Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu. 1

1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu . 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 5

1.2.1 Mục tiêu chung . 5

1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu . 6

1.4 Phạm vi nghiên cứu . 6

1.4.1 Không gian . 6

1.4.2 Thời gian . 6

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu . 6

1.5 Lược khảo tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu . 7

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 8

2.1Phương pháp luận8

2.1.1 Tổng quát về phân tích hoạt động kinh doanh . 8

2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính . 14

2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh . 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu . 24

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 24

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 24

Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 31

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty xăng dầu Tây Nam Bộ . 31

3.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty . 32

3.2.1 Chức năng . 32

3.2.2 Nhiệm vụ . 33

3.3 Môi trường vi mô công ty xăng dầu Tây Nam Bộ . 33

3.3.1 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự . 33

3.3.2 Khái quát chung về tình hình kinh doanh của công ty . 38

3.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 . 42

3.3.4 Thuận lợi, khó khăn của công ty hiện nay . 45

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ. 47

4.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm

2006 – 2008 . 47

4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu . 47

4.1.2 Phân tích tình hình chi phí . 71

4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận . 78

4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh gía hiệu quả hoạt động kinh doanh . 92

4.2.1 Phân tích các tỷ số thanh toán . 92

4.2.2 Phân tích các tỷ số quản trị tài sản . 95

4.2.3 Phân tích các tỷ số quản trị nợ . 98

4.2.4 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời . 100

4.3 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty . 102

4.3.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty . 102

4.3.2 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công

ty . 111

Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 115

5.1 Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới . 115

5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty

xăng dầu Tây Nam Bộ . 115

5.2.1 Biện pháp làm tăng sản lượng tiêu thụ . 116

5.2.2 Điều chỉnh giá bán phù hợp . 117

5.2.3 Kiểm soát và quản lý các chi phí . 117

5.2.4 Công ty cần giảm các khoản nợ phải thu . 118

5.2.5 Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số cửa hàng. 118

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 119

6.1 Kết luận . 119

6.2 Kiến nghị . 119

6.2.1 Đối với công ty . 119

6.2.2 Đối với Nhà nước . 120

Tài liệu tham khảo . 122

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ QUA 3 NĂM 2006 - 2008 4.1.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 4.1.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần Từ bảng 4 (trang 48) cho thấy tổng doanh thu của công ty tăng qua các năm, tốc độ tăng dần qua 3 năm.  Năm 2007 tổng doanh thu là 4.709.873 triệu đồng, tăng 1.369.618 triệu đồng tức là tăng 41% so với năm 2006, trong đó: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.366.495 triệu đồng, ứng với mức biến động tương đối là 40,92%, nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ cùng với giá bán các mặt hàng đều tăng nên doanh thu tăng lên rất nhiều. - Doanh thu hoạt động tài chính đạt 197 triệu đồng, tăng 62 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 45,93%, sở dĩ có sự gia tăng này là do lãi tiền gửi và tiền cho vay tăng mạnh cùng với việc đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu mang lại nhiều hiệu quả hơn năm 2006. - Doanh thu hoạt động khác tăng một lượng rất đáng kể 3.061 triệu đồng, tăng quá nhanh so với 2006 với tốc độ 655,46%, việc gia tăng nhanh chóng này xuất phát từ tiền thu về của hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty ở năm 2007 quá nhiều. Vậy do doanh thu của cả ba hoạt động: bán hàng, cung cấp dịch vụ; tài chính và hoạt động khác đều tăng, đặc biệt là doanh thu hoạt động khác gia tăng quá nhanh, mặt khác do giá xăng dầu biến động mạnh cùng với việc công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tái xuất sang nước ngoài và cùng với việc mở rộng thị trường, sản lượng kinh doanh xăng dầu của hoạt động bán hàng nội bộ tăng lên nhiều… nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 48 SVTH: Trương Thị Hương Lan Bảng 4: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DT bán hàng và CCDV 3.339.653 99,982 4.706.148 99,921 7.097.962 99,95 1.366.495 40,92 2.391.814 50,82 Doanh thu HĐTC 135 0,004 197 0,004 461 0,01 62 45,93 264 134,01 Doanh thu khác 467 0,014 3.528 0,075 3.041 0,04 3.061 655,46 (487) (13,80) Tổng cộng 3.340.255 100 4.709.873 100 7.101.464 100 1.369.618 41,00 2.391.591 50,78 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Hình 3: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 3.340.255 4.709.873 7.101.464 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 49 SVTH: Trương Thị Hương Lan  Năm 2008, tổng doanh thu đạt 7.101.464 triệu đồng, tăng lên thêm 2.391.591 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 50,78%. Sự gia tăng này là do: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.391.814 triệu đồng, tương đương tăng 50,82%, hoạt động bán hàng trực tiếp nội địa và bán hàng nội bộ được tăng cường, thêm vào đó các dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia, dịch vụ giữ hộ Tổng công ty có doanh thu tăng đáng kể nên đã góp phần làm cho doanh thu này tăng lên rất nhiều. - Doanh thu hoạt động tài chính tăng lên 264 triệu đồng, nghĩa là tăng với tốc độ 34,01%, nguyên nhân là do tiền lãi thu từ hoạt động tiền gửi, cho vay cũng như lãi do đầu tư tài chính ngắn hạn rất cao. - Các hoạt động khác có doanh thu giảm một lượng là 487 triệu đồng, ứng với tốc độ giảm 13,8%. Nhìn chung, doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn giữ được tốc độ tăng ổn định, tuy doanh thu hoạt động khác giảm tới 487 triệu đồng nhưng do doanh thu hoạt động tài chính tăng đáng kể nên cũng góp phần làm cho tổng doanh thu tăng lên. 4.1.1.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trải các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 50 SVTH: Trương Thị Hương Lan nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh các mặt hàng xăng dầu bên cạnh đó công ty cũng cung cấp các dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia, dịch vụ hàng giữ hộ Tổng công ty,..Các mặt hàng xăng dầu chính bao gồm xăng, dầu hỏa, diesel, mazut; và một số sản phẩm phụ như dầu mỡ nhờn, hóa dầu, gas, nhựa đường…. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 51 SVTH: Trương Thị Hương Lan Bảng 5: DOANH THU THEO MẶT HÀNG ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Xăng 680.576 20,38 1.011.398 21,49 2.117.930 29,84 330.822 48,61 1.106.532 109,41 2. Dầu hỏa 236.279 7,07 274.476 5,83 496.591 7,00 38.197 16,17 222.115 80,92 3. Diesel 1.329.149 39,80 1.853.511 39,38 2.778.319 39,14 524.362 39,45 924.808 49,89 4. Mazut 1.081.689 32,39 1.554.137 33,02 1.686.439 23,76 472.448 43,68 132.301 8,51 5. Khác 11.960 0,36 12.626 0,27 18.684 0,26 666 5,57 6.058 47,98 Tổng cộng 3.339.653 100 4.706.148 100 7.097.962 100 1.366.495 40,92 2.391.814 50,82 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 52 SVTH: Trương Thị Hương Lan Bảng 6: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) 1. Xăng (lít) 69.481.980 14,93 100.317.229 17,75 156.790.816 27,70 30.835.249 44,38 56.473.587 56,30 2. Dầu hỏa (lít) 28.639.881 6,15 29.199.557 5,17 31.545.583 5,57 559.676 1,95 2.346.026 8,03 3. Diesel (lít) 183.914.322 39,52 223.449.132 39,54 218.868.660 38,67 39.534.810 21,50 (4.580.472) (2,05) 4. Mazut (kg) 183.337.104 39,40 212.168.901 37,54 158.783.406 28,05 28.831.797 15,73 (53.385.495) (25,16) Tổng cộng 465.373.287 100 565.134.819 100 565.988.465 100 99.761.532 21,44 853.646 0,15 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 53 SVTH: Trương Thị Hương Lan Trong các mặt hàng xăng dầu mà công ty kinh doanh thì diesel và mazut là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng xuất bán cũng như tỷ trọng doanh thu. Bên cạnh đó, xăng và dầu hỏa là hai mặt hàng có tỷ trọng sản lượng và tỷ trọng doanh thu nhỏ hơn diesel và mazut nhưng cả hai mặt hàng này đều là những mặt hàng được kinh doanh phổ biến ở tất cả các cửa hàng xăng dầu của công ty. Qua bảng 5 cho thấy doanh thu của bốn mặt hàng này đã chiếm hơn 99% tỷ trọng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các mặt hàng còn lại như gas, dầu mỡ nhờn…chiếm tỷ trọng rất nhỏ, do đó mà bài viết này chỉ tập trung phân tích sự biến động doanh thu của bốn mặt hàng: xăng, dầu hỏa, diesel và mazut. Qua bảng tổng hợp số liệu ở bảng 5 cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên qua 3 năm, trong đó xăng luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất. Năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 3.339.653 triệu đồng, năm 2007 là 4.706.148 triệu đồng, tăng 40,92% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh thu này tiếp tục tăng với tốc độ là 50,82% đạt mức 7.097.962 triệu đồng. a) Sự biến động doanh thu của mặt hàng xăng Hình 4: Biểu đồ biểu diễn doanh thu của xăng qua 3 năm 2006 – 2008 Qua bảng 5 cho thấy doanh thu của mặt hàng xăng đều tăng qua các năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2006 doanh thu của xăng là 680.576 triệu đồng, 680.576 1.011.398 2.117.930 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 54 SVTH: Trương Thị Hương Lan chiếm 20,38% về tỷ trọng của tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2007, doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng lên thêm 330.822 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 48,61%, với mức biến động đáng kể này đã làm cho doanh thu đạt mức 1.011.398 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do giá cả xăng trong nước bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động giá cả xăng dầu thế giới. Xăng là sản phẩm thiết yếu, ít có sản phẩm thay thế, nó rất cần thiết trong nhu cầu cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện đi lại cũng như phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên dù giá xăng có tăng cao thì nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này vẫn không giảm. Cụ thể, qua bảng tổng hợp sản lượng tiêu thụ từng mặt hàng (bảng 6, trang 52) thì sản lượng tiêu thụ xăng năm 2007 là 100.317.229 lít, tăng lên 30.835.249 lít, với tốc độ 44,38% so với năm 2006. Kết hợp hai yếu tố nhu cầu tiêu dùng xăng ngày một tăng cùng với giá bán cũng gia tăng với tốc độ khá nhanh nên đã làm cho doanh thu của mặt hàng xăng liên tục tăng, doanh thu năm sau lớn hơn rất nhiều so với doanh thu năm trước. Đến năm 2008, tình hình tiêu thụ xăng đạt 156.790.816 lít, tăng thêm 56.473.587 lít so với năm 2007 tức là với mức biến động 56,3%. Như vậy, cùng với việc giá xăng liên tục tăng ở năm 2008 thì số lượng xăng xuất bán cũng gia tăng một lượng đáng kể nên đã làm cho doanh thu năm 2008 là 2.117.930 triệu đồng, đẩy doanh thu thêm một lượng 1.106.532 triệu đồng, tốc độ 109,41% so với năm 2007. b) Sự biến động doanh thu của mặt hàng dầu hỏa Hình 5: Biểu đồ biểu diễn doanh thu của dầu hỏa qua 3 năm 2006 – 2008 236.279 274.476 496.591 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 55 SVTH: Trương Thị Hương Lan Từ hai bảng tổng hợp số liệu doanh thu và sản lượng tiêu thụ từng mặt hàng giai đoạn 2006 – 2008 cho thấy dầu hỏa có sản lượng và doanh thu đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2007, mặt hàng này tiêu thụ được 29.199.557 lít, tăng 559.676 lít (tăng 1,95%) so với năm 2006; đồng thời doanh thu tăng lên thêm 38.197 triệu đồng, đạt mức 274.476 triệu đồng, tăng lên 16,17%. Sang năm 2008, doanh thu dầu hỏa là 496.591 triệu đồng, so với năm 2007 thì doanh thu này đã tăng thêm 222.115 triệu đồng (tăng 80,92%). Sự gia tăng sản lượng trên xuất phát từ hoạt động xuất khẩu, tái xuất, bán hàng nội bộ Tổng công ty đối với mặt hàng dầu hỏa tăng mạnh, hơn nữa do giá gas tiêu dùng ngày càng nâng giá nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng dầu hỏa. Thêm vào đó thì giá cả mặt hàng dầu hỏa biến động mạnh ở năm 2008 nên đã làm cho doanh thu của nó tăng lên rất nhiều so với năm cũ. c) Sự biến động doanh thu của mặt hàng diesel Hình 6: Biểu đồ biểu diễn doanh thu của diesel qua 3 năm 2006 – 2008 Diesel là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, mặt hàng này luôn đứng đầu về tỷ trọng sản lượng và tỷ trọng doanh thu trong tổng số. Cùng với sự tăng giá của mặt hàng xăng thì giá của diesel cũng biến động không ngừng. Sự tăng giá này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của diesel. Qua bảng 5 và bảng 6 cho thấy doanh thu và sản lượng của mặt hàng này liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Năm 2007 doanh thu của diesel đạt 1.329.149 1.853.511 2.778.319 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 Triệu đồng 2007 2008 Năm 2006 www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 56 SVTH: Trương Thị Hương Lan được 1.853.511 triệu đồng, tăng 524.362 triệu đồng (tăng 39,45%) so với năm 2007. Nguyên nhân của việc doanh thu tăng nhanh là do giá cả của mặt hàng này liên tục leo thang, cùng với sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng, năm 2007 có 223.449.132 lít diesel được xuất bán, tăng 21,5% so với năm trước. Đến năm 2008, doanh thu mặt hàng này vẫn duy trì mức biến động theo chiều hướng tăng lên, đạt mức 2.778.319 triệu đồng, tăng 924.808 triệu đồng so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 tăng lên chủ yếu là do giá bán tăng bởi vì sản lượng tiêu thụ diesel không những không tăng mà còn giảm xuống chỉ có 218.868.660 lít, sản lượng này đã giảm 2,05%. d) Sự biến động doanh thu của mặt hàng mazut Hình 7: Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mazut qua 3 năm 2006 – 2008 Mazut là mặt hàng thứ hai về tỷ trọng sản lượng và tỷ trọng doanh thu trong tổng số sau mặt hàng diesel. Năm 2007 doanh thu của mazut đạt 1.554.137 triệu đồng, chiếm 33,02% về tỷ trọng, tăng thêm 472.448 triệu đồng (tốc độ tăng 43,68%) so với năm 2006. Nguyên nhân của sự biến động doanh thu mazut là do giá bán của mazut đã tăng lên cùng với việc sản lượng tiêu thụ tăng 28.831.797 kg. Đến năm 2008 doanh thu này tiếp tục tăng lên thêm 132.301 triệu đồng (tăng 8,51%) so với năm 2007, đạt mức 1.686.439 triệu đồng. Tuy doanh thu mazut năm 2008 có tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm nhiều, nguyên nhân là do giá cả tăng làm cho một lượng lớn khách hàng công nghiệp chuyển sang sử dụng những 1.081.689 1.554.137 1.686.439 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 57 SVTH: Trương Thị Hương Lan loại nhiên liệu khác có giá cả thấp hơn và do sự xuất hiện của nhiều đầu mối nhập khẩu khác đấu thầu do không thực hiện nghiêm túc về chỉ tiêu chất lượng nên có giá bán thấp hơn giá công ty. Do vậy, sản lượng xuất bán của mazut đã giảm 53.385.495 kg so với năm 2007, mặc dù sản lượng giảm nhưng vì giá mazut cũng tăng cao trong năm 2008 nên cũng kéo theo sự tăng lên của doanh thu của mặt hàng mazut. 4.1.1.3 Phân tích doanh thu theo phương thức bán Phân tích doanh thu theo phương thức bán giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng ở từng phương thức bán, cũng như đánh giá được hiệu quả mà từng phương thức bán mang lại như thế nào trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó định ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ hiện nay có hai hình thức bán chủ yếu là xuất bán trực tiếp và xuất bán nội bộ (xuất bán nội bộ Tổng công ty và xuất bán nội bộ công ty). Trong đó, phương thức bán xuất bán trực tiếp được chia thành hai nhóm: xuất bán trực tiếp nội địa (bao gồm bán buôn trực tiếp, bán buôn cho Tổng đại lý, đại lý, bán lẻ) và bán tái xuất. Để biết được tình hình doanh thu của từng phương thức bán như thế nào ta đi sâu vào phần phân tích dưới đây.  XUẤT BÁN TRỰC TIẾP  Xuất bán trực tiếp nội địa Doanh thu của hoạt động kinh doanh xăng dầu thị trường nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu bán hàng của công ty. Cụ thể các phương thức bán như sau: a) Bán buôn trực tiếp Bán buôn trực tiếp là hình thức bán cho các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, xăng dầu được dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Trong hình thức bán buôn trực tiếp thì giá bán không giống như giá bán www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 58 SVTH: Trương Thị Hương Lan lẻ, khi khách hàng gửi lời mời thầu thì công ty sẽ tham gia vào buổi đấu thầu giá, công ty sẽ đưa ra một mức chào giá trong buổi đấu thầu. Các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại sẽ đưa ra các mức giá khác nhau, mức giá này do chính doanh nghiệp mình quyết định. Người mua là các hộ công nghiệp sẽ chọn lựa nhà cung cấp nào có giá cả hợp lý và mang lại lợi ích cho mình nhiều nhất. Nhà cung cấp nào được chọn để cung ứng xăng dầu thì nhà cung cấp đó đã trúng thầu. Dựa vào bảng tổng hợp doanh thu theo phương thức bán ở trang 59 cho thấy doanh thu bán buôn trực tiếp tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm dần. Cụ thể, năm 2007 là 602.874 triệu đồng, tăng 73.356 triệu đồng với tốc độ 13,85% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh thu này cũng tăng nhưng tốc độ chậm hơn chỉ tăng 12,60% so với năm 2007, đạt 678.848 triệu đồng. Tuy doanh thu có tăng qua 3 năm 2006 – 2008 nhưng về tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu bán hàng thì giảm dần, năm 2006 chiếm 15,91%, năm 2007 chiếm 12,84%, năm 2008 chỉ còn chiếm 9,59%. Nguyên nhân của tốc độ tăng doanh thu qua các năm chậm dần và ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng doanh thu là do sản lượng xuất bán của phương thức này giảm qua các năm với tốc độ lớn dần. Sản lượng bán buôn trực tiếp giảm dần là do có nhiều đối thủ cạnh tranh kinh doanh các mặt hàng xăng dầu kém chất lượng hơn nên khi đấu thầu họ đưa ra các mức giá thấp hơn giá của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, thêm vào đó là vì các hộ công nghiệp chuyển sang sử dụng những nhiên liệu khác có giá thấp hơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 59 SVTH: Trương Thị Hương Lan Bảng 7: DOANH THU THEO PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng PHƯƠNG THỨC BÁN 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. XUẤT BÁN TRỰC TIẾP 2.637.368 79,26 3.320.463 70,75 4.117.956 58,17 683.095 25,90 797.493 24,02 1. Xuất bán trực tiếp nội địa 1.834.161 55,12 1.927.007 41,06 2.608.751 36,85 92.846 5,06 681.744 35,38 - Bán buôn trực tiếp 529.518 15,91 602.874 12,84 678.848 9,59 73.356 13,85 75.974 12,60 -Bán cho tổng đại lý, đại lý 1.010.806 30,38 962.452 20,51 1.346.234 19,02 (48.354) (4,78) 383.782 39,88 -Bán lẻ 293.837 8,83 361.681 7,71 583.669 8,24 67.844 23,09 221.988 61,38 2. Bán xuất khẩu, tái xuất 803.207 24,14 1.393.457 29,69 1.509.205 21,32 590.250 73,49 115.748 8,31 B. XUẤT BÁN NỘI BỘ 690.325 20,74 1.373.059 29,25 2.961.322 41,83 682.734 98,90 1.588.263 115,67 Xuất bán nội bộ Tổng công ty 690.325 20,74 1.373.059 29,25 2.961.322 41,83 682.734 98,90 1.588.263 115,67 Tổng cộng (A+B) 3.327.693 100 4.693.522 100 7.079.278 100 1.365.829 41,04 2.385.756 50,83 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 60 SVTH: Trương Thị Hương Lan Bảng 8: SẢN LƯỢNG XUẤT BÁN THEO TỪNG PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng PHƯƠNG THỨC BÁN 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) A. XUẤT BÁN TRỰC TIẾP 374.897.232 80,56 408.932.236 72,36 339.790.828 60,03 34.035.004 9,08 (69.141.408) (16,91) 1. Xuất bán trực tiếp nội địa 245.211.599 52,69 226.240.901 40,03 207.642.879 36,69 (18.970.698) (7,74) (18.598.022) (8,22) Bán buôn trực tiếp 85.660.475 18,41 80.041.131 14,16 61.521.494 10,87 (5.619.344) (6,56) (18.519.637) (23,14) Bán cho tổng đại lý, đại lý 126.320.001 27,14 107.859.745 19,09 102.344.795 18,08 (18.460.256) (14,61) (5.514.950) (5,11) Bán lẻ 33.231.123 7,14 38.340.025 6,78 43.776.590 7,73 5.108.902 15,37 5.436.565 14,18 2. Bán tái xuất 129.685.633 27,87 182.691.335 32,33 132.147.949 23,35 53.005.702 40,87 (50.543.386) (27,67) B. XUẤT BÁN NỘI BỘ 90.476.055 19,44 156.202.583 27,64 226.197.637 39,97 65.726.528 72,65 69.995.054 44,81 Xuất bán nội bộ TCT 90.476.055 19,44 156.202.583 27,64 226.197.637 39,97 65.726.528 72,65 69.995.054 44,81 TỔNG CỘNG (A+B) 465.373.287 100 565.134.819 100 565.988.465 100 99.761.532 21,44 853.646 0,15 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 61 SVTH: Trương Thị Hương Lan b) Bán buôn cho Tổng đại lý và đại lý Công ty bán buôn trực tiếp cho Tổng đại lý sau đó Tổng đại lý sẽ phân phối xuống cho các đại lý trực thuộc Tổng đại lý, hoặc các hộ kinh doanh tư nhân có thể ký hợp đồng trực tiếp làm đại lý của công ty, lúc này công ty sẽ giao thẳng hàng hóa tới các đại lý. Đại lý xăng dầu có chức năng như các cửa hàng xăng dầu, đó là bán trực tiếp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, chỉ khác là người đứng đầu đại lý là các hộ kinh doanh cá thể. Bảng 7 và bảng 8 thể hiện rõ doanh thu và số lượng xuất bán qua Tổng đại lý, đại lý như sau: doanh thu có tăng nhưng tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu bán hàng ngày càng giảm qua các năm, số lượng xuất bán cũng giảm dần. Năm 2007, doanh thu phương thức bán hàng này đạt 962.452 triệu đồng, chiếm 20,51% về tỷ trọng. Doanh thu năm 2007 giảm là do số lượng bán ra đã giảm 18.460.256 lít. Đến năm 2008, doanh thu bán buôn cho Tổng đại ly, đại lý đã cải thiện được tình hình năm trước và tăng lên 383.782 triệu đồng, đạt 1.346.234 triệu đồng, tốc độ biến động là 39,88%. Nguyên nhân chung của việc doanh thu tuy có tăng qua các năm là do giá bán xăng dầu gia tăng mà đỉnh điểm là năm 2008, năm có nhiều biến động tình hình xăng dầu thế giới, trong năm này tình hình giá cả xăng dầu trong nước có đến 12 lần thay đổi giá. Doanh thu tăng không ảnh hưởng từ số lượng xuất bán, bởi vì sản lượng xăng dầu tiêu thụ qua Tổng đại lý, đại lý giảm liên tục qua 3 năm. Hiện nay, các công ty cạnh tranh cùng ngành luôn có những hình thức hấp dẫn thu hút sự quan tâm của các đại lý đó là thời hạn thanh toán tiền hàng lâu hơn, định mức công nợ, hoa hồng đại lý cao…Chính các chính sách này đã làm không ít các đại lý chuyển sang phân phối hàng hóa từ các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Thêm vào đó, một vài đại lý vì mục đích lợi nhuận quá nhiều nên đã pha trộn những hàng hóa không đúng chất lượng vào bán chung với nguồn hàng từ công ty giao xuống, từ việc làm này đã làm cho người tiêu dùng mất lòng tin đối với sản phẩm xăng dầu mang thương hiệu Petrolimex. Chính vì thế, công ty xăng dầu Tây Nam Bộ đã chấm dứt hợp đồng với những đại lý không thực hiện đúng những điều khoản mà hai bên đã ký kết. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ GVHD: Th.S Ngô Mỹ Trân 62 SVTH: Trương Thị Hương Lan c) Bán lẻ Là hình thức giao dịch trực tiếp giữa công ty và người tiêu dùng thông qua các cửa hàng xăng dầu nằm trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Qua bảng 7 (trang 59) thể hiện doanh thu của phương thức bán lẻ tăng dần qua 3 năm, năm sau tăng một lượng luôn nhiều hơn năm trước. Doanh thu bán lẻ xăng dầu liên tục gia tăng một mặt là vì giá cả xăng dầu biến động mạnh, mặt khác do đời sống nhân dân được cải thiện, cùng với nhu cầu đi lại ngày càng nhiều nên việc mua sắm các phương tiện lưu thông trở nên phổ biến và dễ dàng từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng lớn. Chính vì vậy mà sản lượng bán lẻ xăng dầu ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng doanh thu. Sản lượng xăng dầu chính xuất bán năm 2006 là 33.231.123 lít, năm 2007 là 38.340.025 lít, năm 2008 là 43.776.590 lít. Cụ thể, doanh thu bán lẻ năm 2006 là 293.837 triệu đồng, năm 2007 tăng thêm một lượng 67.844 triệu đồng, tương đương tăng 23,09%. Đến năm 2008, doanh thu này tiếp tục tăng 61,38% và đạt mức cao 583.669 triệu đồng, chiếm 8,24% về tỷ trọng.  Bán tái xuất Bán tái xuất là phương thức bán theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng nước ngoài, chủ yếu là Campuchia. Đây là việc thực hiện sự ủy nhiệm của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam bởi vì khách hàng từ Campuchia đặt hàng với Tổng công ty sau đó T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf
Tài liệu liên quan