Luận văn Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu. 1

1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể. 2

1.3. Các giảthuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu. 2

1.3.1. Các giảthuyết cần kiểm định. 2

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu . 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.4.1. Phạm vi vềkhông gian . 3

1.4.2. Thời gian nghiên cứu . 3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 4

1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đềtài nghiên cứu . 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5

2.1. Phương pháp luận . 5

2.1.1. Một sốkhái niệm . 5

2.1.2. Những nhân tốtác động trong quá trình chăn nuôi . 9

2.1.3. Lý thuyết vềphương pháp nghiên cứu . 11

2.1.4. Một sốvấn đềcơbản vềchăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức

chạy đồng . 15

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 19

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . 19

2.2.2. Phương pháp thu thập sốliệu . 19

2.2.3. Phương pháp phân tích sốliệu. 19

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 20

3.1. Giới thiệu vềtỉnh Hậu Giang. 20

3.1.1. Điều kiện tựnhiên. 20

3.2.1. Các mục tiêu, nhiệm vụchủyếu phát triển kinh tế- xã hội 5 năm

2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định. 23

3.2. Tổng quan vềhuyện Phụng Hiệp. 24

3.2.1. Điều Kiện TựNhiên . 24

3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế- Xã Hội. 24

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢCHĂN NUÔI VỊT ĐẺCHẠY ĐỒNG Ở

HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG .31

4.1. Tổng quan vềmẫu điều tra . 31

4.2. Thông tin khái quát vềcác hộchăn nuôi vit đẻchạy đồng . 31

4.2.1. Lao động tham gia chăn nuôi vịt . 31

4.2.2. Về độtuổi và sốnăm trong nghềcủa người chăn nuôi . 32

4.2.3. Trình độvăn hóa của người chăn nuôi . 32

4.2.4. Mục đích chăn nuôi . 33

4.2.5. Vềqui mô nuôi vịt của hộ. 34

4.2.6.Thời gian hộchăn nuôi vịt đểlấy trứng. 35

4.2.7.Vềgiống vịt lấy trứng . 36

4.2.8. Thời gian cho trứng của vịt. 39

4.2.9. Tỷlệcho trứng và tỷlệvịt bịhao hụt khi nuôi . 40

4.2.10. Vềtình hình chạy đồng cho vịt. 41

4.2.11. Diện tích và thời gian thuê đồng. 42

4.2.12. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi . 42

4.3. Phân tích hiệu quảchăn nuôi vịt lấy trứng.43

4.3.1 Phân tích chi phí chăn nuôi. 43

4.4. Phân tích hiệu quảchăn nuôi vịt đẻchạy đồng – phương pháp CBA . 54

4.4.1. Phân tích hiệu quảchăn nuôi vịt đẻchạy đồng theo hình thức mua

con giống nhỏ– phương pháp CBA . 54

4.4.2. Phân tích hiệu quảchăn nuôi vịt đẻchạy đồng theo hình thức mua

con giống hậu bị– phương pháp CBA . 56

4.4.3. So sánh hiệu quảkinh tếnuôi vịt lấy trứng theo hình thức con giống

nhỏvà con giống hậu bị. 58

4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộnuôi vịt .59

4.6. Cơcấu thu nhập của hộchăn nuôi . 63

4.6.1. Thông tin vềthu nhập của hộchăn nuôi. 63

4.6.2. Vềdiện tích đất canh tác của hộchăn nuôi . 64

4.6.3. Sựchuyển dịch cơcấu thu nhập của hộnuôi vịt đẻchạy đồng do

ảnh hưởng của cúm gia cầm . 64

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢCHĂN

NUÔI VỊT ĐẺCHẠY ĐỒNG ỞPHỤNG HIỆP – HẬU GIANG .66

5.1. Vềgiống . 66

5.2. Thức ăn . 67

5.3. Giá cả. 68

5.4. Tham gia tập huấn kỹthuật và phát triển dịch vụthú y . 68

5.5. Chuyển đổi quy mô và hình thức chăn nuôi . 69

5.6. Đẩy mạnh công tác phòng bệnh. 69

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 70

6.1. Kết luận. 70

6.2. Kiến nghị. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội: Phong trào đền ơn, đáp nghĩa và thực hiện chính sách xã hội được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm; kịp thời chi trả chế độ trợ cấp thường xuyên, đột xuất đầy đủ và đúng đối tượng; đẩy mạnh việc vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, giảm tỉ lệ hộ nghèo và xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương theo kế hoạch đề ra; giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Kết quả: Tính đến nay xây dựng được 15 căn nhà tình nghĩa, 115 căn nhà tình thương (trong đó 28 căn do Huyện, xã, đoàn thể vận động và 87 căn thực hiện theo chương trình 134); chỉ định thầu hỗ trợ kinh phí cải tạo, sửa chữa 163 căn cho hộ Khmer, mỗi căn 5 triệu đồng với số tiền là 815 triệu đồng; đã giải quyết việc làm cho 4.793/3.500 lao động, đạt 136,94% kế hoạch; dạy nghề nông thôn, đã mở được 31 lớp với 1.355/1.300 học viên, đạt 104,23% kế hoạch; tư vấn được 514 lao động đi xuất khẩu lao động, nâng tổng số đến nay có 65/200 lao động đi xuất khẩu, đạt 32,5%; Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và giải ngân được 1.090 Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 29 tỷ/1.500 tỷ, đạt 72,67% kế hoạch; giải quyết việc làm cho 2.765 lao động, đạt 140% kế hoạch; góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 21,47%. - Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia; tăng cường phòng chống dịch bệnh chủ động. Tính đến nay trên địa bàn Huyện đã có 282 cơn sốt xuất huyết (tử vong 01 ca tại xã Phương Bình), một xã có chiều hướng tăng lên như xã Hòa Mỹ, Phương Bình, Tân Phước Hưng, Thị Trấn Cây Dương; Tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí 1.337 lượt người nghèo, người cao tuổi và khám sức khỏe cho 233 cháu trường mẫu giáo Thị trấn Cây Dương; khám chữa bệnh tại: các trạm y tế, đến nay được 220.792/181.573 lượt người, đạt 254,26% kế hoạch, huyện đã có 09/14 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về trạm y tế xã, chiếm 64,28%, tỉ lệ số xã, thị trấn có trạm y tế là 13/14 đơn vị, đạt 92,85% kế hoạch. - Công tác dân số gia đình và trẻ em: Tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả đã đạt được; phát động sâu rộng chiến dịch truyền thông dân số - chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình. Kết quả: tổng số 04 biện pháp tránh thai có 14.754/13.541 người, đạt 108,95% kế hoạch; trong đó: đình sản 219/210 người, đạt 104,28% kế hoạch năm, đặt vòng 6.384/5.269 người, đạt 121,16% kế hoạch năm; thuốc tránh thai: 4.742/4.742, đạt 100% kế hoạch năm; thuốc tiêm tránh thai: 179/158, đạt 113,29% kế hoạch năm; bao cao su: 3.230/3.162, đạt 102,15% kế hoạch năm. Phối hợp với Ủy Ban dân số, Kế hoạch hóa gia đình và trẻ em Tỉnh nghiệm thu kế hoạch đổi sổ hộ gia đình 14/14 xã, thị trấn, đến nay đã điều tra xong 41.737 hộ, đạt 100% và chuyển về xã ghi vào sổ được 22.295 hộ, đạt 53,41%. Rà soát được 21.997 thẻ khám chữa bệnh miến phí cho trẻ em dưới 06 tuổi; đồng thời vận động được 220.515.000 đồng (các loại học phẩm) để hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân ngày khai giảng năm học mới; vận động được 3.175 phần quà trung thu (tương đương 91.130.000 đồng) tặng các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và tổ chức “Đêm hội trăng rằm” tại Huyện, cho 200 cháu tham dự; tổ chức 10 điểm giữ trẻ mùa lũ, huy động được 200 trẻ đến điểm, huyện hỗ trợ 28.500.000 đồng; đến nay có 04 xã, thị trấn (Thạnh Hòa, Bình Thạnh, Phương Bình và Thị trấn Cây Dương) và 87 ấp không Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 30 có người sinh con thứ 03 trở lên, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 12,10% (giảm 0,4% so với năm 2005). c. An ninh quốc phòng - Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: Thực hiện tốt chương trình phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; tuần tra kiểm soát nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông; xử lý các vi phạm lấn chiếm hành lang lộ giới, trật tự mua bán; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy. Kết quả: phạm pháp hình sự xảy ra 49 vụ (đã điều tra làm rõ bắt 51 tên, tỷ lệ phá án đạt 96,05%; trong đó trọng án 17 vụ, tăng 08 vụ so với cùng kì và 59 vụ thường án), so với cùng kì tăng 39 vụ. Tai nạn giao thông xảy ra 23 vụ làm chết 19 người, so cùng kì tăng 14 vụ. Đã xảy ra 03 vụ cháy, thiệt hại 490 triệu đồng. Lập 101 hồ sơ đưa vào các cơ sở giáo dục, giáo dưỡng, chữa bệnh và quản lý tại xã, phường. Vận động nhân dân giao nộp 1.329 xung điện đánh bắt thủy sản, thu giữ và đã tiêu hủy 1.723 bộ xung điện. Mặt khác, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật được 1.219 cuộc, có 119.000 lượt người tham dự; mở lớp tập huấn chức năng, nhiệm vụ công an cơ sở có 129 đồng chí tham dự; đưa 34 đồng chí công an xã, thị trấn tập huấn công an tỉnh và hoàn thành 25 hồ sơ đưa đi đào tạo trung cấp công an cho công an xã, thị trấn. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 31 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG 4.1. TỔNG QUAN VỀ MẪU ĐIỀU TRA Số liệu được cung cấp cho đề tài được thu thập trực tiếp từ các hộ nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng thuộc các xã Thạnh Hòa, Hòa An, Phương Bình, và một số hộ chăn nuôi ở nơi khác chạy đồng tới huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Qua các số liệu điều tra có tất cả 35 hộ thuộc các xã trên. Bảng 3: SỐ LƯỢNG MẪU PHỎNG VẤN Ở CÁC XÃ STT XÃ CỠ MẪU Tỷ TRỌNG (%) 1 Thạnh Hòa 21 60,00 2 Hoà An 4 11,43 3 Phương Bình 2 5,71 2 Ngoài huyện 8 22,86 Tổng cộng 35 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007) Số liệu điều tra thu thập nhiều nhất ở xã Thạnh Hòa, với số mẫu chiếm 60%, kế đến là những hộ chăn nuôi từ nơi khác đến đa số là ở Sóc Trăng, Vĩnh Long và các huyện lân cận chiếm 22,86%. Bên cạnh đó là xã Hòa An chiếm 11,43% trong tổng số mẫu điều tra, cuối cùng là xã Phương Bình chiếm 5,71 % tổng số mẫu. Những xã trên đây có tổng đàn gia cầm chiếm số lượng lớn trong toàn huyện. Vì vậy, số liệu và những thông tin thu thập được sẽ mang tính chính xác và đại diện cao cho đề tài. 4.2. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ CÁC HỘ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG 4.2.1. Lao động tham gia chăn nuôi vịt Bảng 4: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỘ ĐVT: người CHỈ TIÊU NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Tổng số nhân khẩu 1 8 4,40 Lao động nữ 1 3 1,40 Lao động nam 1 6 1,89 (Nguồn: Số liệu điều tra 2007) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 32 Theo số liệu điều tra cho thấy tổng số nhân khẩu trung bình là 4,4 người/hộ, cao nhất là 8 người và thấp nhất là 2 người. Trong đó tỷ lệ lao động nam trung bình gần 2 người/ hộ, chiếm 58,26% trong tổng lao động cho thấy trong các gia đình nông hộ thuộc nông thôn thì người đàn ông chiếm vai trò quyết định trong những công việc quan trọng. Hơn nữa, do đặc thù của việc nuôi vịt là rất khó trong việc chăm sóc, phải thường xuyên ở ngoài đồng ruộng, phải di chuyển xa địa bàn cư trú và ngủ ở đồng trong thời gian cho vịt chạy đồng nên phù hợp với nam giới hơn. Vì vậy tỷ lệ tham gia vào hoạt động nuôi vịt của nam giới cao và hầu như chỉ có 41,74% sự tham gia của nữ giới, thường là những việc lặt vặt như cơm nước, lượm trứng, bán trứng…. 4.2.2. Về độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi Bảng 5: ĐỘ TUỔI VÀ SỐ NĂM TRONG NGHỀ CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI CHỈ TIÊU NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Tuổi của chủ hộ (tuổi) 24 56 40,97 Số năm trong nghề (năm) 1 25 10,54 (Nguồn: Số liệu điều tra 2007) Từ bảng trên cho thấy độ tuổi trung bình của người chăn nuôi là 40,97 tuổi; thấp nhất là 24 tuổi, cao nhất là 56 tuổi, thời gian trong nghề trung bình là 10,54 năm. Với độ tuổi, thời gian tham gia chăn nuôi như vậy thì người chăn nuôi cũng đã tích lũy được vốn kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi. Điều này chứng tỏ nghề chăn nuôi gia cầm đã có từ lâu. 4.2.3. Trình độ văn hóa của người chăn nuôi Bảng 6: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI TRÌNH ĐỘ TẦN SỐ TỶ TRỌNG (%) TỶ TRỌNG MẪU HỢP LỆ TỶ TRỌNG TÍCH LŨY (%) Mù chữ 1 2,9 2,9 2,9 Cấp 1 19 54,3 54,3 57,1 Câp 2 14 40,0 40,0 97,1 Cấp 3 1 2,9 2,9 100,0 Tổng 35 100,0 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra 2007) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 33 Trình độ văn hóa của người chăn nuôi chủ yếu là cấp 1 chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 54,3%), kế đến là cấp 2 (chiếm 40%), còn trình độ cấp 3 tham gia ngành rất ít, chỉ có 2,9%, bên cạnh thì mù chữ chiếm 2,9%.Với trình độ học vấn thấp như vậy thì kinh nghiệm chăn nuôi là một yếu tố giúp họ có thể nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Cũng chính vì trình độ quá thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển sản xuất, khả năng cập nhật thông tin, tiếp cận nhận thức khoa học cũng như kỹ thuật chăn nuôi mà đặc biệt là tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp hiện nay. 4.2.4. Mục đích chăn nuôi Bảng 7: LÝ DO CHỌN NUÔI VỊT LÝ DO Ý KIẾN TỶ LỆ (%) Vốn ít 13 37,1 Kiếm lời 20 57,1 Cung cấp thịt, trứng cho gia đình 1 2,9 Tăng thu nhập (phụ thêm kinh tế gia đình) 17 48,6 Kinh nghiệm sẵn có từ phía gia đình 21 60,0 Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có 7 20,0 Khác 4 11,4 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2007) Qua phỏng vấn 35 hộ về lý do chọn nghề nuôi vịt thì có 20 hộ chiếm 57,1% tổng số hộ trả lời nhằm mục đích kiếm lời, kế đến có 17 hộ chiếm 48,6% trong tổng số hộ cho rằng nuôi vịt nhằm tạo ra thu nhập để nuôi sống gia đình, điều này được lý giải rằng hầu hết các hộ chăn nuôi không có đất để canh tác, đời sống gia đình họ lệ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ nuôi vịt mang lại. Một bộ phận khác (có 7 hộ chiếm 20%) cho rằng chăn nuôi để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như hến, ốc bưu vàng…, tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi do thu hoạch lua mang lại. Điều này cho thấy sự khôn ngoan trong sản xuất, làm ăn của các hộ chăn nuôi ở nông thôn. Đây là một quan niệm rất hay cần phát huy hơn nữa những phương thức sản xuất chăn nuôi ở các nông hộ để tận dụng các nguồn lực dư thừa. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 34 Và với 4 hộ chiếm 11,4% ý kiến cho rằng nuôi vịt là công việc nhẹ nhàng. Điều này được giải thích rằng những hộ này do có độ tuổi khá cao hoặc phần khác trong số họ là thương binh không đủ sức khỏe, không có trình độ (vì đa phần họ học chưa hết cấp 1) để làm những công việc khác nên họ chọn công việc chăn nuôi để tạo ra thu nhập cho gia đình bên cạnh tiền lương hưu ít ỏi hàng tháng. Phần chiếm đại đa số ý kiến của các hộ chăn nuôi (có 21 hộ chiếm 60% tổng ý kiến) cho rằng lý do chọn nghề chăn nuôi vịt là như một nghề truyền thống của gia đình, vì từ đời ông, đời cha họ đã làm nghề này. Họ chăn nuôi vịt như để thừa kế kinh nghiệm, thừa kế truyền thống gia đình họ. Bộ phận còn lại chiếm khoảng 2,9% ý kiến cho rằng bên cạnh thu nhập từ trứng mang lại, thì nuôi vịt con mang lại nguồn thức phẩm (thịt, trứng) cho gia đình họ. Tuy nhiên số lượng ý kiến này không cao. 4.2.5. Về qui mô nuôi vịt của hộ Theo công văn 321 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn áp dụng về việc đăng ký chăn nuôi: - Quy mô nuôi gia cầm lớn hơn 3000 con đăng ký với Chi Cục Thú Y tỉnh. - Quy mô chăn nuôi gia cầm từ 500 - 3000 con đăng ký với trạm thú y huyện thị. - Quy mô đàn từ 100 - 500 con đăng ký với Ủy Ban Nhân Dân xã, phường. Qua khảo sát và lượng nuôi của các hộ và để tiện lợi cho việc phân tích quy mô chăn nuôi vịt chạy đồng được xác định trên số lượng chăn nuôi. Cơ cấu về số lượng nuôi của các hộ được chia như sau: Bảng 8: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG NUÔI SỐ LƯỢNG NUÔI SỐ MẪU TỶ LỆ (%) Dưới 500 con 23 65,7 Từ 500 đến 3000 con 12 34,3 Trên 3000 con 0 0,0 (Nguồn : Số liệu điều tra năm 2007) Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy hộ nuôi dưới 500 con chiếm tỷ lệ lớn 65,7%, lượng nuôi bình quân là 516 con, cao nhất là 2.800 con, thấp nhất là 100 con. Về lượng nuôi tính cho một đợt của các hộ ta xem bảng sau: Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 35 Bảng 9: LƯỢNG NUÔI TRÊN ĐỢT Đvt: con/đợt CHỈ TIÊU NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Lượng nuôi 100 2.800 516 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007) Đa số hộ chăn nuôi cho rằng lý do họ muốn mở rộng quy mô chăn nuôi: phần lớn do thiếu vốn sản xuất, họ không thể vay vốn ngân hàng vì mục đích chăn nuôi, hơn nữa họ không có vật để thế chấp. Nguồn vốn mà họ có được là vay từ hộ nông dân, quỹ xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, họ còn vay của người thân, bạn bè và những người quen biết. Tuy nhiên, với trường hợp này thì lãi suất vay chiếm tỷ lệ khá cao so với lãi suất ngân hàng. Điều này lý giải tại sao quy mô chăn nuôi của các hộ nông dân còn nhỏ. Hơn nữa, tình trạng dịch bệnh theo mùa mà đăc biệt là dịch cúm gia cầm thường xuyên bùng phát là một trở ngại không nhỏ cho người chăn nuôi. 4.2.6.Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng Bảng 10: THỜI GIAN NUÔI VỊT THEO HỘ THỜI GIAN NUÔI SỐ MẪU TỶ LỆ (%) Dưới 1 năm Từ 1 đến 2 năm Trên 2 năm 0 23 12 0,0 65,7 34,3 Tổng 35 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007) Thông thường, các hộ nuôi vịt để lấy trứng theo hình thức chạy đồng sẽ kéo dài 1 đợt nuôi khoảng trên 12 tháng (tính từ thời gian vịt rớt hột lần đầu) đến 24 tháng, số lượng này chiếm 65,7%. Bên cạnh đó, đàn vịt được nuôi để lấy trứng trên 2 năm chiếm 34,3%, có cả hộ có thời nuôi vịt khai thác đến 4 năm và hầu như không có hộ nuôi vịt nào có thời gian nuôi nhỏ hơn 1 năm. Hộ chăn nuôi chọn vịt bắt đầu cho trứng để nuôi (vịt hậu bị) chiếm 34,3%. Theo ý kiến từ các chủ hộ thì việc chọn những con vịt đã cho trứng một thời gian để nuôi, sẽ cho thu nhập nhanh hơn những con vịt hộ nuôi từ vịt con. Hình thức này cần phải có đồng vốn lớn vì giá trị con giống cao. Các hộ nuôi theo hình thức Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 36 này có khó khăn vì phải chọn mua con giống đúng thời điểm, có nguồn thức ăn dồi dào mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho vịt để có lượng trứng cao. Khoảng thời gian nuôi vịt từ lúc còn rất nhỏ đến khi đẻ trứng mất trung bình trên 5 tháng tùy các thức ăn được cung cấp và kinh nghiệm của chủ hộ trong thời gian nuôi vịt con cho tới khi đẻ trứng được thì cần phải cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ để vịt phát triển tốt cho sản lượng trứng cao. Khoảng thời gian này toàn bộ chi phí đầu tư vào đàn vịt không thu lại gì, nếu thanh toán là lỗ, nhưng nếu không được chú ý đúng mức thì đàn vịt giống sẽ dẫn đến hậu quả không tốt ảnh hưởng đến sản lượng trứng về sau. Hình thức nuôi vịt lấy trứng từ vịt con có lợi ích là người chăn nuôi sẽ lựa chọn những con lớn mau, sinh trưởng, phát dục tốt để chuyển sang giai đoạn thu hoạch trứng. Những con còn lại sẽ bán đi nhưng do số lượng không đáng kể nên được bỏ qua không tính vào thu nhâp. 4.2.7.Về giống vịt lấy trứng 4.2.7.1.Giống Giống là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, nên khi lựa chọn được giống tốt thì người nuôi đã giảm được tỷ lệ hao hụt và tăng được hiệu quả trong chăn nuôi của mình. Tương ứng với từng hộ mà các lý do chọn giống để nuôi là không giống nhau. Qua số liệu điều tra thì có có đến 100% hộ chọn giống vịt rằn để nuôi. Đây là giống vịt mau lớn và cho trứng nhiều, chịu khó kiếm ăn trên đồng ruộng, chịu đựng được khắc khổ và chống bệnh tốt, thích hợp với những phương thức chăn thả cổ truyền ở Việt Nam. 4.2.7.2. Lý do chọn giống Bảng 11: LÝ DO CHỌN GIỐNG LÝ DO Ý KIẾN TỶ LỆ (%) XẾP HẠNG - Năng suất cao 35 100,0 1 - Giá con giống rẻ 6 17,1 2 - Mau lớn, dễ nuôi 4 11,4 3 - Giống phổ biến, dễ mua 2 5,7 4 - Lý do khác 1 2,9 5 - Giống ít bệnh 0 0,0 6 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 37 Ta thấy rằng yếu tố quan trọng được người chăn nuôi quan tâm hàng đầu là giống gia cầm mà ở đây cụ thể là vịt nuôi lấy trứng là giống vịt phải có năng suất cao và vịt rằn được lựa chọn nhiều nhất. Con giống rẻ dao động từ 2.500 đến 5.000 đồng/con đối với vịt con, vịt hậu bị dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng/con. Điều đặc biệt quan trọng nhất là theo ý kiến của đa số các hộ chăn nuôi là trứng vịt rằn rất dễ bán, bên cạnh thì yếu tố giá con giống rẻ chiếm 17,1% ý kiến mà các hộ chăn nuôi lựa chọn, kế đến là yếu tố dễ nuôi, mau lớn chiếm 11,4%. Đây là yếu tố để rút ngắn chu kỳ chăn nuôi xuống và quyết định thời hạn mang lại thu nhập cho người chăn nuôi hoặc nói cách khác nó quyết định lợi nhuận mà người chăn nuôi có được. Ở đây phần lớn các hộ không quan tâm đến yếu tố giống ít bệnh đa số hộ cho rằng con giống đã được kiểm dịch cẩn thận ngay từ khâu nhập trứng vào của các lò ấp). Yếu tố cuối cùng là giống phổ biến dễ mua cũng được người chăn nuôi quan tâm (chiếm 5,7% trong tổng ý kiến). Do có được các đặc tính vừa nêu trên nên giống vịt rằn được chọn nuôi nhiều nhất. 4.2.7.3. Nguồn cung cấp giống Bảng 12: NGUỒN CUNG CẤP GIỐNG NGUỒN CUNG CẤP SỐ MẪU TỶ LỆ (%) Lò ấp 22 62,9 Người bán dạo 0 0,0 Hàng xóm, hộ chăn nuôi quen 12 34,3 Trung tâm sản xuất giống 1 2,9 Gia đình tự gầy giống 0 0,0 Nguồn khác 0 0,0 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007) Ngoài lý do trên thì yếu tố không kém phần quan trọng là nguồn cung cấp con giống. Từ kết quả điều tra cho thấy, 62,9% các hộ chăn nuôi mua con giống chủ yếu ở các lò ấp quen của địa phương mình, họ chọn lựa nguồn con giống ở gần vì họ có thể biết được những đặc tính tốt của con giống vào các thời điểm trước đó và đây là nguồn đáng tin cậy để họ quyết định lựa chọn. Số hộ còn lại chiếm 34,3% trên tổng số hộ chăn nuôi lựa chọn con giống từ các nguồn khác mà Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 38 cụ thể là hàng xóm và các hộ chăn nuôi quen …Lý do của sự lựa chọn này là những hộ chăn nuôi này áp dụng hình thức chăn nuôi theo kiểu mua con giống gần đến ngày thu hoạch trứng (vịt hậu bị) của các hộ chuyên nuôi để bán con giống, những hộ này là những người làm ăn có uy tín được những người chung nghề giới thiệu, là nguồn cung cấp đáng tin cậy. Đến đây thì ta có thể thấy rõ việc chọn giống được các hộ chăn nuôi chia ra làm hai hướng: - Thứ nhất là các hộ chăn nuôi theo cách mua con giống còn nhỏ từ lò ấp của địa phương mình, của hàng xóm hay những hộ chăn nuôi quen về nuôi đến lớn. Số hộ nuôi vịt theo cách này chiếm 65,7% trong tổng số mẫu điều tra. Tỷ lệ hao hụt trong trường hợp nuôi này thường rất cao có khi lên đến 40% tổng lượng nuôi ban đầu. Tuy nhiên nếu lựa chọn cách này thì người nuôi có thể tiết kiệm được chi phí con giống (thay vì mua vịt hậu bị), ngoài ra họ còn có thêm nguồn thu khi bán con trống (nếu lượng con trống vượt quá 10% tổng đàn). Họ nuôi theo quan niệm lấy công làm lời, tận dụng nguồn thức ăn có từ đồng ruộng sau khi thu hoach, từ ao, hồ sông rạch như ốc, hến… mà đặc biệt là ốc bưu vàng đang có mặt khắp nơi. Chu kỳ chăn nuôi theo cách này khoảng trên 5 tháng tính từ ngày hốt vịt về nuôi đến khi vịt đẻ trứng nếu chỉ đổ lúa và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Người chăn nuôi nếu tăng cường thêm thức ăn tăng trưởng và các loại thức ăn chế biến sẵn bán ở các chợ thì có thể tiết kiệm thêm thời gian trong chu kỳ nuôi này. Bảng 13: HÌNH THỨC VÀ GIÁ MUA VỊT GIỐNG LOẠI TẦN SỐ TỶ TRỌNG (%) Vịt con Vịt hậu bị 23 12 65,7 34,3 Tổng 35 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra 2007) - Ngược lại nếu người chăn nuôi lựa chọn hình thức mua con giống gần đến ngày thu hoạch trứng (vịt hậu bị) từ các hộ chuyên nuôi để bán con giống hay từ các hộ chăn nuôi gần đến ngày thu hoạch trứng nhưng vì lý do thiếu vốn Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 39 hay vì lý do khác nên họ không thể tiếp tục nuôi tiếp được nữa. Tỷ lệ hộ chăn nuôi theo kiểu này chiếm 34,29% trong tổng số hộ được điều tra. Bảng 14: GIÁ CON GIỐNG ĐVT: đồng/con LOẠI NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH - Vịt con - Vịt hậu bị 2.500 20.000 5.000 40.000 3.604 29.250 (Nguồn: số liệu điều tra 2007) Tuy nhiên nếu theo cách chọn giống này thì người nuôi phải bỏ ra nguồn vốn khá lớn để mua con giống. Trung bình giá con giống dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng/con. Theo cách này thì các hộ chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn và chi phí chăn thả và sẽ có thu nhập nhanh hơn cách nuôi từ nhỏ. Thời gian từ khi mua về đến khi đẻ trứng dao động trong khoảng nửa tháng đến 1,5 tháng tùy vào trọng lượng con giống khi mua về, tỷ lệ hao hụt trong chăn nuôi thường không đáng kể. 4.2.8. Thời gian cho trứng của vịt Theo các hộ nuôi vịt thì một con vịt có thể đẻ quanh năm nhưng để đảm bảo sức khỏe cho vịt mẹ và tỷ lệ cho trứng thì người nuôi phải tiến hành cho vịt tạm nghỉ đẻ sau mỗi đợt, thời gian cho đẻ và tạm nghỉ đẻ cũng không giống nhau, nó tùy thuộc vào thói quen và kinh nghiệm của người chăn nuôi cũng như sức khỏe của đàn vịt. Bảng 15: THỜI GIAN CHO TRỨNG CỦA VỊT ĐVT: Ngày CHỈ TIÊU NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH - Thời gian vịt đẻ một đợt 60 360 139 - Thời gian vịt tạm nghỉ đẻ 0 40 23 - Số ngày vịt đẻ trong năm 240 360 290 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2007) Theo kết quả điều tra thì thời gian trung bình mỗi đợt đẻ trong năm của vịt khoảng 139 ngày, tùy thời gian đẻ trứng mỗi đợt dài hay ngắn mà hộ chăn nuôi cho vịt tạm nghỉ với thời gian tương ứng. Chẳng hạn vịt đẻ trung bình 90 ngày thì được tạm nghỉ 30 ngày, vịt đẻ trứng được khoảng 100 ngày thì được nghỉ 35 Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 40 ngày. Ngoài ra thời gian cho vịt đẻ và nghỉ đẻ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đẻ của vịt, người nuôi còn dựa vào tình trạng đẻ của tổng đàn, khi tỷ lệ vịt cho trứng quá thấp trong mấy ngày liên tục thì sẽ tiến hành cho vịt tạm nghỉ hay còn gọi là thời gian cho vịt thay lông (dập vịt). Người chăn nuôi vịt có thể dựa vào kinh nghiệm khác nhau mà áp dụng kỹ thuật dập vịt đẻ theo những phương pháp như: Phương pháp giảm khẩu phần ăn (lúc đầu chỉ giảm một phần khẩu phần, sau đó giảm thêm dần dần tiến tới giảm toàn bộ khẩu phần nhằm làm cho tất cả đàn vịt mái đều thay lông trong cùng một thời gian. Từ sau ngày thứ ba vịt bị giảm thức ăn có thể nhận thấy lông của chúng bắt đầu rụng và đến ngày thứ 25 thì những đám lông thay thế bắt đầu mọc mạnh. Đến ngày thứ 30 khi đàn vịt bắt đầu ăn khẩu phần bình thường trở lại thì có thể chúng đã mọc đủ lông và chúng đẻ trở lại), phương pháp cho vịt đẻ nhịn ăn (tuỳ theo sức khoẻ của đàn vịt, nếu chúng đã đẻ nhiều sức yếu, lông đã rụng xơ xác, thì chỉ cần cho nhịn đói 1 hoặc 2 ngày; nếu vịt còn béo khỏe thì có thể cho nhịn đói đến 4 ngày. Sau đó cần nhổ lông cho vịt, chỉ nhổ 10 lông cánh chính, còn ở các bộ phận khác có thể để vịt tự rỉa lông cho rụng. Sau khi đã nhổ lông bắt đầu cho vịt ăn lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Dập vịt cần phải tiến hành đúng lúc, không nên làm sớm quá dễ ảnh hưởng đến sức khẻo của vịt, nhưng cũng không nên làm muộn sẽ ảnh hưởng đến vụ đẻ sau. 4.2.9. Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi Trong quá trình nuôi, tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi và tỷ lệ vịt cho trứng phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của người nuôi thể hiện ở chọn giống, sự chăm sóc, chế độ thức ăn, thuốc…và đây cũng là hai nhân tố ảnh lớn đến hiệu quả chăn nuôi của hộ. Qua các mẫu điều tra thì tình hình vịt bị hao hụt và tình hình con cho trứng tính trên tổng đàn được thể hiện ở bảng sau: Bảng 16: TỶ LỆ CHO TRỨNG VÀ TỶ LỆ HAO HỤT KHI NUÔI KHOẢN MỤC NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Tỷ lệ vịt bị hao hụt (%) Tỷ lệ cho trứng (%) 1 0 40 85 12,60 65,91 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007) Theo số liệu trong bảng trên thì tỷ lệ hao hụt trung bình là 12,60% (có thể do chết hoặc bị lạc mất), tỷ lệ hao hụt cao nhất là 40% trường hợp này chiếm đa Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp GVHD: Th.S Phan Đình Khôi SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc 41 số ở các hộ mua vịt từ nhỏ về nuôi, có hộ thấp nhất là 1% trường hợp này do hộ chăn nuôi theo kiểu mua con giống là vịt hậu bị, để được như vậy đòi hỏi sự chăm sóc rất tốt của người nuôi. Còn về tỷ lệ vịt cho trứng thì trung bình trong một đợt đẻ cứ 100 con có 65,91 con cho trứng, thấp nhất là 0 trứng/100 con trường hợp này là hộ chăn nuôi đang nuôi vịt con chưa đến ngày thu hoạch trứng và cao nhất là 85 trứng/100 con, đây thường là lúc vịt đẻ rộ cần đáp ứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.pdf
Tài liệu liên quan