Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghệp, khoa học kỹ thuật, trung tâm tài chính thương mại, khoa học, dịch vụ và du lịch của cả nước, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam. Chính vì vậy Thành phố Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng với sự phát triển kinh tế, áp lực về sự gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc đang là một sức ép lớn cho khu vực trung tâm thành phố. Để giải quyết vấn đề đó, Thành phố đã có hướng mở rộng trung tâm sang khu vực Thủ Thiêm. Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong bán đảo Thủ Thiêm, đối diện với trung tâm Quận 1 qua sông Sài Gòn, gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, một phần đường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn Quận 2 Đây sẽ là tổ hợp gồm trung tâm tài chính, thương mại, khu hội trợ triển lãm, khu văn phòng làm việc và nhà ở cao cấp, khu vui chơi và du lịch của Thành phố trong tương lai với quy mô tương tự như các thành phố hiện đại trong khu vực. Với mục đích trên, việc xây dựng cầu nối Thủ Thiêm với các trung tâm cũ của Thành phố (Quận 1, Quận 3, sân bay, nhà ga, ) là vô cùng cần thiết, là sợi dây liên kết giữa trung tâm cũ và mới, thu hút đầu tư vào khu vực này, tạo tiền đề phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm.
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5646 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thủ Thiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Bộ và cả nước nói chung.
- Nông nghiệp:
Có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp. Mô hình nông nghiệp hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu đã hình thành như là mía, lạc, bò sữa …
- Hợp tác đầu tư nước ngoài:
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là nơi tập trung cao nhất các dự án đầu tư, tính đến cuối năm 2000, số dự án đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh đã là 1.005 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 10 tỷ USD tiếp tục tăng trong những năm tiếp.
3.1.3.2. Khu Thủ Thiêm (Quận 2).
Phạm vi đất đai Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch trên địa bàn 2 xã Thủ Thiêm và Án Khánh có diện tích 770 ha. Tình hình sử dụng đất hiện nay chủ yếu là đất thổ cư (chiếm 20%), đất nông nghiệp, lâm nghiệp (trồng bạch đàn, dừa nước), còn phần lớn là đất hoang hoá (chiếm 58%) với dân số khoảng 35.000 người. Thành phần dân cư đại đa số là buôn bán nhỏ, dịch vụ, làm nông nghiệp với thu nhập bình quân vào loại thấp nhất Thành phố (120.000đ/tháng). Các công trình dân dụng gồm nhà ở và dịch vụ chủ yếu là nhà một tầng, các xí nghiệp và nhà xưởng hầu như không có và rất thô sơ. Cùng với sự phát triển kinh tế, áp lực về sự gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng về nhà ở, văn phòng làm việc đang là một sức ép lớn cho khu vực trung tâm thành phố.
3.1.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2010 – 2020.
Khu vực phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ trở thành một trung tâm thương mại, mậu dịch của vùng và cả nước, trước tiên dựa vào xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp tiên tiến, sử dụng nhiều lao động và các ngành dịch vụ, có khả năng làm chuyển đổi nền kinh tế khu vực trọng điểm, làm hạt nhân phát triển cho các vùng phụ cận.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, viễn thông, cấp thoát nước nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở mức tăng trưởng cao.
Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2010
2020
Nhịp tăng (%)
1
Dân số
Tr.ng
8.824
9.804
10.627
1999
2005
2006
2010
2011
2020
2
Tổng GDP (Giá 1994)
Tỷ
đồng
78.386,5
205.042
463.599
2,1
1,9
1,3
3
GDP/người
Trđ/ng
9.119
20.913
43.621
9,5
8,7
8,5
4
Cơ cấu nền kinh tế GDP
- Công nghiệp – Xây dựng
- Nông lâm – Ngư nghiệp
- Dịch vụ
%
100
55,7
5,0
39,3
100
66,2
2,8
31,0
100
67,0
2,6
30,4
(Nguồn: Tổng đồ phát triển GTVT VN đến năm 2020)
Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.
Các mục tiêu chung:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng của Thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững kinh tế, văn hoá xã hội, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng.
- Phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển kinh tế theo hướng mạnh về xuất khẩu.
- Hạn chế tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng phát triển khoa học và công nghệ.
- Phát triển đồng bộ và đi trước một bước các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Song song với việc chỉnh trang cải tạo nâng cấp đô thị cũ, phát triển nhanh các khu đô thị mới, đô thị hoá vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu vực trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái tiến tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại.
Các chỉ tiêu kinh tế:
- Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu trong thời gian ngắn nhất có được nhiều mặt đạt trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tiếp tục phát triển sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2001 – 2010 tăng 12%/năm, trong đó ở giai đoạn 2001 – 2005 là 11%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 13%/năm.
- Ngành công nghiệp – xây dựng tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất khoảng 13%/năm giai đoạn 2001 – 2005, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 12%/năm.
- Ngành dịch vụ sẽ có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 là 9,6%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 13,5%/năm.
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và thặng dư xuất khẩu theo giai đoạn tương ứng là 20% - 25%/năm.
- Tỷ lệ đầu tư so với GDP là 40% - 45%, trong đó tỷ lệ vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế đạt từ 20% - 30%.
- Cơ cấu kinh tế Thành phố từ nay đến năm 2005 vẫn là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, giai đoạn 2006 – 2010 sẽ chuyển dịch theo hướng dịch vu – công nghiệp – nông nghiệp.
Bảng dự báo chuyển dịch cơ cấu GDP đến năm 2010
Chỉ tiêu
2000
2005
2010
Cơ cấu nền kinh tế GDP.
- Công nghiệp – Xây dựng.
- Nông, lâm, ngư nghiệp.
- Dịch vụ.
100
44,1
2,2
53,7
100
48,1
1,4
50,5
100
47,5
0,8
51,7
Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu.
- Công nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thời kỳ 2001 – 2005 đạt 13%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 12,7%/năm.
Điều chỉnh cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng quốc doanh giảm (còn khoảng 25% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010), tăng phần liên doanh đầu tư nước ngoài (37,5 vào năm 2005 và 42% vào năm 2010), ngoài quốc doanh có thể đạt 28 – 30%.
- Nông – lâm nghiệp – thuỷ sản (khu vực I): Tốc độ tăng chung của giá trị sản xuất khu vực I khoảng 2,4%/năm (2001 – 2005) và 3,2%/năm (2006 – 2010), trong đó ở hai giai đoạn tương ứng đối với nông nghiệp tăng 1,7% và 1%, thuỷ sản tăng 5,86% và 6,85%, riêng lâm nghiệp giảm 2,5%/năm.
- Thương mại dịch vụ du lịch
+ Nội thương: Từ nay đến năm 2010, Thành phố sẽ cho xây dựng các trung tâm thương mại, các trung tâm thông tin, hội trợ, triển lãm và các trung tâm bán lẻ, sỉ, các siêu thị bán lẻ và phát triển mạng lưới chợ. Tốc độ tăng GDP của ngành thời kỳ 2001 – 2005 đạt khoảng 9,6%/năm; thời kỳ 2006 đạt 13,5%/năm
+ Ngoại thương:
Dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 2010
(Đơn vị: %)
Tốc độ bình quân
2001 - 2005
2006 – 2010
Kim ngạch xuất khẩu
22
20
Kim ngạch nhập khẩu
17
15
+ Ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng: Nâng cao công suất sử dụng phòng bình quân từ 30 – 40% hiện nay lên 50 – 60% trong thời kì 2001 – 2005 đạt khoảng 5,2%/năm; thời kì 2006 – 2010 đạt 13,9%/năm.
Hiện trạng giao thông khu vực.
Hệ thống đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Các trục đường đối ngoại bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22 đang được đầu tư nâng cấp;
Đường vành đai trong: Dài khoảng 57 km bắt đầu từ ngã tư Bình Thái tới sân bay Tân Sơn Nhất, qua huyện Bình Chánh, phần phía Tây này hiện chưa có đường, dự kiến tuyến đi tiếp giao cắt với đường Hùng Vương, trục Đông Tây và nhập vào đại lộ Nguyễn Văn Linh, từ đây tuyến đi đến Quận 2, đoạn đường phía Đông dài 16 km này chưa có đường.
Đường vành đai ngoài: Dài khoảng 73 km bắt đầu từ ngã ba Thủ Đức đi theo quốc lộ 1 nhập vào đại lộ Nguyễn Văn Linh. Phần phía Đông của Vành đai ngoài nằm trên địa bàn Quận 2, 9, Quận Thủ Đức và huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai. Các phần phía Đông và Nam của Vành đai ngoài hiện chưa được xây dựng.
Đường trục chính xuyên tâm hướng Bắc - Nam dài khoảng 28 km, bắt đầu từ ngã tư An Sương sang Quận 4, Quận 7 cắt đại lộ Nguyễn Văn Linh đi đến khu công nghiệp Hiệp Phước thuộc phía Nam huyện Nhà Bè.
Đường trục chính xuyên tâm hướng Đông - Tây dài 22 km bắt đầu từ ngã ba Cát Lái trên xa lộ Hà Nội qua Thủ Thiêm và qua sông Sài Gòn và đi theo đường bến Chương Dương – Hàm Tử trên địa bàn Quận 1, Quận 5, Quận 6 nối vào Quốc lộ 1 ở phía Tây, cách ngã ba An Lạc khoảng 1 km.
Các đường trục chính hướng bắc - nam, hướng tây – đông.
Đường phố nội đo dài tổng cộng 544 km, mật độ 3,88 km/km2, phân bố không đều trong khu vực. Khu vực có mật độ phân bố cao là quận 1, quận 5 (9,86 km/km2), quận Gò Vấp có mật độ phân bố thấp 1,89 km/km2.
3.1.5.2. Đặc điểm các công trình vượt sông Sài Gòn.
a. Hiện trạng các cầu phà qua sông Sài Gòn.
Cầu Bình Lợi: dài 280m gồm 1 làn đường tầu hoả, sắp tới xây dựng cầu Bình Lợi mới song hành cùng với cầu đường sắt hiện tại, đảm nhận phần lớn lưu lượng xe từ phía Đông sông Sài Gòn đi vào phía Bắc thành phố ở vùng Gò Vấp, Hóc Môn, Tân Sơn Nhất.
Cầu Bình Triệu: Xây dựng năm 1971 có chức năng giải quyết luồng xe cho trục đường Quốc lộ 13, là cầu dự trữ để thay thế cầu Sài Gòn khi bị kẹt xe hoặc có sự cố phải phong toả để giải quyết.
Cầu Phú Long: Cầu sắt Phú Long được xây dựng trên tuyến đường Lái Thiêu – An Nhơn. Hiện tại, cầu hẹp và tải trọng yếu, chức năng chủ yếu là phục vụ cho các vùng dân cư ngoại thành ở Hóc Môn nối với Bình Dương thông sang Biên Hoà.
Cầu Sài Gòn: Cầu Sài Gòn nằm trên đường Hà Nội với tổng chiều dài là 985,54m, gồm 4 làn xe. Đây là công trình quan trọng nhất. Hầu hết các xe từ Bắc vào Nam rồi vào trung tâm thành phố đều phải qua cầu này.
Tình hình lưu lượng xe qua cầu đã gần đạt đến mức giới hạn cao nhất cho phép của 4 làn xe hiện có (4.080 xe tiêu chuẩn/giờ cao điểm). Tốc độ xe chạy trên cầu bị hạn chế và thường xảy ra hiện tượng kẹt xe ở hai đầu cầu, dồn xe dẫn đến nguy cơ quá tải gây nguy hiểm đến sức chịu tải của cầu.
Cầu Bình Phước: Nằm trên QL1, từ Thủ Đức về An Lạc Bình Chánh. Cầu rộng 7m cho hai làn xe tải trọng thiết kế là xe 32,6T. Chức năng chủ yếu của cầu là:
- Thông xe từ phía Bắc vào Thủ Đức đi về các tỉnh miền Tây.
- Phục vụ nhu cầu giao thông của các khu quy hoạch dân cư, khu công nghiệp từ Sóng Thần, Bình Chiểu, Thủ Đức nối với các vùng dân cư, Quang Trung, An Sương, Thạch Lộc, Bình Chánh.
- Là công trình nằm trên trục đường Xuyên Á từ mộc bài về Củ Chi, tới An Sương rồi qua sông Sài Gòn tại cầu Bình Phước để sang Thủ Đức, Biên Hoà, Vũng Tàu.
Cầu Bình Phứơc hiện nay đang trở thành công trình trọng điểm trên sông Sài Gòn. Hiện trạng cầu gần 30 năm sử dụng nên bị hư hỏng và xuống cấp nhiều.
Cầu Phú Cường: Cầu nối liền thị trấn Thủ Dầu Một với hành lang tỉnh lộ 8 sang thị trấn Củ Chi.
Phà Thủ Thiêm: Nằm ở ngay trung tâm Thành phố, Bến phà phục vụ có hiệu quả tốt cho dân cư bên sông, chủ yếu là lực lượng lao động, công nhân, nhân viên đi làm hàng ngày ở hai bên bờ sông. Phà chỉ chuyên chở người đi bộ, xe máy và xe đạp; ngày cao điểm có thể tới 30,000 lượt người qua bến (5 triệu lượt người/năm). Bến phà được trang bị 4 chiếc phà, vỏ phà được đại tu, sửa chữa nhiều lần, máy móc đã quá cũ cần phải thay mới.Việc nâng cấp bến phà này cũng là để giảm bớt một lượng xe đáng kể trên cầu Sài Gòn, giảm bớt sự căng thẳng về số lượng xe đang dồn về cầu Sài Gòn.
b. Đánh giá chung về năng lực giao thông các cầu và phà hiện hữu.
Hiện nay trên sông Sài Gòn đã có 6 cầu và một bến phà. Các công trình đều đã hư hỏng nặng đang cần sửa chữa và tổ chức khai thác tốt để phát huy hết khả năng.
Mật độ phân bố các cầu phà hiện hữu trên sông Sài Gòn không đều, tập trung qúa gần nhau gây khó khăn cho việc tổ chức giao thông khu vực và dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.
Quan hệ giữa giao thông thuỷ bộ
Một số cầu xây dựng qua sông Sài Gòn gần đây đã lưu ý đến điều kiện khai thác sông Sài Gòn, đảm bảo cho luồng đường thuỷ đi dưới cầu được thuận lợi (trừ cầu Bình Lợi. Vì vậy sông Sài Gòn hiện tại chỉ khai thác được đến đoạn hạ lưu cầu Bình Lợi => phải nâng cấp hoặc làm mới cầu Bình Lợi để đảm bảo được điều kiện lưu thông đường thủy.
Tính liên thông hỗ trợ của hệ thống cầu.
Do cự ly phân bố giữa các cầu không cân đối, thiếu những tuyến đường nối trực tiếp giữa các cầu với nhau, dẫn đến khả năng hỗ trợ điều phối luồng xe giữa các cầu rất hạn chế.
- Năng lực thông xe của các cầu.
Trong những năm gần đây, lưu lượng xe các loại trên các cửa ngõ vào Thành phố tăng lên đáng kể dẫn đến số làn xe của các cầu hiện có đều không đáp ứng được nhu cầu vận tải hiện nay, trên các cầu thường xuyên xảy ra hiện tượng dồn xe vào giờ cao điểm.
Các cầu đều đã được tận dụng với năng lực chịu tải và lưu lượng xe thường xuyên ở mức cao nhất. Từ những thực trạng trên cho thấy, cần nghiên cứu toàn diện nhu cầu của mạng lưới giao thông ở hai bờ, và một quy hoạch thống nhất cho toàn bộ hệ thống cầu, cũng như thứ tự ưu tiên đầu tư để phát huy hết năng lực các cầu hiện có, kịp thời bổ sung để thoả mãn nhu cầu giao thông của cả ba phương thức đường sắt, đường bộ và đường thuỷ trên dòng sông này.
Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.
a. Đặc điểm địa hình.
Phía thành phố (Quận Bình Thạnh và Quận 1): Địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình 1,5m. Nhà cửa dọc theo các tuyến phố rất đông đúc, xen lẫn là các cơ quan của Bộ giao thông.
Phía Thủ Thiêm (Quận 2): Địa hình bằng phẳng, sát bờ sông chủ yếu là các bãi dừa nước, kênh rạch chằng chịt, cao độ trung bình 0,6m. Khu vực sát với vị trí cầu và đường Lương Đình Của là các lô đã được quy hoạch và đang xây dựng.
Địa hình lòng sông: Về tổng thể, đây là khúc sông cong nhưng bán kính cong tương đối lớn nên ít ảnh hưởng tới việc xây dựng cầu. Lòng sông khá sâu, cao độ lòng sông thay đổi từ -1m tới -19m và phạm vi dòng chính hơi lệch về phía Thủ Thiêm.
b. Đặc điểm địa chất khu vực.
Điều kiện địa tầng.
Kết quả khoan hiện trường cho thấy địa tầng khu vực cầu từ trên xuống dưới như sau:
Lớp 1 (Đất đắp nền đường – đá, cát, sỏi) có chiều dày trung bình 1,9m. Đây là lớp đất có chỉ tiêu biến đổi không đồng nhất.
Lớp 2 (Bùn sét, màu xám xanh, xám đen lẫn hữu cơ) có diện phân bố rộng, chiều dày từ 11 – 35m. Đây là lớp đất chịu lực yếu, độ nén lún cao, chiều dày lớn không thích hợp cho việc hạ móng của kết cấu mố trụ cầu.
Lớp 3: Sét, màu xám xanh lẫn ít hữu cơ, trạng thái dẻo mềm;
Lớp 4: Sét pha, màu xám nâu, xám vàng, xanh, trạng thái nửa cứng – cứng.
Lớp TK: Cát hạt nhỏ, màu xám xanh, kết cấu kém chặt;
Lớp TK1: Cát pha, màu xám nâu, xám xanh, trạng thái cứng;
Lớp 5a: Cát hạt vừa lẫn ít sỏi, màu xám trắng, xen kẹp mạch xét pha mỏng, kết cấu xây xốp – chặt vừa;
Lớp TK2: Sét, màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm;
Lớp TK3: Sét, màu xám xanh, xám ghi, trạng thái nửa cứng – cứng.
Lớp 5 (Cát hạt vừa lẫn ít sỏi, màu xám trắng, xám xanh, kết cấu chặt, rất chặt) có diện phân bố hẹp, gặp trong hai lỗ khoan. Chiều dày khoan được từ 2m đến 2,7m, đây là lớp chịu lực tốt, phân bố rõ ràng thích hợp cho việc đặt móng của kết cấu mố, trụ cầu.
Đặc điểm thuỷ văn khu vực.
Khu vực cầu Thủ Thiêm nằm ở hạ lưu của hệ thống sông. Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thuỷ triều. Sự dao động của nước sông mang tính bán nhật triều không đều. Hầu hết số ngày trong tháng có hai lần nước triều lên xuống hàng ngày với sự chênh lệch đáng kể của hai độ triều trong ngày. Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường khoảng 2 – 2,8m. Kỳ nước cường thường xảy sau kỳ trăng non và trăng tròn khoảng 2 – 3 ngày.
Vị trí dự kiến xây dựng cầu bắc qua đoạn sông cong, tuy nhiên bán kính cong lớn, vận tốc nước nhỏ, độ sâu lớn nên không ảnh hưởng đến sự đi lại của tàu thuyền.
Lưu lượng thiết kế Q1% = 7.580 m3/s, mực nước thiết kế: H1% = 1,54m, mực nước thấp nhất: Hmin = -2,48, lưu tốc bình quân dòng chủ: Vc = 1,6m/s, mức nước thông thuyền: H5% = 1,48, khẩu độ cầu: Lcầu ≥ 400m.
Đặc điểm về khí tượng.
Tháng 3, 4, 5 có nhiệt độ cao nhất (17,40- 380C) và tháng 1, 12 có nhiệt độ thấp nhất (14,5 – 35,5). Cho thấy nhiệt độ tương đối ổn định, không có sự biến đổi lớn.
Với đặc điểm khí tượng – thuỷ văn như đã nêu ở trên thì việc thi công công trình có thể thực hiện suốt năm.
3.1.6.. Dự báo lưu lượng xe trên tuyến dự án.
3.1.6.1.. Các quy hoạch và dự án lớn liên quan.
Quy hoạch giao thông đường bộ.
Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến vành đai, các trục giao thông đối ngoại Bắc- Nam, Đông-Tây, kết hợp với các công trình đầu mối, các nút giao thông và các bến xe liên tỉnh ở các vùng ven đô.
Xây dựng mới, cải tạo mở rộng nâng cấp các trục đường giao thông đô thị chính hiện có bao gồm cả đầu, nút giao thông, bến bãi đỗ xe …
Xây dựng hòan chỉnh và hiện đại hệ thống đường xá tại các khu phát triển mới kết hợp đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Cải tạo, mở rộng, nâng cấp cầu Sài Gòn, cầu Đồng Nai, cầu Bình Lợi, cầu Bình Triệu, cầu Bình Phước, cầu Phú Long (nối Quận 12 sang Lái Thiêu), cầu Phú Cường (nối Củ Chi sang Thủ Dầu Một) và một số cầu khác.
Xây dựng mới một số cầu qua sông Sài Gòn: cầu Phú Mỹ nối đường Bình Thuận qua Cát Lái; xây dựng hầm tại Thủ Thiêm nối trung tâm cũ của Thành phố (Quận 1) sang trung tâm mới Thủ Thiêm; cầu tại An Phú (Quận 2) nối qua Thanh Đa (Quận Bình Thạnh); cầu tại Thanh Đa nối qua quận Thủ Đức; cầu Bình Lợi mới để khép kín Vành đai trong, cầu An Phú Đông nối quận 12 sang Thủ Đức.
Các dự án lớn có liên qua đến dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm.
Dự án đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Dự án đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè có chiều dài 6.220,8m, rộng 16m. điểm đầu tiên bắt đầu từ Lăng Cha Cả, điểm cuối tuyến là cầu Ông Lãnh.
Dự án hầm đại lộ Đông - Tây.
Dự án đường đại lộ Đông Tây là một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch theo hướng trục Đông – Tây nối trung tâm thành phố đi các huyện Bình Chánh và Thủ Thiêm (Quận 2) góp phần giảm ách tắc giao thông do lượng xe tải, xe container qua sông Sài Gòn.
Quy hoạch chi tiết nhóm cảng số 5 bao gồm cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Đồng Nai, cụm cảng sông Thị Vải, cụm cảng Vũng Tàu, cụm cảng Vũng Tàu. Mục tiêu chung là làm cơ sở để phát triển hệ thống cảng Việt Nam tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa các vùng trong nước và nước ngoài.
Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh, gắn liền và phát triển hài hoà với trung tâm hiện hữu qua trục cảnh quan sông Sài Gòn, tạo ra không gian phát triển hoàn chỉnh của Thành phố.
3.1.6.2. Dự báo nhu cầu giao thông.
a. Phương pháp luận để dự báo.
Các dự báo về lưu lượng tương lai có thể sử dụng công trình vượt sông Sài Gòn đã đựơc soạn thảo qua phần tạo mô hình giao thông TRANDA. Xác định mô hình cần sử dụng các số liệu hiện nay để đưa các mối tương quan dưới hình thức một mô hình có khả năng tái tạo lại tình hình giao thông và các phương thức vận tải hiện hữu. Mô hình này lại được áp dụng cùng với dự báo về các sự thay đổi trong việc sử dụng đất, kinh tế xã hội và quyền sở hữu xe để dự báo nhu cầu giao thông tương lai.
Để dự báo nhu cầu vận tải hành khách qua cầu Thủ Thiêm cần phải dự báo nhu cầu đi lại giữa các quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình này được tiến hành theo các bước sau:
- Thực hiện điều tra khảo sát giao thông trên toàn Thành phố và phân tích hiện trạng dân số và lao động, từ đó xây dựng các hàm phát sinh, thu hút chuyến đi của các vùng và mô hình hấp dẫn chuyến đi giữa các vùng.
- Trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển không gian của thành phố Hồ Chí Minh đã được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, xác định được nhu cầu thu hút và phát sinh chuyến đi thông qua các hàm tương quan hồi quy với dân số và số lao động đến làm việc của từng vùng.
- Thực hiện phân bổ chuyến đi giữa các vùng thông qua mô hình hấp dẫn.
Dự báo nhu cầu vận tải hành khách qua cầu Thủ Thiêm được xác định theo công thức:
Q = k x ß x Qtổng
Trong đó:
Q: Khối lượng hành khách bình quân ngày qua cầu Thủ Thiêm.
k: Thị phần vận tải do đường bộ đảm nhận.
ß: Hệ số thu hút nhu cầu vận tải hành khách đường bộ tính cho cầu Thủ Thiêm.
Qtổng: Tổng nhu cầu vận tải hành khách giữa các Q. 2 và 9 với các quận 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, Q. Phú Nhuận, Q. Tân Bình cũ, Q. Bình Thuận, Q. Gò Vấp, Q. 7 và Q. 12.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và quy hoạch các cầu vượt sông Sài Gòn tại khu vực Thủ Thiêm gồm 4 vị trí cầu ảnh hưởng trực tiếp tới khu đô thị mới Thủ Thiêm: cầu Sài Gòn, cầu Tân Cảng, cầu Tôn Đức Thắng và hầm Thủ Thiêm. Kết quả nghiên cứu quy mô các công trình vượt sông hiện tại và tương lai kiến nghị lựa chọn ß = 0,5 trong các cầu từ Tân Cảng đến Tôn Đức Thắng. Cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm dự kiến sẽ thu hút khoảng 50% lượng xe.
b. Kết quả tính toán.
Kết quả tổng cộng nhu cầu đi lại của khu vực nghiên cứu với các khu vực khác của Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng qua sông Sài Gòn dự báo là:
- Năm 2003: 470.552 lượt người/ngày đêm
- Năm 2010: 1.620.706 lượt người/ngày đêm, tăng 3,4 lần so với năm 2003
- Năm 2020: 4.147.576 lượt người/ngày đêm, tăng 2,5 lần so với năm 2010
Tuy nhiên lưu lượng xe (xe/ngày đêm) qua sông Sài Gòn và tốc độ tăng tương ứng với tỷ lệ trên là:
- Năm 2003: 80.460 xe/ngày đêm.
- Năm 2010: 102.200 xe/ngày đêm, tăng 1,3 lần so với năm 2003.
- Năm 2020: 215.600 xe/ngày đêm, tăng 2,1 lần so với năm 2010.
Tốc độ tăng lưu lượng xe chậm hơn so với tốc độ tăng nhu cầu đi lại qua sông Sài Gòn. Cho thấy trong tương lai, các phương tiện vận tải công cộng (xe buýt) chiếm thị phần lớn trong cơ cấu phương thức vận tải.
Dự kiến cơ cấu thị phần đảm nhận của phương thức vận tải là:
Loại xe
2010
2020
Xe buýt
35,56%
35,93%
Xe đạp
3,47%
2,45%
Xe máy
22,25%
22,48%
Xe con
18,72%
18,92%
Xe khách
20,01%
20,22%
Tổng
100%
100%
(Theo quy hoạch chi tiết giao thông)
Cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm dự kiến sẽ thu hút khoảng 50% lượng xe, 27% lưu lượng xe sẽ được lưu thông trên cầu Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn, các cầu khác đảm nhận 23% lượng xe còn lại.
Sức chứa bình quân và hệ số quy đổi sang xe con tiêu chuẩn là:
Loại xe
Hệ số quy đổi xe tiêu chuẩn
Đơn vị
Số người bình quân/xe/ngày
Đơn vị
Xe buýt
2,5
PCU
70
Người
Xe đạp
0,2
PCU
1,2
Người
Xe máy
0,3
PCU
1,5
Người
Xe con
1,0
PCU
2,5
Người
Xe khách
1,5
PCU
15
Người
3.1.6.3. Sự cần thiết phải đầu tư
Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế khu vực phía Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, áp lực về sự gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng về nhà ở, văn phòng làm việc đang là một sức ép lớn cho khu vực trung tâm thành phố.
Việc hình thành khu đô thị Thủ Thiêm bên kia sông Sài Gòn sẽ giảm được áp lực tăng dân số và đầu tư xây dựng ở trung tâm thành phố hiện nay.
Cầu Thủ Thiêm được xây dựng cùng với các đường trục chính nối Thủ Thiêm với xa lộ Hà Nội, đường cao tốc Sài Gòn – Vũng Tầu giải toả bớt áp lực giao thông ngày càng gia tăng qua cầu Sài Gòn hiện nay.
Kết quả điều tra vận tải cho thấy, lưu lượng hành khách qua phà và đò qua sông Sài Gòn trong phạm vi nghiên cứu là rất lớn. Trong tương lai lưu lượng này sẽ còn tăng lên nữa và khi ấy phương tiện vượt sông như phà và đò tăng lên đáng kể. Các phương tiện vượt sông tăng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tàu ra vào các cảng hiện nay của Thành phố. Khi cầu Thủ Thiêm được xây dựng, các phương tiện vượt sông hiện hữu sẽ giảm xuống, năng lực của giao thông đường thuỷ trên sông Sài Gòn sẽ tăng lên.
Việc xây dựng cầu Thủ Thiêm không những có ý nghĩa lớn về kinh tế chính trị mà còn đáp ứng tốt vấn đề an ninh quốc phòng, tránh tình trạng chỉ có một vị trí độc đạo trong khu vực sông từ cầu Sài Gòn đến hầm Thủ Thiêm như hiện nay.
3.1.7. Các phương án vượt sông và giải pháp kỹ thuật.
3.1.7.1. Giải pháp kỹ thuật.
a. Quy mô.
Quy mô xây dựng: Cầu thiết kế vĩnh cửu.
Tải trọng thiết kế: Tải trọng HL-93 theo quy phạm 22TCN272-01.
Quy mô khổ cầu: Tính đến năm 2020, tổng số làn xe trong khu vực nghiên cứu của dự án là 18 làn. Tuy nhiên, để việc đầu tư có hiệu quả đồng thời phù hợp với quá trình gia tăng của lưu lượng xe và khả năng của nguồn vốn, quy mô dự kiến mặt cắt ngang của cầu là 6 làn xe. Trong giai đoạn tiếp, để đáp ứng yêu cầu giao thông giữa 2 bờ sông sài gòn, kiến nghị đầu tư xây dựng thêm 3 cầu với quy mô mỗi cầu 4 – 6 làn xe.
Khổ cầu:
- Bề rộng xe chạy 6 x 3,5m = 22m
- Dải an toàn và phân cách giữa 3m
- Đường người đi 2 x 1,5m = 3m
- Lan can 2 x 0,5m = 1m
- Chiều rộng toàn bộ B = 28m
Vận tốc và độ dốc thiết kế:
- Vận tốc tuyến chính (60km/h), đường gom và đường nội bộ (Vtt = 40km/h).
- Bán kính cong đứng lồi tối thiểu Rmin = 3.000m, độ dốc dọc lớn nhất: imax = 4%.
Tĩnh không thông thuyền: B = 80m, H = 10m.
Cấp địa chấn: Cầu Thủ Thiêm nằm trong khu vực có động đất cấp 6.
Khổ đường:
Tuyến chính thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính cấp I (phần tuyến chỉ có ở bờ phía Thủ Thiêm). Mặt cắt ngang đoạn trong phạm vi tường chắn được thiết kế:
- Làn xe cơ giới 6 x 3,5m + 2 x 0,5m = 22m.
- Đường người đi 2 x 1,5m = 3m.
- Lan can 2 x 0,5m = 1m.
- Dải phân cách 2m.
- Làn đường gom phía ngoài 2 x 5,5m = 11m.
- Vỉa hè 2 x 4m = 8m.
- Tổng bề rộng 47m.
Mặt cắt ngang đoạn không tường chắn giữ nguyên tổng bề rộng 47m. Phần lan can và lề bộ hành được gộp vào phần xe cơ giới nhằm thuận tiện hơn cho việc trộn dòng xe và chuyển hướng rẽ lên và xuống cầu.
3.1.7.2. Phương án kỹ thuật.
Theo dự báo nhu cầu vận tải, số làn xe cần thiết qua cầu Thủ Thiêm khoảng 18 làn nhưng để tránh tập trung quá lớn các phương tiện giao thông vào một vị trí, các cầu vượt sông Sài Gòn nên có quy mô vừa phải (từ 4 – 6 làn). Như vậy đến năm 2020, số cầu cần thiết phải xây dựng là 4 cầu. Có 4 phương án vị trí cầu vượt sông (tính từ thượng lưu đến hạ lưu):
Phương án 1: Vị trí nối vào đường Ngô Tất Tố (phía Thành phố), phía Thủ Thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BNINLU1.DOC