MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .1
1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu .1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .1
1.2.1. Mục tiêu chung .1
1.2.2. Mục tiêu cụthể.2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .2
1.3.1. Không gian.2
1.3.2. Thời gian .2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đềtài .2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4
2.1. Phương pháp luận .4
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích hiệu quảkinh doanh.4
2.1.2. Đối tượng sửdụng để đánh giá, phân tích hiệu quảkinh doanh. .5
2.1.3. Một sốchỉtiêu phân tích .7
2.1.4. Tài liệu sửdụng trong phân tích kết quảkinh doanh .9
2.2. Phương pháp nghiên cứu .9
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu .9
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu.9
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀCÔNG TY CỔPHẦN MAY TIỀN
TIẾN.11
3.1. Lịch sửhình thành và phát triển .11
3.1.1. Giới thiệu tổng quan vềcông ty.11
3.1.2. Lịch sửhình thành .11
3.2. Chức năng và mục tiêu hoạt động .12
3.2.1. Chức năng .12
3.2.2. Mục tiêu hoạt động .12
3.3. Cơcấu tổchức quản lí .13
3.3.1. Sơ đồcơcấu tổchức .14
3.3.2. Chức năng của các phòng, ban trong công ty .15
3.3.3. Nguồn nhân lực.17
3.4. Tổchức công tác kếtoán .18
3.4.1. Sơ đồtổchức công tác kếtoán .18
3.4.2. Chức năng .18
3.5. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển.19
3.5.1. Thuận lợi.19
3.5.2. Khó khăn.20
3.5.3. Hướng phát triển .21
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔPHẦN MAY TIỀN TIẾN .22
4.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua
ba năm.22
4.2. Phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2006 .23
4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty qua ba năm .23
4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kếhoạch của công ty giai đoạn
2004-2006 .27
4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh .28
4.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006 .48
4.3.1. Phân tích tổng chi phí của công ty qua ba năm .50
4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tốcấu thành đến tổng chi phí của công ty .50
4.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004-2006 .53
4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận trước thuếcủa công ty qua ba năm .55
4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tốcấu thành đến lợi nhuận của công ty. .55
4.4.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kếhoạch của công ty qua
ba năm.57
4.5. Phân tích một sốchỉtiêu tài chính chủyếu .58
4.5.1. Nhóm chỉtiêu vềcơcấu đầu tư.58
4.5.2. Nhóm chỉtiêu vềkhảnăng thanh toán .60
4.5.3. Nhóm chỉtiêu vềlợi nhuận.62
4.6. Đánh giá sơlược tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai
đoạn 2004-2006 .65
Chương 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP ĐỂNÂNG CAO HIỆU QUẢKINH
DOANH TẠI CÔNG TY MAY TIỀN TIẾN.68
5.1. Những kết quả đạt được và những tồn tại.68
5.1.1. Những kết quả đạt được.68
5.1.2. Những tồn tại .68
5.2. Một sốgiải pháp đểnâng cao hiệu quảkinh doanh tại Công ty may Tiền
Tiến .69
5.2.1. Giải pháp vềthịtrường .69
5.2.2. Giải pháp vềsản phẩm.70
5.2.3. Giải pháp vềMarketing .71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.73
6.1. Kết luận.73
6.2. Kiến nghị.74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .75
PHỤLỤC .76
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4252 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng
Tổng doanh thu Kế hoạch Thực hiện So sánh
Năm 2004 135.000 130.120 96,39%
Năm 2005 140.000 119.798 85,57%
Năm 2006 160.000 119.770 74,86%
( Nguồn: Phòng kế toán)
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Kế hoạch
Thực hiện
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty
giai đoạn 2004-2006
Nhìn chung, tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty liên tục
giảm qua ba năm. Năm 2004 tổng doanh thu thực hiện của công ty đạt 96,39% kế
hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2005 và năm 2006 mức hoàn thành kế hoạch của
doanh thu liên tục giảm sút. Năm 2005 tổng doanh thu thực hiện chỉ bằng
85,57% kế hoạch và sang năm 2006 chỉ bằng 74,86% kế hoạch. Nguyên nhân là
do tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên
thị trường đã làm tổng doanh thu của công ty hàng năm liên tục giảm trong khi
đó công ty lại đặt ra mức doanh thu kế hoạch tương đối cao, năm sau đều cao
hơn năm trước. Chính vì vậy mà tỷ lệ hoàn thành doanh thu kế hoạch của công ty
liên tục giảm. Do đó, trong thời gian tới công ty cần nỗ lực hơn nữa để hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, công ty cần căn cứ vào thực trạng
sản xuất để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất và tình hình
kinh doanh của công ty mình.
4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực
kinh doanh khác nhau như: sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất
kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh hàng may mặc ở thị trường nội
địa, gia công cho các đối tác trong nước cùng ngành, bán vật tư nguyên phụ liệu
dệt may. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài chỉ phân tích doanh thu của hai hoạt
động kinh doanh chính của công ty là gia công và kinh doanh hàng may mặc xuất
khẩu.
Bảng 4: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU THEO LĨNH VỰC KINH
DOANH CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005
Doanh thu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền %
Số
tiền %
Gia công 4.677 57,98 5.027 66,83 5.547 78,27 350 7,48 520 10,34
Kinh doanh 3.390 42,02 2.495 33,17 1.540 21,73 -895 -26,40 -955 -38,28
Tổng cộng 8.067 100,00 7.522 100,00 7.087 100,00 -545 -6,76 -435 5,78
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Năm 2004
Gia
công
57,98%
Kinh
doanh
42,02%
Hình 5: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu gia công và doanh thu
kinh doanh của công ty
Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công luôn lớn
hơn tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy hoạt động
sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính của
công ty. Tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công liên tục tăng qua ba năm.
Năm 2004 tỷ trọng này là 57,98%, sang năm 2005 tỷ trọng này tăng lên 66,83%
và năm 2006 là 78,27%. Nguyên nhân là do doanh thu của lĩnh vực gia công liên
tục tăng qua ba năm. Trong khi đó, sự sụt giảm liên tục của doanh thu kinh doanh
đã làm cho tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh này giảm liên tục qua ba
năm. Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực kinh doanh năm 2004 là 42,02%, năm
2005 là 33,17% và đến năm 2006 giảm còn 21,73%.
Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu gia công của công ty liên tục tăng
qua ba năm. Năm 2005 doanh thu gia công của công ty tăng 350 ngàn USD tức
tăng 7,48% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu gia công của công ty tiếp tục
tăng cụ thể là tăng 520 ngàn USD tức tăng 10,34% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do số lượng hàng gia công của công ty liên tục tăng qua các năm.
Năm 2005
Gia
công
66,83%
Kinh
doanh
33,17%
Năm 2006
Gia công
78,27%
Kinh
doanh
21,73%
Trong khi doanh thu gia công của công ty liên tục tăng thì doanh thu từ
lĩnh vực kinh doanh của công ty lại giảm liên tục với tốc độ giảm ngày càng cao.
Năm 2005 doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh giảm 26,4% so với năm 2004 và
năm 2006 giảm 38,28% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ lĩnh vực gia công
của công ty giảm là do xu thế thời trang thế giới ngày càng hướng tới các sản
phẩm hợp mode, độc đáo với giá cả hợp lý trong khi đó phần lớn các doanh
nghiệp dệt may nói chung và công ty may Tiền Tiến nói riêng chưa có một đội
ngũ thiết kế thật sự chuyên nghiệp nên sản phẩm của công ty chưa thực sự thu
hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, do máy móc thiết bị, công nghệ
sản xuất chưa tiên tiến nên năng suất lao động thấp, giá thành cao. Trong khi đó
sản phẩm từ các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ lại có
ưu thế về sản phẩm đẹp, giá rẻ và sản phẩm của các quốc gia này lại được xuất
khẩu tự do sang thị trường Mỹ sau khi Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may đối với các
quốc gia WTO còn sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn phải áp dụng chế độ hạn
ngạch. Vì vậy mà sức cạnh tranh của hàng may mặc nước ta trên thị trường vẫn
còn tương đối thấp. Đồng thời, hoạt động sản xuất hàng FOB cần vốn kinh doanh
khá lớn do nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập từ nước ngoài với giá khá cao
trong khi đó công ty lại thiếu vốn để sản xuất nên hoạt động sản xuất hàng FOB
cũng giảm dần.
Tuy doanh thu từ hoạt động gia công liên tục tăng nhưng do doanh thu
kinh doanh của công ty hàng năm đều giảm mạnh nên tổng cộng doanh thu từ hai
lĩnh vực này liên tục giảm sút.
4.2.3.1. Hoạt động gia công
Hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu là hoạt động chính của
công ty. Doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất cao. Với hoạt động này
khách hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã sản phẩm cho công ty. Công
ty sẽ sản xuất theo mẫu có sẵn, giao trả sản phẩm đúng thời gian qui định và thu
phí gia công. Doanh thu gia công của công ty bao gồm doanh thu xuất khẩu trực
tiếp và doanh thu uỷ thác xuất khẩu, trong đó doanh thu từ lĩnh vực uỷ thác chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ.
a. Phân tích doanh thu gia công theo thị trường
Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Thị
trường Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Trực tiếp 4.423 94,57 4.904 97,55 5.049 91,02 481 10,87 145 2,96
Anh 361 7,72 1.495 29,74 2.682 48,35 1.134 314,13 1.187 79,40
Mỹ 4.026 86,08 3.112 61,91 1.713 30,88 -914 -22,70 -1.399 -44,96
Đức - - 167 3,32 542 9,77 167 - 375 224,55
Hà Lan 30 0,64 43 0,86 - - 13 43,33 -43 -100,00
Đài Loan 5 0,11 2 0,04 2 0,04 -3 -60,00 0 0,00
Canada 1 0,02 30 0,60 65 1,17 29 2.900,00 35 116,67
HôngKông - - - - 13 0,23 - - 13 -
Nhật Bản - - - - 31 0,56 - - 31 -
Pháp - - 12 0,24 1 0,02 12 - -11 -91,67
Bỉ - - 43 0,86 - - 43 - -43 -100,00
Uỷ thác 254 5,43 123 2,45 498 8,98 -131 -51,57 375 304,88
Tổng cộng 4.677 100,00 5.027 100,00 5.547 100,00 350 7,48 520 10,34
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích tình hình hình doanh thu gia công theo thị trường ta
thấy thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty khá đa dạng trong đó Mỹ và
Anh là hai thị trường mũi nhọn. Đồng thời, công ty cũng đã phát triển thị trường
sang một số nước châu Á như: HôngKông, Nhật Bản, Đài Loan.
U Mỹ
Doanh thu gia công từ thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
doanh thu gia công của công ty. Sản phẩm gia công cho thị trường Mỹ khá đa
dạng chủ yếu là: quần, đầm, áo kiểu, áo vest,… Năm 2004 phần lớn các đơn
hàng gia công của công ty đều xuất sang Mỹ, tỷ trọng doanh thu từ thị trường
này chiếm đến 86,08%. Điều đó chứng tỏ đây là thị trường mũi nhọn của công ty
trong năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng cũng như doanh thu từ thị trường này lại có
xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Mỹ
giảm còn 61,91% và năm 2006 là 30,88%. Điều đó chứng tỏ công ty đã thực hiện
chiến lược đa dạng hoá thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
Năm 2005 doanh thu từ thị trường Mỹ giảm 914 ngàn USD tức giảm
22,7% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu từ thị trường này lại tiếp tục giảm
mạnh cụ thể là giảm 1.399 ngàn USD tức giảm 44,96% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do Mỹ là một thị trường khổng lồ mà bất cứ quốc gia xuất khẩu
nào cũng hướng tới. Do đó, các khách hàng Mỹ có nhiều cơ hội để chọn lựa đối
tác cho mình chính vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt. Với ưu
thế giá rẻ và kỹ thuật khá tốt, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã tranh thủ
được phần lớn đơn hàng từ Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh để được nhiều hạn
ngạch xuất khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng diễn ra rất gay gắt, số
lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều nên hạn ngạch phân bổ cho mỗi doanh
nghiệp hàng năm cũng ít đi. Điều này cũng góp phần làm giảm doanh thu gia
công xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
U Anh
Anh cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty
trong lĩnh vực gia công. Sản phẩm gia công chủ yếu cũng là: quần, đầm, áo
vest,… Nhìn chung, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Anh liên tục tăng qua ba
năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu gia công từ thị trường Anh chỉ chiếm 7,72%
tổng doanh thu gia công của công ty nhưng sang năm 2005 tỷ trọng này đã tăng
lên khá cao 29,74% và năm 2006 lên đến 48,35%. Điều đó cho thấy Anh là thị
trường đang được chú trọng phát triển trong những năm gần đây.
Trong khi doanh thu gia công từ thị trường Mỹ liên tục giảm thì doanh
thu gia công từ thị trường Anh lại liên tục tăng với tốc độ khá cao. Năm 2005
doanh thu gia công từ thị trường Anh tăng 1.134 ngàn USD, tăng tới 314,13% so
với năm 2004. Doanh thu từ thị trường này năm 2006 tăng 1.187 ngàn USD, tức
tăng 79,4 % so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ thị trường này liên tục tăng cao
là do trước đây công ty đã tạo được mối quan hệ tốt và uy tín với khách hàng nên
trong năm 2005 và 2006 họ đã đặt hàng với số lượng lớn và bằng các hợp đồng
dài hạn.
U Đức
Phần lớn đơn hàng từ thị trường Đức là hàng FOB nên doanh thu gia
công chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Từ năm 2005, công ty mới nhận được
những đơn hàng gia công từ thị trường này. Nhìn chung, doanh thu gia công từ
thị trường này có xu hướng tăng. Năm 2005 doanh thu gia công từ thị trường này
là 167 ngàn USD đến năm 2006 là 542 ngàn USD tức tăng 375 ngàn USD
(224,55%). Nguyên nhân là do các đơn hàng gia công của các sản phẩm quần,
váy, suits tăng lên đáng kể.
U Hà Lan
Hà Lan cũng là thị trường chủ yếu chỉ đặt hàng FOB nên tỷ trọng và
doanh thu gia công từ thị trường này rất nhỏ và không ổn định qua ba năm.
U Canada
Doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty.
Năm 2005, doanh thu từ thị trường này tăng đến 2.900% so với năm 2004 và
năm 2006 tăng 116,67% so với năm 2005. Nguyên nhân là do các đơn hàng gia
công của các sản phẩm quần, áo kiểu và áo sơ mi tăng lên đáng kể. Điều đó
chứng tỏ đây là thị trường có nhiều cơ hội phát triển trong những năm sắp tới.
U HôngKông và Nhật Bản
Đây là hai thị trường mà công ty mới phát triển trong năm 2006 nên tỷ
trọng và doanh thu chưa cao. Tuy nhiên, đây là hai thị trường đầy tiềm năng
trong những năm sắp tới. Nhật Bản là thị trường tương đối khó tính do yêu cầu
về kỹ thuật cao và mẫu mã đẹp tuy nhiên, hàng xuất sang thị trường này có giá
khá cao nên lợi nhuận sẽ nhiều hơn. HôngKông là một trong những thị trường
tương đối dễ tính không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật và cũng không kén chọn mẫu
mã, thương hiệu nên hàng xuất sang quốc gia này sẽ dễ dàng hơn.
Các thị trường khác ( Pháp, Bỉ, Đài Loan): Doanh thu từ các thị trường
này hầu như không đáng kể và tăng giảm không ổn định qua các năm.
Tóm lại, tình hình doanh thu gia công của các thị trường có nhiều biến
động nhưng nhìn chung doanh thu gia công tăng hàng năm là do sự gia tăng
doanh thu của hai thị trường Anh và Đức.
b. Phân tích doanh thu gia công theo mặt hàng
Bảng 6: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt hàng
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Áo choàng 6 0,13 - - - - -6 -100,00 - -
Đầm 995 21,27 811 16,13 683 12,31 -184 -18,49 -128 -15,78
Quần 1.169 24,99 1.226 24,39 1.879 33,87 57 4,88 653 53,26
Áo kiểu 515 11,01 611 12,15 453 8,17 96 18,64 -158 -25,86
Áo vest 1.007 21,53 1.617 32,17 1.504 27,11 610 60,58 -113 -6,99
Váy 194 4,15 454 9,03 627 11,30 260 134,02 173 38,11
Áo sơ mi 248 5,30 169 3,36 184 3,32 -79 -31,85 15 8,88
Suits 543 11,61 139 2,77 217 3,91 -404 -74,40 78 56,12
Tổng cộng 4.677 100,00 5.027 100,00 5.547 100,00 350 7,48 520 10,34
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy các mặt hàng gia công của công ty khá
phong phú trong đó quần là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt
hàng của công ty, kế đó là áo vest, đầm và áo kiểu. Tuy các mặt hàng này đều
tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng doanh thu gia công của công ty vẫn
liên tục tăng.
U Quần
Quần là mặt hàng có tỷ trọng doanh thu cao nhất trong cơ cấu các mặt
hàng gia công của công ty. Tỷ trọng của mặt hàng này năm 2004 là 24,99%, năm
2005 là 24,39% và năm 2006 là 33,87%.
Tuy tỷ trọng của mặt hàng này có giảm nhưng doanh thu lại liên tục tăng
qua ba năm và đặc biệt tăng nhanh vào năm 2006. Doanh thu của quần năm 2005
tăng 57 ngàn USD, tức tăng 4,88% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu của
quần tăng mạnh cụ thể là tăng 653 ngàn USD tức tăng 53,26% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do lượng đặt hàng từ các thị trường Mỹ, Canada và Đức đều
tăng. Bên cạnh đó, việc công ty mở rộng gia công mặt hàng này sang các thị
trường mới như: Pháp, Nhật Bản cũng góp phần làm cho doanh thu của mặt hàng
này tăng nhanh.
U Đầm
Đầm cũng là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
doanh thu theo mặt hàng của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng của mặt hàng này lại
liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 tỷ trọng của đầm là 21,27%, sang năm 2005
là 16,13% và đến năm 2006 giảm còn 12,31%.
Về doanh thu, doanh thu năm 2005 của mặt hàng này giảm 184 ngàn
USD, tức giảm 18,49% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 128 ngàn USD, tức
giảm 15,78% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh thu của mặt hàng này
từ hai thị trường lớn là Anh và Mỹ trong hai năm 2005 và 2006 đều giảm.
Áo kiểu
Về tỷ trọng, tỷ trọng của mặt hàng này tăng giảm không ổn định qua các
năm. Tỷ trọng của áo kiểu năm 2004 là 11,01%, năm 2005 tăng lên 12,15% và
đến năm 2006 giảm còn 8,17%.
Về doanh thu, doanh thu của áo kiểu năm 2005 tăng 96 ngàn USD, tức
tăng 18,64% so với năm 2004. Nguyên nhân là do công ty nhận được một số đơn
hàng gia công từ hai thị trường mới là Đức và Bỉ. Sang năm 2006, doanh thu của
đầm giảm 158 ngàn USD, tức giảm 25,86% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu
của áo kiểu năm 2006 giảm là do nhu cầu về mặt hàng này ở thị trường Anh và
Mỹ năm 2006 đều giảm.
U Áo vest
Áo vest cũng là mặt hàng gia công chủ lực của công ty. Tuy có nhiều
biến động qua ba năm nhưng nhìn chung tỷ trọng của mặt hàng này vẫn giữ ở
mức cao chỉ đứng sau mặt hàng quần. Tỷ trọng doanh thu của áo vest năm 2004
là 21,53%, năm 2005 tăng lên 32,17% nhưng sang năm 2006 lại giảm còn
27,11%.
Doanh thu năm 2005 của mặt hàng này là 1.617 ngàn USD, tăng tới
60,58% so với năm 2004. Nguyên nhân là do lượng đặt hàng từ thị trường Anh
tăng lên đáng kể. Sang năm 2006 doanh thu của mặt hàng này giảm nhẹ so với
năm 2005 cụ thể là giảm 113 ngàn USD, tức giảm 6,99% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do doanh thu cũng như lượng đặt hàng của mặt hàng này từ thị
trường Mỹ giảm.
U Váy
Mặt hàng này tuy chiếm tỷ trọng không cao lắm trong tổng doanh thu
gia công của công ty nhưng là mặt hàng duy nhất có tỷ trọng tăng liên tục trong
ba năm. Điều đó chứng tỏ đây là mặt hàng có nhiều cơ hội phát triển trong thời
gian tới.
Doanh thu từ mặt hàng này cũng liên tục tăng qua ba năm. Năm 2004
doanh thu của mặt hàng này là 194 ngàn USD, sang năm 2005 doanh thu này
tăng lên đáng kể cụ thể là tăng 260 ngàn USD, tức tăng 134,02% so với năm
2004. Nguyên nhân là do doanh thu của mặt hàng này từ thị trường Anh và Mỹ
tăng đáng kể. Bên cạnh đó, việc công ty nhận được một số đơn hàng từ Canada
tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đã góp phần làm cho doanh thu của mặt
hàng này tăng lên. Năm 2006 doanh thu của váy tiếp tục tăng 173 ngàn USD hay
tăng 38,11% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu của mặt hàng này năm 2006 tăng
lên là do công ty tìm được một số khách hàng mới từ thị trường Nhật Bản.
U Áo sơ mi và Suits
Hai mặt hàng này có tỷ trọng doanh thu tương đối nhỏ và tăng giảm
không ổn định qua các năm.
Qua việc phân tích biến động doanh thu của các mặt hàng cho thấy
doanh thu gia công của công ty liên tục tăng chủ yếu là do sự tăng doanh thu của
mặt hàng quần và váy.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu gia công của công ty
U Số lượng
Bảng 7 : BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HÀNG GIA CÔNG CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: cái
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt hàng Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006 Số
lượng % Số lượng %
Áo choàng 3.047 - - -3.047 -100,00 - -
Đầm 627.669 462.612 345.505 -165.057 -26,30 -117.107 -25,31
Quần 1.002.028 1.068.766 1.551.881 66.738 6,66 483.115 45,20
Áo kiểu 462.547 612.306 407.878 149.759 32,38 -204.428 -33,39
Áo vest 585.488 796.782 656.392 211.294 36,09 -140.390 -17,62
Váy 303.468 423.288 533.196 119.820 39,48 109.908 25,97
Áo sơ mi 277.731 189.068 108.239 -88.663 -31,92 -80.829 -42,75
Suits 237.319 45.932 116.115 -191.387 -80,65 70.183 152,80
Tổng cộng 3.499.297 3.598.754 3.719.206 99.457 2,84 120.452 3,35
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy số lượng hàng gia công của công ty liên tục
tăng qua ba năm. Năm 2005 số lượng hàng gia công của công ty tăng 99.457 cái,
tức tăng 2,84% so với năm 2004. Số lượng hàng gia công năm 2006 tăng 120.452
cái tức tăng 3,35% so với năm 2005.
Trong tất cả các mặt hàng trên thì quần và váy là hai mặt hàng có số
lượng liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 số lượng quần tăng 6,66% so với năm
2004 và năm 2006 tăng 45,2% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lượng đặt
hàng từ các thị trường Anh, Canada và Đức tăng lên đáng kể. Váy cũng là mặt
hàng có số lượng xuất khẩu liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 số lượng váy
tăng 39,48% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 25,97% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do lượng đặt hàng từ thị trường Đức và Anh tăng đáng kể, đồng
thời trong năm 2006 công ty đã xuất được mặt hàng này sang Nhật Bản.
Trong khi quần và váy có sản lượng tiêu thụ tương đối cao và liên tục
tăng thì đầm và áo sơ mi lại có sản lượng tiêu thụ liên tục giảm qua ba năm. Với
đầm, sản lượng tiêu thụ của đầm năm 2005 giảm 26,3% so với năm 2004 và năm
2006 giảm 25,31% so với năm 2005. Tình hình tiêu thụ áo sơ mi cũng diễn ra
tương tự. Sản lượng tiêu thụ áo sơ mi năm 2005 giảm 31,92% so với năm 2004
và năm 2006 giảm 42,75% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lượng đặt hàng
của các mặt hàng này từ các thị trường đều giảm.
Các mặt hàng còn lại đều tăng giảm không ổn định nhưng nhìn chung có
xu hướng giảm nhiều vào năm 2006.
U Giá cả
Bảng 8: BẢNG TỔNG HỢP GIÁ GIA CÔNG CÁC MẶT HÀNG CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: USD
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt
hàng
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006 Số tiền % Số tiền %
Đầm 1,59 1,75 1,98 0,16 10,06 0,23 13,14
Quần 1,17 1,15 1,21 -0,02 -1,71 0,06 5,22
Áo kiểu 1,11 1,00 1,11 -0,11 -9,91 0,11 11,00
Áo vest 1,72 2,03 2,29 0,31 18,02 0,26 12,81
Váy 0,64 1,07 1,38 0,43 67,19 0,31 28,97
Áo sơ mi 0,89 0,89 1,70 0 0,00 0,81 91,01
Suits 2,29 3,04 1,87 0,75 32,75 -1,17 -38,49
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Tuỳ theo mặt hàng, thị trường và độ phức tạp của sản phẩm giá công mà
từng đơn hàng gia công sẽ có giá cả khác nhau. Bảng tổng hợp giá trên đây được
thu thập từ một số đơn hàng sản xuất trong quý IV hàng năm của công ty nên
chưa phản ánh hết được tình tình biến động của giá gia công qua ba năm. Qua
bảng phân tích ta thấy, giá gia công của các sản phẩm đều tăng. Riêng giá gia
công của mặt hàng quần và áo kiểu giảm nhẹ vào năm 2005 nhưng đến năm 2006
đã tăng trở lại. Giá gia công của mặt hàng suits giảm mạnh vào năm 2006. Nhìn
chung, độ tăng giảm giá của các sản phẩm không nhiều. Các sản phẩm có sự thay
đổi giá lớn như: váy, đầm chủ yếu là do độ phức tạp của sản phẩm gia công.
4.1.3.2. Hoạt động kinh doanh
Đối với hoạt động kinh doanh, công ty sẽ tự thiết kế mẫu mã và chào
hàng với khách hàng. Sau khi thống nhất mẫu mã sẽ tiến hành ký hợp đồng bán
sản phẩm theo giá FOB.
a. Phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường
Bảng 9: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU KINH DOANH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯÒNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Thị trường
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Mỹ 1.236 36,46 1.199 48,06 778 50,52 -37 -2,99 -421 -35,11
Anh 15 0,44 18 0,72 - - 3 20,00 -18 -100,00
Đức 2.056 60,65 1.241 49,74 589 38,25 -815 -39,64 -652 -52,54
Hà Lan 78 2,30 37 1,48 78 5,06 -41 -52,56 41 110,81
Pháp - - - - 81 5,26 - - 81 -
Bỉ 5 0,15 - - - - -5 -100,00 - -
Nhật Bản - - - - 14 0,91 - - 14 -
Tổng cộng 3.390 100,00 2.495 100,00 1.540 100,00 -895 -26,40 -955 -38,28
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường ta thấy hàng
FOB của công ty chủ yếu xuất sang thị trường Đức chứng tỏ đây là thị trường
chủ lực của công ty trong lĩnh vực kinh doanh, kế đến là Mỹ và Hà Lan. Năm
2006, công ty đã phát triển thị trường của mình sang thị trường Nhật Bản, tuy
doanh thu chưa cao nhưng lại là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng trong những
năm tới.
U Mỹ
Mỹ là thị trường có doanh thu rất cao chỉ đứng sau thị trường Đức. Về
tỷ trọng, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Mỹ liên tục tăng qua ba năm. Năm 2004
tỷ trọng doanh thu của thị trường Mỹ là 36,46%, năm 2005 tăng lên 48,06% và
sang năm 2006 là 50,52%.
Tuy có tỷ trọng liên tục tăng nhưng doanh thu từ thị trường Mỹ lại liên
tục giảm qua ba năm. Doanh thu từ thị trường này năm 2005 giảm 37 ngàn USD,
tức giảm 2,99% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 421 ngàn USD, tức giảm tới
35,11% so với năm 2005. Nguyên nhân là do một số mặt hàng không còn khả
năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ như: đầm, áo vest, váy.
U Đức
Đức là thị trường kinh doanh chủ lực của công ty vì vậy doanh thu từ thị
trường này chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2004 tỷ trọng doanh thu của thị trường
Đức chiếm đến 60,65% tổng doanh thu kinh doanh của công ty. Các năm sau tuy
tỷ trọng có giảm nhưng nhìn chung vẫn giữ ở mức cao.
Về doanh thu, do công ty đang mở rộng xuất khẩu sang một số thị
trường mới trong những năm gần đây nên doanh thu từ thị trường Đức có xu
hướng giảm dần qua ba năm. Năm 2005 doanh thu từ thị trường này giảm
39,64% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 52,54% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do một số mặt hàng như: đầm, áo vest, áo sơ mi mất khả năng xuất khẩu
sang thị trường này.
U Hà Lan
Doanh thu từ thị trường Hà Lan có tỷ trọng tương đối nhỏ và tăng giảm
không ổn định qua ba năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu từ thị trường này là
2,3%, sang năm 2005 giảm còn 1,48% nhưng sang năm 2006 lại tăng lên 5,06%.
Doanh thu từ thị trường Hà Lan năm 2005 giảm 52,56% so với năm
2004. Đến năm 2006 doanh thu từ thị trường này tăng 110,81% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do trong khi một số mặt hàng như: đầm, áo vest, áo sơ mi mất
khả năng kinh doanh trên thị trường Mỹ và Đức thì doanh thu của các mặt hàng
này tại thị trường Hà Lan lại tăng lên nhanh chóng. Vì thị trường Hà Lan tương
đối dễ tính so với Mỹ và Đức, đồng thời giá xuất khẩu sang thị trường Hà Lan
cũng không cao lắm nên không hấp dẫn các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn,
chính vì vậy mà hàng dệt may của ta có điều kiện xâm nhập nhiều hơn vào thị
trường này.
U Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường mới được công ty quan tâm phát triển trong năm
2006. Đây là thị trường có yêu cầu khá cao về chất lượng cũng như kiểu dáng
thời trang. Tỷ trọng và doanh thu từ thị trường này trong năm 2006 vẫn còn
tương đối thấp.
U Pháp
Pháp cũng một trong những thị trường mới của công ty. Việc EU ký
hiệp định cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu tự do vào thị trường này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và công ty
may Tiền Tiến nói riêng xuất khẩu sang sang Pháp và các quốc gia EU khác.
Các thị trường khác như Anh, Bỉ có doanh thu thấp và tăng giảm không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến.pdf