)
11 Phê duyệt quy trình làm công việc và tính năng (CMS)
12 Có khả năng chia sẽ tài liệu (CMS)
13 Có hỗ trợ portlet có sẳn
V Tiêu chuẩn chung
1 Kiến trúc đơn giản
2 Hỗ trợ nhiều Cơ sở dữ liệu
3 Chạy trên nhiều máy chủ
4 Hỗ trợ nhiều Hệ điều hành
5 Hỗ trợ nhiều trình duyệt Web
6 Có dịch vụ thư mục
7 Hỗ trợ Web 2.0
8 Tuân theo chuẩn SOA
9 Cở sở hạ tầng đơn giản
10 Dễ dàng cài đặt
11 Hỗ trợ siêu dữ liệu
12 Phát triển module độc lập với hệ thống
13 Loại công nghệ sử dụng phát triển hệ nền
48
14 Cho phép cài đặt hay gỡ bỏ các khối chức năng trong khi hệ thống đang
hoạt động
15 Mỗi module chức năng cho phép cài đặt trên nhiều trang
16 Cơ chế quản lý bộ đệm (caching) để tăng tốc độ xử lý
17 Có cơ chế dự phòng cho hệ thống máy chủ ứng dụng và máy chủ CSDL
VI Chức năng quản trị portal
1 Quản trị cổng đơn giản
2 Có chức năng quản trị kênh thông tin
3 Chức năng quản trị các trang đơn giản
4 Có chức năng quản trị các module
5 Có chức năng quản lý các giao diện mẫu
6 Có chức năng quản trị ngôn ngữ
7 Có chức năng quản trị các quy trình và luồng kiểm duyệt nội dung
8 Thiết lập và quản trị danh sách danh mục nội dung thông tin
9 Có chức năng thiết lập và quản trị các loại menu
10 Có chức năng quản lý Nhật ký theo dõi sự kiện
VII Chức năng hỗ trợ Cộng đồng và hợp tác
1 Có hỗ trợ Thư điện tử
2 Có hỗ trợ chức năng Liên hệ
3 Có chức năng Thông báo
4 Tích hợp Diễn dàn
5 Hỗ trợ soạn thảo Báo cáo
6 Có hỗ trợ soạn thảo báo cáo cộng tác
7 Có hỗ trợ Blog
8 Có hỗ trợ Chat
9 Có hỗ trợ chức năng IFrame
10 Hỗ trợ các form tuỳ chọn
11 Hỗ trợ RSS
12 Có chức năng Nhắn tin (SMS)
13 Có chức năng quản lý Văn bản
14 Có chức năng lập danh sách sự kiện hoặc lịch
15 Có chức năng Hỏi và đáp
49
16 Có chức Phản hồi
17 Có chức năng quản lý Hình ảnh
18 Có chức năng Liên kết web
19 Có chức năng Thăm dò ý kiến
20 Cho chức năng soạn thảo HTML
21 Tài khoản người dùng
22 Hỗ trợ báo cáo tuỳ chỉnh
23 Có chức năng quản lý Thư mục
24 Có chức năng Lưu trữ
25 Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin PDA, Pocket PC, PC,….
26 Thời gian thực thông tin liên lạc
VIII Tìm kiếm
1 Tìm kiếm cục bộ
2 Tìm kiếm Internet
3 Hỗ trợ tiếng Việt
4 Khả năng tìm kiếm siêu dữ liệu
5 Quản lý kết quả
IX Hiệu suất và khả năng mở rộng
1 Hỗ trợ số lượng người truy cập cao
2 Xử lý khối lượng thông tin lớn
3 Khả năng chia tải
4 Khả năng chịu đựng lỗi
5 Tích hợp phần kiến trúc
6 Tiện ích cho người sử dụng
7 Dễ phát triển ứng dụng tích hợp
8 Độ tin cậy
9 Khả năng mở rộng
X Hỗ trợ
1 Giúp đỡ trực tuyến
2 Tài liệu chuẩn
3 Đào tạo
4 Hỗ trợ sản phẩm
50
5 Công cụ phát triển
XI Ban quyền sản phẩm
1 Nguồn mở
2 Thương mại
XII Giá
1 Miễn phí
2 <= 40.000USD
3 40.000USD< and <=100.000USD
4 >100.000USD
Bảng 4.1: Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
Tuy nhiên, cần có sự thẩm định Bộ tiêu chí này từ thực tế sử dụng để đảm
bảo tính khách quan hợp lý, làm cơ sở đáng tin cậy để hoàn thiện hơn bộ tiêu chí
đánh giá. Việc thẩm định này được thực hiện bằng hình thức lấy ý kiến đóng góp
của người sử dụng như sau:
- Lấy ý kiến đóng góp người sử dụng cho Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền
Việc lấy ý kiến đóng góp của người sử dụng cho Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền
nhằm bổ sung hoặc loại bỏ các tiêu chí không cần thiết để hoàn thiện hơn bộ tiêu
chí. Để làm được điều này cần phải xây dựng phiếu lấy ý kiến đóng góp của người
sử dụng. Về cơ bản nội dung phiếu gồm: Thông tin người đóng góp ý kiến gồm 11
tiêu chí (theo dòng), Số tiêu chí đánh giá hệ nền, hình thức lựa chọn đóng góp
(Đồng ý, Không đồng ý hay bổ sung mới). Xem Phụ lục số 1: Phiếu thu thập ý kiến
đóng góp bộ tiêu chí đánh giá hệ nền.
Mặt khác, để giảm chi phí thực hiện, mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả của việc
lấy ý kiến đóng góp bộ tiêu chí, nên việc lấy ý kiến đóng góp được thực hiện bằng
hình thức gởi phiếu qua đường E-mail hoặc EMS cho ba đối tượng là “Cơ quan
HCNN”, “Doanh nghiệp phần mềm”, “Chuyên gia nghiên cứu và phát triển ứng
dụng portal”, chi tiết các đối tượng sẽ được trình bày ở mục “4.2.5 Đối tượng đánh
giá hệ nền”.
Kết quả lấy ý kiến đóng góp của người sử dụng, tổng số có 120 phiếu hợp lệ,
trong 180 phiếu gởi đi. Như vậy có 60 người không thực hiện đóng góp ý kiến và
không gởi lại phiếu góp ý, nên quá trình lấy ý kiến đóng góp đạt tỷ lệ 67%, trong đó
không có tiêu chí nào bị loại bỏ hoặc bổ sung mới nên tỷ lệ các tiêu chí đạt 100%.
Trong 120 người đóng góp ý kiến thuộc 37 đơn vị, trong đó có 07 đơn vị cấp tỉnh,
27 đơn vị cấp sở ban, ngành, tương đương và 03 đơn vị là doanh nghiệp phần mềm,
51
về trình độ chuyên môn, có 08 thạc sĩ, 107 Kỹ sư Tin học, điện tử, 01 sinh viên và
04 kỹ thuật viên tin học.
Qua kết quả lấy ý kiến đóng góp của người sử dụng cho các tiêu chí đánh giá
hệ nền tất cả đều đồng ý và không bổ sung thêm tiêu chí mới, nên bộ tiêu chí đánh
giá hệ nền có số lượng tiêu chí không thay đổi gồm 107 tiêu chí thuộc 12 nhóm như
đề xuất ban đầu.
Nhận xét, đánh giá và kết luận
Tóm lại, quá trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hệ nền có thể nhìn nhận
việc lựa chọn bộ tiêu chí đánh giá là cơ sở rất quan trọng, vì nếu lựa chọn tốt bộ tiêu
chí thì việc đánh giá hệ nền sẽ hiệu quả, vì vậy để bộ tiêu chí xây dựng được khách
quan, ngoài việc lựa chọn tiêu chí đánh giá ban đầu, cần có sự đóng góp ý kiến từ
người sử dụng, có như vậy thì các tiêu chí đánh giá mới được hoàn thiện hơn, từ đó
sẽ phục vụ hiệu quả cho việc phân tích, đánh giá và xếp hạng các hệ nền portal.
4.2.3 Xây dựng Phương pháp tính điểm
Song song việc lấy ý kiến đóng góp để chọn lọc các tiêu chí đánh giá hệ nền
portal, cần có một cách cho điểm kết hợp với bộ tiêu chí để hình thành một phương
pháp tính điểm, làm cơ sở phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng các hệ nền portal.
Phương pháp tính điểm đánh giá xếp hạng các hệ nền của đề tài được xây dựng dựa
trên các tham số chức năng sau:
- Trọng số (Weighted): Mỗi tiêu chí đánh giá hệ nền thể hiện một vai trò của
nó và được xác định ở các mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào cảm nhận của người sử
dụng. Qua nghiên cứu đề tài chia thành 3 mức độ như sau: “Bình thường”, “Quan
trọng” và “Rất quan trọng”. Mỗi mức độ sẽ có một giá trị trọng số nhất định, theo
nghiên cứu của đề tài trọng số tương ứng cho ba mức độ trên là “0,1”, “0,2 và “0,3”.
Mục đích lựa chọn trọng số như trên là để đơn giản hoá trong việc tính toán tổng
hợp làm cho kết quả gọn ràng hơn, nhưng không mất tính tổng quát. Tuy nhiên,
chúng ta có thể chọn một giá trị trọng số khác, khi đó kết quả xếp hạng hệ nền
portal vẫn không bị ảnh hưởng, mặc dù tổng trọng điểm có thể khác so với cách
chọn hệ số như trên.
- Điểm (Score): Tiêu chí chức năng đánh giá hệ nền portal là tiêu chuẩn thước
đo giá trị thực tế các chức năng của hệ nền portal, vì mỗi hệ nền portal về cơ bản có
thể không có đủ, có đầy đủ hay vượt trội so với tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên mỗi sản
phẩm hệ nền portal thực tế điều có những ưu khuyết điểm riêng nên các tiêu chí
chức năng đánh giá áp dụng cho từng hệ nền portal sẽ mang những giá trị khác nhau
và ngược lại. Mặt khác, tuỳ vào cảm nhận của người sử dụng đối với các chức năng
của hệ nền mà cho điểm các tiêu chí đánh giá, vì vậy giá trị của các tiêu chí đánh
52
giá phải được xác định nằm trong một khoảng giá trị cho phép để người sử dụng lựa
chọn. Để thực hiện được điều này đề tài chia ra 03 mức độ khác nhau cho các tiêu
chí đánh giá, với mỗi mức độ sẽ có một tập giá trị cụ thể như sau:
+ Mức 1: Nếu hệ nền portal “Không có đủ” hoặc “Không có” các chức năng
so với tiêu chí đánh giá hệ nền thì Điểm được chọn cho tiêu chí đánh giá nằm trong
khoảng từ 0 đến 3.
+ Mức 2: Nếu hệ nền portal có “Đầy đủ” các chức năng so với tiêu chí đánh
giá hệ nền thì Điểm được chọn cho tiêu chí đánh giá nằm trong khoảng từ 4 đến 7.
+ Mức 3: Nếu hệ nền có các chức năng “Vượt trội” so với tiêu chí đánh giá
hệ nền thì Điểm được chọn cho tiêu chí đánh giá nằm trong khoảng từ từ 8 đến 9.
- Trọng điểm (Weighted score): Thể hiện tất cả các tính năng tổng hợp tiêu chí
hệ nền portal so với tiêu chí đánh giá, quá trình nghiên cứu đề tài đã xây dựng tham
số Trọng điểm cho các tiêu chí đánh giá hệ nền, giá trị này được tính bằng tích số
của Trọng số với Điểm (Weighted*Score) với cách tính này sẽ làm nỗi bật hay phân
biệt rõ những tính năng kỹ thuật của hệ nền, vì nếu chỉ sử dụng Điểm mà không có
Trọng số thì không thể làm nỗi bật lên những hệ nền có các tính năng vượt trội hoặc
không có so với các hệ nền khác. Kết hợp các tham số trên thì giá trị Trọng điểm tối
thiểu của một tiêu chí đánh giá là 0 và giá trị tối đa không thể lớn hơn 2,7.
- Xây dựng công thức tổng quát: Với việc xây dựng các tham số và xác định
giá trị của chúng như trên, thì việc xây dựng một công thức tính điểm cho một hệ
nền hay tất cả các tiêu chí đánh giá của một hệ nền là tương đối đơn giản. Khi đó
tổng Trọng điểm (thay vì điểm tổng cộng, do có dùng trọng số) cho một hệ nền là
tổng Trọng điểm của tất cả các tiêu chí đánh giá của hệ nền, vì vậy ta có công thức
sau:
Tổng trọng điểm = ∑
=
m
i 1
Score*Weighted
Với tổng trọng điểm là giá trị đánh giá của hệ nền.
Trong đó:
+ m: Tổng số tiêu chí đánh giá hệ nền, theo Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền vừa
mới xây dựng thì m =107 tiêu chí.
+ Weighted: Trọng số của các tiêu chí đánh giá, tương ứng với 3 mức độ
trên là ba giá trị [0,1; 0,2; 0,3]
+ Score: Điểm của các tiêu chí đánh giá, nó phụ thuộc vào các tính năng cơ
bản của hệ nền portal được đánh giá so với tiêu chí đánh giá ở 3 mức độ như đã xây
dựng trên gồm:
53
0=< “Không có đủ” <= 3
4=<“Đầy đủ” <= 7
8=<“Vượt trội”<= 9
Như vậy, theo công thức tính trên thì Tổng trọng điểm tối thiểu của hệ nền
là 0 và tối đa 289.
4.2.4 Tóm lược các tính năng của 6 hệ nền được đánh giá
Oracle AS Portal 10g
Oracle AS Portal 10g là một sản phẩm có đầy đủ các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Danh gia Portal.pdf