Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty khá cao, đạt mức 24,92% tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,2492 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2009, ROE tăng so với năm 2008, lên 30,14%. Do trong năm 2009, do lợi nhuận công ty tăng 39,6% so với năm 2008 trong khi vốn chủ sở hửu chỉ tăng 15%, vì vậy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng. Sang năm 2010, ROE giảm xuống rất mạnh chỉ còn 16,08%, do lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 1,6% so với năm 2009 trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân tăng mạnh tăng tới 84,4%. Do hoạt động mở rộng quy mô sản xuất nên công ty đã vay vốn nhiều từ các ngân hàng và chịu chi phí lãi vay cao nên dẫn đến lợi nhuận giảm xuống. Trong thời gian tới hoạt động mở rộng sản xuất đi vào ổn định thì lợi nhuận sau thuế của công sẽ tăng lên đáng kể.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt là đối với tôm thẻ ngày càng được ưu chuộng và tăng rất cao qua từng năm. Đây là thế mạnh công ty cần tiếp tục phát huy đồng thời giữ được mức tăng trưởng tốt qua từng năm.
4.2.2. Phân tích tình hình thu nhập tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty, tuy nhiên đây cũng là 1 nguồn doanh thu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính.
Doanh thu hoạt động tài chính được hình thành từ các nguồn như lãi tiền gửi, lãi do chênh lệch tỷ giá.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH THU NHẬP TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Lãi tiền gửi
419,5
54,4
7.423,8
(365,1)
(87,0)
7.369,4
13.546,7
Lãi chênh lệch tỷ giá
165,4
6,7
899,2
(158,7)
(95,9)
892,5
13.320,9
Tổng cộng
584,9
61,1
8.313
(523,8)
(89,6)
8.251,9
13.505,6
( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Doanh thu từ hoạt động tài chính qua 3 năm qua có sự biến động rất lớn và rất không ổn định. Năm 2009, hầu hết các khoản thu đều giảm mạnh như lãi tiền gửi giảm 87%, lãi chênh lệch tỷ giá giảm 95,9%. Nhưng đến năm 2010 thì hoàn toàn ngược lại, tất cả các khoảng thu đều tăng và tăng một cách rất mạnh, tốc độ tăng từ 4 đến 5 con số, cụ thể lãi tiền gửi tăng 7.369,4 triệu đồng tương đương với tăng 13.546,7%,lãi chênh lệch tỷ giá tăng 892,5 triệu đồng tương đương tăng 13.320,9% và doanh thu từ hoạt động tài chính khác tăng 2.417 triệu đồng tương đương 1.070,9%.
Năm 2009, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty giảm mạnh là do lãi từ tiền gửi của công ty giảm đến 87%, lãi chênh lệch tỷ giá giảm 95,9% so với cùng kì năm 2008. Năm 2009, do tiền gửi ngân hàng của công ty được rút ra sử dụng cho đầu tư sản xuất, và gửi lại ngân hàng vào những tháng cuối năm, nên lãi tiền gửi không cao, và đã giảm khá mạnh so với năm 2008.
Năm 2010, lãi tiền gửi trở thành nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động tài chính. Tính đến cuối năm 2010, tiền gửi ngân hàng của công ty đạt 7.423,8 triệu đồng, tăng rất nhiều lần so với năm 2009. Đồng thời, lãi do chênh lệch tỷ giá cũng tăng rất mạnh. Lãi do chênh lệch tỷ giá năm 2010 đạt 899,2 triệu đồng, tăng 892,5 triệu đồng.
Nhìn chung doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng lên góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên sự biến động tăng giảm của các hoạt động làm tăng doanh thu hoạt động tài chính không ổn định và có sự chênh lệch rất lớn qua từng năm. Do đó, công ty nên chú ý hoạt động doanh thu tài chính để có thể góp phần tăng lợi nhuận ở mức ổn định.
4.2.3. Phân tích thu nhập khác
BẢNG 5: TÌNH HÌNH THU NHẬP KHÁC CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
DT HĐTC khác
265,2
225,7
2.642,7
(188)
(70,9)
2.417
1.070,9
Tổng cộng
265,2
225,7
2.642,7
(188)
(70,9)
2.417
1.070,9
( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng ta thấy nguồn thu nhập khác của công ty có sự biến động rất lớn và không ổn định. Năm 2009 giảm 188 triệu đồng tươn đương với giảm 70,9 so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010 thì lại tăng rất mạnh tăng lên đến 2.417 triệu đồng tức tương đương với tăng 1070,9% so với năm 2009.
Nguồn thu nhập khác tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu, tuy nhiên sự biến động đột biến của nguồn thu nhập này sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu. Do đó công ty cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa làm tăng nguồn thu nhập khác một cách ổn định qua từng năm.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
4.3.1. Phân tích chi phí giá vốn hàng bán
BẢNG 6: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Tôm thẻ
65.099,8
151.271,7
417.304,7
86.171,9
132,4
266.033
175,9
Tôm sú
82.854,3
184.887,7
327.882,3
102.033,4
123,1
142.994,6
77,3
Giá vốn hàng bán
147.954,1
336.159,4
745.187
188.205,3
127,2
409.027,6
121,7
( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng trên, ta thấy trong 3 năm 2008 – 2010, giá vốn hàng bán đều tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng đến 138,7%. Năm 2009, giá vốn hàng bán có mức tăng cao nhất trong 3 năm, đạt hơn 336.159,4 triệu đồng, tăng 127,2% so với năm 2008. Năm 2010, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng mạnh, đạt 745.187 triệu tăng 121,7 % so với năm 2009.
Năm 2009, giá vốn hàng bán của tôm thẻ là 151.271,7 triệu đồng tăng 86.171,9 triệu đồng tức là tăng 132,4% so với năm 2008. Đối với tôm sú là 184.887,7 triệu đồng tăng 142.994,6 triệu đồng tức tăng 123,1%.
Năm 2010, giá vốn hàng bán của tôm thẻ tiếp tục tăng lên 417.304,7 triệu đồng, tăng lên 266.033 triệu đồng tức tăng 175,9% so với năm 2009, đây cũng là mức tăng cao nhất trong 3 năm. Còn đối với tôm sú trong năm này cũng tăng lên 327.882,3 triệu đồng, tăng 142.994,6 triệu đồng tức tăng 77,3%.
Do sản phẩm tôm thẻ ngày càng được ưu chuộng và DTBH & CCDV của loại tôm này ngày càng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Trong khi đó đối với tôm sú thì chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng có xu hướng ngày càng tăng chậm lại.
Giá vốn hàng bán luôn tăng cao là do hoạt động sản xuất các sản phẩm thủy sản được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Vì vậy, số lượng nguyên vật liệu sản xuất, nhân công sản xuất, khấu hao tài sản cố định vv… đều tăng mạnh để đáp ứng sự phát triển sản xuất của công ty. Bên cạnh đó, yếu tố giá cả cũng tác động không nhỏ đến việc gia tăng các loại chi phí đầu vào của công ty.
Nhìn chung giá vốn hàng bán của công ty ngày càng có xu hướng tăng mạnh nên sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của công ty. Do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nên công ty cần có những biện pháp điều chỉnh, tiết kiệm để góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
4.3.2. Phân tích chi phí bán hàng
BẢNG 7: CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
CP nhân viên
426,9
497,8
537,7
70,9
16,61
39,9
8,02
CP vật liệu bao bì
1,2
7,2
18,0
6
500
10,8
150
CP dụng cụ đồ dùng
1,7
10,2
25,5
8,5
500
15,3
150
CP bảo hành sản phẩm
48,45
145,35
334,3
96,9
200
188,95
130
CP dịch vụ mua ngoài
1.317,3
6.374,2
15.215.3
5.056,9
383,88
8.841,1
138,70
CP bằng tiền khác
12,57
75,52
150,8
62,95
500,8
75,28
99,68
Tổng CP
1.838,1
7.110,3
16.281,6
5272,2
286,8
9171,3
129
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng trên ta thấy chi phí bán hàng của công ty tăng rất mạnh qua từng năm, cụ thể năm 2009 chi phí bán hàng của công ty tăng thêm 5272,2 triệu đồng tương đương với 286,8%. Tuy nhiên đến năm 2010 thì tốc độ tăng của chi phí bán hàng chậm lại so với năm 2009, tăng 9171,3 triệu đồng tương đương với 129%.
Năm 2009, chi phí bán hàng tăng rất mạnh là do chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí bán hàng tăng đột biến trong năm 2009. Năm 2009, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 5.056,9 triệu đồng tăng 383,88% so với năm 2008, nguyên nhân của sự tăng chi phí đột biến là do công ty liên kết với nhiều đối tác mới đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu,. Đến năm 2010, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng ở mức 138,7% tương đương với tăng 8.841,1 triệu đồng. Chi phí này có xu hướng ngày càng tăng và càng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí bán hàng, điều này chứng tỏ công ty hợp tác rất tốt với các nhà cung cấp, dịch vụ bên ngoài, với các công ty thương mại.
Chi phí nhân viên bán hàng, chi phi bảo hành sản phẩm và chi phí bằng tiền khác cũng tăng lên theo từng năm. Mức lương của nhân viên bán hàng ngày càng được tăng lên nhưng tốc độ tăng hơi chậm và không đồng đều, năm 2009 tăng 16,61% so với năm 2008, năm 2010 tăng 8,02%. Chi phí bảo hành cũng tăng lên do công ty ngày càng chú trọng dịch vụ sau bán hàng và để củng cố thương hiệu cho mình. Năm 2009 chi phí bảo hành sản phẩm tăng 96,9 triệu đồng tương đương 200% so với năm 2008. Năm 2010 chi phí này tăng nhưng không mạnh như năm 2009 chỉ tăng 130% tương đương tăng 188,95 triệu đồng.
Như vậy, tuy năm 2009, chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty tăng rất cao, song nhờ những chính sách tiết kiệm chi phí, chi phí bán hàng đã giảm, góp phần vào tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nhiều giải pháp tiết kiệm, sử dụng chi phí bán hàng, chi phí bằng tiền khác hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty.
4.3.3. Phân tích chi phí QLDN
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khá quan trọng, phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý doanh nghiệp của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm các khoản mục như chi phí nhân viên quản lý (CP nhân viên quản lý), chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp (CP KH TSCĐ), thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
BẢNG 8: CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
CP nhân viên quản lý
849,7
1.331,5
1.197,8
481,8
56,7
(133,7)
(10,0)
CP đồ dùng văn phòng
239,2
207,6
81,4
(31,6)
(13,2)
(126,2)
(60,8)
CP KH TSCĐ
143,2
151,2
152,2
8
5,6
1
0,7
Thuế, Phí và lệ phí
5,6
39
37,1
33,4
596,4
(1,9)
(4,9)
CP dịch vụ mua ngoài
326,2
406,1
244,7
79,9
24,5
(161,4)
(39,7)
CP bằng tiền khác
365,1
569
737,8
203,9
55,8
168,8
29,7
Tổng CP
1.929
2.704,4
2.451
775,4
40,2
(253.4)
(9,4)
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2008- 2010 cũng có biến động nhưng không mạnh như các loại chi phi bán hàng, chi phí hoạt động tài chính và giá vốn hàng bán. Năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 775,4 triệu đồng tương đương với 40,2% so với năm 2008, đây cũng là năm chi phi quản lý doanh nghiệp tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2008-2010. Sang năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống 253,4 triệu đồng tức là giảm 9,4% so với năm 2009.
Năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều nhất là do tất cả các loại chi phí như chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài ở bộ phận quản lý và chi phí bằng tiền khác đều tăng. Nhưng đến năm 2010 thì ngược lại các loại chi phí như chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài ở bộ phận quản lý tất cả đều giảm dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm giảm xuống tới 9,4%.
Trong các năm 2008 – 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là hiệu quả nhất do các chi phí đều giảm cho thấy hiệu quả quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp rất tốt, góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho công ty.
4.3.4. Chi phí khác và chi phí thuế TNDN
BẢNG 9: TÌNH HÌNH CHI PHÍ KHÁC VÀ CHI PHÍ THUẾ TNDN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
CP thuế TNDN
315,3
440,2
433
124,9
39,61
(7,2)
(1,64)
CP khác
2,7
394,3
205,8
391,6
14.503,7
(188,5)
(47,8)
Tổng
318
834,5
638,8
516,5
162,4
(195,7)
(23,5)
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Chi phí thuế TNDN có sự biến động qua từng năm nhưng với biến động không nhiều. Năm 2009, chi phí thuế TNDN là 440,2 triệu đồng, tăng 124,9 triệu đồng tức tăng 39,61% so với năm 2008. Đến năm 2010 chi phí này biến động rất nhỏ và theo xu hướng có lợi, giảm 7,2 triệu đồng tương đương với giảm 1,64% so với năm 2009.
Chi phí thuế TNDN trong giai đoạn 2008 - 2010 có sự biến động tương đối không có sự tăng, giảm đột biến. Chi phí thuế TNDN ổn định sẽ góp phần quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn.
Ngược lại với chi phí thuế TNDN, chi phí khác lại có sự biến động rất mạnh mẽ. Năm 2008, chi phí khác là 2,7 triệu đồng nhưng sang năm 2009 lại tăng lên rất đáng kể là 394,3 triệu đồng, tăng đến 391,6 triệu đồng tương đương với 14.503,7% so với năm 2008, đây là năm mà có sự biến động chi phí khác theo hướng tăng lên cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2010. Sự biến động của chi phí khác trong năm 2009 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tổng chi phí của công ty. Đến năm 2010, chi phí khác giảm xuống đáng kể tuy nhiên vẫn còn ở mức khá cao 205,8 triệu đồng, tức giảm 188,5 triệu đồng tương đương với giảm 47,8% so với năm 2009.
Trong sự biến động của các loại chi phí thì chi phí khác có sự biến động cao nhất. Trong những năm tới công ty cần chú ý đến loại chi phí này bởi vì có sự biến động đột biến qua từng năm. Kiểm soát đươc sự biến động mạnh của chi phí khác sẽ góp phần làm giảm tổng chi phí do đó sẽ làm tăng mức lợi nhuận cho công ty.
4.4. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
4.4.1. Lợi nhuận thuần bán hàng
BẢNG 10: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THUẦN TỪ BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
1. DT BH & CCDV
156.654,8
353.997,4
768.421,4
197.342,6
125,97
414.424
117,07
2. Các khoản giảm trừ DT
0
0
3,4
0
0
3,4
0
3. Tổng chi phí
151.719,2
345.961,1
763.914,5
194.241,9
128
417.953,4
120,8
- Giá vốn hàng bán
147.954,1
336.159,4
745.187
188.205,3
127,21
409.027,6
121,7
- CP bán hàng
1.838,1
7.110,3
16.281,6
5.272,2
286,8
9.171,3
129,0
- CP QLDN
1.927,0
2.691,4
2.445,9
764,4
39,67
(245,5)
(9,1)
LN thuần BH & CCDV
4.935,6
8.036,3
4.506,9
3.100,7
62,8
(3.529,4)
(43.9)
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ) với chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nhìn chung qua 3 năm 2008 – 2010 lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động tương đối mạnh. Năm 2009, lợi thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3.100,7 triệu đồng tương đương tăng 62,8% so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010 lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm xuống 3.529,4 triệu đồng tức giảm 43,9% so với năm 2009.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tăng lợi nhuận bán hàng năm 2009:
ΔLợi nhuận(2009) = Lợi nhuận (2009) - Lợi nhuận (2008)
= 8.036,3 - 4.935,6 = 3.100,7 triệu đồng
Do các nhân tố sau đây ảnh hưởng:
Doanh thu bán hàng +197.342,6
Giá vốn hàng bán -188.205,3
Chi phí bán hàng -5.272,2
CP QL doanh nghiệp -764,4
Cộng + 3.100,7
Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng tăng
Doanh thu bán hàng: doanh thi bán hàng làm lợi nhuận thuần bán hàng tăng thêm 197.342,6 so với năm 2008. Đây là nhân tố làm gia tăng lợi nhuận cao nhất.
Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng giảm
Tổng các giá trị làm giảm lợi nhuận là 194.241,9 triệu đồng, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận thấp nhất
Doanh thu bán hàng giúp cho giá trị lợi nhuận tăng thêm 197.342,6 triệu đồng. Các chi phí cũng tăng làm giảm lợi nhuận thuần bán hàng 194.241,9 triệu đồng. Như vậy, giá trị tăng lợi nhuận lớn hơn giá trị làm giảm lợi nhuận là 3.100,7 triệu đồng. Vì vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận thuần bán hàng của công ty trong năm 2009 tăng là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, các chi phí có tăng nhưng giá trị tăng thấp hơn giá trị tăng của doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong năm 2009 khá hiệu quả.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thuần của công ty năm 2010:
ΔLợi nhuận(2010) = Lợi nhuận (2010) - Lợi nhuận (2009)
= 4.506,9 - 8.036,3 = - 3.529,4 triệu đồng
Do các nhân tố sau đây ảnh hưởng:
Doanh thu bán hàng +414.424
Các khoản giảm trừ - 3,4
Chi phí bán hàng -9.171,3
Giá vốn hàng bán -409.027,6
CP QL doanh nghiệp +245,5
Cộng 3.532,8
Các nhân tố làm lợi nhuận thuần bán hàng tăng:
Tổng các nhân tố là giá trị lợi nhuận thuần tăng là 414.669,5 triệu đồng. Trong đó doanh thu bán hàng vẫn là yếu tố làm tăng lợi nhuận bán hàng nhiều nhất (tăng 414.424 triệu đồng), tiếp đến là chi phí quản lý doanh nghiệp cũng góp phần làm tăng lợi nhuận bán hàng (tăng 245,5 triệu đồng)
Do chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận thuần bán hàng nên chi phí quản lý doanh giảm giúp cho lợi nhuận tăng thêm giá trị tương ứng.
Các nhân tố làm lợi nhuận thuần bán hàng giảm:
Tổng giá trị các nhân tố làm lợi nhuận giảm là 418.202,3 triệu đồng. Bao gồm:
Giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận thuần bán hàng giảm 409.027,6 triệu đồng. Đây cũng là nhân tố làm lợi nhuận thuần bán hàng giảm nhiều nhất.
Chi phí quản lý bán hàng làm lợi nhuần thuần bán hàng giảm 9.171,3 triệu đồng.
Các khoản giảm trừ doanh thu làm lợi nhuận thuần bán hàng giảm 3,4 triệu đồng.
Như vậy hai nhân tố doanh thu bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp làm tăng lợi nhuận 414.669,5 triệu đồng. Các khoản chi phí giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí bán hàng làm giảm lợi nhuận 418.202,3 triệu đồng. Vì vậy lợi nhuận thuần bán hàng của công ty đạt được là giảm 418.202,3 - 414.669,5 =3.532,8 triệu đồng.
Qua phân tích trên ta thấy lợi nhuận thuần bán hàng của công ty tăng trong năm 2009, nhưng lại giảm trong năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận thuần bán hàng là do chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tăng. Trong đó nhân tố giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận thuần bán hàng và tiếp đó là chi phí bán hàng.
4.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
BẢNG 11: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu HĐTC
852,7
292,3
10.965,7
(560,4)
(65,7)
10.673,4
3.651,.5
CP HĐTC
4.549,4
3.761,1
12.460,3
(7883)
(17,3)
8.699,2
231,3
Lơi nhuận
(3.696,7)
(3.468,8)
(1.494,6)
227,9
(6,2)
1.974,2
(56,9)
( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm qua đề đạt ở mức âm. Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động tài chính là âm 3.468,8 triệu đồng giảm 6,2% so với năm 2008. Năm 2010, lợi nhuận là âm 1.494,6 triệu đồng giảm 56,9% so với năm 2009.
Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty âm qua hàng năm là điều bình thường do công ty đang trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nên công ty đã tranh thủ huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho các dự án nhà máy mới, trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng.
4.3.3. Lợi nhuận sau thuế
BẢNG 12 : TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng Doanh thu
159.424
354.517,9
780.910
195.093,9
122,4
426.392,1
120,27
- DT thuần BH & CCDV
156.654,8
353.997,4
768.418
197.342,6
125,9
414.420,6
117,1
- Doanh thu tài chính
852,7
292.3
10.965,7
(560,4)
(65,7)
10.673,4
3.651,5
- Thu nhập khác
1.916,5
228,2
1.526,8
(1.688.3)
(88,1)
1.298,6
569,06
2. Tổng chi phí
156.271,3
350.116,5
776.580,6
193.755,4
124,1
426.553,9
121,9
- Giá vốn hàng bán
147.954,1
336.159,4
745.187
188.205,3
127,21
409.027,6
121,7
- Chi phí bán hàng
1.838,1
7.110,3
16.281,6
5.272,2
286.8
9.171,3
129,0
- CP QLDN
1.927,0
2.691,4
2.445,9
764,4
39.67
(245,5)
(9,1)
- Chi phi tài chính
4.549,4
3.761,1
12.460,3
(788,3)
(17.33)
8.699,2
231,3
- Chi phí khác
2,7
394,3
205,8
391,6
14.503,7
(188,5)
(47,8)
3.Thuế TNDN
315,3
440,2
433
124,9
39,61
(7,2)
(1,64)
Lợi nhuận sau thuế
2.837,4
3,961,2
3.896,4
1.113,8
39,6
(64,8)
(1,6)
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua bảng, ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua hàng năm đều có xu hướng tăng. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 2.837,4 triệu đồng, sang năm 2009, lợi nhuận tăng thêm 1.113,8 triệu đồng, lên mức 3,961,2 triệu, tăng 42,8% so với cùng kỳ, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua của doanh nghiệp. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 3.896,4 triệu đồng, tuy giảm so với năm 2009 tăng giảm rất nhỏ giảm 1,6% so với năm 2009.
- Phân tích tích ảnh hưởng của các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008:
ΔLợi nhuận(2009) = Lợi nhuận (2009) - Lợi nhuận (2008)
= 3,961,2- 2.837,4 = 1.113,8 triệu đồng
Do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Nhân tố làm lợi nhuận tăng: +198.130,9
Doanh thu thuần bán hàng +197.342,6
Chi phí tài chính +788,3
Nhân tố làm lợi nhuận giảm: -196.882
Doanh thu tài chính -560,4
Thu nhập khác -1.688.3
Giá vốn hàng bán -188.205,3
Chi phí bán hàng -5.272,2
CP QL doanh nghiệp -764,4
Chi phí tài khác -391,6
Cộng +1.113,8
Nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế bao gồm doanh thu thuần bán hàng, chi phí tài chính. Trong đó, nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty cao nhất là doanh thu thuần bán hàng (+197.342,6 triệu đồng).
Nhân tố làm lợi nhuận sau thuế giảm bao gồm doanh thu tài chính, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Giá vốn hàng bán làm lợi nhuận giảm cao nhất (-188.205,3 triệu đồng).
Qua phân tích trên, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với năm 2008 là do các khoản doanh thu thuần bán hàng tăng cao, chi phí tài chính giảm xuống, trong đó doanh thu thuần bán hàng là nhân tố quan trọng nhất giúp cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Các chi phí của công ty trong năm 2009 đều tăng cao, nhưng giá trị tăng thấp hơn giá trị tăng của tổng doanh thu, điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng thêm 1.113,8 triệu đồng.
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2009:
ΔLợi nhuận(2010) = Lợi nhuận (2010) - Lợi nhuận (2009)
= 3.896,4 - 4.051 = - 64,8 triệu đồng
Do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Nhân tố làm lợi nhuận tăng: +426.833,3
Doanh thu bán hàng +414.420,6
Doanh thu tài chính +10.673,4
Thu nhập khác +1.298,6
CP QL doanh nghiệp +245,5
Chi phí khác +188,5
Thuế TNDN +7,2
Nhân tố làm lợi nhuận giảm: -426.898,1
Giá vốn hàng bán -409.027,6
Chi phí bán hàng -9.171,3
Chi phí tài chính -8.699,2
Cộng – 64,8
Nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, thu nhập khác, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phi khác thuế TNDN. Trong đó nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế cao nhất là doanh thu bán hàng (+414.420,6 triệu đồng).
Nhân tố làm lợi nhuận sau thuế giảm bao gồm giá vốn hàng bán,chi phí bán hàng, chi phí tài chính. Giá vốn hàng bán làm lợi nhuận sau thuế giảm cao nhất.
Như vậy lợi nhuận sau thuế của công ty giảm là do chi phí giá vốn hàng bán tăng mạnh cùng với chi phí bán hàng và chi tài chính cũng tăng đột biến theo. Lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2009 nhưng với tỷ lệ rất thấp (-1,6%). Do đó nhìn chung thì trong năm công ty vẫn đạt hiệu quả tốt, mức lợi nhuận được giữ ở mức cao.
Chương 5
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU
THỦY SẢN ÂU VỮNG
5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
5.1.1. Đánh giá khả năng sinh lời
BẢNG 13: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2010
LN sau thuế (1)
Triệu đồng
2.837,5
3.961,3
3.896,9
DT thuần (2)
Triệu đồng
156.654,8
353.997,4
768.418
Vốn chủ sở hữu bình quân (3)
Triệu đồng
11.387,9
13.143,9
24.236,6
Tổng tài sản bình quân (4)
Triệu đồng
63.443,2
108.428,2
229.253,2
Tỷ suất lợi nhuần ròng trên doanh thu (ROS) (1)/(2)
%
1,81
1,12
0,51
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên chủ sở hữu (ROE) (1)/(3)
%
24,92
30,14
16,08
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) (1/)(4)
%
4,47
3,65
1,70
( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
5.1.1.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty giảm dần. . Nếu năm 2008, ROS là 1,81%, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,0181 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2009, 2010, ROS giảm chỉ còn 1,12% và 0,51%. Nguyên nhân ROS giảm trong năm 2009 là do doanh thu thuần tăng mạnh đến 126% nhưng các chi phí của công ty cũng tăng cao so với năm 2008, như giá vốn hàng bán tăng đến 127.21%, chi phí bán hàng tăng 286.8%, chi phí quản lý tăng 39.67%... đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 39,6%, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm. Năm 2010, do tình hình giá cả đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nên giá vốn hàng bán và các chi phí khác tăng chậm lại, tuy nhiên vẩn cao hơn mức tăng của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh hơn so với năm 2009, đưa ROS xuống còn 0,51%. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của công ty trở nên cao hơn, tăng hiệu quả sản xuất.
5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Âu Vững.doc