MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Không gian nghiên cứu 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Tổng quan về một số nghiệp vụ kinh doanh chính và rủi ro của Ngân hàng thương mại 4
2.1.2 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 11
2.1.3 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .19
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu và thông tin 19
2.2.3 Phương pháp phân tích 19
Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 20
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 20
3.2 CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 20
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 21
3.3.1 Sơ đồ tổ chức 21
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 22
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 24
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 24
4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn 24
4.1.2 Phân tích nghiệp vụ tín dụng 30
4.1.3 Phân tích các nghiệp vụ trung gian 38
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 43
4.2.1 Phân tích thu nhập và chi phí 43
4.2.2 Phân tích lợi nhuận 50
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 53
4.3.1 Phân tích rủi ro vốn chủ sở hữu 53
4.3.2 Phân tích rủi ro tín dụng 53
4.3.3 Phân tích rủi ro lãi suất 54
4.3.4 Phân tích rủi ro ngoại hối 55
4.3.5 Phân tích rủi ro thanh khoản 56
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU
5.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 58
5.2 Một số biện pháp tăng trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng 62
5.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và phát hành thẻ 65
5.4 Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh 67
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1 Kết luận 68
6.2 Kiến nghị 69
6.2.1 Đối với Nhà nước và các bộ, ngành chức năng có liên quan 69
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 70
6.2.3 Đối với Ngân hàng Ngoại thương Trung ương 71
6.2.4 Đối với chính quyền địa phương 72
6.2.5 Đối với khách hàng của chi nhánh 72
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i có kỳ hạn dưới 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng là tương đối phù hợp.
Phát hành kỳ phiếu: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động từ khách hàng, là một công cụ huy động vốn rất hữu hiệu của ngân hàng. So với năm 2005, năm 2006 vốn từ phát hành kỳ phiếu tăng 253.37 (%). Đến năm 2007, phát hành kỳ phiếu giảm 75.54 (%)
Tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán: có xu hướng giảm dần.
+ Vốn huy động từ NSNN, TCTD: chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong vốn huy động từ khách hàng, có biến động nhỏ qua hàng năm chủ yếu gồm các khoản tiền gửi của các ngân hàng khác nhằm phục vụ công tác thanh toán và của các cơ quan nhà nước trong địa bàn.
4.1.2 Phân tích nghiệp vụ tín dụng
Bảng 4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Số tiền
Số tiền
1. Tiền mặt và chứng từ có giá
12,092
21,119
32,025
2. Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước
16,945
33,234
37,145
3. Mua tín phiếu Kho bạc nhà nước
500
500
500
4.Quan hệ trong hệ thống
,,,,46,555
19,601
269,484
5. Quan hệ tín dụng với khách hàng
1,148,157
994,859
1,065,034
6. Kinh doanh ngoại tệ
0
0
22
7. Tài sản cố định
6,941
6,872
6,055
8. Tài sản khác
210
625
312
Tổng tài sản
1,231,400
1,076,810
1,410,577
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Phân tích tổng quát tình hình tăng trưởng tín dụng
+ Quan hệ tín dụng với khách hàng: là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, từ 2005 đến năm 2006, luôn chiếm tỷ trọng trên 90 (%) trong tổng tài sản nhưng đến năm 2007, tỷ trọng này là 75.5 (%). Hoạt động tín dụng tăng trưởng không ổn định. Từ năm 2005 đến năm 2006, tổng cho vay và chiết khấu chứng từ có giá giảm 153,298 (triệu đồng), tỷ lệ giảm là 12.45(%). Do thực hiện mục tiêu phấn đấu của hệ thống ngân hàng ngoại thương đảm bảo tăng trưởng đi đôi với an toàn tín dụng nên ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng, bên cạnh đó hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu tín dụng giảm. Từ năm 2006 đến năm 2007, hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng trở lại, tăng 70,175 (triệu đồng), tỷ lệ tăng là 6.52 (%). Có được điều này là nhờ sự phấn đấu thực hiện những biện pháp tăng dư nợ và chất lượng tín dụng bằng cách mở rộng sang các lĩnh vực khác. Tỷ lệ tăng không nhiều do có quá nhiều ngân hàng cạnh tranh trên cùng địa bàn dẫn đến thị phần bị chia sẻ, công tác khách hàng còn nhiều điểm chưa đáp ứng được tình hình mới như việc tiếp cận khách hàng còn hạn chế, kỹ năng chăm sóc khách hàng của chi nhánh chưa mang tính chuyên nghiệp
Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn
Bảng 5: THỐNG KÊ DƯ NỢ, NỢ XẤU, DOANH SỐ CHO VAY,
DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Dư nợ
Ngắn hạn
1,013
88.24
884
87.70
944
87.90
-129
-12.73
60
6.79
Trung, dài hạn
135
11.76
124
12.30
130
12.10
-11
-8.15
6
4.84
Tổng
1,148
100.00
1,008
100.00
1,074
100.00
-140
-12.20
66
6.55
Nợ xấu
Ngắn hạn
1
3.13
1
5.26
1
5.56
0
0.00
0
0.00
Trung,dài hạn
31
96.88
18
94.74
17
94.44
-13
-41.94
-1
-5.56
Tổng
32
100.00
19
100.00
18
100.00
-13
-40.63
-1
-5.26
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
7,361
99.50
8,356
99.42
7,882
99.31
995
13.52
-474
-5.67
Trung, dài hạn
37
0.50
49
0.58
55
0.69
12
32.43
6
12.24
Tổng
7,398
100.00
8,405
100.00
7,937
100.00
1,007
13.61
-468
-5.57
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
7,436
99.53
8,485
99.30
7,822
99.38
1,049
14.11
-663
-7.81
Trung,dài hạn
35
0.47
60
0.70
49
0.62
25
71.43
-11
-18.33
Tổng
7,471
100.00
8,545
100.00
7,871
100.00
1,074
14.38
-674
-7.89
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Tình hình dư nợ
Với mũi nhọn là ngành chế biến thủy sản xuất khẩu nên đặc thù của chi nhánh là đầu tư tín dụng tập trung cho ngành thủy sản. Do vậy bất kỳ biến động nào ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Năm 2006, việc xuất khẩu hàng thủy sản gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng căng thẳng hơn dẫn đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp có phần giảm sút so với năm trước. Bên cạnh đó, việc ngân hàng thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững đi đôi với an toàn tín dụng nên đã thận trọng hơn trong việc đầu tư tín dụng. Các yếu tố đó đã làm cho tổng dư nợ giảm 12.2 (%) so với năm 2005. Trong đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là chủ yếu luôn chiếm hơn 85 (%) qua các năm nên năm 2006 dư nợ ngắn hạn giảm 12.73 (%) gần tương ứng với tỷ lệ giảm của dư nợ.
Hình 6: Tình hình dư nợ của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
Bước sang năm 2007, trong hoàn cảnh tỉnh nhà phải đối mặt với những khó khăn như: thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh…nhưng nhờ có sự điều hành, chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình địa phương nên tỉnh đã tạo ra những bước đột phá mới thúc đẩy tình hình kinh tế-xã hội phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 12.35(%), đây là mức tăng trưởng cao so với những năm vừa qua và so với mặt bằng chung của cả nước. Những nhân tố đó tạo nền tảng cho sự phát triển của hoạt động Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau. Bên cạnh đó, chi nhánh tích cực mở rộng tín dụng sang các lĩnh vực khác như thương nghiệp, lương thực và chú trọng hơn đến định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thành phần kinh tế cá thể. Điều này làm cho dư nợ có sự tăng trưởng trở lại. Dư nợ ngắn hạn tăng 6.79 (%), dư nợ trung và dài hạn tăng 4.84 (%). Tất cả đã làm tổng dư nợ tăng 6.55 (%), tốc độ tăng không nhiều cho thấy công tác tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Tình hình nợ xấu
Tình hình nợ xấu tại chi nhánh có sự chuyển biến tích cực biểu hiện nợ xấu giảm liên tục qua các năm. Năm 2006, nợ xấu giảm đáng kể tỷ lệ giảm là 40.63 (%) so với năm 2005, đến năm 2007 tiếp tục giảm 5.26 (%). Trong đó, chủ yếu là do sự sụt giảm của nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn.
Hình 7: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
Đạt được những kết quả trên là nhờ ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro, đôn đốc thu hồi nợ, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro, tránh tập trung việc cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trình độ đạo đức và chuyên môn của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao…
Tuy nhiên, khi nhìn vào 2 biểu đồ giữa tình hình dư nợ và tình hình nợ xấu, ta thấy công tác tín dụng gặp phải vấn đề sau:
Cho vay ngắn hạn có qui mô lớn hơn cho vay trung và dài hạn biểu hiện qua dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nhưng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể chỉ khoảng 3-6 (%) trong tổng nợ xấu. Ngược lại, cho vay trung và dài hạn có qui mô nhỏ nhưng nợ xấu luôn hơn 90 (%) trong tổng nợ xấu. Điều này cho thấy việc cho vay trung và dài hạn đạt hiệu quả thấp, rủi ro cao và để hiểu rõ ta sẽ đi sâu phân tích nguyên nhân của nó.
Trên hình 9, các phần được tô đậm thể hiện là các nguyên nhân gây ra nợ xấu trung và dài hạn cho ngân hàng gồm các nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân do đảm bảo tín dụng và nguyên nhân từ người trung gian.
Nguyên nhân từ khách hàng
Nguyên nhân do ngân hàng
Nguyên nhân từ người trung gian liên quan
Nguyên nhân do đảm bảo tín dụng
Nguyên nhân khách quan
Nợ xấu trung và dài hạn
Hình 8: Các nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu
Khách hàng được chi nhánh cho vay trung và dài hạn chủ yếu gồm các thành phần kinh tế tư nhân cá thể vay để khắc phục hậu quả cơn bão số 5 và một phần cho vay các doanh nghiệp để đầu tư vào tài sản cố định và các dự án đầu tư.
Đối với cho vay khắc phục cơn bão số 5, ngân hàng thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ cho nên có thể nói yếu tố gây ra nợ xấu cho ngân hàng phát sinh từ người trung gian có liên quan. Định kì hàng tháng, cán bộ phụ trách nợ cho vay khắc phục bão số 5 đều bám địa bàn để thu hồi nợ, tuy nhiên kết quả thu hồi nợ vẫn còn rất hạn chế. Đa số các hộ đánh bắt đều thua lỗ nhiều hộ không thể cho tàu ra khơi. Bên cạnh đó, các tài sản dùng để đảm bảo tín dụng chủ yếu là những chiếc tàu và do đây là những khoản nợ tồn đọng kéo dài nhiều năm nên giá trị tài sản giảm do tàu đánh cá bị xuống cấp. Và mặc dù ngân hàng đã có đầu tư mới các tàu đánh bắt nhằm giúp khách hàng cải thiện tình hình tài chính để có khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng việc ra khơi đánh bắt của các hộ đem lại thu nhập thấp, lại thất thường do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi và gánh nặng khắc phục hậu quả do bão số 5 để lại nên thực sự khả năng trả nợ cho ngân hàng còn rất hạn chế. Đây chính là lý do chính làm cho cho vay trung và dài hạn có qui mô nhỏ nhưng nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra việc cho vay các doanh nghiệp có nợ xấu tập trung vào nợ của Công ty Xuất Nhập Khẩu Tân Phú, Công ty Xăng Dầu Cà Mau, Công ty Dịch vụ Thương mại Cà Mau kéo dài từ những năm trước, khả năng thu hồi còn hạn chế. Từ phía ngân hàng, do việc thẩm định các dự án trung và dài hạn là công việc khó khăn đòi hỏi sự am hiểu kiến thức ở nhiều lĩnh vực đối với cán bộ thẩm định nên ngân hàng gặp rủi ro là khó tránh. Thủ tục giải thể phá sản tiến hành chậm là những nguyên nhân khách quan khác mà ngân hàng không thể chủ động trong thu hồi nợ.
- Tình hình doanh số cho vay
Hình 9: Tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng Ngoại thương
Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
Tuy năm 2006, hoạt động tín dụng có giảm sút nhưng doanh số cho vay vẫn tăng với tỷ lệ 13.61(%). Trong cho vay ngắn hạn, ngân hàng mở rộng cho vay đối với các đối tượng đảm bảo các điều kiện theo các qui định tín dụng đặc biệt là mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh các thể có thế chấp tài sản góp làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng 13.52 (%). Đồng thời doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng 32.43 (%) do ngân hàng tiếp tục giải ngân cho các dự án phát sinh của năm trước như: dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, sản xuất thuốc GMP- kiểm tra tốt GLP và bảo quản tốt GSP” của Công ty Dược Cà Mau, cho vay cải tiến kĩ thuật – mua sắm thiết bị với công nghệ mới phục vụ chế biến hàng xuất khẩu giá trị cao đối với Công ty CAMIMEX, cho vay xây dựng cơ sở kinh doanh của Công ty Mai Vàng và một phần cho vay cán bộ công nhân viên và cho vay xây nhà mua đất đối với hộ cá thể có thế chấp bằng tài sản.
Bước sang năm 2007, doanh số cho vay giảm do các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu huy động vốn, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn vì ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn, cạnh tranh về lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho vay tín chấp đối với khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn thận trọng trong việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng vì trong tình trạng có ít khách hàng để lựa chọn thì rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu huy động vốn của các công ty cổ phần làm giảm nhu cầu vay vốn tín dụng. Những lý do đó làm doanh số cho vay giảm 5.57 (%) so với năm 2006. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn giảm 5.67 (%) còn doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn tăng 12.24 (%) do giải ngân tiếp tục cho các dự án xây dựng nhà máy, máy móc thiết bị sản xuất chả cá của Công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau, băng chuyền IQF 500kg/giờ của Công ty CAMIMEX và một phần cho vay xây nhà, mua đất đối với hộ cá thể có thế chấp bằng tài sản.
Tình hình doanh số thu nợ
Hình 10: Tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng Ngoại thương
Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
Công tác giám sát, thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc thu nợ tại ngân hàng luôn được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình hoạt động. Song hành cùng với mức độ tăng trưởng của doanh số cho vay, tình hình doanh số thu nợ cũng biến động theo. Năm 2006, doanh số thu nợ tăng 14.38 (%) so với năm 2005 và đến năm 2007 giảm 7.89 (%).
Phân tích chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng
Bảng 6: CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động (lần)
11.71
3.45
2.43
Tổng dư nợ/ tổng tài sản (%)
93.26
93.59
76.17
Thu nhập lãi/ doanh số cho vay(%)
1.07
1.08
1.26
Doanh số thu nợ/ tổng dư nợ (vòng)
6.51
8.48
7.33
Doanh số thu nợ/ doanh số cho vay
1.01
1.02
0.99
- Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để đầu tư tín dụng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2005 tình hình huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế, bình quân 11.71 (đồng) dư nợ mới chỉ có 1 (đồng) vốn huy động tham gia. Những năm tiếp theo, tình hình huy động vốn được cải thiện nhưng khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay của ngân hàng lại giảm sút. Năm 2006, bình quân 3.45 (đồng) dư nợ thì có 1 (đồng) vốn huy động tham gia, năm 2007 bình quân 2.43 (đồng) dư nợ thì có 1 (đồng) vốn huy động trong đó.
- Tổng dư nợ trên tổng tài sản
Từ năm 2005-2006, hiệu quả tín dụng của 1 (đồng) tài sản là rất cao biểu hiện cứ 1 (đồng ) tài sản thì trên 0.93 (đồng) được đầu tư vào hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy qui mô hoạt động tín dụng của chi nhánh rất lớn. Đến năm 2007, mức độ đầu tư tài sản cho hoạt động tín dụng có giảm sút nhưng vẫn ở mức phù hợp, cứ 1 (đồng) tài sản thì có 0.77 (đồng) tham gia hoạt động tín dụng, điều này giúp ngân hàng hạn chế rủi ro vì đầu tư tín dụng càng nhiều thì rủi ro càng lớn.
- Hệ số sinh lời vốn tín dụng
Qua 3 năm, hiệu quả tín dụng của ngân hàng không ngừng được nâng cao biểu hiện ở hệ số sinh lời vốn tín dụng tăng liên tục. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn còn tương đối chậm. Chi nhánh cần tích cực gia tăng doanh số cho vay đồng thời xác định lãi suất cho vay ở mức phù hợp và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Vòng quay vốn tín dụng
Nhìn chung tốc độ quay vòng vốn tín dụng của ngân hàng tuy có sự biến động qua các năm nhưng luôn đạt ở mức cao. Điều này cho thấy công tác thu nợ được thực hiện tốt, thời gian thu hồi nợ nhanh. Cụ thể, năm 2005 vòng quay vốn tín dụng là 6.51 (vòng), năm 2006 tăng thêm 1.97 (vòng) đạt 8.48 (vòng) và năm 2007 đạt 7.33 (vòng).
4.1.3 Phân tích các nghiệp vụ trung gian
Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu
Bảng 7: TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu USD
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Xuất khẩu
319
327
307
8
2.51
-20
-6.12
. Thanh toán tín dụng thư
143
151
148
8
5.59
-3
-1.99
. Thanh toán nhờ thu
20
9
30
-11
-55
21
233.33
. Thanh toán trực tiếp
156
167
129
11
7.05
-38
-22.75
II. Nhập khẩu
28
23
86
-5
-17.86
63
273.91
Tổng
347
350
393
3
0.86
43
12.29
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Xác định nghiệp vụ thanh toán quốc tế là nghiệp vụ đặc trưng của hệ thống ngân hàng ngoại thương, chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán về các mặt như: phí hạ, nhanh chóng, đảm bảo an toàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi đặt quan hệ với ngân hàng. Đó chính là yếu tố chính góp phần giúp ngân hàng vững mạnh về công tác thanh toán xuất nhập khẩu, làm tổng giá trị thanh toán tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2006, tỷ lệ tăng là 0.86 (%) so với năm 2005 và đến năm 2007, tỷ lệ tăng là 12.29 (%).
Hình 11: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng
Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
- Công tác thanh toán hàng xuất khẩu:
Năm 2006, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau tiếp tục duy trì các bạn hàng truyền thống ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông…Để mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp đã tìm kiếm những khách hàng mới như: Úc, Hàn Quốc, Nga…để nâng cao khả năng bán hàng trong thời gian tới. Mặt hàng xuất khẩu thanh toán qua chi nhánh bao gồm tôm, mực, cá, ghẹ…chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất là tôm đông. Hình thức thanh toán được khách hàng lựa chọn nhiều là thanh toán bằng hình thức tín dụng thư và thanh toán trực tiếp. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần nâng tổng giá trị thanh toán hàng thủy sản xuất khẩu qua chi nhánh tăng 2.51 (%) so với năm trước.
Tuy nhiên đến năm 2007, thị trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, bất lợi với những rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt hơn. Việc xuất khẩu vào Nhật Bản - vốn là thị trường lớn và chủ yếu có xu hướng giảm do các mặt hàng thủy sản của các doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh. Từ tháng 4 năm 2007, Nga đưa Việt Nam vào danh sách cấm xuất khẩu thủy sản vào thị trường này với lý do vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tôm sú của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với tôm thẻ chân trắng của các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Mặt khác, lĩnh vực thanh toán quốc tế không còn là lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau bởi lẽ các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã triển khai và chủ động chào mời rộng rãi đến các doanh nghiệp trong tỉnh. Những yếu tố trên làm cho tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu qua chi nhánh giảm 6.12(%) so với năm 2006.
- Công tác thanh toán hàng nhập khẩu
Do thị trường nhập khẩu tại địa bàn rất hạn chế do các doanh nghiệp chủ yếu nhập hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất như nhập các thiết bị sản xuất, hóa chất trong chế biến thủy sản chứ không kinh doanh hàng nhập nên giá trị nhập khẩu qua Chi nhánh không cao. Năm 2006, nhu cầu nhập các thiết bị sản xuất giảm nên giá trị thanh toán nhập khẩu giảm 17.86 (%) so với năm 2005. Đến năm 2007, giá trị thanh toán nhập khẩu tăng mạnh với tỷ lệ 173.91 (%) chủ yếu là các khoản thanh toán của Ban quản lý dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau nhập máy móc, dây chuyền, thiết bị vận hành nhà máy điện.
Tình hình phát hành và thanh toán thẻ
Bảng 8: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: thẻ
Loại
Sản phẩm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
THẺ GHI NỢ
ATM Connect 24
5,162
5,221
5,346
VISA DEBIT
0
0
434
MTV
0
61
270
THẺ TÍNDỤNG
VISA
3
3
18
MASTER
8
5
5
AMEX
3
2
5
Tổng
5,176
5,292
6,078
Qua các năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau liên tục áp dụng công nghệ tiên tiến và giao dịch tự động, không ngừng triển khai các đợt khuyến mãi phát hành thẻ. Tổng số lượng thẻ phát hành qua các năm tăng liên tục, nhiều nhất là năm 2007, tổng số thẻ phát hành đạt 6,708 (thẻ).
Đối với hoạt động phát hành thẻ ghi nợ, số lượng thẻ được phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ ATM connect 24. Với sự hỗ trợ của 5 điểm máy ATM và 9 máy EDC trong tỉnh cùng với thiết bị hỗ trợ thanh toán của toàn hệ thống Vietcombank, loại thẻ này được khách hàng ưa chuộng nhằm phục vụ cho việc rút tiền, chuyển khoản và thanh toán qua thẻ. Đối với hai sản phẩm thẻ Visa Debit và thẻ MTV nhờ vào những tính năng vượt trội đã có những bước phát triển nổi bật vào năm 2007.
Thẻ Vietcombank MTV
+ Là sản phẩm liên kết giữa thương hiệu nổi tiếng MTV, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tập đoàn thẻ Mastercard.
+ Độ an toàn về tài chính cao: Ngân hàng Vietcombank - Ngân hàng thương mại lớn và chuyên nghiệp nhất Việt Nam, với mạng lưới ngân hàng mạnh nhất và có mạng lưới rút tiền tự động ATM lớn nhất Việt Nam (hơn 400 máy ATM trên toàn quốc), hơn 5000 điểm chấp nhận thẻ và hàng nghìn các máy đọc thẻ tự động EDC trên toàn quốc của Vietcombank và 6 ngân hàng đại lý.
+ Tính toàn cầu : Thẻ MTV sẽ được chấp nhận ở 220 quốc gia với 7,5 triệu đối tác và 25.000 ngân hàng thành viên trên toàn thế giới.
+ Miễn phí rút tiền mặt tại mọi ATM của ngân hàng Vietcombank Việt nam, Rút tiền mặt tại mọi ATM của các ngân hàng đại lý của ngân hàng Vietcombank Việt Nam.
+ Thanh toán trực tiếp trên các máy cà thẻ điện tử EDC tại các đại lý chấp nhận thẻ MasterCard như: siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, khu du lịch, bệnh viện, câu lạc bộ….tại Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng để thanh toán trực tuyến mua hàng qua mạng…
- Thẻ Visa Debit: Thuận lợi của Visa Debit Card là phương thức thanh toán trực tiếp, nhờ đó khách hàng không phải lo các khoản rủi ro như khi dùng tiền mặt, như mất, tiền giả, mang vác, tính toán phải mang theo bao nhiêu tiền chi tiêu trong ngày... Visa và các thành viên hoạt động trên cơ sở chia sẻ thương hiệu và chia sẻ hạ tầng cơ sở, thẻ Visa Debit do một ngân hàng thành viên tại Việt Nam phát hành có thể sử dụng được tại bất kỳ các máy đọc thẻ điện tử tại các điểm bán hàng hoặc máy ATM của bất cứ ngân hàng nào trong hệ thống, trên toàn thế giới. Nhờ đó sự thuận lợi còn vượt trội thẻ ATM, khi thẻ ATM của ngân hàng nào chỉ sử dụng được tại máy của ngân hàng đó. Hiện nay trên thế giới Visa Debit Card được chấp nhận thanh toán tại 24 triệu điểm và hơn 1 triệu máy ATM. Riêng tại Việt Nam có hơn 6.100 điểm bán hàng và 500 máy ATM chấp nhận các loại thẻ Visa.
Với những đặc điểm nổi bật của 2 sản phẩm thẻ trên, tin chắc rằng sẽ được khách hàng đón nhận nhiều hơn trong thời gian sắp tới.
Đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng thực hiện phát hành 3 loại thẻ tín dụng quốc tế, gồm: thẻ Visa, Master và Amex (American Express). Thẻ cho phép:
+ Chi tiêu trước, trả tiền sau với thời hạn ưu đãi không tính lãi từ 16-46 ngày.
+ Mua sắm hàng hóa, vật dụng, đồ mỹ nghệ... tại các cửa hàng, siêu thị
+ Thanh toán dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch, mua vé máy bay…
+ Thanh toán tiền đặt báo chí, học phí, viện phí, đặt phòng khách sạn, đăng ký tour du lịch, đặt mua hàng hóa qua điện thoại, thư tín hoặc thực hiện các dịch vụ trên Internet.
+ Chi tiêu khắp nơi trên thế giới bằng bất cứ loại ngoại tệ nào, giao dịch bằng ngoại tệ sẽ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam để thanh toán lại cho VCB.
Tuy có nhiều tính năng đa dạng nhưng hiện nay nhu cầu của khách hàng còn ít, chủ thẻ chủ yếu là khách hàng thuộc các doanh nghiệp có nhu cầu đi công tác ở nước ngoài. Cho nên số lượng thẻ phát hành rất ít. Với tốc độ phát triển của Cà Mau hiện nay, tương lai thu nhập của người dân sẽ tăng và sự xuất hiện của các doanh nghiệp càng nhiều. Kéo theo đó là nhu cầu đi du lịch, học tập và công tác, làm việc…ở nước ngoài ngày càng nhiều. Ngân hàng cần quan tâm, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng này. Khi đó, công tác phát hành thẻ sẽ ngày càng hiệu quả hơn nữa.
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU
4.2.1 Phân tích thu nhập và chi phí
Phân tích cơ cấu thu nhập
Bảng 9: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Thu nhập lãi
78,893
91.78
91,353
91.09
100,310
90.24
12,460
15.79
8,957
9.80
II. Thu ngoài lãi
7,062
8.22
8,934
8.91
10,844
9.76
1,872
26.51
1,910
21.38
Tổng thu nhập
85,955
100.00
100,287
100.00
111,154
100.00
14,332
16.67
10,867
10.84
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
năm 2005, 2006, 2007)
Hình 12: Tình hình thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
Qua các năm hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn đạt hiệu quả và ngày càng nâng cao biểu hiện qua tốc độ tăng của tổng thu nhập. Năm 2006, tổng thu nhập tăng 16.67 so với năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ tăng là 10.84 (%). Qua biểu đồ ta thấy nhìn chung cơ cấu thu nhập của chi nhánh là hợp lý và được giữ vững qua các năm với hoạt động sinh lãi luôn tạo ra hơn 90 (%) tổng thu nhập, còn hoạt động cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác đem lại khoản gần 10 (%) tổng thu nhập. Trong đó, sự tăng trưởng đi đôi với an toàn trong hoạt động đầu tư tín dụng đã đem đến cho ngân hàng thu nhập lãi đáng kể, còn nghiệp vụ gửi tiền chủ yếu phục vụ cho công tác giao dịch thanh toán nên tỷ trọng trong thu nhập lãi ở mức thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự xuất hiện nhiều ngân hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt, công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn thì để đảm bảo hiệu quả kinh doanh các ngân hàng phải biết đa dạng hóa, nâng cao nguồn thu nhập của mình từ hoạt động khác để vừa hạn chế rủi ro, giảm bớt sức ép phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Chính vì lẽ đó, chi nhánh cũng đã không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, công tác chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm nhiều hơn đi kèm với hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nguồn thu nhập ngoài lãi không ngừng tăng qua các năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, tốc độ tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương cà mau.doc