MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt. 1
Lời mở đầu. 2
Chương I : Tổng quan về dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp. 5
I. Khái niệm dự trữ và dự trữ hàng hoá. 5
1. Khái niệm dự trữ. 6
2. Khái niệm dự trữ hàng hoá. 7
II. Phân loại dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 7
1. Xét theo công dụng của các tư liệu vật chất. 8
2. Xét theo đặc điểm và quá trình chu chuyển hàng hoá. 8
3. Xét theo mục đích và cấp độ quản lý dự trữ. 9
III. Sự cần thiết của dự trữ hàng hoá đối với hoạt động
lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. 10
Chương II : Những vấn đề chung về phân tích thống kê
dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp . 14
I. Lựa chọn chỉ tiêu thống kê dự trữ của doanh nghiệp. 14
1. Khái niệm chỉ tiêu thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê
và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 14
2. Sự cần thiết phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê
dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 15
3. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu dự trữ hàng hoá. 16
4. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu dự trữ hàng hoá. 17
4.1 Chỉ tiêu về quy mô dự trữ hàng hoá. 17
4.2 Chỉ tiêu về cơ cấu dự trữ hàng hoá.18
4.3 Mức đảm bảo dự trữ. 19
4.4 Tốc độ chu chuyển hàng hoá. 20
4.5 Chi phí dự trữ. 21
II. Lựa chọn phương pháp thống kê dự trữ hàng hoá. 22
1. Sự cần thiết phải lựa chọn các phương pháp
phân tích thống kê. 22
2. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê. 23
3. Các phương pháp phân tích. . 24
3.1 Phương pháp bảng và đồ thị thống kê. 24
3.2 Phương pháp hồi quy tương quan. 25
3.3 Phương pháp dãy số thời gian. 27
3.4 Phương pháp chỉ số. 32
Chương III : Vận dụng một số phương pháp thống kê
phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại
Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005. 37
I. Tổng quan về công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang
Hà Nội. 37
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TMDV
Thời trang Hà Nội. 39
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TMDV Thời trang
Hà Nội. 39
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. 40
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TMDV
Thời trang Hà Nội. 44
5. Kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua. 45
II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích
thực trạng dự trữ của công ty TMDVTT HN thời kỳ 1997-2005. 48
1. Hướng phân tích. 48
2. Phân tích dự trữ hàng hoá ở công ty TMDV
Thời trang Hà Nội. 50
2.1 Phân tích tổng mức dự trữ hàng hoá. 50
2.2 Phân tích cơ cấu dự trữ hàng hoá. 55
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng mức dự trữ hàng hoá. 57
2.4 Phân tích mức đảm bảo dự trữ. 60
2.5 Phân tích tốc độ chu chuyển hàng hoá. 62
2.6 Phân tích chi phí dự trữ hàng hoá. 66
III. Đánh giá chung tình hình dự trữ của công ty TMDV TT HN. 67
1. Những mặt được. 67
2. Những mặt hạn chế. 68
IV. Định hướng phát triển của công ty thời gian tới. 68
V. Một số kiến nghị và giải pháp để quản lý và
sử dụng có hiệu quả dự trữ hàng hoá của Công ty. 69
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 69
2. Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại. 70
3. Cần xây dựng một chiến lược dự trữ. 71
4. Cần tổ chức một phòng thống kê hoạt động độc lập. 73
Kết luận. 75
Danh mục tài liệu tham khảo.77
80 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động ngẫu nhiên nhưng nó lại làm mất đi dần các mức độ của dãy số thời gian.
Phương pháp số trung bình trượt (di động).
Số trung bình trượt (trung bình di động) là số trung bình của một nhóm nhất định của dãy số được tính bằng cách loại dần các mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không thay đổi. Phương pháp này thường áp dụng cho những dãy số có mức dao động không lớn lắm.
Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt phải dựa vào đặc điểm biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian và số lượng các mức độ nhiều hay ít để quyết định.
Phương pháp hồi quy theo thời gian.
Phương pháp này nhằm xác định một mô hình hồi quy phản ánh sự biến động (hay sự phụ thuộc) của hiện tượng theo thời gian, còn gọi là hàm xu thế. Hàm hồi quy có dạng:
Trong đó: t là biến độc lập chỉ thứ tự thời gian (t có thể theo thứ tự năm, quý, tháng).
Phương trình hồi quy có thể có 3 dạng sau:
- Phương trình đường thẳng:
- Phương trình parabol :
- Phương trình hàm mũ :
Trong đó: : là trị số các mức độ trong đường hồi quy lý thuyết
b0, b1, b2: là các tham số của hàm hồi quy
Biểu hiện biến động thời vụ.
Sự biến động của một hiện tượng kinh tế, xã hội thường có tính thời vụ. Biến động thời vụ là biến động mang tính chất lặp đi lặp lại trong từng khoảng thời gian nhất định của năm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân. Ảnh hưởng của biến động thời vụ thường gây ra hiện tượng căng thẳng, dồn đạp vào lúc thời vụ và nhàn rỗi khi qua thời điểm đó. Vì vậy cần nghiên cứu phân tích tính thời vụ để có biện pháp kinh doanh phù hợp với tính thời vụ của mỗi hiện tượng.
Để nghiên cứu biến động thời vụ có nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đơn giản là tính chỉ số thời vụ. Yêu cầu dựa vào số liệu của nhiều năm, ít nhất là ba năm để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ.
+ Trường hợp biến động thời vụ của hiện tượng tương đối đều đặn, không có hiện tượng tăng (giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ tính như sau:
Trong đó: Ii là chỉ số thời vụ của thời gian thứ i
là số trung bình các thời gian cùng tên i
là số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số
+ Trường hợp biến động thời vụ của hiện tượng qua thời gian biến động tăng (giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau:
Trong đó: yi là mức độ thực tế của hiện tượng
là mức độ tính toán từ hàm xu thế
m là số năm trong dãy số thời gian
3.4 Phương pháp chỉ số.
3.4.1 Khái niệm.
Theo nghĩa rộng, chỉ số là một số tương đối (biểu hiện bằng lần hay %) được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng.
Các số tương đối gồm có: số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối không gian.
Theo nghĩa hẹp, chỉ số là số tương đối dùng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng phức tạp có đặc điểm, tính chất, đơn vị tính khác nhau.
Với đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình, chỉ số có những tính chất đáng chú ý. Một mặt, chỉ số vừa có tính chất tổng hợp lại vừa có tính phân tích. Mặt khác, không giống như các số tương đối thông thường, chỉ số là số tương đối có tính giả định. Nó là kết quả của sự so sánh giữa hai đại lượng được xác định theo giả thiết, không tồn tại trong đời sống kinh tế thực.
Phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản:
- Khi nghiên cứu nhiều hiện tượng phức tạp thì phải tìm cách chuyển các đặc điểm, tính chất khác nhau về dạng đồng nhất để thực hiện tổng hợp tài liệu.
- Để nghiên cứu sự biến động của một hiện tượng nào đó thì cần giả thiết các nhân tố còn lại không biến đổi.
3.4.2 Đặc điểm vận dụng và phân loại chỉ số.
* Đặc điểm vận dụng:
- Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian và không gian.
- Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch.
- Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
- Dùng chỉ số để phân tích các vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp. Thực chất vấn đề này là nêu lên các nguyên nhân chủ yếu quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nguyên nhân này.
* Phân loại: có 3 cách phân loại chỉ số
- Theo nội dung mà chỉ số phản ánh, có 3 loại: chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch.
Chỉ số phát triển phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Chỉ số không gian phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian.
Chỉ số kế hoạch dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.
- Theo phạm vi tính toán thì chỉ số có 2 loại: chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp.
Chỉ số đơn phản ánh sự biến động của từng đơn vị, từng hiện tượng cá biệt.
Chỉ số tổng hợp phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị, nhiều hiện tượng.
- Theo tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh, có 2 loại: chỉ số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng.
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu chất lượng nào đó. Ví dụ: giá thành, năng suất lao động...
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó. Ví dụ: khối lượng sản phẩm, số lao động...
3.4.3 Các mô hình phân tích biến động dự trữ.
Mô hình 1:
Tổng mức dự trữ hàng hoá theo giá hiện hành tăng hoặc giảm do 2 nhân tố:
- Lượng hàng hoá dự trữ
- Giá cả của hàng hoá dự trữ P
Mô hình 2:
Tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân theo giá hiện hành hoặc giá so sánh tăng (giảm) do 2 nhân tố:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá bình quân
- Tổng mức chu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày:
Mô hình 3:
Tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân theo giá hiện hành hoặc giá so sánh tăng hay giảm do 2 nhân tố:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt của từng loại hàng hoặc nhóm hàng (t)
- Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của từng loại hàng, nhóm hàng
Mô hình 4:
Tổng mức dự trữ hàng hoá bình quân theo giá so sánh tăng hay giảm do 3 nhân tố:
- Thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt của từng loại hàng, nhóm hàng (t)
- Kết cấu của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày
Tóm lại, chương II của luận văn đã trình bày những vấn đề chung về phân tích thống kê dự trữ hàng hoá của doanh nghiệp, trong đó đề cập đến hai vấn đề lớn là lựa chọn chỉ tiêu thống kê dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp và lựa chọn phương pháp thống kê dự trữ hàng hoá. Các phương pháp được sử dụng để phân tích là: phương pháp bảng và đồi thị thống kê, phương pháp hồi quy tương quan, dãy số thời gian, phương pháp chỉ số.
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH DỰ TRỮ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ THỜI TRANG HÀ NỘI THỜI KỲ 1998-2005
I. Tổng quan về công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
- Tên công ty: Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Trading Service Fashion Company
Viết tắt là: HAFASCO
- Trụ sở chính của công ty: 13 Đinh Lễ - Hoàn Kiếm – Hà Nội
Công ty thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu cho người dân. Hiện nay Công ty đang trên đà phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh và đang cùng các đơn vị kinh tế khác tích cực phục vụ xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiền thân của công ty Thưong mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội là công ty bông vải sợi may mặc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 477/NT ngày 18/7/1960 của Bộ Nội thương. Thời gian này công ty thực hiện chức năng cơ bản là tiếp nhận, sản xuất và phân phối hàng vải sợi và may mặc theo tem phiếu cho tất cả các đối tượng thuộc khu vực Hà Nội. Đây là công ty chuyên doanh cấp hai duy nhất và độc quyền kinh doanh hàng vải sợi may mặc cho Thủ đô trong thời kỳ còn cơ chế bao cấp. Trong những tháng năm đó, công ty luôn được xếp hạng là một trong số ít doanh nghiệp quan trọng nhất Thủ đô.
Để thích ứng với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đất nước, theo tinh thần nghị định 388 ngày 20/11/1981 của HĐBT về việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh trong tình hình mới, Uỷ ban Nhân dân Thành phố đã có quyết định số 2885/QĐ – UB ngày 11/11/1992 thành lập lại công ty với tên là Công ty vải sợi may mặc Hà Nội, giấy phép kinh doanh số 105894 ngày 28/11/1992 do Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp. Lúc này hoạt động của công ty không chỉ đơn thuần là kinh doanh sản xuất những mặt hàng len, dạ, vải, quần áo may sẵn nữa mà còn bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác. Ngày 18/5/1993 hội đồng trọng tài kinh tế đã chấp nhận bổ sung giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ nhất cho công ty như sau:
- Công ty được kinh doanh đại lý, ký gửi hàng hoá, tư liệu tiêu dùng.
- Được xuất khẩu các hàng may sẵn, thêu ren do công ty sản xuất, gia công.
- Tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống.
Không chỉ dừng lại ở đó, theo đà phát triển của nền kinh tế đất nước cộng với tiềm năng sẵn có của mình và được sự cho phép của Uỷ ban kế hoạch, công ty đã được chấp nhận bổ sung giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ 2 gồm:
- Kinh doanh dịch vụ và khách sạn.
- Kinh doanh đại lý hàng điện máy, điện lạnh, mô tô, xe máy, thiết bị văn phòng.
- Được nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, phương tiện điện tử tại nước ngoài.
Đây là điều kiện thuận lợi để công ty tự “cởi trói”, thoát khỏi tình trạng trì trệ cũ để vươn lên tự khẳng định mình, hoạt động cho mục đích cuối cùng là thúc đẩy sự tăng trưởng vốn, lấy đó làm cơ sở để từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Cho đến nay, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu và xây dựng cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Tuy nhiên không tự hài lòng với chính mình, vừa qua Ban giám đốc công ty đã đầu tư sửa chữa và làm mới một số cơ sở hạ tầng như cửa hàng, trang thiết bị... nhằm bắt kịp với tiến trình phát triển chung của toàn xã hội và một lần nữa đổi tên công ty thành Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội theo quyết định số 4104/QĐ – UB ngày 26/8/2000 của UBND Thành phố Hà Nội.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay công ty có 6 đơn vị trực thuộc là các cửa hàng, 2 trung tâm XNK, 1 tổng kho và 4 cửa hàng liên doanh liên kết. Công ty đang nỗ lực vươn lên để trở thành doanh nghiệp mạnh của thành phố, đóng góp tích cực vào công cuộc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” mà Đảng đã đề ra.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có vai trò rất lớn. Công ty được thành lập với mục đích:
- Tận dụng tiềm năng về địa điểm, mạng lưới kinh doanh sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị, đội ngũ lao động kỹ thuật chuyên ngành để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, sản xuất ra nhiều hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất nhập khẩu góp phần ổn định thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước.
- Điều tra nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc, thiết kế các kiểu mốt thời trang, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ trong trang phục của người dân Thủ đô.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật định, tăng trưởng vốn tạo nguồn thu ngày càng tăng cho ngành, đảm bảo việc làm và thu nhập ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Xuất phát từ mục đích chính của việc thành lập công ty TMDV Thời trang Hà Nội, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Tự chủ xây dựng các kế hoạch kinh doanh, sản xuất dịch vụ theo sự định hướng của ngành.
- Tổ chức kinh doanh mua bán:
+ Các mặt hàng vải sợi, len, dạ, tơ lụa
+ Các mặt hàng may sẵn
+ Các mặt hàng thêu ren mỹ nghệ
+ Các mặt hàng mỹ phẩm, trang sức...
- Dịch vụ may đo tại chỗ cho mọi nhu cầu với chất lượng cao.
- Tổ chức sản xuất các hàng may sẵn phục vụ tiêu dùng xuất khẩu.
- Tổ chức các hoạt động thi thiết kế, trình diễn quần áo thời trang.
- Liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng kinh doanh, sản xuất gia công phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TMDV Thời trang Hà Nội được trình bày khái quát qua sơ đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TMDV
Thời trang Hà Nội.
- Các cửa hàng thương mại dịch vụ
- Trung tâm xuất nhập khẩu
- Các cửa hàng liên doanh liên kết
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Phòng nghiên cứu xây dựng cơ bản
Ban giám đốc
Nguồn: Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội
Để thành công trong kinh doanh, hoạt động của mọi doanh nghiệp đều cần được thực hiện trên nền của một hệ thống cấu trúc hợp lý và có hiệu quả. Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, hệ thống tổ chức cần phải đảm bảo khả năng thích ứng tốt với các xu hướng vận động, tăng trưởng hay suy thoái trong kinh doanh. Nắm vững điều đó, công ty TMDV Thời trang Hà Nội trong những năm qua đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, có năng lực về chuyên môn, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đến nay bộ máy quản lý của công ty đã có những thay đổi hợp lý được xây dựng theo quan điểm gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời bảo đảm tính tập trung thống nhất theo chế độ một thủ trưởng.
Ban lãnh đạo công ty bao gồm:
Một giám đốc: Là những người do Sở Thương mại đề nghị và được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định bổ nhiệm, vừa đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người có quyền hành cao nhất, tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật và nghị quyết của Hội đồng công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ, Nhà nước, cơ quan chủ quản. Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho công ty trong quan hệ kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước, là người ký nhận vốn và các nguồn lực khác cho công ty. Giám đốc có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, đề nghị cơ quan chủ quản quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các phó giám đốc, kế toán trưởng, xây dựng và tổ chức thực hiện điều lệ của công ty.
Ba phó giám đốc: Là người tham mưu giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Quyền hạn và trách nhiệm của phó giám đốc là phụ trách các lĩnh vực công tác theo phân công, đảm bảo đúng đường lối, chính sách của Dảng và Nhà nước, của ngành cũng như mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của công ty; có trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, chuẩn bị các văn bản báo cáo chuyên đề và tổ chức triển khai, sau đó báo cáo kết quả tại hội nghị giao ban.
- Một phó giám đốc: phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu
- Một phó giám đốc: phụ trách tổ chức
- Một phó giám đốc: phụ trách mạng lưới kiêm chủ tịch công đoàn.
Một kế toán trưởng: do Giám đốc công ty trực tiếp lựa chọn và đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
Các phòng ban:
Phòng kế toán tài vụ:
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện đúng pháp luật kế toán thống kê của Nhà nước và điều lệ tài chính kế toán hiện hành; tham mưu giúp công ty quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính đạt hiệu quả, đúng pháp luật.
- Nhiệm vụ: Tập hợp, theo dõi, ghi chép và xử lý các số liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cuối kỳ lập quyết toán cho công ty.
Phòng tổ chức hành chính
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, sắp xếp và quản lý cán bộ, phụ trách các công việc hành chính như bảo vệ, văn thư, quan tâm tới các chính sách xã hội.
- Nhiệm vụ: quản lý số cán bộ công nhân viên, vị trí làm việc của từng người, quyền hạn và trách nhiệm của họ đối với công ty; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai việc thực hiện các văn bản, nghị định của Nhà nước về quản lý cán bộ, xây dựng nội quy công ty, tổ chức công tác bảo vệ an ninh trật tự nơi làm việc, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo hướng dẫn, thực hiện kinh doanh, mở rộng thị trường mặt hàng kinh doanh.
- Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh cho toàn công ty, thực hiện công tác thống kê báo cáo, dự báo thăm dò thị trường, lập các phương án tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường, mặt hàng; hướng dẫn các đơn vị thành viên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh từng kỳ và giám sát việc thực hiện của họ, ngoài ra còn trực tiếp kinh doanh, tổ chức nguồn hàng bán buôn và giao hàng cho các đơn vị bán.
Phòng nghiên cứu xây dựng cơ bản:
- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng cơ bản của toàn công ty.
- Nhiệm vụ: Tiến hành khảo sát tình hình thực tế, đề ra các phương hướng, biện pháp về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trình giám đốc phê duyệt sau đó triển khai thực hiện; lập tính toán và dự báo khối lượng đầu tư trong kỳ kế hoạch tới.
Ngoài ra công ty còn có 6 đơn vị kinh doanh thương mại, 1 tổng kho, 2 cửa hàng liên doanh liên kết và 1 xí nghiệp may trực thuộc công ty.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
Chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, Công ty TMDV Thời trang Hà Nội có các đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu sau:
- Tổ chức kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng với mặt hàng kinh doanh chính là vải sợi và quần áo may sẵn.
- Thực hiện gia công liên kết với các xí nghiệp may mặc để tạo nguồn kinh doanh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Công ty chủ yếu cung cấp hàng may mặc trong nước, cung cấp mặt hàng mỹ nghệ truyền thống cho thị trường nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới.
5. Kết quả kinh doanh của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời gian qua.
Trong nền kinh tế, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là thực hiện tái sản xuất của cải, vật chất góp phần tạo ra tổng sản phẩm xã hội bằng nguồn lực sẵn có. Do vậy các nhà quản trị của công ty TMDV Thời trang Hà Nội luôn nỗ lực nghiên cứu để đề ra các biện pháp kinh doanh phù hợp nhằm không ngừng gia tăng nội lực và tìm kiếm lợi nhuận. Có thể khái quát các nguồn lực chủ yếu của công ty như sau:
5.1 Vốn kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty thời kỳ 2001 -2004 như sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị: 1000đ
Cơ cấu nguồn vốn
2001
2002
2003
2004
Vốn kinh doanh
7.642.626
7.831.379
15.584.140
17.464.140
Vốn do ngân sách Nhà nước cấp
7.096.827
7.311.567
15.064.328
16.944.328
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Nhìn vào biểu cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy vì là một doanh nghiệp Nhà nước nên công ty có nguồn vốn chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp (chiếm tỷ trọng trên 90%).
5.2 Lao động.
Do đặc thù là ngành công nghiệp nhẹ nên đòi hỏi đội ngũ công nhân sản xuất phải nhiệt tình làm việc, khéo léo, có khả năng bán hàng và giới thiệu sản phẩm nên công ty thu hút phần đông lao động là nữ (trên 400 người). Số lượng lao động nam không nhiều, chủ yếu nắm giữ những vị trí như công nhân kỹ thuật hoặc những công việc đòi hỏi sức khoẻ như lái xe, bảo vệ...
Số lượng và chất lượng lao động toàn công ty được tập hợp qua bảng sau:
Bảng 2 : Tình hình biến động cơ cấu và trình độ lao động
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
*Về số lượng:
- Tổng số lao động bình quân
- Số cán bộ quản lý
- CNV và mậu dịch viên
501
87
414
501
87
414
501
87
414
720
87
633
824
87
737
*Về chất lượng:
- Trình độ ĐH – CĐ
- Trung cấp dạy nghề
40
461
40
461
40
461
40
680
40
784
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TMDV Thời trang Hà Nội, 2005
5.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
Kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước nên là một quốc gia ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, hệ thống pháp luật tác động đến quyền lợi của doanh nghiệp và của người tiêu dùng. Đó là một môi trường vĩ mô tác động trực tiếp tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên mặt trái của kinh tế thị trường là xuất hiện của nhiều khó khăn mà công ty hiện đang phải đối mặt: có nhiều mặt hàng nhập từ Trung Quốc với hình thức đẹp, mẫu mã phong phú và đặc biệt là giá rẻ, cạnh tranh với hàng sản xuất trên dây chuyền lạc hậu của công ty, chất lượng chưa tốt mà giá cả lại cao nên nhiều phố chuyên doanh vải sợi, các nhà may tư nhân, trung tâm mốt... đã tạo sức ép đối với công ty. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã có nhiều quyết sách đúng đắn trong đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh như: chỉ đạo phòng kế hoạch kinh doanh triển khai tìm hiểu và kinh doanh xe máy, kinh doanh hàng may mặc cao cấp nên đã tạo ra doanh số trên 20% của toàn công ty. Trung tâm Thương mại Dịch vụ Thời trang Tràng Tiền đã áp dụng những biện pháp phối hợp và phân công giữa hai khâu thương mại và sản xuất nên thu được kết quả cao. Cửa hàng Thương mại Dịch vụ Thời trang Hàng Đào đã biết khai thác các thế mạnh tham gia vào nhiều hội trợ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Những yếu tố này đã góp phần làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên đáng kể qua các năm cụ thể như sau:
Bảng 3 : Kết quả sản xuất kinh doanh cuả công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 2000-2005
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Doanh thu
62.724.940
82.477.925
94.445.466
123.402.786
159.582.451
Nộp ngân sách Nhà nước
1.022.426
1.081.645
1.423.927
1.598.878
1.539.553
Lợi nhuận trước thuế
435.490
550.205
601.497
241.424
1.002.276
Thu nhập bình quân
408.5
800
1.068
1.200
1.350
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty TMDV Thời trang Hà Nội
Số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm với con số tương đối lớn. Không những thế mà chỉ tiêu nộp ngân sách cũng tăng đều qua các năm chứng tỏ công ty chấp hành và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, đã nâng mức thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể qua các năm đặc biệt là năm 2002 tăng 33,5%, (về số tuơng đối) hay tăng 268 nghìn đồng (với số tuyệt đối). Điều này chứng tỏ sự lớn mạnh và phát triển của công ty, sẵn sàng chuẩn bị để hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998 - 2005.
1. Hướng phân tích dự trữ hàng hoá của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội thời kỳ 1998-2005.
Nhiệm vụ của thống kê dự trữ hàng hoá là tìm ra quy luật về xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc giữa tổng mức dự trữ, mức đảm bảo dự trữ và tốc độ chu chuyển hàng hoá với các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng và vai trò của các nhân tố đó. Xác định mức độ biến động của tổng mức dự trữ, mức đảm bảo dự trữ và chi phí dự trữ. Tuy nhiên, tuỳ vào nguồn số liệu thu thập được có thể tiến hành phân tích các chỉ tiêu thông kê dự trữ hàng hoá theo hướng như sau:
Phân tích quy mô và biến động quy mô dự trữ hàng hoá thông qua chỉ tiêu tổng mức dự trữ.
- Xác định mức độ biến động của tổng mức dự trữ hàng hoá qua thời gian bằng phương pháp chỉ số và phương pháp dãy số thời gian.
- Tìm xu hướng biến động của tổng mức dự trữ hàng hoá bằng hàm xu thế bằng phương pháp hồi quy tương quan theo thời gian.
1.2 Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu dự trữ hàng hoá theo các tiêu thức khác nhau.
- Nghiên cứu cơ cấu dự trữ hàng hoá theo loại hàng, nhóm hàng và ngành hàng.
- Nghiên cứu cơ cấu dự trữ hàng hoá theo vị trí để hàng.
1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng mức dự trữ thông qua phương pháp chỉ số.
- Mô hình phân tích ảnh hưởng của thời gian chu chuyển hàng hoá cá biệt của hàng hoá (t) và mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của hàng hoá đó (m) đến tổng mức dự trữ hàng hoá
- Mô hình phân tích ảnh hưởng của thời gian chu chuyển hàng hoá bình quân () và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày của hàng hoá đó ( ) đến tổng mức dự trữ hàng hoá.
1.4 Phân tích mức đảm bảo dự trữ.
- Phân tích biến động mức đảm bảo dự trữ qua thời gian bằng phương pháp dãy số thời gian.
1.5 Phân tích tốc độ chu chuyển hàng hoá.
- Phân tích biến động số lần chu chuyển hàng hoá bằng phương pháp dãy số thời gian.
- Phân tích biến động thời gian chu chuyển hàng hoá thông qua phương pháp dãy số thời gian.
1.6 Phân tích chi phí dự trữ.
- Phân tích biến động của chi phí dự trữ hàng hoá qua thời gian bằng phương pháp dãy số thời gian.
2. Phân tích dự trữ hàng hoá ở công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội.
2.1 Phân tích tổng mức dự trữ hàng hoá.
2.1.1 Phân tích biến động tổng mức dự trữ hàng hoá.
Bảng 4 : Phân tích biến động tổng mức dự trữ cuối năm của công ty Thương mại Dị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8437.doc