Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các biếnquan sátthang đo lường khái
niệm nghiên cứu, phương pháp hệ số tincậy Cronbach’s alpha được thực hiện. Các
biến quan sát có hệ số tương quan biến -tổng (Corrected Item-Total Correlation)
nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi độ tin cậy Cronbach’s alpha
từ 0,60 trở lên
.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp- Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các biến nghiên cứu chủ yếu
Doanh thu từ bán sản phẩm cải tiến
Tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp
DTCT =
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 24
Biến nghiên cứu Ký hiệu
Loại
thang
đo
Đơn
vị
tính
Dấu
kỳ
vọng(a)
Thang đo gốc
Tài sản mạng lưới ML Thứ bậc Bậc + Réjean. L (2000).
Tài sản tín cẩn TC Thứ bậc Bậc + Réjean. L (2000).
Tài sản tham gia TG Thứ bậc Bậc + Réjean. L, (2000).
Tài sản quan hệ QH Thứ bậc Bậc + Réjean. L, (2000).
Tài sản cạnh tranh CT Thứ bậc Bậc + Réjean. L, (2000).
Tín dụng doanh
nghiệp TD Tỷ lệ % + Biến mới đưa vào
Tài sản thị trường TT Tỷ lệ % + Biến mới bổ sung
Số công nghệ SCN Số lượng Loại + Réjean. L (2000);
Tỷ lệ doanh thu cải
tiến trên tổng doanh
thu(b)
DTCT Tỷ lệ % Milé Terziovski, (2001).
Tỷ lệ chi phí nghiên
cứu thị trường trên
tổng chi phí NCTT Tỷ lệ % +
Milé Terziovski,
Professor Danny
Samson và Linda
Glassop (2001).
Tổng số nhân viên
nghiên cứu phát triển NVRD
Số
lượng người +
Réjean. L, Nabil. A
và Moketar (2000).
Tỷ lệ chi phí nghiên
cứu phát triển trên
tổng chi phí
RD Tỷ lệ % + Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000).
Ghi chú: (a) Dấu kỳ vọng chung cho cả hai mô hình logit và mô hình hội quy bội.
(b) Là biến phụ thuộc mô hình hội quy bội.
2.6 TÓM TẮT
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 25
Hệ thống lý thuyết về sự cải tiến đã cho thấy vai trò đóng góp của vốn xã hội
vào sự cải tiến. Từ việc bàn luận các lý thuyết về sự cải tiến đã chọn ra được các
biến đo lường sự cải tiến sản phẩm là tỷ lệ phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến
trên doanh thu. Việc thảo luận các lý thuyết về vốn xã hội đã xây dựng được các
thang đo lường khái niệm vốn xã hội là tài sản mạng lưới, tham gia, tín cẩn, thị
trường, tín dụng doanh nghiệp và tài sản cạnh tranh.
Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu của đề tài là vốn xã hội có ảnh hưởng đến
quyết định cải tiến không? và vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến sản phẩm
như thế nào? Hai giả thuyết được đặt ra: (1) vốn xã hội có ảnh hưởng đến quyết định
cải tiến; (2) vốn xã hội có ảnh hưởng đến mức độ cải tiến.
Việc kiểm định giả thuyết 1 được tiến hành trên toàn bộ tổng thể mẫu bằng
mô hình logit với biến phụ thuộc là tỷ lệ xác suất doanh nghiệp có cải tiến trên
doanh nghiệp không cải tiến, biến độc lập là các thành phần (nhân tố) đo lường vốn
xã hội. Giả thuyết 2 chỉ được kiểm định khi giả thuyết 1 đúng, được tiến hành trên
những doanh nghiệp (quan sát) có thực hiện cải tiến bằng mô hình hồi quy bội với
biến phụ thuộc là tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu và biến
độc lập là các thành phần của vốn xã hội và các biến số khác có vai trò làm đòn bẩy
cho sự cải tiến là tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí, tỷ lệ chi phí
nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí và số nhân viên làm công tác nghiên cứu
phát triển. Dấu kỳ vọng của các hệ số hồi quy đứng trước biến độc lập trong cả hai
mô hình đều dương (dấu “+”).
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 26
CHƯƠNG 3:
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU
Chương 2 đã phân tích các lý thuyết về mối tương quan giữa sự cải tiến và
vốn xã hội, qua đó phát triển các thang đo lường khái niệm sự cải tiến và vốn xã hội.
Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, từ thiết kế bản câu hỏi sơ bộ đến
hòan chỉnh bản câu hỏi, tính toán cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu và phương pháp phân
tích dữ liệu.
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Từ mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bản phỏng vấn
sơ bộ lần 1 (xem phụ lục 1). Tuy nhiên, bản phỏng vấn sơ bộ lần 1 với các thang đo
được kế thừa từ các trường hợp nghiên tương tự(5) và các thang đo mới được bổ sung
chưa qua khảo sát thực nghiệm nên có thể chưa phù hợp đối với tình hình của Việt
Nam. Vì vậy, bước tiếp theo là nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi
với 10 nhà quản lý doanh nghiệp trong ngành dệt may. Sau khi nghiên cứu định tính
bản phỏng vấn sơ bộ lần 2 được phát triển và sử dụng phỏng vấn thử 20 doanh
nghiệp để tiếp tục hiệu chỉnh. Kết quả bước này là xây dựng bản phỏng vấn chính
thức (xem phụ lục 2) dùng cho nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu được
phác họa ở hình 3.1.
(5) Kế thừa thang đo được đề xuất bởi Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000) trường hợp nghiên cứu các
doanh nghiệp ở Canada.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 27
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
( Vốn xã hội và sự cải tiến)
Bản phỏng
vấn sơ bộ 1
Nghiên cứu định tính
(Thảo luận tay đôi, n=10)
Bản phỏng
vấn sơ bộ 2
Khảo sát thử
(Để hiệu chỉnh bản phỏng vấn, n=20) Bản phỏng vấn chính
thức
Nghiên cứu định lượng (n=170):
- Khảo sát 170 giám đốc doanh nghiệp.
- Mã hóa và nhập liệu.
- Làm sạch dữ liệu.
- Kiểm định Cronbach’s Alpha.
- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).
Viết báo cáo
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 28
3.3 ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 905 doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh có đơn đặt hàng thường xuyên(6). Nếu căn cứ vào tổng tài
sản của doanh nghiệp thì có 107 doanh nghiệp lớn và 795 doanh nghiệp vừa và
nhỏ(7). Mẫu điều tra được chọn ra từ tổng thể 905 doanh nghiệp dựa trên những đặc
trưng sau:
Thứ nhất, đơn vị của mẫu phải được chọn từ tổng thể 905 doanh nghiệp có
đại diện của hai nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai, số cá thể thuộc các nhóm doanh nghiệp trong mẫu được lấy theo tỷ
lệ cá thể trong tổng thể. Tỷ lệ này được tính toán như sau:
Bảng 3.1: Tỷ lệ các nhóm doanh nghiệp
Phân loại doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ
Doanh nghiệp lớn 107 12%
Doanh nghiệp vừa và nhỏ 795 88%
Tổng 905 100%
Nguồn: Thống kê của trường Đào tạo Dệt may Quốc tế -IGTC.
Thứ ba, kỹ thuật chọn mẫu được thực hiện bằng cách gửi bản câu hỏi cho
lãnh đạo doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, hoặc Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp)
trước một vài ngày bằng thư điện tử (email) hoặc gửi trực tiếp. Sau đó phỏng vấn
viên sẽ hẹn gặp để nhận lại thông tin phản hồi và kiểm tra hoàn chỉnh bản câu hỏi.
(6) Doanh nghiệp hoạt động có đơn đặt hàng thường xuyên nhằm phân biệt với doanh nghiệp có đăng ký kinh
doanh nhưng ít có đơn đặt hàng. Nguồn tin trên do Trường Đào tạo Dệt may Quốc tế (IGTC) cung cấp tháng
11 năm 2007.
(7) Phân loại doanh nghiệp dựa vào tổng tài sản: Doanh nghiệp được gọi là lớn nếu có tổng tài sản trên 100 tỷ,
doanh nghiệp nhỏ có tổng tài sản thấp hơn 100 tỷ (phân loại của Hiệp hội Dêt may Việt Nam năm 2006).
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 29
Thư tư, mục tiêu nghiên cứu nhằm ước lượng tỷ lệ, đề tài thực hiện điều tra
thử nghiệm 50 doanh nghiệp để tính tỷ lệ doanh nghiệp có cải tiến (p) và phạm vi sai
số cho phép sai số chuẩn (SEp). Số quan sát tối thiểu được tính bởi công thức sau:
2
/ 2
2( )p
z pqn
SE
Nguồn: Paul Newbold, 1995, Satistics for Business and Economics, Prentice
Hall International, Inc.
Trong đó:
n là cỡ mẫu.
/ 2z là hệ số tin cậy với mức ý nghĩa =5%.
p là tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện cải tiến, q là tỷ lệ doanh nghiệp không
thực hiện cải tiến (q=1-p), N là tổng thể (N=905).
(SEp)2 là phạm vi sai số có thể chấp nhận được.
Với phạm vi sai số nhỏ hơn 8%, độ tin cậy 95% và kết quả điều tra thử
nghiệm 50 doanh nghiệp ta xác định được tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện cải tiến là
47%. Cỡ mẫu tối thiểu cần phải điều tra là:
2
2
1,96 0,47 0,53 149
0,08
n (doanh nghiệp).
Đề tài điều tra 170 doanh nghiệp lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu cần phải điều tra.
Thứ năm, tính toán số đơn vị mẫu từ tổng thể mẫu phân theo các nhóm doanh
nghiệp như bảng 3.2. Trong 170 doanh nghiệp điều tra có 20 doanh nghiệp lớn và
150 doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 30
Bảng 3.2: Số mẫu và tỷ lệ chọn mẫu phân theo các nhóm
Loại doanh nghiệp
(1)
Số doanh
nghiệp (2)
Tỷ lệ
(3)
Tổng số
mẫu (4)
Số đơn vị mẫu
(5)=(3)x(4)
Doanh nghiệp lớn 107 12% 170 20
Doanh nghiệp vừa và nhỏ 795 88% 170 150
Tổng 905 100% 170
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mục tiêu nghiên cứu.
3.4 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
- Sau khi thu thập thông tin, các bản phỏng vấn được xem xét và loại đi
những bản phỏng vấn không đạt yêu cầu; sau đó mã hóa, nhập liệu và làm
sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS for Windows 15.0
- Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, thực hiện phân tích dữ liệu thông qua
các công cụ thống kê mô tả, bảng tần số, đồ thị và kiểm định thang đo
(Cronbach’s alpha).
- Các ước lượng và kiểm định mô hình kinh tế lượng với sự hỗ trợ của phần
mềm Eview 4.1.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 31
3.5 TÓM TẮT
Quy trình nghiên cứu được tiến hành từ cơ sở lý thuyết về vốn xã hội và sự
cải tiến để xây dựng bản câu hỏi sơ bộ lần 1, kế tiếp là thảo luận tay đôi với 10 lãnh
đạo doanh nghiệp để xây dựng bản câu hỏi sơ bộ lần 2, sau đó phỏng vấn thử 20
doanh nghiệp để hoàn chỉnh bản câu hỏi. Để xác định cỡ mẫu, đề tài thực hiện điều
tra trước 50 doanh nghiệp nhằm xác định tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện cải tiến là
47%, với phạm vi sai số là 8%, độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu yêu cầu tối thiểu là 149
doanh nghiệp. Đề tài thực hiện điều tra 170 doanh nghiệp là lớn hơn cỡ mẫu tối
thiểu yêu cầu, trong đó có 20 doanh nghiệp lớn và 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kỹ
thuật chọn mẫu bằng phương pháp gửi trước bản câu hỏi và nhận lại thông tin sau.
Số liệu thu thập được mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu, phân tích thống kê mô tả
và kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) bằng phần mềm SPSS for Windows 15.0.
Các ước lượng và kiểm định mô hình kinh tế lượng bằng phần mềm Eview 4.1.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 32
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH MÔ TẢ VÀ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
4.1. GIỚI THIỆU
Trước khi sử dụng kết quả dữ liệu thu thập để phân tích mối tương quan giữa
vốn xã hội và sự cải tiến doanh nghiệp. Chương này sẽ phân tích thống kê mô tả dữ
liệu để cung cấp tổng quan về tổng thể nghiên cứu, đồng thời kiểm định thang đo để
đảm bảo độ tin cậy các thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội.
4.2. DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH MÔ TẢ
Qua 200 bản câu hỏi phát đi, có 20 doanh nghiệp từ chối trả lời (chiếm 10%),
có 10 bản câu hỏi chưa trả lời hoàn thành (chiếm 5%), có 170 bản câu hỏi trả lời
hoàn thành và được sử dụng, đạt tỷ lệ 85%. Trong số các doanh nghiệp tham gia trả
lời có 12% thuộc nhóm doanh nghiệp lớn và 88% thuộc nhóm nhỏ và vừa.
Trong số 170 doanh nghiệp tham gia trả lời, có 79 doanh nghiệp (chiếm
46,47%) có thực hiện cải tiến trong suốt 3 năm qua. Thống kê mô tả của các biến sử
dụng trong nghiên cứu này được đính kèm ở phụ lục 4, cho thấy tổng quan về các
doanh nghiệp dệt may trên những phương diện sau:
- Thứ nhất, ngành dệt may Việt Nam là ngành thâm dụng lao động với số
lượng trung bình trên một doanh nghiệp là 827,29 người, con số này cao hơn
mức trung bình của các ngành khác. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê,
ngành dệt may thu hút khoảng 1,8 triệu lao động, chiếm khoảng 25% trong
tổng số công nhân của các ngành công nghiệp cả nước, trong đó hầu hết 80%
là phụ nữ đến từ các tỉnh vùng sâu, vùng xa của cả nước.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 33
- Thứ ha, tỷ lệ xuất khẩu hàng FOB của các doanh nghiệp trung bình là 14%
trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu (thấp hơn số liệu ước tính của Phòng
Thương mại Công nghiệp Việt Nam-VCCI năm 2007, con số này là 20%).
Hầu hết các công ty sản xuất hàng gia công (CMT – Cut, Make, Trim), với
lợi nhuận thấp. Khách hàng cung cấp tất cả nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và
những thứ cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Các doanh nghiệp
Việt Nam tham gia trong chuỗi sản xuất chỉ là lao động với giá trị gia tăng rất
hạn chế.
- Thứ ba, các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho công tác cải tiến sản phẩm
để chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu từ gia công sang sản xuất
hàng FOB và xây dựng thương hiệu. Điều này thể hiện qua tỷ trọng chi phí
nghiên cứu phát triển (chỉ chiếm 0,6% trên tổng chi phí) và nghiên cứu thị
trường (chỉ chiếm 0,51% trên tổng chi phí) còn thấp, tỷ lệ này ở các doanh
nghiệp dệt may của các nước Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ trung bình
khoảng 10% (nguồn tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2007). Bên cạnh đó,
trung bình các doanh nghiệp chỉ sử dụng khoảng 3,7 loại công nghệ (trong
tổng số 21 công nghệ tiên tiến) trong quy trình sản xuất, con số này trong
nghiên cứu của Rejean Landry và cộng sự (2000) của các doanh nghiệp ở
Canada là 4,67; trung bình mỗi doanh nghiệp có khoảng 5,11 lao động làm
công tác nghiên cứu phát triển, chủ yếu là thiết kế mẫu và tìm kiếm nguyên
vật liệu. Do sự đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển còn hạn chế, nên
tiến trình cải tiến của doanh nghiệp diễn ra chậm chạp, biểu hiện doanh thu từ
những sản phẩm cải tiến chiếm khoảng 6,53% trên tổng doanh thu.
- Thứ tư, có sự khác biệt lớn giữa các biến thành phần của khái niệm vốn xã
hội với các biến biểu hiện quy mô, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
mức độ cải tiến. Các biến thành phần của khái niệm vốn xã hội có hệ số biến
thiên nhỏ (biến có hệ số biến thiên lớn nhất là tài sản thị trường bằng 0,77)
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 34
cho thấy sự nhận thức về vốn xã hội giữa các doanh nghiệp là không chênh
lệch nhiều. Trong khi các biến đo lường quy mô và hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh có hệ số biến thiên lớn (lớn hơn 1,7), chẳng hạn như biến
tổng số nhân viên, lợi nhuận, tổng tài sản và doanh thu lần lượt có hệ số biến
thiên là 2,42, 2,23, 2,42 và 1,73, nghĩa là có sự khác biệt lớn về các tiêu chí
này giữa các doanh nghiệp. Biến đo lường mức độ cải tiến sản phẩm là tỷ lệ
phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu có hệ số biến
1,1 lớn hơn hệ số biến thiên của các biến đo lường vốn xã hội. Sự khác biệt
này được minh họa ở hình 4.1.
Hình 4.1: Mô tả hệ số biến thiên của các biến nghiên cứu
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
TC TG QH TT CT ML TD
DT
CT
NC
TT RD
NV
RD SC
N LN TS
DT
CT NV
H
ệ
số
b
iế
n
th
iê
n
Các biến đo
lường quy
mô hoạt
động và mức
độ cải tiến
sản phẩm.
Các biến đo lường vốn xã hội
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 35
4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các biến quan sát thang đo lường khái
niệm nghiên cứu, phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được thực hiện. Các
biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation)
nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi độ tin cậy Cronbach’s alpha
từ 0,60 trở lên(8).
Bảng 4.1 cho thấy các khái niệm đo lường vốn xã hội đều có hệ số tin cậy
Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-
Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 (xem phụ lục 4). Điều này cho thấy thang đo
lường các nhân tố (thành phần) của khái niệm vốn xã hội đều đáng tin cậy. Các nhân
tố đó là:
Nhân tố 1, tài sản tham gia bao gồm những mục hỏi về mức độ tham gia của
doanh nghiệp vào cuộc họp, hội thảo, hiệp hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh
doanh ở các cấp độ: quận/ huyện (tg1), tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (tg2),
quốc gia (tg5), quốc tế (tg4). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,89 và
các biến tg1, tg2, tg3, tg4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản
tham gia, biểu hiện qua hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 (tối thiểu là
0,64).
Nhân tố 2, tài sản quan hệ đo lường mức độ quan hệ thường xuyên của
doanh nghiệp với các chủ thể, cá nhân: chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ
quan ở địa phương (qh1), chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ quan chính
phủ về phát triển kinh tế (qh2), các nhà nghiên cứu ở các trường đại học và chính
phủ trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp (qh3), các khách hàng và nhà cung
cấp (qh4). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,68 và các biến qh1, qh2,
(8) Xem Nunnally & Burnstein (1994) Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 36
qh3, qh4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản quan hệ, biểu
hiện qua hệ số tương quan biến - tổng của các biến tối thiểu là 0,396.
Bảng 4.1: Hệ số tin cậy nhất quán nội tại (Cronbach’s alpha) của các nhân tố
đo lường khái niệm vốn xã hội
Biến
quan
sát
Các nhân tố chính Số câu hỏi
đo lường
Cronbach's
alpha
TG Tài sản tham gia - mức độ tham gia của
doanh nghiệp vào cuộc họp, hội thảo, hiệp
hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh
doanh
4 0,89
QH Tài sản quan hệ - mức độ quan hệ thường
xuyên của doanh nghiệp với các chủ thể,
cá nhân trong môi trường kinh doanh
4 0,68
TC Tài sản tín cẩn: mức độ nhận thức của
doanh nghiệp về tầm quan trọng của sự tín
cẩn trong các mối quan hệ với các chủ thể
trong môi trường kinh doanh
2 0,84
CT Tài sản cạnh tranh - mức độ nhận thức của
doanh nghiệp về các áp lực cạnh tranh
5 0,88
ML Tài sản mạng lưới - mức độ nhận thức của
doanh nghiệp về vai trò của mạng lưới
liên kết để có được thông tin phục vụ cho
cải tiến
13 0,95
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.
Nhân tố 3, tài sản tín cẩn mức độ nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan
trọng của sự tín cẩn trong các mối quan hệ với: khách hàng và nhà cung cấp (tc1),
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ với các vấn đề liên quan đến sự cải tiến
doanh nghiệp (tc2). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,84 và các biến
tc1, tc2 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản tín cẩn, biểu hiện
qua hệ số tương quan biến - tổng đồng thời bằng 0,72.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 37
Nhân tố 4, tài sản cạnh tranh đo lường mức độ nhận thức của doanh nghiệp
về các nguy cơ mất khách hàng (ct1), xuất hiện đối thủ cạnh tranh (ct2), sự biến
động nhân viên (ct3), tính lỗi thời của sản phẩm (ct4) và sự tiến hoá nhanh chóng về
công nghệ (ct5). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,88 và các biến ct1,
ct2, ct3, ct4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản cạnh tranh,
biểu hiện qua hệ số tương quan biến - tổng tối thiểu là 0,513.
Nhân tố 5, tài sản mạng lưới thể hiện mức độ nhận thức của doanh nghiệp từ
mạng lưới thông tin phục vụ cho cải tiến. Chúng bao gồm thông tin từ mạng lưới
kinh doanh: khách hàng (ml1), nhà cung cấp (ml2), đối thủ cạnh tranh (ml3), các
công ty tư vấn (ml4), những công ty trong cùng tập đoàn (ml5); thông tin từ mạng
lưới truyền thông: hội chợ/triển lãm (ml6), các cuộc họp/hội thảo với chuyên gia
(ml7), dữ liệu từ ngân hàng máy tính và internet (ml8), các chương trình của chính
phủ (ml9), tài liệu về bằng phát minh sáng chế (ml10); những thông tin từ mạng lưới
nghiên cứu: các tổ chức nghiên cứu công (ml11), tổ chức chuyển giao công nghệ
(ml112), các trường đại học, cao đẳng (ml13). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s
alpha là 0,95 và các biến ml1, ml2, ml3, ml4, ml5, ml6, ml7, ml8, ml9, ml10, ml11,
ml12, ml13 đều đo lường được khái niệm tài sản mạng lưới, biểu hiện qua hệ số
tương quan biến - tổng tối thiểu là 0,454.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 38
4.4 TÓM TẮT
Kỹ thuật thống kê mô tả cho thấy ngành dệt may là ngành thâm dụng lao
động (chiếm 25% tổng số lao động trong các ngành công nghiệp của cả nước), các
doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào chuỗi sản xuất là lao động với giá trị gia tăng
thấp (chủ yếu là làm hàng gia công). Trong cơ cấu xuất khẩu, trung bình hàng FOB
chỉ chiếm 14% là thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc các nước Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia. Những hạn chế đó là do các doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư
cho cải tiến, thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị trường và nghiên
cứu phát triển trên tổng chi phí rất thấp, lần lượt là 0,51% và 0,6%, điều này dẫn đến
hậu quả là tỷ trọng trung bình doanh thu từ sản phẩm cải tiến chỉ chiếm 6,53% trên
tổng doanh thu. Trong tổng thể nghiên cứu có sự khác biệt lớn về quy mô và hiệu
quả sản xuất kinh doanh (thể hiện qua hệ số biến thiên cao) mặt dù sự nhận thức về
vốn xã hội có sự tương đồng nhau (hệ số biến thiên của các biến đo lường vốn xã
hội thấp).
Để tiến đến phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp,
phương pháp kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đã được thực
hiện. Kết quả cho thấy các thành phần của khái niệm vốn xã hội đều có hệ số
Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item –
Total Correction) đều nhỏ hơn 0,3. Điều này cho thấy các thang đo thành phần của
khái niệm vốn xã hội đều đáng tin cây.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 39
CHƯƠNG 5:
PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO
SỰ CẢI TIẾN DOANH NGHIỆP
5.1. GIỚI THIỆU
Chương 4 đã kiểm định thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội là
đáng tin cậy. Chương 5 sẽ phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến qua hai
mô hình. Thứ nhất là sử dụng mô hình logit để phân tích vốn xã hội ảnh hưởng đến
quyết định cải tiến trên toàn bộ tổng thể mẫu (bao gồm cả những doanh nghiệp có
quyết định cải tiến và không cải tiến). Nếu mô hình logit có ý nghĩa thì sử dụng mô
hình hồi quy bội để đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến trên
những doanh nghiêp (quan sát) có thực hiện cải tiến. Mục tiêu của những phân tích
này là nhằm phát hiện những nhân tố thuộc vốn xã hội tác động đến quyết định và
mức độ cải tiến sản phẩm. Kết quả của chương này sẽ giúp rút ra những kết luận
quan trọng về đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp.
5.2. VỐN XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐỂN SỰ CẢI TIẾN KHÔNG?
5.2.1. Ước lượng và lựa chọn mô hình
Để trả lời câu hỏi vốn xã hội có ảnh hưởng đến sự cải tiến không? Mô hình
kinh tế lượng được thiết kế sau:
0 1 2 3 4 5 6 7( /(1 )i iLogit P P TG ML TC TT QH TD CT + ei (U)
Trong đó:
Logit(Pi/(1-Pi)) là logarít cơ số e của tỷ lệ xác suất doanh nghiệp cải tiến trên
xác suất không cải tiến.
i là các hệ số hồi quy.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 40
Các biến độc lập là các thành phần của khái niệm vốn xã hội, bao gồm TG là
tài sản tham gia, ML là tài sản mạng lưới, TC là tài sản tín cẩn, TT là tài sản thị
trường, QH là tài sản quan hệ, TD là tín dụng doanh nghiệp và CT là tài sản cạnh
tranh, được trình bày ở chương 2 và kiểm định độ tin cậy của thang đo được trình
bày ở chương 4.
Kết quả ước lượng mô hình không áp đặt (U) thể hiện trong bảng 5.1
Bảng 5.1: Mô hình hồi quy logit không áp đặt (U)
Biến độc lập: logit xác suất cải/không cải tiến [logit(Pi/(1-Pi))]
Log likelihood (LUR): – 26,071
Số quan sát: 170
2(7) : 182,68
Tên biến Hệ số hồi quy (β) Mức ý nghĩa (p)
Khoảng chắn -29,117*** 0,000
TG - Tài sản tham gia 0,630*** 0,000
ML - Tài sản mạng lưới 0,087** 0,036
TC - Tài sản tín cẩn 0,407 0,120
TT - Tài sản thị trường 0,381*** 0,009
QH - Tài sản quan hệ 0,523* 0,061
TD – Tín dụng doanh nghiệp 0,073 0,104
CT - Tài sản cạnh tranh 0,079 0,306
Nguồn: Tính tóan của tác giả từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp- trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf